Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm Bali (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.68 KB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NHẬT HẢI

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP DƯỢC TẠI VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
DƯỢC PHẨM BALI
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 62.72.04.12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2017


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thuốc của người dân Việt Nam
càng ngày càng tăng, ước tính chi tiền thuốc bình quân trên đầu người
tăng từ 13 USD vào năm 2007 lên đến 56 USD vào năm 2017 đi đôi
với nhu cầu tiếp cận thuốc chất lượng cao, đòi hỏi ngành dược Việt
Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng phát
triển về quy mô và chất lượng để thực hiện được một trong các mục
tiêu chính của chính sách quốc gia về “cung ứng đủ thuốc có chất
lượng với giá cả hợp lý”. Bức tranh về kết quả hoạt động kinh doanh


của các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn gần
đây rất quan trọng để đo lường việc thực hiện mục tiêu nói trên.
Trong khi các doanh nghiệp dược Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm
vừa và nhỏ, thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp này lại không nhiều. Do đó nghiên cứu này tập trung vào một
số doanh nghiệp dược phẩm vừa và nhỏ bao gồm Công ty TNHH một
thành viên dược phẩm Bali (viết tắt là Công ty Bali); Công ty cổ phần
dược phẩm ANPER Pháp (viết tắt là Công ty ANPER); Công ty Cổ
phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (viết tắt là Công ty APEC);
Công ty Cổ phần Thương mại và thiết bị Y tế HP (viết tắt là Công ty
HP).
Phân tích sâu về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh sẽ giúp cung cấp những bằng chứng quan trọng để công ty Bali
có thể khắc phục được các ảnh hưởng bất lợi và tận dụng các yếu tố
thuận lợi nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiên
lượng được kết quả hoạt động kinh doanh cũng là một trong các yếu
tố cốt lõi giúp công ty hướng tới thực hiện sứ mạng của mình trong
việc cung ứng thuốc có chất lượng cho tất cả mọi người. Vì vậy,
“Nghiên cứa kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh
nghiệp dược tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại Công ty
TNHH một thành viên dược phẩm Bali” được thực hiện với mục tiêu:
(1) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh
nghiệp dược tại Việt Nam, giai đoạn 2013 -2016;
(2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali, giai đoạn
2013 – 2016;
(3) Xây dựng mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH một thành viên dược phẩm Bali



2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kinh doanh là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nghiên
cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lời.
Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hoạt động, các hiện tượng,
các quá trình và kết quả kinh doanh ra thành các bộ phận cấu thành rồi
dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm
rút ra bản chất, tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển của hiện
tượng, quá trình nghiên cứu; tính toán, truyền đạt và xác định yêu cầu
cho việc thay đổi quá trình kinh doanh, chính sách kinh doanh và hệ
thống thông tin. Phân tích kinh doanh góp phần giúp hiểu được các
vấn đề kinh doanh và cơ hội kinh doanh, trong đó chứa đựng các yêu
cầu cụ thể, cần thiết và đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục
đích kinh doanh. Trong phạm vi của nghiên cứu này, việc phân tích
tập trung vào kết quả hoạt động kinh doanh (thay vì bao gồm toàn bộ
quá trình kinh doanh), được thể hiện thông qua phân tích và đánh giá
các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh được quy định trong
Thông tư 113/2016/BTC.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
Hình 1.1. tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh


3
1.3. Kỹ thuật tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh
Có nhiều cách tiếp cận trong việc thực hiện tiên lượng doanh thu.
Nhìn chung, người tiên lượng có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp một

trong ba kỹ thuật sau:
Sử dụng các kỹ thuật ngoại suy (extrapolation techniques) bao
gồm các phân tích chuỗi thời gian, dựa trên giả định cơ bản các số liệu
hồi cứu là các tham số dự báo chính xác cho các thay đổi trong tương
lai. Ưu điểm của cách tiếp cận này là sự chính xác trong tiên lượng
cho các doanh nghiệp có sự phát triển ổn định và sự sẵn có các nguồn
số liệu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp và lĩnh vực thường xuyên có
sự thay đổi lớn về cấu trúc, việc áp dụng kỹ thuật ngoại suy có thể
không đạt được kết quả mong muốn. Các phân tích chuỗi thời gian cơ
bản thường được thực hiện bao gồm: (1) mô tả chuỗi thời gian sử dụng
các chỉ số như giá trị trung bình qua thời gian; tổng tốc độ tăng (giảm),
tốc độ tăng (giảm) trung bình; (2) Phân tích suy luận đơn biến với
chuỗi số thời gian với 3 mô hình phổ biến bao gồm mô hình xu hướng
tuyến tính (linear trend model), xu hướng lũy thừa (exponential trend
model) và xu hướng bậc hai (quadratic trend model); (3) phân tích suy
luận đa biến với chuỗi số thời gian với mô hình hồi quy tuyến tính
(Linear regression), mô hình vector tự hồi quy (VAR-Vector
autoreression), mô hình vector điều chỉnh sai số (VEC-vector error
correction).
Sử dụng các kỹ thuật nhân quả (causative techniques) bao gồm
các phân tích hồi quy đa biến, nhằm mục đích tìm hiểu một cách hệ
thống và toàn diện về các mối quan hệ có thể ảnh hưởng và quyết định
đến sự thay đổi của thị trường. Hiểu biết về các mối quan hệ nhân quả
này cùng với các giả định cơ bản trong tương lai đóng vai trò nền tảng
của việc tiên lượng. Vì thông thường mối liên hệ nhân quả này được
tìm hiểu dựa vào các số liệu hồi cứu đã có sẵn, do đó kỹ thuật này có
ưu điểm trong trường hợp các giả định về tương lai tương đối ổn định,
không có sự thay đổi một cách đột biến.
Sử dụng các kỹ thuật phán đoán (judgmental techniques) khi mà
việc tiên lượng doanh thu được yêu cầu thực hiện đối với các sản phẩm

mới hoặc các thị trường mới trong bối cảnh không có bất kì các số liệu
hồi cứu trong quá khứ nào. Trong các trường hợp này, việc tiên lượng
doanh thu có thể được thực hiện theo hướng phán đoán dựa trên các
nguyên tắc nhất định, cụ thể là dựa trên kết quả của các nghiên cứu


4
sẵn có về các sản phẩm và các bối cảnh thị trường tương tự. Tuy nhiên
nhược điểm lớn nhất của cách tiếp cận này là kết quả tiên lượng có thể
trở nên rất chủ quan.
1.4. Các nghiên cứu liên quan
1.4.1. Nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp dược phẩm
Tổng quan cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược
phẩm tại Việt Nam trong những năm qua tuy có sự khác nhau nhưng
đều có nhiều biến động đáng kể về mặt doanh thu, lợi nhuận.
Doanh thu và lợi nhuận: Các nghiên cứu cho thấy sự khác nhau về
lợi nhuận và doanh thu giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong 10
năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công
ty cổ phần Dược–Thiết bị Y tế Đà Nẵng 2009 – 2013, doanh số mua
tăng trưởng đều từ 1.080 tỷ đồng lên 1.921 tỷ đồng, doanh số bán liên
tục tăng trưởng từ 1.185 tỷ đồng lên 2.031 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng
bán buôn chiếm trên 94% và tăng qua các năm. Nghiên cứu của
Nguyễn Đắc Tuấn về Công ty cổ phần dược–vật tư y tế tỉnh Lào Cai
2010 – 2014 chỉ ra doanh số mua tăng từ 73,1 tỷ đồng năm 2010 đạt
163% năm 2014; doanh số bán cao nhất vào 2011 (130 tỷ đồng) và
2012 (122,8 tỷ đồng). Lợi nhuận thuần sau 3 năm đầu kỳ tăng dần từ
3,4 tỷ lên 4,9 tỷ, tụt giảm trong 2013 (3,2 tỷ) và 2014 (3,6 tỷ).
Cơ cấu doanh thu: Tỷ trọng doanh thu kênh bệnh viện của Công ty
Dược phẩm Trung ương 1– chi nhánh Bắc Giang và Công ty cổ phần

dược – vật tư y tế tỉnh Lào Cai luôn chiếm tỷ trọng cao, tương ứng
90% và 80% và có xu hướng tăng nhẹ. Công ty cổ phần thiết bị y tế và
dược phẩm Nghệ An có doanh số bán thu được chủ yếu từ bán buôn.
Còn doanh thu bán buôn của Dapharco chiếm tỷ trọng thấp hơn bán lẻ
nhưng tăng dần qua các năm.
1.4.2. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kết quả hoạt động
kinh doanh
Tác giả Dana-Maria Boldeanu tóm tắt các yếu tố môi trường nội
bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty dược phẩm tại
thị trường châu Âu, trong đó nhấn mạnh yếu tố vốn tài chính. Yếu tố
về nhân sự cũng được chỉ ra là có mối liên hệ chặt chẽ với doanh thu
qua số liệu theo dõi dọc từ 1984-2007. Về yếu tố môi trường ngành,
tổng quan tài liệu trên 19 quốc gia của tác giả Neeraj Sood cho thấy
các quy định chính sách trong giai đoạn 1992-2004 có ảnh hưởng quan


5
trọng. Một tổng quan hệ thống khác trên 25 nghiên cứu của tác giả
Mousnad nhấn mạnh ảnh hưởng của hành vi sử dụng thuốc, lựa chọn
phương pháp điều trị, cầu và hệ thống y tế là các yếu tố thuộc về môi
trường vĩ mô có ảnh hưởng đến doanh thu công ty dược phẩm. Nghiên
cứu của Luis cho thấy mối liên quan giữa GDP và chi tiêu cho thuốc
tại các quốc gia châu Âu. Đối với thị trường thuốc mới, tổng quan tài
liệu của Agnes Lubloy cho thấy nhiều yếu tố liên quan đến người kê
đơn như các đặc điểm về nhân khẩu – xã hội học, các yếu tố thuộc về
người bệnh có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu của các thuốc mới.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mô tả bức tranh về
kết quả hoạt động kinh doanh, và đưa ra những bàn luận về những khó
khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Chỉ có một bài báo gần
đây của tác giả Antonio phân tích một số yếu tố thuộc về môi trường

vĩ mô ảnh hưởng chung đến tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam bao gồm
(1) tăng trưởng kinh tế nhanh và gia tăng thu nhập bình quân đầu
người; (2) gia tăng dân số và đô thị hóa có liên quan đến hành vi của
người tiêu dùng trong việc tìm kiếm thuốc và dịch vụ y tế; (3) già hóa
dân số và các vấn đề sức khỏe mạn tính.
1.4.3. Các mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu của Duccio và cộng sự tiên lượng doanh thu của thị
trường dược phẩm tại châu Âu từ 2012 đến 2016. Các tác giả xác định
góc độ đánh giá từ cả phía cơ sở y tế và nhà sản xuất; và phân tách mô
hình gồm hai cấu phần theo hai nhóm khách hàng chính là nhà thuốc
bán lẻ và bệnh viện. Nghiên cứu khác của Wettemark tiên lượng doanh
thu của các sản phẩm mới sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Mô
hình được xây dựng cho từng nhóm thuốc (theo mã ATC) dựa trên số
liệu từ 2006 đến 2009 để tiên lượng cho năm 2010-2011. Theo đó kết
quả cho thấy mức độ gia tăng doanh thu hàng năm vào khoảng 2-4%.
Nghiên cứu này cũng tổng hợp một số yếu tố làm ảnh hưởng đến kết
quả của mô hình tiên lượng bao gồm các yếu tố liên quan đến thị
trường dược phẩm như hết hạn pa-tăng của các thuốc brand-name và
sự gia đời của các thuốc generics; thay đổi về chính sách giá và chi trả
bảo hiểm y tế; các thuốc mới được giới thiệu trong thị trường dược
phẩm, các chính sách dược phẩm của quốc gia/khu vực; sự thay đổi về
hệ thống y tế liên quan đến cung ứng dịch vụ y tế, dược phẩm, các
chính sách liên quan đến chi trả; các chính sách liên quan đến kê đơn.
Gần gũi nhất là tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty


6
dược phẩm lớn tại Iran, sử dụng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh
hàng tháng để tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
theo các nhóm khách hàng (bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc–thông

qua mua thuốc trực tiếp hoặc đặt hàng qua điện thoại) sử dụng mô hình
chuỗi thời gian khác nhau.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Kết quả hoạt động kinh doanh của các
công ty dược phẩm ANPER, APEC, HP và Bali.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính
và định lượng (Hình 2.2)

Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 12/2010 đến
tháng 6/2017 tại Thành phố Bắc Giang và Hà Nội, Việt Nam
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Đối với cấu phần định lượng: Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ
các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như sản phẩm được
kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 của các công
ty Bali, ANPER, APEC và HP. Đối với số liệu của công ty Bali: tiến
hành thu thập toàn bộ số liệu về các sản phẩm theo các hóa đơn mua
vào và bán ra. Tổng số hóa đơn được rà soát của công ty Bali trong


7
giai đoạn nghiên cứu là 3.908 hóa đơn với tổng số lượt sản phẩm được
đưa vào nghiên cứu là 15.562.
Đối với cấu phần định tính: Lựa chọn đối tượng nghiên cứu định tính
dựa trên phương pháp chọn mẫu có chủ đích với số lượng như sau:
• Công ty Bali: Gồm 02 Phó giám đốc; 01 đại diện bộ phận kế toán;
01 đại diện bộ phận kinh doanh; 01 đại diện bộ phận giao nhận,
vận chuyển; 01 đại diện bộ phận kho
• Công ty bán buôn: 02 Đại diện/lãnh đạo

• Cơ sở KCB công lập: 02 Phụ trách khoa dược/bộ phận quản lý
• Nhà thuốc BV: 02 Phụ trách nhà thuốc
• Cơ sở bán lẻ: 02 Phụ trách nhà thuốc
• Nhóm chuyên gia: 01 đại diện từ Cục Quản lý Dược; 01 chuyên
gia về kinh tế y tế
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu: Thu thập số liệu định lượng dựa trên
mẫu trích xuất số liệu được thiết kế sẵn trên định dạng excel. Phỏng
vấn sâu các đối tượng dựa trên Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu
cho từng nhóm đối tượng. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài từ 30-45
phút được ghi chép hoặc ghi âm tùy vào yêu cầu của đối tượng.
2.4. Nhập liệu, quản lý số liệu: Số liệu định lượng sau khi được thu
thập được làm sạch, nhập vào máy tính với phần mềm Excel, và được
xử lý bằng phần mềm STATA 10.0. Các băng phỏng vấn sâu được gỡ
bang, mã hóa, tổng hợp thông tin ghi chép và phân tích theo chủ đề.
2.5. Phân tích số liệu:
• Tiến hành tính toán các chỉ số kết quả hoạt động kinh doanh bao
• Tính toán các chỉ số mô tả chuỗi thời gian gồm tổng tốc độ tăng
giảm và tốc độ tăng giảm trung bình.
• Tiến hành phân tích đơn biến và đa biến chuỗi số thời gian.
• Sử dụng kỹ thuật mô hình hóa (modelling technique) để phát triển
mô hình tiên lượng
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp dược
Doanh thu bán hàng của các công ty dược phẩm đều tăng qua các
năm từ 2013 đến 2016. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức tăng và tốc
độ tăng của từng công ty. Công ty Bali có sự tăng đều theo từng năm,
đến 2016 thì doanh thu bán hàng tăng gấp 3 lần so với năm 2013.
Tương tự, doanh thu của công ty ANPER tăng từ 52,6 tỷ đồng năm
2013 lên 73,9 tỷ đồng năm 2016. Công ty HP tăng từ 31,4 tỷ đồng năm



8
2013 lên 95,3 tỷ đồng năm 2016, gấp hơn 3 lần so với 2013. Riêng
công ty APEC cho thấy sự tăng trưởng đột biến trong thời gian gần
đây. Cụ thể, doanh thu của công ty đã tăng thêm khoảng 22-23 tỷ mỗi
năm sau các năm 2014 và 2015; đến năm 2016, con số tăng thêm so
với năm 2015 xấp xỉ 40 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế (sau đây gọi tắt
là lợi nhuận) của các công ty tăng đều qua các năm. Công ty APEC có
sự tăng trưởng lớn từ 30,5 tỷ (2013) lên 22,8 tỷ (2016). Đối với công
ty HP, sự tăng trưởng lãi ròng cũng khá khả quan từ con số 31 tỷ đồng
năm 2013 lên đến 93 tỷ (2016) – gấp 3 lần so với 2013.
Vốn chủ sở hữu của các công ty Bali; ANPER và APEC đều tăng
ở năm 2014 so với 2013, tuy nhiên, không thay đổi đáng kể trong từ
2014-2016. Hệ số tài trợ của các công ty có xu hướng giảm theo thời
gian. Hệ số tài trợ của công ty Bali năm 2013 có giá trị lớn nhất trong
giai đoạn nghiên cứu (tương đương 0,7) và trị số giảm dần qua thời
gian, đến năm 2015 chỉ còn là 0,45 (dưới 0,5) và đến năm 2016 chỉ
còn 0,28. Tương tự, hệ số này cũng giảm ở ba công ty ANPER, APEC
và HP ở mức lần lượt là 0,29; 0,37; 0,62 vào năm 2013 và xuống còn
mức lần lượt 0,25; 0,33; 0,28 ở năm 2016. Hay nói cách khác là đến
năm 2016, vốn chủ sở hữu của bốn công ty thuộc nghiên cứu lần lượt
chỉ chiếm 28%, 25%, 33% và 28%.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm theo thời
gian ở cả bốn công ty trong nghiên cứu. Hệ số này của công ty Bali
2013 có giá trị lớn nhất (3,31) và giảm dần, đến 2015 chỉ còn là 1,86
đến 2016 còn 1,38. Công ty HP cũng có hệ số này cao nhất vào 2013
và có xu hướng giảm dần xuống giá trị 1,38 năm 2016. Trong khi đó,
hệ số này của công ty ANPER tăng từ 1,40 (2013) lên 1,52 (2014) và
giảm xuống ở 2 năm kế tiếp; còn lại 1,34 vào năm 2016. Tương tự, hệ
số khả năng thanh toán tổng quát của công ty APEC tăng từ 1,59

(2013) lên 1,86 (2014); nhưng giảm xuống 1,50 (2016).
Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả của công ty Bali tăng
đột biến vào năm 2015 sau đó lại có xu hướng giảm theo thời gian. Hệ
số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả của năm 2013 có giá trị bằng 0,4
và tăng lên thành 1,09 và giảm dần qua thời gian, đến năm 2015 chỉ
còn là 0,65 và đến năm 2016 chỉ còn 0,33. Tương tự, hệ số giữa nợ
phải thu so với nợ phải trả của công ty APEC cũng tăng từ 0,42 năm
2013 lên 0,99 năm 2014 và giảm xuống từ năm 2015 và xuống còn
0,65 vào năm 2016. Trong khi đó, hệ số này của công ty ANPER tăng


9
từ 0,31 năm 2013 lên 0,41 năm 2016 và duy trì ở con số này năm 2015
rồi giảm xuống 0,33 năm 2016. Ngược lại, hệ số này ở công ty HP lại
giảm từ 1,16 năm 2013 xuống 0,50 năm 2014 và tăng trở lại ở 2 năm
tiếp theo và ở mức 0,86 vào năm 2016.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu ở công ty Bali năm 2013 là
1,19 vòng, tăng đột biến vào 2015 lên thành 1,62 vòng, sau đó lại có
xu hướng giảm theo thời gian, đến 2015 chỉ còn là 1,13 vòng và đến
2016 chỉ còn 0,88 vòng. Trong khi đó, ở công ty ANPER, hệ số vòng
quay các khoản phải thu năm 2013 chỉ có 0,92 vòng, tăng lên ở mức
1,22 năm 2014, rồi lại giảm ở các năm 2015, 2016 và còn 0,94 năm
2016. Công ty APEC chứng kiến sự thay đổi đáng lưu ý trong hệ số
vòng quay các khoản phải thu qua các năm. Con số này của công ty ở
mức cao nhất là 2,00 vào năm 2013 và giảm mạnh xuống còn 0,58 vào
năm 2015, sau đó tăng mạnh và đạt mức 1,47 vào năm 2016.
Hệ số vòng quay các khoản phải trả của công ty Bali năm 2013 là
1,07 vòng, tăng đột biến vào năm 2015 lên thành 1,53 vòng, sau đó lại
giảm, đến năm 2015 chỉ còn là 1,06 vòng và đến năm 2016 tăng nhẹ
lên thành 1,18 vòng. Trong khi đó, hệ số vòng quay các khoản phải trả

của công ty ANPER có xu hướng giảm qua các năm, năm 2013 là 1,21
vòng xuống còn 1,09 vòng năm 2016. Hệ số vòng quay các khoản phải
trả của công ty APEC giảm dần từ năm 2014 (1,32 vòng) xuống còn
1,02 năm 2016. Con số này ở công ty HP lại có sự tăng từ 1,40 vòng
ở năm 2013 lên 1,73 vòng năm 2014. Hệ số sức sinh lợi của vốn chủ
sở hữu (return on equity – ROE) của cả 4 công ty qua các năm không
có sự thay đổi đáng kể. Sức sinh lợi của doanh thu thuần (doanh thu
bán hàng – Return on sales ROS) của cả 4 công ty mặc dù đều ở mức
dương nhưng ở mức rất thấp.
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty Bali giai đoạn 2013-2016
Phản ánh tầm quan trọng của yếu tố vốn và vai trò của các nhóm
khách hàng là doanh nghiệp dược cũng như xuất xứ của hàng hóa,
Bảng 3.2 trình bày kết quả mô hình VAR phân tích mối liên quan giữa
doanh thu theo quý và các biến số độc lập này. Theo đó, doanh thu
trong các chu kỳ trước và tỷ trọng khách hàng nhóm doanh nghiệp
dược được chỉ ra là có ý nghĩa thống kê trong cả mô hình 1 và mô hình
2. Theo khuyến cáo của một số tác giả, sự phù hợp của mô hình có thể
được phiên giải thông qua giá trị SBIC (Schwarz's Bayesian


10
Information Criterion), trong đó giá trị SBIC càng nhỏ thì mô hình
càng được ưa chuộng. Kết quả phân tích mối liên hệ giữa các biến số
nội tại trong mô hình 1 có thể được sự dụng tốt trong mô hình tiên
lượng doanh thu của mục tiêu 3.
Bảng 3.2. Mô hình VAR phân tích mối liên quan giữa tổng doanh thu
theo quý và một số biến số độc lập
Hệ số
SE

z
P
95%KTC
Mô hình 1:
N=14; AIC=89,9116; HQIC=89,7595; SBIC=91,55499
L.Doanh thu (-1)
0,363
0,249
1,45
0,146
-0,126
0,852
L.Doanh thu (-2)
1,032
0,314
3,29
0,001
0,417
1,647
Vốn (-1)
-0,018
0,028
-0,64
0,521
-0,073
0,037
Vốn (-2)
-0,005
0,033
-0,17

0,868
-0,070
0,059
KH1(-1)
-4,40.109
1,74.109
-2,52
0,012
-7,81.109
-9,79.108
KH1(-2)
-4,88.109
2,59.109
-1,89
0,059
-9,95.109
1,82.1008
9
9
10
N1(-1)
-5,85.10
3,82.10
-1,53
0,125
-1,33.10
1,63.109
N1(-2)
-6,85.109
3,55.109

-0,19
0,847
-7,63.109
6,26.109
Mô hình 2:
N=14; AIC=92,6966; HQIC=92,6079; SBIC=93,6552
L.Doanh thu (-1)
0,400
0,262
1,53
0,126
-0,113
0,913
L.Doanh thu (-2)
1,026
0,327
3,13
0,002
0,384
1,667
Vốn (-1)
-0,016
0,029
-0,57
0,572
-0,072
0,040
Vốn (-2)
-0,024
0,029

-0,83
0,408
-0,080
0,032
KH1(-1)
-4,02.109
1,87.109
-2,16
0,031
-7,68.109
-3,64.108
KH1(-2)
-3,26.109
2,37.109
-1,38
0,168
-7,90.109
1,37 .109
Mô hình 3:
N=14; AIC=93,3522; HQIC=93,31; SBIC=93,8087
L.Doanh thu (-1)
0,328
0,332
0,99
0,324
-0.323
0,980
L.Doanh thu (-2)
0,861
0,436

1,97
0,048
0.006
1,715
Vốn (-1)
-0,010
-0,033
-0,31
0,759
-0,075
0,055
Vốn (-2)
-0,026
-0,036
-0,72
0,474
-0,097
0,045
Ghi chú: D là ký hiệu cho sai phân bậc 1. L là kí hiệu sau khi lấy logarit cho các biến số chuỗi thời
gian. (-1) là kí hiệu cho độ trễ 1 chu kì của biến số chuỗi thời gian (-2) là ký hiệu cho độ trễ 2 chu kì
của biến số chuỗi thời gian

Kết quả nghiên cứu định tính về ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường nội bộ lên kết quả hoạt động kinh doanh
Yếu tố tài chính: Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy yếu tố tài chính
ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến doanh thu và lợi nhuận trên doanh
thu của công ty Bali, đồng thời cũng chỉ ra một số thuận lợi và khó
khăn đối với hoạt động duy trì và không ngừng tăng cường nguồn vốn
cho công ty bao gồm các vấn đề liên quan đến lãi suất, các vấn đề liên
quan đến huy động đầu tư, vay vốn cho công ty. Nếu như các vấn đề

về ảnh hưởng của lãi suất sẽ được trình bày trong yếu tố môi trường
vĩ mô thì các vấn đề liên quan đến đòi hỏi của hệ thống thông tin nhằm


11
cung cấp các bằng chứng thuyết phục các nhà đầu tư sẽ được trình bày
trong nội dung liên quan đến yếu tố cơ sở vật chất. Qua đây có thể thấy
được ảnh hưởng đan xen nhiều chiều của các nhóm yếu tố khác nhau
đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali.
Yếu tố nhân lực: Yếu tố nguồn nhân lực được các đối tượng tham
gia trả lời PVS nhấn mạnh là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả PVS lãnh đạo công ty
cũng nhấn mạnh vấn đề tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực đủ số
lượng và chất lượng thông qua nhiều hoạt động đào tạo và nâng cao
năng lực khác nhau.
Yếu tố quản lý: Vai trò của các mô hình quản trị doanh nghiệp được
đề cập đến rất nhiều trong việc xem xét ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty Bali nói riêng và các công ty dược phẩm
nói chung. Cụ thể mô hình trực tuyến được đề cập đến nhiều với những
phân tích về ưu nhược điểm liên quan đối với mô hình các công ty
dược phẩm vừa và nhỏ. Bên cạnh vai trò của các mô hình quản trị
doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến chiến lược của nhà quản
lý/lãnh đạo công ty cũng được nhấn mạnh có ảnh hưởng quyết định
đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả phỏng vấn sâu
cũng cho thấy điểm tương đồng và lý giải cho yếu tố đã được đưa ra
phân tích trong cấu phần phân tích định lượng về định hướng tỷ trọng
các nhóm khách hàng khác nhau cũng như nhập khẩu các sản phẩm có
xuất xứ khác nhau đóng vai trò rất quan trọng đến tổng doanh thu.
Yếu tố cơ sở vật chất: Với thế mạnh này về cơ sở vật chất đạt chuẩn
GSP, mục tiêu của công ty Bali trong các năm tiếp theo là nhập khẩu

trực tiếp hoặc nhập khẩu ủy thác các mặt hàng công ty có thế mạnh.
Hệ thống thông tin cũng là yếu tố thuộc về cơ sở vật chất được nhấn
mạnh là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo
hai chiều hướng. Thứ nhất, hệ thống thông tin về kết quả kinh doanh
của tự thân công ty Bali cùng những phân tích khai thác số liệu của hệ
thống này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư cho
công ty. Thứ hai, hệ thống thông tin về thị trường và các nhóm khách
hàng, sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết để công
ty Bali có thể tận dụng được mọi lợi thế nhằm tăng cường kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty.


12
3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành
Yếu tố khách hàng: doanh thu của công ty theo các nhóm khách
hàng từ 2013 đến 2016 cho thấy doanh thu từ doanh nghiệp dược
chiếm tỷ trọng cao nhất (49,11%), tiếp đến là nhóm nhà thuốc bệnh
viện (30,77%), tiếp đến là nhóm cơ sở khám chữa bệnh công lập
(10,61%), nhóm khác hàng khác (7,20%) và thấp nhất là nhóm cơ sở
bán lẻ khác (2,29%). Kết quả phỏng vấn sâu đưa ra một số lý giải cho
sự khác biệt này đến từ bản chất của các nhóm khách hàng.
Yếu tố cạnh tranh: được chỉ ra là một trong những vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến doanh thu của công ty Bali. Các ý kiến trả lời
PVS cũng cho thấy rõ những hành động của công ty Bali nhằm khắc
phục ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh đối với kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
Yếu tố nhà cung ứng: Việc tìm kiếm được các nhà cung ứng trong
và ngoài nước và mối quan hệ với các nhà cung ứng được đánh giá là
có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh, thậm chí là yếu
tố quan trọng thứ hai sau yếu tố liên quan đến vốn. Để tìm kiếm được

các nhà cung ứng uy tín, đối tượng trả lời phỏng vấn sâu cũng nhấn
mạnh vai trò của thông tin cập nhật về sản phẩm, nhà cung ứng và các
thông tin liên quan.
Yếu tố quản lý ngành: Kết quả phỏng vấn sâu phân tích khó khăn
và thuận lợi của các vấn đề quản lý ngành lên hoạt động kinh doanh
của công ty từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động này.
3.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô
Tổng doanh thu sau khi được biến đổi bằng hàm logarit được chỉ
ra là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với chỉ số giá đô la Mỹ, chỉ
số cước vận tải, chỉ số cước kho bãi và tỷ lệ người dân tham gia BHYT
(Bảng 3.3). Kết quả phỏng vấn sâu cũng chỉ ra những điểm tương đồng
với kết quả này. Cụ thể, doanh thu cũng như lợi nhuận trên doanh thu
của công ty Bali được đánh giá là bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác
nhau như tỷ số giá đô la Mỹ khi liên quan đến các mặt hàng nhập khẩu;
các vấn đề liên quan đến yếu tố kinh tế - xã hội như nhóm dân cư mà
công ty phục vụ; vấn đề rủi ro do nhập khẩu…


13
Bảng 3.3. Hồi quy tuyến tính đơn biến giữa tổng doanh thu hàng năm
(biến đổi hàm logarit) và các biến số độc lập là các yếu tố bên ngoài
Hệ số góc a
95% KTC
t
p
R2
Chỉ số CPI
0,011
-0,005; 0,027
2,82

0,106
0,699
Chỉ số giá đô la Mỹ
0,216
0,046; 0,386
5,48
0,032*
0,096
Chỉ số cước vận tải (VT)
-0,052
-0,081; -0,022 -7,53
0,017*
0,948
Chỉ số cước kho bãi và hỗ trợ (KB)
-0,049
-0,075; -0,023 -8,28
0,014*
0,958
L.Dân số
-0,346
-1,085; 0,393
-2,01
0,182
0,504
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT
5,519
2,079; 8,959
6,9
0,020*
0,939

Tỷ suất sinh thô
0,059
-0,480; 0,599
1,41
0,393
0,329
Tỷ suất chết thô
-0,249
-0,626; 0,128
-8,40
0,075
0,972
Lưu ý: Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến (regression) giữa các biến số độc lập và biến số phụ
thuộc là doanh thu hàng năm (R) được biến đổi bằng hàm logarit

3.3. Mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty Bali
Dựa vào kết quả của mục tiêu 1 và mục tiêu 2, mô hình tiên lượng
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali phản ánh sự chú trọng
của công ty vào phát triển đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, tổng
doanh thu tại một thời điểm (t) của công ty Bali được ước tính bằng
tổng của cấu phần doanh thu từ 5 nhóm khách hàng được ký hiệu từ
KH1 đến KH5 bao gồm nhóm doanh nghiệp (KH1); nhóm cơ sở y tế
công lập (KH2); nhóm nhà thuốc bệnh viện (KH3); nhóm bán lẻ (KH4)
và nhóm khác (KH5). Đối với từng nhóm khách hàng, phản ánh sự
khác biệt lớn về xuất xứ của các mặt hàng kinh doanh cho từng nhóm
khách hàng cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau lên các
nhóm mặt hàng có xuất xứ khác nhau này (doanh thu của các mặt hàng
nhập khẩu chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố bên ngoài như tỷ giá đô
la Mỹ, vấn đề nhập khẩu, vốn…; doanhthu của các mặt hàng có nguồn

gốc Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố liên quan đến đấu
thầu và môi trường chính sách…), doanh thu cho mỗi nhóm khách
hàng lại được chia thành tổng doanh thu của từ từng nhóm quốc gia.
Với các giả định về nguồn vốn như đã được trình bày ở trên, Bảng
3.4 dưới đây trình bày kết quả tiên lượng hoạt động kinh doanh của
công ty Bali giai đoạn 2018-2020 theo các kịch bản/mô hình khác
nhau, trong đó mô hình 1, mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 4 thể hiện
mối liên quan giữa các biến số độc lập/các tham số đầu vào là các yếu
tố về doanh thu chu kì trước, vốn, tỷ trọng khách hàng nhóm 1 và tỷ
trọng hàng hóa xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 đã được phân tích trong
mục tiêu 2.


14
Bảng 3.4. Tiên lượng doanh thu và lợi nhuận trên doanh thu của công
ty Bali từ năm 2018 đến 2020 theo các mô hình tiên lượng khác nhau
Mô hình 1
2018
2019
2020
Mô hình 2
2018
2019
2020
Mô hình 3
2018
2019
2020

Giá vốn (đồng)


Doanh thu (đồng)

Tỷ lệ lợi nhuận

65.320.000.000
90.170.000.000
124.310.000.000

76.400.000.000
106.760.000.000
148.310.000.000

16,9%
18,4%
19,3%

74.390.000.000
103.090.000.000
142.570.000.000

85.900.000.000
128.660.000.000
192.890.000.000

15,4%
24,8%
35,3%

57.120.000.000

72.830.000.000
92.060.000.000

59.610.000.000
76.390.000.000
96.460.000.000

4,4%
4,9%
4,8%

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty dược phẩm
tại Việt Nam
Tình hình kinh doanh của các công ty dược phẩm trong nghiên cứu
đều tương đối khả quan. Nếu như một số công ty trong lĩnh vực có xu
hướng thay đổi doanh thu ở mức khá khiêm tốn như Công ty cổ phần
Dược – thiết bị Y tế Đà Nẵng có tổng tốc độ tăng doanh thu là 71,3%
và trung bình năm là 14,2%/năm trong giai đoạn 2009-2013. Tương tự
như vậy, các đơn vị kinh doanh dược phẩm khác trong giai đoạn 2009
– 2013 có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu không nhiều, cao nhất là Công
ty Cổ phần Dược Lâm Đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 20,8%/năm, sau
đó đến công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex với tỷ lệ tăng trưởng
là 19,9%/năm. Trong khi đó, công ty Bali có tổng tốc độ tăng doanh
thu lên đến 199% với tốc độ trung bình là 44,7%/năm từ năm 20132016, riêng nhóm khách hàng nhà thuốc bệnh viện có tổng tốc độ tăng
doanh thu khiêm tốn vào mức 46% trong cả 4 năm và trung bình là
14%/năm tương tự như Công ty cổ phần Dược – thiết bị Y tế Đà Nẵng.
Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng của công ty APEC đột biến lên đến
199,6%/năm. Sự khác biệt này có thể đến từ quy mô của doanh nghiệp
cũng như đặc thù của các sản phầm và kênh phân phổi của các doanh

nghiệp. Mặc dù đây là dấu hiệu khả quan về tình hình kinh doanh của
công ty, tuy nhiên, điều này có thể lý giải do công ty có quy mô không
lớn, nên việc tăng trưởng về doanh thu dễ dàng đạt tỷ lệ cao hơn so


15
với các công ty có quy mô lớn, thời gian kinh doanh lâu dài trên thị
trường.
Khi xem xét đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các công
ty, khoản này có sự tăng trưởng tương tự như tổng doanh thu. Tổng
quan tài liệu cho thấy, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trong giai
đoạn 2009 – 2013 có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận không nhiều, cao nhất
là Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây với tỷ lệ tăng trưởng là 20,8%,
sau đó đến Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre với tỷ lệ tăng trưởng
là 11,3%, tuy nhiên, Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex lại
chịu sự sụt giảm tỷ lệ này lên đến 3,7%. Như vậy, tỷ lệ này của công
ty Bali là 23,6%/năm trong giai đoạn 2013-2016 tương tự như xu thế
kinh doanh của các công ty cùng ngành nghề. Tuy nhiên, là thấp nhất
so sánh với các công ty ANPER, APEC và HP.
Khi xem xét tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, hay
còn gọi là tỷ suất tài trợ (thực chất là một cách tính khác của chỉ tiêu
hệ số tài trợ) cho ta thấy trong tổng số vốn tài trợ tài sản của công ty,
vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu %. Về mặt lý thuyết trị số của chỉ tiêu
này càng lớn, chứng tỏ tài sản của công ty được đầu tư bằng vốn chủ
sở hữu càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty càng
lớn. Thực tế, tỷ suất này của công ty Bali có sự thay đổi đáng kể, năm
2014 có sự tăng về mặt giá trị sau đó không có sự thay đổi nhiều vào
các năm 2015 và 2016. Tuy xét về giá trị tuyệt đối, vốn chủ sở hữu
tăng lên và giữ nguyên nhưng vì có sự điều chỉnh tổng nguồn vốn của
công ty nên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có sự

thay đổi đáng kể, năm 2013 chiếm 69,77%, đến năm 2014 chỉ còn
55,01%, đến năm 2015 tỷ trọng của vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm
xuống còn 46,16% và tiếp tục giảm xuống còn 27,76% vào năm 2016.
Nhìn chung nhóm các doanh nghiệp dược phẩm đều duy trì cơ cấu
nguồn vốn khá lành mạnh, vốn chủ sở hữu bình quân chiếm đến 66%
cơ cấu nguồn vốn. Trong đó, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
là doanh nghiệp có tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao nhất (83%). Khi so
sánh với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác, kết quả cho
thấy, tỷ suất này của công ty Bali hiện đang ở trạng thái chưa được tốt
như các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề và ban giám đốc
công ty cần chú trọng điều chỉnh trong thời gian tới.
Hệ số nợ hay tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn phản ánh
trong tổng số vốn tài trợ tài sản của công ty, nợ phải trả chiếm bao


16
nhiêu %. Ngược lại với chỉ tiêu tỷ suất tài trợ, trị số của chỉ tiêu này
càng lớn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn chiếm
dụng càng cao, mức độ độc lập của doanh nghiệp càng giảm. Tổng
quan tài liệu chỉ ra rằng, nhóm doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm
thường có tỷ trọng nợ phải trả tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn
(bình quân khoảng 70%) và chủ yếu là nguồn vốn vay. Trong đó, Công
ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex là doanh nghiệp có tỷ trọng
Nợ/Vốn chủ sở hữu cao nhất, nợ phải trả chiếm 97%. Tỷ trọng nợ phải
trả tại Công ty Dược phẩm Trung ương 1– chi nhánh Bắc Giang là
100%, Công ty cổ phần dược – vật tư y tế tỉnh Lào Cai >54%, Công
ty cổ phần thiết bị y tế và dược phẩm Nghệ An trong khoảng 56 – 76%,
như vậy thì hệ số nợ của các công ty trong nghiên cứu này là khá tương
đồng với các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác.
Tổng quan tài liệu cho thấy, Công ty Dược phẩm Trung ương 1–

chi nhánh Bắc Giang có số vòng quay nợ phải thu giảm mạnh giữa giai
đoạn còn 1,5, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao trên 90%.
Trong khi đó, Công ty cổ phần dược–vật tư y tế tỉnh Lào Cai có số
vòng quay nợ phải thu tăng dần, từ 3,8 lên 8,5. Khi so sánh với các
công ty kinh doanh cùng ngành nghề thì số vòng quay các khoản phải
thu của công ty Bali ở mức tương đồng với Công ty Dược phẩm Trung
ương 1–chi nhánh Bắc Giang và thấp hơn nhiều so với Công ty cổ
phần dược–vật tư y tế tỉnh Lào Cai, như vậy có thể tạm kết luận là
công ty Bali cũng như các công ty còn lại thu hồi tiền hàng kịp thời, ít
bị chiếm dụng vốn và không gây khó khăn cho khách hàng với phương
thức thanh toán của công ty.
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty Bali
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường nội bộ
Yếu tố vốn được khẳng định trong cả kết quả nghiên cứu định tính
và định lượng ảnh hưởng đến doanh thu. Vấn đề về huy động vốn của
doanh nghiệp thông qua vốn vay trong giai đoạn 2013-2016 cũng như
trong thời gian tới có nhiều điểm thuận lợi và có khả năng được tăng
cường nhờ sự ổn định của các chính sách vĩ mô. Cụ thể, từ cuối 2011
đến nay, Ngân hàng nhà nước đã có nhiều đều chỉnh căn bản giúp đạt
được mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm giảm khó khăn
cho doanh nghiệp trong nước nói chung.


17
Các vấn đề về nguồn nhân lực cũng được nhấn mạnh là yếu tố quyết
định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực được lãnh đạo công ty quan tâm thông qua các chính
sách thu hút, duy trì và đào tạo liên tục. Bên cạnh đó vai trò của nhà
lãnh đạo/quản lý cùng các vấn đề về quản trị doanh nghiệp cũng được

đề cập đến là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Trong thời gian tới, việc
phân tích trường hợp về mô hình quản trị doanh nghiệp của một số các
doanh nghiệp khác nhau là rất quan trọng để có thể trả lời được câu
hỏi mô hình quản trị doanh nghiệp nào là phù hợp nhất với bối cảnh
các doanh nghiệp dược vừa và nhỏ trong nước.
Nhược điểm thuộc về hệ thống thông tin của nội bộ doanh nghiệp
cũng như thiếu hệ thống thông tin cập nhật và toàn diện bên ngoài về
thị trường, cạnh tranh, sản phẩm…được chỉ ra là hạn chế cho các hoạt
động kinh doanh hiệu quả của công ty Bali nói riêng và các doanh
nghiệp dược nói chung. Mặc dù hiện trạng về vấn để sử dụng công
nghệ thông tin trong việc cập nhật thông tin về dược phẩm tại Việt
Nam nhìn chung còn hạn chế, tuy nhiên một số nghiên cứu như của
tác giả Nguyễn Trung Hà (2014) đã chỉ ra một số cơ sở y tế đã bắt đầu
áp dụng công nghệ thông tin trong việc lưu trữ các số liệu về tình hình
sử dụng thuốc và sử dụng các số liệu này trong hoạt động đấu thầu.
Việc tiếp cận được các cơ sở dữ liệu như vậy đóng vai trò rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp trong xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường ngành
Nhiều vấn đề về chính sách có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty Bali. Các chính sách kiểm soát giá được đánh
gía là có nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty Bali theo hướng làm giảm tổng doanh thu. Tuy nhiên, chịu ảnh
hưởng của các chính sách về kiểm soát giá cũng khiến cho doanh
nghiệp có các chiến lược trong việc tìm kiếm các sản phẩm nhập khẩu
mà công ty có thể mạnh, đồng thời đảm bảo mức giá cạnh tranh để
cung ứng cho các nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cơ
sở y tế công lập và sắp tới là nhóm khách hàng nhà thuốc bệnh viện.
Cùng với sự ra đời và đẩy mạnh thực hiện chính sách đòi hỏi bằng
chứng đánh giá công nghệ y tế, trong tương lai gần kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty Bali có thể chịu nhiều tác động đặc biệt liên

quan đến các nhóm sản phẩm trong phạm vi thanh toán của BHYT khi
được yêu cầu cung cấp các bằng chứng về tính chi phí – hiệu quả. Để


18
hạn chế những ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty, đồng thời để góp phần hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả
nguồn tài chính y tế, công ty Bali rất cần thiết phải chủ động nghiên
cứu rà soát các sản phẩm cung ứng cho nhóm khách hàng sở y tế công
lập và tìm kiếm các bằng chứng đáng tin cậy về tính chi phí – hiệu quả
của các sản phẩm thế mạnh của công ty để chuẩn bị cho những thay
đổi trong những giai đoạn tới. Về chính sách về thuốc generic như đã
được chỉ ra là có nhiều tác dụng trong việc làm giảm giá thuốc theo
hướng tích cực cho người tiêu dùng, trong khi có tác dụng theo hướng
ngược lại cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chưa đề cập được
đến ảnh hưởng của yếu tố này đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty, đặc biệt trong bối cảnh thực hành tự điều trị của người dân tại
Việt Nam còn rất phổ biến.
Đối với hoạt động bán buôn cho nhóm doanh nghiệp dược, các mặt
hàng chính của công ty bao gồm nhóm cơ xương khớp, máu và chế
phẩm và nhóm tim mạch là các mặt hàng nhập khẩu từ cả các quốc gia
nhóm 1 và quốc gia nhóm 2. Doanh thu từ nhóm khách hàng này có
nhiều đặc điểm riêng biệt, chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thuộc về
tỷ giá, các vấn đề liên quan đến nhập khẩu. Trong thời gian tới, việc
tìm hiểu và phân tích kỹ nhóm khách hàng này đóng vai trò rất quan
trọng để tăng cường hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Quân (2010) cũng đã chỉ ra những chiến lược tiếp thị sản
phẩm hiệu quả với nhóm khách hàng này. Mặc dù chỉ tập trung vào
các mặt hàng thuốc thảo dược, nhưng việc nghiên cứu các chiến lược
tiếp thị hiệu quả này có thể hữu ích với hoạt động kinh doanh của công

ty, đặc biệt là đối với các mặt hàng kinh doanh tương tự.
Đối với khách hàng là cơ sở y tế công lập, các mặt hàng công ty
cung ứng tương đối đa dạng với nhóm tiêu hóa chiếm tỷ trọng lớn, có
nguồn gốc từ cả quốc gia nhóm 1, nhóm 2 và trong nước, chịu sự cạnh
tranh lớn của các công ty dược trong nước, các quy định liên quan đến
đấu thầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Những ảnh hưởng
liên quan đến vấn đề đấu thầu đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty Bali được chỉ ra trong nghiên cứu này cũng đồng thuận với
những phân tích về ảnh hưởng của các phương thức đấu thầu mua sắm
thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam của tác giả
Phạm Lương Sơn (2012). Trong bối cảnh các cơ sở y tế công lập nói
chung và các bệnh viện nói riêng có xu hướng không ngừng cải thiện


19
hiệu quả chất lượng cung ứng thuốc, chẳng hạn như theo kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Hà về các giải pháp cụ thể của
bệnh viện trong thực hiện đấu thầu bao gồm xác định số lượng thuốc
dựa trên phối hợp phân tích số liệu về thuốc đã tiêu thụ và đặc điểm
bệnh tật – nhu cầu KCB của người bệnh tại bệnh viện; và cập nhật
quản lý kho thuộc sử dụng công nghệ thông tin. Trên thực tế đây là
những giải pháp không chỉ có lợi đối với các bệnh viện mà còn là
những thông tin rất quan trong mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt
được nhằm phân tích chi tiết nhóm khách hàng của mình để có được
kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Yếu tố cạnh tranh cũng được đề cập đến trong kết quả phỏng vấn
sâu là có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bali. Kết quả này đồng thuận với kết quả nghiên cứu của tác giả Phan
Thị Thanh Tâm nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc sử dụng các
ma trận phân tích về đánh giá năng lực cạnh tranh trong xây dựng

chiến lược kinh doanh của một số công ty dược phẩm trong nước. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu về yếu tố cạnh tranh trong nghiên cứu này
vẫn còn mờ nhạt so sánh với các yếu tố khác. Việc phân tích kỹ lưỡng
về yếu tố này là hết sức quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày
càng tăng đối với thị trường dược phẩm trong nước.
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường vĩ mô
Nghiên cứu này cũng chỉ ra ảnh hưởng của chỉ số giá đồng đô la
Mỹ lên kết quả hoạt động kinh doanh tương tự như một nghiên cứu tại
Ấn Độ. Đối với công ty Bali nói riêng và ngành dược Việt Nam nói
chung với đặc thù khoảng 50% thuốc thành phẩm và 90% nguyên liệu
làm thuốc là nhập khẩu nên có thể dễ thấy rằng sự thay đổi về tỷ giá
hối đoái của đồng ngoại tệ (đồng Đôla Mỹ và đồng Euro) dẫn tới sự
tăng lên đáng kể của giá thuốc, và điều này lại gây khó khăn cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp dược trong nước. Đây cũng là luận
điểm của tác giả Antonio Angelio và cộng sự phân tích về ngành công
nghiệp dược tại Việt Nam được xuất bản trên tạp chí quốc tế vào tháng
7 năm 2017. Trong đó tác giả nhấn mạnh ảnh hưởng của sự tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người trong vòng 20
năm qua có những ảnh hưởng nhất định lên nhận thức về sức khỏe và
y tế của người dân từ đó dẫn đến những gia tăng trong cầu dịch vụ y
tế cũng như các mặt hàng dược phẩm.


20
Ngoài ra, nếu như một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy
mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát với mức chi tiêu dành cho
thuốc, nghĩa là nếu lạm phát càng tăng sẽ dẫn tới sự giảm chi tiêu dành
cho thuốc của người dân, do đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tổng doanh thu của
công ty Bali lại không được chỉ ra là có mối liên quan có ý nghĩa thống

kê với giá trị chỉ số CPI. Trong một số trường hợp đặc thù như doanh
thu của nhóm máu và chế phẩm; và doanh thu của nhóm kháng khuẩn
của công ty Bali lại được chỉ ra là có mối liên hệ thuận chiều một cách
có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn từ 2013 đến 2016. Sự khác biệt có
thể lý giải theo hướng nếu như nghiên cứu tại Trung Quốc diễn ra
trong một giai đoạn khá dài thì kết quả nghiên cứu này chỉ mang tính
chất chỉ ra mối liên hệ trong ngắn hạn, và về mặt bản chất khi lạm phát
càng tăng thì giá trị tổng doanh thu càng lớn là điều dễ hiểu.
Một trong những vấn đề được gợi mở từ kết quả nghiên cứu định
tính của nghiên cứu này đó là ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến
khách hàng, cụ thể là các yếu tố như quy mô dân số của cộng đồng dân
cư mà công ty phục vụ, các vấn đề liên quan đến dịch tễ học, quy mô
bệnh tật của quần thể. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không đồng nhất
khi phân tích với các nhóm thuốc khác nhau, các nhóm khách hàng
khác nhau phản ánh sự phức tạp trong mối quan hệ này. Bản chất khi
tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế cũng cho thấy tác
động phức tạp của yếu tố thuộc về khách hàng (hành vi dùng thuốc
của người dân và cán bộ y tế) lên số lượng tiêu thụ và giá thuốc nói
chung và từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích gần đây của tác giả Antonio Angelio cũng cho thấy những
điểm tương đồng về ảnh hưởng của sự gia tăng dân số, đặc biệt là dân
cư đô thị dẫn đến những thay đổi liên quan đến hành vi và xu hướng
tiêu thụ các mặt hàng y tế của người dân.
4.3. Tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali
Nhìn chung, tốc độ gia tăng doanh thu từ năm 2018 đến năm 2020
được ước tính thấp nhất vào khoảng 28%/năm và cao nhất là 40%/năm,
tương tự như kết quả đã thực hiện từ năm 2013 đến năm 2016
(41%/năm), và tương tự như số liệu tốc độ gia tăng hàng năm của một
số doanh nghiệp trong nước trong các chu kì trước. Mô hình tiên lượng
được xây dựng một cách bài bản theo hướng dẫn chung, đảm bảo trình

bày kết quả một cách minh bạch và có khả năng điều chỉnh và phân


21
tích nhiều lần với sự thay đổi về các tham số và giả định đầu vào có ý
nghĩa rất lớn trong việc áp dụng mô hình này cho cả các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tương tự khác. Tuy nhiên, mô hình tiên lượng này chịu
nhiều hạn chế do số liệu quá khứ còn hạn chế khi chỉ mới được ghi
nhận từ năm 2013 trở lại đây. Do hạn chế liên quan đến thu thập số
liệu chuỗi thời gian về các yếu tố liên qua, cũng chỉ có một số ít mô
hình chuỗi thời gian được thử nghiệp và áp dụng để tiên lượng. Trong
tương lai, cùng với sự ghi nhận tốt hơn của số liệu, rất cần thiết phải
có những cập nhật trong mô hình tiên lượng.
4.4. Một số ưu điểm và hạn chế
Nghiên cứu có những thế mạnh nhất định: là một trong những
nghiên cứu đầu tiên áp dụng một cách bài bản các khuyến cáo về tiên
lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh, phối hợp cả phương pháp hồi
quy tuyến tính và phân tích chuỗi thời gian trong phân tích số liệu về
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty quy mô vừa và nhỏ; việc áp
dụng phối hợp cả phương pháp định tính và định lượng góp phần cung
cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong việc ra quyết định
trong tương lai; mô hình tiên lượng có khả năng áp dụng không chỉ
đối với công ty mà còn doanh nghiệp tương tự.
Về hạn chế, nghiên cứu viên đã phải sử dụng số liệu thời gian theo
năm do đó số quan sát chỉ dừng lại 4 năm nên không cho phép thực
hiện các mô hình chuỗi thời gian phức tạp hơn. Vì hạn chế về số quan
sát, việc xây dựng mô hình dự báo kết quả hoạt động kinh doanh buộc
phải áp dụng nhiều cách tiếp cận bao gồm cả sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính, mô hình chuỗi thời gian và dựa theo các nhận định liên
quan đến biến động về môi trường bên ngoài và chiến lược kinh doanh

của công ty. Mô hình tồn tại những hạn chế nhất định về tính bất định
của các tham số đầu vào mặc dù nghiên cứu viên đã áp dụng các
phương pháp nhằm xử lý tính bất định này thông qua phương pháp
phân tích độ nhạy đa biến. Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng đề cập đến
nhiều biến số ảnh hưởng khác nhau (các yếu tố môi trường nội bộ và
vĩ mô), do hạn chế về số liệu đầu vào, nghiên cứu viên chưa thể phân
tích một cách định lượng ảnh hưởng của biến động về chính sách cũng
như các yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội và hành vi của người tiêu
dùng như tự điều trị, điều trị tại nhà…


22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bali, ANPER,
APEC và HP
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của các công ty Bali, ANPER,
APEC và HP tương đối khả quan, thể hiện qua doanh thu bán hàng
tăng đều qua các năm, lợi nhuận đều dương và tăng dần đều. Tỷ trọng
giá vốn bán hàng trong tổng chi phí của các công ty đều duy trì ở mức
trên 80% trong cả giai đoạn. Tổng tài sản của các công ty Bali và
ANPER trong giai đoạn nghiên cứu tăng dần theo thời gian. Riêng
công ty APEC và HP có xu hướng tăng giai đoạn 2013-2015 và giảm
xuống trong năm 2016. Thông tin này cho thấy quy mô hoạt động của
các công ty phần lớn đang ngày càng được mở rộng, trên đà phát triển.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của cả 4 công ty cho thấy khả năng thanh toán
chung và thanh toán nợ ngắn hạn của các công ty có xu hướng giảm
theo thời gian. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của các công ty

cũng có xu thế giảm dần, mặc dù giao động và có trị số khác nhau
nhưng đều có giá trị lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2, cho thấy mặc dù đảm bảo
cho khả năng thanh toán nhanh nhưng khả năng thanh toán nhanh nợ
ngắn hạn đang trong xu thế giảm dần và không tốt. Hệ số khả năng
thanh toán tức thời của các công ty ở tất cả các thời điểm đều nhỏ
hơn 1 và trong xu thế giảm dần, cho thấy khả năng thanh toán tức thời
nợ ngắn hạn của các công ty đang trong xu thế giảm dần và không tốt.
Số vòng quay các khoản phải thu của các công ty Bali, ANPER,
APEC và HP trong xu thế giảm theo thời gian cho thấy xu hướng thu
hồi hàng kịp thời ít bị chiếm dụng vốn và không gây khó khăn cho
khách hàng với phương thức thanh toán hiện tại. Số vòng quay các
khoản phải trả của các công ty lại trong xu thế tăng lên theo thời gian
nhưng ở mức không cao thể hiện các công ty không gặp nhiều khó
khăn trong huy động vốn trả nợ suốt giai đoạn nghiên cứu
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty Bali
tương tự với công ty ANPER và HP cho thấy các công ty này vẫn chưa
thực sự sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, cần thiết phải chú trọng
trong hoạt động quản lý tài chính để cải thiện chỉ tiêu này. Sức sinh
lợi của doanh thu thuần (ROS) của các công ty APEC, Bali có xu


23
hướng giảm theo thời gian. Các giá trị này ở ANPER và HP ở mức
thấp hơn khá nhiều.
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty Bali
Yếu tố môi trường nội bộ: Yếu tố vốn được nhấn mạnh là có ảnh
hưởng quan trọng. Vấn đề huy động vốn của công ty Bali nói riêng và
các doanh nghiệp khác thông qua vốn vay trong giai đoạn 2013-2016
và thời gian tới có nhiều điểm thuận lợi và có khả năng được tăng

cường nhờ sự ổn định của chính sách vĩ mô. Yếu tố nguồn nhân lực
trong đó vấn đề mô hình quản trị doanh nghiệp được nhấn mạnh và
cần được quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới để tăng cường hiệu
qủa hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm có quy mô
vừa và nhỏ. Yếu tố cơ sở vật chất trong đó có việc đầu tư để công ty
đạt chuẩn GSP là một trong các yếu tố được đánh giá là tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ
thống thông tin nội bộ doanh nghiệp cũng như hệ thống thông tin về
thị trường, cạnh tranh, sản phẩm…gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của công ty Bali nói riêng và các doanh nghiệp dược nói chung.
Yếu tố môi trường ngành: Các chính sách hiện tại ảnh hưởng đặc
biệt tới hoạt động kinh doanh của công ty Bali gồm chính sách kiểm
soát giá, chính sách đấu thầu, yêu cầu bằng chứng về đánh giá kinh tế
y tế, chính sách thuốc generic. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng, phân tích các
thuận lợi – khó khăn và các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện giúp cho công ty có những chiến lược kinh doanh hiệu quả trong
bối cảnh hiện tại. Các yếu tố liên quan đến khách hàng cũng đã được
bàn luận chi tiết với những đặc điểm cụ thể của nhóm khách hàng là
doanh nghiệp dược và các cơ sở y tế công lập. Nếu như doanh thu từ
nhóm doanh nghiệp dược chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố thuộc về
tỷ giá, các vấn đề liên quan đến nhập khẩu; thì doanh thu từ nhóm cơ
sở y tế công lập chịu ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến đấu thầu,
cạnh tranh của các doanh nghiệp dược trong nước và khả năng thanh
toán. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của phân tích đặc điểm
của các nhóm khách hàng, chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong
định hướng chiến lược kinh doanh của công ty Bali.
Yếu tố môi trường vĩ mô: Các vấn đề liên quan đến tỷ giá ngoại
tệ, lạm phát, các yếu tố môi trường kinh doanh vĩ mô đo lường qua chỉ
số kho bãi, cước vận chuyển, các yếu tố hành vi của người tiêu dùng



24
đều được nhấn mạnh trong mối liên hệ đối với kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty Bali.
5.1.3. Tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali
Mô hình tiên lượng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bali
được xây dựng sử dụng mô hình cây quyết định. Cấu trúc của mô hình
tiên lượng được hình thành và các tham số cũng như các giả định cơ
bản được xác định dựa vào kết quả của mục tiêu 1 và mục tiêu 2. Tổng
doanh thu được phân tách thành doanh thu từ các nhóm khách hàng cụ
thể, và nhóm sản phẩm cụ thể. Trong kịch bản tiên lượng xấu nhất,
doanh thu của công ty vẫn đạt được chỉ số khá tốt. Các phân tích chi
tiết theo từng nhóm khách hàng và mặt hàng có thể được sử dụng làm
dẫn chứng quan trọng để công ty dược phẩm Balli thu hút đầu tư,
khẳng định thế mạnh với các đối tác, khách hàng và các bên liên quan.
Mô hình được xây dựng bằng phần mềm excel, có thể được sử dụng
linh động trong việc tiên lượng các chu kì khác nhau với sự thay đổi
của các tham số đầu vào cũng như để áp dụng cho các doanh nghiệp
có quy mô tương tự. Tuy nhiên cần cân nhắc đến ảnh hưởng của tính
không chắc chắn của các tham số đầu vào.
5.2. Khuyến nghị
Đối với Công ty Bali:
Tiếp tục kiểm soát một số yếu tố đã được chỉ ra là có ảnh hưởng đến
tổng doanh thu cũng như doanh thu của từng nhóm khách hàng và
nhóm mặt hàng như giá vốn, tổng chi phí của công ty, chi phí vận tải,
chi phí kho bãi…
Xây dựng chiến lược huy động vốn hiệu quả và bền vững. Định hướng
tìm hiểu hiểu và áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp. Tiếp
tục củng cố cơ sở vật chất đặc biệt hướng tới xây dựng hệ thống thông
tin doanh nghiệp toàn diện. Để có cơ sở dữ liệu tốt phục vụ cho việc

đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tham số đầu vào
cho mô hình, cần phải hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh
doanh của công ty theo từng nhóm khách hàng một cách chi tiết.
Theo dõi và ghi nhận sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài khó có khả
năng kiểm soát như tỷ giá đồng đô la Mỹ, các biến động chính sách…
để dự báo sự thay đổi của doanh thu trong các chu kì tiếp theo
Đi sâu tìm hiểu và phân tích kỹ lượng các nhóm khách hàng, nghiên
cứu các chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp và chủ động tiếp cận và


×