Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI Ở MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.54 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI Ở
MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
TẠI TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2,
TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

Ngành

: THÚ Y

Lớp

: TC03TYCT

Niên Khóa

: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI Ở
MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG


TẠI TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2,
TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ
ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 06/2009
i


LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tại Chức Cần Thơ.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, quý thầy cô Bộ Môn Di Truyền Giống
Động Vật, cùng toàn thể thầy cô đã chỉ dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Ban Giám Đốc trại heo giống Thanh Bình – trại số 2, cùng toàn thể anh chị
công nhân đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Thầy TS. Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Cảm ơn cha mẹ, người đã tận tụy, lo lắng, an ủi, động viên, vất vả bao năm
tháng cho con có được ngày hôm nay.
Xin cảm ơn tập thể lớp TC 03 TY Cần Thơ và tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên: Nguyễn Thị Tường Vi

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái ở mùa mưa và mùa nắng thuộc
một số nhóm giống tại trại heo Thanh Bình – trại số 2, tỉnh Đồng Nai” đã được tiến
hành từ ngày 18/08/2008 đến ngày 18/12/2008 chúng tôi đã khảo sát 182 nái với 364 ổ
đẻ gồm có: DD (12 con), LL (27 con), LY (58 con), PD (9 con), YL (76 con).
- Kết quả về khả năng sinh sản trung bình chung của các nhóm giống
Điểm ngoại hình thể chất trung bình của các nhóm giống là 91,61 điểm. Tuổi đẻ
lứa đầu trung bình của các nhóm giống là 357,05 ngày. Số lứa đẻ của nái trên năm là
2,21 lứa/nái/năm. Số heo con còn sống hiệu chỉnh là 10,81 con/ổ. Trọng lượng cai sữa
toàn ổ là 64,08 kg/ổ. Tỷ lệ có triệu chứng bệnh tích chung cho các bệnh trung bình của
các nhóm giống là 5,86 %.
Dựa vào chỉ số sinh sản, các nhóm giống được xếp hạng như sau: hạng I: nhóm
YL (106,06 điểm), hạng II: nhóm LY (102,32 điểm), hạng III: nhóm LL (97,61 điểm),
hạng IV: nhóm PD (76,60 điểm) và hạng V: nhóm DD (72,98 điểm).
- Kết quả về khả năng sinh sản trung bình chung của các nhóm giống ở
mùa mưa và mùa nắng
Số heo con đẻ ra trên ổ ở mùa mưa là 10,29 con/ổ thấp hơn mùa nắng là 11
con/ổ. Số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh ở mùa mưa là 10,26 con/ổ thấp hơn
mùa nắng là 11,36 con/ổ. Số heo con chọn nuôi ở mùa mưa là 9,54 con/ổ thấp hơn
mùa nắng là 10,00 con/ổ. Số heo con giao nuôi ở mùa mưa là 10,04 con/ổ thấp hơn
mùa nắng là 10,31 con/ổ. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống ở mùa mưa là

14,01 kg/ổ thấp hơn mùa nắng là 14,66 kg/ổ. Trọng lượng bình quân heo sơ sinh còn
sống ở mùa mưa là 1,43 kg/con cao hơn mùa nắng là 1,40 kg/con. Tuổi cai sữa heo
con ở mùa mưa là 23,93 ngày thấp hơn mùa nắng là 24,56 ngày. Số con cai sữa ở mùa
mưa là 9,58 con/ổ thấp hơn mùa nắng là 9,87 con/ổ. Trọng lượng heo con cai sữa toàn
ổ ở mùa mưa là 63,02 kg/ổ thấp hơn mùa nắng là 65,14 kg/ổ. Trọng lượng heo con cai
sữa bình quân ở mùa mưa là 6,58 kg/con thấp hơn mùa nắng là 6,61 kg/con. Trọng
lượng toàn ổ heo con cai sữa hiệu chỉnh ở mùa mưa là 59,53 kg/ổ thấp hơn mùa nắng
là 61,96 kg/ổ.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................1
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2................2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2.......................................2
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................2
2.1.2. Lịch sử hình thành trại...........................................................................................2
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.....................................................................................3

2.1.4. Nhiệm vụ của trại ..................................................................................................3
2.1.5. Công tác giống.......................................................................................................3
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC.....................................................5
2.2.1. Chuồng trại ............................................................................................................5
2.2.2. Nước uống .............................................................................................................6
2.2.3. Thức ăn ..................................................................................................................6
2.2.4. Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc ...........................................................................7
2.2.5. Vệ sinh thú y........................................................................................................10
2.2.6. Quy trình tiêm phòng...........................................................................................11
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................13
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái ....................................13
2.3.1.1. Yếu tố di truyền ................................................................................................13
2.3.1.2. Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................14
iv


2.3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo.......................................16
2.3.2.1. Các yếu tố tác động tới năng suất sinh sản của heo .........................................16
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................19
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.............................................19
3.2. NỘI DUNG KHẢO SÁT .......................................................................................19
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................19
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................19
3.4.1. Số lượng và tỷ lệ heo nái của các nhóm giống khảo sát (TLHNKS) ..................19
3.4.2. Điểm ngoại hình thể chất.....................................................................................19
3.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng mắn đẻ của nái ............................................................20
3.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng đẻ sai của nái ...............................................................20
3.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của nái ................................................21
3.4.6. Tỷ lệ có triệu chứng bệnh của nái .......................................................................24
3.4.7. Xếp hạng các nhóm giống và cá thể nái ..............................................................24

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................25
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................26
4.1. TỶ LỆ NÁI KHẢO SÁT ĐƯỢC CỦA MỖI NHÓM GIỐNG..............................26
4.2. NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT....................................................................................27
4.3. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG MẮN ĐẺ CỦA NÁI .......................................28
4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu.......................................................................................28
4.3.2. Tuổi đẻ lứa đầu ....................................................................................................29
4.3.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ...............................................................................30
4.3.4. Số lứa đẻ của nái trên năm...................................................................................31
4.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG ĐẺ SAI CỦA NÁI..........................................32
4.4.1. Số heo con đẻ ra trên ổ ........................................................................................32
4.4.2. Số heo con sơ sinh còn sống................................................................................32
4.4.3. Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh .........................................................34
4.4.4. Số heo con chọn nuôi trên ổ ................................................................................36
4.4.5. Số heo con giao nuôi ...........................................................................................36
4.4.6. Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ còn sống.....................................................37
4.4.7. Trọng lượng heo con bình quân sơ sinh còn sống...............................................39
v


4.5. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG NUÔI CON CỦA NÁI ...................................39
4.5.1. Tuổi cai sữa heo con............................................................................................39
4.5.2. Số heo con cai sữa ...............................................................................................41
4.5.3. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ ....................................................................43
4.5.4. Trọng lượng heo con cai sữa bình quân ..............................................................44
4.5.5. Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi.........................45
4.5.6. Mức giảm trọng lượng của heo nái .....................................................................47
4.5.7. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa .................................................................................48
4.6. TỶ LỆ CÓ TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA NÁI.....................................................48
4.6.1. Tỷ lệ có triệu chứng bệnh từng loại.....................................................................48

4.6.2. Tỷ lệ có triệu chứng tổng các loại bệnh ..............................................................50
4.7. XẾP HẠNG CÁC NHÓM GIỐNG NÁI VÀ CÁ THỂ NÁI .................................50
4.7.1. Xếp hạng theo số con cai sữa của nái trên năm...................................................50
4.7.2. Xếp hạng theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh của nái/năm..........51
4.7.3. Xếp hạng theo chỉ số sinh sản (SPI)....................................................................52
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................54
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................54
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
NHTC: ngoại hình thể chất
TCVN 3667 – 89: tiêu chuẩn Việt Nam 3667 – 89
IM: tiêm bắp
LL: Landrace thuần
PD: Pietrain x Duroc
DD: Duroc thuần
LY: Landrace x Yorkshire
YL: Yorkshire x Landrace
FMD: Foot and Mouth Disease
LMLM: lở mồm long móng
CV: hệ số biến dị (Coefficient of Variation)
SD: độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
DF: độ tự do (Degree of freedom)
SPI: chỉ số sinh sản (Sow Productivity Index)

N. giống: nhóm giống
TC: tính chung
n: số lượng mẫu
: trị số trung bình
TSTK: tham số thống kê
a, b, c: Ở các bảng kết quả, các trung bình có các kí tự khác nhau là có sự khác nhau có
ý nghĩa về mặt thống kê.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo.................................................................7
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp ...................................7
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị cái và đực hậu bị ...............................11
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu..........................................................11
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con..................................................11
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ..................................................12
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa ..........................................................12
Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt ................................................................12
Bảng 2.9: Quy trình tiêm phòng cho heo nọc................................................................13
Bảng 2.10: Nhu cầu nhiệt độ trong chuồng nuôi của heo .............................................15
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nhà nước về điểm NHTC (TCVN 3667 – 89) ...........................20
Bảng 3.2: Hệ số hiệu chỉnh số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ...........................21
Bảng 3.3: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo ngày cân ........22
Bảng 3.4: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo số con
giao nuôi (một nái nuôi).........................................................................................23
Bảng 3.5: Hệ số hiệu chỉnh trọng lượng toàn ổ về chuẩn 21 ngày theo lứa đẻ.............23
Bảng 4.1: Tỷ lệ nái khảo sát được của mỗi nhóm giống...............................................26

Bảng 4.2: Điểm ngoại hình thể chất theo nhóm giống..................................................27
Bảng 4.3: Tuổi phối giống lần đầu theo nhóm giống....................................................28
Bảng 4.4: Tuổi đẻ lứa đầu theo nhóm giống .................................................................29
Bảng 4.5: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ theo nhóm giống.............................................30
Bảng 4.6: Số lứa đẻ của nái trên năm theo nhóm giống................................................31
Bảng 4.7: Số heo con đẻ ra trên ổ theo mùa..................................................................32
Bảng 4.8: Số heo sơ sinh còn sống theo nhóm giống....................................................32
Bảng 4.9: Số heo con sơ sinh còn sống theo mùa .........................................................33
Bảng 4.10: Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh theo nhóm giống ....................34
Bảng 4.11: Số heo con sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh theo mùa.................................35
Bảng 4.12: Số heo con chọn nuôi trên ổ theo mùa........................................................36
Bảng 4.13: Số heo con giao nuôi theo mùa...................................................................36
viii


Bảng 4.14: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ theo nhóm giống ...............................37
Bảng 4.15: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ còn sống theo mùa ............................38
Bảng 4.16: Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân còn sống theo mùa ......................39
Bảng 4.17: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống .......................................................39
Bảng 4.18: Tuổi cai sữa heo con theo mùa ...................................................................40
Bảng 4.19: Số heo con cai sữa theo nhóm giống ..........................................................41
Bảng 4.20: Số heo con cai sữa theo mùa.......................................................................42
Bảng 4.21: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo nhóm giống ...............................43
Bảng 4.22: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo mùa............................................44
Bảng 4.23: Trọng lượng heo con cai sữa bình quân theo mùa......................................44
Bảng 4.24: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo nhóm
giống.......................................................................................................................45
Bảng 4.25: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo
mùa .........................................................................................................................46
Bảng 4.26: Mức giảm trọng lượng của heo nái theo nhóm giống.................................47

Bảng 4.27: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa theo mùa.........................................................48
Bảng 4.28: Tỷ lệ có triệu chứng sốt bỏ ăn theo nhóm giống ........................................48
Bảng 4.29: Tỷ lệ có triệu chứng viêm tử cung theo nhóm giống..................................49
Bảng 4.30: Tỷ lệ có triệu chứng bại liệt sau khi sinh theo nhóm giống........................49
Bảng 4.31: Tỷ lệ có triệu chứng tổng các loại bệnh theo nhóm giống..........................50
Bảng 4.32: Xếp hạng các nhóm giống theo số heo con cai sữa của nái trên năm.........50
Bảng 4.33: Xếp hạng các nhóm giống nái theo tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu
chỉnh của nái/năm ..................................................................................................51
Bảng 4.34: Xếp hạng các nhóm giống nái theo chỉ số sinh sản ....................................52

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nái khảo sát được của mỗi nhóm giống...........................................26
Biểu đồ 4.2: Điểm ngoại hình thể chất theo nhóm giống..............................................27
Biểu đồ 4.3: Tuổi phối giống lần đầu theo nhóm giống................................................28
Biểu đồ 4.4: Tuổi đẻ lứa đầu theo nhóm giống .............................................................29
Biểu đồ 4.5: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ theo nhóm giống ........................................30
Biểu đồ 4.6: Số lứa đẻ của nái trên năm theo nhóm giống............................................31
Biểu đồ 4.7: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống.........................................33
Biểu đồ 4.8: Số heo sơ sinh còn sống đã hiệu chỉnh theo nhóm giống.........................34
Biểu đồ 4.9: Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ còn sống theo nhóm giống..............37
Biểu đồ 4.10: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống ...................................................40
Biểu đồ 4.11: Số heo con cai sữa theo nhóm giống ......................................................41
Biểu đồ 4.12: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ theo nhóm giống ...........................43
Biểu đồ 4.13: Trọng lượng heo con cai sữa toàn ổ hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo
nhóm giống.............................................................................................................45
Biểu đồ 4.14: Mức giảm trọng lượng của heo nái theo nhóm giống.............................47

Biểu đồ 4.15: Số heo con cai sữa của nái trên năm theo nhóm giống...........................51
Biểu đồ 4.16: Tổng trọng lượng heo con cai sữa hiệu chỉnh của nái/năm ....................52
Biểu đồ 4.17: Chỉ số sinh sản của các nhóm giống.......................................................53

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cho cuộc sống con người ngày càng
tăng cao. Để theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại, ngành chăn nuôi mà cụ thể
là chăn nuôi heo phải không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao cả về số lượng lẫn về
chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu cao về thực phẩm cho con người.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều và miền Nam thì có hai mùa:
mùa mưa và mùa nắng. Trong thực tế, tác động của hai mùa lên sản xuất nông nghiệp
nói chung và chăn nuôi heo nói riêng là khá rõ. Mùa ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
của heo nái qua các yếu tố: chủng loại, số lượng và chất lượng thức ăn, nguồn nước,
nhiệt độ, ẩm độ… Chính vì vậy, chúng tôi muốn khảo sát sự ảnh hưởng của mùa trên
năng suất sinh sản của heo ở một số nhóm giống nái, từ đó rút ra những kết quả thiết
thực cho công tác chọn lọc và sử dụng các giống sau này, nhằm giúp cho nhà chăn
nuôi có thể cải thiện đàn heo góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hơn.
Được sự đồng ý của Ban Giám Đốc trại heo Thanh Bình và với sự hướng dẫn
của TS. Phạm Trọng Nghĩa thuộc bộ môn Di Truyền Giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo
sát khả năng sinh sản của heo nái ở mùa mưa và mùa nắng thuộc một số nhóm giống
tại trại heo Thanh Bình – trại số 2, tỉnh Đồng Nai”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của mùa trên năng suất sinh sản của một số nhóm

giống nái để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác giống của trại, nhằm tìm ra những
con giống có năng suất cao, phẩm chất tốt.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, ghi nhận và đánh giá về thành tích sinh sản theo mùa của một số
nhóm giống heo nái có tại trại trong thời gian thực tập. Chọn loại được các heo nái có
thành tích sinh sản thấp.

1


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI SỐ 2
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại heo giống Thanh Bình – trại số 2 thuộc công ty TNHH chăn nuôi và thức
ăn gia súc Thanh Bình, nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai, nằm cách quốc lộ 1A 2 km theo hướng Tây Bắc.
Phía Đông giáp với xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
Phía Tây giáp với khu công nghiệp Hố Nai 3, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.
Phía Nam giáp với xã Tân Cang, huyện Long Thành.
Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Trại nằm trên đường nối từ quốc lộ 1A thông qua quốc lộ 51 đi Long Thành
nên tương đối thuận lợi trong việc vận chuyển thức ăn và mua bán sản phẩm chăn
nuôi.
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Sau năm 1975 thuộc nhà nước tiếp quản và thành lập trại heo Phú Sơn B thuộc
phòng Nông Nghiệp huyện Thống Nhất.
Đến năm 1996 công ty TNHH chăn nuôi và thức ăn gia súc Thanh Bình mua lại
và chuyển toàn bộ trại cũ từ thành phố Biên Hòa về. Từ đó thành lập trại heo Thanh

Bình. Tổng đàn heo của trại khoảng 12.000 con.
Năm 2001 trại nhập 300 con heo giống ông bà của công ty PIC (Anh) và 80 con
ông bà của công ty Kumja (Hàn Quốc).
Năm 2005 công ty TNHH Thanh Bình liên doanh với công ty Kumja (Hàn
Quốc) thành lập trại heo Thanh Bình – Kumja trên một nửa diện tích đất.
Phần còn lại công ty thành lập trại heo số 2, được gọi là trại heo Thanh Bình 2.

2


2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Nhân sự: trại gồm 25 người, trong đó:
Đại học

: 2 người

Trung cấp

: 7 người

Công nhân

: 11 người

Bảo vệ

: 3 người

Cơ khí, điện


: 2 người

Công ty TNHH thức ăn gia súc Thanh Bình

Giám đốc trại

Kế toán, thủ kho

Tổ đực giống

Tổ cai sữa

Kỹ thuật

Tổ hậu bị,
thịt

Bảo vệ

Tổ nái khô,
chửa

Tổ nái đẻ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trại heo Thanh Bình 2
2.1.4. Nhiệm vụ của trại
Sản xuất kinh doanh heo giống và heo thịt.
2.1.5. Công tác giống
Mục đích chính là cung cấp heo giống, do đó trại luôn chú trọng đưa công tác
giống lên hàng đầu.

Khi chọn làm giống hậu bị thì trại xem gia phả, ngoại hình của chúng như dựa
vào thành tích sinh sản, sức sinh trưởng của những con tổ tiên (bố mẹ, ông bà). Đồng
thời thường xuyên chọn lọc duy trì những cá thể tốt.
3


- Heo hậu bị cái
Thành tích: Nhìn chung những hậu bị cái phát triển nhanh nhất là được chọn từ
những lứa đẻ lớn, cần được giữ để làm hậu bị thay thế. Điều này yêu cầu được nhận
dạng lúc sinh và hồ sơ ghi chép đầy đủ. Hậu bị phải được chọn từ những lứa đẻ từ 10 –
12 con đồng đều về trọng lượng.
Tỉ lệ tăng trưởng tại thời điểm cai sữa là một trong những đặc điểm kinh tế
quan trọng nhất ở heo. Nó chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi sự di truyền cho nên sự chọn
đặc điểm này sẽ mang lại sự cải thiện hợp lý đàn nái.
Mỡ lưng: Hậu bị phải nạc, có mỡ lưng từ 18 – 20 mm.
Hệ số chuyển hoá thức ăn là đặc điểm mong muốn lớn nhất ở heo. Heo sử dụng
một lượng thức ăn ít hơn để tạo ra một đơn vị tăng trọng, mang lại lợi nhuận nhiều
hơn. Tỉ lệ tăng trưởng và chuyển hoá thức ăn liên quan mật thiết với nhau. Bởi vậy khi
chọn tỉ lệ tăng trưởng tức là gián tiếp chọn hiệu quả chuyển hoá thức ăn.
Tuyến vú hay hàng vú phát triển tốt: Hai hàng vú đều đặn, khoảng cách giữa hai
hàng vú không quá xa để sau này nái nằm cho con bú lộ cả hai hàng, con dễ bú. Nên
chọn từ 12 vú trở lên. Chọn nái có núm vú lồi rõ, cao và đều nhau.
Cơ quan sinh dục hoàn hảo: Nhược điểm giải phẫu lớn nhất của hệ thống sinh
sản là ở bên trong và do đó không thể nhìn thấy được. Không nên chọn nái có hoa nhỏ,
tái. Hoa phải ở vị trí hướng xuống dưới để dễ dàng tống heo con ra lúc sanh và giao
phối tự nhiên.
Chân và móng: Chân khỏe, vòng bàn chân sau to, chắc chắn. Móng chân thẳng
xoè đều, ngón chân thẳng, bước đi gọn, vững vàng.
Thân hình: Chọn thân hình dài vì cung cấp nhiều khoảng cách cho vú phát triển
để ngăn ngừa sau này có nhiều heo con bú. Thân hình phải rộng đều từ đầu đến đuôi,

mặc dù nửa sau rộng hơn vai là hợp lý.
- Heo đực hậu bị
Từ nhu cầu thực tế ở trại hoặc khách hàng cần như: nở mông vai, độ dày mỡ
lưng… thì nên chọn tính trạng đó.
Con đực phải có tính hăng, cơ bắp săn chắc, đôi chân sau phải thật vững vàng,
bụng thon nhỏ, cân đối, cơ quan sinh dục đều, rõ.
Tuổi chọn lọc từ 6 tháng tuổi trở lên vì lúc đó nó đã thể hiện đầy đủ đặc tính
4


sinh sản. Tuy nhiên lúc 6 tháng tuổi chưa lấy tinh được nên chưa có thế hệ con để đánh
giá, cần phải quay trở lại xem lý lịch của con nái (mẹ nó): nhiều sữa, vú đều, không bị
lép, tốt nhất là từ 12 vú trở lên.
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
2.2.1. Chuồng trại
Trại được chia thành năm khu riêng biệt gồm: nái khô – chửa và hậu bị, nái đẻ,
heo cai sữa, heo thịt và khu cách ly heo mới nhập.
Hệ thống chuồng trại được thiết kế theo dạng chuồng kín. Chuồng được xây
dựng kiên cố, mái lợp tôn, hai bên là tường gạch xây có những cửa sổ chạy dọc theo
chuồng để lấy ánh sáng và khi nguồn điện trục trặc có thể mở ra để đảm bảo thông
thoáng. Dưới mái tôn là trần cách nhiệt bằng tôn lạnh. Nhiệt độ trong chuồng luôn ổn
định 25 – 26 °C nhờ hệ thống làm mát ở đầu chuồng và hệ thống quạt hút ở cuối
chuồng. Không khí nóng trước khi vào chuồng phải qua hệ thống làm mát, mang theo
hơi nước được quạt hút hút đến cuối chuồng và đẩy ra ngoài. Lúc trời mát thì số lượng
quạt hoạt động ít, hệ thống làm mát không hoạt động chủ yếu để đảm bảo không khí
lưu thông. Khi trời nóng, số lượng quạt hoạt động tăng lên, hệ thống làm mát hoạt
động. Nhờ vậy nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định, không khí luôn lưu thông. Đây là
môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo.
Với hệ thống chuồng kín như vậy thì nguy cơ xâm nhập của mầm bệnh là rất
thấp, và cũng là một thuận lợi rất lớn trong việc quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng đàn

heo đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
- Chuồng nái khô, nái chửa và hậu bị
Chuồng được thiết kế theo dạng lồng cá thể ngăn với nhau bằng vỉ sắt và đánh
số ô. Mỗi ô dài 220 cm, rộng 65 cm. Chuồng gồm ba dãy dọc, máng ăn chạy suốt theo
từng dãy lồng, mỗi ô được trang bị một núm uống tự động, cao 70 cm tính từ nền. Nền
chuồng bằng bê tông được đánh nhám để heo khỏi trơn trượt. Nền chuồng nghiên 5 %
theo chiều từ đầu đến đuôi của heo để khỏi đọng nước, làm hư móng chân heo.
- Chuồng nái đẻ
Chuồng nái đẻ gồm nhiều lồng sắt, chia làm 3 dãy được đặt nằm trên hệ thống
đà bê tông cách mặt nền 60 cm, mỗi lồng gồm 2 phần:

5


Phần heo mẹ ở giữa có kích thước dài 220 cm, rộng 65 cm và cao 90 cm, phía
dưới được lót bởi 2 tấm đan bê tông. Trong đó có một núm uống và một máng ăn bằng
inox.
Phần heo con nằm ở hai bên heo mẹ, mỗi bên dài 220 cm, rộng 60 cm và cao 60
cm được lót bằng sàn nhựa. Có một núm uống riêng cho heo con cao 15 cm, lồng úm
và máng tập ăn.
- Chuồng nuôi heo cai sữa
Tất cả các heo cai sữa được nuôi trong những ô lồng bằng sắt, sàn nhựa, cách
mặt đất 60 cm. Mỗi chuồng gồm 2 dãy, mỗi dãy gồm 2 dãy nhỏ nối lưng vào nhau và
chia thành nhiều ô. Các ô ngăn với nhau bằng những vỉ sắt có các song dọc cách nhau
5 cm, cao 60 cm. Mỗi ô heo cai sữa có kích thước 150 cm x 200 cm, trong đó có một
núm uống tự động cách mặt sàn 40 cm, một máng ăn dài 200 cm, rộng 30 cm, sâu 20
cm và đèn sưởi ấm. Mỗi ô có thể nuôi 8 – 10 con.
- Chuồng nuôi heo thịt
Chuồng được chia thành nhiều ô. Mỗi ô có kích thước 9 m x 4 m, nuôi khoảng 30
con. Các ô phân cách nhau bằng những vỉ song sắt, các song sắt cách nhau 10 cm, cao

90 cm. Trong mỗi ô có một máng ăn và 2 núm uống.
2.2.2. Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước giếng khoan. Nước được bơm lên bồn chứa theo chế
độ tự động. Từ đó theo hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho toàn trại: nước sinh hoạt,
heo uống, tắm heo, rửa chuồng… Mỗi chuồng có một bồn nước nhỏ 500 lít để sử dụng
pha thuốc cho heo uống. Hàng năm trại lấy mẫu nước đi xét nghiệm.
2.2.3. Thức ăn
Nhà máy của công ty TNHH Chăn nuôi và thức ăn gia súc Thanh Bình ngoài
việc sản xuất, cung cấp thức ăn cho các trại heo giống, gà giống và gà gia công của
công ty, công ty còn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản để bán ra thị trường.
Thức ăn sử dụng ở trại gồm thức ăn bột và thức ăn viên tùy theo lứa tuổi và
mục đích chăn nuôi. Định mức thức ăn và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
hỗn hợp do công ty sản xuất được trình bày ở bảng 2.1 và bảng 2.2.

6


Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo

Định mức

Loại cám

(kg/con/ngày)
Nái đẻ và nuôi con

5 – 5,5

Số 9T


2,5 – 2,8

Số 9T

Heo con theo mẹ

Ăn hạn chế

1010

Heo con cai sữa

Ăn tự do

1010 và 1020

Heo thịt

Ăn tự do

Đực hậu bị và làm việc

Từ 20 kg – 40 kg

Cám số 6

Từ 40 kg đến xuất chuồng

Cám số 7


Nái khô và chửa

2,5 – 3

Cám số 10T

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp
Loại cám

6

7

9T

10T

1020

2900

2900

3000

3000

3200


Độ ẩm (%)

12

12

14

14

14

Protein (%)

14

12,5

17

12

19

Xơ thô (%)

7

7


7

8

5

Chỉ tiêu
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

Ca (%)

0,5 – 0,7 0,3 – 0,6 0,8 – 1,4 0,7 – 1,3 0,8 – 1,25

P (%)

0,5

NaCl (%)

0,35

0,5

0,5

0,3 – 0,7 0,3 – 0,7 0,5 – 1,0 0,5 – 1,0

0,65
0,3 – 0,7


(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)
2.2.4. Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc
- Nái khô và nái chửa
Heo được cho ăn hai lần trong ngày, lần thứ nhất lúc 07 giờ 30 phút, lần thứ hai
lúc 15 giờ.
+ Nái khô
Công nhân chăn nuôi hằng ngày theo dõi tình hình sức khỏe của đàn heo, vệ
sinh chuồng trại, cào gom phân đóng vào bao tập trung ra bên ngoài. Buổi chiều tắm
cho heo, đảm bảo chuồng thông thoáng, sạch sẽ.
7


Hằng ngày vào buổi sáng cán bộ thú y phụ trách phối giống thả heo nọc để
kiểm tra phát hiện động dục, đánh dấu và tiến hành phối giống. Buổi chiều khoảng 4
giờ phối lại hoặc phối những con buổi sáng chưa muồi, ghi chép báo cáo.
+ Nái chửa
Trước khi sinh một tuần heo được vệ sinh sạch sẽ,… và được chuyển lên
chuồng nái đẻ. Chuồng nái đẻ đã được rửa sạch và phun thuốc sát trùng ít nhất 3 lần
trước khi chuyển heo lên. Trong lúc dời chuồng đã giúp cho heo nái có thời gian vận
động và giúp cho việc chùi rữa chuồng được thường xuyên hơn. Heo nái mới chuyển
lên phải được chích kháng sinh amoxycillin (15 ml/200 kg thể trọng) và AD3E (5
ml/con).
Tùy theo thể trạng của heo và giai đoạn chửa mà khẩu phần cho nái khô, nái
chửa được điều chỉnh thêm hoặc bớt. Heo được cho ăn một ngày 2 lần vào buổi sáng
và chiều với khẩu phần ăn khoảng 2 kg thức ăn cám số 9T.
- Nái đẻ và nuôi con
Ở chuồng nái đẻ, nái được thường xuyên theo dõi. Khi thấy có dấu hiệu sắp đẻ:
ăn ít hoặc bỏ ăn, kêu, phá chuồng, mông sụp, đi phân, đi tiểu nhiều lần, thở nhiều, bầu
vú căng lúc nặn có sữa tiết ra… thì vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, bầu vú, cắt lông đuôi.

Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như dây cột rốn, panh, kéo, kìm bấm răng, cồn iod
5 %, bột lăn mistrans giúp heo con mau khô, thùng sưởi heo con... Khi heo con được
sinh ra phải nhanh chóng lau sạch màng bao quanh thân, móc sạch nhớt trong mũi,
miệng, đảm bảo cho heo con thở được. Cho heo con vào bột mistrans để giúp làm ấm
và heo con mau khô hơn, cột, cắt và sát trùng cuốn rốn cho heo con, rồi bỏ vào lồng
úm. Cắt răng heo con nhằm ngăn ngừa gây viêm vú heo mẹ khi heo con tranh bú cắn
nhau.
Can thiệp bằng tay khi heo sơ sinh quá to, heo mẹ già kiệt sức hoặc nái đẻ lứa
đầu. Chỉ được phép dùng oxytocin khi đã vỡ ối, heo mẹ cố gắng rặn mà heo con chưa
ra. Sau khi kiểm tra nhau đã ra hết thì chích thêm oxytocin (4 ml/200 kg thể trọng) cho
heo mẹ để giúp tử cung co bóp đẩy sản dịch còn tồn đọng ra ngoài, đồng thời chích
kháng sinh amoxycillin LA (15 ml/200 kg thể trọng) đề phòng viêm nhiễm.
Nếu sau khi sinh xong nái có dấu hiệu mệt hoặc bỏ ăn ta tiêm thuốc bổ super
amino – C (5 – 10 ml/con), metabol (5 – 10 ml/con) và truyền dịch glucose 5 % (500
8


ml/con) cho heo mẹ cho tới khi heo mẹ có thể ăn được. Trong 3 – 5 ngày đầu sau khi
sanh heo mẹ đều được thụt rửa bằng biodin 1 ‰ ngày hai lần, và đến cuối giờ chiều thì
đặt kháng sinh penicillin G (20 ml/lọ 4 triệu UI/con) vào trong tử cung.
Nái nuôi con cho ăn một ngày 4 lần: lần đầu khoảng 5 giờ, lần hai khoảng 9
giờ, lần ba khoảng 14 giờ và lần cuối khoảng 21 giờ. Trước khi cai sữa một tuần heo
mẹ được chích AD3E (5 ml/con) và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định
trước khi chuyển xuống chuồng nái khô. Ngày heo nái đẻ cho ăn 0,5 kg, nước uống tự
do. Từ ngày đẻ thứ hai, thứ ba, tăng dần lượng thức ăn 1 – 2 kg/con/ngày. Ngày đẻ thứ
năm đến ngày thứ bảy: 4 kg/con/ngày. Sau ngày thứ 7 cho ăn tự do, lượng thức ăn
được tính như sau: 2,5 – 2,7 kg thức ăn cho heo mẹ + (0,22 kg x số heo con theo mẹ).
Trước cai sữa 3 ngày giảm dần lượng thức ăn của heo nái. Ngày cai sữa có thể cho heo
mẹ nhịn ăn.
- Heo con theo mẹ

Heo con sau khi đẻ cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Cố định vú cho heo
con, những con nhỏ hơn cho bú vú ở ngực vì có nhiều sữa hơn. Ghi vào sổ theo dõi số
heo sơ sinh còn sống, heo chết, heo còi… Cân trọng lượng sơ sinh toàn ổ, tùy theo số
lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy và loại con dị tật, những con quá yếu
hay quá nhỏ.
Ngày thứ 1 tiến hành cắt số tai, cắt đuôi heo con.
Ngày thứ 3 tiến hành chích dextrafer complex để phòng thiếu máu cho heo con,
đồng thời cho heo con uống toltraril – s để ngừa cầu trùng và octacin – en ngừa tiêu
chảy.
Ngày thứ 7 tiêm vaccine Hyoresp ngừa Mycoplasma lần 1.
Ngày thứ 10 tiến hành chích sắt lần 2 và thiến heo đực nếu những con đực nào
không giữ lại làm đực hậu bị.
Ngày thứ 21 chích vaccine Hyoresp lần 2.
Lượng sữa heo mẹ sẽ giảm dần, đặc biệt sau ngày thứ 21. Dưỡng chất và kháng
thể trong sữa mẹ cũng giảm theo vì vậy cần phải tập cho heo con 6 – 7 ngày tuổi với
cám 1010.

9


- Heo con cai sữa
Heo con được cai sữa khoảng 21 – 28 ngày tuổi và chuyển qua chuồng cai sữa.
Trước khi cai sữa một ngày tách heo mẹ, giữ nguyên heo con lại chuồng để tập cho
heo con quen dần. Lúc chuyển heo con cân trọng lượng toàn ổ, đếm số con. Heo con
mới lên được chích tetracycline LA (1 ml/con). Ở thời điểm này heo con rất dễ bị
stress do đó cần chăm sóc cẩn thận đảm bảo nhiệt độ, thức ăn và nước uống thích hợp.
Khi heo con được 11 – 12 tuần tuổi thì trọng lượng đạt 20 – 22 kg/con thì xuất
bán giống hoặc chuyển lên nuôi thịt. Giai đoạn này heo tiêu chảy khá nhiều những con
tiêu chảy tiêm nova – enrocin, những con yếu, còi cọc, được nhốt riêng vào một ô để
dễ chăm sóc. Tất cả heo con đều tiêm vaccine theo đúng qui định của trại.

2.2.5. Vệ sinh thú y
Trại có cổng lớn dành cho xe bốn bánh và cổng nhỏ cho người và xe máy.
Trước khi vào trại, người, xe phải đi qua hố sát trùng, sau đó sẽ được phun thuốc sát
trùng toàn bộ.
Công nhân trước khi vào chuồng phải thay quần áo và mang ủng của trại. Trước
mỗi chuồng có hố sát trùng để nhúng chân trước khi vào và ra khỏi chuồng. Thuốc sát
trùng được thay mỗi ngày.
Hàng tuần trại lên lịch định kỳ phun xịt thuốc sát trùng toàn trại ít nhất 1
lần/tuần, tuỳ theo áp lực và tình hình dịch bệnh ở quanh vùng. Trại thay đổi thuốc sát
trùng sau 3 – 4 tháng sử dụng.
Vệ sinh xung quanh trại, nạo quét cống rãnh, đường mương tháo nước… giúp
cho môi trường chăn nuôi sạch sẽ, hạn chế vi sinh vật có hại. Các chuồng sau khi nuôi
xong đều được vệ sinh sạch sẽ sau đó sát trùng 2 đến 3 lần và để trống chuồng một
thời gian khoảng một tuần mới nuôi lại.

10


2.2.6. Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị cái và đực hậu bị
Thời gian

Vaccine

(ngày tuổi)
112

119

126


133

Phòng bệnh

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Farrowsure

Parvo (khô thai)

5

IM

Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Porcilis Begonia


Giả dại

2

IM

Porcilis App

Viêm phổi dính sườn

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

LTC

E.coli, Clostridium

2

IM


PRRS Vac

Tai xanh

2

IM

Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thời gian trước
khi sanh (ngày)
25

32

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

E.coli, Clostridium

2

IM


Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

Vaccine

Phòng bệnh

LTC


Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con
Thời gian sau khi
sinh (ngày)

21 – 24

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Parvo (khô thai)

5

IM

Dịch tả

2

IM

Vaccine

Phòng bệnh


Farrowsure
Pestiffa

11


Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Thời gian
(ngày tuổi)

Vaccine hoặc thuốc

Phòng bệnh

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

1

Oral

Tiêu chảy

1


Octacin – en và toltraril – s

3

Dextrafer complex

Thiếu máu

2

IM

7

Hyoresp

Mycoplasma

2

IM

10

Dextrafer complex

Thiếu máu

2


IM

21

Hyoresp

Mycoplasma

2

IM

Cầu trùng

Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian

Vaccine hoặc

(ngày tuổi)

thuốc

35

Pestiffa

42

FMD


49
56

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Dịch tả

2

IM

LMLM

2

IM

Giả dại

2

IM


Viêm phổi dính sườn

2

IM

Phòng bệnh

Porcilis
Begonia
Porcilis App

Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt
Thời gian

Vaccine hoặc

(ngày tuổi)

thuốc

91
98

Phòng bệnh

Liều
(ml/con)

Đường cấp


Pestiffa

Dịch tả

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

Porcilis App

Viêm phổi dính sườn

2

IM

12


Bảng 2.9: Quy trình tiêm phòng cho heo nọc
Vaccine hoặc


Thời gian

Phòng bệnh

thuốc

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Tháng 1 và tháng 7

Farrowsure

Parvo (khô thai)

5


IM

hàng năm

FMD

LMLM

2

IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái
Từ công thức cơ bản của di truyền học là: P = G + E
Trong đó P = Kiểu hình, G = Kiểu gen (kiểu di truyền), E = Yếu tố ngoại cảnh
(môi trường)
Cho chúng ta thấy để có kiểu hình tốt như mong muốn thì ngoài kiểu gen tốt
cần yếu tố môi trường tốt. Nếu chỉ đáp ứng được một trong hai yếu tố trên thì kiểu
hình sẽ không phát huy hết tiềm năng của kiểu di truyền. Tuy nhiên, kiểu hình của mỗi
cá thể sẽ không vượt qua được giới hạn của di truyền do tác động của các yếu tố ngoại

cảnh. Như vậy có thể nói hai yếu tố ngoại cảnh và di truyền quyết định tới khả năng
sinh sản của nái (Phạm Trọng Nghĩa, 2005).
2.3.1.1. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát dục của thú. Yếu tố di truyền là cơ sở để có sự khác biệt giữa các loài,
giống, dòng và ngay trong cùng một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở để có sự
khác biệt giữa các cá thể về tính trạng mà ta mong muốn.
Theo Gavil và ctv (1993), cho rằng tính mắn đẻ của heo nái phần lớn là do di
truyền từ đời này qua đời khác cho con cháu các đặc điểm của mình. Đặc tính này
không thể thay đổi được mặc dù đã có những biện pháp can thiệp khác như: kỹ thuật
phối giống, kỹ thuật chăm sóc tốt, dinh dưỡng…
Theo Wittemore (1993), nghiên cứu về số heo con đẻ ra trên ổ nhận thấy kết
quả phụ thuộc rất lớn vào kiểu di truyền của heo nái. Còn theo Lasley (1987), dù con
vật được nuôi ở điều kiện ngoại cảnh tốt nhất cũng không thể làm cho con vật vượt
khỏi tiềm năng di truyền của bản thân nó.
13


2.3.1.2. Yếu tố ngoại cảnh
Đồng bằng sông Cửu Long có hai mùa: mùa nắng kéo dài từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ nóng nhất trong năm gồm 3 tháng: tháng 3, tháng 4, tháng
5. Trong đó tháng 4 là tháng nóng nhất, có nhiệt độ trung bình là 28 – 29 °C.
+ Độ ẩm: Thời kỳ ẩm trùng với mùa mưa, độ ẩm trung bình của các tháng này
vượt quá 83 – 85 %. Tháng ẩm nhất là tháng 9, độ ẩm đạt tới 85 – 87 %. Thời kỳ khô
trùng với mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm tương đối trung bình giảm xuống
dưới 77 – 78 %. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 2 cũng có thể là tháng 3, lúc này
độ ẩm trung bình vào khoảng 75 %.
+ Nắng: Tháng nhiều nắng nhất là tháng 3. Hai tháng ít nắng nhất là tháng 9 và
tháng 6.

+ Gió: Mùa nắng hướng thịnh hành là hướng Đông Bắc. Mùa mưa, hướng thịnh
hành là hướng Tây Nam hoặc hướng Tây (Nguồn: Phạm Trọng Nghĩa, 2008).
Yếu tố ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát
dục của thú. Nếu chúng ta có một cá thể có kiểu di truyền tốt hợp với mong muốn của
chúng ta nhưng đó chưa phải là điều kiện duy nhất dẫn tới thành công trong chăn nuôi.
Một kiểu di truyền tốt nếu không có yếu tố ngoại cảnh thích hợp thì sẽ đem lại một
hiệu quả kém (Phạm Trọng Nghĩa, 2005).
- Tiểu khí hậu chuồng nuôi là khoảng không bên trong chuồng nuôi, được cấu
thành bởi các yếu tố khí tượng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tia bức xạ, độ thông thoáng,
thành phần các chất khí, bụi và các yếu tố sinh học mà chủ yếu là vi sinh vật. Sự thay
đổi bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thú.
- Theo Trần Thị Dân (2003), thì nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 29 °C làm giảm
lượng thức ăn tiêu thụ và có sự xáo trộn chu kỳ lên giống của nái. Nhiệt độ trên 30 °C
với ẩm độ tương đối của không khí trên 70 % làm tăng số con chết. Nếu đảm bảo các
yếu tố trên thì năng suất sinh sản của nái tăng lên từ 10 – 15 % và ngược lại. Nhiệt độ
cao có ảnh hưởng rất lớn vì nó làm thú mệt mỏi, giảm ăn, giảm sức đề kháng, gây
không tốt tới sự phát triển của thú cũng như sức sinh sản của vật nuôi.
Đối với trại heo Thanh Bình 2 thì nhiệt độ bên ngoài không ảnh hưởng nhiều
tới vật nuôi vì trại đều trang bị hệ thống chuồng lạnh cho từng chuồng.
14


×