Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y PET – PRO 389 CỘNG HÒA, P.13, Q.TÂN BÌNH, TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.66 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y PET – PRO 389
CỘNG HÒA, P.13, Q.TÂN BÌNH, TP.HCM

Họ và tên sinh viên: PHẠM HƯNG
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 9/2009


KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y PET – PRO 389 CỘNG HÒA,
P.13, Q.TÂN BÌNH, TP.HCM

Tác giả
PHẠM HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Tất Toàn

Tháng 09 năm 2009


i


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi khắc ghi công lao dạy bảo, truyền đạt kiến thức khoa học của quí
thầy cô trong suốt 5 năm Đại Học.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM,
ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Nội Dược đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ, cung cấp tài liệu quí báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập và nghiên
cứu.
Thành kính ghi ơn TS.Nguyễn Tất Toàn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
những kinh nghiệm thực tế, những tài liệu thiết thực cho tôi trong lĩnh vực này.
Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.Thái Thị Mỹ Hạnh, Bác sỹ Thái Thượng
Tín, đã giúp đỡ và cùng chia sẻ, những khó khăn, vất vả trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài để có được kết quả như hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã dạy dỗ cho tôi nên
người.
Cám ơn tất cả các bạn lớp Thú y 30, hai người bạn Tuyền, Nguyên đã luôn
chia sẽ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát bệnh viêm tai trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám
thú y PET – PRO 389 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, Tp.HCM”. Thời gian thực hiện
đề tài từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ viêm tai trên chó theo giống, tuổi, giới
tính; những dấu hiệu lâm sàng của chó viêm tai, các bệnh đi kèm; tiến hành phân
lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ một số mẫu dịch tai của chó bệnh; xét nghiệm

ngoại ký sinh trùng.
Kết quả thu được cho thấy chó viêm tai chiếm tỷ lệ thấp 46 ca trên tổng số
1126 ca đến khám và điều trị (chiếm 4,09%). Tỷ lệ chó bị viêm tai là chó ngoại
chiếm 4,85%, chó nội chiếm 2,34%, các giống chó ngoại hay bị viêm tai là chó
Nhật, Chihuahua, German Shepher, Boxer, và Coker. Tỷ lệ chó viêm tai tăng dần
theo lứa tuổi, trong đó nhóm chó trên 24 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 4,83% và
nhóm chó dưới 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,63%. Tỷ lệ chó đực bị viêm tai
chiếm 4,35%, trên chó cái là 3,79%. Viêm da là bệnh hay đi kèm với viêm tai nhất,
có 34,43% chó viêm tai mắc bệnh viêm da. Tỷ lệ chó bị viêm cả hai bên tai là
80,43%, và viêm tai xãy ra lần đầu là 78,26%.
Những biểu hiện lâm sàng đặc trưng của viêm tai được ghi nhận là: ngứa tai
(93,48%); lắc đầu (80,43%); loa tai ửng đỏ (100%); đau (82,61%); chảy dịch tai
(78,26%); ửng đỏ trong kênh tai (82,61%); sưng trong kênh tai (76,09%). Vi khuẩn
Staphylococcus spp hiện diện trong 58,33% mẫu dịch tiết của tai, nhạy cảm nhất với
hai kháng sinh là gentamycin và norfloxacin; vi khuẩn Pseudomonas spp, hiện diện
trong 25% mẫu dịch tiết của tai, đề kháng với hầu hết các kháng sinh ngoại trừ
tobramycin và norfloxacin; Corynebacterium spp diện diện trong 16,67% mẫu dịch
tiết của tai, nhạy cảm với các kháng sinh là amoxicillin-clavulanic acid, cephalexin,
norfloxacin, vancomycin, đề kháng với các kháng sinh erythromycin, kanamycin,

iii


streptomycin và tmp/sulfonamide. Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei canis hiện diện
trong 46,15% tai viêm, Demodex canis là 15,38%, Otodectes cynoitis là 38,47%.
Kết quả điều trị có 91,30% trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn, 8,70% trường
hợp bệnh tái phát, không có ca nào chết (0%).

iv



MỤC LỤC

Trang
Chương 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................01
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................01
1.2 Mục đích và yêu cầu ..........................................................................................02
1.2.1 Mục đích..............................................................................................02
1.2.1 Yêu cầu................................................................................................02
Chương 2: TỔNG QUAN......................................................................................03
2.1 Sơ lược về cơ thể và sinh lý học của tai chó ......................................................03
2.1.1 Tai ngoài..............................................................................................03
2.1.2 Tai giữa ...............................................................................................04
2.1.3 Tai trong ..............................................................................................04
2.2 Viêm tai ngoài trên chó ......................................................................................05
2.2.1 Căn bệnh học.......................................................................................05
2.2.1.1 Nguyên nhân mở đường............................................................05
2.2.1.2 Nguyên nhân khởi phát .............................................................07
2.2.1.3 Nguyên nhân duy trì..................................................................09
2.2.2 Chẩn đoán viêm tai ngoài....................................................................10
2.2.2.1 Dấu hiệu lâm sàng......................................................................10
2.2.2.2 Kiểm tra vi sinh vật....................................................................10
2.2.2.3 Nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ....................................10
2.3 Viêm tai giữa......................................................................................................10
2.4 Viêm tai trong ....................................................................................................10
2.5 Tụ máu vành tai..................................................................................................11
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về viêm tai ngoài trên chó...............11

v



Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.............................13
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài...............................................................13
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................13
3.3 Nội dung khảo sát...............................................................................................13
3.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm ..........................................................................13
3.4.1 Dụng cụ ...............................................................................................13
3.4.2 Vật liệu ................................................................................................13
3.5 Phương pháp tiến hành.......................................................................................13
3.5.1 Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai .....................14
3.5.1.1 Đăng ký hỏi bệnh ......................................................................14
3.5.1.2 Chẩn đoán lâm sàng ..................................................................14
3.5.1.3 Chẩn đoán cận lâm sàng............................................................14
3.5.1.4 Chó đưa đến khám được phân loại............................................14
3.5.2 Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tai ........................15
3.5.3 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch tai của chó bệnh ......15
3.5.4 Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng..........................................................15
3.5.5 Khảo sát hiệu quả điều trị ...................................................................15
3.5.1.1 Phương thức và liệu pháp điều trị ..............................................16
3.5.5.2 Đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh ............................................................16
3.5.6 Các công thức tính ..............................................................................16
3.5.7 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................18
4.1 Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai trên chó theo
giống, tuổi, giới tính................................................................................................18
4.1.1 Tỷ lệ chó viêm tai theo nhóm giống ...................................................19
4.1.2 Tỷ lệ chó viêm tai theo nhóm tuổi ......................................................22
4.1.3 Tỷ lệ chó viêm tai theo giới tính .........................................................23
4.2 Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tai .......................................25
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch tai của chó bệnh........29


vi


4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn...................................................................29
4.3.2 Kết quả thử kháng sinh đồ của các vi khuẩn
phân lập trong tai viêm...........................................................................................30
4.4 Kết quả xét nghiệm ngoại ký sinh trùng ............................................................32
4.5 Khảo sát hiệu quả điều trị...................................................................................33
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................35
5.1 Kết luận ..............................................................................................................35
5.2 Đề nghị ...............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................37
Tài liệu tiếng Việt.....................................................................................................37
Tài liệu tiếng nước ngoài .........................................................................................37
PHỤ LỤC ................................................................................................................39
Phụ lục 1...................................................................................................................39
Phụ lục 2...................................................................................................................43
Phụ lục 3...................................................................................................................44
Phụ lục 4...................................................................................................................47

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Căn bệnh học của viêm tai ngoài trên chó................................................05
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó viêm tai được phân lập theo giống, tuổi, giới tính ...................18
Bảng 4.2 Dấu hiệu lâm sàng của chó bị viêm tai (n = 46) .......................................25
Bảng 4.3 Một số bệnh đi kèm với viêm tai được ghi nhận ......................................28

Bảng 4.4 Dịch tiết trong tai viêm .............................................................................29
Bảng 4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn của 12 mẫu dịch tai........................................29
Bảng 4.6 Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus spp phân lập
từ dịch tai viêm (n = 7).............................................................................................30
Bảng 4.7 Kết quả kháng sinh đồ của Pseudomonas spp phân lập
từ dịch tai viêm (n = 3).............................................................................................31
Bảng 4.8 Kết quả kháng sinh đồ của Corynebacterium spp phân lập
từ dịch tai viêm (n = 2).............................................................................................32
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh trùng...............................................................33
Bảng 4.10 Hiệu quả điều trị bệnh viêm tai ..............................................................34

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ bệnh có triệu chứng viêm tai .......................................................19
Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ chó bị viêm tai theo giống...............................................20
Biểu đồ 4.3 So sánh tỷ lệ chó bị viêm tai theo tuổi..................................................22
Biểu đồ 4.4 So sánh tỷ lệ chó bị viêm tai theo giới tính ..........................................24
Biểu đồ 4.5 So sánh dấu hiệu lâm sàng của chó bị viêm tai ....................................26
Hình 2.1 Cấu tạo cơ thể học của tai chó ..................................................................03
Hình 4.1 Viêm tai có mủ vàng trên chó Phú Quốc 2,5 tháng tuổi ...........................21
Hình 4.2 Một chó ngoại bị viêm tai, viêm da dị ứng ...............................................25

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCMX


Parachlorometaxylenol

EDTA

Ethylenediamine-tetraacetic acid

tmp

trimethoprim

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:
Loài chó không phải là loài động vật mang lại hiệu quả kinh tế cao,
nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Mỗi
người chúng ta ai cũng cần được giải trí, cần bầu bạn, tâm sự và hơn hết là cần được
bảo vệ tài sản cũng như tính mạng. Để đáp ứng được những đòi hỏi này thì chó là
loài được ưa chuộng hàng đầu, bởi tính trung thành, sự thông minh, lòng can
đảm…cho nên nó ngày càng gắn bó và giữ một vị trí nhất định trong mỗi gia đình.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên chó phát triển rất phức tạp. Trong đó
những bệnh về tai, chiếm tỉ lệ 4,11% (Phan Tấn Phong, 2006); 4,56% (Hoàng Công
Minh, 2005) mà đặc biệt là bệnh viêm tai ngoài, chiếm 48,31% trong tổng số ca
viêm tai (Phan Tấn Phong, 2006); 39,1% (Hoàng Công Minh, 2005). Đây là bệnh
rất phổ biến trên chó, mặc dù là bệnh lành tính, nhưng nó thường làm chó ngứa
ngáy, đau và rất khó chịu. Viêm tai ngoài thể hiện tình trạng tai viêm đỏ, có nhiều
ráy tai và dịch tiết. Đôi khi, những triệu chứng này thường bị chủ nuôi bỏ qua, vì

thế bệnh thường tiến triển nặng và phức tạp hơn, dẫn đến bệnh viêm tai giữa hoặc
viêm tai trong rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe, sự thăng
bằng của cơ thể, và chức năng não bộ của thú (). Nếu
được phát hiện sớm, bệnh viêm tai ngoài có hiệu quả điều trị rất cao, tỷ lệ chó khỏi
bệnh chiếm 92,15% (Phan Tấn Phong, 2006); 87,78% (Hoàng Công Minh, 2005).
Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về bệnh viêm tai, được sự đồng ý
và phân công của khoa Chăn nuôi - Thú y, bộ môn Nội Dược trường Đại học Nông
Lâm Tp.HCM, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Tất Toàn chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài:

1


“Khảo sát bệnh viêm tai trên chó và hiệu quả điều trị tại phòng khám thú y
PET - PRO 389 Cộng Hoà, P.13, Q.Tân Bình, Tp.HCM”
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Ghi nhận tỷ lệ bệnh viêm tai và theo dõi hiệu quả điều trị trên chó, qua
đó giúp cho việc chẩn đoán và điều trị ngày càng tốt hơn.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai trên chó theo
giống, tuổi, giới tính
Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tai
Lấy mẫu, phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch tai của chó
bệnh
Lấy mẫu và xét nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes
cynotis, Sarcoptes scabiei canis, Demodex canis…
Theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CƠ THỂ VÀ SINH LÝ HỌC CỦA TAI CHÓ
Tai chó gồm có 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Hình 2.1 Cấu tạo cơ thể học của tai chó
(Nguồn: />2.1.1 Tai ngoài
Tai ngoài là một ống được cấu tạo bằng sụn. Nhiệm vụ là truyền xung
động của âm thanh xuống kênh tai để đến màng nhỉ. Tai ngoài bao gồm loa tai,
kênh tai dọc và kênh tai ngang. Loa tai được nâng đỡ bởi sụn nhĩ với nhiều hình

3


dạng và độ cứng khác nhau tùy theo giống, tạo nên hình dáng cho tai. Chó German
Shepherd có tai vểnh trong khi chó Cocker Spaniel, Golden Retriever lại có tai rũ.
Kênh tai ngang có một dây chằng hình vòng giúp cho sụn nhĩ bám với
sụn vành khuyên. Kênh tai ngang có đầu tận cùng tại màng nhỉ. Kênh này do hai
phần tạo nên, phần phía dưới lớn hơn gọi là pars tensa và phần nhỏ hơn phía trên
gọi là pars flaccidia. Chỉ có thể thấy được một phần của kênh tai ngang khi kiểm tra
tai bằng kính soi tai.
Kênh tai phía ngoài có thể được xem là phần da mở rộng vào trong tai vì
có cấu tạo tương tự da bao gồm lớp bì và thượng bì. Tế bào thượng bì phân chia,
hoá sừng, khô đi và tróc vải theo cách thức thông thường của da. Lớp bì chứa tuyến
bã nhờn và những tuyến ráy tai. Sự tích tụ của những mảnh vẩy sừng, chất tiết của
tuyến ráy tai và tuyến bã nhờn tạo nên sáp tai (ráy tai ) bình thường của chó.
Vì kênh tai ngoài chính là do lớp da tạo nên, tai sẽ có những biểu hiện
liên quan trong những phản ứng dị ứng. Ngoài ra những bệnh của da cũng sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến kênh tai ngoài của chó (Carlotti, 2002).
2.1.2 Tai giữa
Tai giữa nằm trong một xoang nhĩ chứa đầy không khí đặt trong xương
đá ở thái dương. Một cấu trúc gồm ba xương tai nhỏ là xương búa, xương đe và
xương bàn đạp hình thành một chuỗi xương ăn khớp với nhau, chạm vào màng nhĩ.
Những phần mở ra từ tai giữa là ốc tai và vòi Eustache dẫn ra hầu. Thần kinh mặt
và chuỗi giao cảm đi ngang qua tai giữa, có thể bị hư hại nếu tai giữa bị viêm dẫn
đến tình trạng liệt mặt hay hội chứng Horner (Carlotti, 2002).
2.1.3 Tai trong
Tai trong gồm hai phần chính là tiền đình và ốc tai. Ốc tai là phần phía
trước, có nhiệm vụ vận chuyển những kích thích cơ học nhận được ở cửa sổ tiền
đình thành những xung động thần kinh. Những xung động này tiếp tục được phần
ốc tai của dây thần kinh thính giác mang đến não là nơi tiếp nhận âm thanh trung
ương. Tiền đình chứa các kênh bán khuyên chịu trách nhiệm cho sự tiếp nhận chiều

4


hướng trạng thái thăng bằng của cơ thể, sau đó được chuyển đến trung tâm nhờ dây
thần kinh tiền đình (Cartti, 2002).
2.2 VIÊM TAI NGOÀI TRÊN CHÓ
2.2.1 Căn bệnh học
Theo August (1986), viêm tai ngoài là một tình trạng bệnh lý đa nguyên
nhân, trong đó có thể chia làm ba nhóm là nguyên nhân mở đường, nguyên nhân
khởi phát và nguyên nhân duy trì (Bảng 2.1), trong đó nguyên nhân mở đường
không trực tiếp gây viêm tai nhưng làm thú có nguy cơ mắc bệnh cao; nguyên nhân
khởi phát là nguyên nhân trực tiếp gây viêm tai và nguyên nhân duy trì làm tình
trạng viêm tai kéo dài, đáp ứng kém với chế độ điều trị và tái phát nhanh nếu không
được lưu ý.
Bảng 2.1 Căn bệnh học của viêm tai ngoài trên chó (August, 1986)

NGUYÊN NHÂN MỞ
ĐƯỜNG
Hình dạng ngoài
1. Tai rũ
2. Lông mọc trong
kênh tai
Vật trở ngại
1. Tân bào
2. Viêm
Ẩm ướt
1. Tắm
2. Bơi
Chữa trị bệnh
1. Trị chấn thương
2. Dùng kháng sinh
quá liều
Suy giảm miễn dịch

NGUYÊN NHÂN KHỞI
PHÁT
Ký sinh trùng
1. Otodectes
2. Demodex
3. Trombicula
Dị ứng
1. Quá mẫn
2. Dị ứng thức ăn
3. Dị ứng bọ chét
4. Dị ứng tiếp xúc
Ngoại vật

Tuyến bả nhờn
1. Tiên phát
2. Kế phát
Bệnh tự miễn
Viêm da thú nhỏ
Nấm da

2.2.1.1 Nguyên nhân mở đường
Hình dạng ngoài của tai

5

NGUYÊN NHÂN DUY
TRÌ
Vi khuẩn
1. Staphylococcus
spp
2. Pseudomonas spp
3. Corynebacterium
spp
Nấm men
- Malassezia spp
Những thay đổi bệnh học
tiến triển
Viêm tai giữa


Hình dạng ngoài của tai là một nguyên nhân mở đường quan trọng. Đối
với chó tai rũ như Cocker Spaniel, sự lưu thông không khí trong tai bị hạn chế dẫn
đến gia tăng ẩm độ tại chỗ và sự ẩm ướt của lớp thượng bì, tạo điều kiện cho sự sinh

sôi của vi khuẩn và nấm. Kênh tai bị hẹp như chó Pug, Chow Chow, English Bull
và Chinese Shar-Pei đều dễ mắc viêm tai do thiếu sự lưu thông không khí. Tương
tự, nếu lông chó ở bề mặt trong của loa tai phát triển quá nhiều sẽ ngăn trở sự tuần
hoàn của không khí (Trích dẫn bởi Phạm Ngọc Bích, 2008).
Mặc dù chó German Shepherd có tai vểnh nhưng giống chó này lại dễ bị
viêm tai ngoài do một nguyên nhân hình thể khác. Kênh tai ngang của chúng dài và
hẹp dốc xuống phía dưới làm cho chất bài tiết dễ bị ứ đọng. Ngoài ra tuyến bã của
giống chó này thường tiết quá nhiều chất nhờn, làm tích tụ chất bẩn gây viêm tai
(Trích dẫn bởi Phạm Ngọc Bích, 2008).
Sự ẩm ướt
Bề mặt da của kênh tai phải có một độ ẩm tối ưu để hàng rào bảo vệ của
da phát huy chức năng bảo vệ hiệu quả nhất. Ngược lại nếu độ ẩm quá thất hay quá
cao đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng và gây viêm. Vì thế
bơi hay tắm thường xuyên thường dẫn đến viêm tai ngoài.
Các bệnh lý gây tắt nghẽn tai
Bất cứ quá trình viêm hay tân bào trong tai cũng ảnh hưởng đến quá
trình lưu thông không khí trong tai và dẫn đến nhiễm trùng. Các khối u có thể tìm
thấy trong tai chó là u tuyến bã nhờn lành tính, u tuyến ác tính, khối u tế bào mast, u
sụn lành tính và u sụn ác tính.
Suy giảm miễn dịch
Viêm tai được thấy nhiều khi kết hợp với những bệnh có tác động suy
giảm miễn dịch, như bệnh Carré. Viêm tai cũng có thể gặp trong bệnh nấm da
Candida thường liên hệ với một trạng thái suy giảm miễn dịch.
Những liệu pháp điều trị bệnh
Kênh tai rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu chăm sóc và điều trị
không đúng. Cắt lông không cẩn thận, lau rửa tai chó bằng tăm bông...sẽ gây nên

6



những vết thương trên tai chó và tạo điều kiện cho quá trình nhiễm trùng. Sử dụng
kháng sinh quá liều và không đúng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và tạo
điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi. Sử dụng những chất sát khuẩn gây kích
ứng để rửa tai hàng ngày cũng là một yếu tố mở đường cho viêm tai.
1.2.1.2 Nguyên nhân khởi phát
Ký sinh trùng
Ghẻ Otodectes cynotis : Loài ghẻ này là một ký sinh trùng bắt buộc
trong tai với một chu kỳ sống khoảng 3 tuần. Tai nhiễm Otodectes có chất dịch xuất
có hạt màu xám đến đen trong những giai đoạn đầu, sau đó đặc tính có thể thay đổi
nếu có nhiễm trùng kế phát.
Mò bao lông Demodex canis : đôi khi được tìm thấy như một tác nhân
gây bệnh duy nhất trong viêm tai ngoài trên chó. Bệnh do Demodex không gây ngứa
nhiều, có nhiều chỗ rụng lông xuất hiện quanh mắt, tứ chi hay toàn bộ cơ thể. Ở
dạng cục bộ, lông rụng thành từng vùng, không thấy viêm. Dạng toàn thân, da đỏ
với nhiều dịch rỉ, viêm tai có mủ, mùi hôi tanh.
Mò Trombicula autumnalis : Những con mò này chỉ có giai đoạn ấu
trùng là sống ký sinh. Khi nhìn bằng mắt trần, chúng nhỏ như những chấm màu cam
có kích thước khoảng 1 mm. Trombicula autumnalis tấn công vào xung quanh loa
tai gây viêm tai ngoài.
Bệnh da dị ứng
Loa tai và các kênh tai dọc, ngang là phần mở rộng của da. Do đó chúng
thường có liên quan trong các bệnh da dị ứng. Đặc biệt, viêm tai ngoài thường kết
hợp với viêm bề mặt trong của loa tai và kênh tai dọc. Trường hợp này, trong giai
đoạn đầu không thấy chất dịch xuất và những vật chất viêm trong kênh tai. Sau đó
nhiễm kế phát và những thay đổi tăng sinh có thể xảy ra.
Dị ứng thức ăn : viêm tai ngoài xảy ra trên khoảng 80% trường hợp
Dị ứng thức ăn trên chó, và là dấu hiệu hiện diện duy nhất trong 20%
trường hợp.

7



Dị ứng bọ chét : Dị ứng do bọ chét không được xem là một nguyên nhân
của viêm tai ngoài vì nó không phải là một vị trí tốt cho bọ chét hút máu. Mặc dù
vậy, trong những trường hợp viêm toàn thân và tăng tiết nhờn do dị ứng với vết cắn
của bọ chét, tai cũng có thể bị liên quan
Dị ứng do tiếp xúc: viêm da tai do tiếp xúc ít xãy ra, trừ khi chó có thói
quen bất thường là nằm áp bề mặt trong của loa tai cho tiếp xúc với chất gây dị ứng
(dị viêm) ; mặc khác đôi khi tai ngoài bị dị ứng cục bộ với loại kháng sinh đang
điều trị, nên lúc đầu thì con vật đáp ứng rất tốt với thuốc điều trị, nhưng sau đó bất
ngờ tái bệnh trở lại, và khi kiểm tra sẽ thấy toàn bộ các phần của loa tai tiếp xúc với
dị nguyên bị viêm.
Ngoại vật
Tại một số nơi trên thế giới, các sợi nhỏ bay từ cây hay cỏ đuôi chồn là
nguyên nhân phổ biến gây viêm tai cấp, thường là một bên, nhưng đôi khi cả hai
bên ; những vật chất, cây cỏ khác cũng có thể lọt vào tai gây viêm ; việc sử dụng
thuốc bừa bãi và lông rụng vào tai đôi khi cũng là nguyên nhân gây viêm tai.
Tăng tuyến bã nhờn
Khi tuyến bã nhờn trên da chó tăng tiết quá mức, có thể thấy nhiều vẩy
gàu lớn bám trên lông, da và tích tụ trong tai của chó. Một số trường hợp tăng tiết
tuyến bã nhờn là do rối loạn quá trình sừng hoá của da, nhưng đại đa số các trường
hợp tăng tiết bã nhờn là thứ phát sau một quá trình bệnh. Những trường hợp phổ
biến là bệnh dị ứng mãn tính, bệnh tuyến nội tiết, thiếu chất béo thiết yếu, rối roạn
cơ chế chuyển hoá mỡ, và các bệnh ngoại ký sinh khác. Các giống chó như Cocker
Spaniel và Irish Setter dễ bị tăng tiết bã nhờn tự phát hơn các giống chó khác.
Viêm da mủ trên chó con
Viêm da mủ thường xãy ra trên chó con khoảng 8 – 12 tuần tuổi. Bệnh
gây viêm chung quanh mắt, miệng và tai. Chó con thường bị sốt và bị viêm tai
ngoài. Bệnh tự khỏi trong vòng 3 – 4 tuần nhưng để lại sẹo. Bệnh này rất hiếm gặp
trên chó lớn.

Vi sinh vật

8


Bệnh nấm da do Microsporum spp hay Trichophyton spp gây ra, só lẽ rất
hiếm lan đến tai. Tương tự, Sporothrix schenkii có lẽ hiếm khi được tìm thấy như là
nguyên nhân gây viêm tai.
2.2.1.3 Nguyên nhân duy trì
Vi khuẩn
Tụ cầu khuẩn gram dương cũng thường hiện diện trên tai chó bình
thường về lâm sàng. Nhưng những vi khuẩn này luôn phân lập được trên chó bị
viêm tai ngoài, và chúng được tìm thấy với một số lượng lớn. Staphylococcus
không thể khởi phát sự nhiễm trùng lâm sàng trong kênh tai bình thường, nhưng
chúng tăng đáp ứng với những sản phẩm viêm và kéo dài tình trạng viêm tai.
Vi khuẩn Gram âm ít khi được phân lập từ tai bình thường nhưng
Proteus spp, Pseudomonas spp, Escherichia coli và Klebsiella spp thường được
phân lập trong trường hợp viêm tai ngoài.
Nấm men
Nấm men Malassezia spp được tìm thấy ở một số lượng nhỏ trong 50%
tai bình thường và số lượng lớn hơn trong tai viêm. Khi bị Malassezia nặng có thể
làm tăng chất dịch màu nâu có mùi ngọt chảy ra từ tai.
Candida albicans đôi khi được tìm thấy trong trường hợp viêm tai ngoài
mà có lẽ liên quan đến sự suy giảm miễn dịch.
Aspergillus spp đôi khi cũng được tìm thấy trên tai bị viêm.
Những thay đổi trong quá trình viêm
Quá trình viêm tai trải qua một số giai đoạn, đầu tiên tiến trình viêm làm
thu hẹp dần kênh tai, cản trở sự lưu thông khí và tăng độ ẩm tại chỗ ; kế tiếp các
tuyến bã nhờn ban đầu triển dưỡng và trong trường hợp mãn tính trở nên bất dưỡng;
Tuyến ráy tai lớn lên và tăng hoạt động làm thay đổi về cả số lượng lẫn chất lượng

của chất tiết, tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm men;
Sau đó, tự bản thân các sản phẩm viêm lại tiếp tục trở thành một môi trường thích
hợp cho sự phát triển liên tục của vi khuẩn.

9


Sự tiến triển của viêm tai ngoài mãn tính thường không thể dự đoán
trước. Một số trường hợp xãy ra loét, gây nhiều đau đớn và tạo điều kiện cho sự
tăng sinh vi khuẩn. Đôi khi có sự tăng sinh mô hạt làm tắt kênh tai. Nặng nhất, viêm
dẫn đến sự hoá vôi của kênh tai là tình trạng không thể phục hồi được. Do vậy, diễn
tiến bệnh ở tai tạo nên một vòng xoắn bệnh lý làm quá trình bệnh trở nên xấu hơn
và kéo dài.
2.2.2 Chẩn đoán viêm tai ngoài
2.2.2.1 Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu của viêm tai ngoài thể hiện qua sự ‘bất an’ của chó. Thú bệnh
có biểu hiện lắc đầu, cào gãi bên ngoài cũng như bên trong gốc tai. Quan sát tai sẽ
thấy những vết đỏ ở phần dưới loa tai và kênh tai ngang. Chất dịch tai, có thể từ
dịch nhờn đến mủ, có màu hơi vàng đến đen (Carlotti, 2002).
Theo Cole (2003), những dấu hiệu lâm sàng có thể quan sát được của
viêm tai trên chó bao gồm ngứa tai, lắc đầu, đỏ loa tai, đau tai, sưng kênh tai dọc và
ngang, chảy dịch mủ và sáp (ráy) tai vàng hoặc nâu đọng trong kênh tai.
2.2.2.2 Kiểm tra vi sinh vật
Đó là kiểm tra sự hiện diện của ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm men gây
bệnh. Sự xuất hiện của nhiều bạch cầu trung tính trong dịch tiết có thể xác nhận vai
trò gây bệnh của vi khuẩn (Carlotti, 2002).
2.2.2.3 Nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
Thông thường điều này không được chỉ định trong giai đoạn đầu, chỉ
nên thực hiện trong những trường hợp tái lại, mãn tính hay khi đã thất bại trong liệu
pháp chữa trị.

2.3 VIÊM TAI GIỮA
Có thể do viêm lan từ tai ngoài sang, chấn thương, ung thư trong tai
giữa, hay do nhiễm nấm, viêm do vi khuẩn thường rất phổ biến. Viêm tai giữa khi
xãy ra thường khá nặng và đôi khi có sốt, biếng ăn, nôn, ngủ liệm...Cần chụp Xquang để được nhìn thấy rõ ổ viêm bên trong.
2.4 VIÊM TAI TRONG

10


Là kết quả của sự tiếp nối từ viêm tai giữa, dễ làm cho thú bị điếc. Quá
trình viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến nhọt mũ (abcess) não hay viêm não – màng
não.
2.5 TỤ MÁU VÀNH TAI
Bướu máu vành tai thường do tổn thương, vết cắn hoặc do chó lắc đầu
mạnh làm vỡ một số mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ máu lại ở vành tai
(máu tụ ở giữa lớp sụn và lớp da của tai). Bướu máu vành tai có thể xảy ra một phần
hay toàn bộ tai, có thể xảy ra ở mặt trong cũng như mặt ngoài của tai. Với bệnh
bướu máu vành tai, thú có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Dịch sẽ
được tái hấp thu lại sau một thời gian dài.
2.6 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM TAI
TRÊN CHÓ
Cole và ctv (2003) đánh giá hiệu quả của một loại thuốc nhỏ tai chứa
2,5% acid lactic và 0,1% acid salicylic điều trị trên 16 chó viêm tai ngoài do vi
khuẩn hoặc nấm. Tai viêm được nhỏ thuốc 2 lần/ngày trong 2 tuần và được đánh giá
sau một và hai tuần điều trị. Kết quả cho thấy thuốc có hiệu quả trên 67,7% trường
hợp, các dấu hiệu lâm sàng của viêm tai ngoài giảm có ý nghĩa sau 2 tuần (Trích
dẫn bởi Phạm Ngọc Bích, 2008)
Hoàng Công Minh (2005) đã ghi nhận tỷ lệ chó có biểu hiện viêm tai
khảo sát tại Trạm Thú Y quận 1 là 4,56%. Tỷ lệ chó bệnh viêm tai theo giống, tuổi,
giới tính trên tổng số chó bệnh đến khám và điều trị lần lượt là: giống nội (2,33%),

giống ngoại (5,90%); < 2 tháng tuổi (0,98%), 2-6 tháng tuổi (3,92%), 6-24 tháng
tuổi (7,52%), > 24 tháng tuổi (7,84%); đực (4,70%), cái (4,40%). Hiệu quả điều trị:
khỏi bệnh hoàn toàn (87.78%), tái phát (12,22%), chết (0%).
Phan Tấn Phong (2006) đã ghi nhận tỷ lệ chó có biểu hiện viêm tai khảo
sát tại Trạm Thú Y quận 1 là 4,11%. Tỷ lệ chó bệnh viêm tai theo giống, tuổi, giới
tính trên tổng số chó bệnh đến khám và điều trị lần lượt là: giống nội (2,88%),
giống ngoại (4,74%); < 2 tháng tuổi (2,02%), 2 - 6 tháng tuổi (4,30%), 6 - 24 tháng

11


tuổi (6,13%), > 24 tháng tuổi (6,75%); đực (4,36%), cái (3,81%). Hiệu quả điều trị:
khỏi bệnh hoàn toàn (92,15%), tái phát (7,85%), chết (0%).
Phạm Văm Huỳnh (2008), khảo sát tình trạng nhiễm các loài vi sinh vật
staphylococcus spp, pseudomonas spp, corynebacterium spp và nấm men malasseza
trên chó bị viêm tai ngoài. Kết quả khảo sát có 100% mẫu dịch tiết đều nhiễm vi
sinh, tỷ lệ chỉ nhiễm nấm men là 0% ; nhiễm đồng thời cầu khuẩn và trực khuẩn
chiếm tỷ lệ 30%; nhiễm đồng thời cả cầu khuẩn, trực khuẩn và nấm men là 33,33%.
Kết quả khảo sát của 43 mẫu dịch tiết như sau : nhiễm Staphylococcus spp là 23
mẫu (65,71%); Pseudomonas spp là 10 mẫu (28,57%); Corynebacterium spp là 5
mẫu (14,28%) ; âm tính với 3 loại trên là 5 mẫu (14,28%).
Phạm Ngọc Bích (2008), khảo sát tình trạng viêm tai ngoài trên chó tại
Tp.HCM và đánh giá hiệu quả điều trị của hai loại thuốc nhỏ tai Epi-Otic và Otifar.
Kết quả bệnh viêm tai chiếm 2,85% trên tổng số ca bệnh, trong đó bệnh viêm tai
ngoài chiếm 64,43% trên tổng số ca viêm tai. Chủ nuôi đồng ý là chó có đáp ứng từ
tốt đến rất tốt với thuốc Otifa là 75%, tỷ lệ này đối với Epi-Otic là 83% ;100% chủ
nuôi sử dụng Epi-Otic đều đồng ý là sản phẩm này dễ hoặc rất dễ sử dụng khi nhỏ
cho chó, tỷ lệ này đối với Otifa là 87,5% ; về sự kích ứng của thuốc thể hiện qua
phản ứng của chó khi được nhỏ thuốc có 62,5% chủ nuôi sử dụng Otifa, và 66,67%
chủ nuôi sử dụng Epi-Otic đồng ý rằng chó thể hiện sự thoải mái hoặc rất thoải mái

khi dùng thuốc.
Tóm lại, viêm tai ngoài trên chó là bệnh lý đa nguyên nhân, trong đó
nhiễm vi sinh (nấm men, cầu khuẩn, trực khuẩn) là nguyên nhân duy trì của bệnh.
Những dấu hiệu lâm sàng của viêm tai bao gồm ngứa, đau, đỏ và chảy dịch mủ ở
tai; qua khám soi tai có thể phát hiện đỏ, sưng và hẹp kênh tai. Tác động của những
hoạt chất acid salicylic, PCMX, EDTA, các đường đơn và sodium docusate đã được
ghi nhận trong việc làm sạch tai và diệt vi sinh bao gồm vi khuẩn và nấm gây
nhiễm trong tai.

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009
Địa điểm: Phòng khám thú y PET – PRO 389 Cộng Hoà, P13, Q.Tân
Bình, Tp.HCM
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Tất cả các chó mang đến điều trị tại phòng khám.
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT
- Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai trên chó theo
giống, tuổi, giới tính
- Khảo sát các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tai
- Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ một số mẫu dịch tai của chó
bệnh
- Xét nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes cynotis,
Sarcoptes scabiei canis, Demodex canis…
- Khảo sát hiệu quả điều trị.
3.4 DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM

3.4.1 Dụng cụ
Nhiệt kế, dây buộc khớp mõm, kéo, dao cạo lông, găng tay, cồn sát
trùng, bông gòn, tăm bông, ống tiêm, lamelle, lame, nhíp, kính hiển vi, đèn cồn...
3.4.2 Vật liệu
Nước cất, nước muối sinh lý, Crystal Violet, Lugol, Fuchsin, cồn
Methanol, cồn Ethanol, thuốc nhuộm Giemsa, dầu soi kín, môi trường chuyên chở
Carry Blair, tăm bông vô trùng…
3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

13


3.5.1 Khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai
Để khảo sát tình hình nhiễm bệnh có triệu chứng viêm tai chúng tôi tiến
hành khám lâm sàng, cận lâm sàng, lập hồ sơ bệnh án theo mẫu (phụ lục 1).
3.5.1.1 Đăng ký hỏi bệnh
Ghi nhận thông tin về tên chủ nuôi, địa chỉ, số điện thoại, giống chó,
tuổi, giới tính, trọng lượng. Hỏi thăm về phương thức nuôi, chế độ dinh dưỡng. Hỏi
bệnh sử, các triệu chứng đã thấy, các loại thuốc đã dùng, ghi nhận một số tình trạng
của thú khi mang đến như: sưng ở tai, tấy đỏ ở tai, có dịch hay mủ ở tai, tai có mùi
hôi thối...
3.5.1.2 Chẩn đoán lâm sàng
Thực hiện khám một cách tổng quát như: dùng nhiệt kế kiểm tra thân
nhiệt chó qua trực tràng; quan sát thể trạng, thể cốt so với lứa tuổi của chó; khám
lông da, quan sát độ bóng mượt của lông da, độ đàn hồi của da để đánh giá chế độ
dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ của chó. Sau đó ta tiến hành khám tai của chó:
kiểm tra da lông vùng tai, quan sát màu sắc của tai, chó bị viêm tai thường có biểu
hiện ngứa ngáy, khó chịu, viêm, tiết dịch và hình thành vẩy trong tai, do đó kích
thích con vật lắc đầu thường xuyên, rồi quào, hay chà, cọ chỗ tai bị viêm; tai bị
viêm sưng đau, trong một số trường hợp bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng

nghe và sự thăng bằng của cơ thể thú; sờ nắn, quan sát tình trạng của tai từ ngoài
vào bên trong, phần tai giữa và tai trong phải dùng ống soi tai để quan sát, kiểm tra
ngoại vật hay dị vật trong tai, quan sát dịch tiết ở tai, ráy tai, sự hiện diện của ve,
rận, tổn thương...
3.5.1.3 Chẩn đoán cận lâm sàng
Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch tai của chó bệnh; xét
nghiệm ngoại ký sinh trùng để xác định Otodectes cynotis, Sarcoptes scabiei canis,
Demodex canis.
3.5.1.4 Chó đưa đến khám được phân loại
Để đánh giá tỉ lệ bệnh viêm tai theo giống, tuổi, giới tính, chúng tôi dựa
trên sự phân loại sau: Giống chó gồm có giống chó nội và giống chó ngoại; lứa tuổi

14


×