Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Thú Y

Khóa

: 2004-2009

Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ HUYỀN

-2009-


KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y
QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

PHẠM THỊ HUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành


Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 9 năm 2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh
TS. Nguyễn Tất Toàn
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Thị Huyền
Tên luận văn: “Khảo sát bệnh trên đường hô hấp ở chó và ghi nhận kết quả
điều trị tại Trạm thú y quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày 03/09/09.
Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii



LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gởi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã nuôi
dạy con nên người, tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để con có được như
ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và
khoa Chăn Nuôi Thú Y đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tất Toàn và cô Bùi Ngọc Thúy Linh
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô chú anh chị công tác tại Trạm thú y quận Bình
Thạnh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, đặc biệt là anh Võ Văn Bùi đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp TY30 cùng tất cả bạn bè đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Với kiến thức còn hạn chế trong việc nghiên cứu làm đề tài, mặc dù có nhiều
cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót trong lúc thực hiện, rất mong nhận
được những góp ý quý báu của quý thầy, cô và các bạn để đề tài ngày càng được
hoàn thiện hơn.
SVTH: Phạm Thị Huyền

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Mục lục.......................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ix

Danh sách các hình......................................................................................................x
Danh sách các bảng....................................................................................................xi
Danh sách các biểu đồ.............................................................................................. xii
Tóm tắt luận văn...................................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích...............................................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh lý chó............................................................................................3
2.1.1. Thân nhiệt..........................................................................................................3
2.1.2. Tần số hô hấp ....................................................................................................3
2.1.3. Tần số tim..........................................................................................................3
2.1.4. Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai ..............................................4
2.1.5. Tuổi trưởng thành trung bình ............................................................................4
2.1.6. Chu kì lên giống ................................................................................................4
2.1.7. Số con trong lứa và lứa tuổi cai sữa ..................................................................4
2.1.8. Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó.................................................................5
2.2. Cấu tạo cơ thể học đường hô hấp của chó ...........................................................5
2.2.1. Mũi ....................................................................................................................6

iv


2.2.2. Yết hầu ..............................................................................................................6
2.2.3. Thanh quản........................................................................................................6
2.2.4. Khí quản............................................................................................................6
2.2.5. Phế quản............................................................................................................7
2.2.6. Phổi ...................................................................................................................7
2.3. Sinh lý hô hấp của chó.........................................................................................8

2.4. Một số nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp ..............................................9
2.4.1. Một số vi khuẩn gây rối loạn hoạt động hô hấp thường có trong dịch mũi
của chó ........................................................................................................................9
2.4.2. Một số virus gây rối loạn hoạt động hô hấp trên chó.....................................12
2.4.3. Một số loại nấm gây bệnh hô hấp trên chó ....................................................12
2.4.4. Ký sinh vật ......................................................................................................13
2.4.5. Một số nguyên nhân khác ...............................................................................13
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ hô hấp............................................................14
2.5.1. Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng ..........................................................................14
2.5.2. Yếu tố môi trường...........................................................................................14
2.5.3. Yếu tố cá thể ...................................................................................................14
2.6. Một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp......................................................14
2.6.1. Bệnh nội khoa .................................................................................................14
2.6.1.1. Bệnh ở đường hô hấp trên ...........................................................................14
2.6.1.2. Bệnh ở đường hô hấp dưới..........................................................................16
2.6.2. Bệnh truyền nhiễm ..........................................................................................18
2.7. Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó ..................................................................19
2.7.1. Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh ...............................................................19
2.7.2. Điều trị theo triệu chứng .................................................................................20
2.7.3. Điều trị theo cách sinh bệnh............................................................................20
2.7.4. Liệu pháp hỗ trợ ..............................................................................................20
2.7.5. Một số liệu pháp khác .....................................................................................20

v


2.8. Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh hô hấp trên chó .....................20
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................22
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát ..........................................................................22
3.2. Đối tượng khảo sát .............................................................................................22

3.3. Nội dung khảo sát...............................................................................................22
3.4. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ..........................................................................22
3.4.1. Dụng cụ chẩn đoán lâm sàng ..........................................................................22
3.4.2. Dụng cụ giải phẫu ...........................................................................................22
3.4.3. Dụng cụ chẩn đoán phi lâm sàng ....................................................................22
3.4.4. Hóa chất sát trùng, chất môi trường................................................................22
3.4.5. Các loại thuốc điều trị .....................................................................................23
3.5. Phương pháp tiến hành.......................................................................................23
3.5.1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh trên đường hô hấp ................................................23
3.5.1.1. Đăng kí hỏi bệnh ..........................................................................................23
3.5.1.2. Chẩn đoán lâm sàng .....................................................................................23
3.5.1.3. Chẩn đoán cận lâm sàng...............................................................................24
3.5.1.4. Phân loại theo nguồn gốc giống, nhóm tuổi, giới tính.................................25
3.5.2. Phân loại theo nhóm bệnh ...............................................................................25
3.5.3. Định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ......................................................25
3.5.4. Khảo sát một số chỉ tiêu máu ..........................................................................26
3.5.5. Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể ................................................................26
3.5.6. Khảo sát hiệu quả điều trị................................................................................27
3.5.6.1. Liệu pháp điều trị .........................................................................................27
3.5.6.2. Đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh ..............................................................................27
3.6. Các chỉ tiêu khảo sát ..........................................................................................27
3.7. Phương Pháp xử lý số liệu .................................................................................28

vi


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................29
4.1. Tình hình chó có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp ......................................29
4.2. Phân loại bệnh theo nhóm bệnh .........................................................................34
4.2.1. Tỷ lệ bệnh theo nhóm bệnh.............................................................................34

4.2.2. Bệnh nội khoa .................................................................................................36
4.2.2.1. Phân loại bệnh nội khoa ...............................................................................36
4.2.2.2. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó bệnh đường hô hấp..........37
4.2.3. Bệnh truyền nhiễm ..........................................................................................41
4.2.4. Bệnh ký sinh trùng ..........................................................................................43
4.2.5. Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với triệu chứng khác...........................44
4.3. Kết quả phân lập và thử kháng sinh đồ các vi khuẩn trong dịch mũi đường
hô hấp ........................................................................................................................46
4.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch mũi chó đường hô hấp ........................46
4.3.2. Kết quả thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được .................................48
4.3.2.1. Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus,
Staphylocccus spp., Streptococcus spp .....................................................................48
4.3.2.2. Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E. coli và Klebsiella .............51
4.4. Kết quả xét nghiệm mẫu máu trên chó bị bệnh đường hô hấp ..........................53
4.5. Khảo sát một số bệnh tích đại thể và vi thể.......................................................56
4.6. Hiệu quả điều trị trên chó bệnh đường hô hấp...................................................61
4.6.1. Bệnh nội khoa .................................................................................................61
4.6.1.1. Liệu pháp điều trị bệnh nội khoa .................................................................61
4.6.1.2.Hiệu quả điều trị bệnh nội khoa ....................................................................62
4.6.2. Bệnh truyền nhiễm ..........................................................................................63
4.6.2.1. Liệu pháp điều trị bệnh truyền nhiễm ..........................................................63
4.6.2.2. Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm............................................................64
4.6.3. Bệnh do ký sinh trùng .....................................................................................64
4.6.3.1. Liệu pháp điều trị bệnh do ký sinh trùng .....................................................65
4.6.3.2. Hiệu quả điều trị bệnh do ký sinh trùng.......................................................65

vii


4.6.4. Hiệu quả điều trị chung ...................................................................................65

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................69
5.1. Kết luận ..............................................................................................................69
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................75
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................75
PHỤ LỤC 3...............................................................................................................79

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
E.coli : Escherichia coli
ctv

: cộng tác viên

Hc

: hồng cầu

Hb

: hemoglobin

Ht

: hematocrit

Tc


: tiểu cầu

Bc

: bạch cầu

L

: lymphocyte

M

: monocyte

E

: eosinophil

B

: basophil

N gậy : neutro gậy cầu
N đốt : neutro đốt cầu

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Hệ thống hô hấp ở chó....................................................................................... 5
Hình 4.1. Chó chảy ghèn mắt, dịch mũi, thay đổi thể hô hấp khi viêm phổi............. 39
Hình 4.2. Chó chảy dịch mũi đặc ở bệnh viêm phổi ..................................................... 39
Hình 4.3. Chó sốt, suy nhược, mệt mỏi trong bệnh viêm phổi .................................... 40
Hình 4.4. Chó chảy dịch mắt và mũi, gương mũi khô, thở khó, nghi bệnh Carré .... 42
Hình 4.5. Viêm phổi kết hợp với tiêu chảy, phân lẫn máu và niêm mạc ruột ........... 42
Hình 4.6. Chó bệnh viêm phổi có triệu chứng động kinh ............................................ 43
Hình 4.7. Một ca nghi nhiễm giun tim............................................................................ 44
Hình 4.8. Phổi xuất huyết dày đặc, hóa gan đỏ, tích dịch bên trong ......................... 57
Hình 4.9. Ruột xuất huyết ................................................................................................ 57
Hình 4.10. Gan mềm, nhạt màu, dễ vỡ .......................................................................... 57
Hình 4.11. Thận tụ máu, sậm đen ................................................................................... 58
Hình 4.12. Phổi viêm sợi huyết (A) và phổi bị khí thũng (B) .................................... 58
Hình 4.13. Phổi bị sung huyết nặng, chảy dịch màu hồng .......................................... 59
Hình 4.14. Gan xuất huyết ............................................................................................... 59
Hình 4.15. Ruột xuất huyết máu đậm đen ..................................................................... 60
Hình 4.16. Viêm phổi sợi huyết, viêm tương dịch ....................................................... 60

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó ..........................................................5
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp theo giống, nhóm tuổi, giới tính ...........29
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó bệnh hô hấp theo nhóm bệnh....................................................34
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bị bệnh hô hấp theo vị trí bệnh .................................................36
Bảng 4.4. Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ......................37
Bảng 4.5. Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm ở chó mắc bệnh đường hô hấp .........................41
Bảng 4.6. Tỷ lệ bệnh ký sinh trùng ...........................................................................43
Bảng 4.7. Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với triệu chứng khác ....................45

Bảng 4.8. Tỷ lệ phân lập các vi khuẩn từ dịch mũi chó bệnh hô hấp .......................46
Bảng 4.9. Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus,
Staphylocccus spp., Streptococcus spp .....................................................................49
Bảng 4.10. Kết quả thử kháng sinh đồ đối với vi khuẩn E.coli và Klebsiella........51
Bảng 4.11. Kết quả xét nghiệm mẫu máu trên chó bị bệnh đường hô hấp...............54
Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị trên chó bị bệnh hô hấp nhóm nội khoa .....................62
Bảng 4.13. Hiệu quả điều trị bệnh truyền nhiễm ......................................................64
Bảng 4.14. Hiệu quả điều trị bệnh ký sinh trùng ......................................................65
Bảng 4.15. Hiệu quả điều trị trên chó bị bệnh đường hô hấp ...................................66

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh hô hấp so với các bệnh khác................30
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp theo nguồn gốc giống .......................31
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp theo nhóm tuổi ..................32
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng hô hấp theo giới tính...................333
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ chó bệnh hô hấp theo nhóm bệnh................................................35
Biểu đồ 4.6. Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ..................38
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với triệu chứng khác ................45
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ các vi khuẩn phân lập được trong dịch mũi ................................48
Biểu đồ 4.9. Hiệu quả điều trị chó bệnh đường hô hấp ............................................66

xii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát bệnh trên đường hô hấp ở chó và ghi nhận kết quả điều trị
tại Trạm thú y quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh”.

Thời gian thực hiện: 3/2009 - 7/2009.
Địa điểm: Trạm thú y quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp khảo sát: mỗi chó đến khám và điều trị được ghi nhận bằng
một bệnh án riêng. Lấy ngẫu nhiên mẫu dịch mũi và mẫu máu ở những chó có triệu
chứng hô hấp đặc trưng, mẫu dịch mũi được phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh
đồ, mẫu máu tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 1087 chó tới khám và điều trị tại trạm, kết
quả như sau:
Chó có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp chiếm tỷ lệ 18,77%. Nguồn gốc
giống và giới tính không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh hô hấp. Nhóm tuổi có tỷ lệ bệnh
cao nhất là nhóm > 2 – 6 tháng tuổi (26,24%).
Bệnh nội khoa có tỷ lệ nhiễm cao nhất (70,59%), bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ
nhiễm thấp nhất (3,92%), triệu chứng ghép cao nhất với bệnh hô hấp là viêm ruột
(7,84%).
Đã phân lập được 5 nhóm vi khuẩn trong dịch mũi chó bệnh đường hô hấp
bao gồm: Staphylococcus aureus, Staphylocccus spp., Streptococcus, Escherichia
coli, Klebsiella, Trong đó Staphylococcus spp. chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67%). Vi
khuẩn đề kháng cao với các loại kháng sinh ampicillin, bactrim, các kháng sinh còn
nhạy cảm là ceftriaxone, cefotaxime.
Kết quả xét nghiệm mẫu máu: nhóm nghi bệnh truyền nhiễm có lượng hồng
cầu giảm, bạch cầu tăng, bạch cầu lympho giảm; nhóm nghi bệnh nội khoa có bạch
cầu tăng hồng cầu giảm nhẹ; nhóm nghi bệnh ký sinh trùng có lượng hồng cầu
giảm, bạch cầu tăng nhẹ. Kết quả xét nghiệm phù hợp với những chẩn đoán lâm
sàng ban đầu.

xiii


Hiệu quả điều trị đạt 78,43% trong đó bệnh nội khoa đạt hiệu quả cao nhất
(87,50%), bệnh kí sinh trùng có hiệu quả điều trị thấp nhất (50%).


xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với bản chất thông minh, trung thành, giác quan nhạy bén, từ xa xưa con
người đã biết nuôi chó để giữ nhà, chăn giữ gia súc và săn bắt. Nhưng giờ đây loài
thú này lại gần gũi và thân thiết với con người hơn với vai trò thú cảnh. Chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp trong công viên, khuôn viên chung cư những chú chó với đủ
kích cỡ, chủng loại đang được chủ dắt đi dạo; những dịch vụ chăm sóc thú cưng
ngày càng được mở rộng và nâng cấp; quả thật nhu cầu về nuôi và chăm sóc thú
cảnh trong đó có chó cảnh đang ngày càng phát triển rộng rãi, trở thành một phần
của cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng về chủng loại, các
loại bệnh trên chó cũng phát triển theo hướng phức tạp, trong đó bệnh trên đường
hô hấp là một trong những mảng cần được quan tâm. Theo khảo sát về tỷ lệ chó
nhiễm bệnh đường hô hấp của Trương Tố Quyên (2007) tại Trạm thú y Quận 1
thành phố Hồ Chí Minh là 18,82%, của Nguyễn Duy Ngân (2005) tại Trạm thú y
Quận 4 là 26,09%. Mặt khác, cũng theo những khảo sát trước đó thì hiệu quả điều
trị bệnh này trên chó chưa cao: 75,94% (Trương Tố Quyên, 2007); 70,29% (Nguyễn
Duy Ngân, 2005). Ngoài việc ảnh hưởng lên hệ thống hô hấp, các bệnh trên hệ
thống hô hấp còn làm thú mệt mỏi, giảm ăn, suy yếu tạo cơ hội cho một số bệnh
khác phát triển ghép với bệnh như bệnh viêm ruột (tỷ lệ là 15,59%, Nguyễn Đức
Huy, 2005; 59,15%, Hồ Thị Bích Dung, 2005), bệnh viêm da, động kinh, viêm
mắt… Những ca bệnh ghép này thường làm bệnh nặng hơn, dễ làm thú chết nếu
không điều trị kịp thời.
Xuất phát từ những lí do trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh và


1


TS. Nguyễn Tất Toàn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh trên đường hô
hấp ở chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm thú y quận Bình Thạnh thành
phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục đích
Tìm hiểu một số bệnh về đường hô hấp trên chó và hiệu quả điều trị nhằm
nâng cao sự hiểu biết về công tác chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị trên chó, từ đó
khuyến cáo cho người nuôi có biện pháp phòng bệnh tốt hơn.
1.3. Yêu cầu
- Khảo sát tỷ lệ chó có triệu chứng bệnh trên đường hô hấp theo nguồn gốc giống,
nhóm tuổi, giới tính
- Phân loại theo nhóm bệnh
- Thu thập mẫu để phân lập vi khuẩn, định danh, thử kháng sinh đồ và xét nghiệm
một số chỉ tiêu sinh lý máu
- Khảo sát bệnh tích vi thể và đại thể (nếu có)
- Theo dõi, ghi nhận kết quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh lý chó
Chó có những đặc điểm sinh lý như sau:
2.1.1. Thân nhiệt
Nhiệt độ bình thường ở chó vào khoảng 380C - 390C (đo ở trực tràng).
Tuy nhiên thân nhiệt của chó còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi (chó

non có nhiệt độ cao hơn chó già), giới tính (chó cái thân nhiệt lớn hơn chó đực), sự
hoạt động (chó hoạt động nhiều thân nhiệt cao hơn)…Ở chó non trong 2 tuần đầu
sau khi sinh chúng chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt nên nhiệt độ thấp hơn bình
thường (35,60C - 36,10C).
2.1.2. Tần số hô hấp
Chó lớn: 10 - 40 lần/phút
Chó nhỏ: 15 - 35 lần/phút
Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện cường độ trao đổi chất của cơ thể được đo
bằng số lần thở trong một phút. Chó nhỏ cường độ trao đổi chất cao hơn chó lớn do
đó nhịp thở nhanh hơn. Tần số hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trạng thái
sinh lý, tình trạng bệnh lý của chó, yếu tố thời tiết, môi trường.
2.1.3. Tần số tim
Là số lần tim đập trong một phút, nó thể hiện cường độ trao đổi chất của cơ
thể, trạng thái sinh lý bệnh lý của cơ thể.
Chó trưởng thành có nhịp tim bình thường 70 - 120 lần/phút, chó già nhịp
tim thường là 70 - 80 lần/phút do cường độ trao đổi chất giảm. Chó non nhịp tim
thường là 200 - 220 lần/phút. Mùa đông có thể giảm 5 nhịp do khí hậu lạnh, mùa hè
có thể tăng 5 nhịp, khi hoạt động mạnh có thể tăng 10 - 20 nhịp.

3


2.1.4. Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi mà thú bắt đầu có khả năng sinh sản. Đối với
chó cái biểu hiện ở lần rụng trứng đầu tiên, còn chó đực biểu hiện bằng khả năng
thụ tinh của tinh trùng.
Chó đực: 7 - 10 tháng
Chó cái: 9 - 10 tháng. Chó cái mang thai: 57 - 63 ngày, trên chó thường có
hiện tượng mang thai giả.
2.1.5. Tuổi trưởng thành trung bình

Trung bình lúc 1 năm tuổi, chó đã hoàn toàn trưởng thành cả về thể vóc và
khả năng sinh sản. Tuy nhiên thời gian trưởng thành còn phụ thuộc vào giống chó,
chế độ dinh dưỡng, thường giống chó nhỏ con trưởng thành sớm hơn giống chó lớn
con.
2.1.6. Chu kì lên giống
Chó cái mỗi năm thường lên giống 2 lần, thời gian động dục trung bình 12 20 ngày, giai đoạn phối giống thuận lợi là ngày thứ 9 - 13 của thời gian động dục.
Ngoại trừ giống Besenji mỗi năm lên giống một lần, giống Shar-pei có chu kì động
dục từ 4 - 4,5 tháng.
2.1.7. Số con trong lứa và lứa tuổi cai sữa
Tùy theo giống chó, thường dao động 1 - 15 con/lứa
Chó mẹ độ tuổi 2 - 3,5 năm tuổi có số con đẻ và khả năng nuôi con tốt nhất
Tuổi cai sữa trên chó: lúc 8 - 9 tuần tuổi

4


2.1.8. Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006):
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Trị số bình thường

109/ml

7

g/l


150

103/mm3

7 - 17

Bạch cầu trung tính

%

60 - 75

Bạch cầu ưa acid

%

3-8

Bạch cầu base

%

0,2 - 0,6

Bạch cầu lâm ba

%

20 - 25


Bạch cầu đơn nhân

%

2-4

Tổng số hồng cầu
Hemoglobin
Tổng số bạch cầu

2.2. Cấu tạo cơ thể học đường hô hấp của chó
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006):
Đường dẫn khí phân nhánh thành hệ thống ống dẫn khí. Hệ thống ống dẫn
khí này dẫn không khí tới biểu mô phế nang để trao đổi khí. Về cấu trúc tổng quát,
hệ thống hô hấp bao gồm xoang và các ống dẫn. Từ trước ra sau có: mũi, yết hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
Thanh quản
Thực quản
Khí quản

Cơ hoành cách mô
Thùy đỉnh

Thùy tim

Thùy hoành cách mô

Hình 2.1. Hệ thống hô hấp ở chó
(http://www. WashingtonStateUniversity.htm.)


5


2.2.1. Mũi
Gồm lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi. Trong hốc mũi có nhiều cơ quan cảm
giác có khả năng phản ứng với các hóa chất trong không khí tạo cảm giác về mùi.
Niêm mạc mũi có tế bào đài tiết chất nhờn và hệ thống lông rung có chức năng
giữ và đưa ra ngoài các chất bẩn có trong không khí, đồng thời còn sưởi ấm
không khí nhờ hệ thống mao mạch (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002).
2.2.2. Yết hầu
Là một ống cơ và niêm mạc nối liền giữa họng và khí quản để không
khí qua lại và cũng là bộ phận thông với miệng và tai bằng một khe hẹp dài (ống
Eustache) qua đó dẫn khí tới xoang nhĩ và vào trong phần xốp của xương sọ.
2.2.3. Thanh quản
Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt.
Ngoài chức năng hô hấp còn là cơ quan chính để phát âm, bảo vệ đường hô hấp
không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn đặc biệt gọi là sụn
tiểu thiệt. Thanh quản có thể mở rộng hay thu hẹp để không khí vào nhiều hay ít
tùy vào nhu cầu hô hấp của chó. Thanh quản được bao phủ bởi lớp mô trụ giả kép
có lông rung, lớp giữa và lớp dưới là mô liên kết, ngoài cùng là cơ vân. Vì vậy
không khí đi vào đường hô hấp sẽ được sưởi ấm, lọc sạch bụi, vi sinh vật trước khi
vào phổi. Phần trước của niêm mạc thanh quản nằm ở sụn tiểu thiệt, là nơi rất
nhạy cảm, khi có vật lạ rơi vào nó sẽ tạo phản xạ tức thì như ho, hắt hơi để đẩy
chúng ra khỏi đường hô hấp.
2.2.4. Khí quản
Là ống dẫn khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba phế quản.
Cấu trúc chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép lại với nhau, luôn
luôn mở, không bị xẹp xuống khi áp lực giảm trong động tác hít vào. Khí quản có
nhiệm vụ dẫn khí. Mặt trong khí quản được lót bởi biểu mô trụ, biểu mô tầng có

lông rung và nhiều tuyến chất nhày. Khi bụi, vi khuẩn theo không khí lọt vào khí
quản sẽ bị dính vào các chất nhày và bị các lông rung quét lên vùng yết hầu vào
thực quản và được nuốt xuống bụng. Sặc và ho là những phản xạ nhằm tống ra

6


ngoài những vật thể lạ đã lọt vào trong đường hô hấp. Niêm mạc khí quản không
nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản.
2.2.5. Phế quản
Là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một lá phổi tương
ứng. Khi đi vào trong phổi nó tiếp tục phân chia ra nhiều nhánh nhỏ tạo thành
một hệ thống ống nhiều cỡ ngày càng nhỏ dần tới tận cùng ở các phế nang và
thường đi song song với các mạch máu.
Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản không tiến
hành sự trao đổi khí với cơ thể mà chỉ được lọc sạch bụi bẩn sưởi ấm và giữ hơi
nước, vùng này gọi là vùng vô hiệu.
2.2.6. Phổi
Gồm hai lá phổi phải và trái có thành mỏng và đàn hồi, chiếm gần trọn vẹn
xoang ngực. Thông thường dung tích của lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái. Mặt
ngoài của mỗi lá phổi lồi lên theo hình dạng của thành bên xoang ngực. Mặt
trong có các chỗ lồi lõm ứng với cấu tạo các cơ quan khác như: chỗ lõm của
tim, của thực quản, của động mạch chủ và ngay cả với một số tĩnh mạch lớn. Ngực
chó tương đối rộng và thành bên của ngực uốn cong nhiều nên mặt sườn của hai lá
phổi lồi. Phổi trái gồm 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô. Phổi phải
gồm 3 thùy như phổi trái và thùy thứ tư gọi là thùy giữa hay thùy Azygot.
Mặt ngoài của phổi có một lớp mô liên kết mỏng bao phủ đó chính là màng
phổi gồm lá thành và lá tạng. Lá tạng bao ngoài phổi, ngăn cách với các thùy phổi,
lá thành phủ mặt trong xoang ngực. Màng phổi luôn ở trạng thái căng rất cần cho
hai lá phổi co dãn. Màng phổi nối tiếp với mô gian bào cũng có tác dụng làm căng.

Mô gian bào này chia nhu mô phổi thành các tiểu thùy càng lúc càng nhỏ dần.
Phổi bình thường có màu hồng sáng hay đỏ nhạt, nếu có tụ máu sẽ chuyển thành
màu đỏ sậm hay đen.
Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang, phế nang là nơi trao đổi khí chính,
mặt trong là một lớp mô bì đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết và mạng
lưới mạch máu dày đặc, vì vậy phổi có tính đàn hồi rất cao. Các phế nang liên kết

7


lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế nang. Các tiểu ống phế nang
liên kết lại thành các tiểu thùy. Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy phổi. Các thùy
phổi tạo nên lá phổi (phải hay trái).
Xen kẽ với các tổ chức của phổi như trên, còn có một mạng lưới dày đặc
các mạch máu được phân chia với nhiều cấp độ khác nhau và cũng tận cùng ở các
phế nang.
2.3. Sinh lý hô hấp của chó
Tần số hô hấp trung bình của chó vào khoảng từ 10 - 40 lần/phút. Chó khỏe
thở thể ngực. Nhịp thở (tỷ lệ thời gian hít vào và thở ra) 1:1,64.
Hô hấp là quá trình trao đổi chất khí giữa cơ thể và môi trường xung
quanh gồm: sự hấp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Tham gia quá trình này là
O2, cần cho sự biến dưỡng các chất ở mô và CO2 là sản phẩm cuối cùng của quá
trình trao đổi chất. Ngoài ra quá trình này còn tham gia bài tiết các sản phẩm bay
hơi khác khỏi cơ thể như các thể keto, các thể acid (Nguyễn Như Pho, 1995).
Ngoài ra, hệ thống hô hấp còn tham gia việc điều hòa thân nhiệt bằng cách
tăng giảm tần số hô hấp, hấp thu một số chất bay hơi, tham gia quá trình phát âm
của thú, tham gia vào việc giúp đỡ cơ quan khứu giác nhận biết mùi không khí.
Ở chó vai trò điều hòa thân nhiệt của hệ thống hô hấp rất quan trọng. Do chó
không thể thải nhiệt bằng cách đổ mồ hôi mà thải nhiệt ra bên ngoài thông qua quá
trình trao đổi khí, vì thế chó có hiện tượng thở hổn hển khi trời nóng (Trần Thị

Dân, 2003).
Khi hít vào không khí sẽ đi qua đường dẫn khí (mũi bao gồm xoang mũi và
hốc mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản, phế quản) để vào các phế nang. Trên
đường dẫn khí không khí được làm ẩm và ấm nhờ hệ thống tế bào biểu mô có tiêm
mao, các tế bào có tiêm mao thải ra ngoài những vật lạ vướng vào tiêm mao và bề
mặt tế bào. Đường dẫn khí không có chức năng trao đổi khí. Ở tại các phế nang
mới là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang với máu. Khi thở ra thì
không khí sẽ đi theo đường ngược lại (Trần Thị Dân, 2003).
Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy và trung khu này bị ảnh hưởng bởi

8


trung khu cấp cao ở vỏ não. Tiến trình hô hấp được điều khiển bởi trung khu
thông qua dây thần kinh phế vị. Ngoài ra còn có sự điều hòa phản xạ được khơi
mào bởi kích thích bên ngoài hay bên trong thông qua thần kinh hay dịch thể
(Trần Thị Dân, 2003).
Khi cơ thể thú trong tình trạng bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị yếu hoặc
không còn hiệu lực, sự hoàn chỉnh của đường hô hấp bị giảm hoặc các trường hợp
bệnh làm giảm diện tích hô hấp của phổi sẽ gây rối loạn hoạt động hô hấp. Các
trường hợp biến động làm rối loạn trao đổi khí của cơ thể, dẫn đến hậu quả
giảm lượng O2 ở mô, thiếu dưỡng khí, đưa đến rối loạn trao đổi chất ở mô bào
(Nguyễn Như Pho, 1995).
Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp là do vi sinh vật, quá
trình nhiễm trùng làm thay đổi tổ chức học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao
đổi chất khí. Các yếu tố ngoại cảnh như sự thông thoáng của không khí, chất độc
trong chuồng nuôi, thức ăn (mốc, quá mịn) là những yếu tố nguy cơ tạo điều kiện
cho quá trình nhiễm trùng. Ngoài ra, các nguyên nhân từ quá trình bệnh lý khác
của cơ thể cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp. Thí dụ thiếu
vitamin A, tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm

sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô hấp, hoặc nếu đã mắc bệnh, thường bệnh
rất nặng. Bệnh của hệ thống tim mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp
(Nguyễn Như Pho,1995).
2.4. Một số nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp
2.4.1. Một số vi khuẩn gây rối loạn hoạt động hô hấp thường có trong dịch
mũi của chó
Staphylococcus
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae là những vi khuẩn Gram
dương.
Khả năng gây bệnh: thông thường vi khuẩn tồn tại trên hệ thống hô hấp,
khi sức đề kháng cơ thể yếu hay do nhiễm vi khuẩn có độc lực mạnh sẽ gây ra
bệnh. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và có thể đưa đến các hiện tượng

9


nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm thận cấp, viêm màng não, viêm tủy xương
và các xoang khác trong cơ thể (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001).
Streptococcus
Streptococcus là vi khuẩn hình cầu, thuộc nhóm Gram dương, không di
động, không bào tử, một số ít có capsule.
Khả năng gây bệnh: Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây viêm
phổi, viêm màng phổi ở người và động vật. Đây là loại vi khuẩn thường có trong
đường hô hấp, khi sức đề kháng cơ thể suy yếu vi khuẩn có thể trở nên gây
bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở động vật non cao hơn động vật trưởng thành. Bệnh do
Streptococcus pneumoniae thường xảy ra vào các tháng mùa đông và ít khi là
yếu tố mở đầu, thường kế phát theo các bệnh do virrus ở đường hô hấp trên (Tô
Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001).
Escherichia coli
Được Escherich phát hiện năm 1883, là trực khuẩn Gram âm, không bào

tử, tạo giáp mô mỏng, có lông xung quanh cơ thể, một số ít có lông bám.
Khả năng gây bệnh: Escherichia coli (E.coli) có sẵn trong cơ thể con vật
nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng cơ thể yếu, khi điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng kém, thiếu vệ sinh, thú bị cảm lạnh. Bệnh thường xảy ra ở thú non nhiều
hơn ở thú trưởng thành (Nguyễn Văn Hanh - Tô Minh Châu - Lê Anh Phụng,
1996).
Pasteurella multocida
Pasteurella multocida là cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, không di động,
không sinh nha bào, có giáp mô, bắt màu Gram âm.
Khả năng gây bệnh: là loại vi khuẩn có trong hệ vi sinh vật đường hô
hấp của chó, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát và gây bệnh. Trong phòng
thí nghiệm thỏ, chuột bạch, chuột lang rất nhạy cảm với vi khuẩn (Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2005).

10


×