Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỚNG CỦA SỰ BỔ SUNG BỘT HUYẾT VÀ MEN TRONG KHẨU PHẦN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.53 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TRẦN NGỌC TUYỀN

ẢNH HƯỚNG CỦA SỰ BỔ SUNG BỘT HUYẾT VÀ MEN TRONG KHẨU
PHẦN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM

SVTH: TRẦN NGỌC TUYỀN
LỚP: TC03TY
GVHD: PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

Tp. Hồ Chí Minh 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Trong những năm học tại trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
em đã được các thầy cô tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức về chuyên môn
cũng như kinh nghiệm thực tế, phần nào giúp bản thân em có những kiến thức cơ bản
làm nền tảng vững chắc cho công việc sau này. Bằng tấm lòng tôn kính, em xin chân
thành cảm ơn đến

Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y , trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ môn Thức ăn và Dinh dưỡng gia súc, khoa Chăn Nuôi Thú Y.
PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.


Các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 20 đã luôn chia sẻ, an ủi, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.

Trần Ngọc Tuyền

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Sinh viên thực tập: Trần Ngọc Tuyền
- Tên luận văn tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của sự bổ sung bột huyết(AP301) và
men(Diamond) trong khẩu phần gà đẻ trứng thương phẩm”
- Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi ngày 25/06/09.

iii


PHỤ LỤC
Nội dung

Trang

Chương 1: Mở đầu

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích thí nghiệm

2

1.3 Yêu cầu thí nghiệm

3

Chương 2: Cơ sở lý luận

4

2.1 Đại cương về gia cầm

4

2.1.1 Sinh lý đẻ trứng ở gia cầm mái

4

2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng và các yếu tố liên quan

5

2.1.3 Giới thiệu về giống gà Isa-Brown

10

2.2 Protein


10

2.2.1 Sơ lược nhu nhu cầu của protein

10

2.2.2 Ảnh hưởng thiếu và thừa protein

12

2.2.3 Nguồn cung cấp protein trong thức ăn cho gia cầm

12

2.2.4 Giới thiệu thành phần dinh dưỡng bột huyết AP301

13

2.3 Men

16

2.3.1 Sơ lược về men

16

2.3.2 Những ưu điểm của việc sử dụng men trong chăn nuôi

18


2.3.3 Chế phẩm bổ sung

19

Chương 3: Nội dung và phương pháp thí nghiệm

21

3.1 Nội dung

21

3.2 Phương pháp thí nghiệm

21

3.3 Chỉ tiêu theo dõi

23

3.3.1 Các chỉ tiêu về năng suất trứng

23

3.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng

24

3.3.3 Bệnh tật và chết


25

3.4 Hiệu quả kinh tế

25

3.5 Xử lí số liệu

25

Chương 4: Kết quả và thảo luận

26

4.1 Tỉ lệ đẻ

26
iv


4.2 Trọng lượng trứng

28

4.3 Chỉ số biến chuyển thức ăn cho 10 trứng

30

4.4 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng


31

4.4.1 Trọng lượng lòng đỏ

32

4.4.2 Chỉ số màu lòng đỏ

33

4.4.3 Trọng lượng lòng trắng

34

4.4.4 Chiều cao lòng trắng

35

4.4.5 Chỉ số Haugh

36

4.4.6 Trọng lượng vỏ

36

4.4.7 Độ dày vỏ trứng

37


4.5 Bệnh tật và chết

38

4.6 Hiệu quả kinh tế

39

Chương 5: Kết luận và đề nghị

41

5.1 Kết luận

41

5.2 Đề nghị

41

Tài liệu tham khảo

43

Phụ lục

45

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kì đẻ trứng ở gia cầm

4

Bảng 2.2 Tỉ lệ đẻ theo số lượng thức ăn và trọng lượng của gà

5

Bảng 2.3 Sử dụng thức ăn theo khẩu phần cân đối và không cân đối

7

Bảng 2.4 Quan hệ năng lượng/protein theo tỉ lệ đẻ

7

Bảng 2.5 Protein tiêu hóa theo tuần tuổi

8

Bảng 2.6 Mức protein thích hợp theo tuần tuổi

8

Bảng 2.2.5 Thành phần dinh dưỡng của bột huyết

14


Bảng 3.1 Bố tríi thí nghiệm

22

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cơ sở

22

Bảng 4.1 Tỉ lệ đẻ qua 10 tuần thí nghiệm

26

Bảng 4.2 Trọng lượng trứng qua 10 tuần thí nghiệm

29

Bảng 4.3 Chỉ số biến chuyển thức ăn cho 10 trứng

30

Bảng 4.4 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng

32

Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế

40

vi



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1a Tỉ lệ đẻ theo từng tuần

27

Biểu đồ 1b Tỉ lệ đẻ trung bình qua 10 tuần thí nghiệm

28

Biểu đồ 2 Trọng lượng trứng trung bình qua 10 tuần thí nghiệm

29

Biểu đồ 3 Chỉ số biến chuyển thức ăn cho 10 trứng

31

Biểu đồ 4 Tỉ lệ lòng đỏ trung bình qua 10 tuần thí nghiệm

33

Biêủ đồ 5 Chỉ số màu lòng đỏ trung bình

34

Biêủ đồ 6 Tỉ lệ lòng trắng trung bình

35


Biểu đồ 7 Chiếu cao lòng trắng trung bình

35

Biểu đồ 8 Chỉ số Haugh

36

Biểu đồ 9 Tỉ lệ vỏ trung bình

37

Biểu đồ 10 Độ dày vỏ trung bình

38

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm
nói riêng đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Với giá trị rất lớn về các sản
phẩm như thịt và trứng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, ngành chăn
nuôi gia cầm đã khẳng định tầm quan trọng của mình với nền kinh tế chung.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật con người đã tạo ra những giống
gà chuyên dụng khác nhau nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau của con người
như chuyên thịt, chuyên trứng hay kiêm dụng. Càng ngày, ngành chăn nuôi gà càng

phát triển mạnh mẽ thể hiện qua việc con người đã tạo ra những giống mới với năng
suất cao hơn rất nhiều như: năng suất trứng của gà mái đẻ không ngừng tăng lên, năm
1930 là 120 trứng/năm, đến năm 1970 là 220-240 trứng/năm, đến năm 1990 là 260
trứng/năm. Năm 1992 là 290-310 trứng/năm, và cho đến nay có những giống có thể
đạt đến 320 trứng/năm. Để có được những thành công trên thì chúng ta cần phải kể
đến yếu tố dinh dưỡng, khi chúng ta có con giống tốt mà không có dinh dưỡng tốt thì
hiệu quả và năng suất sẽ không cao. Do vậy, trong chăn nuôi thì dinh dưỡng là một
trong những vấn đề quan trọng hàng đầu.
Hiện nay, tình hình chăn nuôi ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với
quy mô trang trại ngày càng lớn, những trại nhỏ không còn phù hợp với nền kinh tế
hiện tại. Các trang trại lớn đầu tư cơ sở cũng như trang thiết bị máy móc hiện đại phù
hợp với xu thế hội nhập và phát triển lâu dài. Trong đó nổi lên lĩnh vực nuôi gà đẻ
thương phẩm, với quy mô ngày càng lớn, có mặt ở khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là
các tỉnh nam bộ như Đồng Nai, Long An, Tiền giang…
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, chúng ta
cần bổ sung (cung cấp) các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà như: protein, các acid
amin thiết yếu, B-complex, men tiêu hóa, khoáng, vitamine…Để giúp cho quá trình đẻ
trứng của gà được tốt hơn.
2


Trong đó vai trò của protein đã được xác định từ lâu và có tầm quan trọng đặc
biệt. Thực tế các sản phẩm cung cấp protein rất nhiều như bột cá, bột thịt, bánh dầu,
bột huyết… Trong số này có bột huyết được sản xuất từ các phụ phẩm từ công nghiệp
giết mổ, chế biến thịt như: bột máu huyết tương, bột thịt… với thành phần dinh dưỡng
khá đầy đủ và bột huyết đang được nghiên cứu rộng rãi để làm thay thế bột cá trong
việc cung cấp nguồn protein động vật.
Trong khi đó, những năm gần đây việc nghiên cứu về men tiêu hóa bổ sung
trong chăn nuôi đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả tốt với
ngành chăn nuôi nói chung và gà đẻ nói riêng. Ngoài ra men tiêu hóa cũng có nhiều

sản phẩm khác nhau, tuy nhiên dạng men cấy là loại men rất đặc biệt, nó chứa đầy đủ
cả con men và dưỡng chất do đó nó làm tăng hiệu quả của quá trình tiêu hóa thức ăn.
Tất cả các sản phẩm này khi đưa ra thị trường đã được các công ty kiểm nghiệm trước
tuy nhiên vẫn cần phải có những thử nghiệm để đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm cũng
như xác định được hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng chúng trong điều kiện chăn
nuôi cụ thể. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Huy Như Phúc, Bộ môn Thức ăn và
Dinh dưỡng gia súc, khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh, tôi đã tiến hành thí nghiệm: “Ảnh hưởng của sự bổ sung bột huyết và
men (Diamond) trong khẩu phần gà đẻ trứng thương phẩm”.
1.2 Mục đích thí nghiệm
Khảo sát sự ảnh hưởng của việc bổ sung protein bằng bột huyết trong thức ăn đối
với năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ.
Khảo sát sự ảnh hưởng của việc bổ sung men (Diamond) trong thức ăn đối với
năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ.

1.3 Yêu cầu thí nghiệm
Theo dõi tỉ lệ đẻ trứng của gà
Cân trọng lượng trứng
Đánh giá phẩm chất trứng

3


Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ GIA CẦM
2.1.1 Sinh lý đẻ trứng ở gia cầm mái
Gà bắt đầu đẻ trứng từ 19-21 tuần tuổi tùy theo giống, tuy nhiên ta có thể cho gà
đẻ sớm hơn bằng cách tăng cường thời gian chiếu sáng và bổ sung các chất kích thích
trong thức ăn, nhưng nếu cho gà đẻ quá sớm thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng như

trọng lượng trứng sau này. Thực nghiệm cho thấy nếu gà đẻ quá sớm thì sản lượng
trứng không cao và trọng lượng trứng nhỏ hơn so với khi gà đẻ đúng độ tuổi. Gà
thường đẻ trứng vào buổi sáng, nếu gà đẻ trứng sau 14h thì sẽ ngưng xuất noãn cho
đến 16-18 giờ sau, gà ngưng một chu kì đẻ trứng.
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cầm
Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Mái 1: 27giờ/trứng







O







O







O

Mái 2: 26 giờ/trứng












O











O

Mái 3: 25 giờ/trứng




















O





Ghi chú: ↓: đẻ; O: không đẻ (nguồn: theo chăn nuôi gia cầm- Lâm Minh Thuận,
2004)
Nhu cầu về dưỡng chất của gà mái trong ngày cũng có sự đỏi hỏi khác nhau,
buổi sáng gà cần nhiều protein cho việc tạo trứng, buổi tối gà cần nhiều Ca cho việc
tạo vỏ trứng, do đó ta cần cung cấp thật đầy đủ protein cho gà vào ban ngày.
Thời gian để gà tạo ra một quả trứng là khoảng 24-30 giờ, do đó gà không thể đẻ
hơn một quả trứng trong một ngày. Đặc biệt ở gia cầm là có thể đẻ trứng chậm lại vài
giờ đồng hồ nếu điều kiện xung quanh không thuận lợi cho việc đẻ trứng, do gia cầm
có thể kiểm soát cơ âm đạo theo ý muốn, cho nên ta cần tạo điều kiện tốt nhất cho gà
trong quá trình đẻ trứng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất của gà.


4


Quá trình đẻ trứng của gà có thể chia làm 3 pha:
Pha 1 (19-22 tuần tuổi): Giai đoạn này tương đối ngắn, tỉ lệ đẻ chưa cao
Pha 2 (23-45 tuần tuôi): Đây là giai đoạn chính và kéo dài, gà cho năng suất trứng
cao và tương đối đồng đều.
Pha 3 (46-72 tuần tuổi): Đây là giai đoạn cuối nên tỉ lệ đẻ giảm tương đối nhiều
tuy nhiên trứng có xu hướng lớn hơn, gà bắt đầu có dấu hiệu ấp hay thay lông.
2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng và các yếu tố liên quan
2.1.2.1 Giống
Đây là yếu tố quyết định vì nó liên quan đến di truyền, do vậy ta phải chọn giống
ngay từ đầu sao cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như phải phù hợp với điều
kiện chăn nuôi, ngoại cảnh, khí hậu của từng vùng…
Những giống khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với gà có
khối lượng cơ thể lớn thì đòi hỏi lượng thức ăn cao hơn, ngược lại gà giống nhỏ có nhu
cầu thức ăn ít hơn.
Bảng 2.2 Tỉ lệ đẻ theo số lượng thức ăn và trọng lượng của gà
Tỉ lệ đẻ

Số lượng thức ăn/ngày theo khối lượng của gà (gam)

(%)

1, 75 kg

2 kg

2, 25 kg


2, 5 kg

2, 7 kg

32, 8

102, 5

111, 5

120

128

138

41, 1

109

117, 5

126

134

142

49, 3


115

124

132, 5

140, 5

148, 5

57, 5

121, 5

130

138, 5

147

154, 5

65, 8

128

136, 5

145


153

161

(trích từ Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 1986)
Gà chuyên thịt nặng cân, ăn nhiều, trong khi đó gà đẻ chuyên trứng Isa-Brown
nhẹ cân ăn ít, nên nhu cầu protein trong khẩu phần phải cao hơn. Ví dụ: Gà Plymouth
thịt thì gà con cần 22% protein, gà giò cần 20% protein trong khẩu phần ăn. Gà Hybro
thịt thì gà con cần 24% protein, gà giò cần 22% protein trong khẩu phần ăn. Gà đẻ
chuyên trứng Isa-Brown, gà con (0-10 tuần tuổi) cần 20-21% protein, gà hậu bị (11-20
5


tuần tuổi) cần 17-18% protein, gà trong giai đoạn đẻ trứng (21-76 tuần tuổi) cần 1819% protein trong khẩu phần ăn (Bài giảng Dương Thanh Liêm, 1980).
2.1.2.2 Dinh dưỡng
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến khả năng
tăng trưởng, sinh sản của gà. Thức ăn tác động trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi
dưỡng, do vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho gà đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả tốt trong
chăn nuôi. Quan trọng nhất cho gà đẻ trứng là năng lượng và protein. Đối với protein
liên quan đến tỉ lệ và chất lượng của protein.
Tỉ lệ protein trong khẩu phần: Trong quá trình chăn nuôi, tùy theo lượng thức
ăn gà ăn được mà bổ sung protein trong khẩu phần để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu
cho duy trì, tăng trưởng, và sản xuất tối đa của gà.
Chất lượng protein: Sự cân đối acid amin trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn của gia cầm, hạn chế tối thiểu chi phí protein trong thức ăn, qua đó
ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của gà. Khi chất lượng protein kém và khó tiêu hóa thì
gia cầm sẽ ăn nhiều hơn để đảm bảo cho sản xuất, nhưng không mang lại hiệu quả về
kinh tế. Trong số các loại thức ăn cung cấp protein thì bột cá và bột huyết có sự cân
đối về acid amin khá tốt.
Thí nghiệm của N.G.Grigorew (1981) cho thấy quá trình sử dụng thức ăn trong

một ngày đêm của gà khi sử dụng khẩu phần không cân đối và cân đối có kết quả như
sau:
Bảng 2.3 Sử dụng thức ăn theo khẩu phần cân đối và không cân đối
Tỉ lệ protein

Tỉ lệ đẻ

Thức ăn/100

Protein sử

khẩu phần (%)

(%)

gà/ngày (kg)

dụng/1 gà/ngày
(g)

Khẩu phần

16, 8

72

10, 9

18


không cân đối

14, 8

72

12, 2

18

Khẩu phần

16, 8

72

8, 9

15

cân đối

14, 8

72

10, 2

15


6


Quan hệ với năng lượng
Mức năng lượng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn của gà mái đẻ.

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu về protein tăng lên khi tăng
mức năng lượng của khẩu phần.
Quan hệ năng lượng/protein (C/P): được tính bằng hàm lượng năng lượng của
một pound (hay kg) thức ăn trên tỉ lệ protein thức ăn đó. Tỉ lệ C/P thay đổi tùy theo thể
trọng, sức sản xuất.
Bảng 2.4 Quan hệ năng lượng/protein theo tỉ lệ đẻ
C/P theo hệ thống Anh,

C/P theo hệ thống quốc

Mỹ

tế (Châu Âu)

Gà mái đẻ 50%

91-94

201-207

Gà mái đẻ 70%

84-87


185-192

Gà mái đẻ 90%

80-83

176-183

(theo Morgan và Lewis, 1962 trích từ Dương Thanh Liêm và ctv, 2006)
2.1.2.3 Tuổi và giai đoạn đẻ trứng
Sức đẻ trứng của gà phụ thuôc vào từng giai đoạn của quá trình đẻ trứng của gà,
như trong giai đoạn đầu của thời kì đẻ trứng thì tỉ lệ đẻ và trọng lượng trứng của gà
tăng dần cho đến khi gà được khoảng 40 tuần tuổi thì tỉ lệ đẻ của gà bắt đầu giảm,
trọng lượng trứng lớn hơn. (tỉ lệ đẻ của gà sau một năm còn khoảng 70-80%), ngoài ra
khi gà càng lớn tuổi thì vỏ trứng càng mỏng và rất dễ vỡ, khả năng hấp thu thức ăn
giảm…Tùy theo từng giai đoạn của thời kì đẻ trứng có năng suất trứng khác nhau, gà
thường có năng suất cao trong giai đoạn pha 2 của quá trình đẻ trứng.
Trong giai đoạn gà đẻ cao, nhu cầu về dưỡng chất cũng như protein trong thức ăn
cần một lượng cao hơn giai đoạn gà đẻ thấp.
Theo tài liệu của Baintner (1965) cho biết mức protein tiêu hóa trong khẩu phần
của gà mái qua các giai đoạn tuổi.

7


Bảng 2.5 Protein tiêu hóa theo tuần tuổi
Tuần tuổi

Protein tiêu hóa (%)


Từ 20 đến 24

11

Từ 24 đến 40

15, 3

Từ 40 đến 44

14, 5

Từ 44 trở đi

13, 6

Malden C. Nesheim và ctv (1970) trích từ Huỳnh Thị Diệu (1986) đã xác định
mức protein thích hợp cho từng giai đoạn tuổi theo từng thời gian đẻ như sau:
Bảng 2.6 Mức Protein thích hợp theo tuần tuổi
Tuần tuổi
Từ 22 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi
Từ 40 tuần đến khi sức sản xuất giảm còn 65%
Sau khi sức sản xuất còn dưới 65%

Protein (%)
18
15, 5
15

2.1.2.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng

Các yếu tố bên ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi và
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của gà như: Stress, ánh sáng, bệnh tật, khí
hậu…
Khi bị Sttress: nếu gà bị stress do các yếu tố bên ngoài thì sẽ làm rối loạn kích
thích tố từ đó sẽ giảm sản lượng trứng.
Ánh sáng: thời gian chiếu sáng cho gà đẻ thường từ 10-14 giờ/ngày, ánh sáng rất
quan trọng đối với gà đẻ vì ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sinh dục, cho nên tăng
thời gian chiếu sáng sẽ nâng cao năng suất đẻ trứng. Nhưng nếu lạm dụng thời gian
chiếu sáng quá nhiều thì sẽ dẫn tới tình trạng lì ánh sáng tức là không còn đáp ứng với
ánh sáng nữa, do vậy ta cần có thời gian chiếu sáng hợp lí.
Bệnh tật: Nếu gà mắc các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn, E.coli…
thì sẽ làm giảm năng suất trứng, hay bị viêm phần phễu dẫn đến làm giảm khả năng
8


bắt giữ noãn, nên lòng đỏ sẽ không đi vào tử cung mà noãn rơi vào xoang bụng và
được hấp thu ở xoang bụng.
Nhu cầu protein cũng thay đổi theo thời tiết, khí hậu và các mùa trong năm.
Mùa nóng gà ăn ít nên phải bổ sung protein cao hơn trong khẩu phần ăn, ngược
lại vào mùa lạnh gà ăn nhiều thì hàm lượng protein trong khẩu phần phải thấp hơn so
với mùa nóng. Thường thì khi nhiệt độ tăng thêm 5oC thì hàm lượng protein trong thức
ăn tăng thêm 1%. Hàm lượng protein trong mùa hè thường cao hơn trong mùa đông
khoảng 1-2%.
Qua theo dõi các trại gà ở TP Hồ Chí Minh vào tháng 3, 4, 5 mùa khô, nóng, gà
mái đẻ trứng thương phẩm chỉ ăn hết từ 80-90 gam thức ăn một ngày, ít khi vượt lên
100 gam. Ngược lại vào tháng 12, tháng 1, tháng 2, trời lạnh hay vào mùa mưa (từ
tháng7 đến tháng11) gà ăn từ 90-110 gam/con/ngày duy trì được sức đẻ trứng cao, do
đó cần pha trộn thức ăn vào mùa khô, nóng có mức protein 19-20% cho gà đẻ, vào
mùa mát thức ăn biến động từ 18-19%. Mức 16-17% protein thô cho gà đẻ ở Việt Nam
không đạt kết quả tốt (Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2006)

Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến việc cung protein cho gà như đối với
nuôi trên lồng thì đòi hỏi về protein sẽ cao hơn đối với nuôi ở nền, do nuôi trên lồng gà
vận động ít nên ăn ít hơn. Do đó đòi hỏi nhu cầu protein cao hơn để cung cấp đầy đủ
cho cơ thể, ngược lại với gà nuôi ở dưới nền thì gà vận động nhiều nên sẽ ăn nhiều hơn
nên protein trong khẩu phần có thể ít hơn gà nuôi trên lồng mà vẫn đảm bảo nhu cầu
protein cho cơ thể. Thường thì sự chênh lệch về protein này là 1%. (Bài giảng Dương
Thanh Liêm, 1980).
2.1.3 Giới thiệu về giống gà Isa-Brown
Isa-Brown là giống gà đẻ trứng nổi tiếng và được nuôi khắp trên thế giới, đây là
giống gà đươc lai tạo từ các giống gà đẻ trứng cao sản tại Pháp. Gà Isa-Brown được
nhập vào nước ta từ những năm 1989. Gà Isa-Brown được tạo ra từ dòng bố có màu
nâu sẫm, dòng mẹ có màu trắng tuyền. Gà Isa-Brown mái có màu nâu nhạt, dễ nuôi,
sức đề kháng cao và ít nhiễm bệnh, đẻ nhiều, trứng có trọng lượng lớn, có vỏ màu nâu,
và rất được ưa chuộng trên thị trường.
9


Những thông số kĩ thuật về giống gà Isa-Brown
Về sản lượng trứng:
Tuổi đẻ trứng :18-19 tuần tuổi
Tỉ lệ đẻ cao điểm có thể đạt 91-95%
Sản lượng trứng 290-310 trứng/năm
Trọng lượng trứng bình quân từ 64-65 gam/trứng
Tiêu tốn thức ăn:
Giai đoạn hậu bị : 7, 5-85 gam/con/ngày
Giai đoạn đẻ trứng cao điểm:110-120gam/con/ngày
Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng là 1,4-1,5 kg thức ăn hỗn hợp.
Tỉ lệ nuôi sống:
Giai đoạn hậu bị : 97-98 %
Giai đoạn gà đẻ : 94-96 %

2.2 PROTEIN
2.2.1 Sơ lược nhu cầu của protein
Trong ngành chăn nuôi, protein là một trong những chất quan trọng hàng đầu, nó
là một chất hữu cơ có phân tử lượng cao được cấu tạo từ những nguyên tố như:C, H,
O, N, ngoài ra còn có một ít chất khoáng như S, P, Fe. Trong đó nitrogen thường
chiếm tỉ lệ khoảng 16%.
Về mặt sinh vật học thì protein là một hợp chất hữu cơ là thành phần cơ bản cấu
tạo nên các tế bào, enzyme, hormon, protein góp phần vào quá trình tăng trưởng, phát
triển, sinh sản. Khi vào cơ thể động vật dưới tác dụng của men pepsin, trypsin ở đường
tiêu hóa để tạo thành những chất đơn giản dễ tiêu hóa và hấp thu. Những chất đơn giản
đó bao gồm các acid amin thiết yếu và không thiết yếu.
Về tầm quan trọng thì các acid amin thiết yếu là rất quan trọng, vì các acid amin
thiết yếu này cơ thể không tự tạo ra được mà ta phải cung cấp từ bên ngoài vào. Đối
với gia cầm thì có những acid amin thiết yếu như lysin, methionin, tryptophan…
Những acid amin này thường có ít và không đủ trong thức ăn thực vật do đó ta cần

10


phải kết hợp nhiều loại thức ăn cũng như cung cấp bằng cách trộn thêm vào khẩu phần
ăn của gà.
Đối với gà đẻ còn tơ thì ta cần cung cấp protein cho các nhu cầu duy trì, tăng
trưởng và tạo trứng, còn gà già thì chỉ cần cung cấp cho nhu cầu duy trì và tạo trứng.
Ví dụ: Tính toán nhu cầu protein cho 1 gà mái đẻ nặng 1,75kg (=1,52kg

0, 75

)

đang ở đỉnh cao của tỉ lệ đẻ 90%. Trứng có trọng lượng là 60g/quả, sức tăng trọng

4g/ngày, nhu cầu protein thuần là 10 gam
Nếu protein trong thức ăn có giá trị sinh vật là 70% thì gà mái cần một lượng
potein tiêu hóa là :
10 x 100

= 14,285

70
Nếu tỉ lệ tiêu hóa protein đạt đến mức 80% thì gà mái cần một lượng protein thô
của thức ăn là:
14,285 x 100

= 17,857

80
Nếu gà trưởng thành không có tăng trọng thì không cần cộng nhu cầu protein cho
tăng trọng. (Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2006)
2.2.2 Ảnh hưởng thiếu và thừa protein
Ảnh hưởng thừa protein
Trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vì protein có giá thành khá cao, từ
việc lãng phí như vậy sẽ đưa đến giá thành sản xuất cao và điều đó là việc không mong
muốn trong chăn nuôi.
Việc cung cấp quá nhiều protein sẽ làm cho cơ thể thú không hấp thu hết, từ đó sẽ
làm cho thú bị tiêu chảy do sự lên men thối ở manh tràng, gà rất dễ nhiễm các bệnh về
đường tiêu hóa đặc biệt là E.coli, cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất trứng.
Khi cung cấp quá nhiều protein thì nhu cầu về năng lương cho gà lại đòi hỏi
nhiều hơn, vì protein và năng lượng có liên quan mật thiết với nhau. Do đó cũng gây

11



lãng phí, thậm chí có thể gây rối loạn cơ thể của gà nếu việc cung cấp năng lượng quá
thấp.
Ảnh hưởng thiếu protein trong khẩu phần
Việc cung cấp thiếu protein trong khẩu phần sẽ gây ra rối loạn các hoạt động
sinh lí bình thường như rối loạn về trao đổi chất, rối loạn về sinh trưởng và phát triển,
gà còi cọc.
Nếu thiếu protein trong khẩu phần quá nhiều và kéo dài thì sẽ dẫn đến tình trạng
thay lông ở gà. Đặc biệt là các acid amin thiết yếu như lysine, methionine. Tình trạng
gà cắn mổ sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt đối với gà đẻ trứng năng suất cao. Sản
lượng trứng sẽ giảm một cách rõ rệt, trọng lượng trứng cũng nhỏ hơn.
Như vậy ta có thể thấy việc ảnh hưởng thiếu protein trong chăn nuôi sẽ đưa đến
nhiều hậu quả rất nghiêm trọng mà ta không hề mong muốn.
2.2.3 Nguồn cung cấp protein trong thức ăn cho gia cầm
Theo nguồn gốc cung cấp protein trong thức ăn thì người ta chia ra làm 2 loại:
Thức ăn cung cấp protein có nguồn gốc thực vật: gồm bánh dầu đậu nành, bánh
dầu đậu phộng, bánh dầu dừa, bánh dầu cao su…
Thức ăn cung cấp protein có nguồn gốc động vật: bột cá, bột tôm, bột huyết, bột
thịt, bột lông vũ….Trong số đó bột huyết là được sử dụng trong thức ăn gia súc và gia
cầm tương đối nhiều.
Bột cá là loại thức ăn rất quan trọng, không thể thiếu trong khẩu phần thức ăn
của gà. Protein bột cá dễ tiêu hóa, thành phần acid amin thiết yếu rất đầy đủ và cân
đối, đặc biệt trong bột cá chứa nhiều methionin, là loại acid amin mà trong thức ăn
cung protein thực vật thường bị giới hạn. Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta
cũng có được nguồn bột cá để cung cấp nguồn protein động vật. Do đó hiện nay người
ta đang dần thay thế bột cá bằng bột huyết để cung cấp nguồn protein động vật. Bột
huyết là sản phẩm được chế biến từ các phụ phẩm trong công nghiệp giết mổ và chế
biến thịt động vật như máu. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại bột huyết
khác nhau, Trong đó bột huyết (AP301) được chế biến theo dạng sấy phun nên dễ tan
trong nước và dễ tiêu hóa.

12


2.2.4 Giới thiệu thành phần dinh dưỡng của bột huyết AP301 (Animal product
301)
Bột huyết là dạng protein động vật công nghiệp chất lượng cao, nó được sản xuất
từ các phụ phẩm từ các lò giết mổ công nghiệp, chế biến thịt và đã được sử dụng ở
nhiều nước như là nguồn protein động vật trong khẩu phần thức ăn của heo con theo
mẹ, heo con sau cai sữa và cho gà đẻ. Trong khi ngành sản xuất thức ăn cho gia súc,
gia cầm ở Việt Nam bột cá được xem như là nguồn cung cấp protein động vật chủ yếu
trong khẩu phần. Còn nguồn cung cấp protein động vật ở một số nước chăn nuôi tiên
tiến nguồn bột cá khan hiếm thì họ đã sử dụng các phụ phẩm từ các lò giết mổ công
nghiêp như bột máu, bột huyết, bột thịt thông qua xử lý để tạo nên nguồn protein động
vật rất phong phú. Thành phần dinh dưỡng cơ bản của bột huyết được thể hiện qua
bảng 2.2.5

13


Bảng 2.2.5 Thành phần dinh dưỡng của bột huyết
Thành phần
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)

Hàm lượng
4270

Protein (%)

92


Xơ (%)

0,5

Béo (%)

2

Lysin (%)

9

Methionin (%)

0,8

Glycine (%)

4,7

Threonine (%)

3,6

Tryptophane (%)

1,3

Leucine (%)


13,4

Isoleucine (%)

0,6

Phenylalanine (%)

7,1

Histamine (%)

7,5

Valine (%)

9,2

Fe (ppm)

2700
(Ghi nhận trên bao bì của nhà sản xuất)

Với thành phần khá phong phú và đậm đặc nên khi chúng ta bổ sung vào thức ăn
đã làm tăng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho gà, trong đó sự tăng lên của
protein là khá đáng kể (gần 1%).
Trên giống gà đẻ thương phẩm thì bột huyết đã được nhiều nước nghiên cứu,
trong đó có Trung Quốc đã thử nghiệm thành công trên con gà đẻ thương phẩm ở giai
đoạn sản xuất cao điểm và sau thay lông. Thí nghiệm này được thực hiện bởi bác sỹ
R.Wang và D. Li tại Đại học Nông Nghiệp Trung Quốc (China Agricultural

University)
Thí nghiệm bột huyết trên gà đẻ trong giai đoạn cao điểm
640 gà mái đẻ chia ra làm 4 nhóm thử nghiệm, mỗi nhóm gồm 4 lần lặp lại, mỗi
lần lặp lại gồm 40 con. Thời gian thực hiện: 40 ngày cao điểm của chu kì đẻ trứng.
14


Khẩu phần đối chứng gồm có 59, 2% bắp, 20% bã dầu đậu nành, 3% bã dầu bột
cải, 2% bột cá và một số thành phần bổ sung. Trong khẩu phần thử nghiệm thay thế
2% bột cá và bã dầu đậu nành bằng 2% bột huyết. Tổng số protein thô, năng lượng
tiêu hóa, lysine, methionin của các nhóm thử nghiệm đựơc cân đối bằng nhau giữa các
nghiệm thức.
Kết quả cho thấy năng suất trứng tăng 5% khi thay thế bột cá bằng bột huyết. Gà
ăn bột huyết vẫn sản xuất ổn định sau 20 ngày, trong khi gà ăn đối chứng thì không.

Trọng lượng trứng gà được cải thiện gà ăn 1% bột huyết, tuy nhiên không có sự
khác biệt giữa các nhóm thử nghiệm.
Không có sự khác biệt về chất lượng vỏ trứng giữa các nhóm thử nghiệm. tuy
nhiên trứng gà ăn bột huyết có vỏ rắn chắc hơn.
Lòng trắng trứng ít biến động khi gà mái sử dụng bột huyết.
Màu sắc lòng đỏ đậm đà hơn khi gà mái sử dụng bột huyết.
Thí nghiệm trên gà mái sau thay lông
Gà đẻ được ăn chung một loại khẩu phần tuy nhiên bột huyết thay thế bột cá ở
các mức khác nhau (1%, 1,5%, 2%)
Kết quả cho thấy:
Sai biệt về năng suất trứng có ý nghĩa (p<0,001) năng suất trứng tăng 13-24%
khi thay bột cá bằng bột huyết.
Trọng lượng bình quân của trứng không thay đổi.
Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn (tổng thức ăn/tổng trọng lượng trứng), kết quả cho thấy
gà mái sử dụng thức ăn nhiều hơn sau thay lông khi khẩu phần có bột huyết, nhờ vậy

cơ thể gà tích lũy được nhiều dưỡng chất, đem lại hiệu quả sản xuất cao và ổn định các
tuần lễ tiếp theo.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên và các tài liệu liên quan cũng như các thành
phần trong bột huyết nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên giống gà đẻ thương

15


phẩm nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế mà bột huyết có thể đem lại và từ đó áp dụng
vào thực tiễn.
2.3 Men
2.3.1 Sơ lược về men
2.3.1.1 Khái niệm
Men là một sản phẩm của công nghệ sinh học, đó là sản phẩm của quá trình lên
men các vi sinh vật có lợi như Lactobacillus acitophilus, Streptococus faecium,
Bacilus subtilis, được dùng làm chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, nhằm điều chỉnh
vi sinh vật trong đường ruột bằng cách ức chế các vi sinh vật có hại và tạo điều kiện
cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
Khi men được đưa vào đường tiêu hóa nó sẽ tạo ra các enzyme tiêu hóa, ổn định
pH của đường ruột, từ đó sẽ giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong
thức ăn sẽ được tốt hơn.
Việc sử dụng men trong thức ăn chăn nuôi đã xuất hiện vào những năm 60 của
thế kỉ 20, nhưng do còn nhiều vấn đề tranh cãi khác nhau mà cho đến những năm gần
đây việc sử dụng men sinh học mới được áp dụng phổ biến và rộng rãi.
Từ lâu con người đã biết sử dụng các phế phẩm trong sản xuất rượu bia để bổ
sung vào trong thức ăn cho vật nuôi để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và kết quả
cho thấy việc sử dụng các loại phụ phẩm này là rất tốt, nó kích thích tính thèm ăn của
vật nuôi, vì men được biết để cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu hóa lên men
dạ dày, và cải thiện chức năng đường ruột giúp cho vật nuôi ăn nhiều và mau lớn, thực
chất các phụ phẩm này là sản phẩm của quá trình lên men.

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học và những nghiên cứu
không ngừng cho thấy lợi ích vượt trội của bổ sung men trong khẩu phần của heo, bò,
gà và thủy sản… Cùng với việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn, cũng như
việc sử dụng kháng sinh ngày càng chặt chẽ hơn, các nhà nghiên cứu và sản xuất đang
tìm ra những sản phẩm nhằm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, trong đó men là
một sản phẩm được chú ý.

16


Trong ngành chăn nuôi hiện nay, con người đã tạo ra những giống vật nuôi với
năng suất rất cao, do vậy ta cần phải tạo ra những loại thức ăn tương ứng với tốc độ
sản xuất của chúng, và vấn đề bổ sung men vào trong thức ăn cũng là một giải pháp, vì
men hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu rất tốt, từ đó sẽ góp phần vào việc tăng năng suất của
vật nuôi.
Song song với chăn nuôi là vấn đề môi trường cần được đảm bảo một cách tốt
nhất, do vậy với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, việc đưa các men tiêu hóa vào
trong thức ăn để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu từ đó sẽ làm cho các chất thải
trong chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm và mùi hôi thốí.
2.3.1.2 Sự khác biệt giữa các loại men
Men là những loại nấm nhỏ, đơn bào thường có kích thước khoảng 5-10 micro.
Sự khác biệt của các loại tùy theo nơi tìm thấy, hình thái của tế bào, cách biến dưỡng
dưỡng chất, và cách sinh sản. Trong khi có gần 50000 loài nấm mốc, nhưng chỉ có 60
giống men đặc trưng cho khoảng 500 loài men khác nhau.
Men có nhiều trong môi trường, có thể tìm thấy trên ngũ cốc, phụ phẩm của hạt,
cỏ ủ chua, cỏ khô và có thể hiện diện ngay cả trong đất và nước. Những nguyên liệu
khác nhau có thể chứa từ một vài ngàn đến một triệu men sống cho mỗi gam. Nhiều
loại đã được chứng minh là có lợi cho vật nuôi, một số khác lại là tác nhân gây bệnh.
Nhưng hầu hết các loài men được coi là không có hại cũng không có lợi cho người và
vật nuôi.

Ngày nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm men khác nhau với nhiều chủng
loại và số lượng tế bào men khác nhau. Men sống bao gồm tế bào men khô tinh khiết,
với số lượng khác nhau thay đổi từ 15-25 tỉ tế bào men sống cho mỗi gam. Dựa vào
phương pháp sấy, men sống trên thị trường dược chia làm 3 dạng: phương pháp sấy lò
ống men có dạng hạt, phương pháp sấy thảm men có dạng viên đạn, phương pháp sấy
roto men có dạng hình cầu. Còn đối với men (Diamond) thì khác hẳn các loại men kể
trên, đây là sản phẩm thức ăn men đặc biệt, không chỉ chứa các tế bào men hay men
sinh khối mà là sản phẩm lên men hoàn toàn để cung cấp chất biến dưỡng lên men tạo
ra từ quy trình lên men đặc biệt. Do đó men cấy chứa tế bào men sống còn xót lại và
được coi là nguồn đáng kể tế bào men sống hay men sinh khối.
17


Hiện nay trong chăn nuôi chúng ta sử dụng chủ yếu dưới dạng men sống. Đây là
dạng men cung cấp cho vật nuôi dưới dạng cho ăn trực tiếp tế bào men với hy vọng
chúng sẽ tham gia vào quá trình biến dưỡng trong đường tiêu hóa và cung cấp làm
thức ăn cho nhóm vi sinh vật có lợi. Sự khác biệt lớn nhất giữa men và men cấy là men
cấy ngoài việc tham gia vào quá trình tiêu hóa và làm thức ăn cho vi sinh vật có lợi thì
chúng còn là chất dinh dưỡng để kích thích sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi
trong đường ruột của vật nuôi.
Ở mức phóng đại cao cho thấy có sự khác biệt giữa men sống và men cấy. Sản
phẩm men sống phải được duy trì sống trong quá trình chế biến, và dự trữ để mang lại
lợi ích cho vật nuôi từ sự lên men sau khi ăn. Còn đối với sản phẩm men cấy, được lên
men hoàn tất trước khi dùng, không giảm lợi ích của sự lên men và ít bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ, ẩm độ và các quy trình chế biến khác.
2.3.2 Những ưu điểm của việc sử dụng men trong chăn nuôi
Khi men được đưa vào trong cơ thể nó sẽ tạo ra những enzyme trong đường tiêu
hóa, những enzyme này có khả năng làm cho pH của ruột luôn ổn định. Từ đó sẽ góp
phần ức chế các vi khuẩn có hại cho cơ thể như E.coli, Salmonella, Vibro cholera… và
giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tốt hơn.

Trong quá trình nuôi dưỡng sẽ có những vấn đề làm thay đổi thức ăn hay thú có
sức khỏe yếu không có khả năng tiết enzyme thì việc cung cấp men cho thú là rất cần
thiết.
Khi chúng ta thay đổi thức ăn thì sẽ dẫn đến tình trạng đường tiêu hóa phải thích
nghi với sự thay đổi đó, như vậy lượng thức ăn được đưa vào sẽ không được tiêu hóa,
hấp thu tốt từ đó lượng thức ăn dư thừa sẽ được cơ thể bài thải ra ngoài. Như vậy
chúng ta cần hỗ trợ tiêu hóa bằng cách bổ sung men vào trong khẩu phần ăn.
Đối với thú còn non trong giai đoạn tập ăn thì cơ thể chỉ thích nghi với việc tiêu
hóa những thức ăn đơn giản như sữa, trong giai đoạn này thì việc tiêu hóa gắn liền với
các enzyme có sẵn trong đường tiêu hóa. Như vậy khi cho thú non tập ăn thì viêc tiêu
hóa trở nên rất khó khăn cho nên cần bổ sung vào trong thức ăn các loại men để hỗ trợ
tiêu hóa.
18


Trong quá trình chăn nuôi không phải lúc nào ta cũng cung cấp cho vật nuôi
những loại thức ăn tốt nhất, mà đôi khi thú cũng phải tiêu hóa những loại thức ăn khó
tiêu hóa như cellulose, pectin, hemicellulose, glucan hay các prorein biến tính…Việc
tiêu hóa các loại thức ăn này là vô cùng khó khăn, do đó chúng ta cần cung cấp cho thú
những loại enzyme nhân tạo để giúp tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm chứa các enzyme nhân tạo như
probiotic, nấm men, men cấy… Các sản phẩm này chứa các loại enzyme tiêu hóa khác
nhau và cũng rất đa dạng, trong đó men cấy là loại sản phẩm rất được chú ý, nó được
sản xuất rất đặc biệt, thành phần dinh dưỡng khá phong phú nên rất được ưa chuộng
trên thị trường hiện nay.
2.3.3. Chế phẩm bổ sung
2.3.3.1 Khái niệm men cấy
Men cấy là một sản phẩm đặc biệt, giá trị của nó không chỉ gồm các tế bào nấm
men (như men sống) hay men sinh khối (như men chết). Sản phẩm men cấy được lên
men yếm khí để sản sinh ra chất đậm đặc biến dưỡng của men là chất dinh dưỡng để

kích thích sự sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột của vật nuôi. Men
cấy là một loại sản phẩm duy nhất trong các sản phẩm lên men hiện tại và cần được
đánh giá là sản phẩm lên men chứa các chất dinh dưỡng không xác định.
Men đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều thập niên qua, men cấy cũng được
nghiên cứu trong 25 năm qua. Với kết quả không ngừng được cải tiến, đưa đến giá
thành tương đôi thấp và làm tăng khả năng tiêu hóa các chất trong đường tiêu hóa. Do
vậy men cấy được sử dụng rộng rãi trong thức ăn cho vật nuôi.
2.3.3.2 Ưu điểm của men cấy
Nhiệt độ cao và oxid hóa không ảnh hưởng đến chất lượng của men
Quá trình chế biến thức ăn viên không làm thay đổi chất lượng men
Men cấy nuôi dưỡng và ổn định vi khuẩn có lợi đường tiêu hóa, điều này rất quan
trọng vì trong đường tiêu hóa thì sự tồn tại giữa vi sinh vật có lợi và hại luôn có xu
hướng ngược nhau, nếu các vi sinh vật có lợi phát triển nhiều thì lượng vi sinh vật có
hại sẽ rất ít và ngược lại.
19


×