BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA,
TIÊU CHẢY TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên : TRẦN THỊ MỸ PHÚC
MSSV
: 03212554
Ngành
: Thú Y
Niên khóa
: 2003 - 2008
Tháng 6/2009
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG ÓI MỬA, TIÊU CHẢY
ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
TRẦN THỊ MỸ PHÚC
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ
ngành Thú Y
Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN VĂN PHÁT
BSTY. VÕ VĂN HÙNG
Tháng 06/2009
i
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Đại
học Tại chức Cần Thơ.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y
Toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
cho tôi những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: ThS. Nguyễn Văn Phát, BSTY. Võ Văn
Hùng là những thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn :
Ban Giám Đốc Bệnh viện Thú y Trường Đại học Nông Lâm
Các Thầy Cô, Anh Chị và các bạn trong và ngoài Bệnh viện Thú y đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Cảm ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người!
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Thú y Tại chức
Cần Thơ 03 đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TRẦN THỊ MỸ PHÚC
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó đến khám
và điều trị tại Bệnh viện Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”
Đề tài đã được thực hiện từ 01/07/2008 đến 31/10/2008 tại Bệnh viện Thú Y
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát:
Qua theo dõi 564 chó bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y có 297 chó
bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ 52,66 %. Trong đó, chó bệnh ở
nhóm tuổi 2 tháng đến 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66,67 %.
Thông qua khảo sát lâm sàng, chúng tôi ghi nhận có 8 nhóm nguyên nhân bệnh có
triệu chứng ói mửa, tiêu chảy: nghi bệnh do nguyên nhân khác (36,70 %), bệnh do
giun (25,25 %), kế đến là nghi bệnh Carré (21,21 %), nghi bệnh do Parvovirus
(6,74 %), nghi bệnh Carré ghép giun (4,05 %), nghi bệnh do Leptospira (3,70 %), ngộ
độc (1,68 %), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun (0,67 %).
Kết quả điều trị:
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đối với từng loại bệnh: cao nhất là bệnh do giun (89,33 %),
kế đến là nghi bệnh do nguyên nhân khác (78,90 %), nghi bệnh Carré (71,43 %), nghi
bệnh do Parvovirus (60,00 %), nghi bệnh do Parvovirus ghép giun (50,00 %), nghi
bệnh Carré ghép giun (33,33 %), ngộ độc (40,00 %), và thấp nhất là nghi bệnh do
Leptospira (27,27 %).
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ.....................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. Một vài chỉ tiêu sinh lý trên chó ..............................................................................3
2.1.1 Thân nhiệt ...............................................................................................................3
2.1.2 Nhịp thở ..................................................................................................................3
2.1.3 Nhịp tim..................................................................................................................3
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai ...................................................3
2.1.5 Chu kỳ lên giống ....................................................................................................3
2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa ......................................................................3
2.2 Phương pháp cầm cột chó..........................................................................................4
2.2.1 Túm chặt gáy ..........................................................................................................4
2.2.2 Buộc mõm...............................................................................................................4
2.2.3 Banh miệng.............................................................................................................4
2.2.4 Vòng đeo cổ (Vòng Elizabeth) ...............................................................................4
2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó...............................................................4
2.3.1 Tại phòng khám......................................................................................................4
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng................................................................................................5
2.3.2.1 Khám chung.........................................................................................................5
iv
2.3.2.2 Khám hệ tim mạch...............................................................................................5
2.3.2.3 Khám hệ hô hấp...................................................................................................5
2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa.................................................................................................5
2.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm..................................................................................5
2.3.3.1 Kiểm tra phân ......................................................................................................5
2.4 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó..........................................................................6
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.......................................................................6
2.4.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh ................................................................................6
2.4.3 Điều trị theo triệu chứng.........................................................................................6
2.4.4 Liệu pháp hỗ trợ .....................................................................................................6
2.5 Phòng bệnh ................................................................................................................7
2.5.1 Biện pháp vệ sinh ...................................................................................................7
2.5.2 Biện pháp tiêm chủng.............................................................................................7
2.6 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa ..........................................................7
2.6.1 Bệnh ở xoang miệng...............................................................................................7
2.6.2 Ói mửa và tiêu chảy................................................................................................7
2.6.2.1 Ói mửa .................................................................................................................7
2.6.2.2 Tiêu chảy .............................................................................................................8
2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó ..........................................10
2.7.1 Bệnh do virus........................................................................................................10
2.7.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper) ........................................................................10
2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus...........................................................................................13
2.7.2 Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira...........................................................................20
2.7.3 Bệnh do giun.........................................................................................................17
2.7.3.1 Bệnh do giun đũa...............................................................................................17
2.7.3.2 Bệnh do giun móc..............................................................................................19
2.7.4 Bệnh do nguyên nhân khác...................................................................................20
2.7.4.1 Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do độc tố E. coli ..................................................19
2.7.4.2 Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni .........................................................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................21
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát................................................................................21
v
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................21
3.3 Nội dung khảo sát....................................................................................................21
3.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm................................................................................21
3.4.1 Dụng cụ.................................................................................................................21
3.4.2 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................21
3.5 Phương pháp khảo sát..............................................................................................22
3.5.1 Lập bệnh án theo dõi bệnh....................................................................................22
3.5.2 Chẩn đoán lâm sàng..............................................................................................22
3.5.3 Chẩn đoán phi lâm sàng .......................................................................................22
3.5.4 Điều trị bệnh .........................................................................................................23
3.5.5 Theo dõi kết quả điều trị.......................................................................................23
3.6 Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính ...........................................................................23
3.7. Phương pháp xử lý số liệu:.....................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................24
4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ...................................................24
4.1.1 Tỷ lệ các loại triệu chứng xuất hiện trong bệnh có biểu hiện ói mửa, tiêu chảy..25
4.1.2. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi .................................26
4.1.3. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống ..............................27
4.1.4. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính..........................28
4.1.5 Một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó..................29
4.2 Định hướng một số nguyên nhân gây nên triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó và
ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Thú y Trường Đại Học Nông Lâm. ................30
4.2.1 Nghi bệnh Carré ...................................................................................................30
4.2.2. Nghi bệnh do Parvovirus.....................................................................................32
4.2.3 Nghi bệnh do xoắn khuẩn Leptospira ..................................................................34
4.2.4 Bệnh do giun.........................................................................................................37
4.2.5 Bệnh ghép .............................................................................................................37
4.2.6 Ngộ độc.................................................................................................................38
4.2.7. Nghi bệnh do nguyên nhân khác .........................................................................39
4.3 Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó ......................42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................43
vi
5.1. Kết luận...................................................................................................................43
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
PHỤ LỤC
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy..........................................24
Bảng 4.2: Tần suất các triệu chứng trên những chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu
chảy................................................................................................................................25
Bảng 4.3: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi...........................26
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nguồn gốc giống......27
Bảng 4.5: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ...................28
Bảng 4.6: Tần suất nguyên nhân gây bệnh trên chó có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy.29
Bảng 4.7: Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo lứa tuổi, nguồn gốc, giới tính. ....................30
Bảng 4.8: Kết quả điều trị nhóm nghi bệnh Carré.........................................................31
Bảng 4.9: Tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi, nguồn gốc, giới tính. ......32
Bảng 4.10: Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus......................................................33
Bảng 4.11: Kết quả điều trị nghi bệnh do Leptospira ...................................................36
Bảng 4.12: Tỷ lệ xuất hiện trứng giun trong các mẫu phân chó bệnh có triệu chứng ói
mửa, tiêu chảy................................................................................................................35
Bảng 4.13: Tỷ lệ chó bệnh do giun theo lứa tuổi, nhóm giống, giới tính .....................36
Bảng 4.14: Kết quả điều trị bệnh do giun......................................................................39
Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh ghép .........................................................................38
Bảng 4.16: Kết quả điều trị ngộ độc.............................................................................39
Bảng 4.17: Tỷ lệ chó nghi bệnh do nguyên nhân khác theo lứa tuổi, nhóm giống, giới
tính .................................................................................................................................39
Bảng 4.18: Kết quả điều trị bệnh do nguyên nhân khác................................................42
Bảng 4.19: Kết quả điều trị các bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy .......................42
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Sừng hóa gang bàn chân trong nghi bệnh Carré ...........................................11
Hình 2.2 Sừng hóa mũi trong nghi bệnh Carré .............................................................11
Hình 2.3 Chó tiêu chảy máu trong nghi bệnh do Parvovirus........................................14
Hình 2.4 Chó vàng niêm mạc mắt trong nghi bệnh do Leptospira……………...……16
Hình 2.5 Chó vàng da trong nghi bệnh do Leptospira………………………………..16
Hình 2.6 Trứng T. leonina (400x).................................................................................18
Hình 2.7 Trứng Ancyclostoma caninum (400x)............................................................19
Hình 4.1 Chó ói mửa trong bệnh do giun......................................................................37
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy………... ……………..24
Biểu đồ 4.2: Tần suất các triệu chứng trong bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy....25
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo tuổi ......................26
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giống....................28
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo giới tính ...............29
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, việc nuôi chó trong nhà rất phổ biến từ nông thôn
đến thành thị. Việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của chó là rất cần thiết. Bên cạnh sự
gia tăng về số lượng chó nuôi thì tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn chó cũng ngày
càng phức tạp như: bệnh ở hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp... Trong đó bệnh ở hệ
tiêu hóa là khá phổ biến.
Các bệnh gây ói mửa và tiêu chảy xảy ra rất phổ biến trên chó vì đường tiêu hóa
được xem là một hệ thống mở hoàn toàn, là con đường chó phải tiếp cận với những vật
chất từ bên ngoài đưa vào, mà thức ăn thì lại quá đa dạng và phức tạp. Vì vậy mầm
bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do
vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,.. Ngoài các nguyên nhân nguyên phát như trên thì còn
có một nguyên nhân khác tác động làm cho quá trình bệnh trở nên phức tạp và nghiêm
trọng hơn, đó là các nguyên nhân nhiễm khuẩn kế phát. Như vậy, nếu trong quá trình
nuôi dưỡng không có những biện pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh trên
đường tiêu hóa với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy làm chúng chết nhanh, gây tổn
thương và thiệt hại không nhỏ về mặt tình cảm cũng như kinh tế của con người.
Nhằm góp phần cho việc chẩn đoán, điều trị các bệnh ở đường tiêu hoá nói
chung và nhất là các bệnh gây ói mửa, tiêu chảy nói riêng, được sự đồng ý của Khoa
Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của
ThS. Nguyễn Văn Phát và BSTY. Võ Văn Hùng, chúng tôi tiến hành thực hiện khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: “ Khảo sát một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy
trên chó đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh”.
1
1.2 Mục đích
Góp phần hỗ trợ cho việc chẩn đoán và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh có triệu
chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó tại Bệnh viện Thú y.
1.3 Yêu cầu
Khảo sát tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy theo nhóm giống, tuổi,
giới tính và lập bệnh án theo dõi trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Tìm hiểu một số nguyên nhân gây triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó.
Thu thập các mẫu phân từ chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy xét
nghiệm các mẫu phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun và dựa vào triệu
chứng lâm sàng để chia ra các nhóm nghi bệnh.
Theo dõi và ghi nhận hiệu quả điều trị.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một vài chỉ tiêu sinh lý trên chó
2.1.1 Thân nhiệt
- Thân nhiệt trung bình đo ở trực tràng: 37,5 – 390C.
2.1.2 Nhịp thở
- Chó con: 15 – 35 lần / phút.
- Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/ phút.
2.1.3 Nhịp tim
- Chó con: 110 – 120 nhịp/ phút.
- Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/ phút.
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
- Chó đực: 7 – 10 tháng tuổi.
- Chó cái: 9 – 10 tháng tuổi.
- Giống chó nhỏ con thường thành thục vào 6 – 8 tháng tuổi, còn giống chó lớn
con thường thành thục vào khoảng 1,5 – 2 tuổi.
- Thời gian mang thai khoảng 58 – 63 ngày.
2.1.5 Chu kỳ lên giống
- Chó có 2 mùa động dục mỗi năm.
- Chu kỳ động dục: 4 – 4,5 tháng.
- Thời gian động dục trung bình: 12 – 20 ngày.
- Giai đoạn thuận tiện cho phối giống là 9 – 13 ngày kể từ khi có biểu hiện lên
giống đầu tiên.
2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
- Tùy theo giống chó lớn hay nhỏ, thông thường chó đẻ 3 – 15 con/ lứa.
- Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 năm thường cho số con đẻ ra và số chó con nuôi
sống tốt nhất. Tuổi cai sữa trên chó từ lúc 8 – 9 tuần tuổi (Trần Thị Dân, 2001).
3
2.2 Phương pháp cầm cột chó
Cầm cột chó là việc làm cần thiết nhằm ngăn ngừa sự tấn công và những cử
động bất ngờ của thú trong quá trình khám và điều trị. Tùy theo tình trạng thú, đặc
điểm từng thú, ta có các biện pháp cầm cột khác nhau.
2.2.1 Túm chặt gáy
Được thực hiện trong lúc khám, đo thân nhiệt, chích thuốc nhằm phòng ngừa
chó quay đầu lại cắn (động tác này chỉ thực hiện với chó hung dữ, chó không có chủ
theo điều trị).
2.2.2 Buộc mõm
Áp dụng cho những chó hung dữ và mạnh khi làm đau thú, để tránh nguy hiểm
cho Bác sỹ Thú y trong lúc chẩn đoán và điều trị. Có thể dùng dây buộc vải mềm hay
dây nilon để thắt chặt mõm chó, để nút cột nằm trên mũi, sau đó đưa 2 đầu dây xuống
hàm dưới rồi làm thêm một nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó, đưa hai sợi dây lên cổ và
cố định ở ngay sau tai.
2.2.3 Banh miệng
Áp dụng trong việc khám miệng. Dùng dụng cụ banh miệng, dùng hai dây kéo
hai hàm về hai phía hoặc dùng cán Tuốc – nơ – vít (Ý Nhã, 1998). Trong trường hợp
không có dụng cụ banh miệng, ta có thể dùng hai vòng dây để đặt vào hàm trên và
hàm dưới rồi kéo về hai phía để mở miệng thú ra.
2.2.4 Vòng đeo cổ (Vòng Elizabeth)
Vòng cổ Elizabeth giữ cho chó không gặm chỗ bó bột, liếm vết thương, xé
băng, cào tai, cào mặt. Có thể mua hoặc tự chế.
2.3 Các phương pháp chẩn đoán bệnh trên chó
Khi chẩn đoán thú bệnh chúng tôi khám theo một trình tự với các nội dung như
sau để việc chẩn đoán chính xác.
2.3.1 Tại phòng khám
Khi chủ mang thú đến khám, chúng tôi tiếp nhận chó bệnh, tiến hành lập hồ sơ
bệnh án theo dõi trên từng chó bệnh theo mẫu có sẵn tại Bệnh viện Thú y.
4
Hỏi chủ nuôi về nguồn gốc, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng, triệu chứng
bệnh của thú đã thấy, thuốc đã dùng điều trị, hiệu quả điều trị ra sao để có hướng chẩn
đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp.
2.3.2 Chẩn đoán lâm sàng
2.3.2.1 Khám chung
Kiểm tra thân nhiệt, quan sát thể trạng, cách đi đứng của chó bệnh, khám niêm
mạc, khám lông, da chú ý độ dài, độ bóng mượt, tình trạng phân bố của lông, kiểm tra
độ đàn hồi của da để đánh giá mức độ mất nước, khám các hạch bạch huyết bằng cách
quan sát, sờ, nắn. Chó bệnh cũng được khám chung về mắt, tai, mũi, miệng để biết
thêm thông tin về sức khỏe, đoán độ tuổi con vật.
2.3.2.2 Khám hệ tim mạch
- Nghe nhịp tim: từ khoảng gian sườn thứ 3 – 4 bên trái.
- Tính chất tiếng tim.
- Sờ nắn vùng tim để cảm nhận được lực đập và cảm giác đau.
2.3.2.3 Khám hệ hô hấp
- Chủ yếu là kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở.
- Kiểm tra mũi, dịch mũi, gương mũi.
- Kiểm tra thanh khí quản bằng cách sờ nắn, quan sát ho.
- Nghe âm phổi, quan sát, sờ nắn vùng phổi. Khi nghe cần khép mõm và loại bỏ
âm sinh lý bình thường.
2.3.2.4 Khám hệ tiêu hóa
- Khám miệng, răng, lưỡi, lợi, mùi ở miệng, các rối loạn về nhai, nuốt, ói.
- Quan sát, sờ nắn vùng bụng xem phản ứng của thú, xem thú có biểu hiện của
đầy hơi, ăn không tiêu hay táo bón không. Quan sát, sờ nắn vùng thực quản xem thú có
phản ứng đau hay tắc thực quản không.
- Kiểm tra màu sắc, tính chất đặc lỏng của phân, mùi phân cũng như tính chất
khác của chất nôn. Hỏi chủ nuôi về thức ăn, nước uống, điều kiện sống của thú.
2.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
2.3.3.1 Kiểm tra phân
Kiểm tra độ cứng mềm, màu sắc, mùi phân, xác định sự hiện diện của máu, chất
nhầy, niêm mạc ruột. Nhưng thông thường nhất là kiểm tra ký sinh trùng.
5
2.4 Các liệu pháp điều trị bệnh trên chó
Có nhiều liệu pháp điều trị bệnh trên chó. Các liệu pháp sau thường được áp
dụng:
2.4.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Là cách điều trị bệnh trực tiếp, tác động vào tác nhân gây bệnh sau khi đã xác
định chính xác. Liệu pháp này hiệu quả rất cao nhưng phải xác định đúng nguyên nhân
gây bệnh.
2.4.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đến khi gây thành bệnh, quá trình này
trải qua nhiều giai đoạn. Việc điều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện pháp điều
trị để cắt đứt cơn bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra
(Nguyễn Như Pho, 1995). Ví dụ: bệnh do Parvovirus trên chó khi đã có những triệu
chứng ói mửa, tiêu chảy thì cần phải cung cấp nước và chất điện giải đầy đủ để chống
mất nước và chất điện giải.
2.4.3 Điều trị theo triệu chứng
Là cách điều trị dựa trên biểu hiện lâm sàng nhìn thấy ở ca bệnh nhưng không
biết chính xác tác nhân gây bệnh. Đây là cách điều trị phổ biến trong thú y nhằm ngăn
chặn các triệu chứng nguy kịch có khả năng đe dọa đến tính mạng thú bệnh.Ví dụ: sử
dụng Primperan cầm ói, Imodium để cầm tiêu chảy trong bệnh do Parvovirus gây ra.
2.4.4 Liệu pháp hỗ trợ
Là liệu pháp vô cùng quan trọng trong điều trị các bệnh, đặc biệt là các bệnh do
virus gây ra, nhằm nâng cao sức đề kháng và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp thú bệnh
vượt qua cơn bệnh. Ví dụ: đảm bảo cho chó về nhiệt độ, thông thoáng, cho ăn các thức
ăn dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, ngon miệng, cung cấp vitamin nhằm nâng cao sức đề
kháng.
Trên thực tế, để điều trị bệnh có hiệu quả thường phối hợp nhiều liệu pháp điều
trị cùng một lúc. Do đó, cần phải nắm vững đặc điểm của từng bệnh, của từng cá thể
bệnh, cách sử dụng các loại thuốc để tránh gây mất tác dụng lẫn nhau, gây bất lợi cho
thú và giá thành điều trị cao. Ví dụ: nắm vững nguyên tắc truyền dịch, nguyên tắc sử
dụng corticoid.
6
2.5 Phòng bệnh
2.5.1 Biện pháp vệ sinh
- Quét dọn sạch sẽ và định kỳ sát trùng chuồng nuôi.
- Giữ vệ sinh, tắm rửa cho thú, rửa sạch khay đựng thức ăn, nước uống.
2.5.2 Biện pháp tiêm chủng
Tiêm vaccin (Tetradog, Hexadog, Eurican DHPPI2 - LR…) cho những thú
trong tình trạng khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không nhiễm bệnh và trưởng thành về hệ
thống miễn dịch. Khi dùng loại vaccin nào thì cần tuân thủ theo đúng qui trình tiêm
chủng của loại vaccin đó.
2.6 Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa bắt đầu từ miệng và các bộ phận khác như môi, răng, lưỡi và
tuyến nước bọt, tiếp đến là thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, sau cùng là
hậu môn. Các phần khác như gan, túi mật, tụy tạng. Chức năng của hệ tiêu hóa là tiếp
thu, nghiền, tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
Các triệu chứng thường xuất hiện trong bệnh đường tiêu hóa như: sốt, bỏ ăn, lừ
đừ, mệt mỏi, tiêu chảy hay táo bón, ói mửa, mất nước, cơ thể suy nhược và một số
triệu chứng phụ khác.
2.6.1 Bệnh ở xoang miệng
Tổn thương vùng miệng, có thể thấy mắc xương hay vật lạ ở miệng, đóng cao
răng, sâu răng, rụng răng, viêm miệng, u xoang miệng. Vùng lợi tổn thương nặng, có
thể sinh mủ. Chó đau đớn, không ăn được, chảy nhiều nước bọt, rất hôi miệng, có thể
sốt hoặc không, hạch hàm dưới sưng. Tổn thương răng miệng thường gặp ở chó thả
rong, ăn bậy, háu ăn hoặc chó lớn tuổi.
2.6.2 Ói mửa và tiêu chảy
2.6.2.1 Ói mửa
Ói mửa là hiện tượng bệnh lý, là phản xạ tống một cách mạnh mẽ các chất
chứa từ dạ dày ruột ra xoang miệng. Điều hòa hoạt động này do trung khu nôn nằm ở
hành não. Ở chó, ói mửa chủ yếu bệnh ở dạ dày ruột (Hall và ctv, 2003).
Triệu chứng lâm sàng thường thấy là buồn nôn, chảy nước dãi nhiều, nuốt
xuống nhiều hơn, ủ rũ, co thắt cơ hoành và thành bụng để ói. Ói ra thức ăn có thể tiêu
7
hóa hoặc không tiêu hóa. Có khi có dịch mật, dịch nhầy, máu. Ói mửa có hai loại: Ói
mửa cấp tính và ói mửa mãn tính (Hall và ctv, 2003).
* Một số nguyên nhân gây ói mửa
** Các nguyên nhân thường gặp:
- Ói mửa cấp tính: thông thường do bệnh dạ dày (ví dụ: thay đổi khẩu phần ăn);
ngoại vật dạ dày, viêm dạ dày ruột xuất huyết (ví dụ: bệnh do Parvovirus); tắc ruột do
ngoại vật, hoặc do lồng ruột, xoắn ruột. Ói do các bệnh khác: viêm tụy, bệnh thận, tiểu
đường, thiểu năng tuyến thượng thận, tử cung có mủ, do độc chất (ví dụ: thuốc diệt
chuột), do một số thuốc sử dụng trong điều trị (ví dụ: digoxin, morphine) (Hall và ctv,
2003).
- Ói mửa mãn tính: do viêm dạ dày (do Helicobacter), do lỗ hạ vị dạ dày triển
dưỡng làm rối loạn, ung thư dạ dày, loét dạ dày (do dùng thuốc kháng viêm nhóm
NSAIDs – Non Steroidal Anti Inflammatory Drugs), bệnh viêm dạ dày ruột do suy
giảm miễn dịch (Hall và ctv, 2003).
** Các nguyên nhân không thường gặp:
- Ói mửa cấp tính: do xoắn ruột, viêm màng bụng, do tâm lý, viêm gan cấp tính,
thủng cơ hoành, bệnh Carré, bệnh do Parvovirus (Hall và ctv, 2003).
- Ói mửa mãn tính: do bệnh loét dạ dày ruột, viêm dạ dày ruột, nghẽn lỗ hạ vị
(Hall và ctv, 2003).
Chẩn đoán phân biệt giữa ói mửa với chứng khó nuốt và sự nôn thức ăn.
Chứng khó nuốt được đặc trưng bởi sự khó khăn khi nuốt vào, cho thấy sự bất thường
ở xoang miệng, hầu, thực quản. Sự nôn thức ăn là sự tống thức ăn từ thực quản ra bên
ngoài mà những thức ăn này chưa xuống đến dạ dày, cho thấy bệnh lý cục bộ ở thực
quản.
Do đó cần xác định nguyên nhân ói là gì? Điều trị ói mửa cấp tính chủ yếu là
điều trị theo triệu chứng, nếu cần thiết phải phẫu thuật, chỉ dùng thuốc chống ói khi đã
loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn (Hall và ctv, 2003).
2.6.2.2 Tiêu chảy
Là sự gia tăng lượng nước có trong phân dẫn đến hậu quả là phân rất lỏng, tăng
khối lượng và số lần đi phân. Tiêu chảy có thể cấp tính hoặc mãn tính, thường là do
bệnh lý ở dạ dày ruột hoặc kế phát từ những bệnh khác.
8
Tiêu chảy cấp tính thường xảy ra một cách đột ngột trên một con chó trước đây
khỏe mạnh và đặc biệt xảy ra trong một thời gian ngắn, tiêu chảy thường xuyên nhưng
ít hơn 2 tuần, hoặc ngắt quãng từng cơn nhưng ít hơn 4 tuần. Tiêu chảy cấp tính
thường kết hợp với ói mửa và gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dạ dày ruột. Tiêu
chảy mãn tính xảy ra gián đoạn từng cơn kéo dài từ 2 – 4 tuần và không điều trị theo
triệu chứng không có hiệu quả, hoặc tiêu chảy tái diễn từng cơn đều đặn (Hall và ctv,
2003).
Tiêu chảy ở ruột non có đặc trưng là đi tiêu nhiều, thường xuyên và nhiều nước,
có thể chứa máu đen. Tiêu chảy ở ruột già có đặc trưng là số lần đi tiêu ít hơn, phân
nhầy và có thể có máu tươi (Hall và ctv, 2003).
Tiêu chảy thường kết hợp với các triệu chứng khác như: ói mửa, đau bụng, sôi
bụng, sụt cân nhanh do mất nước.
* Phân loại một số nguyên nhân gây tiêu chảy
** Các nguyên nhân thường gặp:
- Tiêu chảy cấp tính: thông thường do chế độ ăn uống: thay đổi thức ăn đột
ngột, ăn nhiều, ăn bậy; do chất độc hoặc một số thuốc sử dụng (ví dụ: NSAIDs – Non
Steroidal Anti Inflammatory Drugs), bệnh viêm dạ dày ruột xuất huyết, nhiễm trùng
do vi khuẩn (ví dụ: Campylobacter, Clostridium, E. coli), nhiễm trùng do ký sinh trùng
(ví dụ: giun móc, giun tóc), nhiễm trùng do virus (ví dụ: Coronavirus, Parvovirus), do
ngoại vật hoặc lồng ruột gây tắc nghẽn (Hall và ctv, 2003).
- Tiêu chảy mãn tính: nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn, thức ăn không phù
hợp, các nhiễm trùng vô căn hoặc do vi khuẩn tăng sinh quá mức ở ruột non (Hall và
ctv, 2003).
** Các nguyên nhân không thường gặp:
- Tiêu chảy cấp tính: do dị ứng thức ăn, do chất độc (ví dụ: thuốc diệt chuột,
kim loại nặng), do thuốc sử dụng trong điều trị (ví dụ: thuốc xổ, thuốc tẩy ký sinh
trùng), do nhiễm trùng vi khuẩn (Bacillus piliformis, Salmonella, Yersinia), do nhiễm
ký sinh trùng (giun đũa, giun móc), nhiễm virus (ví dụ: Rotavirus), tắc ruột do ngoại
vật, thoát vị ruột, xoắn ruột; viêm gan cấp tính (bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó,
viêm gan do bệnh Leptospira), viêm tụy cấp, suy thận cấp, bệnh Carré (Hall và ctv,
2003).
9
- Tiêu chảy mãn tính: do dị ứng thức ăn, lồng ruột mãn tính, viêm ruột do tăng
sinh miễn dịch ở ruột non, bệnh do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc gây viêm ruột
kết), do viêm tụy mãn tính, ung thư dạ dày, bệnh thận (Hall và ctv, 2003).
2.7 Một số bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy trên chó
2.7.1 Bệnh do virus
2.7.1.1 Bệnh Carré (Canine Distemper)
Do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus. Bệnh gây chết tỷ lệ
rất cao trên chó, đặc biệt là chó non dưới 6 tháng tuổi. Bệnh thường lây lan rất mạnh
với biểu hiện sốt, viêm phổi, viêm ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông. Ở giai
đoạn cuối thường có triệu chứng thần kinh (Trần Thanh Phong, 1996).
* Triệu chứng:
Xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường ở chó con vài tuần tới 12 tháng tuổi.
Thời kỳ nung bệnh: thường biến đổi từ 3 – 8 ngày, có thể xuất hiện những triệu chứng
như viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần rồi
có mủ…Ở thời kỳ này có thể giảm bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu lympho.
Trong thể cấp tính: chó có biểu hiện sốt 2 pha, sốt cao vài ngày sau giảm sốt và
đợt sốt thứ hai xuất hiện khi virus vào máu và cơ quan hô hấp. Chó biểu hiện xáo trộn
hô hấp: thở khò khè, âm rale ướt, khóe mũi có lẫn máu cùng với biểu hiện viêm phổi,
ho, chảy mũi đục như mủ, viêm kết mạc, mắt chảy nhiều ghèn. Một số khác có biểu
hiện xáo trộn tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh, có thể có lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị
bong tróc, chó có biểu hiện ói do viêm dạ dày, nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng,
hoặc có biểu hiện như: co giật, bại liệt.
10
Hình 2.1 Sừng hóa gan bàn chân
Hình 2.2 Sừng hóa mũi trong bệnh nghi Carré.
trong nghi bệnh Carré.
Trong thể bán cấp tính: Những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng
không rõ, kéo dài 2 – 3 tuần trước khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường
xuất hiện trên những chó có chứng sừng hóa gang bàn chân (Trần Thanh Phong,
1996).
* Bệnh tích:
Bệnh tích đại thể: không có bệnh tích đại thể mang tính chất chỉ thị bệnh. Có
thể gặp sừng hóa ở mũi và gang bàn chân. Tùy theo mức độ phụ nhiễm vi trùng, có thể
thấy viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích vi thể: mô bạch huyết hoại tử; viêm não tủy không mủ với sự thoái
hóa nơron, tăng sinh tế bào thần kinh đệm, hủy myeline. Sự thoái hóa myeline ở vùng
cầu não là đặc trưng của bệnh (Lê Anh Phụng, 1998).
* Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: sốt cao 40 – 410C, chảy nhiều chất tiết ở mắt,
mũi, xáo trộn hô hấp, xáo trộn tiêu hóa; sừng hóa ở mũi, gang bàn chân; nhiều nốt mủ
xuất hiện ở da vùng bụng; xáo trộn thần kinh ở giai đoạn cuối. Bệnh thường kéo dài có
thể trên 3 tuần. Dựa vào bệnh tích: viêm phế quản phổi, viêm ruột, mụn mủ ở da, teo
tuyến ức khi khám tử (Trần Thanh Phong, 1996).
11
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: phân lập virus bằng cách nuôi cấy trên đại thực
bào phổi, kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, chẩn đoán huyết thanh học thường
cho kết quả bấp bênh (Trần Thanh Phong, 1996).
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm gan truyền nhiễm: gan sưng to dễ vỡ, đục giác mạc.
- Bệnh do Parvovirus: gây viêm dạ dày – ruột xuất huyết, viêm cơ tim, chết cao
trên chó non.
- Bệnh do Leptospira: viêm dạ dày – ruột chảy máu, viêm loét miệng và thường
xuất huyết ở chó lớn, vàng da và niêm mạc ở chó non.
- Bệnh viêm ruột do Coronavirus: chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột
nhưng ở mức độ thấp hơn, phân màu xanh, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết rất thấp.
* Điều trị:
Theo Trần Thanh Phong (1996), với bệnh Carré không có cách chữa trị chuyên
biệt nào thành công hoàn toàn. Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi
trùng phụ nhiễm, cung cấp chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh.
Phương pháp điều trị theo triệu chứng như sau:
- Kháng sinh: kanamycin, ampicillin, gentamycin để chống vi trùng phụ nhiễm.
- Chống ói, cầm tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột, hạ sốt, chống co giật
an thần, thuốc trợ hô hấp.
- Cấp nước, chất điện giải, trợ sức, trợ lực.
- Không có cách điều trị chuyên biệt nào là thành công hoàn toàn, việc chăm
sóc tốt và cẩn thận là cần thiết.
* Phòng bệnh:
- Cách ly chó khỏe với những chó mắc bệnh. Sát trùng nơi nhốt chó bằng nước
Javel 1/40 hoặc formol 2%. Chó mới mua về cần được cách ly với chó nhà và tiêm
vaccin phòng bệnh. Chó non được tiêm phòng lúc 6 – 8 tuần tuổi, tái chủng sau 3 – 5
tuần, sau đó tiêm phòng nhắc lại mỗi năm 1 lần.
- Trên thực tế chỉ có biện pháp tiêm phòng vaccin tiến hành song song với giữ
gìn vệ sinh là có hiệu quả.
12
2.7.1.2 Bệnh do Parvovirus
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus.
Bệnh do Parvovirus type 2 gây ra với đặc điểm là tiêu chảy phân lẫn máu do viêm dạ
dày ruột cấp tính, giảm số lượng bạch cầu dẫn đến suy giảm miễn dịch, gây ra tử số
cao trên chó non còn bú.
* Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh từ 3 – 5 ngày và chấm dứt bằng những triệu chứng ngủ
lịm hay liệt nhược đôi khi kết hợp với ói mửa.
Bệnh được chia làm 2 thể:
Thể viêm dạ dày ruột: thường ở chó 6 tuần tuổi đến 12 tháng tuổi. Chó ói mửa,
khoảng 12 – 40 giờ sau thì tiêu chảy, phân lúc đầu xám hay vàng, lỏng thối, sau đó
phân có màu hồng. Trong ca bệnh nặng, chó tiêu chảy rất nhiều máu tươi trong phân,
có lẫn niêm mạc ruột hay keo nhầy, mùi rất tanh. Chó sút rất nhanh, bỏ ăn hoàn toàn,
bị mất nước nhanh trên chó còn bú, suy nhược nặng nề, đôi khi sốt nhưng không quá
cao lúc bắt đầu bệnh. Giảm bạch cầu, những ca trầm trọng có khi chỉ còn 400 – 500
bạch cầu/ mm3 máu.
Thể viêm cơ tim: thường gặp trên chó 1 – 2 tháng tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy
tim, có thể chết một cách đột ngột. Nhiều chó con còn bú trong một lứa có biểu hiện
khó thở, rên rỉ và kiệt sức, có thể chết trong vài giờ hoặc vài phút. Chó thiếu máu
nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan sưng, túi mật căng, chó chết nhanh. Chó
con còn sống có thể bất thường về điện tâm đồ, tiếng thổi của tim, bị suy tim.
* Bệnh tích:
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh tích đại thể: lách có dạng không đồng nhất;
hạch màng treo ruột triển dưỡng, thủy thũng và xuất huyết, ruột nở rộng, sung huyết và
xuất huyết, thường trống rỗng. Thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao
ruột, bong tróc niêm mạc ruột. Toàn bộ khúc ruột có thể chứa đầy máu và mảnh vỡ của
niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày sung huyết toàn bộ, gan có thể sưng và túi mật căng,
trong thể cơ tim thường thấy thủy thũng phổi. Bệnh tích vi thể: Cơ quan lympho hoại tử
và tiêu hủy những tế bào lympho trong những mảng Peyer, trong trung tâm mầm, trong
hạch bạch huyết màng treo ruột và những hạch bạch huyết ở lách, ruột: hoại tử những tế
bào biểu mô của tuyến Lieberkiihn; tim: bệnh tích thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển
13
dẫn đến chết trên chó non còn bú, viêm, thủy thũng, hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay
không của những thể vùi ưa base trong nhân của sợi cơ tim.
* Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: cần lưu ý những đặc điểm sau: xảy ra trên chó non 6 – 12
tuần tuổi, lây rất nhanh, ủ bệnh 3 – 4 ngày, chó ủ rũ, bỏ ăn, đôi khi sốt, chó ói mửa,
tiêu chảy máu có mùi tanh đặc trưng, mất nước trầm trọng. Chó chết sau 2 – 5 ngày.
Hình 2.3 Chó tiêu chảy máu trong nghi bệnh do Parvovirus.
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm ruột do Coronavirus: rất lây nhưng thường phát triển chậm, chó không
sốt, số lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu chảy nhiều nước có lẫn nhiều chất nhầy
hoặc máu, hiếm khi chết.
- Viêm ruột do virus gây bệnh Carré: sốt cao trong nhiều ngày, viêm phổi, viêm
ruột hiếm khi có máu tươi, có thể có mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa mõm và gan
bàn chân. Xuất hiện triệu chứng thần kinh trước khi chết.
- Viêm ruột do Salmonella, Shigella, Leptospira, Campylobacter : ở mức độ
thấp hơn, phân lỏng có màu của dịch ruột, bệnh phát triển chậm và tỷ lệ chết rất thấp.
- Tiêu chảy do trúng độc : triệu chứng chỉ xảy ra trên những chó trúng độc, các
chó trong đàn vẫn bình thường. Chó bệnh thường có các triệu chứng: nôn ọe, tiêu
14
chảy, co giật, thất điều vận động, trào nước bọt, co hoặc dãn đồng thử quá mức, hôn
mê, tím tái, thở khó.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
- Xét nghiệm mô học ruột, cơ quan lympho cho phép nghi ngờ: tế bào nhung
mao ruột bị hư hại, có thể vùi trong nhân.
- Lấy máu kiểm tra số lượng bạch cầu: lấy máu 2 lần liên tiếp nhau để phát
hiện được sự biến đổi trong máu (Trần Thanh Phong, 1996).
* Điều trị:
Theo Trần Thanh Phong (1996), chưa có thuốc điều trị, áp dụng liệu pháp điều
trị triệu chứng và tăng cường đề kháng, chống phụ nhiễm.
- Chống nôn, cầm tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc ruột.
- Truyền Lactated ringer’s để cung cấp chất điện giải, truyền glucose 5% để
cung cấp năng lượng cho chó.
- Dùng kháng sinh kanamycin, ampicillin, gentamycin để chống vi trùng phụ
nhiễm.
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh phòng bệnh: cách ly chó khỏe với chó bệnh, sát trùng nơi nhốt chó
bằng nước Javel 1/40 hoặc formol 2%.
- Chăm sóc tốt, chủng ngừa bằng vaccin khi chó khỏe mạnh. Sử dụng Tetradog
và Hexadog, tiêm mũi thứ nhất vào lúc chó được 8 tuần tuổi, sau 1 tháng tiêm nhắc
mũi thứ hai và tái chủng hằng năm.
2.7.2 Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira
Là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và nhiều loài gia súc. Do xoắn khuẩn
thuộc bộ Spirochaetales, họ Treponemataceae, giống Leptospira. Bệnh gây nhiễm
trùng huyết, sốt, vàng da, niệu sắc tố, viêm gan thận, rối loạn tiêu hóa và sẩy thai.
* Triệu chứng:
- Thời gian nung bệnh: 5 – 15 ngày.
- Thể cấp tính: bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40 – 410C
và suy nhược nặng . Có thể chia làm 2 thể:
● Thể thương hàn: chó có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt
với những điểm xuất huyết ở niêm mạc và ói ra máu, phân sậm màu. Do niêm mạc bị
15