Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ TỪ GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI TRẠI HEO BẾN CÁT LONG CHÂU, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO
MẸ TỪ GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI
TRẠI HEO BẾN CÁT LONG CHÂU, HUYỆN BẾN CÁT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NHƯ THẢO
Ngành

: Thú y

Lớp

: TC03TY

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 06 năm 2009


KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG TIÊU CHẢY Ở HEO CON THEO MẸ
TỪ GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI TRẠI HEO
BẾN CÁT LONG CHÂU, HUYỆN BẾN CÁT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG


Tác giả

TRẦN THỊ NHƯ THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 06 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Muôn vàn yêu thương kính dâng lên cha mẹ, người đã cho con có ngày hôm
nay.
Chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y cùng toàn thể quý thầy cô đã chỉ dạy
và truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Chân thành cảm ơn:
- Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập và viết báo
cáo tốt nghiệp.
- Ban giám đốc, phòng kỹ thuật và toàn thể các anh chị em của trại heo Bến Cát
Long Châu đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp và ngoài lớp đã động viên, chia sẻ những vui

buồn trong thời gian học tập cũng như hết lòng giúp đỡ trong lúc thực tập tốt nghiệp.

Sinh viên
TRẦN THỊ NHƯ THẢO

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
U

1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2 Mục đích và yêu cầu..............................................................................................1
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................2
2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con ......................................................................................2
2.1.1 Nguyên nhân...................................................................................................2
2.1.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy của heo con.........................................................7
2.1.3 Triệu chứng.....................................................................................................8
2.1.4 Bệnh tích.........................................................................................................9
2.1.5 Chẩn đoán .......................................................................................................9
2.1.6 Phòng bệnh .....................................................................................................9
2.1.7 Trị bệnh.........................................................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................................12

3.1 Thời gian tiến hành đề tài - Địa điểm thực tập....................................................12
3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành ...................................................................12
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................15
4.1 Đặc điểm địa lý trại heo Bến Cát Long Châu......................................................15
4.1.1 Đặc điểm khí hậu..........................................................................................15
4.1.2 Thổ nhưỡng ..................................................................................................16
4.1.3 Thủy văn .......................................................................................................16
4.1.4 Cơ cấu đàn ....................................................................................................16
4.1.5 Chuồng trại ...................................................................................................16
4.1.6 Thức ăn và nước uống ..................................................................................17
4.1.7 Năng suất của trại .........................................................................................18
4.1.8 Chăm sóc nuôi dưỡng và công tác thú y của trại .........................................18
4.3 Tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại heo Bến Cát Long Châu ........23
iii


4.3.1 Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh (TLBQLSS)..........................................23
4.3.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy...............................................................................25
4.3.3 Thời gian điều trị khỏi trung bình (TGĐTKTB) ..........................................30
4.3.4 Tỷ lệ điều trị khỏi .........................................................................................31
4.3.5 Tỷ lệ tái phát .................................................................................................32
4.3.6 Tỷ lệ còi cọc .................................................................................................32
4.3.7 Tỷ lệ chết ở heo con .....................................................................................34
4.3.8 Trọng lượng bình quân lúc cai sữa (TLBQLCS) .........................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................37
5.1 Kết luận................................................................................................................37
5.2 Đề nghị ................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41


iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số mầm bệnh gây bệnh đường tiêu hoá ....................................................6
Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám......................................................17
Bảng 4.2 Qui trình tiêm phòng ......................................................................................22
Bảng 4.3 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ ...............................................................22
Bảng 4.4 Nhiệt độ thoải mái cho heo ở ẩm độ 60-70 % ...............................................23
Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh ................................................................23
Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh theo lứa đẻ..............................................24
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................25
Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo nhóm tuổi.......................................................26
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ .............................................................28
Bảng 4.10 Thời gian điều trị khỏi trung bình................................................................30
Bảng 4.11 Tỷ lệ chữa khỏi.............................................................................................31
Bảng 4.12 Tỷ lệ tái phát ................................................................................................32
Bảng 4.13 Tỷ lệ còi cọc.................................................................................................32
Bảng 4.14 Tỷ lệ chết do tiêu chảy .................................................................................34
Bảng 4.15 Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác...................................................................35
Bảng 4.16 Trọng lượng bình quân lúc cai sữa ..............................................................35
Bảng 4.17 Trọng lượng bình quân lúc cai sữa theo lứa đẻ............................................36

v


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang

Sơ đồ 2.1. Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ở heo con............................................................7
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh ...........................................................24
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi ....................................................26
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ .........................................................29
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng bình quân lúc cai sữa theo lứa đẻ.........................................36

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Phân heo con tiêu chảy và sữa không tiêu do heo con nôn ra..........................8 
Hình 4.1 Heo con tiêu chảy ...........................................................................................25 
Hình 4.2 Heo con tiêu chảy ...........................................................................................27 
Hình 4.3 Heo con tiêu chảy ...........................................................................................30 
Hình 4.4 Heo con bị còi cọc do tiêu chảy......................................................................33 
Hình 4.5 Heo con chết do tiêu chảy ..............................................................................34 

vii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến
cai sữa tại trại heo Bến Cát Long Châu” từ ngày 10/06/2008 đến ngày 10/09/2008
được tiến hành trên 690 heo con sơ sinh của 67 nái. Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận
được:
- Nhiệt độ và ẩm độ của các tháng là:
Tháng 6: nhiệt độ là 340C và ẩm độ là 90 %
Tháng 7: nhiệt độ là 330C và ẩm độ là 86 %
Tháng 8: nhiệt độ là 320C và ẩm độ là 80 %

- Trọng lượng bình quân lúc sơ sinh là 1,73 kg
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 6,6 %
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi cao nhất là ở giai đoạn 8-19 ngày tuổi
(7,2 %) và thấp nhất là giai đoạn 1-7 ngày tuổi (5,8 %)
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo lứa đẻ cao nhất là ở lứa đẻ 1-2 (7,51 %) và thấp
nhất ở lứa đẻ 3-5 (6,3 %)
- Thời gian điều trị trung bình là 2,93 ngày
- Tỷ lệ chữa khỏi là 94,91 %
- Tỷ lệ tái phát là 15,01 %
- Tỷ lệ còi cọc là 2,9 %
- Tỷ lệ chết do nguyên nhân tiêu chảy là 0,86 %
- Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 4,06 %
- Trọng lượng bình quân lúc cai sữa 24 ngày tuổi là 6,09 kg

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu dinh
dưỡng trong bữa ăn ngày càng lớn. Đó là điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi nói
chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng phát triển. Ở nước ta hiện nay, chăn nuôi heo
trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo vẫn còn gặp
một số trở ngại làm hạn chế tốc độ phát triển nhất là dịch bệnh, gây thiệt hại cho đàn
heo nuôi tập trung cũng như đàn heo nuôi hộ gia đình. Trong đó, tiêu chảy ở heo là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thất cho ngành chăn nuôi heo vì nó
làm giảm khả năng tăng trưởng, trọng lượng cai sữa thấp, tỷ lệ còi cọc tăng, số con lẻ
bầy thấp,… Để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đề ra giải pháp tối ưu trong cách
phòng và trị sao cho có hiệu quả, cần có nhiều đề tài khảo sát, nghiên cứu thực tế.

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hải cùng với sự giúp đỡ của trại heo Bến Cát Long Châu,
chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ giai đoạn sơ sinh đến
cai sữa tại trại heo Bến Cát Long Châu, tỉnh Bình Dương”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con nhằm góp phần hạn chế tổn thất do tiêu
chảy gây ra.
1.2.2 Yêu cầu
-

Khảo sát nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi

-

Theo dõi triệu chứng lâm sàng và tiêu chảy ở heo con

-

Ghi nhận quy trình, kết quả điều trị.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Bệnh tiêu chảy ở heo con
Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy ở heo con là một
bệnh rất đa dạng. Đặc điểm là gây viêm dạ dày ruột, đi phân lỏng làm mất nước và

chất điện giải, gia tăng số lần thải phân, gia tăng số lượng phân thải ra, máu cô đặc làm
con vật gầy nhanh dẫn đến tử vong hoặc còi cọc, chậm lớn.
2.1.1 Nguyên nhân
Theo Nguyễn Như Pho (1995), bệnh tiêu chảy ở heo con thường xảy ra từ 1-21
ngày tuổi và cũng chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn sau đó, bệnh diễn biến ở nhiều mức độ
khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi còn là một biểu hiện lâm sàng của
nhiều bệnh như bệnh tiêu chảy cho E. coli, phó thương hàn, viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm.
2.1.1.1 Do heo con
Do đặc điểm sinh lý của heo con có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, enzyme
tiêu hoá còn thiếu và kém chất lượng, HCl trong giai đọan sơ sinh rất ít do đó dễ bị
tiêu chảy (Avkanhixki, 1980; trích dẫn của Nguyễn Như Pho, 1985).
Lớp vỏ đại não của heo con chưa phát triển đầy đủ nên các phản xạ chức năng
còn kém. Trong đó, phản xạ điều tiết nhiệt độ của cơ thể rất kém nên heo con dễ bị
stress với những biến đổi nhiệt độ về môi trường, giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy
(Phùng Ứng Lân, 1985).
Do heo con bị thiếu sắt: tốc độ sinh trưởng của heo con rất nhanh, lượng máu
trong cơ thể của heo con cũng tăng phải lên cho phù hợp. Mỗi ngày, heo con cần 7 mg
sắt nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1 mg sắt/ ngày. Sự thiếu máu sẽ làm giảm sức đề
kháng, heo dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).

2


Do heo con bú quá no, lượng sữa trong dạ dày chưa tiêu hóa hết được sẽ là môi
trường tốt cho vi khuẩn gây thối rữa phát triển và gây bệnh (Niconxkij, 1983; trích dẫn
Trần Thị Phương Bình, 2003).
Do cơ thể heo mới sinh bị thiếu vitamin. Heo con chỉ tổng hợp được vitamin A
từ 20 ngày tuổi trở đi. Trong khi đó, sự phát triển của dạ dày ruột đòi hỏi có sự thay
thế đều đặn của các tế bào biểu bì nên khi thiếu vitamin A biểu mô niêm mạc bị sừng

hóa, làm rối loạn chức năng nhu động phân tiết và giảm hấp thu dinh dưỡng.
Theo Võ Văn Ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng cũng gây tiêu chảy cho
heo con. Hai giai đoạn heo sốt và heo tiêu chảy là lúc 10-17 ngày tuổi và 23-29 ngày
tuổi ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng tiền hàm số 4 hàm
trên.
Do khả năng miễn dịch, heo con theo mẹ chỉ nhận được miễn dịch thụ động từ
sữa đầu, miễn dịch này cao lúc mới sanh nhưng sau đó giảm và còn lại rất ít sau 2 tuần
tuổi. Trong khi đó miễn dịch chủ động đến 4 tuần tuổi mới hoạt động tích cực, nên
trong khoảng 2-4 tuần tuổi heo con giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh dẫn đến tiêu chảy.
Theo Dune (1970), bệnh tiêu chảy phân trắng xuất hiện từ 1-7 ngày tuổi sau khi
sanh. Đối với những heo không được bú sữa đầu, sức đề kháng từ 16-21 ngày tuổi ít
hơn so với những heo được bú sữa đầu.
2.1.1.2 Do heo mẹ
Sữa heo mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng đối với heo con theo mẹ. Do
đó, sự chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con ảnh hưởng
rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và bệnh tật của heo con.
Do heo mẹ trong quá trình mang thai heo mẹ được nuôi dưỡng kém, thiếu chất
khoáng (Zn, Fe, Cu…), thiếu protein, thiếu vitamin A hoặc do mắc bệnh làm ảnh
hưởng đến bào thai nên trọng lượng sơ sinh của heo con thấp, khả năng chống đỡ bệnh
tật rất kém.
Do heo nái ít sữa hoặc do heo nái bị viêm vú, viêm tử cung, mắc một số bệnh
truyền nhiễm… ảnh hưởng chất lượng sữa gây nên tình trạng tiêu chảy ở heo con.
Ở những đàn heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú
nhiều không kịp tiêu hóa, nhiều dưỡng chất bị đẩy xuống ruột già làm môi trường

3


thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển nhanh gây nên tiêu chảy ở heo con (Võ Văn
Ninh, 1985).

Theo Nguyễn Như Pho (1985), heo mẹ mắc bệnh hội chứng MMA (Metritis,
Mastitis, Agalactia), heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch viêm rơi vãi trên
nền chuồng gây viêm ruột tiêu chảy. Trên những heo mẹ kém sữa hay mất sữa, heo
con được bú ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém cũng dễ phát sinh
bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt (1999), chế độ chăm sóc nái mang thai, nhất là ở 2 tháng
cuối không hợp lý làm cho bào thai và heo con có sức sống, sức đề kháng kém là yếu
tố làm bệnh dễ phát sinh nhất là bệnh đường tiêu hoá.
Ở những heo nái không được tiêm phòng vaccine cần thiết như phó thương hàn,
T.G.E (Transmissible Gastro-Enteritis), dịch tả, E. coli… Heo con không nhận được
kháng thể thụ động truyền qua sữa, dễ bị nhiễm các vi sinh vật này và tiêu chảy tăng
lên.
2.1.1.3 Do ngoại cảnh
Theo Trương Lăng (1995), nước ta là xứ nóng nhưng cần phải chống lạnh cho
heo con sơ sinh đến khi cai sữa, vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 300C. Heo con
chống lạnh bằng cách nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo
dài được do lớp mỡ dưới da heo con mỏng, lipid chỉ chiếm 1 % trọng lượng cơ thể và
lipid này tiêu hao nhanh nên heo con dễ bị lạnh dẫn đến tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu
khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ. Ở những tháng mưa nhiều, số heo
con tiêu chảy tăng rõ rệt, có thể tăng lên đến 90-100 % toàn đàn.
Theo Đào Xuân Cương (1963), yếu tố môi trường như nhiệt độ quá lạnh, ẩm độ
quá cao, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém, nhốt heo quá chật, kém vận động,
không áp dụng đúng qui trình đở đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở heo con.
Theo Võ Văn Ninh (1985), những tác động bên ngoài làm suy yếu sức chịu
đựng của cơ thể là điều kiện phát sinh ra bệnh. Thức ăn đang tiêu hóa được đẩy dần
xuống ruột non, ruột già đột nhiên mất nhu động, thức ăn đình trệ tiêu hóa một số vi

4



sinh vật bình thường vô hại như E. coli gia tăng số lượng, tăng khả năng gây bệnh, tạo
độc tố làm tăng nhu động một cách thái quá gây tiêu chảy.
Theo Lê Văn Thọ (1998), heo con rất nhạy cảm với tình trạng vệ sinh chuồng
trại kém và nhiệt độ môi trường. Nếu heo con bị lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng đến khả
năng tiêu hoá sữa và thức ăn, dễ gây ra tình trạng tiêu chảy phân màu trắng vàng.
2.1.1.4 Do kỹ thuật nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật là tiền đề cho vi sinh vật phụ nhiễm dẫn đến
viêm nhiễm.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy
vú gây viêm vú heo mẹ và heo con bú sữa viêm gây tiêu chảy.
Do cắt rốn, cột rốn không kỹ làm heo con chảy máu nhiều, mất máu, heo con
yếu không bú được hoặc không cho bú đầy đủ sữa đầu trong 24 giờ sau khi sanh.
Theo Võ Văn Ninh (1995), 80 % tiêu chảy ở heo con do bị viêm rốn giảm sức
đề kháng; heo con mới tập ăn, thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa hoặc chứa nhiều
độc tính sẽ gây tiêu chảy cho heo con.
Do thức ăn heo mẹ thay đổi đột ngột hoặc bị chua, ôi thối, nhiễm độc tố nên sữa
kém chất lượng heo con bú sữa này bị tiêu chảy. Việc thiết kế máng ăn heo mẹ không
hợp lý làm thức ăn rơi vãi, heo con liếm thức ăn heo mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.
2.1.1.5 Do vi sinh vật
Rối loạn đường ruột làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân cơ
bản gây ra tiêu chảy.
Các độc tố nấm men, nấm mốc có trong thức ăn cũng gây ra tiêu chảy.
Theo tài liệu của Trần Thị Mỹ Phúc (2005), một số mầm bệnh trên đường tiêu
hoá được trình bày như sau:

5



Bảng 2.1 Một số mầm bệnh gây bệnh đường tiêu hoá
Tên mầm bệnh

Tên bệnh

Virus
- Corona T.G.E virus

Viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm

- Coronavirus

Dịch tiêu chảy ở heo con

- Rotavirus

Tiêu chảy do Rotavirus

Vi trùng
- Clostridium perfringens type A

Tràng tụ huyết

- Clostridium perfringens type B

Viêm ruột hoại tử

- E. coli

Tiêu chảy do E. coli


- Salmonella

Phó thương hàn

- Brachyspira hyodysenteriae

Hồng lỵ

- Campylobacter coli

Tiêu chảy do Campylobacter

Nguyên sinh động vật
- Isospora suis

Cầu trùng

- Crytosporidium spp

Cầu trùng

- Eimeria

Cầu trùng

6


2.1.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy của heo con

Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh tiêu chảy được trình bày qua
sơ đồ 2.1:
Nguyên nhân không do sinh vật

Stress

Do vi sinh vật có hại

Nhiễm trùng đường
tiêu hóa

Giảm sức đề kháng

Độc tố vi
sinh vật

Viêm ruột

Kích thích nhu động

Thần kinh phó giao
cảm bị ức chế

Tiêu chảy

Mất nước và
chất điện giải

Giảm nhu động ruột


Thiếu dinh
dưỡng

Giảm tiết dịch tiêu hóa
Ngộ độc suy nhược
Chết
Thức ăn ứ đọng lại không tiêu hóa

Vi sinh vật có hại phát triển

Sơ đồ 2.1 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ở heo con (Nguyễn Như Pho, 1995)
Tiêu chảy là một phản ứng có lợi cho cơ thể, nhằm loại thải nhanh những chất
độc hại ra khỏi đường tiêu hóa của thú. Tuy nhiên, do sự tăng nhu động ruột, tăng tiết
dịch ở ruột sẽ làm giảm hấp thu các dưỡng chất, qua thời gian dài bị tiêu chảy, thú bị
mất nước, mất chất điện giải, máu bị cô đặc, rối loạn tuần hoàn và trao đổi chất, cuối
cùng dẫn đến shock và chết.
Cơ quan tiêu hoá của heo con lúc cai sữa chưa phát triển hoàn chỉnh, dịch tiêu
hoá và các enzym tiêu hoá còn thiếu. Việc tiêu thụ một lượng thức ăn khá nhiều sau
7


cai sữa làm thức ăn không được tiêu hoá hết, thức ăn tồn đọng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật đường ruột phát triển và sinh độc tố gây viêm ruột. Mặt khác, khi
điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, môi trường thay đổi đột ngột gây ra stress, làm cơ thể
suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột và protein của thức ăn không được tiêu hoá hết,
protein sẽ lên men sinh ra những sản phẩm độc hại như: indol, scatol, cresel và một số
chất khí gây độc: CH4, H2S…các vi khuẩn và độc tố của chúng, chất độc do phân giải
thức ăn, tác động lên niêm mạc ruột gây viêm ruột làm nhu động ruột tăng dẫn đến tiêu
chảy.
2.1.3 Triệu chứng

Theo Nguyễn Khả Ngự và ctv (1998) (trích dẫn bởi Trần Thị Trúc Ly, 2006),
heo bắt đầu bệnh thường bú ít, ăn ít hoặc bỏ bú, bỏ ăn, sốt nhẹ 39,5 - 400C. Khi heo
bệnh nặng, heo bỏ bú, bỏ ăn hoàn toàn, nhiệt độ tăng lên đến 410C.
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), heo con tiêu
chảy đa số thân nhiệt không tăng, nếu có tăng sau vài ngày thân nhiệt trở lại bình
thường. Việc xác định bệnh dựa vào trạng thái phân, phân lỏng có màu trắng hay hơi
vàng, nhiều bọt khí, heo con bị khát nước. Đôi khi bị ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng
số lần đi phân trong ngày.

Hình 2.1 Phân heo con tiêu chảy và sữa không tiêu do heo con nôn ra

8


Ngoài trạng thái phân còn quan sát một số triệu chứng lâm sàng như sau:
Lúc mới tiêu chảy heo con vẫn còn phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy
nhiều, bệnh nặng heo con bỏ bú, gầy tóp nhanh do mất nước và chất điện giải. Niêm
mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt, heo bị thiếu máu, thường nằm một chỗ và một số
trường hợp heo con mất phản xạ rõ rệt với các kích thích rung cơ, heo có thể bị co giật,
nhiệt độ giảm và dẫn đến chết.
Một số tác giả cũng lưu ý khi theo dõi, chăm sóc heo con, thường heo con trước
khi tiêu chảy có giai đoạn đi phân khó, bón nhỏ và đen như hạt đậu.
2.1.4 Bệnh tích
2.1.4.1 Bệnh tích đại thể
Bệnh tích trong bệnh tiêu chảy thường không đặc trưng, nhưng có thể xảy ra
trên lớp niêm mạc với những vết loét điểm hoặc những vết loét mảng, có thể kèm theo
bệnh tích viêm ruột cata, viêm ruột tụ huyết, xuất huyết (Nguyễn Thị Trúc Ly, 2006).
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), heo con bị mất nước nặng, dạ dày chứa sữa
hay thức ăn chưa tiêu hoá, dạ dày ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng xung
huyết.

2.1.4.2 Bệnh tích vi thể
Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv (1995), vi khuẩn bám thành từng đám trên màng
nhầy, đa phần niêm mạc không bị hư hại nhưng một số trường hợp có sự bất triển của
vi nhung mao, đôi khi xuất huyết trong xoang ruột, số lượng bạch cầu tăng.
2.1.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc biệt là phân tiêu chảy.
Phân tích các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại.
2.1.6 Phòng bệnh
Phải thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chuồng nái đẻ phải thiết kế sao cho
việc chùi rửa được dễ dàng, không gây đọng phân lại trên nền chuồng, định kỳ tiêu
độc sát trùng chuồng trại bằng các hoá chất.
Thực hiện quy trình “cùng đầy chuồng, cùng trống chuồng”. Phải đảm bảo tiểu
khí hậu chuồng nuôi ổn định.

9


Kohler E. Marketing (1996) cho rằng có 3 biện pháp cơ bản để phòng bệnh tiêu
chảy:
-

Vệ sinh tốt để giảm lượng vi sinh vật gây bệnh.

-

Chăm sóc tốt, cho heo con bú sớm sau khi sanh và bú thường xuyên để đảm
bảo nhận đủ kháng thể truyền qua sữa đầu.

-


Tạo kháng thể cho heo con bằng cách tiêm phòng vaccin cho heo mẹ.

Phải thường xuyên sát trùng chuồng trại, khử trùng nguồn nước nhằm hạn chế
sự hiện diện của vi khuẩn E. coli và một số mầm bệnh khác.
Sử dụng các chế phẩm sinh học như Biolactyl, Biosubtyl bổ sung vào đường
tiêu hóa nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển tạo
cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột.
Theo Đào Trọng Đạt (1995), nuôi dưỡng tốt heo nái có thai theo từng thời kỳ
phát triển của bào thai, nuôi dưỡng tốt heo mẹ trong thời gian cho con bú, tránh thay
đổi thức ăn đột ngột. Tập cho heo con ăn sớm, thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,
khoáng, sắt, đồng… năng lượng giúp phòng bệnh tiêu chảy cho heo.
2.1.7 Trị bệnh
Theo nguyên tắc toàn diện, bước đầu phát hiện bệnh phải điều trị nhanh chóng,
tích cực.
-

Cung cấp kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển.

-

Cung cấp năng lượng, cung cấp nước và chất điện giải ngay cho heo con
bằng nước sinh lý mặn, glucose 5 % tiêm vào xoang bụng.

-

Cung cấp các chất bảo vệ niêm mạc ruột.

-

Ngoài ra còn cung cấp thêm các vitamin A, B, C… bổ sung khoáng chất Ca.


-

Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ nên
dùng các chế phẩm sinh học khác như Biolactyl, Neolactyl cho heo con
uống để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột.

Nên giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và cần phải cho ăn khẩu phần ăn
thích hợp.

10


2.2 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu
- Phan Hoàng Vũ (1997), thăm dò tác dụng của các chế phẩm thuốc thú y đặc
trị tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại trại Dưỡng Sanh là colistin, norfloxacin,
gentamycin, enrofloxacin và cho biết có hiệu quả điều trị cao với thời gian điều trị
trung bình là 2,62 ngày (enrofloxacin); 2,94 ngày (norfloxacin) và tỷ lệ chữa khỏi là
87,3 % (enrofloxacin); 80,95 % (norfloxacin).
- Trần Thị Mỹ Phúc (2005), khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ
giai đoạn sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long từ ngày
25/04 -25/08/2005. Kết quả cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 12,6 %, tỷ lệ chết do
tiêu chảy là 0,81 %, tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 4,07 %, trọng lượng bình quân
lúc cai sữa là 6,77 kg.
- Trần Hoàng Nghĩa (2005), khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ tại xí
nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo từ 25/02 - 25/06/2005. Kết quả cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu
chảy là 7,65 %, tỷ lệ chết do tiêu chảy không có, tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là
5,37 %, trọng lượng bình quân lúc cai sữa là 6,89 kg và thời gian điều trị trung bình là
2,03 ngày.
- Lê Thị Thanh Vân (2001), phân lập 40 mẫu phân heo con tiêu chảy tại xí

nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp nhận thấy tỷ lệ nhiễm E. coli là 72,5 % và cầu trùng
là 15 %. Tỷ lệ tiêu chảy qua 4 đợt khảo sát dao động từ 36,7-57,4 % và tỷ lệ tiêu chảy
cao nhất ở giai đoạn 8-21 ngày tuổi.
- Phạm Quang Lượng (2007), khảo sát tình trạng ở heo con theo mẹ từ sơ sinh
đến 28 ngày tuổi tại 2 trại heo thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai từ 04/200708/2007. Kết quả cho thấy tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 7,73 %, tỷ lệ chết do tiêu chảy là
5,16 %, tỷ lệ chết do nguyên nhân khác là 5,37 %, thời gian điều trị khỏi trung bình là
2,5 ngày.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian tiến hành đề tài - Địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 10/06/2008 đến ngày 10/10/2008.
- Địa điểm: Trại heo Bến Cát Long Châu, ấp Bưng Thuốc- xã Long Nguyênhuyện Bến Cát-tỉnh Bình Dương.
3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành
-

Đối tượng khảo sát
Heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa (1-24 ngày tuổi)
Số ổ heo con khảo sát: 67
Số heo con khảo sát: 690

-

Tiểu khí hậu chuồng nuôi
™ Nhiệt độ:
Dụng cụ đo là nhiệt độ kế, vị trí đo cách nền chuồng 0,5m.
Thời gian đo: 3 lần trong ngày

Sáng: 7g15-7g30
Trưa: 13g15-13g30
Chiều: 16g15-16g30
™ Ẩm độ:
Dụng cụ đo là ẩm độ kế, vị trí đo cách nền chuồng 0,5m.
Thời gian đo: 3 lần trong ngày
Sáng: 7g15-7g30
Trưa: 13g15-13g30
Chiều: 16g15-16g30
-

Điều trị bệnh tiêu chảy của trại heo Bến Cát Long Châu

Chúng tôi tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn heo mỗi ngày vào buổi
sáng để phát hiện những con heo tiêu chảy. Đầu tiên kiểm tra trên nền chuồng xem có
phân heo con tiêu chảy hay không, nếu phát hiện có phân tiêu chảy tiến hành kiểm tra
12


hậu môn (ướt, dính phân quanh hậu môn) từng con trong đàn để phát hiện và đánh dấu
những heo con tiêu chảy sau đó ghi vào sổ bệnh án. Sau đó kiểm tra lông (bình thường
hay dựng lên), da (bình thường hay tái nhạt, mất sự đàn hồi do mất nước), phân tiêu
chảy (sệt hay nhiều nước) để đánh giá tình trạng tiêu chảy heo con nặng hay nhẹ từ đó
đưa ra những hướng điều trị thích hợp.
Để phòng và trị tiêu chảy trại đã dùng thuốc:
- Baycox, thành phần:
Toltrazuril………………………….100 mg
Tá dược bổ sung vừa đủ……………100ml
- Genta –Tylosin, thành phần:
Tylosin tartrate……………………..100 mg

Gentamycin sulfat…………………..50 mg
-Multibio, thành phần:
Ampicillin…………………………..10 g
Colistin……………………………...25 triệu UI
Dexametazone………………………25 mg
Tá dược vừa đủ……………………...100 ml
- SG. Glucose 5%, thành phần:
Dextrose…………………………….50000 mg
Tá dược vừa đủ……………………..1000 ml
- Vitamin C, thành phần:
Vitamin C………………………….20g
Dung môi vừa đủ………………….100ml
- B-Complex, thành phần:
Vitamin B1…………………………1g
Vitamin B2…………………………400mg
Vitamin B6…………………………400mg
Vitamin B12………………………..1mg
Nicotinamide………………………5g
D-Panthenol……………………….500mg
Tá dược vừa đủ
13


3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
- Trọng lượng bình qn lúc sơ sinh (TLBQLSS)
Tổng trọng lượng heo sơ sinh/ ổ
Tổng số con sơ sinh/ ổ

TLBQLSS (kg/con) =
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy


Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) =

Tổng số ngày con tiêu chảy
* 100
Tổng số ngày con nuôi

- Thời gian điều trị khỏi trung bình (TGĐTKTB)
TGĐTKTB (ngày) =

Tổng số ngày điều trò khỏi
Tổng số ca điều trò khỏi

- Tỷ lệ điều trị khỏi
Tỷ lệ điều trị khỏi (%) =

Số ca điều trò khỏi
* 100
Số ca điều trò

- Tỷ lệ tái phát
Tỷ lệ tái phát (%) =

Tổng số ca tái phát
* 100
Tổng số ca điều trò khỏi

- Tỷ lệ còi cọc
Tỷ lệ còi cọc (%) =


Số con còi cọc
* 100
Số con khảo sát

- Tỷ lệ chết do tiêu chảy (TLCDTC)
TLCDTC (%) =

Tổng số con chết do tiêu chảy
* 100
Tổng số con khảo sát

- Tỷ lệ chết do ngun nhân khác (TLCDNNK)
TLCDNNK (%) =

Tổng số con chết do nguyên nhân khác
* 100
Tổng số con khảo sát

- Trọng lượng bình qn lúc cai sữa (TLBQLCS)
TLBQLCS (kg/con) =

Tổng trọng lượng heo cai sữa/ ổ
Tổng số con cai sữa/ ổ

3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để trình bày số liệu và vẽ các biểu đồ
Sử dụng trắc nghiệm χ2 (Chi-Square test) để so sánh các tỷ lệ (bằng phần
mềm Minitab 12.21).
14



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm địa lý trại heo Bến Cát Long Châu
Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐỒNG NAI LONG CHÂU
Nhiệm vụ của công ty: Xây dựng và phát triển chuồng trại chăn nuôi heo an
toàn và tiến tới xây dựng chăn nuôi heo sạch để cung cấp cho dự án thịt sạch của công
ty. Kinh doanh thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho heo các loại.
Địa điểm: ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Diện tích mặt bằng: 56.447,5 m2
Địa hình: Khu đất của trang trại có địa hình thấp dần từ hướng Đông sang Tây,
đất có độ dốc trung bình từ 3% - 6%.
4.1.1 Đặc điểm khí hậu
Khu vực công ty mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm là 27,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C,
nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 230C.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 78 %
- Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm là 2.683 mm
- Chế độ nắng
Số giờ nắng bình quân ngày là 7giờ
- Gíó
Chế độ gió phân bố theo hai mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt.
Về mùa mưa có gió Tây –Nam, về mùa khô có gió Đông –Nam.
Tốc độ gió trung bình đạt từ 2,8 m/s. Trong vùng không có gió bão, gió nóng.
15



4.1.2 Thổ nhưỡng
Đất trong khu vực thuộc đất cát gò triền. Cường độ chịu lực của nguồn đất là
1,7 kg/cm (theo số liệu thăm dò địa chất).
4.1.3 Thủy văn
Sông suối: Bên cạnh trang trại có một con suối nhỏ. Con suối này đổ nước vào
sông Thị Tính tạo điều kiện cho việc thoát nước sau khi xử lý.
Nước ngầm: Khu vực này mực nước ngầm sâu, không ảnh hưởng đến điều kiện
xây dựng công trình. Nước ngầm ở đây có chất lượng tốt là nguồn cung cấp nước cho
trang trại.
4.1.4 Cơ cấu đàn: Tính đến ngày 10/9/2008, tổng đàn heo của trại heo Bến Cát
Long Châu
Tổng đàn: 6.200 con
Heo nọc: 25 con
Heo nái và hậu bị: 800 con
Heo thịt: 2.700 con
Heo con theo mẹ: 1.100 con
Heo cai sữa: 1.575 con
4.1.5 Chuồng trại
Nái hậu bị, nái khô, nái đẻ, và heo cai sữa được nuôi trong hệ thống chuồng
lạnh cooling pad (giàn lạnh): hệ thống chuồng kín với vách chuồng được làm bằng
kính, trên là hệ thống la-phông cách nhiệt, nhiệt độ duy trì ở biên độ 27-290C.
- Nái chờ phối mang thai:
Gồm 4 dãy D1, D2, D3, D4 mỗi dãy gồm những ô chuồng cá thể, với sức chứa
có thể lên đến 700 nái. Diện tích mỗi ô: ngang 0,6m, dài 2,1m, ở đầu dãy D1 là 2
chuồng tập thể, mỗi chuồng nhốt từ 10-15 con.
- Chuồng nái nuôi con:
Ô chuồng được làm bằng sắt, cách bề mặt nền là 0,5 m, gồm 2 ngăn: ngăn nái
đẻ và ngăn nuôi con có diện tích: dài 2,3 m, rộng 1,85 m trong đó diện tích lồng mẹ
dài 2,3 m, rộng 0,6 m phần diện tích còn lại dành cho heo con. Bố trí máng ăn, núm

uống riêng cho heo con và heo mẹ. Thuận lợi của chuồng là tránh heo mẹ đè con, heo
con bú tự do trong suốt thời gian theo mẹ, giảm bớt bệnh nhất là bệnh tiêu chảy.
16


×