Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG CÁCH CHỌC DÒ TỬ CUNG, SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.74 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG
CÁCH CHỌC DÒ TỬ CUNG, SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khoá

: 2003 - 2008

Tháng 06 / 2009


CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ BẰNG CÁCH CHỌC
DÒ TỬ CUNG, SIÊU ÂM VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Tác giả

TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. LÊ VĂN THỌ
Ths. HUỲNH THỊ THANH NGỌC

Tháng 06/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS Lê Văn Thọ.
Đã hết lòng hướng dẫn chỉ dạy, giúp đỡ cho chúng tôi trong suốt thời gian học
và thực tập tốt nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm và thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong những năm đại học.
Giám Đốc Bệnh Viện Thú Y Petcare Ths. Huỳnh Thị Thanh Ngọc.
Bác sĩ Thú Y Nguyễn Thị Quỳnh Hoa.
Đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Các anh, chị của Bệnh Viện Thú Y.
Bạn bè lớp Thú Y khoá 2003 - 2008.
Đã giúp đỡ và chia sẽ những vui buồn trong thời gian học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.

ii



MỤC LỤC
Trang tựa .....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .........................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
1.3. YÊU CẦU.........................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ MÁY SIÊU ÂM ........................................................................2
2.1.1. Định nghĩa ..................................................................................................2
2.1.2. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình.............................................................3
2.2. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY SINH DỤC TRÊN THÚ CÁI..........7
2.2.1. Noãn sào (ovaria) hay buồng trứng .............................................................8
2.2.2. Ống dẫn trứng (Tubue urinae hay oviductus) ..............................................8
2.2.3. Tử cung (Uterus).........................................................................................9
2.2.4. Âm đạo (Viginal) ......................................................................................10
2.2.5. Tiền đình (Vestibulum vaginae) ................................................................10
2.5.6. Âm hộ hay âm môn (Vulva)......................................................................10
2.5.7. Nhũ tuyến .................................................................................................11
2.3. CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI ..........................................................11
2.3.1. Tuổi thành thục.........................................................................................11
2.3.2. Chu kỳ động dục .......................................................................................12
2.3.3. Kích thích tố sinh dục cái..........................................................................13
2.4. BỆNH LÝ VIÊM TỬ CUNG MỦ TRÊN CHÓ CÁI .......................................14
2.4.1. Đặc điểm của bệnh....................................................................................15
2.4.2. Các dạng viêm tử cung mủ........................................................................15

2.4.3. Các nguyên nhân gây bệnh........................................................................15
iii


2.4.4. Triệu trứng................................................................................................16
2.4.5. Chẩn đoán.................................................................................................16
2.4.7. Hậu chứng và những tác hại của viêm tử cung ..........................................18
2.5. LƯỢC DUYỆT MỘT VÀI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI. ........................................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.......................................21
3.1. Thời gian và Địa điểm .....................................................................................21
3.2. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................21
3.3. Phương tiện khảo sát .......................................................................................21
3.3.1. Máy siêu âm .............................................................................................21
3.3.2. Dụng cụ ....................................................................................................21
3.3.3. Vật liệu và dược phẩm ..............................................................................22
3.4. Nội dung đề tài................................................................................................23
3.5. Phương pháp thực hiện....................................................................................23
3.5.1. Tại phòng khám ........................................................................................23
3.5.2. Điều trị bằng phẫu thuật............................................................................25
3.6. Những tai biến trong và sau khi phẫu thuật......................................................33
3.6.1. Tai biến trong phẫu thuật ..........................................................................33
3.6.2. Tai biến sau phẫu thuật .............................................................................33
3.6.3. Điều trị bằng nội khoa...............................................................................34
3.7. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................35
4.1. So sánh hiệu quả của phương pháp chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc dò tử
cung và phương pháp siêu âm ................................................................................35
4.2. Tỉ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống..........................................................36
4.3. Tỷ lệ các dạng viêm tử cung............................................................................37

4.4 Tỉ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi .................................................................39
4.5. Hiệu quả giữa điều trị nội khoa và ngoại khoa .................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................43
5.1. Kết luận...........................................................................................................43
5.2. Đề nghị............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................44
iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phiếu theo dõi trong quá trình điều trị ........................................................25
Bảng 4.1. Số chó viêm tử cung được phát hiện qua chọc dò và siêu âm .....................35
Bảng 4.2. Tỉ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống ....................................................36
Bảng 4.3: Tỉ lệ các dạng viêm tử cung .......................................................................37
Bảng 4.4 Tỉ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi............................................................39
Bảng 4.5. Tỉ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị nội khoa..............................................40
Bảng 4.6. Tỉ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị ngoại khoa ..........................................41

v


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ chó viêm tử cung được phát hiện qua chọc dò và siêu âm ..............36
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ chó viêm tử cung theo nhóm giống ................................................36
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ xuất hiện các dạng viêm tử cung....................................................37
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ chó viêm tử cung theo lứa tuổi.......................................................40
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị nội khoa..........................................41
Biểu đồ 4.6. Tỉ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị ngoại khoa ......................................42

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Máy siêu âm.................................................................................................2
Hình 2.2:Đầu dò convex ..............................................................................................5
Hình 2.3: Cơ quan sinh dục của chó cái .......................................................................7
Hình 3.1: Dụng cụ phẫu thuật ....................................................................................22
Hình 3.2: Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật ..............................................................26
Hình 3.3: Đường mổ ổ bụng ......................................................................................27
Hình 3.4: Mở rộng vết mổ dọc theo đường trắng........................................................27
Hình 3.5: Dò tìm sừng tử cung...................................................................................28
Hình 3.6: Đưa sừng tử cung ra ...................................................................................28
Hình 3.7: Kẹp ngang sừng tử cung và buồng trứng ....................................................29
Hình 3.8: Cắt tử cung và buồng trứng ........................................................................29
Hình 3.9: Tử cung viêm được cắt bỏ ..........................................................................30
Hình 3.10: Rắc ampicillin vào tử cung.......................................................................31
Hình 3.11: Đường may phúc mạc và cơ thẳng bụng...................................................31
Hình 3.12: Đường may da..........................................................................................32
Hình 3.13: Sát trùng vết mổ sau phẫu thuật................................................................32
Hình 4.1: viêm tử cung dạng hở .................................................................................38
Hình 4.2: Dịch viêm chảy ra âm hộ............................................................................38
Hình 4.3: Viêm tử cung dạng kín ...............................................................................39

vii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó bằng cách chọc dò tử cung,
siêu âm và ghi nhận kết quả điều trị”được thực hiện từ ngày 15/07/2008 đến
15/11/2008 tại Bệnh Viện Thú Y Petcare, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Qua khảo sát 283

trường hợp chó cái đem đến khám và điều trị, kết quả được chúng tôi ghi nhận như
sau:
Trong 283 trường hợp chó cái mang đến bệnh viện điều trị có 28 trường hợp có
triệu chứng nghi ngờ viêm tử cung như sốt, lừ đừ, bỏ ăn và chảy dịch ở âm hộ, bụng
căng cứng.
Bằng phương pháp chọc dò tử cung đã phát hiện được 6 con bị viêm tử cung
(chiếm tỉ lệ 21,42 %), 22 con còn lại được chẩn đoán bằng siêu âm và phát hiện 18 con
viêm tử cung (chiếm tỉ lệ 81,81 %). Nhóm chó nội viêm tử cung cao hơn giống chó
ngoại (10,76 % so với 7,79%). Chó bị viêm tử cung dưới 2 năm tuổi là 4,54%; từ 2-4
năm tuổi là 8% và trên 4 năm tuổi là 13,26%. Trong 24 con viêm tử cung thì có 37,5
% viêm tử cung dạng hở và 62,5% viêm tử cung dạng kín. Kết quả điều trị ngoại khoa
và nội khoa điều đạt tỉ lệ thành công là 100%.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu việc nuôi chó rất phổ biến trong đời sống người dân. Chó không chỉ là
con vật thân quen gần gũi, mà còn là loài vật tinh khôn và rất trung thành với chủ. Chó
được xem như là một thành viên trong gia đình được mọi người thương yêu và quan
tâm chăm sóc.
Tuy nhiên việc nuôi dưỡng và chăm sóc chó đã gặp nhiều vấn đề khó khăn do
bệnh tật gây ra, là nỗi lo của người nuôi chó.
Trước vấn đề đó nhiều phòng mạch thú y đã ra đời, đặc biệt là bệnh viện thú y
Petcare có mặt ở Việt Nam vào năm 2005 với trang thiết bị tiên tiến để chẩn đoán và
điều trị đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng của người nuôi
chó.
Trong tất cả các phương pháp chẩn đoán như siêu âm, chọc dò tử cung, xét

nghiệm máu…đã hỗ trợ rất nhiều trong việc định bệnh, trong đó có phương pháp siêu
âm giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác bệnh viêm tử cung. Để góp phần
tìm hiểu và học hỏi phương pháp siêu âm trong chẩn đoán và điều trị viêm tử cung trên
chó, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y với sự hướng dẫn của PGS TS. Lê
Văn Thọ, ThS. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó bằng cách chọc
dò tử cung, siêu âm và ghi nhận kết quả điều trị”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó bằng cách chọc dò tử cung, siêu âm và
ghi nhận kết quả điều trị cho từng trường hợp bệnh.
1.3. YÊU CẦU
Theo dõi hình ảnh trên máy siêu âm và ghi nhận các trường hợp viêm tử cung
theo giống, lứa tuổi.
Đề ra biện pháp điều trị và theo dõi tình trạng của thú trong quá trình điều trị.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC VỀ MÁY SIÊU ÂM
2.1.1. Định nghĩa
Trong môi trường các chất đàn hồi (khí lỏng hay rắn) có thể coi như những môi
trường liên tục gồm những phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Lúc bình thường các
phân tử này cò một vị trí cân bằng bền. Khi có một lực tác động vào một phân tử nào
đó của môi trường, phân tử này sẽ rời khỏi vị trí cân bằng của nó. Do tương tác tạo
nên các mối liên kết giữa các phân tử kề cạnh: một mặt sẽ bị kéo về vị trí cân bằng,
mặt khác còn chịu tác động của lực tương tác nên nó sẽ chuyển động qua lại quanh vị
trí cân bằng gọi là sự dao động của các phân tử có chu kỳ. Nói cách khác, sóng âm là
một hiện tượng vật lý trong đó năng lượng được dẫn truyền dưới dạng dao động của

các phân tử vật chất.
Đơn vị của sóng âm là Hz (Hertz), là tần số biểu thị chấn động trong một giây.

Hình 2.1: Máy siêu âm
2


2.1.2. Kỹ thuật của phương pháp tạo hình
2.1.2.1. Nguyên lý cơ bản
Đầu dò được lắp đặt một bộ chuyển đổi siêu âm, do hiệu ứng áp điện sẽ phát ra một
xung động siêu âm đáp ứng một kích thích điện. Xung động siêu âm này truyền vào
các mô sinh học sẽ lan đi dần dần, khi gặp các mặt phản hồi trên đường truyền tạo ra
các sóng phản xạ và tán xạ.
Đầu dò sẽ biến đổi sóng phản hồi thành tín hiệu điện thông qua hiệu ứng áp điện
này mang hai thông tin chính:
+ Thông tin về độ lớn biên độ, phản ánh tính chất âm học của môi trường
+ Thông tin về vị trí của nguồn tạo tín hiệu. Các thông tin này sau đó được xử lý và
thể hiện thành hình ảnh trên màn hình.
2.1.2.2. Các hình thức thể hiện
- Hình thức A (Amplitude mode)
Tín hiệu hồi âm được thể hiện bằng xung hình gai trên dao động qua trục tung và
hoành. Chiều cao của xung thể hiện độ lớn của biên độ tín hiệu hồi âm, vị trí của xung
thể hiện khoảng cách từ đầu dò đến mặt phản hồi. Kiểu A thường sử dụng để đo cự ly
một cách chính xác trong nhãn khoa và thần kinh, nhưng không cho phép nhận dạng
vật quan sát được (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).
- Hình thức B (Brightness mode)
Rất thông dụng trong y khoa và thú y, còn gọi là phương pháp siêu âm hai chiều.Tín
hiệu hồi âm được thể hiện bởi những chấm sáng và độ sáng của những chấm này thể
hiện biên độ của tín hiệu hồi âm. Vị trí của chấm sáng được xác định từ vị trí đầu dò
đến mặt phản hồi (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).

- Hình thức TM (Time Motion mode)
Dùng để thể hiện sự chuyển động cùng chiều với tia siêu âm của các vật thể theo
thời gian bằng cách thể hiện hình ảnh B-mode. Theo diễn biến thời gian với các tốc độ
quét khác nhau. Kết quả là nếu nguồn hồi âm đứng yên thì sẽ tạo ra những đường
thẳng ngang trên màn hình, còn nếu mặt phản hồi chuyển động thì sẽ tạo ra những
đường cong phản ánh sự chuyển động của mặt phản hồi (Nguyễn Phước Bảo Quân,
2002).

3


2.1.2.3. Độ phân giải của ảnh
Độ phân giải được xác định bởi khoảng cách tối thiểu ngăn cách giữa hai điểm đích
để ảnh của chúng còn phân biệt rõ được. Giới hạn phân giải của hệ thống ghi hình
đươc xác định bởi độ dài bước sóng. Khi độ dài bước sóng giảm thì tần số tăng lên nên
khả năng phân giải cũng tăng lên theo tần số. Bên cạnh đó thì độ giảm âm cũng tăng
ngang bằng với tần số vì vậy khi khảo sát các mô gần bề mặt nên dùng đầu dò có tần
số cao, ngược lại nên dùng đầu dò có tần số thấp để quan sát các mô ở sâu (Bonnin và
cộng sự,1997).
2.1.2.4. Máy siêu âm
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), có nhiều loại máy siêu âm được thiết kế
để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Một cách tổng quát, có thể chia làm 3 loại
như sau:
● Máy siêu âm xách tay với chức năng đơn giản, chủ yếu dùng cho cấp cứu.
● Máy siêu âm màu cao cấp với đầy đủ các chức năng hiện đại.
● Máy siêu âm đa chức năng, giải quyết được mọi yêu cầu chuyên khoa.
Môt máy siêu âm có cấu tạo gồm 3 phần:
 Phần nhập: Đầu dò.
 Phần xử lý: Thân máy.
 Phần xuất: Màn hình.

2.1.2.5. Đầu dò sử dụng trong siêu âm
- Cấu tạo đầu dò
Dựa vào hiệu ứng áp điện thuận nghịch người ta đã sử dụng tinh thể gốm áp
điện để chế tạo đầu dò siêu âm. Đầu dò vừa đóng vai trò đầu sóng vừa đóng vai trò đầu
thu sóng. Tinh thể gốm của đầu dò có khả năng phát các chuỗi xung cao tần và các tiếp
nhận sóng hồi âm sau mỗi xung phát. Độ lặp lại của các chuỗi xung phụ thuộc vào độ
sâu tối đa cần chẩn đoán. Bề dày của tinh thể gốm sẽ quyết định tần số f của đầu dò
(bề dày 1mm sẽ tương ứng với tần số 2 triệu Hz). Tần số của đầu dò được dùng trong
khám bụng tổng quát từ 3,5-5 triệu Hz (Nguyễn Phước Bảo Quân, 2002).

4


-Đầu dò Convex
Được phát triển để tạo ra các dạng hình quạt các ổ tinh thể được sắp xếp theo
hình cong. Bán kính 25-100 mm. Bán kính cong lớn cho phép mở rộng phạm vi khảo
sát, kích cỡ vật lý của các tinh thể ảnh hưởng tới hình dạng chùm tia.
Các đầu dò Convex quét chùm tia bằng việc kích hoạt các tinh thể trong nhóm
dịch dần sau một khoảng thích hợp và sau đó tác động nhóm tiếp theo. Sắp xếp các
tinh thể cong tạo ra đường quét vuông góc với mặt phẳng. Không thấy sự mất hội tụ tại
mép của đường quét, tuy nhiên sự phát tán của chùm tia có thể giới hạng độ sâu hữu
ích. Tương tự với quét hình quạt, đối với các mảng cong, mật độ đường quét giảm theo
độ sâu và có thể xảy ra việc giảm độ phân giải ngang (Nguyễn Đức Thuận, 2003).
Ứng dụng: Đầu dò Convex được ứng dụng trong siêu âm vùng bụng, sản khoa.

Hình 2.2: Đầu dò convex
2.1.2.6. Một số thuật ngữ sử dụng trong siêu âm
 Hình bờ
Biểu hiện ranh giới giữa hai môi trường đặc khác nhau (gan-thận phải;
lách-thận trái; khối u đặc-nhu mô bình thường), giới hạn của một cấu trúc lỏng

bình thường hay bệnh lý (bàng quang, thành túi mật, u nang).
 Hình cấu trúc
Được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc âm đồng nhất (nhu mô
phủ tạng đặc) hoặc không đồng nhất (nhu mô bệnh lý phủ tạng đặc), cũng có
thể là cấu trúc lỏng rỗng âm bình thường (bàng quang, túi mật) hoặc bệnh lý (u

5


nang, ổ máu tụ, thận ứ nước). Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu trúc choáng
chỗ.
 Hồi âm tăng
Mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc so với tình trạng bình thường.
 Hồi âm giảm
Mô tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc so với tình trạng bình thường.
 Không có hồi âm
Mô tả cấu trúc không được sóng phản hồi, có độ xám rất thấp hoặc hiển thị
màu đen như máu, nước tiểu, dịch mật.
 Đồng hồi âm
Mô tả cấu trúc có độ hồi âm ngang bằng với độ hồi âm của cấu trúc nền xung
quanh hoặc hai cấu trúc khác nhau có cùng độ hồi âm.
 Đồng nhất và không đồng nhất
Đồng nhất là mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm của toàn bộ cấu trúc.
Không đồng nhất là mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau.
 Bóng lưng và tăng cường âm
Bóng lưng là một dãy xám tối hơn môi trường xung quanh ở ngay phía sau
cấu trúc.
Tăng cường âm là một dãy sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.

 Hiện tượng dội lại (Đa âm phản hồi).
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt
phân cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với
kích thước và độ hồi âm nhỏ dần.
 Thứ tự hồi âm
Mức độ hồi âm phụ thuộc vào mô vào vật chất của cơ thể.
Độ hồi âm tăng dần theo thứ tự:
 Mật-nước tiểutiền liệtchức.
6


 Máu và dịch chất cho ảnh màu đen vì có độ hồi âm nhỏ.
 Dịch chất có độ hồi âm tăng lên là do tăng protein, tế bào sợi và mô liên kết.
 Khái niệm về mặt cắt
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998) tại các vùng của bụng, có thể dùng
nhiều mặt cắt khác nhau:
 Cắt ngang.
 Cắt dọc.
 Cắt chéo.
 Cắt liên sườn và dưới sườn.
Trong siêu âm thú y đường cắt chéo cũng như đường cắt liên sườn và đường cắt
dưới sườn thường rất ít được sử dụng. Lúc khởi đầu, cần chú ý các đường cắt chuẩn
theo các mốc giải phẫu để xác định các cơ quan. Tuy nhiên khi đã thấy tổn thương cần
tìm đường phù hợp để phản ánh hết các đặc tính của chủ mô từ đó giúp chẩn đoán xác
định hoặc phân biệt.
2.2. CẤU TẠO VÀ VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY SINH DỤC TRÊN THÚ CÁI

Noãn sào

Dây rộng tử cung

Sừng tử cung

Cổ tử cung
Thân tử cung
Âm đạo

Hình 2.3: Cơ quan sinh dục của chó cái

7


2.2.1. Noãn sào (ovaria) hay buồng trứng
* Hình thái:
Có hai noãn sào, hình hạt đậu, nằm hai bên của xoang bụng. Vị trí thay đổi rất
nhiều tuỳ theo loài thú. Trên cùng một loài, thú còn tơ có noãn sào lớn hơn thú già.
Mặt ngoài của noãn sào tròn lồi, riêng mặt trong là đường đi vào của các mạch máu,
dây thần kinh, gọi là tể noãn. Đầu trước liên hệ với đầu tua của ống dẫn trứng. Đầu sau
hay đầu ống dẫn trứng, liên kết với ống dẫn trứng nhờ vào “dây noãn sào”.
Noãn sào dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của dây chằng rộng tử cung,
phần này gọi riêng là màng treo noãn sào (Mesovarium) và "dây noãn sào". (ovari
proprium) ở phía sau như đã nói ở trên.
* Cấu tạo:
Phần lớn noãn sào được lớp màng bụng bao phủ, ở mặt trong, nơi mạch máu và
thần kinh đi vào gọi là tể noãn (Hillus ovari), chỗ này không có màng bụng bao phủ
tới.
Mô liên kết tạo nên sườn của noãn sào. Xen kẽ với hệ thống mô liên kết này có
nhiều nang noãn (Follculi oophori), chứa noãn (ovula) ở nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Các noãn còn non được bao quanh bởi một nang dày, gồm nhiều lớp tế

bào. Noãn chín hay noãn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng dần
do các lớp tế bào tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Các nang noãn
chín gọi là nang Graaf vỡ, sẽ phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng (ovulation).
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ động máu gọi là hồng thể (corpus
rubrium). Sau đó, lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là thể vàng
hay hoàng thể (corpus luteum). Nếu có sự thụ thai, thể vàng sẽ phát triển rất lớn và tồn
tại lâu, nếu không có sự thụ thai, hoàng thể sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một sẹo
gọi là bạch thể (corpus albicans).
2.2.2. Ống dẫn trứng (Tubue urinae hay oviductus)
Là một ống ngoằn nghèo, nối chuyển từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau,
ống dẫn trứng có đường kính nhỏ, nhưng càng về phía noãn sào, càng lớn dần, đến
buồng trứng nở rất rộng, bao phủ phần lớn noãn sào (nơi không có màng bụng). Phần
mở rộng này gọi là loa vòi hay phiễu ống dẫn trứng (Infundibulum tubue uterina). Ở

8


khoảng giữa, loa có một nếp gấp thông với một lỗ nhỏ gọi là lỗ bụng vòi (ostium
abdomind tubue).
Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung.
Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp:
- Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
- Lớp cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc trong cùng, có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào trụ có tiêm
mao. Các tiêm mao có chức năng hướng dẫn trứng về phía tử cung.
Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng.
2.2.3. Tử cung (Uterus)
* Hình thái:
Là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau nằm trong
xoang chậu chia làm 3 phần:

- Sừng tử cung : gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước. Các sừng nằm
hoàn toàn trong xoang bụng, vị trí và hình dáng thay đổi tuỳ theo loài. Các sừng
thường bị ép sát vào thành bụng bởi ruột. Các sừng nhỏ ở phía trước và rộng dần về
phía sau.
- Thân tử cung : nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu,
đường kính lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai sừng. Mặt trên
tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới với bàng quang.
- Cổ tử cung : là phần hẹp ở phía sau, nhưng có thành rất dày, phía sau cổ tử
cung nối với âm đạo.
* Cấu tạo:
Từ ngoài vô trong, tử cung cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp áo trơn: liên tục với dây rộng tử cung.
- Lớp cơ: là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong dày hơn.Giữa hai
lớp cơ có một lớp mô liên kết chứa rất nhiều mạch máu. Áo cơ dày nhất ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhày và có lông mao khi cơ
hoạt động các tiêm mao đẩy dịch nhày về phía sau.

9


* Sự cố định:
Hai màng treo tử cung hay màng rộng (Ligamenta lata uteri) ở hai bên, liên kết
tử cung với thành trên của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này, có chứa rất
nhiều mạch máu, thần kinh.
Dây tròn (Lig. Teres uteri) xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung, đến nối với
thành bụng chỗ vòng bẹn sâu của kênh bẹn.
2.2.4. Âm đạo (Viginal)
Phần nối tiếp phía sau của cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu, cũng là
một ống cơ, tiết diện có thể dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ phía ngoài, rất khó phân biệt
ranh giới giữa âm đạo và tử cung.

Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới với bàng quang và ống thoát
tiểu.
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước được
phần sau màng bụng bao phủ.
- Áo cơ gồm 2 lớp: Cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở bên trong.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó, âm đạo có thể tăng đường kính
rất lớn.
2.2.5. Tiền đình (Vestibulum vaginae)
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình, có
một nếp gấp gọi là màng trinh (Hymen). Sau màng này phía dưới có lổ mở ra của ống
thoát tiểu. Hai bên ống thoát tiểu có hai thể xốp, chứa nhiều mạch máu và có thể
cương lên như dương vật.
2.5.6. Âm hộ hay âm môn (Vulva)
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài là lớp da
chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi (Labia vulva).
Mép dưới của âm hộ, có một thể tròn, nằm trong một xoang nhỏ, đó chính là âm
vật (Clitoris), hay dấu vết của dương vật trên thú đực.

10


2.5.7. Nhũ tuyến
* Hình thái:
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với các cơ quan sinh dục.
Tuỳ theo loài thú có thể, tuyến vú có thể trải dài từ ngực đến bẹn; hoặc chỉ có ở vòng
ngực hay bùng bẹn.
Mỗi tuyến vú, là sự tập hợp của 10-15 chùm tuyến nhỏ (có ống tiết riêng biệt)
nằm xen trong lớp mô liên kết của vú.
Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với thành bụng, đỉnh

hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú (Trayon). Núm vú là nơi thông ra ngoài
của tuyến vú.
* Cấu tạo:
- Lớp da bên ngoài
- Lớp vỏ liên kết bám chặt vào thành dưới của bụng. Ngoài ra, lớp vỏ liên kết
này còn ăn sâu vào vú, chia vú làm nhiều thùy.
- Bên trong là mô tuyến màu vàng hay hồng xám. Các chùm tuyến sẽ có ống
thông với một xoang rộng ở phía dưới gọi là xoang sữa hay là bể sữa, và bể sữa thông
ra ngoài bởi các núm vú.
- Cần lưu ý là lớp vỏ liên kết của núm vú cũng tham gia vào việc phân chia vú
thành các phần trái - phải và sau - trước.
- Vách liên kết của các phần sau - trước khá mỏng.
- Trong khi đó vách ngăn của hai phần trái - phải rất dày. Do đó nếu vú viêm ở
một bên sẽ dễ lây lan theo hướng trước - sau hơn trái-phải. Máu đến vú từ động mạch
thẹn (Arteria pudena), sau đó theo các tĩnh mạch thẹn, tĩnh mạch đi về tĩnh mạch chủ
sau.
2.3. CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI
2.3.1. Tuổi thành thục
Tuổi thành thục sinh dục hay tuổi xuất hiện lần lên giống đầu tiên là thời kỳ thú
trưởng thành sinh dục. Qua chu kỳ động dục đầu tiên, thú có những biểu hiện lâm sàng
còn bên trong có hiện tượng nang noãn chín mùi và xuất noãn. Tuổi thành thục đầu
tiên của chó cái trung bình khoảng 6 - 12 tháng. Những giống chó nhỏ thì tuổi thành
thục sinh dục thường sớm hơn so với các giống chó lớn, như những giống chó kiểng
11


nhỏ con thì bắt đầu lúc 6 - 9 tháng tuổi, những giống chó lớn con thì kéo dài 1 - 2 năm
tuổi mới đạt đến tuổi thành thục.
2.3.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của chó cái bao gồm 4 giai đoạn: Trước động dục (Proestrus),

động dục (Estrus), sau động dục (diestrus) và nghỉ ngơi (Anestrus).
* Giai đoạn trước động dục:
Giai đoạn trước động dục kéo dài từ 6 - 11 ngày, trung bình khoảng 9 ngày. Là
giai đoạn từ khi thể vàng thoái hoá tới lần động dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện cho
đường sinh dục cái và trứng để tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Giai
đoạn này nang noãn phát triển, tăng sự sản xuất và phân tiết estrogen. Kết quả là lượng
estrogen trong máu tăng cao dần và đạt đỉnh vào cuối giai đọan này trước khi chuyển
qua giai đoạn động dục. Dưới sự ảnh hưởng của estrogen, cơ quan sinh dục có nhiều
biến đổi như tế bào vách của ống dẫn trứng phát triển có nhiều nhung mao để chuẩn bị
đón trứng rụng, tử cung phát triển các nang tuyến và lớp nội mạc. Lớp biểu mô âm đạo
sinh sôi, nảy nở, tăng nhanh đi kèm sự thoát mạch của các tế bào hồng cầu từ hệ thống
động mạch máu. Âm hộ ướt, trương phồng, cương cứng, xung huyết và có dịch thải
lẫn máu. Do vậy, số lượng hồng cầu chiếm đa số trong vết phết âm đạo.
* Giai đoạn động dục:
Giai đoạn động dục kéo dài từ 9-18 ngày, trung bình khoảng 9 ngày. Đây là thời
kỳ chó cái động tình do lượng estrogen trong máu giảm, nồng độ progestrogen tăng
dần, sự rụng trứng xảy ra sau 24 - 48 giờ sau khi chuyển qua giai đoạn động dục và
hoàng thể được thành lập. Ở giai đoạn này, những thay đổi của đường sinh dục cái ở
giai đoạn trước càng thêm sâu sắc hơn như sự phân tiết dịch từ các nang tuyến của tử
cung gia tăng, lớp biểu mô âm đạo tăng sinh để chuẩn bị đón trứng. Thú có những biểu
hiện hành vi sinh dục: Cố tìm kiếm chó đực, đứng yên cho chó đực nhảy và chờ đợi sự
phối giống. Những biểu hiện bên ngoài âm hộ giảm sự trương phồng, ướt, đỏ tím, dịch
thải trong hơn.
* Giai đoạn sau động dục
Đây là giai đoạn có sự hiện diện của thể vàng, thể vàng phân tiết số lượng lớn
progesteron để ức chế động dục. Trong giai đoạn này, chó cái từ chối chó đực. Sự tăng
sinh và tiết dịch của tử cung ngừng lại, biểu mô nhày tử cung bong ra cùng với lớp tế
12



bào biểu mô âm đạo, cổ tử cung thắt lại và sự phân tiết dịch ở âm đạo giảm lại. Giai
đoạn này kéo dài 70 - 80 ngày, trung bình 60 ngày. Giai đoạn này chấm dứt khi thể
vàng thoái hoá và nồng độ progesteron sụt giảm nhanh chóng.
* Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn nghỉ ngơi là giai đoạn dài nhất, trung gian giữa giai đoạn động dục
với giai đoạn trước động dục kế tiếp. Đây là thời kỳ thể vàng bị thoái hoá và lớp nội
mạc tử cung được sửa chữa, tính dục của chó không biểu hiện, sự tiết dịch có thể có ít
hoặc không, cổ tử cung thắt lại còn lớp màng nhầy âm đạo thì tái nhợt. Giai đoạn này
kéo dài 2 - 10 tháng, trung bình 4 - 5 tháng. Sự biến động này tuỳ thuộc vào giống chó
như giống German Shepherd khoảng 4,5 tháng, giống Baseji ở vùng Trung phi là 12
tháng.
2.3.3. Kích thích tố sinh dục cái
* Estrogen
- Theo Nguyễn Văn Thành (2004), estrogen có cấu tạo steroid với 18 carbon.
Khi con cái đến tuổi thành thục về tính, noãn bào phát triển đến độ chín và tiết nhiều
noãn tố gọi là estrogen.
- Tác dụng sinh lý của estrogen
Estrogen làm tăng sinh tế bào niêm mạc âm đạo tích luỹ nhiều glycogen, tăng
sinh sừng tử cung, ống dẫn trứng. Khi con cái thành thục về tính, lượng estrogen trong
máu cao, và cao nhất khi động dục.
Tuyến vú nở to do sự phát triển của tổ chức liên kết và hệ thống ống dẫn của
tuyến vú.
Làm xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ cấp của con cái: khung xương nhỏ,
tuyến vú phát triển, biểu hiện những biến đổi của cơ quan sinh dục và hành vi dục tính
của con vật.
Các tuyến sinh dục phát triển nhất là các tuyến tiết dịch nhờn ở niêm mạc âm
đạo và âm hộ.
Tăng tổng hợp protein, lipid.
Ức chế tạo máu (nên số lượng hồng cầu và hemoglobin của con cái thường thấp
hơn con đực).

Kích thích tuyến yên tiết LH, prolactin.
13


* Progesterone
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), cấu tạo steroid gồm 21 carbon. Progesterone
còn được tổng hợp và phân tiết từ nhau thai trong suốt giai đoạn thú mang thai.
-Tác dụng sinh lý của progesterone
Kích thích sự phát triển hơn nữa của niêm mạc tử cung, âm đạo, tích luỹ nhiều
glycogen ở các niêm mạc đó sau tác dụng của estrogen, làm phát triển hơn nữa lưới
mao mạc tử cung để chuẩn bị đón thai thật sự.
Ức chế lại tuyến yên làm giảm tiết FSH, LH nên trong thời kỳ có mang không
có hiện tượng động dục, không có trứng chín và rụng (trừ ngựa).
Kích thích sự phát triển mạnh của tuyến vú, làm tuyến vú nở to ra.
Làm mềm sợi cơ trơn tử cung, ức chế sự co bóp của thành tử cung, có tác dụng
an thai.
* Relaxin
Theo Trần Thị Dân (2003): Relaxin là kích thích tố tan trong nước được tiết bởi
nhau thai của chó.
Relaxin làm cho lớp sụn nối liền hai xương mu dãn ra, các dây gân xung quang
vùng chậu cũng dãn, cổ tử cung dãn và mềm trong lúc sanh.
Có ảnh hưởng quan trọng trên sinh lý và sinh hoá của tử cung nhưng cần phải có
tác dụng phụ trợ của estrogen: làm tăng hàm lượng glycogen, nước, tổng số nitơ và
trọng lương khô của tử cung.
* Prolactin
Vào cuối giai đoạn ba của thời gian mang thai, estrogen và progesterone đã
kích thích hoàn toàn sự phát triển của nhũ tuyến. Ngay sau khi sinh, não thùy trước
không bị progesterone ức chế nữa và bắt đầu tiết prolactin → tiết sữa.
Phản xạ mút bú là một yếu tố quan trọng để duy trì sự phân tiết prolactin và cả
oxytocin. Các xung động do mút bú được thần kinh cảm giác truyền về vùng dưới đồi

→ làm tuyến não thùy giải phóng prolactin và oxytocin.
2.4. BỆNH LÝ VIÊM TỬ CUNG MỦ TRÊN CHÓ CÁI
Viêm tử cung mủ (pyometra) là một rối loạn trong giai đoạn không động dục do
yếu tố hormon, có đặc điểm là nội mạc tử cung bất thường, cùng với sự nhiễm vi
khuẩn kế phát.
14


2.4.1. Đặc điểm của bệnh
Là niêm mạc tử cung bị viêm, tiến triển xâm nhập vào cơ tử cung gây viêm cơ
tử cung tạo thành các ổ mủ trong tử cung. Có thể thấy mô liên kết dưới màng tương
phù thủng và nhiều bạch cầu trung tính xâm nhập vào. Lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng
đục, sau dần dần chuyển sang nhầy, đặc lợn cợn và có màu vàng.
2.4.2. Các dạng viêm tử cung mủ
Theo Ado (1973) viêm là một phản ứng tại chổ của các mạch máu, tổ chức liên
kết và hệ thần kinh đối với nhân tố gây bệnh và mối liên hệ của nó đối với tính phản
ứng của cơ thể.
Theo Vũ Triệu An và một số tác giả khác viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ
thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào, phản ứng này được hình thành và phát triển
phức tạp dần trong quá trình tiến hoá của sinh vật.
Theo Bosu (1998) (dẫn liệu của Phan Thị Kim Chi 2003) có hai dạng viêm tử
cung, đó là dạng kín và dạng hở.
Dạng hở: Là trường hợp tử cung viêm và cổ tử cung mở nên dịch chảy ra ngoài
âm hộ có thể quan sát được .
Dạng kín: Là trường hợp tử cung có mủ nhưng mủ không chảy ra ngoài được
do cổ tử cung đóng kín.
2.4.3. Các nguyên nhân gây bệnh
- Do rối loạn kích thích tố.
- Thú bị tổn thương sau khi sinh.
- Đẻ khó.

- Còn sót nhau.
- Thai chết lưu trong tử cung.
- Do ung thư tử cung.
- Do sử dụng các dụng cụ kỹ thuật không đảm bảo điều kiện vô trùng.
- Do sử dụng progesterone kéo dài để ngăn chặn và ức chế sự rụng trứng, hay
do sử dụng estrogene trên những chó đã nhảy đực.
- Viêm tử cung có mủ có thể xảy ra ở mô tử cung còn sót lại sau khi đã phẫu
thuật cắt bỏ tử cung.

15


2.4.4. Triệu trứng
2.4.4.1. Thể cấp tính
- Viêm hở:
Dấu hiệu đặc trưng có thể quan sát thấy được bằng mắt thường là các tiết vật,
tiết chất có lẫn máu, mủ, dịch đường sinh dục chảy ra từ âm hộ do cổ tử cung của thú
đang mở.
Các dấu hiệu khác có thể thấy được như thú lờ đờ, suy nhược, biếng ăn, khát
nước, ói mửa hay tiêu chảy.
- Viêm kín:
Không thấy dịch chảy ra do cổ tử cung đóng nhưng lúc này tử cung càng lớn
nên có thể thấy bụng thú trương to.
Thú có thể sốt rất cao, uống nước rất nhiều, ói mửa, giảm cân, thiếu máu, suy
nhược toàn thân.
Ở dạng viêm kín, các triệu chứng có thể tiến triển rất nhanh, gây mất nước,
shock, nhiễm trùng máu, hôn mê và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
2.4.4.2. Thể mãn tính
Dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng (phụ thuộc vào sự đóng hoặc mở
của cổ tử cung), dịch có mùi hôi đặc trưng và dính vào lông đuôi, chân sau của chó.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), trong đa số các trường hợp viêm tử cung dạng
mãn tính, thú có thể không bộc lộ triệu chứng nhưng thường có hiện tượng con vật liên
tiếp không thụ thai sau khi phối giống, đẻ ra con bị chết non hoặc sẩy thai.
2.4.5. Chẩn đoán
2.4.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
- Ở thể cấp tính
Đa số chó bệnh đến khám đều ở tình trạng có nhiều tiết chất lẫn máu, mủ, dịch
đường sinh dục chảy ra từ âm đạo kèm theo một số triệu chứng như sốt, bỏ ăn, uống
nước nhiều, ói mửa và suy nhược toàn thân thì Bác Sĩ Thú Y nghi ngờ thú bị bệnh
viêm tử cung mủ nếu khám thành bụng bằng cách sờ nắn thấy tử cung cứng, căng
phồng làm cho bụng thú trương to ra và có các triệu chứng đi kèm mô tả như trên.

16


×