Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.31 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI
NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ NỞ
Ngành

: Thú Y

Niên khoá

: 2003 - 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÁC GIẢ

VÕ THỊ NỞ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH

Tháng 6/2009

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Võ Thị Nở
Tên luận văn: “Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều
trị tại Bệnh viện Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM”
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn

Th.S. Bùi Ngọc Thúy Linh


iii


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng, động viên và tạo điều kiện thật tốt để tôi hoàn thành chương trình học ở trường
cũng như luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt khoa
Chăn nuôi – Thú Y đã tận tình giúp đỡ và trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn
trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, đồng thời tạo cho tôi một hành trang
vững chắc bước vào nghề nghiệp trong tương lai.
Xin cảm ơn Thạc sĩ Bùi Ngọc Thúy Linh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, truyền
đạt vốn kiến thức dồi dào, kinh nghiệm thực tiễn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Quý thầy cô đang công tác tại Bệnh viện Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt vốn kiến thức thực nghiệm
cùng những kinh nghiệm quý giá và vô cùng hữu ích cho tôi trong suốt thời gian thực
tập.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè và tập thể lớp Thú Y 20 đã quan tâm, ửng hộ,
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
hiện đề tài.
TP.HCM, ngày 27 tháng 5 năm 2009

Võ Thị Nở

iv


MỤC LỤC

Trang tựa........................................................................................................................ ii
Lời cảm ơn....................................................................................................................iii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iv
Mục lục .......................................................................................................................... v
Danh sách các hình ....................................................................................................... ix
Danh sách các từ viết tắt............................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... x
Danh sách các bảng ...................................................................................................... xi
Phần I: MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu........................................................................................... 1

1.2.1. Mục đích............................................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................... 2
Phần II: TỔNG QUAN.................................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm sinh lý của chó........................................................................................ 3
2.1.1. Thân nhiệt ............................................................................................................ 3
2.1.2. Tần số hô hấp....................................................................................................... 3
2.1.3. Nhịp tim............................................................................................................... 4
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai............................................................... 4
2.1.5. Tuổi trưởng thành ................................................................................................ 4
2.1.6. Chu kỳ lên giống ................................................................................................. 4
2.1.7. Số con đẻ ra trong lứa và tuổi cai sữa ................................................................. 4
2.2. Sơ lược cấu tạo hệ hô hấp trên chó......................................................................... 4
2.2.1. Mũi....................................................................................................................... 5

2.2.2. Yết hầu................................................................................................................. 6
2.2.3. Thanh quản .......................................................................................................... 6
2.2.4. Khí quản .............................................................................................................. 7
2.2.5. Phế quản .............................................................................................................. 7
2.2.6. Phổi...................................................................................................................... 8
v


2.3. Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó...................................................................... 9
2.3.1. Chu trình hô hấp .................................................................................................. 9
2.3.2. Sinh lý bình thường ........................................................................................... 10
2.3.3. Trình trạng hô hấp bất thường........................................................................... 10
2.4. Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp....................................................... 11
2.4.1. Do vi khuẩn ....................................................................................................... 11
2.4.2. Do virus ............................................................................................................. 12
2.4.3. Do nấm .............................................................................................................. 13
2.4.4. Do ký sinh trùng ................................................................................................ 13
2.4.5. Do tân bào.......................................................................................................... 13
2.4.6. Do dị tật bẩm sinh.............................................................................................. 14
2.4.7. Do tổn thương.................................................................................................... 14
2.4.8. Do chất kích ứng................................................................................................ 14
2.4.9. Do ngoại vật ...................................................................................................... 14
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đường hô hấp ........................................................ 14
2.5.1. Yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc ........................................................................ 14
2.5.2. Yếu tố thời tiết................................................................................................... 14
2.6. Các bệnh thường gặp trên chó .............................................................................. 15
2.6.1. Bệnh nội khoa.................................................................................................... 15
2.6.1.1. Bệnh viêm mũi ............................................................................................... 15
2.6.1.2. Bệnh viêm thanh quản .................................................................................... 15
2.61.3. Bệnh viêm phổi................................................................................................ 16

2.6.2. Bệnh truyền nhiễm ............................................................................................ 17
2.6.2.1. Bệnh Carré...................................................................................................... 17
2.6.2.2. Bệnh ho cũi chó (Kennel Cough) ................................................................... 18
2.6.3. Bệnh ký sinh trùng............................................................................................. 19
2.7. Sơ lược một số công trình nghiên cứu bệnh hô hấp trên chó............................... 20
Phần III: Nội dung và phương pháp khảo sát.............................................................. 21
3.1. Thời gian và địa diểm khảo sát............................................................................. 21
3.2. Đối tượng.............................................................................................................. 21
vi


3.3. Nội dung khảo sát................................................................................................. 21
3.4. Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm............................................................................. 21
3.4.1. Dụng cụ.............................................................................................................. 21
3.4.2. Vật liệu khảo sát ................................................................................................ 21
3.5. Phương pháp khảo sát........................................................................................... 22
3.5.1. Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm bệnh có triệu chứng đường hô hấp ........................... 22
3.5.1.1. Đăng ký hỏi bệnh............................................................................................ 22
35.1.2. Chẩn đoán lâm sàng......................................................................................... 22
3.5.1.3. Chẩn đoán cận lâm sàng ................................................................................. 22
3.5.1.4. Chẩn đoán khác .............................................................................................. 22
3.5.2. Phân loại theo từng nhóm bệnh trên đường hô hấp.......................................... 23
3.5.3. Theo dõi kết quả điều trị.................................................................................... 23
3.6. Công thức tính ...................................................................................................... 23
3.7. Xử lý thống kê ...................................................................................................... 24
Phần IV: Kết quả và thảo luận..................................................................................... 25
4.1. Tình hình chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp................................................ 25
4.1.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp .................................................... 25
4.1.2. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giống ............................................... 26
4.1.3. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo nhóm tuổi ................................................... 27

4.1.4. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh đường hô hấp theo giới tính........................................... 29
4.2. Phân loại theo từng nhóm bệnh ............................................................................ 30
4.2.1. Bệnh nội khoa.................................................................................................... 31
4.2.2. Bệnh truyền nhiễm ............................................................................................ 33
4.2.3. Bệnh ký sinh trùng............................................................................................. 35
4.3. Kết quả bệnh tích đại thể ...................................................................................... 35
4.4. Khảo sát hiệu quả điều trị tại bệnh xá thú y ......................................................... 36
4.4.1. Liệu pháp điều trị............................................................................................... 36
4.4.2. Tỷ lệ điều trị khỏi .............................................................................................. 39
Phần V: Kết luận và đề nghị........................................................................................ 40
5.1. Kết luận................................................................................................................. 40
vii


5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 41
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 41
Phụ lục I:...................................................................................................................... 43
Phụ lục II: .................................................................................................................... 44
Phụ lục III: ................................................................................................................... 46

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp.............................................. 25
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo giống.................................................... 26
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo tuổi....................................................... 27
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo giới tính ............................................... 29
Bảng 4.5. Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân nghi ngờ gây bệnh hô hấp............................ 30
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp các bệnh nội khoa............................................................... 31

Bảng 4.7. Các bệnh ghép với bệnh có triệu chứng hô hấp.......................................... 33
Bảng 4.8. Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm ............................................................................. 33
Bảng 4.9. Tỷ lệ điều trị khỏi........................................................................................ 39

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp ......................................... 26
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo giống................................................ 27
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo tuổi................................................... 29
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp theo giới tính ........................................... 30
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân nghi ngờ gây bệnh hô hấp ....................... 31
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ bệnh nội khoa................................................................................. 33
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm ......................................................................... 34

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hệ thống hô hấp trên chó............................................................................... 5
Hình 2.2. Cấu tạo mô phổi............................................................................................. 8
Hình 4.1. Chó chảy mũi xanh...................................................................................... 32
Hình 4.2. Chó chảy mũi đục, hồng.............................................................................. 32
Hình 4.3. Chó bệnh Carré sừng hóa gương mũi.......................................................... 34
Hình 4.4. Viêm phổi dính sườn ................................................................................... 36
Hính 4.5. Phổi xung huyết........................................................................................... 37
Hình 4.6. Ấu trùng giun tim ........................................................................................ 38
Hình 4.7. Giun tim trưởng thành ................................................................................. 38
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

xi


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát bệnh hô hấp trên chó và ghi nhận hiệu quả điều trị tại Bệnh Viện Thú
Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Thời gian thực hiện đề tài 01/07/2008 -30/11/2008 tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành quan sát các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện các
phương pháp kiểm tra nếu có thể từ đó đưa ra hướng chẩn đoán bệnh và phương pháp
điều trị thích hợp.
Kết quả khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát được trên 752 chó được mang đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Thú Y, kết quả được ghi nhận như sau:
Có 125/752 chó bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ 16,62%. Nhóm chó ở lứa tuổi 6-12
tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 21,98% và thấp nhất ở lứa tuổi lớn hơn 12 tháng
tuổi là 15,26%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh giữa giống ngoại và giống
nội cũng như giữa giới tính đực và giới tính cái.
Nhóm bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ cao nhất 64%, kế đến là nhóm bệnh truyền
nhiễm 29,6% và thấp nhất là nhóm bệnh ký sinh trùng 6,4%.
Số ca khỏi bệnh có triệu chứng đường hô hấp được điều trị tại bệnh viên Thú Y
là 84/125 ca, chiếm tỷ lệ 67,2%. Số ca không điều trị là 8/125 ca mắc giun tim, chiếm
tỷ lệ 6,4% và số ca không khỏi bệnh là 33/125 ca, chiếm tỷ lệ 26,4%.

xii



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta đã hội
nhập Quốc Tế. Từ đó việc buôn bán và trao đổi các loại thú ngày càng dễ dàng hơn.
Trong đó chó cũng là một con vật được nhập vào Việt Nam với nhiều chủng loại rất đa
dạng và phong phú. Đồng thời chó là một con vật hết sức gần gũi, thân thiết với con
người. Do chó có đặc tính thông minh, hiền lành, trung thành, thân thiện, được con
người nuôi với nhiều mục đích khác nhau. Nuôi chó không chỉ giữ nhà, làm cảnh, làm
nghiệp vụ, mà còn là người bạn thân thiết của gia đình, nuôi chó để làm xiếc, giảm
stress mỗi khi đi làm việc căng thẳng….Trong điều kiện hiện nay khi xã hội ngày càng
phát triển, đời sống con người nâng cao thì nhu cầu nuôi chó để làm kiểng trở thành
thú vui tao nhã rất phổ biến hiện nay.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng đa dạng chủng loại cộng với môi trường
ngày càng ô nhiễm sẽ có nhiều dịch bệnh phát triển dễ dàng hơn. Bệnh hô hấp là một
bệnh không tránh khỏi, chiếm một tỷ lệ đáng kể với tác hại chính là giảm sức đề kháng
tạo điều kiện cho vi trùng cơ hội phát triển gây cho bệnh trở nên nghiêm trọng.
Vì vậy việc định bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn liệu pháp điều trị
nào đạt kết quả tốt nhất là một vấn đề cần được nghiên cứu.
Xuất phát từ nhu cầu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Bùi
Ngọc Thúy Linh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài. “KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG
HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu, đánh giá tình hình bệnh trên đường hô hấp của chó, phân loại bệnh
theo từng nhóm nguyên nhân gây bệnh và ghi nhận kết quả điều trị. Từ đó đưa ra

những đề xuất về việc chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả điều trị.

1


1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng hô hấp trên tổng số chó đã được khám
và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y trong thời gian thực hiện đề tài.
- Khảo sát tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp theo giống, nhóm tuổi,
giới tính.
- Phân loại theo nhóm nguyên nhân gây bệnh.
- Ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh hô hấp tại Bệnh Viện Thú Y trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm sinh lý của chó
2.1.1. Thân nhiệt
Thân nhiệt trung bình ở chó 37,5 – 390C đo ở trực tràng.
Theo Trần Thị Dân (2000), thân nhiệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
Tuổi tát: thú non có thân nhiệt cao hơn thú trưởng thành và thú già.
Phái tính: thú đực có thân nhiệt cao hơn thú cái.
Sự vận động: sau khi tập luyện, rượt đuổi thân nhiệt chó tăng 1-20C.
Nhiệt độ môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Buổi trưa
thân nhiệt cao hơn buổi sáng khoảng 0,50C.
Theo Hồ Văn Nam (1982), thân nhiệt cao hay thấp hơn bình thường được coi là

triệu chứng quan trọng. Sự thay đổi thân nhiệt không chỉ giúp ta chẩn đoán tình trạng
bệnh của cơ thể mà còn là căn cứ để phán đoán tính chất của bệnh, mức độ và quá
trình phát triển của bệnh.
Có thể dựa vào thân nhiệt để phán đoán bệnh cấp tính hay mãn tính. Ví dụ bệnh
cấp tính như viêm phổi thì sốt cao. Bệnh mãn tính như viêm phế quản mãn tính thường
không sốt hay sốt nhẹ.
Dựa vào sự lên xuống của thân nhiệt có thể chẩn đoán bệnh. Ví dụ: bệnh Carre
trên chó với biểu hiện sốt hai pha.
2.1.2. Tần số hô hấp
Theo Nguyễn Như Pho (1995), tần số hô hấp: 10-40 lần/phút.
Theo Hồ Văn Nam (1982):
+ Chó trưởng thành: 10-30 lần/phút.
+ Chó non: 15-35 lần/phút.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), trong điều kiện sinh lý bình thường có sự thay
đổi do các yếu tố như:
- Nhiệt độ bên ngoài: khi thời tiết quá nóng, thú thở nhanh để thải nhiệt. Tần số
hô hấp 100-160 lần/phút.
3


- Tuổi tác: thú càng lớn tần số hô hấp càng chậm.
- Tình trạng thú: thú mang thai, thú sợ hãi, thú làm việc nặng… làm thú thở
nhanh.
2.1.3. Nhịp tim
+ Chó lớn: 60-120 lần/phút.
+ Chó nhỏ: lớn hơn 200 lần/phút.
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai
+ Chó đực 7-10 tháng tuổi
+ Chó cái 9-10 tháng tuổi
+ Thời gian mang thai: 57-63 ngày

2.1.5. Tuổi trưởng thành
+ Trên một năm
2.1.6. Chu kỳ lên giống
Mỗi năm chó thường lên giống hai lần: vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 4) và
mùa thu (tháng 7 đến tháng 9).
Thời gian động dục trung bình 12-15 ngày rụng trứng trong 3-4 ngày đầu của
thời kỳ động dục.
Thời gian phối giống: ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 của chu kỳ động dục. Nếu
phối hai lần thì lần đầu tiên vào ngày thứ 9 và lần 2 vào ngày thứ 11.
2.1.7. Số con đẻ ra trong lứa và tuổi cai sữa
Tùy theo từng giống chó, thông thường 3-15 con/lứa.
Chó mẹ độ tuổi từ 2-3,5 tuổi có số con đẻ ra và nuôi sống tốt nhất.
Tuổi cai sữa trên chó: 8-9 tuần tuổi.
2.2. Sơ lược cấu tạo hệ hô hấp trên chó

4


Thanh quản
Thực quản
Khí
quản

Cơ hành cách mô
Thùy hành cách mô
Thùy đỉnh

Thùy
tim
Hình 2.1: Hệ thống hô hấp trên chó

()

Tất cả mọi sự sống trên trái đất này đều cần oxy để sống. Nhu cầu oxy của mọi
cơ thể khác nhau nhưng nó quan trọng hơn tất cả. Dinh dưỡng như ăn uống. Chó có
thể nhịn ăn được 1 vài tuần, nhịn uống được vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong
5 phút. Thở gồm hút vào, thở ra hay quá trình hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với
môi trường ngoài. Hô hấp là lấy oxy từ không khí vào phổi đến máu và đến các mô
bào, đồng thời thải carbonic từ phổi ra ngoài.
Sự trao đổi khí giữa máu và cơ thể được gọi là ngoại hô hấp và giữa máu và các
tế bào gọi là nội hô hấp.
Hệ hô hấp bắt đầu từ mũi, yết hầu, khí quản, phế quản, phổi.
2.2.1. Mũi
Gồm lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi. Hai ống trên sống mũi cấu trúc và chiều dài
của mũi rất khác nhau tùy theo các giống chó, ở các giống khác nhau như chó chăn
5


cừu như: Doberman pisher, shepherd mũi của nó khá dài và nổi bật. Còn giống chó
Pekingese. Lhasa apso mũi ngắn và thẳng.
Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đ ường hô hấp qua đó không khí đư ợc hút vào với
chức năng là sởi ấm, làm ẩm và lọc khí trước khi vào trong cơ thể, làm ẩm và lọc
không khí trước khi vào trong cơ thể. Lối không khí đi vào nằm trong mũi giữa lỗ mũi
và phía sau cổ họng. Có hai lối, mỗi lối nằm ở 1 bên cánh mũi. Chúng được phân chia
bởi vách mũi cho đến khi tiếp giáp với vùng hầu họng.
Phía trước mũi thẳng và không có lông được gọi là lỗ mũi, lỗ mũi là lối đi vào
các hốc mũi và được giữ bởi sụn. Hốc mũi là lối không khí đi vào bên trong của vùng
sọ, được chia đôi bởi vách mũi là cấu trúc thành mỏng gồm các phần sụn và xương.
Sâu trong mũi là nhiều xương nhỏ giống như giấy lọc và nối với màng nhầy gọi là
xương loa, máu cung cấp cho xương loa rất nhiều. Vùng cơ quan khứu giác nằm phía
sau hốc mũi. Màng nhầy của vùng này chứa rất nhiều thần kinh đặc biệt có khả năng

nhận biết mùi.
Xoang mũi làm ấm và ẩm không khí trước khi vào khí quản. Máu cung cấp cho
vùng này nhiều để góp phần sưởi ấm không khí. Không khí đi sâu vào mũi thì cảm
giác về mũi được kích thích hoạt động bởi chức năng của vùng yết hầu là lối không
khí đi qua giữa xoang mũi và thanh quản. Không khí ra vùng này rất gần với hạch
hạnh nhân. Hạch này là một phần của hệ thống miễn dịch, có khả năng kích hoạt cơ
thể phòng thủ nhất định của cơ thể khi phát hiện có vật lạ hay các yếu tố truyền nhiễm.
2.2.2. Yết hầu
Yết hầu là phần nối tiếp xoang miệng, nằm giữa lưỡi và khẩu cái mềm phía sau.
Tại đây có cấu tạo quan trọng là hạch hạnh nhân yết hầu gồm 2 phần là hầu mũi liên
quan hệ hô hấp và hầu họng liên quan hệ tiêu hóa.
2.2.3. Thanh quản
Là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, phần dưới thanh quản thông
với yết hầu có nắp thanh quản, phần trên thông với khí quản. Cấu tạo ngoài của thanh
quản là lớp biểu mô trụ giả kép có lông rung, dưới là biểu mô liên kết chứa các tuyến,
ống túi tuyến chứa chất nhờn và nước. Ngoài ra còn có đầu tận cùng thần kinh.

6


Thanh quản có chức năng bảo vệ đường hô hấp từ khí quản vào phổi, không
cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ sụn tiểu thiệt. Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác
dụng loại thải vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Ngoài nhiệm vụ hô hấp, thanh quản còn là
cơ quan chính để phát âm. Nó đi vào tùy theo nhu cầu hô hấp của chó.
2.2.4. Khí quản
Khí quản là một ống hình trụ chạy từ thanh quản đến nơi bắt đầu của phổi. Chỗ
tận cùng của nó nằm trong xoang ngực tách thành hai nhánh với mỗi nhánh đi vào một
bên phổi (trái và phải). Trong ngực, khí quản nằm phía trên tim và bên dưới thực quản.
Niêm mạc khí quản được lót bằng niêm mạc biểu mô giả kép có lông rung xen kẻ các
tế bào đài, tuyến dịch nhầy, nốt bạch huyết và các đầu dây thần kinh. Chức năng chính

của khí quản là dẫn khí vào phổi. Khi bụi, vi khuẩn theo không khí lọt vào khí quản, sẽ
bị dính vào chất nhầy và bị các lông rung quét lên yết hầu vào thực quản và được nuốt
xuống bụng sặc và ho là những phản xạ nhằm tống vật lạ ra khỏi đường hô hấp.
2.2.5. Phế quản
Là hai nhánh tận cùng của khí quản và được coi là phế quản gốc có cấu tạo gần
giống như khí quản. Mỗi phế quản đi vào một lá phổi, khi đi sâu vào phổi nó tiếp tục
chia làm nhiều nhánh càng lúc càng nhỏ dần và càng phức tạp. Từ phế quản gốc chia
theo thứ tự cấp độ như sau: không khí đi qua đường hô hấp từ máu đến nhánh phế
quản không tiến hành sự trao đổi khí với các cơ thể mà không khí chủ yếu được sởi ấm
lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi nước, vùng này là vùng vô hiệu.

7


Phế quản gốc
Tiểu phế quản tiểu thùy
hay phế quản trong phổi
Tiểu phế quản
Tiểu phế quản tận cùng
Tiểu phế quản hô hấp
Tiểu ống phế nang
Phế nang
2.2.6. Phổi
Mô phổi bình thường

Phế nang
Hình 2.2: Cấu tạo mô phổi
(www.vetmed.wsu.edu)
Phổi nằm trong lồng ngực, có cấu tạo gồm hai túi xếp. Cơ thành mỏng và đàn
hồi. Phổi phải to hơn được chia làm 4 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô


8


và thùy trung gian (thùy lẻ hay thùy Azygos). Phổi trái nhỏ hơn được chia làm 3 thùy:
thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô.
Màng phổi là một màng tương dịch gồm có lá thành và lá tạng. Lá tạng là màng
mỏng bao bọc bên ngoài của phổi, đến tể phổi (tể phổi là nơi vào và ra của động mạch
phổi, tĩnh mạch phổi, dây thần kinh phế quản) nằm mặt trong của phổi gần thùy tim, lá
tạng bao bọc xung quanh xoang ngực thành một túi kín.
Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang. Phế nang là nơi trao đổi khí chính. Mặt
trong là một lớp biểu mô bì lát đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là biểu mô liên kết,
một hệ thống sợi và mạng lưới mạch máu dày đặc, vì vậy phổi có tính đàn hồi rất cao.
Các phế nang liên kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế nang. Các
tiểu ống phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy, các tiểu thùy liên kết lại thành các
thùy phổi, các thùy phổi sẽ tạo nên lá phổi.
Phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí, đó là nơi thâu nhận khí O2 cho cơ thể và thải
khí CO2 ra ngoài. Các chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán. Với áp suất cao
hơn khí O2 sẽ lọc từ lòng phế nang vào huyết tương là nơi có áp suất thấp hơn. Đối với
khí CO2 theo chiều ngược lại.
Mặt khác, phổi còn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nhờ những tế bào đại thực bào
trong vách phế nang. Nhưng tế bào này có khả năng giữ lấy bụi than, có sắc tố giải
phóng ra từ các hồng cầu đã bị thực bào và bắt giữ các vi khuẩn lọt vào như mô phổi.
Phổi cũng bảo vệ cơ thể theo cơ chế miễn dịch vì nó có nhiều nốt bạch huyết
chứa lympho bào nằm trên các vách phế nang.
2.3. Sơ lược về quá trình hô hấp của chó
2.3.1. Chu trình hô hấp
Tần số hô hấp của chó là từ 10 đến 30 lần trong 1 phút trải qua 3 giai đoạn như
sau:
Hít vào: hít vào thông thường là động tác tích cực do sự co chủ động của cơ

hoành và cơ quan sườn ngoài. Sự co chủ động của các cơ hút vào thông thường đã làm
cho không gian của lồng ngực được mở rộng ra theo 3 chiều không gian là trước sau,
trên dưới và phải trái đồng thời áp suất âm trong lồng ngực tăng lên, làm cho phổi nở

9


căng ra dẫn đến áp suất không khí bên ngoài tràn vào phổi để cân bằng áp lực và động
tác hút vào thông thường được thực hiện.
Thở ra: thể tích của lồng ngực thu hẹp lại theo 3 chiều không gian, kết quả làm
cho áp lực âm lồng ngực giảm xuống, ép vào phổi, phổi co lại, áp lực trong phổi cao
hơn áp lực khí bên ngoài. Do vậy không khí từ phổi tràn ra ngoài thực hiện động tác
thở ra bình thường.
Sau khi thở ra, có một chu kỳ nghỉ các chu kỳ kế tiếp bắt đầu.
2.3.2. Sinh lý bình thường
Hệ thống hô hấp chó có nhiều chức năng nhưng chức năng quan trọng nhất là
kết hợp với hệ thống tuần hoàn vận chuyển oxygen và cacbonic giữa máu và không
khí bên ngoài thú hay cung cấp oxy đến và thải cacbonic từ những mô bào đi. Ở chó
hệ thống hô hấp chăm sóc một vai trò quan trọng, nó như một máy điều chỉnh nhiệt
hay sự trao đổi nhiệt. Do không thể thải nhiệt bằng cách tiết mồ hôi chó chuyển nhiệt
ra bên ngoài cơ thể thông qua sự trao đổi khí, vì thế chó thở hỗn hển khi trời nóng.
Ngoài ra hệ thống hô hấp còn tham gia quá trình phát âm của thú nhờ sự lưu
chuyển của không khí qua thanh quản.
Khi hít vào, không khí sẽ được qua mũi, họng đi vào khí quản, phế quản rồi đến
phế nang. Chỉ vào hệ thống hô hấp không khí sẽ được hâm nóng, làm ẩm và lọc sạch
bụi nhờ hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi rồi mới vào phế nang. Khi thở ra không
khí đi ngược lại.
Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi
cơ quan hô hấp. Trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu hay không
còn hiệu lực, sự hoàn chỉnh của đường hô hấp bị giảm hoặc các trường hợp bệnh làm

giảm diện tích hô hấp của phổi. Các trường hợp biến dưỡng làm rối loạn trao đổi khí
của cơ thể, dẫn đến hậu quả làm giảm lượng oxy ở mô, thiếu dẫn khí đưa đến rối loạn
trao đổi chất ở mô bào (Nguyễn Như Pho, 1995).
2.3.3. Tình trạng hô hấp bất thường
Khi hàng rào cơ thể bị suy yếu hoặc không còn hiệu lực dẫn đến hoàn chỉnh của
hệ thống hô hấp bị suy giảm như phù, bị shock, ketone huyết, nghẹt co thắt phế quản,
u bướu, thủy thủng… làm rối loạn quá trình trao đổi khí của cơ thể dẫn đến việc cung
10


cấp O2 và thải CO2 cùng các sản phẩm bài tiết ra đường hô hấp không hoàn chỉnh làm
tích tụ các sản phẩm có hại dẫn đến việc làm độc cơ thể. Ngoài ra khí O2 trong mô bị
giảm và lượng trong CO2 máu dư sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng tần số và
cường độ hoạt động của tim gây tăng huyết áp và tăng tuần hoàn máu.
Hay những thú thở khò khè, ồn hay thở nông cùng là biểu hiện bất thường của
hệ hô hấp.
Những biểu hiện như chảy nước mũi một hay cả hai bên, nhảy mũi nhiều, niêm
mạc mũi lở loét, hơi thở hôi thối, chảy máu mũi, ho… là những biểu hiện hệ hô hấp có
bệnh lý.
Nguyên nhân làm rối loạn hoạt động hô hấp chủ yếu là do vi sinh vật, các yếu
tố ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng của không khí, chất khí độc trong
chuồng nuôi và cả thức ăn), nấm mốc, ký sinh trùng. Các nguyên nhân trên tác động
trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình
viêm, làm thay đổi tổ chức mô học cơ quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi khí.
Muốn quá trình hô hấp của cơ thể hoạt động bình thường phải bảo đảm đầy đủ
các điều kiện sau:
- Sự điều tiết hô hấp của trung khu hô hấp.
- Các cơ ngực, cơ liên sườn, cơ hoành và cơ bụng hoạt động tốt.
- Bộ máy hô hấp bình thường không bị biến đổi về mặt hình thái.
- Sự tuần hoàn máu ở phổi không bị trở ngại.

- Không khí vào phổi trong sạch, không có các chất kích thích.
Chỉ cần thiếu một trong các yếu tố trên, quá trình hô hấp bị rối loạn (Nguyễn
Như Pho, 1995).
2.4. Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp
2.4.1. Do vi khuẩn
- Staphylococcus thuộc họ Micro cocaceae, cầu khuẩn gram dương, có ít nhất
28 loài. Loài Staphylococcus aureas là quan trọng nhất trong số những loài trên. Đây
là vi khuẩn cơ hội hiện diện trên cơ thể động vật, có độc lực cao, có thể gây nhiễm
trùng máu và có thể đưa đến các hiện tượng nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm
màng não (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999).
11


- Streptococcus pneumoniae: cầu khuẩn gram dương là vi khuẩn cơ hội thường
trú trong đường hô hấp còn có tên là Diplococcus pneumoniae, là nguyên nhân gây
bệnh viêm phổi – màng phổi trên người và động vật. Diplococcus pneumoniae còn là
một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm màng não,
viêm nội tâm mạc và viêm khớp (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1999).
- Bordetella bronchiseptica: cầu trực khuẩn gram âm sống ký sinh ở đường hô
hấp gây bệnh chủ yếu ở động vật. Bordetella bronchiseptica tấn công chủ yếu vào hệ
thống lông rụng của biểu mô đường hô hấp, nhân lên ở biểu mô đường hô hấp. Sau đó
độc tố của vi khuẩn được sản xuất nhanh chóng làm mất chức năng của hệ thống lông
rung. Sự phụ nhiễm Bordetella làm giảm sút chức năng làm sạch của hệ thống hô hấp,
mở đường cho sự xâm nhập các vi trùng cơ hội khác.
- Klebsiella pneumonie: trực khuẩn gram âm thuộc họ vi trùng đường ruột
Entrerobacteriaceae vi khuẩn có khả năng tiết nội độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, gây
thiếu máu, nhiễm độc máu có thể dẫn đến chết thú.
- Escherichia coli (E.coli): trực khuẩn gram âm thuộc vi khuẩn gây bệnh
thường gây viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc mũi.
-Diplococcus Pneumoniae: trực khuẩn gram âm gây mủ xanh, viêm phổi có

hoại tử.
- Heamophilus influenza: vi khuẩn đa hình thái và bắt màu gram âm. Vi khuẩn
đường ký sinh ở đường hô hấp trên gây viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm
màng phổi.
- Mycobacterium tuberculosis: trực khuẩn mảnh, tế bào không nhuộm được
bằng phương pháp gram do có lipid dày ở thành tế bào có màu đỏ trong phương pháp
nhuộm Ziehl-Neelson, gây nên bệnh lao.
Rickettsia: dạng hình bầu dục, cầu thoi, kích thước giữa vi khuẩn và virus, bắt
màu gram âm. Gây bệnh chảy máu mũi trên chó nhất là trên chó Berger (gây sốt cấp
tính trên chó).
2.4.2. Do virus
- Parainfluenza virus: thuộc họ paramyxoviridae giống paramyxovirus. Kết hợp
với Bondetella bronchiseptica gây viêm thanh khí quản trên chó.
12


- Paramyxovirus: là virus thuộc họ paramyxoviridae, acid nhân là ARN virus
một sợi, có vỏ bọc là liporotein virus bị bệnh Carré hay còn gọi bệnh dịch tả chó non.
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới và trên nhiều ký chủ. Bệnh có tính lây lan mạnh,
hầu hết thú ăn thịt đều nhiễm bệnh. Riêng trên chó thì tất cả các giống chó chăn cừu và
chó Berger.
- Adenovirus: CAV-2 (Canine adenovirus type 2) một nguyên nhân gây viêm
khí quản truyền nhiễm trên chó, thuộc họ Adenoviridae, ái lực với mô lympho, phổi và
đường tiêu hóa.
2.4.3. Do nấm
- Aspergillus fumigatas: nấm xâm nhiễm chủ yếu vào phổi qua đường hô hấp
gây bệnh tích kết hạt giống như hạt lao.
- Histoplasma capsulatum: nhập vào đường hô hấp gây nhiễm trùng nguyên
phát. Nấm gây hoại tử giống lao ở phổi.
2.4.4. Do ký sinh trùng

- Ấu trùng giun đũa (toxocara larvac): chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm L2 tới
ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máu về gan lột xác thành L3 lên tim, lên phổi
sau đó ra khí quản được nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 phát triển thành giun trưởng
thành sau 1 tháng. Giai đoạn L3 ấu trùng có thể di hành lên phổi gây viêm phổi.
- Dirofilaria imitis (giun tim): ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim
của chó.
- Filaroides osleri (giun phổi): thuộc họ Metastrong ylidae. ký sinh ở khí quản,
phổi chó.
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh do ký sinh trùng còn có một số nguyên
nhân khác gây bệnh đường hô hấp như: tân bào, dị tật bẩm sinh, tổn thương, ngoại vật
và chất kích ứng.
2.4.5. Do tân bào
Một số chó bị ung bướu mọc trong phổi ở thời kỳ tiền phát không thể quan sát
được bằng mắt thường làm cho chó chảy mũi, ho khạc, hắt hơi. Nếu một số trường hợp
ung bướu mọc ở ngực chó thường biến thành ung thư, chân của ung thư mọc lan dần
đến phổi.
13


×