Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường nước của mỏ than Phấn Mễ thị trấn Giang Tiên Phú Lương Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.83 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

LÊ VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ THỊ TRẤN
GIANG TIÊN, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2013 – 2017

Thái Nguyên – Năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

LÊ VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN


ĐẾN MÔI TRƢỜNG NƢỚC TẠI MỎ THAN PHẤN MỄ THỊ TRẤN
GIANG TIÊN, PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: K45 – KHMT - N02
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Dƣơng Minh Ngọc

Thái Nguyên – Năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, em đã về thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần Gang Thép Thái
Nguyên mỏ than Phấn Mễ thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên. Đến nay đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên. Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS
Dương Minh Ngọc là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo
điều kiện cho em thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện khóa
luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giá đình và bạn bè đã
động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù em đã cố gắng và nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm do vậy đề tài khó tránh được những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự giúp đỡ,đóng góp ý kiến và thông cảm của quý thầy cô.
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ
tận tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường
nước ............................................................................................ 5
Bảng 2.2. Sản lượng khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (20062009) ...................................................................................... 17
Bảng 2.3. Lưu lượng nước thải một số mỏ than tỉnh Thái Nguyên ................ 19
Bảng 4.1: Sản lượng than khai thác trong những năm gần đây ...................... 24
Bảng 4.2: Công nghệ xử lý chất thải mỏ than Phấn Mễ ................................. 27
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi xử lý tại mỏ khai thác
năm 2016 ......................................................................................... 28
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi xử lý tại moong khai thác
năm 2016 ......................................................................................... 30
Bảng 4.5: Hiệu xuất xử lý của hệ thống xử lý nước thải của mỏ ................... 32

Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2016 ................................... 33
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực mỏ than năm 2016 ......35
Bảng 4.8: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho ngưòi dân ....................... 37
Bảng 4.9: Các mức độ ô nhiễm của nước ngầm ............................................. 38
Bảng 4.10: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nưóc ........................................ 38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên ................................................. 25
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ khai thác hầm lò .................................................. 26
Hình 4.3. Đồ thị hàm lượng TSS, COD, BOD5 trong nước thải trước khi
xử lý ....................................................................................... 29
Hình 4.4. Đồ thị hàm lượng TSS, BOD5, COD trong nước thải sau khi
xử lý ................................................................................. 31
Hình 4.5. Đồ thị hàm lượng TSS, BOD5, COD trong nước mặt qua 2 đợt
quan trắc .......................................................................................... 34


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Tên kí hiệu

BVMT

Bảo vệ môi trường


BOD

Nhu cầu oxy sinh học

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

DO

Oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCKS

Địa chất khoáng sản

GSMT


Giám sát môi trường

GDP

Tốc độ tăng trưởng

GP

Giấy phép

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT – XH

Kinh tế - xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
1.3. Yêu cầu ................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4

2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường , ô nhiễm môi trường nước , đánh giá
chất lượng nước ..................................................................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp ........ 7

2.2. Cơ sở pháp lý......................................................................................................8
2.3. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 10
2.3.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới....................................................................... 10
2.3.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam ....................................................................... 11
2.3.3. Khai thác than ở Thái Nguyên ................................................................................... 16

2.3. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực khai thác ở tỉnh Thái Nguyên ........ 18
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.3.1. Tổng quan về mỏ than Phấn Mễ, tỉnh Thái Nguyên .................................................. 20


vi

3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực mỏ ................................................... 20
3.3.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải trước khi xử lý tại khu vực moong khai
thác ....................................................................................................................................... 20
3.3.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải sau khi xử lý tại khu vực moong khai
thác ....................................................................................................................................... 20
3.3.2.3. Đánh giá chất lượng môi trường mặt tại khu vực mỏ than Phấn Mễ ...................... 20
3.3.2.4. Đánh giá chất lượng môi trường ngầm tại khu vực mỏ than Phấn Mễ .......................... 20
3.3.3. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ đến môi
trường nước sinh hoạt .......................................................................................................... 20

3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 20
3.4.2. Phương pháp kế thừa ................................................................................................. 21
3.4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .................................................................... 21
3.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu.................................................................... 22
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 23

4.1. Tổng quan về mỏ than Phân Mễ, tỉnh Thái Nguyên ..................................... 23
4.1.1. Lịch sử hình thành của mỏ than Phấn Mễ.................................................................. 23
4.1.2. Quy trình công nghệ khai thác của mỏ than Phấn Mễ ............................................... 25
4.1.3. Công nghệ xử lý chất thải của mỏ than Phấn Mễ ...................................................... 27


4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực mỏ ...................................... 28
4.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải trước khi xử lý tại khu vực moong khai
thác ....................................................................................................................................... 28
4.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải tại khu vực moong khai thác sau xử lý .. 30
4.2.3. Đánh giá chấ t lượng môi trường nước mặt tại khu vực mỏ than Phấn Mễ

........ 32

4.2.4. Đánh giá chấ t lượng môi trường nước ngầm tại khu vực mỏ than Phân Mễ ............. 35

4.3. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ
đến môi trường nước sinh hoạt .............................................................................. 36
4.3.1. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt ................................................................................... 36
4.3.2. Đánh giá của người dân về tình trạng môi trường nước sinh hoạt ............................ 37

4.4. Đề xuất các giải pháp để quản lý và xử lý nước thải tại khu vực mỏ than ..... 39
4.4.1. Giải pháp về tổ chức hệ thống quản lý ...................................................................... 39


vii

4.4.2. Các giải pháp về kỹ thuật – công nghệ ...................................................................... 39
4.4.3. Các giải pháp về tăng cường ý thức bảo vệ môi trường ............................................ 40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 42

5.1. Kết luận ............................................................................................................ 42
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 44



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công nghiệp nước ta
được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh. Trong số đó phải kể đến các hoạt động
của công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Khai thác than là một hoạt
động đã được quan tâm đầu tư phát triển từ khá lâu. Sự tăng trưởng của các
ngành kinh tế như điện, xi măng...luôn tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng than.
Trên cơ sở nhu cầu than ngày càng tăng trên thị trường, các hoạt động
khai thác và chế biến than cũng liên tục gia tăng. Bên cạnh những lợi ích
kinh tế mà ngành khai thác than mang lại, thì hoạt động này cũng đã can
thiệp khá mạnh mẽ đến môi trường, gây ra những tác động tiêu cực đến môi
trường đòi hỏi các nhà đầu tư cần phải có các giải pháp quản lý, giải pháp
công nghệ và các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng
xấu đến môi trường.
Thái Nguyên hiện là một trong những cái nôi của ngành khai thác và chế
biến khoáng sản của Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có
khoảng 156 mỏ và điểm khoáng sản đã và đang được đưa vào khai thác, chế
biến. Than là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã phát hiện 7 mỏ và điểm khoáng sản than, trong đó thăm dò,
khai thác 6 mỏ; tổng trữ lượng đã đánh giá cấp A + B + C1 đạt trên 90 triệu tấn,
có 2 loại than: antraxit và than mỡ. Các mỏ than chủ yếu sử dụng công nghệ
khai thác lộ thiên với các moong sâu hàng trăm mét, bãi thải trở thành các núi
thải khổng lồ như các mỏ Phấn Mễ, mỏ Khánh Hòa, Mỏ than Bá Sơn ..v.v [18]
Tại thị trấn Giang Tiên, mỏ than Phấn Mễ là một trong những đơn vị
sản xuất kinh doanh hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung



2

của thị trấn. Ngoài ra nhờ hoạt động của mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho
hàng trăm lao động của thị trấn, đảm bảo đời sống của nhốn dân. Song chúng
ta cũng không thể phủ nhận nhừng tác động tiêu cực do hoạt động khai thác
than của mỏ than Phấn Mễ đem lại cho môi trường nói chung và môi trường
nước của địa phương nói riêng. Vì vậy việc xác định rõ những ảnh hưởng xấu
đó đế tìm ra các biện pháp khắc phục là vô cùng bức thiết hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu trên của địa phương và nguyện vọng của
bản thân cùng với sự nhất trí của khoa Môi trường, Trường Đại học Nông
Lâm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai
thác than đến môi trƣờng nƣớc của mỏ than Phấn Mễ thị trấn Giang
Tiên,Phú Lƣơng,Thái Nguyên “ dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Dương
Minh Ngo ̣c.
1.2. Mục đích nghiên cƣ́u
- Đánh giá được các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi
trường nước tại mỏ than Phấn Mễ.
- Đề xuất các biện pháp quản lý cho đơn vị tố chức khai thác cũng như
việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản này nhằm giảm thiểu hạn
chế tối đa các hoạt động của hoạt động khai thác tới môi trường và con người.
1.3. Yêu cầu
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng khai thác than tại mỏ than Phấn
Mễ và ảnh hưởng tới hiện trạng môi trường khu vực phát tán ô nhiễm.
- Các mẫu nước phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt
động khai thác than tại địa ban nghiên cứu.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với
điều kiện thực tế của cơ sở


3


1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế
- Nâng cao hiếu biết thêm về kiến thức thực tế.
- Tích luỳ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Đưa ra được các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường

nước để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý,
ngăn ngừa, giảm thiếu các tác động xấu tới môi trường nước, cảnh quan và
con người.
-

Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách

bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho các tô chức, cá nhân tham gia hoạt động trong khoáng sản.
- Nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn
nghiên cứu.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường
nước, đánh giá chất lượng nước
- Khái niệm về môi trường:
Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [2].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi các thành phần môi trường, không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và vi sinh vật [2].
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm mồi trường nước: là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm
giảm sự đa dạng sinh vật trong nước.
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc
dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên: do sự nhiễm mặn,

nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt. Nước mưa rơi xuống mặt đất, nhà cửa, đường phố
đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ, sản phẩm của
hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng... Sự ô
nhiễm này còn được gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn.


5

 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do nước


xả thải của các khu dân cư,hoạt động nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ...), khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông
đường biển.
+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, nhà hàng
khách sạn, cơ quan trường học chứa các chất thải ừong quá trĩnh vệ sinh, sinh
hoạt của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ
dễ bị phận hủy sinh học, chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn và vi trùng. Tùy
theo mức sống và lối sống mà lượng thải cũng như tải lượng của các chất
trong nước thải của mỗi khu vực khác nhau là khác nhau. Nói chung mức
sống càng cao thì lượng thải cũng như tải lượng càng cao. Tải lượng trung
bình của các tác nhân gây ô nhiễn nước chính do con người đưa vào môi
trường trong một ngày được nêu trong bảng 2.1:
Bảng 2.1: Tải lƣợng tác nhân ô nhiễm do con ngƣời
đƣa vào môi trƣờng nƣớc
Tác nhân ô nhiễm

TT

Tải lƣợng (g/ngƣời /ngày)

1

BOD5

45-54

2

COD


(1,6 - 1,9) x BOD5

3

Tông chât răn hòa tan (TDS)

170-220

4

Tông chât răn lơ lửng (TSS)

70-145

5

Clo (Cl)

4-8

6

Tông Nitơ (tính theo N)

6-12

7

Tông Photpho (Tính theo P)


0 ,8 - 4
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2008)

+ Nước thải đô thị: là loại nước thải được tạo thành do sự gộp chung
nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải từ các cơ sở thương


6

mại, sản suất công nghệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường
được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung.
Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 - 90% tổng
lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào
đường cống thải chung, nhìn chung nước thải đô thị có thành phần tương tự
như nước thải sinh hoạt.
+ Nước thải công nghiệp: nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất
công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề... Thành phần cơ bản phụ thuộc
vào từng ngành công nghiệp cụ thể. Nước thải công nghiệp thường chứa
nhiều hóa chất độc hại như kim loại nặng (Hg, As, Pb, Cd...), các chất khó
phân hủy sinh học (phenol, dầu mỡ... ), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
từ các cơ sở sản xuất thực phẩm.
+ Nước chảy tràn: là nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát
nước từ đồng ruộng, là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ. Nước chảy tràn qua
đồng ruộng có thể cuốn theo các chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón.
Nước chảy tràn qua khu vực dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp
có thể làm ô nhiễm nguồn nước do có chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng
[16].
- Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap1994 , chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các

chỉ tiêu đó là:
* Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng
nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axít hay độ bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật


7

trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố cần phải xem xét trong quá
trình đông tụ hóa học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong
hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố
môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi
sinh vật trong nước [19].
* Các thông số hóa học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học
trong nước.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như: Asen, Cadimi, Sắt, Mangan…ở
hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của
động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối
với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các hợp chất có chứa
Nitơ có trong nước thải.
* Các thông số sinh học, ví dụ như:

Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước về mặt sinh học.
2.1.2. Khái niệm nước thải, nguồn nước thải và đặc điểm nước thải
công nghiệp
- Khái niệm về nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980 : Nước thải
là nước đã thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó [1].
Nguồn nƣớc thải


8

- Nguồn nước thải: là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô
nhiễm môi trường nước chủ yếu.
- Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải.
 Phân loại theo nguồn thải: có 2 loại là nguồn gây ô nhiễm xác định
và không xác định.
+ Nguồn xác định (hay nguồn điể m ): là nguồn gây ô nhiễm có thế xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví
dụ như mương xả thải).
+ Nguồn không xác định: là nguồn gây ô nhiễm không có điếm cố định,
không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và tác nhân gây ô nhiễm.
Nguồn này rất khó đế quản lí (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua ruộng đồng
đố vào ao hồ kênh rạch).
 Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm thì gồm có tác nhân ly ho ̣c , tác

nhân hoá học, tác nhân sinh học.
 Phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì gồm có 4 nguồn nước thải là


nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và
nguồn nước thải tự nhiên [15].
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước CHXHCNVN
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 149/2004/NĐ - CP Quy định về việc cấp giấy phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/2/2016 của Chính phủ về phí
phí bảo vê môi trường đối với khai thác khoáng sản;


9

- Quyết định số 71/2008-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về Lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án
cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với
hoạt động khai thác khoáng sản;
- Thông tư 16/2012-BTN&MT Ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản
và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp
phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ
đóng cửa mỏ khoáng sản;
- Thông tư số: 06/2015/TT-BTNMT ngày 25/2/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về Quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá địa chất môi
trường khu vực có khoáng sản độc hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành;
- Thông tư số: 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai
thác khoáng sản;
- Thông tư số: 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi
trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
- Quyết định số 18/2013-QĐ-TTg Ngày 29/3/2013 của Thủ tướng
chính phủ về cải tạo,phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- QCVN 04:2009/BCT về An toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;
- QCVN 02:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong
bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.


10

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường gồm:
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước thải công nghiệp.
+ QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
2.3. Cơ sở khoa học
2.3.1. Tình hình khai thác than trên Thế giới
Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng
đã và đang diễn ra rất lớn trên toàn thế giới, nhất là trong giai đoan hiện nay

khi mà giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng.
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu
mỏ và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng
có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở
Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và
Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), Liên Bang Nga (vùng
Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đông Bắc), CHLB Đức, Ân Độ, Ôxtrâylia,
Ba Lan.
Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro, người
ta phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng
và nhìn chung không thể thay thế cho nhau được.
Phân loại các loại than trên thế giới: than nâu, than đá, than gầy (hay
nửa antraxit), than khí, than antraxit.
Than nâu là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn
toàn, thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt
tương đối ít, chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và có lưu


11

huỳnh (1- 2%), mức độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành đống, than bị
ôxi hoá, vụn ra thành bột, sinh nhiệt làm cho than tự bốc cháy. Tính chất này
gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản. Do khả năng sinh nhiệt thấp nên than
nâu ít khi được vận chuyển xa, thường sử dụng trong nhiệt điện, cho sinh hoạt
hoặc biến than thành nguyên liệu dạng khí.
Than đá thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ,
than đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc tính
của chúng. Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900- 1100°C) than
sẽ bị thiêu kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành

cốc, mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy
được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.
Than khí là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử
dụng giống như than gầy.
Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại
than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó
có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu
làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất
đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn...), song giá trị
kinh tế thấp [6].
2.3.2. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Nước ta ngành công nghiệp than đã ra đời và trải qua quá trình phát
triến hơn 120 năm. Tống cộng đã khai thác được 278 triệu tấn than sạch.
Trong thời Pháp thuộc, từ năm 1883 đến tháng 3/1955 đã khai thác trên 50
triệu tấn than sạch, đào hàng trăm km đường lũ, búc và đổ thải hàng chục
triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn


12

than sạch, đào 1041km đường lũ; búc và đố thải 795 triệu m3 đất đá trên diện
tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gồ chống lò, hàng trăm ngàn
tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại; trong đó, riêng tù' năm 1995
đến 2001 (khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập) đã khai thác 73,4
triệu tấn than sạch (bằng 26,4% tổng sản lượng toàn ngành khai thác tù' trước
tới nay), đào 504,5km đường lũ; búc và đổ thải 237,2 triệu m3 đất đá (đạt
48,5% tống số đường lò và 29,8% tống khối lượng đất đá của toàn ngành từ
năm 1995 đến 2 0 0 1 ) [6].
Than ở Việt Nam có 5 loại chính:

- Than antraxit
- Than mỡ
- Than bùn
- Than ngọn lửa dài
- Than nâu.
Than antraxit (than đá)
Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng
Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu - 300m) còn lại gần 200 triệu tấn là nằm
rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang,...
 Than antraxit Quảng Ninh: than ở Quảng Ninh được phân theo các

vùng và cấp trữ lượng :
- Cấp A+B: 466 triệu tấn, chiếm 14%
- Cấp C1: 1.813 triệu tấn, chiếm 54,5%
- Cấp C2: 1.046 triệu tấn, chiếm 31,5%
Trong đó, cấp A+B/A+B+Cl chỉ chiếm 20,4%, chưa đạt 50%, thể hiện
mức độ tin cậy chưa cao, nhiều khoáng sàng cần phải thăm dò bố sung trước
khi đầu tư hoặc khai thác.


13

Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu
cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương
lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bế than Quảng Ninh chiếm khoảng
90% sản lượng than toàn quốc.Trong địa tầng chứa than của bế than Quảng
Ninh gồm rất nhiều vỉa than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6 - 8
vỉa có giá trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công

nghiệp là 10-15 vỉa.
Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh:
- Vỉa rất mỏng <0,5m chiếm 3,57% tống trữ lượng.
- Vỉa mỏng: 0,5-l,3m, chiếm 27%
- Vỉa trung bình: 1,3-3,5m chiếm 51,78%
- Vỉa dày >3,5-15m chiếm 16,78%
- Vỉa rất dày >15m chiếm 1,07%.
Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khóang sảng bể than
Quảng Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt
quãng dọc theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đối từ dốc thoải đến
dốc đứng (9°-51°). Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa
thay đổi đột ngột.
 Than antraxit ở các vùng khác

Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải
Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vài
trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn, ở các nơi này quy mô khai thác thường
từ vài nghìn tấn đến 100-200 nghìn tấn/năm. Tổng sản lượng hiện nay không
quá 2 0 0 nghìn tấn.
Than mỡ


14

Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ
lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái
Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ cũng có ở các tỉnh:
Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ.
Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn
sau năm 2 0 0 0 , nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất

khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2-0,3 triệu tấn/năm,
trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5-6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2010-2020.
Than bùn
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và
U-Minh-Hạ) cụ thể:
- Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 triệu m3
3

- Ven biển Miền Trung: 490 triệu.m

3

- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000 triệu.m

Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ
tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷ đi rất nhiều trữ
lượng than.
Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt
sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng
với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay
được đánh giá là chưa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt
hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ
ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Bờn cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyến tiêu thụ, chế
biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn.
Than ngọn lửa dài


15


Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất
trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ
thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm
Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy xi măng
Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với
công nghệ mới, nên không dùng than Na Dương từ 1999 trở đi. Than Na
Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc
khai thác, vận chuyến, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng
Công ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng
nhà máy điện trong vùng mỏ, đế sử dụng loại than này. Vì nếu không khai
thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu
hơn đến môi trường [6].
Than nâu
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn.
Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thế sử dụng cho sản xuất điện,
xi măng và công nghiệp hoá học. Nhưng đế có thể khai thác được, cần tiến
hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu Hưng Yên, để đánh giá một
cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than,
nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này
rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác
v.v... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với
than nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và
khai thác từ 2015-2020 trở đi.
Hiện nay, hàng năm ngành than khai thác mỗi năm trên 13-14 triệu tấn
than sạch, đào bình quân trên 100km đường lũ, búc và đổ thải trên 50 triệu m3
đất đá, sử dụng trên 160 ngàn m3 gỗ, khoảng 15 ngàn tấn thuốc nổ và hàng
chục ngàn tấn nhiên liệu các loại.



16

Công nghệ, thiết bị khai thác và sàng tuyển than ở hầu hết các đơn vị
đều rất lạc hậu, thậm chí quá cũ, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên vật liệu và có
lượng chất thải cao; đòi hỏi phải được đầu tư đối mới không những đế tăng
năng suất, hiệu quả mà còn đế giảm ô nhiễm môi trường, trong khi đó sản
xuất than có hiệu quả thấp, chủ yếu do trên thị trường trong nước giá than còn
được chấp nhận thấp, lượng tiêu thụ chưa cao.
Các cơ sở sản xuất than hiện có tập trung chủ yếu ở ven bờ Vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long và số còn lại tập trung ở vùng rừng núi. Các khu dân cư
của công nhân mỏ phần lớn ở gần các mỏ, các nhà máy sàng tuyển và các cơ
sở phục vụ sản xuất than. Việc khai thác than ảnh hưởng rất lớn đến sông,
suối, hồ chứa nước, biển ( 2 vịnh nói trên), rừng, các khu dân cư và một số
thành thị vùng mỏ [6].
2.3.3. Khai thác than ở Thái Nguyên
Than là một trong những khoáng sản có tiềm năng của tỉnh Thái
Nguyên. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 13 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó
thăm dò, khai thác 6 mỏ. Gồm 02 loại than: than đá và than mỡ với tổng trữ
lượng gần 100 triệu tấn (hiện còn lại khoảng 63,8 triệu tấn), đứng thứ hai
trong cả nước, chất lượng tương đối tốt. Các mỏ có trữ lượng lớn là Khánh
Hòa (59,3 triệu tấn), Phấn Mễ (15,08 triệu tấn); hai mỏ Làng Cẩm và Âm Hồn
mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,6 triệu tấn than mỡ. Thái Nguyên được đánh giá là
tỉnh có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước (riêng trữ lượng than mỡ
trong ngành luyện kim đứng đầu trong cả nước), đủ đáp ứng các nhu cầu về
luyện kim, sản xuất nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ của bản thân
tỉnh mà còn các tỉnh khác trong cả nước [11].
Than Antraxit có 04 mỏ: Phấn Mễ, Âm Hồn, Ba Sơn, Quan Triều trong
đó mỏ than Quán Triều được khai thác từ đầu thế kỷ 20 và được thăm dò đánh



×