Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.76 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN SỸ QUÂN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN SỸ QUÂN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung

THÁI NGUYÊN - 2017



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài:
“Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên” là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Trần Sỹ Quân

năm 2017


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trong Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Điện Biên, phòng Nông
nghiệp huyện Điện Biên, Trạm Thú y huyện Điện Biên, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Điện Biên và các chủ trang trại được tiến hành điều tra,
khảo sát đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, trong quá trình điều tra,

khảo sát tại địa phương để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hà
Quang Trung đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả

Trần Sỹ Quân

năm 2017


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4

4. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại .............................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 5
1.1.2. Phân loại trang trại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại ...................... 7
1.1.3. Điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại .............................. 9
1.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại ................................................. 11
1.1.5. Nội dung phát triển kinh tế trang trại .................................................... 14
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ......................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ........................................ 16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số địa phương
trong nước ....................................................................................................... 16
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ........... 23


iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 25
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 27
2.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 28
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30

3.1. Giới thiệu chung về huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ............................ 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 33
3.1.3. Đánh giá chung về huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ........................... 39
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 40
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên ... 40
3.2.2. Kết quả điều tra các trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên ............... 42
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ....................................................... 60
3.3.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 60
3.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 63


v
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên ............................................................................... 64
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 64
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 65
3.5. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên ........................................................................................ 67
3.5.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Điện
Biên đến 2020.................................................................................................. 67
3.5.1.1. Quan điểm của huyện Điện Biên về phát triển kinh tế trang trại....... 67
3.5.1.2. Định hướng của huyện Điện Biên về phát triển kinh tế trang trại ..... 68
3.5.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên ............................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83



vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Dạng viết tắt

Dạng đầy đủ

1

BNN&PTNT

2

CP

Chính phủ

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

HĐND


5



Lao động

6



Nghị định

7

NQ

Nghị quyết

8

THCS

Trung học cơ sở

9

THPT

Trung học phổ thông


10

TT

11

UBND

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hội đồng nhân dân

Thông tư
Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1:

Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn
2014-2016 ................................................................................. 41

Bảng 3.2:

Đặc điểm chung của các chủ trang trại trên địa bàn huyện
Điện Biên năm 2017 ................................................................. 42

Bảng 3.3:


Nguồn lực đất đai của các trang trại được điều tra trên địa
bàn huyện Điện Biên năm 2017 ................................................ 44

Bảng 3.4:

Nguồn lực lao động của các chủ trang trại được điều tra
trên địa bàn huyện Điện Biên năm 2017 .................................. 45

Bảng 3.5:

Nguồn lực lao động làm việc tại các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 ...................................................... 46

Bảng 3.6:

Phương tiện, công cụ sản xuất của các trang trại trên địa
bàn huyện Điện Biên năm 2017 ................................................ 47

Bảng 3.7:

Vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các trang trại trên
địa bàn huyện Điện Biên năm 2016 .......................................... 49

Bảng 3.8:

Khả năng được học tập, hỗ trợ nâng cao kiến thức sản xuất
kinh doanh của các chủ trang trại trên địa bàn huyện Điện
Biên năm 2017 .......................................................................... 50


Bảng 3.9:

Tỷ trọng các khoản chi của các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2016 ...................................................... 55

Bảng 3.10:

Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2016 ...................................................... 57

Bảng 3.11:

Khó khăn của các trang trại được điều tra trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 ...................................................... 58

Bảng 3.12:

Nguyện vọng của các trang trại được điều tra trên địa bàn
huyện Điện Biên năm 2017 ...................................................... 59


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn
2014-2016 ................................................................................. 41


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ,
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể nói, kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông
thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phần
vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân công
lao động nông thôn. Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở
nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời
gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát
huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình
chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở
nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành
phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và
nông thôn. Với vai trò quan trọng đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để
khuyến khích việc hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại phù
hợp, gắn với đặc điểm của từng vùng, miền trên cả nước. Đó là chính
sách giao đất lâu dài cho chủ trang trại, cho thuê đất ngoài hạn điền và được
vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được vay vốn tín
dụng của các ngân hàng thương mại theo phương pháp sử dụng tài sản hình
thành từ tiền vay để đảm bảo nguồn vốn vay.
Điện Biên là huyện biên giới nằm ở phía tây nam tỉnh Điện Biên. Huyện
Điện Biên có phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện
Biên); phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm, tỉnh Luông Pra
Bang (Lào); phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), huyện Sốp


2
Cộp (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Mường Mày, tỉnh Phoong Sa Ly (Lào).

Huyện có diện tích 163.926,03 ha với 25 đơn vị hành chính xã, trong đó có 12 xã
biên giới (Báo cáo phát triển kinh tế xã hội và Niên giám thống kê huyện Điện
Biên, 2016). Thời gian quan, phát triển kinh tế trang trại đã và đang ngày càng
phát triển trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Kinh tế trang trại trên
địa bàn huyện đã tạo ra các mô hình sản xuất hàng hóa lớn; khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với
xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, góp phần xây dựng nông thôn
mới (Phòng Nông nghiệp huyện Điện Biên, 2016).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Điện Biên còn bộc lộ một số yếu kém, hạn chế. Ngoài
10 trang trại đã đáp ứng tiêu chí mới được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang
trại thì trên địa bàn huyện còn 14 gia đình sản xuất theo mô hình trang trại
nhưng chưa đạt tiêu chí về quy mô theo Thông tư số 27/2011/TTBNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Quy mô
phần lớn trang trại còn nhỏ, một số trang trại hoạt động kém hiệu quả (năm
2016, số trang trại có diện tích dưới 3,4 ha chiếm 60%; có 02 trang trại làm ăn
thua lỗ, chiếm tỷ lệ 20%). Hoạt động của các trang trại còn thiếu các mối liên
kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Việc tiêu thụ sản
phẩm gặp nhiều khó khăn, chưa có những hợp đồng lớn mà chủ yếu phụ
thuộc cung - cầu thị trường ở từng thời điểm, cho nên còn nhiều rủi ro. Trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp (trình độ
học vấn trung bình đạt 8,2/12; 70% chủ trang trại chưa qua đào tạo). Chỉ có
10% chủ trang trại được được tham gia học tập các lớp về kỹ năng kinh
doanh, quản lý, kinh tế thị trường; 30% được tham gia thăm quan, học tập các
mô hình trang trại hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao; 40% chủ trang


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×