Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận cao học vấn đề tham nhũng được phản ánh trên báo in tuổi trẻ từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.21 KB, 37 trang )

PHẦN I. MỞ ĐÂU
I.

Tính cấp thiết của đề tài.
Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới. Tham nhũng đã và
đang phá hoại sự phát triển bền vững của các Nhà nước, làm xói mòn các giá
trị văn hóa, gia đình, đạo đức, xã hội. Tham nhũng không những làm tha hóa
bộ máy nhà nước mà còn làm giảm hiệu lực của pháp luật, cản trở tăng trưởng
kinh tế và nỗ lực giảm đói nghèo, làm biến dạng những điều kiện cạnh tranh
trong giao dịch thương mại, gây ra những thất thoát vô cùng lớn.
Ở Việt Nam, tham nhũng đang là mối đe dọa đối với các tầng lớp xã
hội, xâm hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nạn tham nhũng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực,
nhiều ngành nhiều cấp và ngày càng có những diễn biến phức tạp, gây tác hại
nặng nề về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, đạo đức, xã hội…..Trong cuộc điều
tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ
quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam, trong đó ba cơ quan dẫn đầu là:
Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lí xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông.
Ngoài ra trong số 10 cơ quan trên có nhiều tham nhũng là cơ quan tài chính,
thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép
xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong
ngành giao thông; cảnh sát kinh tế. Bảng xếp hạng “Nhận thức về Tham
nhũng 2010” của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố, Việt Nam được 2.7
trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham
nhũng cao). Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội
nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định:
"Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động".
Trước tình hình đó, trong hơn 7 thập kỉ qua, Đảng luôn chú trọng đến
đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đã có nhiều nghị quyết, nhiều cuộc vận


1


động đấu tranh chống tham nhũng. Nghị quyết số 14-BCT ngày 15/5/1996
của Bộ Chính trị đã gắn đấu tranh chống tham nhũng với chống buôn lậu,
lãng phí và xác định đấu tranh chống tham nhũng tập trung vào 2 loại hành vi:
tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhận hối lộ và đòi
hối lộ. Các Nghị quyết Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kì khóa VII, Đại hội
VIII, Đại hội IX của Đảng đều xác định tham nhũng là 1 trong 4 nguy cơ đối
với cách mạng nước ta và đề ra những giải pháp chống loại tệ nạn này. Đại
hội IX của Đảng khẳng định: “Phải tăng cường về tổ chức và cơ chế để tiếp
tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và
toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp các ngành, từ trung ương đến cơ sở.
Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt
chống các hành vi lạm dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Các biện
pháp chống tham nhũng phải được thực hiện đồng bộ”. Như vậy, Đảng đã coi
đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân; đấu tranh chống tham nhũng phải sử dụng
đồng bộ các biện pháp. Đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả là góp phần
vào sự nghiệp đổi mới, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt
Nam.
Cùng với quyết tâm của Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và cả
xã hội, báo chí Việt Nam thời gian qua là một trong những lực lượng xung
kích, tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đánh giá vai
trò của báo chí trong công tác phòng chống tham nhũng, đại diện Tổ chức
Minh bạch quốc tế khẳng định không thể có chuyện đấu tranh chống tham
nhũng nếu không có các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức này đánh
giá cao vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền pháp luật và đấu tranh
phòng chống tham nhũng. Báo chí là kênh thông tin quan trọng trong nhiệm
vụ quản lý, điều hành của Chính phủ; góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí là phương tiện phổ biến, thông tin kịp thời,
chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước về phòng, chống tham nhũng; mức độ, tính chất thực trạng tham nhũng
2


đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta đến đông đảo
các tầng lớp nhân dân. Báo chí tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
hiểu biết về pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân để họ có đủ trình độ và bản
lĩnh chủ động, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng tại các địa phương, đơn vị sinh sống.
Vì những lí do trên, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề tham nhũng
được phản ánh trên báo in Tuổi Trẻ từ 1/1/2005 đến 30/8/2014.
II.
2.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tham nhũng trên thế giới
Tham nhũng là một vấn đề gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và
phát triển của bộ máy nhà nước. Quan liêu và tham nhũng diễn ra ở tất cả các
quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội, không kể quốc gia đó giàu
hay nghèo. Tuy nhiên, tính chất và hình thức, mức độ biểu hiện quan liêu
tham nhũng không mang tính cố định mà thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh kinh
tế, chính trị-xã hội, trình độ dân trí và khả năng quản lý nhà nước. Ở Pháp, khi
nói đến tham nhũng là nói đến 2 khái niệm quyền lực và tiền bạc, tham nhũng
là hành vi lạm dụng quyền hạn để thu vén lợi ích vật chất. Ở Nhật, tham
nhũng là trường hợp công chức, viên chức nhà nước lạm dụng chức vụ quyền
hạn để cản trở việc thực hiện quyền lợi của con người hoặc những hành vi
làm hư hại thanh danh chức vụ. Ở Áo, tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối
lộ, bóc lột. Ở Đức, tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất, hối lộ, đút lót

thường xảy ra với công chức có quyền hành.
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp, có nhiều quan điểm
khác nhau, nhìn nhận tham nhũng từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn từ khía
cạnh đạo đức, tham nhũng là hành động phi đạo đức, bất nghĩa, trái với luân
thường đạo lý, trái với nguyên tắc đạo đức con người và xã hội. Nếu xét về
khía cạnh kinh tế, tham nhũng là hành vi quan chức sử dụng quyền lực của
mình để hoạt động kinh doanh vào lĩnh vực mà việc thu lời, nhận hối lộ, lấy
của cải được dễ dàng nhưng khó bị phát hiện. Nếu xét tham nhũng dưới khía
cạnh Nhà nước, Pháp luật thì tham nhũng và quan liêu là những tệ nạn gắn
3


liền với quyền lực Nhà nước, không thể có tham nhũng ngoài Nhà nước, tách
khỏi bộ máy quản lý cai trị. Quan liêu là căn bệnh khó tránh khỏi của các Nhà
nước. Tham nhũng gắn liền với quan liêu, chúng tạo tiền đề cho nhau phát
triển. Quan liêu là cách thức làm việc, cách thức quản lý không sát thực tế,
nặng về chủ quan, kinh nghiệm giấy tờ, không có kiểm tra, kiểm soát, còn
tham nhũng là hành vi lợi dụng chức quyền để tham ô của cải, hạch sách
nhũng nhiễu dân để vụ lợi cá nhân. Quan liêu là tiền đề của tham nhũng, nếu
quan liêu sẽ buông lỏng quản lý, tạo môi trường cho tham nhũng phát triển,
ngược lại tham nhũng sẽ làm giảm hiệu lực bộ máy quản lý, làm cho bộ máy
quản lý ngày càng quan liêu. Mức độ phát triển của quan liêu tham nhũng tùy
thuộc vào sức đề kháng của nhà nước. Nhà nước nào non kém, có nhiều tiêu
cực, quản lý xã hội yếu thì quan liêu, tham nhũng càng có dịp phát triển.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước
đang phát triển, kém phát triển đều đang phải đối mặt với tình trạng tội phạm
về tham nhũng phát triển trên qui mô lớn, với mức độ trầm trọng. Vì vậy, việc
phòng, chống tội phạm về tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc
gia và hiện tại vấn đề này đã mang tính toàn cầu.
Tham nhũng tác động trực tiếp vào nguồn vốn FDI khi nhiều nhà đầu

tư phàn nàn vì không ít công chức luôn nhũng nhiễu, phiền hà, hủy hoại cơ
hội kinh doanh của nhà đầu tư, đồng thời cũng làm mất cơ hội đầu tư của đất
nước.
Tháng 12-2003, đại diện hơn 120 nước trên thế giới đã họp ở Mexico
để thông qua Công ước chống tham nhũng của LHQ. Công ước này được
đánh giá là bước tiến lớn của cộng đồng quốc tế trong hợp tác chống tham
nhũng. Hiện nay, đã có hơn 110 nước, trong đó có Việt Nam, ký Công ước
chống tham nhũng. Công ước có hiệu lực từ ngày 13-1-2005.
Ðại hội đồng LHQ đã lấy ngày 9-12 hằng năm làm ngày quốc tế chống
tham nhũng để bày tỏ sự quan ngại về vấn đề tham nhũng trên toàn cầu.
Trong báo cáo điều tra cuối năm 2005, Tổ chức minh bạch thế giới (TI)
tập trung phân tích tình hình tham nhũng ở 159 nước và vùng lãnh thổ cho
4


biết, tình trạng tham nhũng trên thế giới đang ở mức báo động khi số nước có
nạn tham nhũng nghiêm trọng đã tăng lên con số 70, so với 60 của năm 2004.
Ngoài ra, năm 2005, đã có thêm 13 nước lọt vào danh sách của TI cùng với
146 nước của năm 2004.
Tình trạng tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng ở những nước giàu tài
nguyên thiên nhiên. TI cho biết, những nước châu Phi giàu tài nguyên nhất
cũng là những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất. Hằng năm, tại
châu Phi có khoảng 148 tỷ USD (chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân của
toàn châu lục) bị mất hay thất thoát do tệ tham nhũng gây ra (theo số liệu của
Tổ chức tiền tệ quốc tế-IMF, châu Phi nợ nước ngoài khoảng 248 tỷ USD).
Tại Trung Quốc, một nước có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế
giới, tham nhũng cũng là vấn đề hết sức nóng bỏng, trở thành vấn đề xã hội
nhức nhối ở Trung Quốc khi không ít cán bộ tìm cách làm giàu cho bản thân
bằng những biện pháp bất chính trong quá trình cải cách mở cửa gần 30 năm
qua. Các nhà kiểm toán Trung Quốc năm ngoái đã phát giác 4,36 tỷ USD

trong các quỹ bất hợp pháp lưu hành trong Ðảng và các cán bộ lãnh đạo.
Trong những năm gần đây, Liên bang Nga đã vươn lên mạnh mẽ về
kinh tế. Tuy nhiên, kèm theo đó là sự biến tướng của tội phạm kinh tế và tình
trạng suy thoái đạo đức của nhiều cán bộ, công chức.
Theo Viện Công tố LB Nga, lượng tiền tham nhũng trong phạm vi nước
Nga lên tới 240 tỷ USD/năm, tức là hơn 15% GDP của Nga. Số tiền đưa, nhận
hối lộ giữa khối doanh nghiệp và cảnh sát; giữa người dân và các cơ quan cấp
phép; giữa các tổ chức, doanh nghiệp và các thanh tra viên trong năm 2005
tăng gấp 10 lần so với năm 2001.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) ngày 25/09/2007 đã công bố bảng xếp
hạng mới về tình hình tham nhũng trên thế giới, bao gồm 180 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Mức độ tham nhũng của các nước được đánh giá theo thang
điểm từ 0 đến 10. Theo bảng xếp hạng, Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand
là những nước "sạch" nhất, cùng được 9,4 điểm. Singapore và Thụy Điển xếp
tiếp theo với 9,3 điểm.
5


Các nước khác trong nhóm 10 nước dẫn đầu là Iceland (9,2 điểm), Hà
Lan (9), Thụy Sĩ (9), Canada (8,7) và Na Uy (8,7). Thứ hạng một số quốc gia
và vùng lãnh thổ đáng chú ý khác như sau: Úc xếp thứ 11, Anh thứ 12, Hồng
Kông thứ 15, Đức thứ 16, Nhật Bản thứ 17, Pháp thứ 19, xếp kế tiếp là Mỹ.
Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore nằm trong nhóm đầu, các nước
còn lại có thứ hạng khá thấp: Malaysia xếp thứ 43, Thái Lan thứ 84, Việt Nam
thứ 123, ngang với Đông Timore, Philippines xếp thứ 131, Indonesia thứ 143,
Campuchia xếp thứ 162, Lào thứ 168.
Myanmar và Somalia chiếm hai vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng,
ngay phía trên là Iraq. Bảng xếp hạng của TI dựa trên đánh giá về tham nhũng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được nhiều chính phủ, tổ chức, cá nhân
tham khảo.

Nghiên cứu tham nhũng tại Việt Nam.

2.2.

Trong những năm gần đây, tham nhũng ở Việt Nam diễn ra trên hầu
khắp các lĩnh vực với nhiều hình thức ngày càng phức tạp hơn. Theo hãng tin
Reuters-một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới, tình trạng tham
nhũng tại Việt Nam hiện diện ở mọi cấp chính quyền và trở thành rào cản chủ
yếu đối với giới đầu tư nước ngoài.
Dưới đây là một số nghiên cứu về tham nhũng tại Việt Nam:
“Nghiên cứu về tham nhũng ở Việt Nam” – PGS.TS Nguyễn Đình
Cử (2005). Đây là một cuộc điều tra XHH lớn được thực hiện tại 7 tỉnh: Sơn
La, Hải Dương, Hà Nội, Nghệ An, Huế, Tp.HCM và Đồng Tháp, với tổng số
mẫu là 5407.Kết quả cuộc điều tra cho thấy:

1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)

10 cơ quan có hiện tượng tham nhũng phổ biến nhất là:
Cơ quan địa chính nhà đất
Hải quan/quản lý xuất, nhập khẩu
Công an giao thông
Cơ quan, cán bộ tài chính, cán bộ thuế
Cơ quan quản lý, các đơn vị trong ngành xây dựng
Cơ quan cấp phép xây dựng

Y tế
6


8)
9)
10)


Cơ quan kế hoạch và đầu tư
Cơ quan quản lý/các đơn vị trong ngành giao thông
Công an kinh tế
Phương tiện truyền thông đại chúng như đài, báo, Tivi và Internet có vai trò
chủ yếu trong việc thông tin về tham nhũng, hầu hết các nhóm xã hội đều dựa
vào những phương tiện này: 80,2% người dân; 87,49% cán bộ doanh nghiệp



và 88,9% cán bộ công chức.
Kênh thông tin quan trọng thứ 2 là kênh thông tin không chính thức – Dư luận
xã hội: 59,8% người dân; 72,05% cán bộ doanh nghiệp; 74,3% cán bộ công
chức. Bởi vậy, vai trò của truyền thông đại chúng trong việc tạo ra, hướng
dẫn, điều chỉnh để dư luận xã hội đúng đắn là rất lớn và quan trọng. Đẩy
mạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hành
vi tham nhũng được 69,4% cán bộ doanh nghiệp; 79,6% người dân và 84%
cán bộ công chức coi là một biện pháp rất cần thiết.
Khảo sát “Đánh giá việc thực thi công ước chống tham nhũng của
Liên hợp quốc tại Việt Nam” – Tổ chức Minh bạch quốc tế TI (2011):
Theo kết quả của cuộc khảo sát, thông tin về các vụ án tham nhũng tại
Việt Nam đều được đăng tải trên báo chí, cập nhật tiến trình tố tụng thường

xuyên, công khai cho công chúng biết.
Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy thông tin về các vụ án tham nhũng
được công khai chỉ mang tính chất khái quát. Theo một số chuyên gia, hồ sơ
đầy đủ về các vụ việc vẫn chỉ được lưu hành nội bộ trong một số cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Việc tiếp cận thông tin chi tiết về tham nhũng vẫn còn
khó khăn. Trên thực tế, chỉ có một số đối tương như luật sư, phóng viên,
người làm công tác nghiên cứu mới có thể tiếp cận được hồ sơ vụ việc, nhưng
không phải thông tin nào họ có được cũng được phép công bố, mặc dù về
nguyên tắc hầu hết các tài liệu này không bị coi là bí mật nhà nước.
Những hạn chế trong việc tiếp cận thông tin như đã nêu trên là một
trong những nguyên nhân khiến lòng tin của người dân vào cuộc chiến chống
tham nhũng còn thấp. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, để khắc phục hạn chế

7


đó, cần sớm thông qua Luật tiếp cận thông tin với những quy định toàn diện
và cụ thể.
Nghiên cứu “Đấu tranh chống tham nhũng” – Ban Nội chính Trung
ương. Đây là cuộc điều tra về nhận thức, hiểu biết, thái độ, đánh giá của
người dân và cán bộ về tham nhũng.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy có một so sánh rất thú vị về tỷ lệ cán
bộ, công chức đánh giá tình trạng tham nhũng ở mức “rất phổ biến hoặc
tương đối phổ biến” đối với cơ quan báo đài và Địa chính-nhà đất ở Hà Nội,
là 8,6% cho báo đài (có tỷ lệ đánh giá thấp nhất) và 66,5% cho Địa chính-nhà
đất (có tỷ lệ đánh giá cao nhất).
Từ những quy định trong Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998,
nhóm nghiên cứu đã cụ thể hoá thành 17 hành vi tham nhũng. Ở 7 tỉnh mà
nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra đã có một tỷ lệ đáng kể cán bộ công chức
thừa nhận đã gặp cả 17 hành vi trong một năm qua.

Còn ở 3 Bộ, các cán bộ công chức tuy chưa chứng kiến xảy ra tất cả 17
hành vi tham nhũng nhưng cũng đã gặp trên 10 loại hành vi tham nhũng trong
năm.
Đặc biệt phổ biến là: “Sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu
cầu riêng của cá nhân hoặc gia đình”.
Ở cả 3 Bộ đều có trên 40% số công chức được hỏi cho biết họ đã chứng
kiến hành vi “Người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải
quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc quà biếu”.
Trong các hành vi tham nhũng, thì hành vi: “Gọi điện, viết thư tay can
thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Tỷ lệ công chức
chứng kiến hành vi này, tính chung trong 7 tỉnh là 24,6% (tức khoảng 1/4 số
người được hỏi và gần 30% số người trả lời).
8


Gọi điện, viết thư tay, nếu dẫn đến hành vi tham nhũng bị phát hiện thì
tác giả của những cú điện thoại, những bức thư này là “vô can” vì về mặt hình
thức, gọi điện, viết thư tay không phải là văn bản pháp lý (về mặt nội dung,
họ đủ trình độ để viết sao cho đạt được mục đích nhưng tránh né được pháp
luật).
Các hành vi tham nhũng được che giấu bởi các hóa đơn, chứng từ, hợp
đồng “thật 100%”, nhưng đằng sau là các thỏa thuận ngầm mà cơ quan bảo vệ
pháp luật rất khó kiểm tra, phát hiện.
Mặc dù cho rằng tham nhũng về cơ bản là hành vi riêng lẻ của từng cá
nhân, nhưng nhóm nghiên cứu cũng đi đến nhận định một số trường hợp tham
nhũng mang tính tập thể, liên kết thành mạng lưới. Rất khó xác định hành vi
tham nhũng là của tập thể hay chỉ là một cá nhân.
Tuy nhiên, ở những nơi nhũng nhiễu, lấy tiền của dân phổ biến hơn thì
tỷ lệ cho hành vi cá nhân thường cao nhất, còn ở những vụ lớn, dễ lộ như đất
đai (Vụ Đồ Sơn, vụ đảo Phú Quốc…) thì tham nhũng lại thường mang tính

tập thể.
Ngay công chức cũng có tới 38% hoàn toàn đồng ý rằng “Do bè cánh,
nếu ai không tham nhũng sẽ bị loại ra”. Minh chứng cho tính liên kết, theo kết
quả điều tra có tới 21,8% công chức cho rằng trong năm qua đã chứng kiến
hiện tượng cấp trên bao che, bảo lãnh cho người vi phạm; Tương tự, 24,6%
chứng kiến các quan chức gọi điện, viết thư tay can thiệp vào các vụ việc
nhằm giảm nhẹ hoặc gỡ tội cho kẻ vi phạm.
Đối với chủ thể của hành vi tham nhũng, nhóm nghiên cứu cho rằng
những người nhận hối lộ đa số là nam giới; đa số là trung niên; những người
tham nhũng không nhất thiết phải có chức vụ; tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp;
và tuyệt đại bộ phận những người tham nhũng là do lòng tham chứ không
phải do thu nhập thấp hoặc nghèo đói.

9


Về hậu quả của tham nhũng, nhóm nghiên cứu đã có nhận định: “Mục
đích cuối cùng của những người tham nhũng là làm giàu và giàu hơn nữa, nên
tham nhũng không có giới hạn cuối cùng. Nó tăng lên cùng cơ hội.
Chính vì vậy, tài sản của Nhà nước, của nhân dân bị chiếm đoạt tăng
dần theo “cấp số nhân”, từ tiền tỷ ở cấp xã đến hàng trăm tỷ trong phạm vi cả
nước.
Ngoài thất thoát ở các địa phương, tham nhũng ở các ngành mới là điều
đáng kể. Nếu như khoản tiền mà doanh nghiệp bị mất do tệ tham nhũng được
coi là chi phí “đen” trong tổng số chi phí của doanh nghiệp, thì theo
Nhóm nghiên cứu hầu hết cán bộ doanh nghiệp đều biết doanh nghiệp
của mình hàng năm vẫn có khoản chi phí không chính thức, bất hợp pháp, chỉ
có điều là họ không thể biết được chính xác là bao nhiêu.
Đáng chú ý là 8% cán bộ doanh nghiệp đánh giá những khoản chi
không chính thức chiếm từ 1% đến trên 10% tổng chi phí, riêng TP.HCM lên

đến 13%. Tham nhũng làm cho doanh nghiệp mất chữ tín, chữ tài (tài chính),
chữ thời (thời cơ và giới hạn), nghĩa là làm giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Trước những hậu quả nghiêm trọng mà nạn tham nhũng gây ra đòi hỏi
các cơ quan nhà nước cần có nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng cũng như xử lý nghiêm những
hành vi tham nhũng, đồng thời khuyến khích giới truyền thông báo chí
tham gia giám sát.
2.3.

Các nghiên cứu về truyền thông và tham nhũng.
Tham nhũng luôn là đề tài thu hút với truyền thông, tìm hiểu về vấn đề
này có rất nhiều nghiên cứu truyền thông đã và đang tìm hiểu, trong phạm vi
kiến thức nhóm nghiên cứu xin đề cập đến các nghiên cứu sau:

10


Nghiên cứu “Báo chí và tham nhũng” – UNDP (2007), là một
nghiên cứu nằm trong loạt bài nghiên cứu chính sách của UNDP trên 5 đầu
báo: Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động, Nhân dân, VnExpress trong hai năm
2006 và 2007. Nghiên cứu đã rút ra các phát hiện chính sau:
Về vai trò của báo chí đối với việc chống tham nhũng:


Phơi bày những vụ việc tham nhũng: Như báo cáo này đề cập, ở Việt Nam
những tiêu chuẩn về việc đưa tin thường lỏng lẻo, môi trường pháp lý không




rõ ràng và nhiều mâu thuẫn.
Theo dõi và công bố những nỗ lực của chính phủ trong cuộc chiến chống
tham nhũng: Dữ liệu báo cáo này cho thấy báo chí Việt Nam đưa tin khá
nhiều về những hành động của chính phủ, công an và các hành động khác của
nhà nước liên quan đến tham nhũng, song còn chưa phân tích được những
thành công hay thất bại của các chính sách chống tham nhũng, hay phơi bày
những vụ tham nhũng lớn chưa được đưa ra ánh sáng qua những thông tin do



nhà nước cung cấp.
Tạo ra cho công chúng một diễn đàn tranh luận, qua đó người dân có thể trao
đổi ý kiến với nhau cũng như với nhà nước: Dữ liệu phỏng vấn cũng cho thấy
mặc dù nội dung của các chương trình được theo dõi và đôi khi bị kiểm duyệt,
song tự do thể hiện ý kiến của công chúng thông qua những diễn đàn này
đang ngày một tăng lên
Về cách thức báo chí phản ánh các vụ việc tham nhũng:



Phân theo lĩnh vực: Nông nghiệp và doanh nghiệp nông thôn, hàng không,
ngân hàng và tài chính, xây dựng và hạ tầng, hải quan, giáo dục, điện, y tế,
công nghệ thông tin, lao động, đất đai và bất động sản, luật pháp và tòa án,
sản xuất và kinh doanh, khai khoáng, báo chí và xuất bản, dầu khí, công an và
thanh tra chính phủ, giảm nghèo và giảm nhẹ thiên tai, hành chính công, thể
thao, thuế, viễn thông, thương mại, giao thông vận tải, du lịch, quy hoạch và
quản lý đô thị. Tổng cộng có 27 nhóm lĩnh vực được phản ảnh từ quá trình
phân tích, trong đó tin bài về tham nhũng liên quan đến đất đai vượt xa các
lĩnh vực khác, kể cả giao thông vận tải và thương mại. Xây dựng và cơ sở hạ
tầng cũng chiếm một số lượng lớn bài báo, tương tự như hành chính công.

11


Giáo dục và y tế, hai ngành được coi là có nhiều tham nhũng nhỏ hoành hành,


được đưa tin rất ít.
Phân theo đầu báo và theo tháng: Cả năm tờ báo đã đăng tổng cộng 2.320 bài
báo liên quan đến tham nhũng trong giai đoạn nghiên cứu – trung bình là 3



bài báo mỗi ngày.
Phân theo giá trị: Cả năm tờ báo đều đăng tin nhiều hơn về những vụ việc
có số lượng tiền lớn (trên 1 tỉ VND) bị mất, đánh cắp, biển thủ…so với với
những vụ có giá trị bằng tiền mặt khá nhỏ. (từ 10 triệu - 1 tỷ và dưới 10



triệu)
Phân theo địa lý: Trong phân tích này, hoạt động đưa tin được chia theo sáu
vùng địa lý: Hà Nội, miền Bắc, miền Trung, TP Hồ Chí Minh và miền Nam.
Nhóm cuối cùng dành cho các tin bài đưa về các vụ ở phạm vi toàn quốc,
được phát hiện ở cấp trung ương và không riêng cho một vùng miền cụ thể
nào. Việc các bài báo phân bố đồng đều trên khắp các vùng còn cho thấy tham
nhũng diễn ra trên phạm vi toàn quốc, và có lẽ, nó cũng diễn ra đồng đều giữa



các tỉnh.

Phân theo cấp đơn vị hành chính: Trung ương; Tỉnh, thành phố; Quận, huyện.
Phần lớn các bài báo viết về tham nhũng trong giai đoạn hai năm nói trên tập
trung vào các vụ tham nhũng ở cấp tỉnh, thành phố (có liên quan đến các quan
chức chính quyền hay nhà nước ở cấp đó, hoặc những vụ khởi tố hay được
xác định thông qua tòa án và cơ quan công an tỉnh/thành phố). Tin bài về các
vụ tham nhũng cấp trung ương được đăng nhiều nhất trên báo Thanh Niên và



Nhân Dân
Phân theo thể loại: vụ việc tham nhũng bị phát hiện, vụ việc tham nhũng đang
theo dõi. Đại đa số các bài báo chống tham nhũng của tất cả các báo đều rơi
vào phạm trù “theo dõi”, trong đó các cơ quan báo chí giám sát Chính phủ,
nhà nước, công an và các hoạt động chính thức khác liên quan đến tham
nhũng 93% các bài báo rơi vào phạm trù này, chỉ có 6% là phát hiện các vụ
việc mới (1% còn lại không thuộc về phạm trù theo dõi cũng không thuộc
phạm trù phát hiện: đó là các bài xã luận, phỏng vấn và các nội dung khác khó
phân loại).
12


Hiện nay, các nghiên cứu về truyền thông và tham nhũng được thực
hiện bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, đối với
các nước phát triển khác, đề tài truyền thông và tham nhũng luôn là một đề tài
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
The role of media in the fight against corruption (Vai trò của truyền
thông trong cuộc chiến chống tham nhũng). Những người tham gia sự kiện
“Vai trò của truyền thông trong cuộc chiến chống tham nhũng” được tổ chức
tại Tổ chức đại sứ Cơ đốc nhân quốc tế (ICEJ) đặt tại Opatija, Croatia vào
ngày 17 và 18/11/2001 đã nhất trí sau khi thảo luận về các điểm sau đây:

-

Quần chúng phải được cảnh báo cơ bản về thiệt hại của tham nhũng. Tham
nhũng làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức của xã hội, đe dọa nền dân chủ,
tước đoạt các quyền lợi của công dân và gây trở ngại cho sự phát triển. Vai trò
của truyền thông không chỉ là cung cấp cho cộng đồng các sự kiện và các bản
báo cáo. Vai trò tích cực trong giáo dục cộng đồng và ủng hộ cuộc chiến

-

chống nạn tham nhũng là cần thiết.
Nghĩa vụ của những người đại diện cho chính phủ và cộng đồng là phải bày tỏ
rõ ràng thái độ của họ đối với cuộc chiến chống tham nhũng trước khi tham
gia vào các cuộc bầu cử các cấp. Họ nên làm gương qua việc công khai tài sản
và thu nhập của họ và họ nên hiểu rằng quần chúng có quyền được cung cấp

-

thông tin về công việc và đời tư của họ.
Chính phủ phải hành xử có trách nhiệm và công khai. Sự công khai đối với
truyền thông và cộng đồng cũng như quá trình đưa ra một quyết định minh

-

bạch là cấp thiết cho một chính phủ dân chủ có trách nhiệm.
Sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ có tầm quan trọng to lớn trong cuộc
đấu tranh chống tham nhũng. Tầm quan trọng đặc biệt phải dựa vào việc
thành lập một mạng lưới thông tin, kiến thức, sự thấu hiểu và hợp tác giữa các

-


tổ chức chuyên nghiệp và các cơ quan công cộng.
Cơ quan chống tham nhũng quốc tế sẽ phát triển một mạng lưới phân phối
thông tin cho truyền thông. Thông tin sẽ bao gồm: các hoạt động quốc tế
trong cuộc chiến chống tham nhũng, nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu

13


trường hợp, các bài báo và các hoạt động khác góp phần hạn chế nạn tham
-

nhũng.
Truyền thông phải nhận được sự ủng hộ hoàn toàn. Cả cơ quan và luật pháp
phải hỗ trợ truyền thông trong vai trò phê phán công khai, bao gồm quyền tiếp

-

cận thông tin.
Sự bổ sung các đạo luật sẽ bảo đảm và cung cấp sự bảo vệ bằng đủ mọi cách
đối với công dân và truyền thông qua việc cho phép các phương tiện truyền
thông tiếp cận thông tin về các cơ quan công cộng
The role of the Media in combating corruption (Vai trò của truyền
thông trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng) – Nghiên cứu của Tobias
Dahlstrom, tiến sĩ ngành Kinh tế, Trường Cao đẳng thương mại quốc tế
Jonkoping, Thụy Điển. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự tồn tại của tham nhũng
được cho là do nhiều nhân tố khác nhau. Nghiên cứu này có cái nhìn đặc biệt
vào mối quan hệ giữa truyền thông và tham nhũng, khẳng định tầm quan
trọng của quyền tự do báo chí trong công cuộc chống tham nhũng. Tuy nhiên,
nghiên cứu không những nhấn mạnh tới việc tự do biểu đạt ý kiến mà còn nêu

bật cách thức hạn chế về mặt công nghệ trong việc lưu hành thông tin đóng
một vai trò quan trọng trong công cuộc chống tham nhũng. Kết quả thực
nghiệm cho thấy rằng quyền tự do báo chí chỉ có tác động tích cực đối với
tham nhũng khi có cơ sở thông tin chính xác. Truyền thông chỉ thực sự làm tốt
vai trò của mình khi lưu truyền thông tin một cách dễ dàng. Cơ sở thông tin
thiếu chính xác được biết đến như một vấn đề trọng đại ảnh hưởng tới những
nỗ lực chống tham nhũng. Vì vậy, có lý khi tin rằng có một ảnh hưởng mang
tính tương tác giữa cơ sở thông tin và tự do báo chí trong việc phổ biến về
tham nhũng. Nơi mà cả hai yếu tố đều cần cho báo chí để có thể đấu tranh
chống tham nhũng một cách hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của chất lượng cơ sở thông tin
trong công tác phòng chống tham nhũng. Không có sự phân bổ rộng khắp,
ảnh hưởng của thông tin sẽ bị giới hạn. Do đó, một hệ thống cơ sở thông tin
phát triển tốt là một điều kiện tiên quyết để tự do báo chí có những ảnh hưởng
tích cực đến tham nhũng. Luận điểm cho rằng tự do báo chí làm giảm thiểu
tham nhũng chỉ đúng khi còn tồn tại cách phân phối thông tin hiệu quả.

2.4.

Vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
14


Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc phát hiện và đấu tranh chống những hành vi vi phạm
trong hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là tệ nạn tham nhũng. Báo chí vừa
có tác dụng cảnh báo những nơi có nguy cơ tham nhũng, vừa tham gia phát
hiện và đặc biệt là tạo dư luận mạnh mẽ đòi xử lý tham nhũng, không để cho
các vụ việc tham những bị “chìm xuồng”, xử lý nội bộ. Đây là kinh nghiệm
chung của các nước trên thế giới.

Tại cuộc đối thoại lần thứ 3 giữa Thanh tra Chính phủ, Văn phòng
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và các nhà tài trợ cho
Việt Nam với chủ đề "Phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính" diễn
ra vào 3/6/2008 tại Hà Nội, Đại sứ Hà Lan nêu câu hỏi: "Việt Nam đánh giá
thế nào về vai trò của báo chí trong chiến lược phòng chống tham nhũng?".
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khẳng định: "Vai trò của báo chí
trong việc phòng chống tham nhũng là rất quan trọng. Có không ít việc sau
khi báo chí nêu đã được điều tra, xử lý nghiêm. Trong chiến lược phòng
chống tham nhũng mà Chính phủ đang soạn thảo cũng có một phần rất quan
trọng về vai trò của xã hội, trong đó có báo chí đối với việc phòng chống
tham nhũng".
Phát biểu của Chủ tịch nước tại lễ trao giải báo chí quốc gia lần
thứ 3 (Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2009): “Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam luôn luôn coi trọng, đánh giá cao sức mạnh to lớn, vai trò quan
trọng của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh tình hình trong nước và
quốc tế hiện nay, thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen và diễn
biến mau lẹ, vai trò của báo chí đối với xã hội càng trở nên quan trọng hơn,
trách nhiệm của báo chí đối với đất nước, với nhân dân ngày càng nặng nề
hơn. Báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà còn
phải phản ánh kịp thời, phân tích, đánh giá đúng mức, góp phần nâng cao nhận
thức của nhân dân và định hướng dư luận xã hội về các sự kiện, vấn đề thời sự
trong nước và trên thế giới. Báo chí có trách nhiệm phát hiện, phản ánh kịp thời
15


các nhân tố mới, các điển hinh tiên tiến, các mô hình tốt, đạt hiệu quả trong
công việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
kịp thời đưa ra ánh sáng những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí;...”
Trong cuốn “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh

chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay” đã đề cập đến vai trò của
báo chí như sau:


Báo chí góp phần phát hiện, đấu tranh với các hành động quan liêu, tham
nhũng trong xã hội.Do có đội ngũ phóng viên đông đảo, năng động, sang tạo
nên báo chí đã phát hiện được nhiều vụ tiêu cực tham nhũng từ trung ương tới



địa phương, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.
Báo chí tham gia phát hiện những vấn đề chưa hoàn chỉnh trong chủ
trương, chính sách cần chỉnh sửa cho đúng với pháp luật và phù hợp với



lòng dân
Có thể nói báo chí như là một diễn đàn toàn dân, kết nối giữa nhân dân với
nhà nước, báo chí là một kênh thông tin hữu hiệu để phát hiện của quần chúng
nhân dân về lối sống, hành vi tham nhũng của cán bộ phản ánh tới được các



cơ quan chức năng.
Báo chí không chỉ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ
của nhân dân mà còn cung cấp cho họ những tri thức, cơ sở pháp lý, trình độ
và năng lực đấu tranh chống tham nhũng.
Hiện nay ở Việt Nam đã có hàng trăm đầu báo, cập nhật tin tức hàng
ngày, hàng giờ cho nhân dân, có những đầu báo có lượng người xem khá lớn
như báo Nhân Dân, báo Tuổi Trẻ, báo Lao Động, báo Pháp Luật và Đời

Sống.....đã phản ánh chân thực và kịp thời các tội phạm về tham nhũng và
những bức xúc, ý kiến, của nhân dân về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay. Tuy vẫn bộc lộ một số khuyết điểm nhưng nhìn chung báo chí đã có
những đóng góp rất lớn trong khi phản ánh thực trạng tham nhũng ở Việt Nam
trong từng giai đoạn, từng thời kì.

III.
3.1.
-

Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam được phản ánh trên báo in Tuổi Trẻ từ
1/2005 đến 8/2014.
16


-

3.2.





Chính sách của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành thể hiện
trên báo chí.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phản ánh tham nhũng trên báo chí.
Vai trò trò của báo chí trong việc phản ánh tham nhũng.
Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được những mục đích trên, cần xây dựng bộ công cụ nghiên cứu
phù hợp, nhằm tìm hiểu về:
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam được phản ánh trên báo in
Các thông điệp về tham nhũng phản ánh trên báo in
Khó khăn, thuận lợi khi phản ánh tham nhũng trên báo in, bao gồm nhận định

IV.
4.1.

từ báo chí và từ những phóng viên viết về tham nhũng.
Vai trò trò của báo chí trong việc phản ánh tham nhũng
Đối tượng, khách thể, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam được phản ánh

4.2.
4.3.

trên báo in Tuổi Trẻ từ 1/2005 đến 8/2014.
Phạm vi nghiên cứu: Báo Tuổi Trẻ
Khác thể nghiên cứu: Báo Tuổi trẻ, các số từ tháng 1/2005 đến tháng

4.4.
5.
-

8/2014.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2005 đến tháng 8/2014.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu đối với các văn bản về phòng chống tham


-

nhũng của Đảng và nhà nước, các kết qảu nghiên cứu đi trước.
Phương pháp phân tích nội dung báo chí: Nghiên cứu sử dụng phân tích nội



dung báo chí định lượng và định tính. Dựa trên bảng mã thiết kế nhằm lượng
hóa nội dung thông điệp về vấn đề tham nhũng được đề cập trên Báo tuổi trẻ.
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng với phần mềm hỗ trợ
là phần mềm SPSS 16.0. Bên cạnh đó, một vài việc tham nhũng lớn được sử
dụng và phân tích chuyên sâu bằng phương pháp phân tích nội dung định tính
6.





7.

với kỹ thuât phân tích định tính dựa trên phần mềm hỗ trợ là Nvivo 7.0
Câu hỏi nghiên cứu.
Thực trạng tham nhũng được phản ánh qua báo chí như thế nào?
Nguyên nhân tham nhũng được thể hiện như thế nào trên báo chí?
Hậu quả của tham nhũng được phản ánh qua báo chí như thế nào?
Báo chí phản ánh các giải pháp phòng chống tham nhũng như thế nào?
Dư luận xã hội có thái độ như thế nào đối với các bài báo phản ánh tham
nhũng?
Ý nghĩa nghiên cứu.
17





Về mặt lý luận: Kết qủa nghiên cứu góp phần làm sáng rõ thêm lý luận trong
nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng cũng như phương pháp nghiên
cứu xã hội học, cụ thể là phương pháp phân tích nội dung báo chí nói riêng và



phương pháp phân tích nội dung nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu góp phần chỉ ra vài trò của báo chí trong
phòng chống tham nhũng cũng như chỉ ra thực trạng đưa tin, sự hình thành và
thể hiện và định hướng dư luận về phòng chống tham nhũng trên báo Tuổi trẻ
hiện nay, chỉ ra điểm mạnh điểm yếu để khắc phục và góp phần vào công
cuộc phòng chống tham nhũng trên mặt trận tư tưởng.

18


Phần II. Nội dung.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có được rất
nhiều thuận lợi: sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng của quần chúng nhân dân;
sự chăm lo và định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự ủng
hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhưng đồng thời chúng ta cũng gặp không ít những
thách thức, khó khăn. Một trong những vấn đề gây khó khăn và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là tệ tham
nhũng - quốc nạn của nước ta.
Điều 1 trong Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 ghi rõ:
“Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng

chức vụ và quyền hạn để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động
cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn
nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự
sống còn của Nhà nước”. Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm
2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Còn theo Tổ chức Minh bạch thế giới
(Transparency International), tham nhũng hay tham ô là hành vi “của người
lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi
ích cá nhân”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng có
thể hiểu là tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vi tham ô, hối lộ, lộng
quyền, lộng hành, sách nhiễu gây khó khăn cho người khác, dùng quyền lực
để mưu lợi cá nhân, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, dùng tiền thao
túng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực,…
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho
kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân
sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng
nghèo đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân
19


dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên
trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu
không kịp thời chấn chỉnh.
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
bền vững của đất nước, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển làm cho
kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân
sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng
nghèo đói ngày càng trầm trọng. Hơn nữa, nó làm xói mòn lòng tin của nhân

dân vào Đảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên
trong, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch tấn công ta, dẫn đến sụp đổ nếu
không kịp thời chấn chỉnh.
Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng
trầm trọng, trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ công an đến hải quan,
từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho
đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Từ lĩnh vực kinh tế cho đến cả chính trị
với quy mô các vụ án ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng, diễn
biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Theo thống kê của Tổ chức Minh
bạch Thế giới về chỉ số tham nhũng của các nước trên thế giới qua các năm,
Việt Nam xếp hạng thứ 112/182 trong năm 2011.
Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây
Năm
Chỉ

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

số,

2.4

2.4

2.6

2.6

2.6

2.6


2.7

2.7

2.7

2.9

85/

100/

102/

107/

111/

123/

121/

120/

116/

112/

102


133

145

158

163

179

180

180

178

182

điểm
Hạng

Số liệu thống kê khoảng 10 năm trở lại đây (từ 2002 đến 2011) cho
thấy tình trạng tham nhũng ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong
xã hội ta hiện nay, việc “bôi trơn”, quà cáp, đã trở thành một thói quen có tính
“quy luật” mà hầu như ai cũng ít nhất một lần nghĩ đến và thực hiện để được
20


thiên vị, ưu tiên, “thuận buồn xuôi gió”. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban

hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn
chưa đẩy lùi được tham nhũng.
Để cung cấp thêm thông tin làm cơ sở vững chắc về mặt lý luận trong
việc phòng và chống tham nhũng, vận dụng cặp phạm trù nhân - quả trong
phép biện chứng duy vật để phân tích về mặt triết học nguyên nhân của nó,
trong phạm vi đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu “ Nguyên nhân tham nhũng
được phản ánh trên báo in Tuổi Trẻ từ 1/1/2005 đến 30/8/2014.

21


Chương 1. Một số khái niệm và cơ sở nghiên cứu.
1.1.
1.1.1.

Một số khái niệm.
Tham nhũng.
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng. Ở Việt
Nam, khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005. Theo đó, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi[1].
Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như
sau:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực
công:
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ
quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước.
Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức;
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn

vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý
là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được
giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đó[2].
Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao:
Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng phải sử
dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích
cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành
vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng.

22


- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi:
Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể
thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ
vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi là lợi ích vật chất
(tiền, nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ,
quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình.
Theo từ điển tiếng việt thì “ tham nhũng là lợi dụng quyền hành và
nhũng nhiễu dân và lấy của “. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chưc vụ, quyền
hạn, vị thế xã hội của viên chức nhà nước để làm trái pháp luật hoặc lợi dụng
những sơ hở của pháp luật để kiếm lợi cho bản than, gây hại cho xã hội, chô
công dân.
Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26-2-1998 cũng ghi rõ trong điều 1
“ Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng

chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì
động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước,tập thể và các cá nhân xâm
phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Tham nhũng là vật cản
lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự
sống còn của nhà nước “.
1.1.2. Báo in.
Báo in theo nghĩa hẹp – đó là báo in , tập chí và các sản phẩm in ấn
khác , bao gồm nhật báo ( báo hang ngày ; chào buổi sáng, chiều ) báo tuần ,
báo thưa kỳ ( mỗi tuần xuất bản 2,3 hoặc 4,5 kỳ ) , tạp chí, bản tin thời sự.
Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ , bằng ký hiệu, chữ viết, hình ảnh
và các ngôn ngữ phi văn tự , thông tin về các sự kiện về vấn đề thời sự, phát
hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng – nhóm đối tượng nào đó
với mục đích nhất định [66; tr 101].
Bên cạnh đó báo in còn là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng
phương tiện in ấn( báo, tạp chí , bản tin thời sự, bản tin thông tấn ).

23


1.1.3, Truyền thông.
Theo cuốn “ truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản ” do PGS, TS
Nguyễn Văn Dững chủ biên thì truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin , tư tưởng , tình cảm .. chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc
nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới
điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của
nhóm , của cộng đồng xã hội.
Bên cạnh đó truyền thông là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin ,
quá trình này diễn ra liên tục , trong đó tri thức ,tình cảm , kỹ năng liên kết
với nhau, đây là một quá trình phức tạp, qua nhiều mắt, nhiều khâu , các mắt
các khâu đó chuyển đổi tương đối linh hoạt, để hướng tới sự thay đổi nhận

thức và hành vi của cá nhân và các nhóm.
1.2.
1.2.1.

Cơ sở lý luận.
Lý thuyết truyền thông.
Lý thuyết chức năng quan niệm rằng xã hội là một tổng thể trong đó
bao gồm nhiều bộ phận có liên hệ với nhau, mỗi bộ phận đều có chức năng
riêng của nó. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng llaf một trong
nhiều bộ phận khác của xã hội tổng thể và nó có chức năng riêng. Lý thuyết
này nhần mạnh đến các nhu cầu của xã hội.
Đại diện của lý thuyết này là R.Merton, ông cho rằng truyền thông đại
chúng có chức năng công khai và tiềm ẩn, bên cạnh đó ông còn phân biệt
được giữa chức năng và phản chức năng. Lasswel cũng nêu lên ba chức năng
chính của truyền thông đại chúng đó là kiểm soát môi trường xã hội ; liên kết
các bộ phận của xã hội với nhau và truyền tải di sản từ xã hội này sang xã hội
khác.
Xét về mặt xã hội học, truyền thông đại chúng là một trong những thiết
chế góp phần vào quá trình xã hội hóa cá nhân, thông qua các kênh thông tin
mà các giá trị xã hội, các quy tắc , luật , lệ thành văn cũng như bất thành văn
của xã hội được phổ biến và nhắc đi nhắc lại cho mọi người cùng biết , trên
cơ sở đó thuyết phục họ đồng tình và vận động cùng nhau tuân thủ.
24


1.2.2.

Lý thuyết chức năng.
Truyền thông đại chúng được thể hiện ở nhiều chức năng. Ngoài chức
năng giải trí , truyền thông đại chúng còn đóng vai trò như là tác nhân của quá

trình xã hội hóa. Truyền thông đại chúng như là người thi hành các chuẩn
mực xã hội , chức năng này được thực hiện thông qua việc cho đăng tải những
hành vi được cho là sai lệch chuẩn mực , vi phạm các kỳ vọng của xã hội kèm
với những lời nhận xét đúng sai, tốt xấu.
Truyền thông đại chúng cũng có thể ban phong than trạng cho những cá
nhân hay nhóm xã hội nào đó bằng việc cho đăng tải với tần suất xuất hiện
nhiều trên các phương tiện truyền thông nhằm góp phần xây dựng nên hình
ảnh của một các nhân hay nhóm tổ chức nào đó theo hướng tích cực và tiêu
cực.
Truyền thông đại chúng còn thể hiện chức năng giám sát thông qua việc
nhà truyền thông quyết định cho đăng tải những thông tin nào trên các

1.2.3.

phương tiện truyền thông đại chúng.
Lý thuyết xung đột .
Theo lý thuyết xung đột, điều quan trọng nằm ở chỗ nhà truyền thông
quyết định loại thông điệp , nội dung thông điệp , hình thức chuyển tải thông
điệp.. đây được xem là chức năng gác cổng của truyền thông đại chúng.
Chức năng này , lý thuyết xung đột hướng tới nhóm xã hội đóng vai trò
quyết định việc thông điệp nào được truyền tải. Nhóm xẫ hội đóng vai trò
kiểm duyệt , kiểm soát các thông điệp sẽ được chuyển tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng ví dụ ; đội ngũ biên tập , ban lãnh đạo …
Truyên thông đại chúng đóng vai trò trong việc tạo ra , thể hiện và duy
trì ý thức hệ chủ đạo trong việc xây dựng thực tại , những gì xuất hiện trên
các phương tiện truyền thông được hiểu là thông tin đại chúng đang phản ánh
hiện thức, mặc dù thế giới hiện thưc phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so
với những gì được phản ánh.

25



×