Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá tác động môi trường khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.53 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THÁI ĐÔNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG KHU VĂN PHÕNG LÀM VIỆC,
NHÀ Ở TẬP THỂ CHO CBCNV CÔNG TY TNHH MTV 790 TẠI PHƢỜNG
CỬA ÔNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ THUỘC DỰ ÁN KHAI THÁC
HẦM LÕ PHẦN MỞ RỘNG MỎ BẮC QUẢNG LỢI”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi Trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khoá học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THÁI ĐÔNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG KHU VĂN PHÕNG LÀM VIỆC,
NHÀ Ở TẬP THỂ CHO CBCNV CÔNG TY TNHH MTV 790 TẠI PHƢỜNG
CỬA ÔNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ THUỘC DỰ ÁN KHAI THÁC
HẦM LÕ PHẦN MỞ RỘNG MỎ BẮC QUẢNG LỢI”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi Trƣờng

Khoa

: Môi Trƣờng

Khoá học


: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, kết
hợp với các kiến thức đã học trong nhà trường để hoàn thiện kỹ năng trong công
việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang phục vụ cho công việc hiện tại và sau này
khi ra trường.
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá tác động môi trường khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho CBCNV
Công ty TNHH MTV 790 tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả thuộc dự án
khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi ”. Có được kết quả này em xin
chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị công tác tại Viện Kỹ thuật và Công
nghệ môi trường VietSing đặc biệt là Viện trưởng Ths. Đặng Xuân Thƣờng, đã tạo
điều kiện để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cung cấp đầy đủ các
số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp em đã cố gắng nghiên cứu
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên chắc chẵn không tránh khỏi
những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ
phía các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận của em được hoàn
thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên
Nguyễn Thái Đông

năm 2017


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD

:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTCT

:

Bê tông cốt thép

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

:


Bảo vệ môi trường

BYT

:

Bộ Y tế

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

:

Chất thải nguy hại

CTR

:


Chất thải rắn

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

KTTC

:

Kỹ thuật thi công

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam



:


Quyết định

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

:

Tiêu chuẩn xây dựng

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

XDCT

:


Xây dựng công trình


MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ........................................... 3
2.1.2. Mục đích của đánh giá tác động môi trường.......................................... 3
2.1.3. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường ............................................. 4
2.1.4. Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường.................. 5
2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 5
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.3.1. Hoạt động đánh giá tác động môi trường trên Thế giới.......................... 8
2.3.2. Hoạt động đánh giá tác động môi trường trong nước ........................... 10
Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 16

4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án ...................................... 16
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 16


4.1.2. Địa hình, địa chất .................................................................................. 17
4.1.3. Khí hậu, khí tượng ................................................................................ 18
4.1.4. Thủy văn/hải văn ................................................................................... 19
4.2 Đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu .................. 20
4.2.1 Chất lượng môi trường không khí tại khu vực nghiên cứu .................... 20
4.2.2 Chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu ............................ 21
4.2.3. Môi trường sinh vật tại khu vực nghiên cứu ......................................... 23
4.3. Đánh giá tác động môi trường khu dự án thi công và đi vào vận hành ... 24
4.3.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án ......................... 25
4.3.2.Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ...... 28
4.3.3.Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
xây dựng, máy móc thiết bị ............................................................................. 29
4.3.3.1 Nguồn gây tác động có liên quan chất thải trong giai đoạn vận chuyển
vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ................................................................ 29
4.3.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan chất thải trong giai đoạn vận
chuyển vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ................................................... 31
4.3.4. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công
trình của dự án ................................................................................................. 33
4.3.4.1 Nguồn gây tác động có liên quan chất thải trong hoạt động thi công
các hạng mục ................................................................................................... 33
4.3.4.2 Nguồn gây tác động không liên quan chất thải trong hoạt động thi
công các hạng mục .......................................................................................... 40
4.4. Các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường .................................... 45
4.4.1. Đối tượng bị tác động trong giai đoạn xây dựng .................................. 45
4.4.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án ... 46
4.4.2.1 Nguồn gây tác động có liên quan chất thải trong giai đoạn hoạt động46

4.4.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan chất thải trong giai đoạn hoạt


động ................................................................................................................. 54
4.4.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án ..... 56
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị............................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả quan trắc các thông số vi khí hậu môi trường khu vực dự án... 20
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án.................. 22
Bảng 4.3 Dự báo mức ồn từ các phương tiện ................................................. 27
Bảng 4.4. Các hoạt động và nguồn gây tác đ ộng môi trường trong giai đoạn
xây dựng .................................................................................................. 28
Bảng 4.5 Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường ............ 30
Bảng 4.6. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển ........30
Bảng 4.7. Nhiên liệu sử dụng phục vụ cho các phương tiện thi công ............ 33
Bảng 4.8. Thành phần và tính chất dầu diezel ................................................ 34
Bảng 4.9. Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO ............ 35
Bảng 4.10. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 35
Bảng 4.11. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại... 36
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng của dự án: .....40
Bảng 4.13. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong hoạt động thi công các hạng mục .................................................. 41
Bảng 4.14. Dự báo mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và phương tiện thi công
...............................................................................................................................42

Bảng 4.15. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng ........... 45
Bảng 4.16. Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh ...................... 46
Bảng 4.17. Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe gắn máy................................... 47
Bảng 4.18. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
................................................................................................................. 50
Bảng 4.19. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 53
Bảng 4.20. Thành phần, khối lượng các loại chất thải rắn nguy hại phát sinh
từ hoạt động của dự án ............................................................................ 54
Bảng 4.21. Mức ồn của các thiết bị................................................................ 55


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 : Sơ đồ vị trí thực hiện dự án ..................................................................16


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay Công ty TNHH MTV 790 – Tổng Công ty Đông Bắc được giao quản
lý, tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đã được thăm dò, duy trì
và nâng cao sản lượng của mỏ, khu vực vỉa 9 Bắc Quảng Lợi và khu vực vỉa 6 kho
thuốc nổ đã kết thúc khai thác vào đầu năm 2015. Để đáp ứng nhu cầu than cung
cấp cho thị trường, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MTV 790 - Tổng công ty Đông Bắc và định hướng phát triển của quy hoạch ngành
than Việt Nam. Nên nhu cầu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho cán bộ nhân viên
trong Công ty ngày càng tăng khoảng từ 1.150 đến 1.350 chỗ ở. Hạng mục: Khu văn
phòng làm việc, nhà ở tập thể cho CBCNV Công ty TNHH MTV 790 sẽ đáp ứng các
yêu cầu về chỗ ăn ở, sinh hoạt và làm việc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của

Công ty trong dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi - Khu 10B.
Việc đầu tư xây dựng: Hạng mục khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho
cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 tại khu 10B, phường Cửa Ông,
thành phố Cẩm Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi
là cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo đến đời sống tinh thần cho toàn
thể cán bộ công nhân viên. Dự án mang tính khả thi cao, mang lại hiệu quả về kinh
tế xã hội, sức khỏe và tinh thần của người lao động đối với sản xuất kinh doanh của
Công ty. Ngoài ra, dự án còn mang lại lợi ích nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều đối tượng, tránh để lãng phí đất và tạo
điều kiện cho Công ty được phát huy thế mạnh, mở rộng và ngày càng phát triển
góp phần xây dựng đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng
ngày càng giàu đẹp.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá
tác động môi trường, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, và cơ sở thực tập là Viện Kỹ thuật
và Công nghệ môi trường vietsing, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo TS.


2

Nguyễn Thanh Hải, em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động môi
trường Dự án đầu tư xây dựng khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho
CBCNV Công ty TNHH MTV 790 tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả
thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của dự án đầu tư xây dựng khu văn phòng làm việc, nhà ở
tập thể cho cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 tại phường Cửa Ông,
thành phố Cẩm Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi
tới môi trường nhằm có những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân

bằng giữa phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chất lượng môi trường nền khu vực thực hiện dự án.
- Đánh giá các tác động môi trường của dự án.
- Các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Đề tài giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức về công tác đánh giá
tác động môi trường trên cả nước nói chung và dự án đề tài nghiên cứu nói riêng;
những thuận lợi khó khăn khi thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
* Ý nghĩa trong thực tiễn:
Kết quả đánh giá tác động môi trường của dự án có ý nghĩa hết sức quan
trọng giúp cho nhà quản lý đánh giá được mức độ các tác động của dự án tới môi
trường, từ đó có những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa
phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường.


3

PHẦN 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM hoặc Environmental
Impact Assessment, EIA) rất rộng và cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa
chung thống nhất. Tuy nhiên, ta có thể lấy một vài định nghĩa được coi là đầy đủ:
Theo Khoản 23, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014,
ĐTM được định nghĩa như sau: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự

báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp
bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” [5].
Trong hướng dẫn chung về ĐTM năm 2010 của Cục Thẩm định và Đánh giá
Tác động môi trường, thuô ̣c Tổ ng cu ̣c Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
chỉ rõ: “Đánh giá tác đô ̣ng môi trường về bản chấ t là quá trin
̀ h dự báo , đánh giá tác
đô ̣ng của mô ̣t dự án đế n môi trường , bao gồ m môi trường tự nhiên , kinh tế - xã hội
và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động lên môi trường” [1].
2.1.2. Mục đích của đánh giá tác động môi trường
Mục đích của ĐTM trong phát triể n kinh tế - xã hội có những điểm chính sau:
(1) ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại
đến môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó
góp phần loại trừ cách “đóng cửa ra quyết định” như trước đây vẫn thường làm,
không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.
(2) ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra
quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
(3) Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm
nhẹ tác động có hại tới môi trường.
(4) ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra


4

quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết
định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai
hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động).
(5) Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một
cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng

đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
(6) Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự
chất vấn của công chúng.
(7) Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc,
giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
(8) Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
(9) ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt
hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
(10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải
khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy,
nghĩa là chấp nhận vì sự phát triển và tăng trưởng kinh tế [4].
2.1.3. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
- ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng dự
án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án hoạt
động có hiệu quả hơn.
- Từ ĐTM có thể ngăn ngừa các tác động tiêu cực bằng việc đề xuất các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm, lập kế hoạch quản lý và giám sát quá trình thực hiện trên.
- ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển
lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi
phí không cần thiết, đôi khi tránh được những hoạt động sai lầm phải khắc phục


5

trong tương lai.
- ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ

hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư mang lại hiệu quả
khả thi cao. Thực hiện công tác ĐTM tốt có thể giúp cho sự thịnh vượng và góp
phần phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc
sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe doạ của sự suy thoái môi
trường, đồng thời giảm được ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái .
2.1.4. Nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định trong
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, bao gồm các nội dung sau:
- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô
về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng
mục công trình và của cả dự án.
- Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế
cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
- Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án
được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động
của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành công trình.
- Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi
trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân
dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán
thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo
vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá [4].
2.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp lý liên quan đến môi trường.


6


- Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực ngày
01 tháng 07 năm 2015;
- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015;
- Luật quy hoạch đô thị số 01/VBHN-VPQH được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam ngày 20 tháng 7 năm 2015, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 nă 2016;
- Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 3 tháng 12 năm 2004
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 Quy định đăng ký khai thác



7

nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh cấp lại giấy phép tài nguyên nước
do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về lập báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 1447/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy chế quản lý chất thải nguy
hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 01: 2008/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây
dựng;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 06: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại;
- QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành theo Thông tư số: 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT: Nước ăn uố ng . Yêu cầu chất
lượng
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định

giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động
và làm việc;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia


8

về độ rung;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT: Nước thải công nghiệp;
- QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
- QCVN 09-MT: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước dưới đất;
- Tiêu chuẩn TCVSLĐ 3733/2002/BYT-QĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của
Bộ Y tế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706 - 2009: Chất thải nguy hại. Phân loại.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707 - 2009: Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo.
- Quyết định số 1730/QĐ-UBND của UBND Thành Phố Cẩm Phả ban hành
ngày 02/6/2015 V/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ

1/500:

Khu văn phòng làm việc , nhà ở tâ ̣p thể cho CBCNV Công ty TNHH MTV 790 tại
khu 10B phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Văn bản số 1913/UBND-QH12 ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh
Quảng Ninh “V/v chấp thuận chủ trương và địa điểm xây dựng khu văn phòng làm
việc, nhà ở tập thể cho CBCNV Công ty TNHH MTV 790 phường Cửa Ông, thị xã
Cẩm Phả”.

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hoạt động đánh giá tác động môi trường trên Thế giới
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên
1950 - 1960 đã tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ, tài
nguyên thiên nhiên và thậm chí còn cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm hạn
chế xu hướng này thì việc bảo vệ môi trường tự nhiên đã yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền đưa ra các biện pháp kiểm định về mặt chất lượng môi trường đối với các dự
án phát triển trước khi cho phép đầu tư. Nhờ đó ĐTM đã được hình thành sơ khai ở
Mỹ từ đầu thập kỉ 1960. Và năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi


9

trường của Mỹ được lấy làm thời điểm ra đời của ĐTM.
Từ năm 1975 việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần nghiên cứu khả
thi (luận chứng kinh tế - kỹ thuật), trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong
báo cáo nghiên cứu khả thi đó.
Từ năm 1980, ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà
còn cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng
lồng ghép kinh tế và môi trường. Đây là cách ĐTM tích hợp.
Tình hình phát triển ĐTM ở một số quốc gia trên thế giới:
* Phát triển ĐTM ở Hoa Kỳ: Năm 1969, “Đạo luật môi trường” (National
Envirimental Policy Act, NEPA) đầu tiên của Mỹ ra đời nhằm thiết lập những chính
sách và luật định cho việc bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) ở Mỹ cũng bắt đầu từ thời điểm đó [11, 12].
* Phát triển ĐTM ở Vương quốc Hà Lan: ĐTM đã được thực hiện trong luật
pháp Hà Lan về ngày 01 tháng 9 năm 1987. Các loại dự án yêu cầu lập một ĐTM
tóm tắt trong pháp luật Hà Lan. Việc sử dụng các ngưỡng cho các hoạt động đảm
bảo rằng ĐTM là bắt buộc đối với những hoạt động có thể có tác động đáng kể đến
môi trường. Chính phủ coi ĐTM là công cụ để xem xét các hậu quả đối với môi

trường của các dự án [11, 12].
* ĐTM ở Nhật Bản: Năm 1972, ĐTM được giới thiệu ở Nhật Bản. Tuy nhiên
đến năm 1984, Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các Dự
án và Luật về Đánh giá tác động môi trường được ban hành tháng 6/1997. Nhật Bản
quy định 13 loại hình dự án cần lập ĐTM: đường bộ, chỉnh trị sông, đường sắt, cảng
hàng không, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành
phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổ
chức chuyên dụng [12].
* ĐTM ở Thái Lan: Quy định về ĐTM ở Thái Lan đã được ban hành vào
ngày 14/07/1981 và có hiệu lực từ ngày 27/09/1981. Thái Lan là một trong quốc gia
đầu tiên ở Đông Nam Á phát triển và thực hiện một quy trình đánh giá tác động môi
trường. Quy trình đánh giá tác động môi trường của Thái Lan được thực hiện theo


10

Luật Nâng cao và Bảo vệ Chất lượng Môi trường Quốc gia năm 1992 (NEQA). Các
dự án được sàng lọc theo quy mô và loại, hoặc theo tính chất của các tổ chức Chính
phủ và tư nhân [12].
* ĐTM ở Malaysia: Năm 1974 Chính phủ Malaysia đã ban hành Luật về
chất lượng môi trường (Environmental Quallty.Act). Năm 1987 Luật này được bổ
sung quy định về ĐTM và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/1988. Theo quy định
này, các loại dự án sau đây đều phải có báo cáo ĐTM:
- Nông nghiệp: Cải tạo, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp với diện tích
500 ha trở lên; Phát triển các nông trại từ 500 ha trở lên.
- Sân bay: Xây dựng các sân bay có đường băng 2500 m trở lên; Xây dựng
đường băng trong các vườn quốc gia.
- Thuỷ sản: Xây dựng các cảng cá; Mở rộng cảng.
- Thuỷ lợi: Xây dựng các đập hồ chứa hoặc mở rộng hồ chứa có diện tích
mặt hồ 200 ha trở lên; Dự án có vùng tưới tiêu 5000 ha trở lên.

- Xây dựng đô thị: các dự án phát triển nhà có diện tích 50 ha trở lên.
- Công nghiệp: Hoá chất: các dự án sản xuất có công xuất trên 100 tấn/ngày;
Giấy, bột giấy: các dự án sản xuất trên 50 tấn/ngày.
- Dầu khí: Các dự án phát triển mỏ dầu khí; Xây dựng các cơ sở lọc dầu [11, 12].
* ĐTM ở một số nước khác: Cho đến nay hầu hết các quốc gia ở Châu Âu đã
có quy định ĐTM với nhiều hình thức và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau.
Nhiều nước có quy đinh chung về ĐTM ở cấp quốc gia (Hàn Quốc, Việt Nam, Thái
Lan, Philipin...) nhưng một số nước như Nhật Bản, Úc lại không có quy định chung
về ĐTM cho toàn quốc gia mà lại do chính quyền từng Tỉnh hoặc từng Bang quy
định trong khuôn khổ Luật môi trường quốc gia.
2.3.2. Hoạt động đánh giá tác động môi trường trong nước
Ở nước ta, vào thời điểm hình thành ĐTM chúng ta còn phải tập trung sức
người, sức của cho công cuộc giải phóng đất nước và sau đó là khôi phục, xây dựng
lại những gì đã bị phá huỷ trong chiến tranh. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng
sớm nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và cụ thể là thực hiện ĐTM, điều


11

này đã tạo điều kiện cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này. Đầu những
năm 80 một nhóm nhà khoa học nước ta và đứng đầu là GS. Lê Thạc Cán đã đến
Trung tâm Đông - Tây ở Ha - Oai nước Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách
môi trường nói chung và việc thực hiện ĐTM nói riêng. Sau đó một thời gian với sự
đầu tư của một số tổ chức quốc tế, nhiều khoá học về đánh giá tác động môi trường
đã được mở ra.
Sau năm 1990, Nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi
trường mang mã số kinh tế 02, trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM,
đề tài mang mã số KT 02 - 16 do Giáo sư Lê Thạc Cán chủ trì. Trong khuôn khổ đề
tài này, một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập, đáng chú ý là báo cáo ĐTM của nhà
máy giấy Bãi Bằng và ĐTM công trình thuỷ lợi Thạch Nham. Mặc dù chưa có Luật

Bảo vệ môi trường và các điều luật về ĐTM song nhà nước đã yêu cầu một số dự án
phải có báo cáo ĐTM, chẳng hạn như công trình thuỷ điện Trị An, nhà máy lọc dầu
Thành Tuy Hạ.
Việc biên soạn, thông qua và ban hành Luật Bảo vệ môi trường đã mở ra một
bước ngoặt trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng ở nước
ta. Luật đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào ngày 27/12/1993 và Chủ tịch
nước ra Quyết định công bố số 29L/CTN ngày 10/01/1994. Hơn 20 năm sau đó,
Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ các dự án đang hoạt động và
dự án muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải lập báo cáo ĐTM và trình các
cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Sau khi Luật ra đời, nhiều báo cáo ĐTM đã được thẩm định góp phần giúp
những người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án phát
triển ở Việt Nam. Cùng với việc ban hành Luật, Nhà nước cũng đã ban hành rất
nhiều văn bản pháp luật dưới dạng các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định,
Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện
và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó,


12

ĐTM cho đến nay đã trở thành một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật
của Nhà nước mà tất cả các dự án đều thực hiện.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đông đảo những người
làm công tác ĐTM, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo trong và ngoài nước,
bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm quý báu qua những công trình đã
đánh giá thực tế. Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam cũng còn những vấn đề tồn tại
cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên, có thể nói cho đến nay hệ thống văn bản pháp lý
cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế. Việc

thực hiện ĐTM đã dần đi vào nề nếp và có đóng góp rất đáng kể cho sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước.
Có thể chia quá trình hoạt động của ĐTM ở nước ta thành hai thời kỳ:
* Giai đoạn 1993 đến 2005
Trong thời gian từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993) cho đến
trước khi có Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005), thì việc thực hiện ĐTM ở
Việt Nam được quy định chậm hơn một bước so với thế giới, cụ thể là:
- Giai đoạn lập báo cáo đầu tư (Nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án
để xem dự án loại nào phải thực hiện ĐTM. Sàng lọc dự án dựa theo quy định của
Nhà nước được quy định trong Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày
29/4/1998 của Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;
- Giai đoạn lập dự án đầu tư (Nghiên cứu khả thi): quy định thực hiện đánh
giá tác động môi trường sơ bộ;
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình
thẩm định, phê duyệt;
*Nhận xét: Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã
chậm hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và
bất cập, ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM, cụ thể như sau:
+ Phần lớn các dự án đã thiết kế xong thì mới lập báo cáo ĐTM để trình
thẩm định. Vì thế, nếu trong thẩm định có yêu cầu dự án phải có một số thay đổi


13

hoặc bổ sung biện pháp giảm thiểu, bổ sung thiết kế cho phù hợp với yêu cầu bảo
vệ môi trường thì một số phần trong thiết kế phải làm lại gây chậm trễ thời gian và
tốn kém kinh phí. Điều này khiến cho việc lập báo cáo ĐTM và thẩm định báo cáo
nhiều khi trở thành hình thức vì công trình đã thiết kế xong, rất khó thay đổi.
+ Do không có báo cáo ĐTM tại thời điểm Nhà nước phê duyệt báo cáo

nghiên cứu khả thi và chuẩn bị nguồn vốn cho dự án nên phần lớn các dự án đều
không dự trù được kinh phí cho thực hiện lập báo cáo ĐTM chi tiết cũng như kinh
phí cho các biện pháp giảm thiểu. Vì thế, các kinh phí này phải xin bổ sung sau này
rất khó khăn và chậm trễ.
* Giai đoạn từ 2006 đến nay
Để khắc phục sự bất cập trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có sự
điều chỉnh để việc thực hiện ĐTM trong chu trình dự án ở nước ta cũng gần phù
hợp với trình tự thực hiện của thế giới cụ thể như sau:
- Giai đoạn quy hoạch và lập báo cáo đầu tư: Nhà nước không quy định bắt
buộc có phải sàng lọc môi trường hay ĐTM sơ bộ hay không. Tuy nhiên, chủ dự án
phải dựa vào phân cấp của Nhà nước (Quy định trong Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) để “sàng lọc dự án” xem dự án của
mình có phải lập báo cáo ĐTM và trình thẩm định hay không. Nếu dự án thuộc diện
phải lập báo cáo ĐTM thì phải làm công việc chuẩn bị như lập đề cương ĐTM,
chuẩn bị đội ngũ cho việc lập báo cáo ĐTM ở giai đoạn tiếp sau.
- Giai đoạn lập dự án đầu tư: nếu các dự án qua sàng lọc ở trên thuộc diện
phải lập báo cáo ĐTM, thì giai đoạn này phải tiến hành ĐTM chi tiết cho dự án và
trình thẩm định, phê duyệt.
- Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án phải thực hiện đúng các cam
kết như trong báo cáo ĐTM, đặc biệt là thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác
động tiêu cực trong các giai đoạn thi công, quản lý vận hành cũng như thực hiện
chương trình giám sát môi trường dự án [4]


14

Phần 3:
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các tác động môi trường xảy ra trước, trong và sau khi thực
hiện dự án.
- Các thành phần môi trường tự nhiên: Nước, không khí…
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá tác động môi trường khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho cán
bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm
Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Dự án đầu tư xây dựng khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho
cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 phường Cửa Ông, thành phố Cẩm
Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 23/08/2016 tới ngày 15/11/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án;
- Đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá tác động môi trường khi dự án thi công và đi vào vận hành ;
- Đánh giá các tác động tiêu cực đến môi trường.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng để
lập báo cáo ĐTM dự án mới, Dự án xây dựng khu văn phòng làm việc, nhà ở tập
thể cho cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV 790 phường Cửa Ông, thành
phố Cẩm Phả thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi bao
gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất,


15


điều kiện tự nhiên.
+ Thu thập tài liệu có liên quan đến công tác ĐTM, các văn bản liên quan đến
dự án đầu tư xây dựng khu văn phòng làm việc, nhà ở tập thể cho cán bộ công nhân
viên Công ty TNHH MTV 790 phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả thuộc dự án
khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Bắc Quảng Lợi.
+ Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống
kê đầy đủ các tác động đến môi trường, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt
động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, quá trình dự án đi
vào hoạt động sản xuất.
- Phương pháp dự báo: Phương pháp này do tổ chức Y chức Y tế Thế giới
(WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC
nhằm dự báo khối lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên
cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp kèm theo,
phương pháp cho phép dự báo khối lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn
khi dự án triển khai.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan
truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước, từ đó xác
định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do các
hoạt động của dự án gây ra.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường khí,
tiếng ồn, môi trường nước, tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành đo đạc,
quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so
sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng
môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp
giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án.



16

Phần 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án
4.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí quy hoạch của dự án tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh, nằm bên trái tuyến đường tránh quốc lộ 18A từ Cửa Ông đi Mông
Dương. Vị trí nằm cách hồ BaRa về phía Bắc khoảng 1Km, được giới hạn như sau:
- Giới hạn khu đất quy hoạch:
+ Phía Tây Nam, phía Bắc giáp đồi;
+ Phía Đông Bắc giáp Quốc lộ 18A (đoạn Tránh Cửa Ông);
+ Phía Nam giáp đồi và khu dân cư hiện trạng.
- Quy mô khu đất thiết kế quy hoạch với diện tích: 80.661,1 m2

Hình 4.1 : Sơ đồ vị trí thực hiện dự án


×