Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiên trong dạy học trồng trọt, lâm nghiệp đại cương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN LỆ MAI

TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC
TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN LỆ MAI

TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC
KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC
TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã ngành: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hằng

THÁI NGUYÊN - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Hằng. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả
trong luận văn là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu trong luận văn
này.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hằng - Người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn;
Xin trân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sinh học, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, giáo viên tổ Hóa - Sinh, tổ Lý - Kỹ Thể - Quốc phòng an ninh, học sinh khối 10 năm học 2017 - 2018 trường THPT Gang
Thép, trường THPT Ngô Quyền, trường THPT Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thực nghiệm sư phạm.
Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Mai

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................... 5
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5
9. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dạy học tích hợp và dạy học theo chủ đề ......... 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng DHTH trên thế giới ....................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng DHTH ở Việt Nam ....................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 10

1.2.1. Tích hợp ............................................................................................................ 10
1.2.2. Dạy học tích hợp ............................................................................................... 11
1.2.3. Dạy học theo chủ đề ........................................................................................ 14
1.2.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ................................................. 15
1.3. Cơ sở khoa học của dạy học theo chủ đề tích hợp .............................................. 19
1.4. Mối quan hệ giữa dạy học theo chủ đề tích hợp với việc hình thành và phát triển
năng lực của học sinh ................................................................................................. 21
iii


1.5. Thực trạng dạy học tích hợp tại một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên .......... 22
1.5.1. Mục đích và phương pháp điều tra. .................................................................. 22
1.5.2. Kết quả điều tra ................................................................................................. 22
Chương 2. DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRONG DẠY HỌC TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương ........................... 30
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương .......................... 30
2.1.2. Các kiến thức Khoa học tự nhiên có liên quan đến nội dung Trồng trọt, lâm
nghiệp đại cương ........................................................................................................ 32
2.2. Thiết kế các chủ đề tích hợp các kiến thức Khoa học tự nhiên trong dạy học Trồng
trọt, lâm nghiệp đại cương .......................................................................................... 32
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề tích hợp ................................................................. 32
2.2.2. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp .................................................................... 34
2.3. Lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiên trong nội
dung Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương ...................................................................... 38
2.3.1. Bản kế hoạch (giáo án) dạy học chủ đề tích hợp ............................................. 38
2.3.2. Kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp KHTN trong nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp
đại cương .................................................................................................................... 38
2.4. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp các kiến thức Khoa học tự nhiên trong nội dung
Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương .............................................................................. 48

2.4.1. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp ...................................................... 48
2.4.2. Tổ chức dạy học một số chủ đề tích hợp các kiến thức Khoa học tự nhiên trong
nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương ............................................................... 49
Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
3.1. Mục đích kiểm nghiệm ........................................................................................ 53
3.2. Phương pháp kiểm nghiệm .................................................................................. 53
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 53
3.3.1. Chọn các trường thực nghiệm......................................................................... 53
3.3.2. Chọn các lớp thực nghiệm................................................................................ 53
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 54
iv


3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 54
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 55
3.6.1. Hình ảnh tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp KHTN trong nội dung Trồng
trọt, lâm nghiệp đại cương ......................................................................................... 55
3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67
PHỤ LỤC................................................................................................................... p1

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự

Viết tắt


Chữ viết đầy đủ

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

DHTH

Dạy học tích hợp

4

DHPTNL

Dạy học phát triển năng lực

5

DHTCĐ


Dạy học theo chủ đề

6

ĐC

Đối chứng

7

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

8

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

9

GV

Giáo viên

10

HS


Học sinh

11

KHTN

Khoa học tự nhiên

12

KHXH

Khoa học xã hội

13

NL

Năng lực

14

PPDH

Phương pháp dạy học

15

SGK


Sách giáo khoa

16

TH

Tích hợp

17

THCS

Trung học cơ sở

18

THPT

Trung học phổ thông

19

TN

Thực nghiệm

20

VSV


Vi sinh vật

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng vận dụng DHTH của GV................ 22
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng học tập theo chủ đề tích hợp ở HS.. 26
Bảng 2.1. Những kiến thức KHTN được tích hợp trong nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp
đại cương ....................................................................................................... 32
Bảng 2.2. Các chủ đề tích hợp các kiến thức KHTN trong nội dung Trồng trọt, lâm
nghiệp đại cương ....................................................................................................... 36
Bảng 3.1. Đối tượng tham gia thực nghiệm............................................................... 54
Bảng 3.2. Tần số điểm kiểm tra.................................................................................. 58
Bảng 3.3. Tần suất điểm kiểm tra (%)....................................................................... 58
Bảng 3.4. Tần suất hội tụ tiến (f%↑).......................................................................... 59
Bảng 3.5. Kiểm định

bài kiểm tra của lớp thực nghiệm........................................ 60

Bảng 3.6. Phân tích phương sai điểm kiểm tra........................................................... 61
Bảng 3.7. Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp (%)62
Bảng 3.8. Thái độ của học sinh đối với hoạt động dạy học theo các chủ đề tích hợp
(%) ............................................................................................................................. 63
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện các kỹ năng học tập qua hoạt động dạy học tích hợp... 64

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bốn thành phần năng lực và bốn trụ cột giáo dục của UNESCO............... 17
Hình 1.2. Năng lực cốt lõi của học sinh..................................................................... 17
Hình 1.3. Sáu phẩm chất và mười năng lực của học sinh.......................................... 18
Hình 2.1. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp............................................................ 34
Hình 2.2. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề tích hợp................................................ 48
Hình 2.3. Các hoạt động dạy học chủ đề tích hợp các kiến thức KHTN trong nội dung
Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương ............................................................................. 51
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra.................................................... 59
Hình 3.2. Biểu đồ tần suất hội tụ tiến (f%↑) điểm kiểm tra...................................... 59

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS
Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT không chỉ là đòi hỏi tất yếu của thời đại
mà còn là nhu cầu tự thân của nền giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế [1].
Nghị quyết trung ương số 29-NQ/TW đã xác định đổi mới căn bản toàn diện về
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng
giáo dục. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 28/11/2014, Quốc hội khóa XIII
đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông [12], ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định số 404/QĐ - TTg phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông [13]. Trong định hướng đổi mới đó, nhiều môn học được tích hợp phù hợp
với từng cấp học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn

luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS [3]. Đổi mới đánh
giá giờ dạy GV cũng được thay đổi, tập trung đánh giá tổ chức hoạt động học tập cho
HS. Theo công văn số 5555/BGDĐT - GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT,
đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy
học theo dự án trong các môn học, tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung
bài học [4].
Trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, có
nhiều môn học với tên mới, trong đó nội dung về Công nghệ được bố trí trong môn
Công nghệ và Hướng nghiệp (cấp THCS) và Thiết kế và công nghệ (cấp THPT) [5].
Còn trong chương trình hiện hành, Công nghệ được bố trí thành môn học (ở lớp 7 và
lớp 10). Nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương môn Công nghệ và kiến thức các
môn Vật lý, Hóa học, Sinh học có liên quan, bổ trợ cho nhau. Nếu được chú trọng
DHTH thì sẽ có tác dụng tích cực trong việc phát triển năng lực người học.

1


1.2. Xuất phát từ đặc điểm dạy học tích hợp
DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên
cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó
nhằm hình thành ở HS các NL cần thiết [14].
DHTH dựa vào việc thiết kế chủ đề dạy học và tổ chức dạy học chủ đề đó. Hình
thức dạy học này nhằm tăng cường sự tích hợp kiến thức, tạo cho các kiến thức có
mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kỹ
thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn người học
hơn, rèn luyện cả NL chung và NL chuyên biệt. Trong DHTCĐ tích hợp, những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương
đồng lẫn nhau. Nhờ đó, HS được hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống.

DHTH là một trong những xu hướng dạy học quan trọng và phù hợp với định
hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho người
học. Việc tổ chức DHTH, DHTCĐ, chủ điểm không chỉ tối ưu hóa việc học tập của
HS, tránh sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học mà còn đem lại tinh thần thoải
mái khi học, HS có thêm nhiều cơ hội để thể hiện mình, rèn luyện NL thông qua việc
thực hiện các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn ứng với từng chủ đề tích hợp [2].
1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương
Hiện nay, trong SGK Công nghệ 10 - THPT, nội dung Trồng trọt và lâm nghiệp
đại cương được trình bày trong chương 1, bao gồm các kiến thức như: Giống cây
trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp; sử dụng và bảo vệ đất trồng; sử dụng và sản
xuất phân bón; bảo vệ cây trồng [10]. Mỗi nội dung đều liên quan đến kiến thức các
môn học KHTN. Để HS tiếp thu được kiến thức ở nhiều khía cạnh khác nhau, sâu
chuỗi, hệ thống hóa kiến thức một cách logic và hình thành kỹ năng một cách toàn
diện và đặc biệt phát triển được NL, thì xây dựng các chủ đề DHTH theo hướng phát
triển NL người học là rất phù hợp và cần thiết.
Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình, SGK hiện hành của các môn học ở
trường phổ thông hiện nay đang được tiến hành theo từng bài/tiết. Các nội dung được
phân chia thành những đơn vị kiến thức cụ thể, theo từng bài học và được sắp xếp

2


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×