Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRIỀU DƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả luận văn “Pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam”
xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả.
- Luận văn được thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Triều Dương.
- Những thông tin, số liệu, bản án được trích dẫn trong luận văn đầy đủ,
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
- Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các
luận văn khác.
Xác nhận của GVHD

Tác giả luận văn

TS. Nguyễn Triều Dương

Nguyễn Thị Lan Phương


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học Luật Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Triều Dương đã tận tình hướng dẫn
cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất
nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô Khoa đào tạo Sau đại học - Viện
Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các
bạn học viên./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Thị Lan Phương


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ..................................................8
1.1. Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình .................................8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động giúp việc gia đình ................................8
1.1.1.1. Khái niệm lao động giúp việc gia đình ................................................8
1.1.1.2. Đặc điểm lao động giúp việc gia đình ...............................................10
1.1.1.3. Vai trò của LĐGVGĐ ........................................................................13
1.1.2. Phân loại lao động giúp việc gia đình ....................................................14
1.2. Điều chỉnh của pháp luật về lao động giúp việc gia đình và các biện pháp
bảo vệ lao động giúp việc gia đình .....................................................................17
1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với bảo vệ lao động giúp

việc gia đình ......................................................................................................17
1.2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình .19
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ lao động giúp việc gia đình ................................26
1.2.3.1. Biện pháp kinh tế ...............................................................................26
1.2.3.2. Biện pháp hành chính ........................................................................27
1.2.3.3. Biện pháp tư pháp ..............................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BẢO
VỆ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ......31
2.1. Bảo vệ về việc làm và học nghề ...................................................................31
2.1.1. Thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ việc làm và học nghề ...........31
2.1.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ việc làm và học nghề .... 33
2.2. Bảo vệ về hợp đồng lao động .......................................................................35
2.2.1. Thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ hợp đồng lao động ...............35
2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ hợp đồng lao động.37
2.3. Bảo vệ về những điều kiện tiêu chuẩn lao động ........................................39


2.3.1. Thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ những điều kiện tiêu chuẩn
lao động .............................................................................................................39
2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ những điều kiện tiêu
chuẩn lao động ..................................................................................................42
2.4. Bảo vệ về kỷ luật lao động ...........................................................................44
2.4.1. Thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ kỷ luật lao động ...................44
2.4.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ bảo vệ kỷ luật lao
động ...................................................................................................................45
2.5. Bảo vệ về giải quyết tranh chấp tranh chấp lao động ..............................46
2.5.1. Thực trạng pháp luật lao động về bảo vệ giải quyết tranh chấp lao
động ...................................................................................................................46
2.5.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ giải quyết tranh chấp
lao động .............................................................................................................47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG GIÚP
VIỆC GIA ĐÌNH ....................................................................................................52
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về LĐGVGĐ .......................................................................................52
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về LĐGVGĐ ..................................54
3.2.1. Hoàn thiện quy định thuật ngữ LĐGVGĐ ............................................54
3.2.2. Hoàn thiện quy định về HĐLĐ đối với LĐGVGĐ ................................54
3.2.3. Hoàn thiện quy định về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ .............55
3.2.4. Hoàn thiện quy định về điều kiện sử dụng lao động đối với LĐGVGĐ ... 56
3.2.5. Hoàn thiện quy định về xử phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp lao
động đối với LĐGVGĐ .....................................................................................58
3.2.6. Hoàn thiện các quy định khác ................................................................59
3.3. Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
LĐGVGĐ .............................................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ:

Bộ luật Lao động

GFCD:

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng


ILO:

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization)

GVGĐ:

Giúp việc gia đình

LĐGVGĐ:

Lao động giúp việc gia đình

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
LĐGVGĐ có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn
cầu. Trên thế giới, hiện có khoảng 52,6 triệu LĐGVGĐ và ngày càng gia tăng, nhất
là ở các nước đang phát triển. Vì thế, pháp luật của nhiều nước trên thế giới, từ lâu,
đã rất quan tâm đến lao động này. Đặc biệt, năm 2011, ILO đã ban hành Công ước
số 189 về việc làm bền vững đối với LĐGVGĐ, trong đó quy định cụ thể về khái
niệm LĐGVGĐ cũng như quyền, nghĩa vụ của LĐGVGĐ, chủ sử dụng LĐGVGĐ
nhằm bảo đảm tốt hơn việc làm cũng như thu nhập cho LĐGVGĐ.

Ở Việt Nam, LĐGVGĐ đã tồn tại từ rất sớm trong đời sống xã hội. Tuy nhiên,
ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì quan niệm về LĐGVGĐ khác nhau. Trong
nền kinh tế thị trường, với tư cách là hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị
pháp luật cấm nên LĐGVGĐ được thừa nhận và quy định trong BLLĐ năm 1994.
Nhằm phù hợp hơn với thực tế đời sống, BLLĐ năm 2012 đã dành một mục
(mục 5 Chương 11) gồm 5 điều quy định cụ thể về LĐGVGĐ. Ngày 7/4/2014,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều luật này của BLLĐ. Đồng thời, để bảo đảm cho các quy định này được thực
thi có hiệu quả trên thực tế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã ban hành Thông
tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số
27/2014/NĐ-CP.
Có thể thấy rằng, các quy định về LĐGVGĐ của BLLĐ năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn là điểm mới và là bước ngoặt quan trọng tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ
việc làm, thu nhập và các quyền lợi khác cho LĐGVGĐ, tạo sự bình đẳng giữa
những NLĐ trong thực hiện quyền tự do việc làm và bảo đảm thu nhập, ổn định đời
sống. Song, qua 4 năm thực hiện, quy định về LĐGVGĐ của BLLĐ năm 2012 cũng
dần bộc lộ một số vấn đề bất cập như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
LĐGVGĐ sống cùng gia đình NSDLĐ chưa phù hợp, việc áp dụng mức lương tối
thiểu vùng làm căn cứ trả lương cho LĐGVGĐ là không hợp lý, chưa quy định về
đào tạo nghề cho LĐGVGĐ, chưa quy định các hành vi xúc phạm nhân phẩm, thân
thể, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục,... bị xử phạt vi phạm hành chính, mức
xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật LĐGVGĐ còn thấp, chưa đủ nghiêm
khắc và có tính răn đe, v.v...
1


Từ bất cập này đã dẫn đến tình trạng các bên nhất là chủ gia đình không tuân
thủ pháp luật, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của LĐGVGĐ. Đó là không
trả lương đầy đủ cho LĐGVGĐ, yêu cầu LĐGVGĐ làm việc cả ngày và đêm không
được trả tiền lương làm thêm giờ, làm đêm, không được nghỉ hằng tuần, hằng năm...

Nhiều trường hợp LĐGVGĐ bị đánh đập dã man, bị bỏ đói, bị quấy rối tình dục...
Ngược lại, tình trạng LĐGVGĐ vi phạm pháp luật như bạo hành thành viên trong
hộ gia đình, trộm cắp tài sản của chủ nhà,... cũng xảy ra phổ biến. Trong khi đó,
LĐGVGĐ không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Dự
báo và Thông tin thị trường lao động quốc gia, số lượng LĐGVGĐ trong năm 2015
tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động). Dự báo đến
năm 2020, ở Việt Nam sẽ có khoảng 350.000 lao động giúp việc.
Ngoài ra, trong xu hướng chung của pháp luật quốc tế cũng như yêu cầu đặt ra
của pháp luật lao động trong bối cảnh hội nhập, cần thiết phải bảo đảm quyền lợi
các bên trong quan hệ LĐGVGĐ, nhất là bảo đảm vị thế và việc làm bền vững cho
LĐGVGĐ.
Xuất phát từ vai trò của LĐGVGĐ, thực tiễn pháp luật và thực tiễn trong quá
trình tố tụng, việc nghiên cứu về chế định LĐGVGĐ là nhu cầu cần thiết. Trong những
quy định của pháp luật hầu như các văn bản quy định về LĐGVGĐ còn hạn chế. Trước
thực trạng trên, pháp luật cần thiết phải có các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của LĐGVGĐ để họ có thể bình đẳng như những NLĐ nói chung. Để nghiên
cứu rõ hơn về vấn đề LĐGVGĐ, tác giả luận văn chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” từ lý luận đến thực tiễn để nghiên cứu và
hoàn thiện hơn các quy định về LĐGVGĐ.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về LĐGVGĐ. Cụ thể:
- Nghiên cứu các vấn đề mang tính pháp lý về bảo vệ LĐGVGĐ;
- Tìm hiểu về thực trạng bảo vệ LĐGVGĐ trên thực tế hiện nay;
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ
LĐGVGĐ;
- Đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về bảo vệ LĐGVGĐ trên thực tế.
2



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
LĐGVGĐ là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau
như: xã hội học, tâm lý học, gia đình học, kinh tế học, luật học… Tuy nhiên, trong
khuôn khổ nội dung luận văn, đề tài nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi
pháp luật lao động. Cụ thể, đề tài nghiên cứu pháp luật LĐGVGĐ theo quy định của
BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 27/2014/NĐ-CP, Thông tư
số 19/2014/TT-BLĐTBXH), cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật LĐGVGĐ ở Việt
Nam thông qua các số liệu được công bố của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
“Bảo vệ” LĐGVGĐ hiểu một cách cụ thể đó là bảo đảm quyền của LĐGVGĐ được
thực thi, tránh khỏi sự xâm phạm của chủ sử dụng lao động trên thực tế.
Để làm rõ các vấn đề lý luận, cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật LĐGVGĐ, nhằm đưa ra ý
kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập quy định về LĐGVGĐ để phù hợp hơn
với thực tế sử dụng LĐGVGĐ hiện nay, đề tài còn đi sâu nghiên cứu quy định của
ILO và pháp luật một số quốc gia trên thế giới về LĐGVGĐ.
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài không nghiên cứu thực
trạng pháp luật và thực tiễn đưa người Việt Nam đi giúp việc gia đình ở nước ngoài.
Bởi đối tượng này thực hiện công việc giúp việc gia đình ở nước ngoài và do luật
lao động nước sở tại điều chỉnh.
LĐGVGĐ có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn
này, tác giả chỉ nghiên cứu LĐGVGĐ dưới góc độ pháp luật lao động. Cụ thể việc
nghiên cứu chỉ tập trung vào: Một số vấn đề lý luận về LĐGVGĐ; Thực trạng pháp
luật về bảo vệ LĐGVGĐ; Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ LĐGVGĐ ở Việt
Nam hiện nay. Trong những năm vừa qua, LĐGVGĐ thường tập trung ở các thành
phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh,... Do đó trong luận văn này, tác giả chỉ tập
trung vào thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ LĐGVGĐ ở Việt Nam hiện nay
và đơn cử là trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lê-nin, gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chế định LĐGVGĐ
trong pháp luật Lao động.
3


Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp
phân loại pháp lý, so sánh pháp luật, phân tích quy phạm, mô hình hóa và điển hình
hóa các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích lịch sử, phân tích quan điểm, quan niệm,
hệ thống hóa, thống kê, điều tra xã hội học. Phương pháp phân loại pháp lý được sử
dụng để xác định vấn đề cần làm rõ thuộc điều chỉnh của ngành luật nào, chế định nào
được sử dụng để xác minh tính đúng đắn của vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu.
Phương pháp phân tích lịch sử, so sánh pháp luật được sử dụng trong nghiên
cứu đề tài. Bởi lẽ, chế định LĐGVGĐ, phải được đặt trong mối liên hệ với lịch sử,
với các quan điểm khác nhau, so sánh với pháp luật mỗi quốc gia, để nhận thấy
những giá trị đích thực của các quy phạm điều chỉnh về vấn đề LĐGVGĐ.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về LĐGVGĐ nhưng chủ
yếu là nghiên cứu dưới góc độ xã hội. Đó là sách: “Một số loại hình giúp việc
gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý” của TS Ngô Thị Ngọc
Anh, Nxb Lao động - xã hội, năm 2010. Các bài viết đăng trên các tạp chí:
“Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và thái độ của cộng đồng” của đồng tác
giả Phạm Thị Huệ và Lê Việt Nga đăng trên Tạp chí Nghiên cứu gia đình và
giới số 6/2008; “Một số vấn đề xã hội của LĐGVGĐ ở đô thị hiện nay” của tác
giả Trần Thị Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 2/2011.
Các bài viết trên các website: Lâm Vũ: “Sức khỏe người giúp việc gia đình ít
được quan tâm”, nguồn: truy cập ngày 12/9/2016; TS
Ngô Thị Ngọc Oanh: “Những bất cập trong quản lý LĐGVGĐ”, nguồn:
http://www,nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_chuyende?item/203
45202.html, truy cập ngày 5/3/2017; Quỳnh Chi, Hội thảo “Tiêu chuẩn năng

lực nghề giúp việc gia đình: Năm 2020 sẽ có 350.000 người giúp việc gia đình”,
Nguồn: truy cập ngày 5/3/2017… Hai Bình: “7,1%
LĐGVGĐ là trẻ em”, nguồn: truy cập ngày 10/10/2016;
Ở góc độ pháp luật, trong quá trình tiến hành các dự thảo sửa đổi BLLĐ năm
2012, việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
4


luật về LĐGVGĐ luôn được các cơ quan, ban ngành liên quan quan tâm. Vì lẽ này
nên có một số tài liệu, báo cáo, hội thảo khoa học có nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Đó là: “Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài” năm 2010
của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Nxb Lao động - xã hội. Các báo cáo:
“Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan
đến LĐGVGĐ” năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển
cộng đồng; “Báo cáo tóm tắt tổng quan tình hình LĐGVGĐ tại Việt Nam từ năm
2007 đến 2013” năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển
cộng đồng. Hội thảo: “Tham vấn LĐGVGĐ: nhận diện và định hướng chính sách”
năm 2010 của Liên hợp quốc - Quỹ hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên
kỷ - Bộ Lao động, thương binh và xã hội; Hội thảo: “Cuộc họp tham vấn quốc gia
về việc làm bền vững cho những NLĐ giúp việc gia đình” năm 2010 của Văn
phòng ILO và Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí. Đó là bài viết: “Vấn đề
trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố lớn” của tác giả Chu Mạnh Hùng
đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2005; Bài viết: “Pháp luật về lao động là người
giúp việc gia đình và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Đào Mộng Điệp đăng trên
Tạp chí Luật học số 12/2014; Bài viết: “Quản lý nhà nước về LĐGVGĐ - Từ pháp
luật đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Đào Mộng Điệp và Trương Thanh Khôi
đăng trên Tạp chí Luật học số 1/2017. Những bài viết này, với mục đích nghiên cứu
riêng, có đề cập đến một số nội dung về pháp luật LĐGVGĐ, song chưa đề cập đầy
đủ các vấn đề lý luận cũng như nghiên cứu toàn diện về thực trạng pháp luật và tiễn

thực hiện pháp luật về LĐGVGĐ ở Việt Nam.
Ngoài tạp chí, còn có các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về LĐGVGĐ. Đó là
luận văn với đề tài: “Thực trạng lao động là người giúp việc gia đình ở Việt Nam và
một số kiến nghị” của học viên Nguyễn Thị Lam, Trường Đại học Luật Hà Nội, bảo
vệ năm 2013; Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Lao động là người giúp việc gia đình theo
BLLĐ năm 2012” của học viên Nguyễn Hữu Long, Học viện khoa học xã hội Việt
Nam, bảo vệ năm 2014. Có thể thấy rằng, hai công trình này đã nghiên cứu một số
vấn đề lý luận, cũng như quy định của BLLĐ năm 2012 về LĐGVGĐ và đưa ra một
số kiến nghị hoàn thiện pháp luật LĐGVGĐ. Song, do những luận văn này viết và

5


bảo vệ trong thời điểm chưa có văn bản hướng dẫn các quy định trong BLLĐ năm
2012, nên một số nội dung của pháp luật hiện hành chưa được nghiên cứu thỏa đáng.
Các công trình nghiên cứu nói trên tác giả đã nghiên cứu các vấn đề về
LĐGVGĐ ở nhiều góc độ khác nhau. Đây là những nguồn tài liệu quý giá phục vụ
cho những công trình nghiên cứu về LĐGVGĐ trong hiện tại và cả tương lai. Tuy
nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về góc độ pháp luật về bảo vệ
LĐGVGĐ, thực tiễn thực hiện pháp luật cũng như đưa ra những kiến nghị để hoàn
thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ LĐGVGĐ. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình ở
Việt Nam” cũng trở nên hết sức cần thiết.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình ở Việt
Nam” có ý nghĩa trên hai phương diện: khoa học và thực tiễn. Về mặt khoa học: Kết
quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về lao động
giúp việc gia đình. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của luận văn
về thực trạng pháp luật về bảo vệ LĐGVGĐ và thực tiễn thực hiện pháp luật sẽ giúp
các cơ quan lập pháp có thêm nguồn tư liệu cho công tác hoàn thiện pháp luật. Đồng

thời kết quả nghiên cứu đề tài cũng là tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và học
tập của sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành luật nói riêng.
Cụ thể, việc nghiên cứu đề tài mang lại những kết quả và những đóng góp
mới cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về LĐGVGĐ. Cụ thể là làm
mới hơn khái niệm LĐGVGĐ, khái niệm pháp luật về LĐGVGĐ; luận giải vai trò
LĐGVGĐ cũng như tìm hiểu các loại LĐGVGĐ; khái quát các nguyên tắc điều
chỉnh, nội dung điều chỉnh LĐGVGĐ từ quy định của pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng quy định của BLLĐ năm 2012 và
các văn bản hướng dẫn về LĐGVGĐ và thực tiễn thực hiện trong các lĩnh vực:
HĐLĐ, điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động đối với LĐGVGĐ, xử lý vi
phạm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực LĐGVGĐ. Chỉ ra những điểm bất cập

6


trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật LĐGVGĐ ở Việt Nam
những năm gần đây.
- Đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLLĐ năm
2012 về LĐGVGĐ và đưa ra được một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật LĐGVGĐ ở Việt Nam hiện nay. Các kiến nghị có giá trị tham khảo
đối với những nhà hoạch định chính sách, pháp luật, cũng như những nhà nghiên
cứu và thực thi các quy định của pháp luật về LĐGVGĐ.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn với đề tài: “Pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình ở Việt
Nam”, thuộc chuyên ngành luật Lao động, được kết cấu bởi ba chương ngoài Lời mở
đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Ba chương của luận văn bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình và sự điều
chỉnh của pháp luật về lao động giúp việc gia đình.

Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bảo vệ lao động giúp
việc gia đình và thực tiễn thực hiện.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về bảo vệ lao động giúp việc gia đình.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
1.1. Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động giúp việc gia đình
1.1.1.1. Khái niệm lao động giúp việc gia đình
Trên bình diện pháp luật quốc tế, loại hình LĐGVGĐ đã tồn tại từ rất lâu,
tuy nhiên trước đây, loại hình lao động này chưa được xã hội thừa nhận là một nghề
và đứng ở vị thế thấp kém trong xã hội. Khi nền kinh tế thị trường phát triển,
LĐGVGĐ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong xã hội nói chung và với NSDLĐ
nói riêng.
Theo thống kê của ILO, tính trong năm 2010 trên thế giới có 52,6 triệu người
làm nghề GVGĐ, tăng 19 triệu lao động từ giữa thập kỷ 90 đến năm 2010 [24].
LĐGVGĐ hiện nay ngày càng phát triển và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lực lượng
lao động của mỗi quốc gia trên thế giới. Như vậy có thể thấy số lượng LĐGVGĐ trên
thế giới rất đông đảo, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
về LĐGVGĐ. Trong thị trường lao động, LĐGVGĐ vẫn bị đánh giá thấp và pháp
luật lao động điều chỉnh về loại hình lao động này chưa thực sự cụ thể.
Là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc về vấn đề lao động - ILO
nhận thấy công việc GVGĐ cũng là một loại hình công việc gắn với các đặc điểm,
điều kiện làm việc chung giống các loại hình công việc khác trong xã hội. Ngoài ra,
công việc này còn có một số đặc thù, điều kiện làm việc riêng biệt cần phải được bổ

sung các tiêu chuẩn lao động sao cho LĐGVGĐ được hưởng các quyền và lợi ích
hợp pháp một các đầy đủ. Chính vì vậy ngày 16/6/2011, ILO đã thông qua Công
ước Số 189 về “Việc làm bền vững cho LĐGVGĐ” tại Geneva, Thụy Sĩ tại Hội
nghị thường niên lần thứ 100. Có thể nói, đây là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên về
vấn đề bảo vệ LĐGVGĐ. Theo Công ước này: “LĐGVGĐ là bất cứ người nào
được thuê để làm công việc GVGĐ trong mối quan hệ thuê mướn” 1 (Điều 1(b)
Công ước Số 189).
1

Article 1
(b) the term domestic worker means any person engaged in domestic work within an employment
relationship;

8


Như vậy, LĐGVGĐ trước hết phải là người thực hiện công việc gia đình,
“công việc GVGĐ nghĩa là công việc được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia
đình hoặc các hộ gia đình”2 (Điều 1(a) Công ước Số 189), theo đó các công việc
này có thể là: Chăm sóc trẻ em; Chăm sóc người bị ốm đau, bị khuyết tật thể xác
hoặc tinh thần hoặc suy yếu do tuổi già; Quét dọn, lau chùi, giặt giũ;… Đây đều là
những công việc mang tính chất nhẹ nhàng, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bất
cứ hộ gia đình nào. Một hộ gia đình có thể thuê một hay nhiều LĐGVGĐ và một
LĐGVGĐ cũng có thể làm cho một hoặc nhiều hộ gia đình khác nhau. Một đặc
trưng quan trọng đối với LĐGVGĐ đó là LĐGVGĐ phải thực hiện công việc một
cách thường xuyên và mang tính nghề nghiệp, “một người thực hiện công việc gia
đình một cách thất thường hoặc không thường xuyên và không mang tính nghề
nghiệp không phải là một NLĐ gia đình”3 (Điều 1(c) Công ước Số 189).
Định nghĩa của ILO về LĐGVGĐ chỉ áp dụng cho các quốc gia là thành viên
ILO đã phê chuẩn Công ước số 189. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới có thể

dựa trên cơ sở định nghĩa của ILO để áp dụng các cách tiếp cận chính sách và pháp
luật khác nhau để điều chỉnh đối với LĐGVGĐ. Công ước số 189 về LĐGVGĐ đã
đánh dấu sự thiết lập các tiêu chuẩn trong mối quan hệ lao động đối với LĐGVGĐ,
khẳng định vị thế của LĐGVGĐ cũng giống như những NLĐ khác, họ cũng được
tôn trọng và bảo vệ theo nguyên tắc, quyền lợi cơ bản tại nơi làm việc. Công ước
đưa ra khuôn khổ các tiêu chuẩn cơ bản tối thiểu về: Điều kiện làm việc, thời gian
làm việc, tiền lương, an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp; Những quy định về
hoạt động của công ty môi giới việc làm tư nhân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại;
Cảnh báo về các nhóm gặp nhiều nguy cơ rủi ro (như GVGĐ là trẻ em, GVGĐ sống
cùng chủ hộ,…).
Trên bình diện pháp luật lao động Việt Nam, loại hình lao động GVGĐ cũng
tồn tại từ rất lâu với những tên gọi khác nhau như con sen, con ở, gia nô,… Những
tên gọi này được sử dụng ở các thời kỳ phong kiến, phong kiến nửa thực dân,…, khi
những người nghèo, những nô lệ bán mình cho những người giàu, quan lại khá giả
làm không công chỉ để được nuôi ăn, nuôi ở, họ không có vị thế trong xã hội. Khi
2

Article 1
(a) the term domestic work means work performed in or for a household or households;
3
Article 1
(c) a person who performs domestic work only occasionally or sporadically and not on an occupational basis
is not a domestic worker.

9


nước ta mở cửa hội nhập nền kinh tế thị trường, loại hình LĐGVGĐ mới có cơ hội
phát triển, tồn tại phổ biến hơn. Tuy nhiên ở giai đoạn đó, LĐGVGĐ vẫn chưa có
một khái niệm cụ thể, mặc dù BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,

2007) đã đưa LĐGVGĐ vào “Một số loại lao động khác” nhưng chỉ quy định “vỏn
vẹn” trong Điều 139. Do đó, khi xã hội ngày càng phát triển loại hình LĐGVGĐ
cũng ngày càng phổ biến hơn, tuy nhiên những người LĐGVGĐ vẫn ở thế yếu
trong xã hội.
Cho đến khi BLLĐ năm 2012 ra đời, mở ra một bước ngoặt lớn cho vị thế
của LĐGVGĐ. Lao động giúp việc gia đình được định nghĩa tại khoản 1 Điều 179
BLLĐ năm 2012, theo đó: “Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động
làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.”.
Trước đây, Việt Nam đã từng là thành viên của ILO, tuy nhiên sau khi thống
nhất đất nước năm 1982 Việt Nam đã rút khỏi ILO. Năm 1992, Việt Nam tái gia
nhập ILO, từ khi gia nhập trở lại Việt Nam đã phê chuẩn 21 trong tổng số 189 Công
ước của ILO. Bên cạnh việc xem xét để phê chuẩn các Công ước khác của ILO,
Việt Nam đã tham vấn hướng dẫn kỹ thuật của ILO về cách nhìn nhận tốt nhất và
gợi ý những hướng đi nhằm cải cách luật pháp quốc gia phù hợp với tình hình lao
động trong nước cũng như phù hợp với nội dung của những công ước và khuyến
nghị của ILO. Với Công ước số 189 của ILO, ngày 23/11/2015, Thủ tướng Chính
phủ đã ra phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt
Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II của Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc (Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-Ttg4).
Theo đó, Việt Nam chấp thuận khuyến nghị với nội dung xem xét phê chuẩn
Công ước của ILO cơ bản khác còn chưa phê chuẩn như Công ước số 189 của ILO
về NLĐ trong gia đình. Mặc dù Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước số 189 của
ILO nhưng với định nghĩa LĐGVGĐ trong BLLĐ năm 2012, có thể thấy pháp luật
lao động Việt Nam quy định tương đối phù hợp với quan điểm của ILO.
1.1.1.2. Đặc điểm lao động giúp việc gia đình
- LĐGVGĐ là người làm các công việc gia đình một cách thường xuyên
trong hộ gia đình.
4

Quyết định số 2057/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 11 năm 2015 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể triển khai

thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Sau đây được gọi tắt là Quyết định số 2057/QĐ-Ttg).

10


Trước hết, các công việc mà LĐGVGĐ thực hiện phải diễn ra trong hộ gia
đình. Tùy vào tình hình kinh tế - xã hội, chính sách điều chỉnh pháp luật đối với
LĐGVGĐ mà mỗi quốc gia lại có những quy định riêng biệt đối với các vấn đề về
LĐGVGĐ. Ở Mỹ (Hạt Montgomery thuộc Bang Maryland) định nghĩa công việc
GVGĐ với tên gọi là “dịch vụ trong nhà” và theo Dự luật số 208 có quy định mở
rộng đối với công việc GVGĐ “chủ yếu được thực hiện trong một ngôi nhà”. Nghị
định Hoàng gia của Tây Ban Nha quy định công việc LĐGVGĐ có thể được thực
hiện cả trong và cho hộ gia đình [17]. Như vậy, có thể thấy mặc dù pháp luật các
quốc gia quy định khác nhau về tên gọi LĐGVGĐ nhưng về bản chất LĐGVGĐ
vẫn cùng một đặc điểm cơ bản đó là công việc LĐGVGĐ được thực hiện trong hộ
gia đình.
Pháp luật mỗi quốc gia có thể quy định khác nhau về công việc mà
LĐGVGĐ thực hiện trong hộ gia đình. Theo Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề
(ISCO) (do ILO điều hành) cũng có quy định về công việc LĐGVGĐ. Ở Mỹ, trong
Quy chế tiền lương của bang California đưa ra những ví dụ về “những nghề trong
hộ gia đình” như: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, bảo mẫu, chăm sóc bệnh nhân, v.v...
Đạo luật về việc làm số 265 năm 1955 của Malaysia đưa ra định nghĩa về
LĐGVGĐ (“domestic servant”), theo đó “Họ có thể là người nấu cơm, lau dọn nhà
cửa, quản gia, chăm sóc trẻ, làm vườn, giặt giũ, bảo vệ, lái xe hoặc là rửa xe của
gia đình đó”. [17; tr.7]
Ngoài ra, LĐGVGĐ phải làm các công việc trong gia đình một cách thường
xuyên. Làm thường xuyên các công việc gia đình được hiểu là các công việc mà
NLĐ và chủ hộ gia đình thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động được
LĐGVGĐ thực hiện lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định, có thể là

hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng (tùy theo thỏa thuận giữa NLĐ và
chủ hộ gia đình khi ký kết hợp đồng lao động).
Tùy thuộc vào loại LĐGVGĐ dẫn đến sự khác nhau tính chất thường xuyên
của công việc. Đối với lao động làm việc toàn thời gian, đa số họ đều sống cùng với
hộ gia đình thuê giúp việc, do đó họ phải làm các công việc gia đình hằng giờ, hằng
ngày. Còn đối với những lao động giúp việc bán thời gian, tùy thuộc vào nhu cầu
thuê giúp việc của từng hộ gia đình, NLĐ có thể làm việc mỗi ngày mấy tiếng hoặc
một tuần mấy buổi,...cho nên tính chất thường xuyên làm các công việc gia đình của
họ khác hơn so với những lao động làm việc sống cùng hộ gia đình.
11


- Hoạt động của LĐGVGĐ không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra lợi nhuận
cho NSDLĐ (hộ gia đình thuê lao động giúp việc).
Một tiêu chí quan trọng đối với LĐGVGĐ mà pháp luật các quốc gia đều có
xu hướng ghi nhận, đó là bản chất không sinh lời của công việc GVGĐ. Trong quy
định pháp luật của một số quốc gia, khi quy định về các công việc LĐGVGĐ thực
hiện thường có xu hướng loại bỏ các công việc hỗ trợ liên quan đến hoạt động
thương mại, trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ
gia đình mà có thể được thực hiện trong nhà của hộ gia đình. Tại Guatemala: Điều
161 của BLLĐ quy định định nghĩa LĐGVGĐ đã loại những công việc đem lại lợi
nhuận hoặc vì mục đích kinh doanh của NSDLĐ; Điều 2 của Đạo luật về NLĐ
trong Hộ gia đình và Điều 1 trong Quy chế đính kèm khi định nghĩa về LĐGVGĐ
cũng đã loại trừ công việc đem lại lợi nhuận hoặc vì mục đích kinh doanh của
NSDLĐ hoặc gia đình của NSDLĐ.
Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia quy định về công việc LĐGVGĐ là
những công việc có tạo ra lợi ích kinh tế cho NSDLĐ. Như ở Uruguay, Điều 1 của
Đạo luật No. 18.065 ngày 15/11/2006 quy định những tiêu chuẩn về LĐGVGĐ theo
hướng tập trung vào các nhiệm vụ dẫn đến “lợi ích kinh tế trực tiếp” của NSDLĐ
[17; tr.7]. Pháp luật lao động Việt Nam đi theo xu hướng phù hợp với tinh thần của

ILO, theo đó các công việc trong gia đình phải “không liên quan đến hoạt động
thương mại” (Khoản 1 Điều 179 BLLĐ 2012).
- LĐGVGĐ có thể làm việc trong một hoặc nhiều hộ gia đình.
Một NLĐ có thể làm GVGĐ cho một hoặc nhiều hộ gia đình và một hộ gia
đình cũng có thể thuê mướn, sử dụng nhiều LĐGVGĐ. Việc một người LĐGVGĐ
chỉ làm cho một hộ gia đình thường đối với những trường hợp NLĐ làm việc và
sống tại gia đình NSDLĐ. Với trường hợp này, chủ hộ gia đình có thể do nhiều
nguyên nhân như muốn có người chăm sóc con cái, người già đau yếu,... nên có nhu
cầu thuê LĐGVGĐ phải sống cùng gia đình. Khi LĐGVGĐ sống cùng với gia đình,
họ có thể được coi như thành viên tạm thời trong hộ gia đình, vì vậy việc LĐGVGĐ
muốn làm cho nhiều hộ gia đình là khó có thể xảy ra. Đối với LĐGVGĐ không
sống tại gia đình NSDLĐ thì đa số thời gian làm việc của họ có thể là vài tiếng trên
một ngày. Do đó, họ có thể sắp xếp thời gian để làm cho nhiều hộ gia đình nhằm
kiếm thêm thu nhập.
12


- LĐGVGĐ chủ yếu là phụ nữ và có trình độ học vấn thấp.
Do tính chất công việc gia đình là những công việc phục vụ cho đời sống
sinh hoạt hằng ngày của hộ gia đình, với quan niệm từ thời xa xưa, phụ nữ với thiên
chức vun đắp xây dựng tổ ấm cho gia đình, có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống
gia đình. Bởi vậy, các công việc trong gia đình là những công việc được coi là dành
cho phụ nữ. Chính vì vậy, trong lực lượng LĐGVGĐ hiện nay có khoảng 53 triệu
người làm nghề GVGĐ thì phụ nữ chiếm 83% [22].
1.1.1.3. Vai trò của LĐGVGĐ
Thứ nhất, vai trò đối với chính LĐGVGĐ.
Do LĐGVGĐ hầu hết là nữ, trong đó chủ yếu là trẻ em gái hoặc nữ giới ở độ
tuổi trung niên, trình độ học vấn thấp… nên cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, lâu
dài là khá khó khăn. Bởi vậy, tham gia LĐGVGĐ, NLĐ tăng cơ hội có việc làm
hợp pháp, ổn định. Khi đã có việc làm, NLĐ tăng cơ hội có nguồn thu nhập ổn định,

lâu dài. Hơn nữa, khi sống cùng gia đình NSDLĐ, NLĐ còn tiết kiệm được các
khoản chi phí thuê nhà, điện, nước, sinh hoạt cá nhân, ăn uống hằng ngày.
Từ việc ổn định thu nhập, LĐGVGĐ sẽ có điều kiện để chăm lo kinh tế cho
gia đình mình, bảo đảm chi tiêu và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho các thành viên của gia đình cũng như đóng góp cho các hoạt động xã hội ở địa
phương. Ngoài ra, thu nhập từ giúp việc gia đình còn góp phần tạo dựng lợi ích lâu
dài cho NLĐ, là nguồn tiết kiệm, tích lũy phòng khi có rủi ro xảy ra hoặc bảo đảm
đời sống khi họ hết khả năng lao động.
Thứ hai, vai trò đối với NSDLĐ sử dụng LĐGVGĐ.
Hộ gia đình thuê mướn lao động giúp việc thông thường là hộ gia đình có
điều kiện về kinh tế, song do công việc mà các thành viên không có thời gian làm
việc nhà, nhất là khi gia đình có người cần chăm sóc như trẻ em dưới 3 tuổi, người
già, người ốm… Vì vậy, khi sử dụng LĐGVGĐ, các thành viên trong hộ gia đình
được hỗ trợ đáng kể nhu cầu san sẻ áp lực đối với công việc gia đình, từ đó tạo điều
kiện để họ chuyên tâm với công việc chuyên môn, làm ra thu nhập cao hơn.
Mặt khác, do công việc bận rộn, các thành viên trong hộ gia đình không có
điều kiện để chăm sóc tốt cho nhau, trong khi đó các dịch vụ xã hội (nhà trẻ, trường
mầm non, dịch vụ chăm sóc người bệnh, người già, dịch vụ lau dọn nhà cửa…)
chưa bảo đảm và còn nhiều bất cập, thì sử dụng LĐGVGĐ được coi là giải pháp
13


hữu hiệu tạo cơ hội được chăm sóc, quan tâm cho các thành viên trong gia đình,
nhất là trẻ em, người già, người bệnh.
Thứ ba, vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc thừa nhận LĐGVGĐ đã tạo cơ hội cho NLĐ, chủ yếu là nữ giới ở khu
vực nông thôn có cơ hội tìm việc làm phù hợp, giúp họ thoát khỏi tình trạng đói
nghèo. Với mức thu nhập ổn định từ mức lương tối thiểu trở lên, LĐGVGĐ mang
lại giá trị kinh tế nhất định cho bản thân họ và gia đình. Cùng với đó, NSDLĐ có
trình độ cao sẽ có thời gian, sức khỏe để tăng thu nhập cao hơn, từ đó tạo điều kiện

bảo đảm ổn định, lâu dài cho thu nhập của LĐGVGĐ.
Khi thu nhập của LĐGVGĐ và thu nhập của NSDLĐ ổn định và tăng cao, sẽ
góp phần quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình,
nói rộng ra là cho các thành viên trong xã hội. Đây cũng chính là các điều kiện để
bảo đảm và thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước theo
hướng ổn định, công bằng và văn minh.
Như vậy, có thể thấy hiện nay LĐGVGĐ đã được bảo vệ bởi pháp luật các
quốc gia trên thế giới nói chung và pháp luật Lao động Việt Nam nói riêng. Mặc dù
pháp luật của mỗi quốc gia có thể khác nhau về nội dung và bản chất nhưng về cơ
bản thông qua hệ thống pháp luật đó, quyền và lợi ích tối thiểu của LĐGVGĐ đã
được bảo vệ và nâng cao.
1.1.2. Phân loại lao động giúp việc gia đình
*Theo thời gian làm việc
Xét theo thời gian làm việc, LĐGVGĐ có thể được phân thành: i) LĐGVGĐ
làm việc toàn thời gian; ii) LĐGVGĐ làm việc bán thời gian.
- LĐGVGĐ làm việc toàn thời gian
Toàn thời gian ở đây không có nghĩa là NLĐ phải làm việc không ngừng
nghỉ suốt trong một ngày (24/24 giờ), công việc của họ có thể theo giờ, theo công
việc mà chủ hộ gia đình giao,... Thời gian làm việc của NLĐ được thỏa thuận với
chủ hộ gia đình và được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Hơn nữa, pháp luật còn
quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi tối thiểu đối với LĐGVGĐ, do đó
làm việc toàn thời gian ở đây không có nghĩa là NLĐ không được nghỉ ngơi. Tuy
nhiên, đối với loại hình giúp việc toàn thời gian, đa số LĐGVGĐ đều sống tại gia
đình NSDLĐ và thực tế cho thấy thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của
14


LĐGVGĐ không được xác định rõ ràng. Có trường hợp khi LĐGVGĐ đang trong
thời gian nghỉ ngơi đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng, nhưng gia đình có thể
phát sinh những việc đột xuất và có thể nhờ vả đến LĐGVGĐ, xuất phát từ nhiều lý

do (như tâm lý “chủ nhà – người ở”,...) mà nhiều khi LĐGVGĐ không thể từ chối
việc nhờ vả của các thành viên trong gia đình NSDLĐ.
- LĐGVGĐ làm việc bán thời gian
Đối với LĐGVGĐ bán thời gian, tùy thuộc vào nhu cầu thuê LĐGVGĐ của
hộ gia đình mà LĐGVGĐ và chủ hộ thỏa thuận thời gian làm việc. Có thể là một
buổi trong một ngày, vài buổi trong một tuần hay thậm chí chỉ một buổi trong một
tuần. Một số hộ gia đình thuê LĐGVGĐ bán thời gian để làm các công việc như
dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, đưa đón trẻ, giặt giũ quần áo,... Ở những hộ gia đình này
có đặc điểm là đa phần các thành viên trong gia đình đều tham gia các hoạt động
kinh tế ngoài xã hội, cho nên thời gian để chăm lo cho cuộc sống của các thành viên
trong gia đình không thể chu toàn hoặc họ muốn có thêm thời gian nghỉ ngơi sau
những giờ làm việc mệt mỏi ngoài xã hội. Cũng có những hộ gia đình có trẻ nhỏ, họ
muốn dành thời gian chăm lo cho con cái nên không thể làm hết tất cả các công việc
nhà, vì vậy họ thuê LĐGVGĐ để thực hiện thay cho họ những công việc đó.
Ưu điểm của loại hình này so với loại hình lao động giúp việc toàn thời gian
là ít xảy ra những xung đột hay mâu thuẫn giữa gia đình và LĐGVGĐ, bởi lẽ thời
gian làm việc, thời gian tiếp xúc với các thành viên trong hộ gia đình ít hơn so với
LĐGVGĐ sống tại hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp LĐGVGĐ
sống tại gia đình được các thành viên trong hộ gia đình quý mến, tin tưởng, như thế
họ có thể gắn bó lâu dài với công việc này hơn những LĐGVGĐ không sống cùng
với hộ gia đình.
Nói chung, cả hai loại hình giúp việc này đều có những khó khăn và thuận
lợi nhất định đối với hộ gia đình và bản thân LĐGVGĐ. Do vậy, tùy vào hoàn cảnh
của mỗi gia đình mà họ có thể thuê người phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình và
cũng tùy thuộc vào từng LĐGVGĐ, họ sẽ quyết định lựa chọn hình thức lao động
nào phù hợp với bản thân họ.
*Theo nội dung công việc
Trong số lao động giúp việc, có 60% số người trông coi trẻ em; 19,3% làm
các công việc nội trợ và 20,7% chăm sóc người già, đau yếu và mắc bệnh tâm thần
15



[6]. Như vậy, xét theo nội dung công việc, LĐGVGĐ có thể được phân thành: i)
LĐGVGĐ trông coi trẻ em; ii) LĐGVGĐ chăm sóc người già đau yếu và mắc bệnh
tâm thần; iii) LĐGVGĐ làm các công việc nội trợ.
- LĐGVGĐ trông coi trẻ em
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ mà các thành viên trong gia đình đều phải
tham gia các hoạt động kinh tế để lo cho cuộc sống gia đình hoặc có thể trong hộ
gia đình có những người không trong độ tuổi lao động nhưng không đủ sức khỏe để
trông nom con cháu, thì ở những hộ gia đình này, việc lựa chọn LĐGVGĐ để chăm
lo, chăm sóc cho con nhỏ là lựa chọn phù hợp.
Hiện nay, trong xã hội cũng tồn tại các dịch vụ như chăm sóc, trông trẻ tư
nhân, tuy nhiên chất lượng của dịch vụ lại không được như phí dịch vụ mà hộ gia
đình phải bỏ ra. Tình trạng tiêu cực như người nhận trông trẻ đánh đập trẻ nhỏ xảy
ra phổ biến, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của người trông giữ trẻ, thậm chí có
trường hợp trẻ nhỏ bị tử vong đã khiến cho các bậc cha mẹ lo ngại, do dự khi lựa
chọn dịch vụ này. Đây cũng là lý do lựa chọn thuê LĐGVGĐ trông trẻ nhỏ trở
thành giải pháp tối ưu nhất cho các bậc phụ huynh.
- LĐGVGĐ chăm sóc người già, đau yếu, mắc bệnh tâm thần
Con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ khi đã
trường thành và khi bố mẹ đã trở nên nhiều tuổi, không còn khỏe mạnh, không còn
minh mẫn thì việc chăm sóc chu đáo, phụng dưỡng càng trở nên quan trọng hơn.
Tuy nhiên, có những trường hợp các thành viên trong gia đình không thể nghỉ việc
để ở nhà toàn tâm toàn ý phụng dưỡng bố mẹ già do một số nguyên nhân thì họ lựa
chọn thuê LĐGVGĐ có thể sống cùng gia đình hoặc không sống cùng gia đình để
chăm sóc cho bố mẹ. Đối với loại hình này, có thể gây khó khăn đối với LĐGVGĐ,
mọi người thường hay quan niệm người già thường trở nên khó tính hay đối với
những người già ốm yếu hoặc mắc bệnh tâm thần thì việc chăm lo cho họ sẽ khó
khăn hơn.
- LĐGVGĐ làm các công việc nội trợ

Công việc nội trợ có thể hiểu là những công việc thuần túy như: dọn dẹp, vệ
sinh, lau chùi nhà cửa; chuẩn bị bữa ăn; giặt giũ quần áo; rửa bát,... Hiện nay, loại
hình LĐGVGĐ này xuất hiện chủ yếu phổ biến ở các đô thị, các thành phố lớn và ở
các gia đình khá giả. Đa số các thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động đều
16


có thu nhập cao, nhưng bởi tính chất công việc bận rộn nên họ có ít thời gian để làm
các công việc nội trợ trong gia đình hoặc họ muốn dành thời gian nhiều hơn để
chăm lo cho sức khỏe của bản thân, do đó họ có nhu cầu thuê LĐGVGĐ làm thay
họ những công việc nội trợ để chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc của họ
được đảm bảo và nâng cao hơn. Với loại hình này, LĐGVGĐ có thể làm một ngày
hai đến ba tiếng hoặc một tuần hai đến ba buổi, do vậy tính chất thường xuyên của
công việc này có thể ít hơn so với các công việc gia đình khác.
1.2. Điều chỉnh của pháp luật về lao động giúp việc gia đình và các biện pháp
bảo vệ lao động giúp việc gia đình
1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với bảo vệ lao động giúp việc
gia đình
Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật trong đó điều chỉnh tất cả các vấn đề
kinh tế - chính trị - xã hội trong một đất nước. Mỗi hệ thống pháp luật lại điều chỉnh
một lĩnh vực riêng và pháp luật điều chỉnh từng mối quan hệ trong từng vấn đề trên
mỗi lĩnh vực nói riêng. Hay nói cách khác, pháp luật là một công cụ để điều chỉnh,
cân bằng, bảo vệ lợi ích giữa các bên trong mối quan hệ.
Trong quan hệ lao động tồn tại hai chủ thể đó là NLĐ và NSDLĐ và trong
mối quan hệ này, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì lợi ích giữa hai bên
chủ thể không được cân bằng, NLĐ luôn là bên bị thiệt thòi. NSDLĐ luôn muốn sử
dụng tối đa sức lao động của NLĐ nhưng lại muốn mất chi phí tối thiểu nhất, mặt
khác NLĐ đa số là những người không có hiểu biết nhiều về quyền lợi của mình, do
đó họ luôn là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động. Để đưa mối quan hệ này
cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể, pháp luật đặt ra những quy định làm khung

pháp lý tối thiểu mà hai bên phải tuân theo. LĐGVGĐ cũng như những NLĐ nói
chung, cũng tham gia vào quan hệ lao động được pháp luật điều chỉnh, hơn nữa xuất
phát từ đặc điểm riêng biệt của loại lao động này mà việc bảo vệ quyền lợi cho họ
bằng những quy định pháp luật trở nên cần thiết hơn.
Bảo vệ LĐGVGĐ là bảo vệ nguồn nhân lực cho đất nước, hạn chế tối đa sự
bất bình đẳng trong quan hệ lao động, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của
LĐGVGĐ trong xã hội.
Vốn dĩ trong quan hệ lao động, NLĐ nói chung đã ở vị thế bất bình đẳng,
yếu thế hơn so với NSDLĐ thì đối với những LĐGVGĐ, vị thế của họ có thế nói so
17


với mặt bằng chung của NLĐ thì vẫn yếu thế hơn. Hiện nay, một thực tế mà chúng
ta không thể phủ nhận đó là lực lượng LĐGVGĐ ngày càng tăng lên từng ngày
nhằm đáp ứng nhu cầu về LĐGVGĐ của các hộ gia đình tại các đô thị, các thành
phố lớn. Nhưng hoạt động GVGĐ ở một số quốc gia vẫn chưa được công nhận là
một nghề chính thức.
Có thể thấy LĐGVGĐ đã trở thành một phần quan trọng của lực lượng lao
động toàn cầu ở khu vực việc làm phi chính thức nhưng lại thuộc một trong những
nhóm NLĐ yếu thế nhất. Họ làm việc cho các hộ gia đình tư nhân, không có các
điều khoản rõ ràng về việc làm ngoại trừ pháp luật lao động. Cũng chính vì họ làm
việc trong điều kiện không gian chỉ trong nhà riêng của hộ gia đình dẫn đến các
điều kiện làm việc, an toàn lao động,... hay các tiêu chuẩn lao động khác được đảm
bảo tối thiểu hay không thì điều đó khó có thể biết được.
Hiện nay, có ít nhất 53 triệu LĐGVGĐ gia đình trên toàn thế giới (không
tính LĐGVGĐ là trẻ em), con số này đang tăng đều ở các nước phát triển và đang
phát triển, trong số đó đa số LĐGVGĐ là phụ nữ. Điều kiện làm việc tồi tệ, lao
động bị bóc lột, nhân quyền bị vi phạm là vấn đề nổi cộm nhất đối với lao động
giúp việc hiện nay. Lực lượng LĐGVGĐ hiện nay còn bao gồm cả trẻ em gái.
Ở Việt Nam, đầu năm 2013, mặc dù chưa có con số thống kê chính thức

về trẻ em làm công việc GVGĐ, song Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở cho thấy
có khoảng 7,1% LĐGVGĐ ở Việt Nam dưới 18 tuổi [19]. Độ tuổi dưới 18 tuổi là
độ tuổi chưa thành niên, trẻ em vẫn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh
thần. Do vậy, khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn những nguy cơ bạo lực, ngược
đãi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ổn định của lực lượng LĐGVGĐ là
trẻ em gái. Trẻ em là tương lai của đất nước, chính vì vậy việc đưa ra những khung
pháp lý, chính sách toàn diện để bảo vệ LĐGVGĐ ngày càng trở nên cần thiết hơn.
Bảo vệ LĐGVGĐ thể hiện pháp luật là công cụ điều chỉnh mối quan hệ xã
hội vào một khung pháp lý nhất định khiến cho lợi ích trong các mối quan hệ trở
nên cân bằng.
Hệ thống pháp luật được Nhà nước ban hành làm công cụ thông qua đó để
Nhà nước quản lý trật tự nền kinh tế - chính trị - xã hội. Thông qua hệ thống các
ngành luật, các quy phạm pháp luật điều chỉnh từng mối quan hệ hết sức cụ thể
trong xã hội, pháp luật luôn đặt các mối quan hệ trong xã hội vào một khung pháp
18


×