Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC M’NÔNG TẠI XÃ THỌ SƠN, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.98 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC M’NÔNG TẠI XÃ THỌ SƠN,
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH
BÌNH PHƯỚC

LÊ BÁ DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh

1


Tháng 04/2009
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu Sử dụng
Đất đai của Cộng đồng Dân tộc M’nông tại Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh
Bình Phước” do Lê Bá Dung, sinh viên khóa TC04-PTBX, ngành Phát triển Nông thôn,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Giảng viên hướng dẫn,
TS. NGUYỄN NGỌC THÙY

________________________
Ngày


tháng 04 năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng 05 năm 2009

Ngày

2

tháng 05 năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Xin suốt đời đội ơn công sinh dưỡng của Cha Mẹ để con có được ngày nay.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
đã tận tình truyền đạt cho tôi vốn kiến thức trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Thầy Nguyễn Ngọc
Thùy, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Đức Luân đã giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất cho lớp học cũng như nhiệt tình trong công tác liên kết đào tạo
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND xã Thọ Sơn đã tạo điều kiện trong
suốt quá trình học tập.


Tôi xin chân thành cảm ơn đồng bào M’nông ở thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn,
Huyện Bù Đăng đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè tôi, những người đã luôn
quan tâm, động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ BÁ DUNG. Tháng 04 năm 2009. “Nghiên cứu về Sử dụng Đất của Cộng
đồng Dân tộc M’nông tại Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước.”
LE BA DUNG. April 2009. “Study on Land Use in M’nong Community in
Tho Son Commune, Bu Dang District, Binh Phuoc Province.”
Khóa luận tìm hiểu về sử dụng đất đai tại cộng đồng người M’nông tại xã Thọ
Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước. Bằng các phương pháp điều tra 89 nông hộ và
phỏng vấn những người am hiểu, khóa luận đã trình bày về quá trình hình thành và phát
triền của người M’nông tại xã Thọ Sơn, phản ánh được hiện trạng sử dụng đất đai của
họ cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hô. Từ đó đề xuất một
số giải pháp đề sử dụng ổn định và bền vững nguồn tài nguyên đất đai tại địa phương.
Khóa luận đã góp phần định hướng chính sách cho địa phương trong việc quản lý
và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai nhằm tạo điều kiện cho đồng bào M’nông ổn định
cuộc sống lâu dài của họ, góp phấn xóa đói giảm nghèo.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3


1.4. Cấu trúc của khoá luận

3
5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

6

2.2.2. Điều kiện văn hoá, xã hội

13

2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

15

2.3. Tổng quan về lịch sử nguồn gốc người M’nông

19


2.3.1. Lịch sử, nguồn gốc dân tộc M’nông

19

2.3.2. Đặc điểm kinh tế

19

2.3.3. Tổ chức cộng đồng

22

2.3.4. Hôn nhân gia đình

23

2.3.5. Tục lệ ma chay

23

2.3.6. Các nhóm địa phương của người M’nông

23

2.3.7. Văn hoá của người dân tộc M’nông

24

2.3.8. Trang phục của người dân tộc M’nông


26

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27
27

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm về đất đai và sự sử dụng đất đai

27

3.1.2. Khái niệm về sử dụng đất

28

5


29

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

30


3.2.3. Mô hình hồi quy tuyến tính

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1. Lịch sử người M’nông tại Thọ Sơn

33

4.2. Thực trạng sử dụng đất của xã

34

4.3. Thông tin từ hộ điều tra

36

4.3.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra

38

4.3.2. Hoạt động sinh kế của hộ điều tra

39

4.3.3. Mô hình hồi quy tuyến tính


42

4.3.4. Ý kiến tự đánh giá về mức sống của hộ điều tra

43

4.3.5. Định hướng và đề xuất của hộ

45
47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận

47

5.2. Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐQG


Ban Chỉ Đạo Quốc Gia

DS

Dân số

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

ĐGXH

Đánh giá xã hội

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

PTCS

Phổ thông cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học


NNPTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

TMDV

Thương mại Dịch vụ

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê nhiệt độ trung bình

8

Bảng 2.2. Thống kê lượng mưa

9

Bảng 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Đất xã Thọ Sơn

11

Bảng 2.4. Bảng phân loại đất xã Thọ Sơn


12

Bảng 2.5. Diễn biến dân số

14

Bảng 3.1. Các biến số tác động đến thu nhập đầu người của hộ điều tra

31

Bảng 4.1. Sự khác biệt về trung bình của diện tích canh tác phân theo nhóm

37

Bảng 4.2. Thông tin chung của hộ điều tra

38

Bảng 4.3. Học vấn của các thành viên của hộ điều tra

39

Bảng 4.4. Thu nhập phân theo nguồn sinh kế của các hộ điều tra

40

Bảng 4.5. Sự khác biệt theo ý nghĩa thống kê nếu phân theo quy mô diện tích

40


Bảng 4.6. Sự khác biệt theo ý nghĩa thống kê nếu phân theo năm định cư

41

Bảng 4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đầu người của hộ điều tra

43

Bảng 4.8. Ý kiến đề xuất của hộ điều tra

46

8


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ xã Thọ Sơn

7

Hình 4.1. Phương tiện sản xuất hiện nay của người M’nông

33

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất của xã Thọ Sơn và huyện Bù Đăng

35


Hình 4.3. Diện tích trung bình của từng nhóm hộ

37

Hình 4.4. Cơ cấu thu nhập của hộ điều tra

39

Hình 4.5. Tự đánh giá của hộ điều tra về mức sống của họ

44

Hình 4.6. Phần trăm lượt ý kiến về định hướng sử dụng đất của hộ

45

9


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

10


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Đất đai là vấn đề sống còn của người nông dân. Đặc biệt, đối với đồng bào dân
tộc thiểu số vùng cao, tài nguyên đất đai – rừng núi đóng một vai trò hết sức quan trọng,
bởi vì canh tác nông nghiệp là nguồn sinh kế chính của họ. Những hoạt động canh tác
tồn tại dưới các hình thức khác nhau qua các thời kỳ: từ phát nương làm rẫy theo kiểu
du canh trước đây, cho đến định canh định cư như hiện nay.
Dù với bất kỳ hình thức canh tác nào, đất đai luôn luôn là nguồn tư liệu sản xuất
cực kỳ quý giá nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm, đem lại nguồn thu nhập,
đảm bảo những nhu cầu cuộc sống cơ bản của gia đình họ. Nguồn sinh kế của người
nông dân vùng cao gắn chặt với đất đai và thiên nhiên, do đó bảo vệ và phát triển nguồn
tài nguyên đất đai cho họ là một việc làm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo, phát
triển đời sống cho đồng bào góp phần ổn định đời sống lâu dài của bà con.
Sử dụng đất được định nghĩa: “hoạt động của con người trên mặt đất và liên quan
trực tiếp đền đất đai” (Clawson, 1965). Đối với khu vực nông thôn, sử dụng đất đai
được hiểu là “toàn bộ thảm thực vật và các công trình nhân tạo trên mặt đất”. Tuy nhiên
để cho dễ hiểu người ta thường định nghĩa sử dụng đất đai là hoạt động của con người
trên một mảnh đất nào đấy.
Giống như các tộc người bản địa khác ở Tây Nguyên và vùng miền Đông Nam
Bộ, cộng đồng người M’nông trước đây canh tác nương rẫy là chủ yếu. Thế nhưng, do
chịu sự tác động bởi những biến đổi về môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị của vùng
Tây Nguyên nói riêng và bối cảnh chính sách đất đai của nhà nước ta nói chung; họ đã
được định cư và canh tác ổn định lâu dài trên những khu vực mà trước đây là rừng rẫy
của họ.
Được biết đến như những cộng đồng canh tác nương rẫy lâu đời và là chủ nhân
của những vùng đất Tây Nguyên trù phú cùng với những tộc người anh em khác như Ê-

11


đê, S'tiêng, K’ho.., người M’nông có một nền văn hóa bản địa khá đặc sắc với những
luật tục nhằm duy trì tính ổn định của hệ sinh thái mong manh của vùng đất này, nhất là

những thể chế liên quan đến việc quản lý tài nguyên đất đai.
Việc nghiên cứu sự thay đổi về hệ thống sử dụng đất đai và tác động đến đời
sống của người M’nông là cần thiết nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa
ra những chính sách phù hợp giúp đỡ hỗ trợ người dân để mang lại sự ổn định cho khu
vực còn nhạy cảm này.
Trong những năm gần đây, xu hướng phát triển kinh tế của nước ta có nhiều thay
đổi, nhất là trong điều kiện có sự chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền
kinh tế thị trường với sự điều tiết của nhà nước. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến sự
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, nhất là việc
sở hữu và sử dụng đất.
Đặc biệt đối với các vùng dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam hiện nay – nơi
vẫn còn tồn tại những đặc điểm như: kỹ thuật canh tác vẫn còn được coi là lạc hậu, cơ
sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, đất sản xuất nông nghiệp không còn
nhiều. Thêm vào đó, một số cộng đồng vẫn còn duy trì cách thức canh tác nương rẫy
theo kiểu bỏ hóa. Còn đối với các cơ quan quản lý lâm nghiệp, những hoạt động canh
tác theo kiểu này được coi là bất hợp pháp. Người dân bản địa ở đây không được công
nhận quyền sử dụng đất đai trên những mảnh đất, nơi mà ông cha họ đã canh tác từ bao
đời nay.
Vì vậy, để nắm bắt sự thay đổi về sử dụng đất đai của một cộng đồng canh tác
nương rẫy truyền thống trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang
nền kinh tế thị trường với sự can thiệp mạnh mẽ của các chính sách nhà nước, chúng tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về Sử dụng Đất của Cộng đồng Dân tộc
M’nông tại Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”.
Đề tài này được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 04/2009 nhằm mục tiêu
tìm hiểu về hệ thống sử dụng đất đai của người M’nông và các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

12



Mục tiêu chung: Tìm hiểu sự về tình hình sử dụng đất đai của người M’nông hiện
nay và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Mục tiêu cụ thể:
• Tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của người M’nông ở Thọ Sơn.
• Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai của xã Thọ Sơn nói chung và của cộng đồng
M’nông nói riêng.
• Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là tác động của các yếu tố đất đai đến
thu nhập của nông hộ.
• Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp người bản địa ổn định sản xuất và nâng cao
đời sống.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Giới hạn về mặt nội dung: nghiên cứu về sử dụng đất đai của người dân tộc
M'nông tại xã Thọ sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình phước
Phạm vi không gian: Địa bàn thôn Sơn Hoà, xã Thọ sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình phước
Đối tượng nghiên cứu: Người dân tộc M'nông tại thôn sơn hoà, xã Thọ sơn
Phạm vi thời gian: từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 03 năm 2009
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận có 5 phần chính, bố cục theo các chương sau:
- Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề (sự cần thiết, lí do chọn đề tại, mục đích …), mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu của khóa luận.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, từ
đó xác định những thuận lợi, khó khăn của vùng nghiên cứu.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


13


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nhiều nghiên cứu về sử dụng đất đã được thực hiện trong nước và trên thế giới.
Theo Crocombe (Yonariza, 1996), sự thay đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất
nông sản hàng hóa có ảnh huởng hệ thống sở hữu đất đai, bởi vì mỗi người cần nhiều
đất hơn để canh tác. Điều này được chứng minh bởi thực tế là ngày nay hầu hết mọi
người mong muốn được sở hữu đất nhiều hơn là đơn thuần là để kiếm sống.
Yengoan (Yonariza, 1996) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường đối với
việc sử dụng và sở hữu đất trong một cộng đồng canh tác rẫy Madaya ở Philippines.
Trong luật tục của người Mandaya, đất được xem như một một thứ hàng hóa tự do, và
sự hưởng dụng trên mỗi mảnh đất như vậy được thiết lập và duy trì bởi việc sử dụng lao
động, có nghĩa là việc xác nhận quyền sở hữu không phải là trên mảnh đất canh tác mà
là trên cây trồng đã được trồng trên mảnh đất đó.
Do ảnh hưởng của thị trường, nhóm này dần dần chấp nhận các loại cây nông sản
hàng hóa. Chính sự chấp nhận này đã thay đổi khái niệm của họ về sở hữu đất đai: đất từ
một loại tài nguyên tiếp cận tự do thành một thứ hàng hóa kinh tế, bởi vì khi canh tác
các loại nông sản hàng hóa thì người nông dân cần phải đầu tư vốn. Hệ quả là đất được
đo trên cơ sở tiền tệ, và giá trị của nó thay đổi theo địa hình, vị trí, và độ che phủ của
rừng. Các thành viên trong cộng đồng đến việc công nhận rằng các quyền sở hữu đất
đai, canh tác hay đang bỏ hóa, phải được duy trì để đảm bảo dòng tài chính.
Sellers (Fortman và Bruce, 1988) nghiên cứu mối quan hệ giữa sử dụng đất và sở
hữu đất đối vời một số sản phẩm nông nghiệp ở Tucurrique, Costa Rica. Ông đã tìm
thấy giá trị của sản phẩm nông nghiệp có khuynh hướng gia tăng cùng với sự an toàn về
hưởng dụng đất. Ông ta mô tả giá trị của sản phẩm nông nghiệp cũng biến động trên nền


14


tảng sản phẩm được họ tiêu thụ, thị trường tiêu thụ hoặc kết hợp cả hai. Lấy ví dụ, các
loại đậu và các loài thân củ được trồng chỉ cho sự tiêu thụ gia đình. Các loài cây khác
như bầu bí và bắp được trồng phục vụ cho gia đình và thị trường. Hầu hết, cà phê, mía
được trồng để đem lại thu nhập bằng tiền mặt. Hiện trạng về quyền hưởng dụng trên các
loại cây trồng theo những nguyên tắc là “không có quyền sở hữu về đất” cho những cây
trồng tự cung tự cấp; “quyền sở hữu đất” cho những loài cây thương phẩm.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên:
a) Vị trí địa lý
Xã Thọ Sơn có diện tích tự nhiên là 7.766.38 ha, tổng dân số 1.439 hộ, với 6.599
khẩu. Toàn xã gồm có 7 thôn, có 9 dân tộc anh em đang sinh sống, với 43% dân số là
các dân tộc thiểu số. Trong đó có 590 hộ là người đồng bào dân tộc Mơ Nông với 2.812
khẩu chiếm 42,61% so với dân số toàn xã, chiếm 99,09% so với tỷ lệ dân tộc trong toàn
xã.
Xã Thọ sơn nằm ở vị trí địa lý: cách Thị trấn Đức Phong 9 Km về hướng Đông
nam, theo Quốc lộ 14 về hướng Đông
-

Phía Bắc: giáp xã Phú Sơn

-

Phía Nam: Giáp xã Đoàn kết

-

Phía Đông: Giáp xã Đồng Nai


-

Phía Tây: Giáp xã Đắk Nhau.

15


Hình 2.1. Bản đồ xã Thọ Sơn

Tuy thuộc vùng Đông Nam Bộ, nhưng so với nhiều nơi khác trong vùng thì Huyện Bù
Đăng nói chung và xã Thọ Sơn nói riêng vẫn là Huyện nghèo, so với trong Tỉnh, là xã
vùng xa, vùng khó khăn, xa các trung tâm kinh tế chính trị và xã hội lớn; xa các bến
cảng, sân bay, vì vậy cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm phát triển đó có
bị hạn chế, đặc biệt là khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư cho phát triển công nghiệp.

16


b) Khí hậu thời tiết
Huyện Bù Đăng là một huyện miền núi, tiếp giáp Nam Tây Nguyên; riêng xã Thọ Sơn
của Huyện là xã nằm tiếp giáp Tỉnh Đắk Nông, nhưng thuộc miền Đông Nam Bộ; lượng
mưa trung bình hàng năm tương đối cao, mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông
Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao
đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế
nông nghiệp nói chung; và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp với các cây trồng nhiệt đới
rất điển hình.
Bảng 2.1. Thống kê nhiệt độ trung bình
ĐVT: OC
Tháng


2004

2005

2006

2007

01

25.4

24.4

25.4

25.1

02

25.6

26.5

26.8

26.3

03


27.3

27

27.1

27.1

04

28.0

28.6

27.3

28.0

05

27.3

28

27.0

27.4

06


25.7

26.9

26.6

26.4

07

25.9

25.6

26.1

25.9

08

25.3

25.6

25.2

25.4

09


25.9

25.5

26.4

25.9

10

26.1

26.2

25.9

26.1

11

26.5

25.6

26.2

26.1

12


24.5

24.4

25.1

24.7

Cả năm

26.1

26.1

26.3

26.2

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Bù Đăng
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình trong năm: 24,5 – 26.2oC
Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 28oC (27,1-28oC)
Nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 19 OC (19,5-21.5oC)

17


Lượng mưa:
Thọ Sơn có lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt. Bù Đăng nằm trong

vành đai có lượng mưa cao nhất vùng Đông Nam Bộ, lượng mưa bình quân 2.702,9 –
3.231,9mm, phân hóa thành hai mùa: Mùa mưa và mùa khô.
Bảng 2.2. Thống kê lượng mưa
ĐVT: mm
Tháng

2004

2005

2006

2007

01

7

.00

45

17.3

02

0.0

.00


.00

0.0

03

77

62.6

72.4

70.7

04

70

130.9

204

135

05

246

368.4


312

308.8

06

339

297

200

278.7

07

297

465.5

223

328.5

08

909

552.5


747

63.2

09

29

660.6

459

471.9

10

193

299.7

244

245.6

11

25

177.3


86

96.1

12

0

217.4

125

114.1

Cả năm

2.159,0

3.231,9

2.717,4

2.702,9

Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Bù Đăng
Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất
thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao,
chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng
mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng tháng 4

tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng
bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

18


Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa mưa (vụ Hè thu và vụ Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính,
ngược lại mùa khô (Vụ Đông xuân), cây cối rất khô cằn, phát triển rất kém. Khả năng
cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông
nghiệp có nước tưới. Vì vậy trong sản xuất cần phải chọn và đưa vào sử dụng những
loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần tưới như: cao su, điều, một số cây ăn trái, mì.…
c) Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt:
Sông Lấp chảy dài dọc theo trung tâm từ Đak Nông theo hướng Đông-Tây chảy
qua các xã Phú sơn, Thọ Sơn, Đak nhau, Đoàn Kết, Đức Phong, Minh Hưng, nối với
Sông Bé. Trong phạm vi xã Thọ Sơn, Sông Lấp là ranh giới phía Bắc của xã, chảy dọc
suốt từ Đông xuống Tây giáp với Xã Phước Sơn, xã Đoàn Kết và xã Đak Nhau. Sông
Lấp là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho công trình thủy điện Thác Mơ. Ngoài ra,
trên địa bàn xã Thọ Sơn còn có hàng chục dòng suối, hồ chứa nước đều chảy theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, lớn nhất là suối Đắk Quoa, hồ chứa nước Sơn Hiệp, hồ
chứa nước Sơn Thành .. thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt.
Nhìn chung, hệ thống sông suối huyện Bù Đăng nói chung và xã Thọ Sơn nói
riêng tương đối nhiều. Những sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong
mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy nó ít có khả năng bồi đắp phù sa, hạn chế
khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng. Muốn sử dụng được nguồn nước này
cho sản xuất cần có những đầu tư vào các công trình thủy lợi.
* Tài nguyên nước ngầm:
Nước ngầm trong huyện có ở tầng chứa nước Bazan, phân bố đều trong vùng,

trong đó có xã Thọ Sơn, lưu lượng tương đối khá. Hiện nay nước ngầm đã và đang được
khai thác phụ vụ dân sinh và nước tưới cho một số cây trồng như tiêu và cây ăn trái.
d) Tài nguyên đất đai:

19


Nhìn chung, diện tích đất của xã Thọ Sơn chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm
nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 7.766,38 ha. Đất nông nghiệp hiện có là:
7.476,01ha chiếm 96,26%, phần lớn diện tích đất của xã đã được khai thác và sử dụng.
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất xã Thọ Sơn
Xã Thọ sơn

Trình

Chỉ tiêu

tự

Huyện Bù đăng

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

(ha)


(%)

(ha)

(%)

% so với
huyện

Tổng DT đất TN

7.766.38

100,0

150.300,48

100,00

5.17

1

Đất Nông nghiệp

7.476.01

96,26


138.717,8

92,29

5,39

1.1

Đất sản xuất NN

3.395,33

45,42

138.717,8

100

2,45

1.1.1

Đất trồng lúa

0

0

1.017,65


0,73

0

1.1.2

Đất trồng cây HN

12,40

0,36

1.618,72

1,17

0,76

1.1.3

Đất trồng cây LN

3.382,93

99,63

137.099,1

9,88


2,47

1.2

Đất Lâm nghiệp

4.080,68

52,54

95.668.9

63,65

4,26

1.3

Đất nuôi trồng TS

74,8

0,05

1.4

Đất NN khác

-


-

-

7,03

2,75

2

Đất phi Nông
nghiệp

-

-

290,37

3,74

10
572,4

2.1

Đất ở

33,04


11,37

731,3

6,92

4,52

2.2

Đất chuyên dùng

181,75

62,59

9554,1

90,37

1,90

0,77

0,26

11,78

0,11


6,53

7,10

2,44

113,4

1,07

6,26

67,71

23,32

161,82

1,53

41.84

2.3
2.4
2.5

Đất tôn giáo tín
ngưỡng
Đất nghĩa trang
Đất sông suối &

MNCD

2.6

Đất phi NN khác

-

-

-

-

-

3

Đất chưa sử dụng

-

-

287

0,19

-


Nguồn: Dự án Quy hoạch Sử dụng đất Huyện Bù Đăng giai đoạn 2005 – 2010
Theo chuyên đề “Đánh giá tài nguyên đất đai huyện Bù Đăng ở tỷ lệ bản đồ 1/25.000”
cho thấy đất xã Thọ Sơn có 02 nhóm đất chính, với 03 đơn vị phân loại.

20


Bảng 2.4. Bảng phân loại đất xã Thọ Sơn
Tên đất
Theo phân loại Việt Nam



Tên tương đương FAO/WRB hiệu

I. Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích
(ha)

%

5.389,07 86,09

1.Đất nâu đỏ trên bazan

Rhodic Ferralsols

Fk


2.240,00 35,78

2. Đất nâu vàng trên bazan

Xanthic Ferralsols

Fu

3.149,07 50,30

II. Nhóm đất dốc tụ

438,72

7,01

438,72

7,01

III. Sông suối – Hồ ao

432,21

6,90

Tổng diện tích

6.260,00 100,00


3. Đất dốc tụ

Cumulic Rleysols/Regosols

D

Nguồn: Cơ cấu sử dụng đất xã Thọ Sơn
- Nhóm đất đỏ vàng:
Nhóm đất đỏ vàng có 5.389,07ha, chiếm 86.09% DTTN. Nó được hình thành
trên đá bazan. Trong đó, đất nâu đỏ chiếm 2.240ha, phân bố chủ yếu ở phần Tây Bắc và
trung tâm xã; đất nâu vàng chiếm 3.149,07ha phân bố ở phía Đông của xã.
Đất đỏ bazan nhìn chung có độ phì tương đối cao, thích hợp với nhiều loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy vậy, khả năng sử dụng của đất này phụ thuộc rất nhiều
vào độ dày tầng đất hữu hiệu. Các đất có tầng hữu hiệu dày nên giành cho việc trồng các
cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu và các cây ăn trái. Các đất có tầng
hữu hiệu mỏng giành cho việc trồng cây hàng năm như đậu đỗ, bắp, hoa mà khác, trên
đất này có thể trồng được các cây dài ngày như cây điều và một số cây rừng.
- Nhóm đất dốc tụ: Đất dốc tụ có 438,72ha, chiếm 7,01% diện tích tự nhiên. Đất hình
thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung
quanh. Nhìn chung các đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua; địa hình
thấp trũng, khó thoát nước; nên nó chỉ có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng
năm như lúa, hoa màu lương thực.
e) Tài nguyên khoáng sản:
Về tài nguyên khoáng sản của Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói
riêng còn ít được nghiên cứu thăm dò. Nhưng nhìn chung trên địa bàn này tài nguyên

21


khoáng sản không nhiều. Theo những kết quả khảo sát điều tra cho thấy, xã Thọ Sơn có

mỏ bauxit hiện nay đang có kế hoạch khảo sát trử lượng để tiến hành khai thác với quy
mô lớn. Ngoài ra, còn có một số nơi có khả năng khai thác đá, sỏi đỏ làm nguyên liệu
cung cấp cho ngành xây dựng.
2.2.2. Điều kiện văn hóa, xã hội:
a, Dân số, lao động.
Đầu năm 2004, xã Thọ Sơn có 11.397 nhân khẩu với 2.488 hộ và 6.150 lao động.
Tháng 6 năm 2004 Thủ Tướng chính phủ ký quyết định số 60 chia tách xã Thọ sơn làm
hai: xã Thọ Sơn với 6.200 khẩu với 1.131 hộ, xã Phú Sơn 5.197 khẩu và 1.357 hộ. từ khi
tách xã đến nay xã Thọ sơn dân số tăng không đáng kể, số nhân khẩu tăng 449 khẩu,
chủ yếu tăng tự nhiên, tăng đột biến từ năm 2003 trở về trước nguyên nhân là dân di cư
tự do từ các vùng khác đến. Dân số được phân bố tương đối đồng đều trên 7 thôn, trong
đó có dân số đông nhất là thôn Sơn Lập 1.648 người với 360 hộ; mật độ dân số của xã
84 người/km2 (Theo số liệu khảo sát Tổng Điều tra dân số nhà ở năm 2009).
Đất nông nghiệp bình quân trên đầu người tương đối cao 11.389m2/người, số
người trong độ tuổi lao động bình quân 21.882m2/lao động. Bình quân 4,58 người/hộ
thời điểm năm 2008, xu thế bình quân khẩu/hộ ngày càng giảm dần do kế hoạch hóa gia
đình và ý thức của người dân trong việc sinh đẻ.

22


Bảng 2.5. Diễn biến dân số
Chỉ tiêu

Đơn vị Năm 2008

Chia ra các năm
2007

2006


2005

2004

I. Tổng dân số

Người 6.599

6.264 6.321 6314

6.150

I.1 Nhân khẩu ở nông thôn

Người

6.599

6.264 6.321 6314

6.150

I.2 Nhân khẩu ở đô thị

Người

-

-


-

II. Tổng số hộ

Hộ

1.439

1.240 1.216 1.139 1.131

II.1 Hộ ở nông thôn

Hộ

1.439

1.240 1.216 1.139 1.131

II.2 Hộ ở đô thị

Hộ

-

-

III. Lao động

Lđộng 3.549


3.524 3.501 3.484 3.469

III.1 LĐ nông nghiệp

Lđộng 3.456

3.432 3.416 3.395 3.376

-

-

-

-

-

III.2 LĐ thương nghiệp – DV Lđộng 93

81

65

44

15

III.3 Lao động khác


Lđộng 209

182

193

199

201

IV. Tổng số học sinh

Người 1.550

1.525 1.479 1.444 1.390

IV.1 Mẫu giáo

Người

283

276

255

249

228


IV.2 Tiểu học

Người

860

851

834

812

790

IV.3 PTCS

Người

407

398

390

383

372

IV.4 PTTH


Người

-

-

-

-

-

IV.5 H/s khác

Người

-

-

-

-

-

V. Tỷ lệ tăng DS chung

%


2,85

4,20

5,89

3,00

1,53

V.1 Tỷ lệ tăng tự nhiên

%

1,08

0,90

0,62

1,06

0,63

V.2 Tỷ lệ tăng cơ học

%

1,77


3,30

5,27

1,94

0,90

Nguồn: UBND xã Thọ sơn
Lao động nông nghiệp phân bố các thôn tương đối đồng đều theo tỷ lệ dân số. Lao động
thương nghiệp dịch vụ chủ yếu ở khu chợ, khu trung tâm xã và dọc theo Quốc lộ 14.

23


b, Văn hóa, xã hội:
Người dân trên địa bàn xã đa phần lớn người M’Nông theo đạo Tin lành, Thiên
chúa giáo; số còn lại theo đạo Phật. Do đó, công tác tuyên truyền vận động nhân dân về
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước … là hết sức cần thiết để nâng
cao nhận thức của bà con, tăng cường củng cố khối đoàn kết dân tộc.
Phong trào Đoàn, Đội, Hội và các phong trào thể dục thể thao phát triển khá
mạnh tại địa phương. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được
các nhu cầu về sân chơi, phòng ốc … do đó, đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng của
các phong trào đoàn thể.
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế.
Xã Thọ Sơn có ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Sau đó mới đến các ngành
thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (đây là ngành nghề chưa phát triển), và các
ngành nghề khác.
Tình hình phát triển các ngành:

a) Ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp xã Thọ sơn phát triển mạnh, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong
trồng trọt có các cây chính là điều, cây ăn quả, tiêu và cây cao su. Ngoài ra còn có các
cây khác như cây mỳ, đậu các loại, hoa màu khác. Bên cạnh đó chăn nuôi cũng phát
triển khá mạnh, theo số liệu thống kê tại thời điểm điêu tra tháng 3-2009, tổng đàn Trâu
395 con, đàn Bò 846 con, đàn Heo có 1.772 con, đàn Dê có 200 con, đàn gia cầm các
loại 6.230 con
Trồng trọt:
Cây công nghiệp dài ngày là cây trồng chủ đạo trên địa bàn xã Thọ sơn. Bao gồm các
loại cây:
- Cao su: Diện tích cao su được trồng nhiều trong những năm gần đây, trong đó cao su
nông trường Thọ Sơn là chủ đạo với 916 ha, nhưng cao su tiểu điền cũng phát triển khá
mạnh với tổng diện tích 125 ha. Các vườn cao su phát triển khá tốt cho năng suất khá
cao. Tổng diện tích cao su trên toàn xã đạt 1.041ha, trong đó hơn 60% diện tích cho khai

24


thác, năng suất bình quân 11 tạ/ha mủ khô; sản lượng đạt trên 719 tấn mủ cao su. Cao su
đem lại nguồn lợi lớn cho ngành nông nghiệp nói riêng, và nền kinh tế của xã nói
chung; đồng thời, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động trong xã.
- Cây Điều: là cây chủ lực của xã, diện tích điều trong xã có 2.365 ha trong đó trồng
mới 65 ha, diện tích cho sản phẩm là 2.315 ha, sản lượng hàng năm thu được 1.612,4
tấn. Những năm gần đây, do thời tiết thuận lợi, cùng với giá điều tăng cao, vì thế thu
nhập từ cây điều rất lớn, đảm bảo đời sống tốt cho người dân lao động.
- Cây cà phê: là cây chủ lực thứ hai sau cây điều, Tổng diện tích 275ha trong đó diện
tích cho sản phẩm là 247 ha, năng suất 13,6tạ/ha, sản lượng bình quân năm 2008 là
335,92 tấn.
- Hồ Tiêu: đây là cây trồng rất được ưa chuộng trước đây, vì lợi nhuận kinh tế rất cao,
diện tích chiếm đất ít hơn nhiều so với các loại cây như cao su hay cây điều. Những năm

gần đây, do giá tiêu thấp, trong khi đó chi phí xăng dầu hay điện để tưới cho tiêu, đòi
hỏi nguồn nước tưới thường xuyên cùng với các chi phí khác quá lớn và do tiêu bị dịch
bệnh chết hàng loạt do đó diện tích trồng tiêu đến nay giảm mạnh. Năm 2008, trên địa
bàn toàn xã chỉ còn 30,5 ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm là 30,5 ha, năng suất 27,4
tạ/ha, sản lượng bình quân 83,6 tấn.
Ngoài những loại cây công nghiệp lâu năm, những năm gần đây cây ăn trái cũng
được trồng nhiều và có hiệu quả. Tuy nhiên, theo kiểm kê năm 2008 thì diện tích cây ăn
quả tập trung chỉ 48,2 ha, do người dân có tập quán trồng xen cây ăn quả với các loại
cây khác nên khi thống kê diện tích này tính cho cây lâu năm khác. Thực tế, diện tích
cây ăn quả của Thọ Sơn là 80 ha. Cây ăn quả gồm các cây chính như xoài, nhãn, sầu
riêng, chôm chôm, măng cụt, mít .. trong đó, các cây được chú ý phát triển là sầu riêng
hạt lép, chôm chôm, mít. Nhìn chung, cây ăn quả vùng này sinh trưởng, phát triển tốt,
cho năng suất khá cao và chất lượng tốt; vấn đề chính là giải quyết đầu ra và giá cả hợp
lí.
Cây mì ở Thọ sơn cũng được trồng nhiều. Mì phát triển tốt, có diện tích 92 ha,
năng suất 230 tạ/ha . sản lượng 2.116 tấn.
Chăn nuôi: Đất rộng, cỏ nhiều, có nhiều điều kiện phát triển các đàn đại gia súc. Trong
năm qua tình hình chăn nuôi có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng đàn trâu đạt 395con,

25


×