Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU TẠI XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070673-nguyen-thanh-mang.htm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.13 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU TẠI
XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN ĐỒNG PHÚ,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN THANH MẢNG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 4-2009

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................


............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................

3


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin dành cho Cha Mẹ, những người đã có công sinh
thành, nuôi nấng và dạy bảo tôi nên người, cùng với lãnh đạo cơ quan Báo Bình Phước
nơi tôi công tác. Người vợ hiền thân yêu nhất đã giúp đỡ, động viên tôi có được như ngày
hôm nay.
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc tới thầy Thái Anh Hòa giảng viên khoa kinh tế,
Trường Đại học Nông – Lâm TP. HCM đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp. Quý thầy cô trường Ðại học Nông lâm, khoa kinh tế và bộ môn Phát
triển NT-KN.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị ở huyện, xã, trạm khuyến nông, các
hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu đã cung cấp cho tôi những thông tin quí báu để tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành gởi đến lời cảm ơn thân thương nhất.

Bình Phước, ngày 16 tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Mảng

4


UBND HUYỆN ÐỒNG PHÚ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND XÃ ÐỒNG TÂM

Ðộc lập - Tự Do - Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
UBND xã Ðồng Tâm, huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước
Xác nhận sinh viên: Nguyễn Thanh Mảng, mã số sinh viên: 04221031.
Lớp Phát triển nông thôn và khuyến nông TC04PTBX, Trường Ðại học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Ðã về tại xã thực tập, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, trong
khoảng thời gian từ ngày 1-2-2009 đến 14-4-2009.
Trong quá trình thực tập sinh viên Thanh Mảng luôn chịu khó tìm tòi học hỏi, có
tác phong đạo đức tốt chấp hành nghiêm chỉnh nội qui của huyện, xã.
Đồng Tâm, ngày 16 tháng 4 năm 2009
CHỦ TỊCH

5


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THANH MẢNG, Khoa Kinh tế, Ðại học Nông lâm thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 4 năm 2009. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cây điều tại xã
Ðồng Tâm, huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước.
NGUYEN THANH MANG, Faculty of Economics, Nong Lam Univercity Ho
Chi Minh. 04-2009. Current situations and solutions to develop cashew production in
Dong Tam commune, Đong Phu district, Binh Phuoc province.
Ðề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất của nông dân tại xã Ðồng Tâm,

huyện Ðồng Phú, tỉnh Bình Phước, trên cơ sở số liệu thu thập từ trạm Khuyến nông,
huyện, xã và 60 hộ nông dân trồng điều tại địa phương. Ðiểm chính của nghiên cứu này
là nắm bắt được tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng điều gặp phải;
đánh giá hiệu quả kinh tế của cây điều qua đó có những định hướng và giải pháp phát
triển một cách phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Kết quả của việc đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy mức năng suất trung bình của
cả chu kỳ kinh doanh đạt 1,6 tấn/ ha với mức giá bán năm 2008 là 8.500 đồng/ kg thì lợi
nhuận của người trồng điều đạt khoảng 7,84 triệu/ ha. Ðây là khoản thu không phải là
thấp đối với người dân nhưng so với mục tiêu đề ra thì nó chưa phải là cao.
Những kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho
ngành trồng điều tại địa phương. Qua đó, tìm ra những hạn chế, yếu kém…của việc canh
tác cây điều. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà
người trồng điều gặp phải nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời gian tới.

6


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình

iv


Danh mục phụ lục

v

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.2.1. Mục đích chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3


1.4. Cấu trúc của luận văn tốt nghiệp

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.1. Vị trí địa lí

5

2.1.2. Địa hình

6

2.1.3. Khí hậu thời tiết - thủy văn - thổ nhưỡng

6

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Nguồn gốc phát triển cây điều tại địa phương.

7

2.2.2. Dân số, lao động

7


2.2.3. Cơ sở hạ tầng

9

2.2.4. Cơ cấu kinh tế của xã.

11

2.3- Đánh giá chung về hiện trạng của xã
7


2.3.1. Thuận lợi

13

2.3.2. Khó khăn

13

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1- Giới thiệu sơ lược về cây điều

14

3.1.1. Nguồn gốc cây điều và tầm quan trọng của nó

14


3.1.2. Ý nghĩa kinh tế của cây điều.

15

3.2- Đặc điểm của cây điều:

16

3.2.1. Đặc điểm hình thái của cây điều

16

3.2.2. Đặc điểm sinh lí

18

3.2.3. Đặc điểm sinh hóa

19

3.2.4. Đặc điểm kỹ thuật

20

3.3- Hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu tính toán

22

3.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế


22

3.3.2. Các chỉ tiêu tính toán

23

3.4- Phương pháp nghiên cứu

25

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu

25

3.4.2- Phương pháp mô tả

26

3.4.3. Phương pháp phân tích

26

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

26

CH ƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1- Mô tả về mẫu điều tra

27


4.2- Hiện trạng áp dụng qui trình kỹ thuật trong sản xuất
của người dân trên địa bàn xã

29

4.2.1- Kỹ thuật trồng điều, chăm sóc và thu hoạch

29

4.2.2- Vấn đề trồng xen canh trong điều

31

4.2.3- Cải tạo vườn điều già cỗi hoặc năng suất thấp
thành vườn điều có năng suất cao
8

31


4.3- Tổng quan tình hình sản xuất điều trên toàn xã

32

4.4- Thực trạng vườn Điều của các hộ gia đình trong
tổng số hộ điều tra

34


4.4.1- Cơ cấu diện tích vườn Điều trong giai đoạn
sản xuất kinh doanh

35

4.4.2- Doanh thu 1 ha Điều trong giai đoạn
sản xuất kinh doanh

36

4.4.3- Chi phí cho 1 ha điều trong 1 năm

40

- Chi phí cho 1 ha điều trồng mới

40

+ Chi phí lao động cho 1 ha điều trồng mới

42

+Tổng chi phí cho 1 ha điều trồng mới

43

- Chi phí cho 1 ha điều trong giai đoạn kiến thiết cơ bản

44


+ Chi phí vật chất cho 1 ha điều trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản

44

+ Chi phí lao động cho 1 ha điều trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản.

46

+ Tổng chi phí chi 1 ha điều trong giai đoạn
kiến thiết cơ bản

48

- Chi phí cho 1 ha điều trong giai đoạn sản xuất kinh doanh.

48

+ Chi phí vật chất cho 1 ha điều trong
giai đoạn sản xuất kinh doanh.

49

+ Chi phí lao động cho 1 ha điều trong
giai đoạn sản xuất kinh doanh.

51

+ Tổng chi phí cho 1 ha điều trong giai đoạn

sản xuất kinh doanh

53

4.4.4- Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha điều
của 1 năm trong giai đoạn sản xuất kinh doanh
9

54


4.4.5- Cơ cấu thu nhập của 1 hộ nông dân trồng điều

60

4.4.6- Hiệu quả kinh tế cây điều so với cây trồng khác

61

4.4.7- Giá hạt điều

63

4.5- Nhu cầu vay vốn sản xuất của người dân trồng điều

66

4.6- Thị trường tiêu thụ sản phẩm điều

67


4.7- Đánh giá tiềm năng phát triển cây điều trên địa bàn xã

69

4.8- Phân tích ma trận SWOT

70

4.8.1- Những điểm mạnh bên trong (S)

70

4.8.2- Những điểm yếu bên ngoài (W)

71

4.8.3- Những cơ hội bên ngoài (O)

71

4.8.4- Những đe dọa từ bên ngoài (T)

72

4.9- Giải pháp đề xuất nhằm phát triển ngành trồng điều

72

4.9.1- Giải pháp về giống


73

4.9.2- Giải pháp về vốn

74

4.9.3- Giải pháp về công tác khuyến nông,
kỹ thuật canh tác

78

4.9.4- Giải pháp về thị trường, giá cả

79

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1- Kết luận

82

5.2- Kiến nghị:

83

5.2.1- Đối với chính quyền địa phương

83

5.2.2- Đối với người trồng điều


85

Tài liệu tham khảo

ix

10


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT & TTTH

: Điều tra và tính toán tổng hợp

PTKT

: Phát triển kinh tế

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


KTCB

: Kiến thiết cơ bản

ĐVT

: Đơn vị tính

VNĐ

: Việt Nam đồng

SL

: Số lượng

TT

: Thành tiền

NL

: Ngân lưu

NLR

: Ngân lưu ròng

LĐN


: Lao động nhà

LĐT

: Lao động thuê

TC

: Tổng chi phí

TVC

: Chi phí vật chất

TLC

: Chi phí lao động

TKC

: Chi phí khác

TR

: Giá trị sản lượng

LN

: Lợi nhuận


SWOT

: Phân tích ma trận

11


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích – dân số - Mật độ dân số

8

Bảng 2.2: Biến động dân số của xã trong 3 năm 2006-2008

8

Bảng 2.3: Tình hình lao động của xã trong năm 2008

9

Bảng 2.4: Tình hình học vấn của xã năm 2008

10

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất phân chia theo cây trồng năm 2008

11


Bảng 2.6: Tổng diện tích điều của cả xã 2006-2008

12

Bảng 3.1: Nhu cầu phân bón cho cây điều trong 3 năm đầu
và những năm tiếp theo

20

Bảng 4.1: Tổng hợp tổng quan của nông hộ điều tra

27

Bảng 4.2: Diện tích cây điều qua các năm (2006 – 2008) của xã

33

Bảng 4.3: Diện tích trồng mới trong năm 2008

33

Bảng 4.4: Diện tích điều đã cho sản phẩm

34

Bảng 4.5: Cơ cấu diện tích vườn điều SXKD phân loại theo độ tuổi

35

Bảng 4.6: Giá điều biến động qua các năm (2000 – 2008)


36

Bảng 4.7: Doanh thu từ bán hạt điều trên 1 ha qua các năm khai thác 38
Bảng 4.8: Chi phí vật chất cho 1 ha điều trồng mới

41

Bảng 4.9: Chi phí lao động cho 1 ha điều trồng mới

42

Bảng 4.10: Tổng chi phí cho 1 ha điều trồng mới

43

Bảng 4.11: Chi phí vật chất cho 1 ha điều giai đoạn kiến thiết cơ bản 45
Bảng 4.12: Chi phí lao động cho 1 ha điều giai đoạn kiến thiết cơ bản 47
Bảng 4.13: Tổng chi phí cho 1 ha điều trong giai đoạn KTCB

48

Bảng 4.14: Chi phí vật chất cho 1 ha điều của 1 năm trong
giai đoạn sản xuất kinh doanh.

49

Bảng 4.15: Chi phí lao động cho 1 ha điều của 1 năm
giai đoạn sản xuất kinh doanh.


52
12


Bảng 4.16: Tổng chi phí cho 1 ha điều của 1 năm
giai đoạn sản xuất kinh doanh.

54

Bảng 4.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế trên 1 ha điều
giai đoạn sản xuất kinh doanh

54

Bảng 4.18: Ngân lưu theo quan điểm tài chính

58

Bảng 4.19: Phân tích độ nhạy của lợi nhuận theo
năng suất và giá điều tính trên 1 ha.

59

Bảng 4.20: Cơ cấu thu nhập bình quân 1 năm trên một hộ trồng điều 60
Bảng 4.21: Tổng chi phí của cây điều và cây cà phê
trong giai đoạn kiến thiết cơ bản trên 1 ha cây trồng

61

Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế của cây điều và cây cà phê

trên 1 ha trong giai đoạn sản xuất kinh doanh

62

Bảng 4.23: Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất điều

66

Bảng 4.24: Nhu cầu giống mới cho mỗi năm

75

Bảng 4.25: Đề xuất vốn vay của người dân trồng điều

78

13


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hành chính xã Đồng Tâm, Đồng Phú, Bình Phước

5

Hình 2.2: Diện tích trồng Điều của xã qua 3 năm (2006-2008)

12

Hình 3.1: Cây điều thường và cây điều ghép


16

Hình 4.1: Giá hạt điều biến động qua các năm (2000 – 2008)

37

Hình 4.2: Năng suất vườn cây SXKD qua các năm
của một chu kỳ khai thác

39

Hình 4.3: Sơ đồ thể hiện việc thu mua hạt điều trên thị trường xã

67

Hình 4.4: Sơ đồ định hướng các giải pháp chiến lược phát triển
trồng điều của nông hộ

74

Hình 4.5: Giải pháp về việc thu mua hạt điều trên thị trường

80

14


CHƯƠNG 1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam đang trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, từng bước giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Do đó, Nhà nước ưu tiên phát triển các ngành hàng có thế
mạnh, tận dụng được ưu thế nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, sản phẩm
nông nghiệp của vùng nhiệt đới, nhằm phát triển ngành công nghiệp chế
biến hàng nông sản xuất khẩu, làm tăng giá trị của sản phẩm và thu ngoại tệ,
ngoài ra còn giải quyết việc làm cho lực lượng lao động còn tồn đọng tại các
vùng nông thôn.
Một trong những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam là cây điều.
Cây điều ngoài ý nghĩa kinh tế, nó còn có ý nghĩa tăng cường độ che phủ
thực vật cho khu vực, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dự thừa
không những ở trong tỉnh mà còn giải quyết việc làm cho những lao động từ
các tỉnh ngoài. Về yêu cầu đất đai, cây điều có khả năng tận dụng nguồn tài
nguyên đất đai cao, vì nó thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau, kể cả những nơi có tầng canh tác mỏng, độ phì thấp. Ngược lại
cây điều còn có khả năng cải tạo những vùng đất xấu được coi là cằn cỗi, nó
làm tăng độ tơi xốp đất, làm cho đất tăng nhanh hàm lượng chất hữu cơ, che
phủ và giữ độ ẩm tốt cho đất. Ngoài ra, cây điều cần vốn đầu tư thấp, kỹ
thuật canh tác không cao, dễ trồng, dễ thu hoạch. Vì vậy, có thể coi cây điều
là cây của người nghèo và được phát triển mạnh ở các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Bên cạnh đó cây điều còn có thể dùng thay thế cây lâm nghiệp
để che phủ xanh đất trống đồi trọc (diện tích điều ở Bình Phước chiếm 25%

15


điện tích đất lâm phần của Bình Phước). Chương trình kinh tế trang trại,
chương trình 135 cũng đã và đang tiếp tục hỗ trợ tốt cho sản xuất điều phát

triển, đây là một thuận lợi lớn để cho phát triển cây điều ở Bình Phước nói
chung và xã Đồng Tâm nói riêng. Mặc dù chỉ phát triển trong khoảng hơn 10
năm trở lại đây nhưng nó đã mang lại những kết quả đáng khả quan. Nguồn
nguyên liệu cũng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Trong thời gian
hiện nay, trên thế giới đang có nhiều biến động cả về giá sản phẩm cũng như
nhu cầu về mặt hàng này. Do vậy, ngành điều Việt Nam cần phải có định
hướng và chính sách phù hợp để phát huy được tiềm năng sẵn có của mình
nhằm tận dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại trong cả nước vẫn còn 2/3 diện tích vườn điều
giống cũ, hình thức canh tác còn quảng canh, chưa được cải tạo, năng suất
tuy có tăng nhưng chất lượng điều chưa cao. Cụ thể trong năm 2008, các
thương lái đã trộn vật liệu phụ vào số lượng điều làm cho trọng lượng tăng
thêm 15%, điều đó đã làm cho uy tín của ngành điều xuất khẩu Việt Nam, là
nguyên nhân chính gây ra việc giảm giá điều trong năm 2008 làm ảnh hưởng
tới việc sản xuất của người dân trồng điều. Bên cạnh đó một số chính sách,
cơ chế, qui định trong Quyết định 120 của Thủ tướng Chính phủ chưa được
thực hiện một cách có hiệu quả. Hầu hết những người trồng điều trên các
vùng đất trống, đồi trọc, vùng phòng hộ chưa được sự hỗ trợ của Nhà nước.
Vì vậy, cần xác định được những thuận lợi và khó khăn mà ngành
điều xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước gặp phải trong tiến
trình chuyên canh cây điều để từ đó có những giải pháp, chính sách phù hợp
để nâng cao năng suất vườn cây điều của nông hộ, ổn định vùng nguyên liệu
nhằm phát triển bền vững cây điều đúng với tiềm năng sẵn có của nó.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế với sự đồng ý của khoa Kinh tế trường
Đại học Nông - Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn tận tình của
16


thầy Thái Anh Hòa, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU TẠI XÃ ĐỒNG

TÂM, HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1- Mục đích chung:
Nghiên cứu thực trạng của ngành sản xuất điều, phân tích đánh giá
được hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân trồng điều (cây điều ghép và
cây điều thường) tại xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
1.2.2- Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất điều tại xã Đồng Tâm - Đồng Tiến,
huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
- Nắm bắt tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người nông dân
sản xuất điều gặp phải.
- Xác định hiệu quả kinh tế của cây điều.
- Đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển ngành trồng
điều trên cơ sở phù hợp với tiềm năng phát triển cây điều tại địa phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1- Phạm vi thời gian.
Đề tài được thực hiện từ 30/1/2009 đến 18/4/2009.
1.3.2. Phạm vi không gian:
Không gian nghiên cứu tại: xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản:

17


Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết cua đề tài, mục đích, nội dung, phạm vi, cấu
trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, những điều
kiện thuận lợi, khó khăn của xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước nhằm có những đánh giá chung ảnh hưởng đến việc sản xuất cây điều
tại địa phương.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu sơ lược về cây điều, những cơ sở lý luận khoa học, và các
chỉ tiêu nhằm xác định hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng điều trên
địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Đánh giá giá thực trạng về việc sản xuất điều tại địa phương.
- Tìm hiểu tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất điều.
- Xác định hiệu quả kinh tế do cây điều mang lại.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển cây điều tại
địa phương.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận và kiến gnhị nhằm phát triển cây điều, và
ngành điều Việt Nam.

18


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
2. 1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1- Vị trí địa lý của xã
Hình 2.1: Bản đồ hành chính xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình
Phước

Xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, được thành lập từ

năm 2002, là một xã nghèo vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn đang thụ
hưởng chính sách 135 của chính phủ. Toàn xã tổng diện tích đất tự nhiên
8.924 ha.
Tiết giáp với huyện Bù Đăng, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước.

19


2.1.2- Địa hình
Xã Đồng Tâm nằm trải dài hơn 12 km dọc Quốc lộ 14 (đây là một
quốc lộ quan trọng của cả nước thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh), nối
liền với các tỉnh phía Bắc qua Tây Nguyên vào các tỉnh Nam Bộ. Mặt khác,
xã Đồng Tâm nằm trong vùng chuyển tiếp giữa huyện Bù Đăng về tỉnh lỵ
Bình Phước. Vì vậy nó có vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị, an ninh
quốc phòng, là điều kiện thuận lợi cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác,
sử dụng đất, hội nhập phát triển kinh tế với bên ngoài. Tuy nhiên xã Đồng
Tâm có nhiều địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh, là một trở ngại lớn
trong việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
2.1.3- Khí hậu, thời tiết - thủy văn - thổ nhưỡng
Xã Đồng Tâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm.
Thời tiết trong năm được phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC. Nhiệt độ cao nhất trong
năm là 39oC, nhiệt độ thấp nhất là 20oC.
- Thủy văn: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa
rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 90% tổng
lượng mưa của cả năm. Chỉ riêng 4 tháng mưa nhiều nhất, lượng mưa chiếm
63% tổng lượng mưa của cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi nước lại thấp
hơn mùa khô do vậy độ ẩm trong mùa mưa rất cao. Lượng mưa lớn, tập
trung đã xảy ra trong quá trình xói mòn. rửa trôi rất nhanh. Đặc biệt là trên
địa hình rất dốc, lượng sét mùn đã bị lôi cuốn xuống vùng đất thấp, dẫn tới

nhiều biến đổi trong phân hóa thổ nhưỡng.
Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, lượng
mưa trong mùa này rất thấp (chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa của cả năm).
Bên cạnh đó lượng bốc hơn nước lại rất cao, chiếm khoản 67 – 70% lượng
bốc hơn của cả năm. Điều này đã đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung
20


dịch hòa tang các Secquioxyt Sắt, ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng trên và bị
ôxy hóa tạo thành đá ong trên lãnh thổ của xã.
Độ ẩm trung bình trong năm là 78%, lượng mưa trung bình trong năm
là 3.231 mm/năm.
-Thổ nhưỡng: Thổ nhưỡng của xã được chia thành 2 nhóm đất chính
là đất đỏ nâu trên đá Bazan (diện tích chiếm 2.980 ha chiếm 34%) và đất nâu
vàng trên Bazan (diện tích 4.962 ha chiếm 56%), phần còn lại là đất phù sa,
đất dốc.
Tóm lại, điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn, thổ nhưỡng ở xã rất
thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp của xã, đặt biệt là các loại cây
công nghiệp dài ngày có giá trị xuất khẩu cao như Điều, Cao su, Tiêu,
Càphê…
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1- Nguồn gốc phát triển cây điều tại địa phương
Ở Bình Phước cây điều xuất hiện từ thời kỳ hình thành địa phương
nhưng chủ yếu được trồng lẻ tẻ để lấy trái ăn, và dùng nhân hạt làm thực
phẩm cho các bữa ăn đơn giản. Sau năm 1975, tại từng hộ gia đình đều có
trồng nhưng chưa phát triển với mục đích kinh doanh hàng hóa.
Sau năm 1990 được địa phương khuyến khích lập vườn, phần lớn
trong từng nông hộ đã hình thành được vườn từ 1-3 ha đến nay toàn xã có
khoảng 2.256 ha.
Tại tỉnh Bình Phước hiện nay, cây điều là cây trồng chủ yếu góp phần

tăng trưởng kinh tế tại địa phương và đời sống của bà con nông dân dần đi
vào thế ổn định, yên tâm trong việc sản xuất nông nghiệp.
2.2.2- Dân số, lao động
-Dân số: Tính đến ngày 31-12-2008 tổng số hộ là 1.588 với tổng số
nhân khẩu là 7.234 khẩu.
21


Bảng 2.1 : Diện tích – dân số - Mật độ dân số
ĐVT: Người
Đơn vị

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(Km2)

(người)

(người/Km2)

89,24

7.234

81


Toàn xã

Nguồn: UBND xã Đồng Tâm
Việc phân bố dân cư do nhu cầu sử dụng đất đai trong nông nghiệp
của nông dân là chủ yếu.
Mật độ dân số cao nhất là Trung tâm xã và dọc đường Quốc lộ 14. Do
có điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, văn hóa, y tế, giáo dục nên dân số tập
trung đông tại đây nhiều hơn so với các nơn khác trong xã. Là một xã được
chia tách, thành lập năm 2002, tỉ lệ dân di canh, di cư còn nhiều và sự phân
bố dân cư còn thiếu cân đối.
Bảng 2.2: Biến động dân số của xã trong 3 năm (2006 – 2008)
ĐVT: phần ngàn
Năm

2006

2007

2008

Tỷ lệ sinh

0,09

0,085

0,077

Tỷ lệ tử


0,005

0,004

0,004

Tỷ lệ tăng tự

0,039

0,0395

0,040

nhiên
Nguồn: UBND xã Đồng Tâm
Qua bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ sinh trong 3 năm trở lại đây cao hơn nhiều
so với tỷ lệ tử. Do đó, tỷ lệ tăng tự nhiên trong 3 năm trở lại đây là rất nhanh
và đây là nguồn lao động dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

22


- Lao động:
Bảng 2.3: Tình hình lao động của xã năm 2008
ĐVT

Người
%


Số khẩu

Tổng số

Nam

Nữ

3.835

3.399

53

47

Lao động
Trong độ tuổi

Ngoài độ tuổi

7.234

3.761

3.472

100


52

48

Nguồn: UBND xã Đồng Tâm
2.3.3- Cơ sở hạ tầng
Điện: Toàn bộ xã đều có điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng
điện sinh hoạt và bướt đầu đảm bảo lưới điện cho một số khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Tuy nhiên, ở một số thôn của xã do các hộ dân cư phân tác, khoảng
cách giữa hộ còn khá xa, hầu hết những hộ nơi xa xôi hẻo lánh chưa có điện
để sử dụng. Tồn tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp
nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Lưới điện dùng cho khu vực nông nghiệp – nông thôn hầu hết là dùng
cho sinh hoạt nhất là chiếu sáng (chiếm khoảng 80% sản lượng điện tiêu
thụ), ngoài ra còn dùng cho các tiện nghi sinh hoạt, máy bơm nước, máy
hàn… Do đó, trong tương lai ưu tiên cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đường
dây hạ thế phục vụ cho các hộ dân ở vùng xa, vùng sâu nhằm thúc đẩy nền
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của người dân trong
vùng.
Giao thông: UBND xã nằm ven quốc lộ 14 với tổng chiều dài quốc lộ
là hơn 12 km. Đây là điều kiện thuận lợi để giao thương với các huyện, xã
khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Ngoài ra, các tuyến đường liên xã một
số nơi cũng được trải nhựa, nâng cấp tu bổ các tuyến đường xấu hàng năm
23


theo chương trình 135 của Chính phủ. Cho đến nay vấn đề đi lại đối với
người dân của từng thôn đã được cải thiện rõ rệt. Trung tâm xã cách tỉnh lỵ
Đồng Xoài 20 km với điều kiện giao thông thuận lợi như vậy là lợi thế vô

cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, dịch vụ của xã.
Nhà ở: Trong một vài năm lại đây, năng suất cây trồng được nâng
cao, giá nông sản dần đi vào ổn định, kinh tế địa phương phát triển kéo theo
nhu cầu xây dựng nhà kiên cố tăng cao. Số hộ có nhà xây trong vài năm trở
lại đây tăng tương đối nhanh, số nhà tạm đã giảm đi đáng kể. Đời sống của
từng người từng bước đi vào ổn định và yên tâm sản xuất. Do đó, kinh tế có
phát triển và tăng trưởng thì đời sống của người dân mới ổn định và mức
sống được nâng cao.
Công tác giáo dục
Bảng 2.4: Tình hình giáo dục của xã năm 2008
ĐVT: người
Khoản mục

Số trường học

Số lớp

Số giáo viên

Số học sinh

Trường mần non

1

10

22

220


Trường Tiểu học

1

15

49

623

Trường THCS

1

12

33

307

Trường THPT

0

0

0

0


Nguồn: UBND xã Đồng Tâm
Công tác y tế: Xã Đồng Tâm có 1 Trạm y tế và thường xuyên duy trì
tốt việc khám và điều trị và cấp thuốc, quản lý triển khai đầy đủ các dự án
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời kiện toàn và củng cố mạng lưới
y tế thôn bản. Cùng với 1 bệnh viện của Binh đoàn 16 Bộ Quốc phòng đóng
tại địa bàn xã, nên việc thăm, khám chữa bệnh, điều trị cho người dân trên
địa bàn xã rất tốt.
24


2.3.4- Cơ cấu kinh tế của xã
Cơ cấu kinh tế của xã: Thế mạnh về kinh tế là hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp. Trong năm vừa qua, ngành nông – lâm nghiệp đã giảm
dần tỷ trọng nhưng không ngừng tăng lên về giá trị. Cụ thể là năm 2008, tỷ
trọng ngành nông – lâm nghiệp đã giảm từ 71,5% xuống còn 70,5%, trong
khi đó giá trị ước tính khoảng 33,5 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 12%.
Trong ngành nông nghiệp cũng có sự khác biệt về cơ cấu sử dụng dất
của các loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, sự khác biệt có thể hiện
qua bảng dưới dây
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất phân chia theo cây trồng năm 2008
Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2.012

89


1.574

78

- Cà phê

88

0,44

- Cao su

230

12

- Tiêu

14

0,07

- Cây lâu năm khác

105

0,53

244


11

2.256

100

Diện tích trồng cây lâu năm
- Điều

Cây hàng năm
Tổng cộng

Nguồn: UBND xã Đồng Tâm
Qua bảng 2.5 cho ta thấy có đến 89% là cây lâu năm, cao hơn rất
nhiều so với cây hàng năm. Trong 89% diện tích là cây lâu năm thì diện tích
cây điều là rất cao (khoảng 78%). Cũng trong năm 2008, trong tổng diện tích
cây lâu năm là 2.012 ha có đến 1.574 ha là diện tích trồng điều với 1.480 ha
điều đã cho sản phẩm.

25


×