Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TRẦN NGỌC LIỄU
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/ 2009


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA
ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TRẦN NGỌC LIỄU

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn: Ks. Nguyễn Huy Vũ

Tháng 07 năm 2009


i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ks. Nguyễn Huy Vũ,
người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh và toàn thể thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường ĐH Nông Lâm
đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và sinh hoạt tại trường trong suốt
4 năm học vừa qua.
Xin cảm ơn sự chấp thuận của Ban Giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định và
sự giúp đỡ của các Bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tại các khoa phòng. Đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Hành chính quản trị, khoa Vi sinh và
khoa Chống nhiễm khuẩn cùng các cô chú, anh chị tại các khoa phòng đã cung cấp các
số liệu, các thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến lớp DH05QM cùng tất cả bạn bè, thân hữu đã giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Cuối cùng, con xin cảm ơn gia đình đã là nguồn động viên và là điểm tựa vững
chắc để hỗ trợ và tạo nghị lực cho con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Trần Ngọc Liễu

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành

tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, thời gian từ 1/4/2009 đến ngày 20/6/2009.
Khóa luận được thực hiện với những nội dung chính như sau:
Chương 1. Nêu lên những vấn đề cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài cùng
với mục tiêu, giới hạn và phương pháp nghiên cứu của khóa luận.
Chương 2. Nêu lên những vấn đề tổng quan về chất thải y tế, những ảnh hưởng
của chất thải y tế đối với sức khỏe của con người và môi trường, thực trạng ô nhiễm
môi trường mà nguyên nhân là do chất thải y tế được thải ra từ các cơ sở y tế đồng thời
liệt kê những văn bản pháp lệnh có liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế.
Chương 3. Tổng quan về bệnh viện nhân dân Gia Định cũng như nêu lên thực
trạng môi trường tại bệnh viện nhân dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh.
Chương 4. Các đặc điểm của chất thải y tế tại bệnh viện nhân dân Gia Định và
những nhận định, đánh giá về hiện trạng quản lý chất thải y tế tại đây.
Chương 5. Đề xuất những giải pháp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân
dân Gia Định bao gồm quản lý về mặt hành chính và quản lý về mặt kỹ thuật.
Chương 6. Kết luận và kiến nghị.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Chương 1 – MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................2
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
U

Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ ...................................................4
2.1 CHẤT THẢI Y TẾ..................................................................................................4
2.1.1 Định nghĩa và phân loại CTYT .............................................................................5
2.1.2 Thành phần và tính chất của CTYT ......................................................................7
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CTYT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON
NGƯỜI ............................................................................................................................9
2.2.1 Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường............................................................9
2.2.2 Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng ...........................................10
2.3 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM DO CTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN .........................11
2.4 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI Y TẾ..................................................................................................12
Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH .................14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ...................................14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện...................................................14
iv


3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của bệnh viện................................................16
3.1.3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Nhân dân Gia Định ...............................................16
3.1.4 Quy mô khám chữa bệnh của bệnh viện .............................................................18
3.1.5 Giới thiệu về các khoa/ phòng có liên quan đến công tác quản lý môi trường ...18
3.1.6 Điều kiện tự nhiên của bệnh viện Nhân dân Gia Định........................................19
3.1.7 Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực................................................................19
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ....20

3.2.1 Vấn đề sử dụng tài nguyên và nguyên vật liệu trong bệnh viện .........................20
3.2.2 Hiện trạng môi trường tại bệnh viện ...................................................................22
Chương 4 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ......................................................................29
4.1 ĐẶC ĐIỂM CTYT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ........................29
4.1.1 Nguồn thải chính .................................................................................................29
4.1.2 Thành phần chất thải ...........................................................................................30
4.1.3 Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn.....................................................................30
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTYT TẠI BVNDGĐ..........................30
4.2.1 Hệ thống quản lý hành chính...............................................................................30
4.2.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật ...................................................................................36
Chương 5 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ............................46
5.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ..............................................................46
5.1.1 Trách nhiệm của Ban Giám đốc ..........................................................................46
5.1.2 Trách nhiệm của Ban chỉ đạo quản lý CTYT của bệnh viện ..............................47
5.1.3 Trách nhiệm của Khoa Chống nhiễm khuẩn .......................................................47
5.1.4 Trách nhiệm của Điều dưỡng trưởng tại các khoa, phòng ..................................48
5.1.5 Trách nhiệm của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, khách những người xung
quanh .............................................................................................................................48
5.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT ...................................................................48
5.2.1 Phân loại chất thải rắn .........................................................................................49
5.2.2 Thu gom chất thải................................................................................................50
5.2.3 Vận chuyển chất thải ...........................................................................................51
v


5.2.4 Lưu giữ chất thải..................................................................................................52
5.2.5 Xử lý chất thải .....................................................................................................53
5.3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT .....................................................................................53
Chương 6 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................55
6.1 KẾT LUẬN ...........................................................................................................55
6.2 KIẾN NGHỊ...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi trường

BVNDGĐ

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

BYT

Bộ Y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTYT

Chất thải y tế


CTR

Chất thải rắn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH ..........15
SƠ ĐỒ 3.2: BAN CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ CTYT TẠI BVNDGĐ................................19
SƠ ĐỒ 3.3: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTYT CỦA
BVNDGĐ .....................................................................................................................25
SƠ ĐỒ 3.4: NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ...............................................................30
SƠ ĐỒ 4.1: QUY TẮC VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI BỆNH VIỆN .........................................................................................................38

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: KẾT QUẢN PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CTYT TẠI CÁC BỆNH
VIỆN TP. HCM............................................................................................................11
BẢNG 2.2: THÀNH PHẦN HÓA LÝ CỦA CTYT....................................................13
BẢNG 2.3: KHỐI LƯỢNG CTYT PHÁT SINH THEO TUYẾN BỆNH VIỆN .......15
BẢNG 3.1: LƯỢNG NGƯỜI KHÁM CHỮA BỆNH TRONG 1 NGÀY ..................19
BẢNG 3.2: DANH MỤC HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHỤC VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI BVNDGĐ .............................................................................................................22
BẢNG 3.3: DANH MỤC HỆ THỐNG MÁY MÓC PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC

XÉT NGHIỆM .............................................................................................................22
BẢNG 3.4: SỐ LƯỢNG CTYT PHÁT SINH HÀNG NGÀY TẠI BVNDGĐ ..........26
BẢNG 3.5: NỒNG ĐỘ NƯỚC THẢI Y TẾ CỦA BVNDGĐ....................................28
BẢNG 3.6: KẾT QUẢ ĐO ĐẠC MẪU KHÍ TẠI CÁC VỊ TRÍ KHÁC NHAU TẠI
BVNDGĐ .....................................................................................................................28
BẢNG 4.1: NGUỒN THẢI CTYT CỦA BVNDGĐ .................................................. 31
viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tp. HCM hiện đang là trung tâm kinh tế – văn hóa, khoa học kỹ thuật, xã hội

lớn nhất Việt Nam với định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với số
dân hơn 8 triệu người thì con số này thật sự là một sức ép không nhỏ đối với vấn đề
môi trường sống đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng của thành phố. Theo thống kê
của Sở Tài nguyên Môi trường Tp. HCM, hằng ngày lượng chất thải phát sinh và thải
ra môi trường từ tất cả các ngành nghề và do sinh hoạt của người dân tại Tp. HCM vào
khoảng 8,5 tấn/ ngày, trong đó có hơn 1,5 – 1,7 tấn chất thải có tính chất nguy hại.
Lượng rác này ngoài tính chất có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường còn ẩn
chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn cao đối với sức khỏe con người nếu chúng được thải
từ quá trình khám chữa bệnh cho con người.
Trong bối cảnh đó, để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, Tp.
HCM đã đặt công tác quản lý môi trường trong sự phát triển kinh tế định hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xem đó là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển đất nước như hiện nay.
Bệnh viện nhân dân Gia Định là một bệnh viện đa khoa có quy mô lớn, chịu

trách nhiệm khám chữa bệnh cho đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tuyến có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe. Với sự phát triển và hiện đại cả trong công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thì lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện ngày càng
tăng và đã thực sự nhận được sự quan tâm sâu sắc của tất cả mọi người từ phía ban
lãnh đạo cho đến tất cả nhân viên bệnh viện.

1


Sức khỏe là tài sản quí nhất của con người, môi trường lại là nhân tố có ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt là môi trường trong bệnh viện. Từ
vấn đề đó cùng với mục đích tìm hiểu hiện trạng môi trường và từng bước cải thiện
tình trạng cũng như công tác quản lý môi trường tại các bệnh viện, tôi đã thực hiện đề
tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh”.
1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
− Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhân dân
Gia Định dựa theo quy chế quản lý chất thải y tế của BYT.
− Nhận định những điểm phù hợp và không phù hợp của bệnh viện khi thực hiện
quy chế.
− Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế
tại Bệnh viện nhân dân Gia Định.

1.3

GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
− Đề tài này chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác phân loại, thu

gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTYT từ các hoạt động khám chữa bệnh và
sinh hoạt tại bệnh viện nhân dân Gia Định.
− Vấn đề nước thải và khí thải không được đề cập đến.
− Do vấn đề nghiên cứu của đề tài còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ mang tính
chất định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo về xử lý môi trường cụ thể.

1.4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
− Làm rõ một số khái niệm về CTYT: khái niệm CTYT, phân loại chất thải, chất
thải y tế nguy hại, quản lý chất thải y tế, giảm thiểu chất thải y tế, tái sử dụng,
tái chế, thu gom chất thải, vận chuyển chất thải, xử lý ban đầu, xử lý và tiêu hủy
chất thải,…
− Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường bệnh viện nhân dân Gia Định:
+ Hiện trạng môi trường tại bệnh viện.
2


+ Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải y tế tại bệnh viện
+ Hiện trạng quản lý CTYT tại BVNDGĐ
+ Cơ sở hạ tầng được sử dụng trong công tác quản lý CTYT.
Æ Từ đó, tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng môi trường và trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải y tế tại bệnh
viện nhân dân Gia Định dựa trên quyết định số 43/2007/QĐ – BYT về Quy chế quản
lý CTYT của Bộ Y tế.
1.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu dự kiến được sử dụng trong quá trình thực hiện


khóa luận bao gồm: tổng hợp tài liệu, phỏng vấn điều tra, xử lý và phân tích dữ liệu,
đánh giá, dự báo:
− Tham khảo, thu thập các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, các số liệu về các
vấn đề có liên quan đến môi trường bệnh viện, tài liệu từ các trang web, tài liệu
từ luận văn và giáo trình,…
− Khảo sát thực tế tại bệnh viện.
− Phỏng vấn trực tiếp cán bộ – nhân viên trong bệnh viện và tham khảo ý kiến
của giáo viên hướng dẫn.
Phân tích các dữ liệu nhằm đưa ra các thông tin chính xác và có ý nghĩa cho việc
giải quyết các vấn đề,…

3


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ
2.1

CHẤT THẢI Y TẾ
Để đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của con người và sinh vật khỏi những

nguy hiểm do việc quản lý không tốt các loại chất thải từ khi phát sinh đến khâu xử lý,
tiêu hủy cuối cùng, từ năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý
chất thải nguy hại. Trên cơ sở Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng ban
hành, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo Quyết định số
2575/1999/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế. Đây được xem là văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất nhằm cụ thể hóa công tác quản lý CTYT tại các cơ sở y tế từ việc thu
gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTYT. Quy chế cũng quy định rõ trách
nhiệm của các cơ quan, bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc trong việc quản lý
chất thải y tế nguy hại từ khâu phát sinh cho đến khâu xử lý cuối cùng. Thời gian vừa

qua Lực lượng liên ngành, cục Cảnh sát môi trường thuộc Bộ công an, Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã kiểm tra, phát hiện một số cơ sở y tế, bệnh viện đã bán rác thải y tế
có tính chất lây nhiễm, nguy hại ra bên ngoài để tái chế thành các mặt hàng gia dụng.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đề ra Quy chế quản lý CTYT với Quyết định số
43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007, Quyết định này thay cho quyết định
số 2575/1999/QĐ – BYT, quy định cụ thể hơn nữa công tác quản lý CTYT tại các cơ
sở y tế cũng như quy định các loại CTYT sạch, không dính các thành phần lây nhiễm,
nguy hại được phép tái chế và bán cho các đơn vị chức năng có quyền hạn theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4


2.1.1 Định nghĩa và phân loại CTYT
2.1.1.1 Định nghĩa
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất này không được tiêu hủy an toàn.
Chất thải thông thường hay rác sinh hoạt là chất thải không chứa các yếu tố lây
nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ hay có khả năng gây độc mà không
cần phải lưu trữ, xử lý đặc biệt. Chất thải này phát sinh từ tất cả các khu vực khác nhau
trong bệnh viện.
2.1.1.2 Phân loại
Theo điều 5 và điều 6 Quy chế quản lý chất thải y tế (Quyết định số
43/2007/QĐ – BYT), căn cứ vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy
hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
− Chất thải lây nhiễm
− Chất thải hóa học nguy hại

− Chất thải phóng xạ
− Bình chứa áp suất
− Chất thải thông thường.
Các loại chất thải y tế được phân loại cụ thể như sau:
a. Chất thải lây nhiễm:
− Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật
sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
− Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng cách ly.
− Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
5


− Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người;
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
b. Chất thải hóa học nguy hại:
− Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
− Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
− Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế
bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
− Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân, cadimi (Cd), chì...
c. Chất thải phóng xạ:
− Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
− Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều
trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ – BYT ngày 24 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

d. Bình chứa áp suất:
− Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
e. Chất thải thông thường:
− Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách
ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu đóng gói,
thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
(Nguồn: Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT).
6


2.1.2 Thành phần và tính chất của CTYT
2.1.2.1 Thành phần CTYT
Thành phần của CTYT là thông số quan trọng trong việc đánh giá khả năng thu
hồi phế liệu và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải thích hợp.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích thành phần rác y tế (trong túi vàng) tại các bệnh viện
thành phố Hồ Chí Minh
STT

Thành phần

Khối lượng (%)


1

Thủy tinh

9,5

2

Plastic các loại

9,5

3

Cao su

21

4

Vải

1,5

5

Kim loại

1,5


6

Giấy

7,5

7

Thực phẩm các loại

7,5

8

Độ ẩm (nước)

4

(Nguồn dự án Việt Nam-Australia quản lý CTR, 5/2000 TPHCM)
2.1.2.2 Tính chất CTYT
Độ ẩm: độ ẩm của CTYT là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của
chất thải, được xem xét khi lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bể chôn lấp và lò đốt.
Độ ẩm thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Chất thải y tế tùy loại có độ
ẩm từ 37% - 42%. (Nguồn: Quản lý chất thải rắn, 2001, Bộ Xây dựng).
Tỷ trọng: tỷ trọng của chất thải được xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của
mẫu rác và thể tích chiếm chỗ của nó. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ
nén chặt của chất thải. Trong công tác quản lý CTYT, tỷ trọng là thông số quan trọng
trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý vì qua đó ta có thể tính được nhu cầu của
trang thiết bị, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô lò đốt. Do CTYT có thành

phần hữu cơ cao nên tỷ trọng chất thải thấp và có tỷ trọng trung bình của CTYT là 150
kg/m3. (Nguồn: Quản lý chất thải rắn, 2001, Bộ Xây dựng).

7


Đặc tính hóa học và giá trị nhiệt lượng: Đặc tính hóa học và giá trị nhiệt lượng
được xem xét khi lựa chọn phương án xử lý chất thải, thời gian thu gom, vận chuyển
chất thải…Thông thường chất thải có giá trị nhiệt lượng cao sẽ xử lý bằng phương
pháp thiêu đốt. Chất thải có thành phần hữu cơ cao dễ phân hủy, thu gom trong ngày
sẽ được ưu tiên xử lý theo phương pháp sinh học.
− Đặc tính hóa học:
+ Thành phần hữu cơ được xác định là phần vật chất có thể bay hơi hay còn
gọi là tổn thất khi nung ở nhiệt độ 9500C.
+ Thành phần vô cơ là phần còn lại sau khi nung chất thải ở 9500C.
+ Thành phần phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N, S, nước,…được xác
định để tính giá trị nhiệt lượng của chất thải.
− Giá trị nhiệt lượng:
+ Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTYT. Giá trị này được xác định theo công
thức Dulong.
+ Đơn vị nhiệt lượng (KJ/Kg) = 2,326 {145,4C + 620 (H1/80) + 41S}
+ Trong đó: C lượng Cacbon tính theo phần %.
H: tính theo %
O: tính theo %
S: tính theo %
Bảng 2.2: Thành phần hóa lý của CTYT
Thành phần

Phần trăm trọng lượng (%)


C
50,85
H
6,71
O
19,15
N
2,75
Ca
0,1
P
0,08
S
2,71
Cl
15,1
Tro
1,05
Nước
1,5
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 1998)

8


Dựa vào bảng 2.2 ta tính được giá trị nhiệt lượng của CTYT tại TP. HCM là
17.493 kg/KJ. Giá trị nhiệt lượng cao đồng nghĩa với việc lựa chọn phương pháp thiêu
đốt là mang lại hiệu quả cao.
2.2


ẢNH HƯỞNG CỦA CTYT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE

CON NGƯỜI
2.2.1 Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường
Theo thống kê của Bộ Y tế (2005) cả nước có hơn 1087 bệnh viện với tổng số
hơn 140.000 giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế xã, trên 30.000 cơ sở phòng khám
tư nhân…Tổng lượng CTYT phát sinh hơn 300 tấn/ ngày, trong đó có khoảng 40 – 50
tấn là chất thải nguy hại cần phải xử lý. Ước tính đến năm 2010, tổng lượng chất thải
rắn y tế phát sinh là hơn 500 tấn/ ngày, trong đó có khoảng 60 – 70 tấn/ ngày là chất
thải rắn y tế nguy hại phải xử lý. Qua số liệu thống kê, có tới 60% bệnh viện còn xử lý
chất thải rắn bằng lò đốt thủ công, đốt ngoài trời hoặc chôn lấp, đa số các bệnh viện sử
dụng phương pháp chuyển giao CTYT cho các công ty có khả năng xử lý CTYT nguy
hại được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, các công ty này sẽ ký hợp
đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với các bệnh viện để thu gom rác tại bệnh viện để chuyển
về xử lý tại hệ thống xử lý tập trung của công ty. Tuy nhiên, đa phần CTYT nguy hại
được đốt ngoài trời, như vậy trong quá trình thiêu đốt sẽ làm phát sinh đáng kể một
lượng tro và khí thải chưa qua bất kỳ một khâu xử lý nào phát tán vào môi trường
mang theo vô số mầm bệnh, khí độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó các bãi rác sinh hoạt có lẫn CTYT nguy hại như bông, băng dính
máu mủ, kim tiêm, hóa chất…tạo thành dịch bệnh, phát mùi hôi thối và dẫn đến mất
mỹ quan môi trường.
Vào tháng 2/ 2009 vừa qua, trên các phương tiện báo đài có đề cập đến sự việc
CTYT “ bốc hơi” tại Công ty môi trường đô thị Tp. Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy
tình trạng quá tải của hệ thống xử lý tại Công ty MTĐT không đủ công suất để có thể
xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh tại các bệnh viện khu vực TP. HCM. Câu hỏi đặt
ra là lượng CTYT “bốc hơi” này sẽ đi đâu? Và nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối
với môi trường khi thành phần của nó chứa vô số chất có khả năng gây hại đối với môi
trường và sức khỏe con người.
9



2.2.2 Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng
Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn
các chất thải có tính nguy cơ cao phát sinh hàng ngày tại các đô thị có thể tạo nên
những mối nguy cơ cho sức khoẻ con người nếu không được thu gom và quản lý tốt,
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và làm mất vẽ mỹ quan của môi trường. Các
thành phần hữu cơ trong chất thải rắn có đặc tính phân huỷ sinh học nhanh trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm, sản sinh ra mùi hôi thối khó chịu và trở nên cực kỳ hấp dẫn với
chuột, ruồi, bọ và các loại côn trùng khác. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực
khuẩn lao….tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác, riêng trực khuẩn phó thương hàn
tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày. Những loại ký sinh trùng này tồn tại và phát triển
nhanh chóng gây nên những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ cộng đồng.
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây bệnh tật hoặc tổn thương, trong
chất thải y tế có chứa các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hoá chất và dược
phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn…
Ước tính cứ 4 kg rác thải y tế lại có 1 kg đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm
(Nguồn:, 2007). Do đó, rác thải y tế có thể trực tiếp ảnh
hưởng tức khắc lên sức khỏe của con người và gây ra bệnh dịch.
™ Các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTYT nguy hại là những người có nguy cơ lây
nhiễm cao, bao gồm những người làm việc trong và ngoài các cơ sở y tế, những người
làm nhiệm vụ vận chuyển các CTYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm
với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý.
− Nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao gồm:
+ Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải,
các lò đốt rác,…) và những người bới rác, thu gom rác.
+ Bác sĩ, y tá, hộ lý.
+ Những nhân viên phục vụ cho các cơ sở khám chữa bệnh và điều trị.
+ Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú.
− Nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh thấp gồm:

+ Các nhân viên làm việc trong khuôn viên bệnh viện.
10


+ Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
+ Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn CTYT quy mô
nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh từ
những tủ thuốc gia đình hoặc do những cá nhân tiêm chích ma túy vứt ra.
2.3

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM DO CTYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm hàng đầu về dịch vụ y tế

chất lượng cao của Việt Nam. Theo thống kê năm 2007 thì thành phố có 103 bệnh
viện, 24 trung tâm y tế, 317 trạm y tế xã, phường và 10.000 phòng mạch tư nhân với
số lượng cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
cao nhiều nhất nước. Ngành y tế vẫn đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
y tế để tăng cường năng lực khám chữa bệnh của thành phố, tăng 770 giường bệnh nội
trú cho các cơ sở khám chữa bệnh, nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao được đưa vào điều
trị, thực hiện các ca mổ ghép tạng, phát triển chương trình chuẩn đoán điều trị từ xa
với các tỉnh bạn, các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng được thực hiện nhiều
hơn, công tác phòng ngừa dịch bệnh được triển khai mạnh mẽ.
Bên cạnh những thế mạnh trong công tác khám và chữa bệnh của các cơ sở y tế
trên địa bàn thành phố thì hiện nay một vấn đề nhức nhối tại các bệnh viện là tình
trạng chất thải y tế thải ra với khối lượng ngày càng lớn. Theo thống kê của Công ty
môi trường đô thị TP. HCM, tính đến tháng 3/2009 đã có 129 cơ sở ngoài công lập, 54
bệnh viện công lập, 24 bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TP. HCM đã đăng ký
thu gom RTYT. Tuy nhiên, hầu hết chất thải từ các cơ sở y tế này chưa được quản lý,
xử lý một cách chặt chẽ hoặc nếu có xử lý thì chỉ theo cách đối phó hoặc chưa đúng
quy định.

Bảng 2.3: Khối lượng chất thải y tế phát sinh theo tuyến bệnh viện
Tổng lượng chất thải
Chất thải y tế nguy hại
(kg/ giường bệnh/ ngày) (kg/ giường bệnh/ ngày)
Bệnh viện trung ương
0,97
0,16
Bệnh viện tỉnh
0,88
0,14
Bệnh viện huyện
0,73
0,11
Trung bình
0,86
0,14
(Nguồn: Bộ Y tế, Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý CTR, NXB Y học – HN, 1999)
Tuyến bệnh viện

11


Nhận xét:
Nhìn chung, công tác phân loại chất thải tại các bệnh viện vẫn được tiến hành
một cách phiến diện và chưa hiệu quả. Việc phân loại chưa theo chuẩn qui định như:
chưa tách vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, còn lẫn nhiều chất thải y tế vào chất thải
sinh hoạt và ngược lại. Hệ thống kí hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa
thống nhất…
Việc vận chuyển chất thải ra khỏi bệnh viện và xử lý chất thải đều do nhân viên
Công ty môi trường đô thị thực hiện, nhân viên đa phần đều chưa được hướng dẫn, đào

tạo đầy đủ về an toàn trong việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Việc phối
hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình xử lý chất thải bệnh
viện, chưa nghiên cứu sản xuất được phương tiện chứa đựng và vận chuyển chất thải
thích hợp và thống nhất.
Công tác xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập, đa số chất thải từ bệnh viện có
tính chất lây nhiễm đều được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt. Tuy nhiên, hiện nay
việc xử lý các loại chất thải từ bệnh viện vẫn còn nhiều thiếu sót như: chất thải chưa
được tiêu hủy hoàn toàn, chất thải có tính chất lây nhiễm còn để lẫn lộn vào chất thải
thông thường, điều này đã gây nên những rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển,
người thu nhặt phế thải và cộng đồng.
Hiện trạng xử lý chất thải tại các bệnh viện được trình bày cụ thể tại Phụ lục 9.
2.4

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LỆNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Chỉ thị số 09/2003/CT – UB ngày 12 tháng 05 năm 2003 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường Quản lý chất thải y tế.
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 39).
Quyết định số 33/2006/QĐ – BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ Y tế về
việc ban hành Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dùng trong chuẩn đoán và
điều trị.
Quyết định số 4973/2006/QĐ – BYT ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành về chương trình quản lý và xử lý chất thải bệnh viện.
12


Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.

Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.

13


Chương 3
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
3.1

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện
3.1.1.1 Giới thiệu về bệnh viện nhân dân Gia Định
Tên bệnh viện: Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Địa chỉ: số 01 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Điện thoại: (08) 8 412 693
Fax: (08) 8 412 700
Email:
Giám đốc bệnh viện: BS. Đỗ Hoàng Giao.
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích của toàn Bệnh viện là 30.678 m2
Hoạt động, dịch vụ của bệnh viện: khám chữa bệnh
Văn hóa bệnh viện: bệnh viện phục vụ bệnh nhân theo phương châm:
“ Bệnh nhân đến, tiếp đón niềm nở,
Bệnh nhân ở, chăm sóc tận tình,
Bệnh nhân về, dặn dò chu đáo.”

Phạm vi khám chữa bệnh:
− Trong tuyến do Sở y tế giao: Q. Bình Thạnh, Q. Gò Vấp, Q. Phú Nhuận
− Ngoài tuyến: từ mọi nơi, tùy sự tin tưởng của bệnh nhân và sự thuận lợi về
địa lý ( quận Thủ Đức, quận 1, quận 2…)
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, bệnh viện Gia Định sơ khai do
người Pháp xây dựng với bảng hiệu Hôpital de Gia Định.

14


Năm 1945, Hôpital de Gia Định được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn
Học. Đến năm 1968 bệnh viện được phá đi và xây dựng mới với mô hình 4 tầng để
tiếp nhận điều trị khoảng 450 đến 500 bệnh nhân nội trú và đổi tên thành Trung tâm
thực tập y khoa Gia Định.
Từ sau năm 1975, bệnh viện Nguyễn Văn Học được đổi tên thành bệnh viện
Nhân dân Gia Định.
Đến năm 1996, bệnh viện được phân hạng là bệnh viện loại I (quyết định số
4630/QĐ – UB – NC) với nhiệm vụ khám chữa bệnh và là cơ sở thực hành của trường
Đại học Y – Dược TP. HCM.
Từ bệnh viện ban đầu được xây dựng với quy mô cho 450 đến 500 bệnh nhân
nội trú và khoảng 1.000 lượt người đến khám chữa bệnh ngoại trú, hiện nay số lượng
người đến khám chữa bệnh ngoại trú trung bình 3.000 lượt/ ngày và bệnh nhân điều trị
nội trú trên 1.000 bệnh nhân/ ngày. Trước tình hình quá tải trầm trọng cả khu vực nội
trú và ngoại trú, bệnh viện đã được xây dựng mới khu khám bệnh – cấp cứu 4 tầng với
tổng diện tích 10.100 m2, đã đưa vào sử dụng vào tháng 7/2007.
Hiện tại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện đa khoa loại I trực thuộc
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh với quy mô 1.200 giường, khám chữa bệnh cho nhân dân
sinh sống trên địa bàn TP. HCM. Ngoài ra bệnh viện còn tiếp nhận bệnh nhân đến từ
các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh miền

Trung. Bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn với nhiều phân khoa sâu, bệnh viện được
trang bị khá đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và
chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân
dân.
Bệnh viện còn là cơ sở thực hành của 2 trường Đại học Y Dược Tp. HCM và
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng
1500 học viên đến thực tập thuộc hệ trung học, hệ đại học và sau đại học.

15


3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của bệnh viện
3.1.2.1 Chức năng
Tiến hành cấp cứu, khám chữa bệnh cho tất cả mọi đối tượng người dân (nội trú
và ngoại trú).
Thực hiện việc phòng bệnh, ngăn ngừa các nạn dịch bệnh trong cộng đồng nhân
dân; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
Nghiên cứu khoa học để tìm các phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến.
Đào tào, huấn luyện, nâng cao tay nghề chuyên môn cho tất cả cán bộ nhân viên
bệnh viện.
Quản lý kinh tế y tế; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu,
chi ngân sách của bệnh viện.
Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực y tế với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo
quy định của Nhà nước.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản, vốn; ngân quỹ của Bệnh viện
theo đúng quy định của Nhà nước.
3.1.2.3 Mục tiêu
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, an toàn và thân

thiện.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý.
Chăm lo đời sống cán bộ nhân viên Bệnh viện.
3.1.3 Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Nhân dân Gia Định
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được phân bổ theo sơ đồ sau:

16


×