MỤC LỤC
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang.....................................................................................................................................2
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang. ...................................................................................................................................2
2.3.5 Phương pháp SWOT...............................................................................................................23
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang.....................................................................................................................................2
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang. ...................................................................................................................................2
2.3.5 Phương pháp SWOT...............................................................................................................23
DANH MỤC HÌNH
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang.....................................................................................................................................2
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang. ...................................................................................................................................2
2.3.5 Phương pháp SWOT...............................................................................................................23
DANH MỤC SƠ ĐỒ
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang.....................................................................................................................................2
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.
Tuyên Quang. ...................................................................................................................................2
a. Tính chất vật lý chất thải rắn sinh hoạt..............................................................................5
b. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt...................................................................5
2.3.5 Phương pháp SWOT...............................................................................................................23
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:
Bảo vệ môi trường
CTRSH:
Chất thải rắn sinh hoạt
MT
Môi trường
MTV:
Một thành viên
SX:
Sản xuất
TN&MT:
Tài Nguyên và Môi trường
TP:
Thành phố
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
UBND:
Ủy ban nhân dân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của đồ án là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo
sát thực tế, trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Những kết quả nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác đều được trích dẫn
đúng theo quy định.
Nếu đồ án có sự sao chép từ các công trình khoa học khác, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 2 năm 2016.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng
LỜI CẢM ƠN.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm nhiệt tình từ tập thể, cá nhân trong và
ngoài trường.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các thầy,
cô giáo của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung và các
thầy cô giáo trong khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Phạm Thị Hồng Phương – giảng viên
Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình em nghiên
cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ thuộc Công ty TNHH MTV
Dịch vụ Môi trường và Đô thị Tuyên Quang, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Bên cạnh đó, tôi xin phép được cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn luôn khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập. Đã giúp đỡ tôi đủ
điều kiện tinh thần, vật chất để học tập và tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Bên cạnh những lợi ích mà đô thị hóa mang lại như nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân thì quá trình đô thị hóa cũng gây ra không ít
những tác động tiêu cực làm cản trở quá trình phát triển của đất nước như ô nhiễm
môi trường. Ô nhiễm môi trường với nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có chất
thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Lượng rác thải phát sinh ra ngày càng
lớn, không những ở đô thị mà cả nông thôn, đó đang trở thành vấn nạn được nhiều
người quan tâm.. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ước tính khoảng
12,8 triệu tấn/năm.. Dự báo đến năm 2020, khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh
ước đạt 22 triệu tấn/ năm (cao gần gấp 2 hiện nay).Chất thải rắn phát sinh nếu
không được xử lý va quản lý tốt sẽ gây sức ép lớn đến môi trường sinh thái và dẫn
đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được.
Thành phố Tuyên Quang nằm ở trung tâm tỉnh Tuyên Quang nơi có đường
giao thông thuận lợi, lại tiếp giáp với thành phố nên các cơ sở sản xuất, các khu
công nghiệp ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh,
huyện khác. Dân số trong thành phố tăng lên nhu cầu tiêu dùng của ngươi dân cũng
tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong
phú và đa dạng dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Mỗi ngày, ở thành phố
Tuyên Quang có khoảng 25 tấn chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, chiếm khoảng
88-93% khối lượng chất thải phát sinh của toàn thành phố. Tuy nhiên, điều đáng
quan tâm ở đây là chưa có giải pháp đạt hiệu quả tối ưu về việc xử lý các nguồn thải
phát sinh này. Việc quản lý và xử lý chất thải rắn chưa có quy hoạch tổng thể, công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra cùng với
sự phát triển kinh tế đời sống của người dân được cải thiện. Mức sống của người
dân nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng
nghĩa với việc gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường ngày
càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm. Ô nhiễm môi trường làm mất cảnh quan gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh, thực phẩm .Vì vậy, bảo vệ môi
trường, quản lý chất thải rắn đã trở nên cấp thiết, cần có chủ trương, giải pháp đồng
bộ để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài:“ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Tuyên
Quang, tỉnh Tuyên Quang’’ được thực hiện với mong muốn góp phần tìm ra giải
pháp quản lý chất thải rắn thích hợp cho Thành phố Tuyên Quang.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh ra.
Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình CTRSH trên địa bàn TP. Tuyên Quang: Nguồn phát sinh,
thành phần và lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
- Hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Tuyên Quang
- Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Tuyên Quang
như:
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượngchất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn TP. Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn TP. Tuyên Quang.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Văn Phước (2010): “Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở
dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi
chúng không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa”. CTR
xuất hiện cùng với các hoạt động sống của con người. Con người để sinh tồn và
phát triển đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên Trái Đất để phục vụ
cho đời sống của mình, đồng thời thải chất thải rắn. CTR phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt thường ngày của con người gọi là chất thải rắn sinh hoạt[13]
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH chủ yếu được sinh ra từ các nguồn liên quan đến hoạt động sống của
con người, như các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ …
Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Nguồn
Dân cư
Thương mại
Nơi phát sinh CTR
Nhà riêng, nhà tập thể, nhà
Loại CTR
Rác thực phẩm, giấy thải, các loại
cao tầng, khu tập thể …
Nhà hàng, khách sạn, nhà
chất thải khác
nghỉ, các cơ sở buôn bán,
sửa chữa
Công viên, đường phố, xa
Khu trống
Nông nghiệp
Rác thực phẩm, giấy thải, các loại
chất thải khác
lộ, sân chơi, bãi tắm, khu
Các loại chất thải bình thường
giải trí…
Đồng ruộng, vườn ao,
Phân rác, rơm rạ, thức ăn, rác thải
chuồng trại…
nguy hại ..
[19]
1.1.3 Phân loại và thành phần CTRSH
Theo số liệu của báo cáo môi trường quốc gia 2011 về chất thải rắn, thành
phần chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam trung bình hiện tại có tỉ lệ hữu cơ khoảng
40% đến 60% và khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh là 0,75kg/người/ngày năm
2007 tăng lên 1,6kg/người/ngày vào năm 2025. Các loại chất thải rắn sinh hoạt thải
ra theo nguồn phát sinh được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam
Nguồn phát
sinh
Khu dân cư
Nơi phát sinh
Các dạng chất thải rắn sinh hoạt
Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dư thừa (cơm, rau…), bao bì
chung cư
hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su,
nhôm, thủy tinh...), tro, đồ điện tử, vật
dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn,
Khu thương
đồ nhựa, thuỷ tinh…)
Nhà kho, nhà hàng, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh,
mại
chợ, khách sạn, nhà trọ, kim loại, chất thải nguy hại
các trạm sữa chữa, bảo
hành và dịch vụ
Cơ quan, công Trường học, bệnh viện, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh,
sở
văn phòng cơ quan kim loại, chất thải nguy hại.
chính phủ.
Dịch vụ công
Hoạt động dọn rác vệ Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại
cộng đô thị
sinh đường phố,công các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh..
viên, khu vui chơi.
[5]
1.1.4 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
a. Tính chất vật lý chất thải rắn sinh hoạt
Những tính chất vật lý quan trọng của CTRSH bao gồm khối lượng riêng, độ
ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là 2 tính
chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại
Việt Nam (Theo Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự năm 2010) [11]
Khối lượng riêng: Trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, khối lượng
riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công
tác thu gom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp
chất thải, … Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590
kg/m3. Đối với xe vận chuyển rác có thể bị ép rác lên tới 830kg/m 3.
Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt là thông số có liên quan đến giá trị
nhiệt lượng của chất thải, được xem xét nhiều nhất để lựa chọn phương pháp xử lý,
thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa
trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80 %, rác thải là thủy tinh, kim loại
có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm bên trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh
vật kị khí phân hủy gây thối rữa.
Tỷ trọng của chất thải sinh hoạt tại các đô thị tại Việt Nam trung bình là 0,4
đến 0,5 tấn/m3, với độ ẩm khoảng 60 – 70 % và pH từ 6,5 đến 7.
b. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt
Theo Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2010), các chỉ tiêu hóa học quan trọng của
chất thải rắn đô thị bao gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt
trị.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 950°C, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn
gọi là tổn thất khu nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 –
60%, giá trị trung bình là 53%.
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950°C, tức là các chất trơ dư hay chất
vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô
cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950°C, hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5-12 %, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm
thủy tinh, kim loại,… Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị, các chất vô cơ này
chiếm khoảng 15-30 %, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn sinh hoạt.
c. Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt
Theo Cục Bảo vệ Môi trường (2008) tính chất sinh học quan trọng nhất của
phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có
thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất rắn vô cơ và hữu cơ khác. Sự tạo
mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu
cơ trong chất thải rắn sinh hoạt đô thị như rác thực phẩm.
1.1.5 Ảnh hưởng của CTRSH tới môi trường và sức khỏe con người
a. Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất
Chất thải rắn sinh hoạt có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Các kim loại nặng trong các đồ điện tử tích
lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các
chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, pin, thuộc da,
hóa chất, …
b. Chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn nước
Chất thải rắn sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao
gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, làm giảm diện
tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm lượng oxy hòa tan trong nước
dẫn đến vi sinh vật bị chết.
Nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao như chất hữu cơ (trong phân
động vật, thức ăn thừa, …), chất thải độc hại (từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm, …). Nếu không được thu gom, xử lý phù hợp sẽ xâm
nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm tầng nước ngầm.
c. Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường không khí
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, thành phần hữu cơ bị phân hủy và sản sinh
các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác), đặc biệt tại các bãi
rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất
khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không
cần một sự tác động nào.
Các chất khí phát sinh từ bãi rác này có thể gây ra các tác động sau: (1) Gây
cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín, đặc biệt là CH 4; (2) Gây
khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác sản sinh ra (các khí NH 3, H2S, CH3); (3) Gây
tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển và nhà
máy xử lý rác; (4) Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2.
d. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng
đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa đươc tiến hành chặt chẽ.
e. Chất thải rắn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hướng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót lớp phủ thì bãi rác trở
thành nơi phát sinh ruồi, muối, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất
thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể khi
tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người.
1.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Ngày nay trên thế giới có nhiều mô hình thu gom vận chuyển rác thải khác
nhau tùy thuộc vào lượng rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của các nước và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư mỗi
nước. Tuy nhiên, dù ở đất nước nào thì xu hướng chung của thế giới là mức sống
càng cao thì lượng phát sinh càng nhiều, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:
Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3
kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì việc
thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm [10].
Trong báo cáo “ Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải”, Ngân hàng thế giới
(WB) nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một
thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, chi phí xử lý rác thải sẽ là
gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở Châu Phi. Các chuyên gia
WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra là 2,2 tỷ
tấn/năm – tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải
dự kiến lên tớ 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. [10].
Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề
bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết
bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Sự tham
gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với các nước phát triển thì tỷ lệ thu
gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp
hơn nhiều.
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để
xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ
thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi
rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát
triển đã có lỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã
hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại
chất thải có thể tái chế.
Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 cho biết, hầu hết các nước
Nam Á và Đông Nam Á rác thải được chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc các bãi lộ
thiên để tiêu hủy. Các nước như Việt Nam, Bangladet, Hongkong, Srilanka Ấn Độ,
Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ chôn lấp lớn nhất lên tới trên 90%. Đối với chất
thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu hủy chủ yếu. Một số nước như Ấn
Độ, Philippin, Thái Lan… áp dụng phương pháp này khá phổ biến. Tuy nhiên, chưa
có nước nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân compost.
Bảng 1.3. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á
(Đơn vị %)
Bãi rác lộ
Nước
Việt Nam
Bangladet
Hongkong
Ấn Độ
Indonexia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malayxia
Philipin
Srilanka
[4]
thiên, chôn
Thiêu đốt
lấp
96
95
92
70
80
22
90
70
85
90
8
5
74
5
-
Chế biến phân
Phương pháp
compost
khác
4
20
10
0,1
10
10
-
5
10
5
3,9
10
15
5
10
1.2.2 Hiện trạng quản lý và xử lý CTRSH ở Việt Nam
a. Hiện trạng phát sinh
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR đô thị trên cả
nước phát sinh vào khoảng 19 triệu tấn/năm. Lượng CTR đô thị tăng nhanh ở các
đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh. Đây là hai đô thị có lượng
phát sinh chất thải rắn cao nhất cả nước. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại
thành phố Hồ Chí Minh khoảng 4.633 tấn/ngày, tiếp đến là thủ đô Hà Nội với 6.500
tấn/ngày. Tuy chỉ có hai đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 7.801
tấn/ngày, chiếm khoảng 45% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị.
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống của từng đô thị.
Bảng 1.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam.
Loại đô thị, vùng
Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại 1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị hành chính
Thủ đô Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
TP. Đà Nẵng
TP. Huế và huyện lỵ
Quảng Nam
Khánh Hòa
Đăk Nông
Lâm Đồng
Tây Ninh
Đồng Nai
Hậu Giang
Cần Thơ
Lượng CTRSH phát
sinh (tấn/ngày)
6.500
7.081
805
225
298
486
69
459
134
773
105
876
[5]
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-16%. Tại hầu hết các đô thị, khối
lượng CTRSH chiếm khoảng 60-70% tổng lượng CTR đô thị. Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân
số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ, thành phố Phủ Lý, Hưng
Yên...
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đố CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các
chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị
tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp với
CTRSH đô thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam Bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm
37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp
đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là
1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp
đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng CTRSH phát sinh lớn
nhất là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%).
Bảng 1.5 Lượng CTRSH đô thị theo vùng đia lý ở Việt Nam.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH
Lượng CTRSH đô thị
bình quân trên
phát sinh
đầu người
Tấn/ngày
Tấn/năm
(kg/người/ngày)
Đồng bằng sông Hồng
0,81
Đông Bắc
0,76
Tây Bắc
0,75
Bắc Trung Bộ
0,66
Duyên hải Nam Trung
0,85
4.444
1.164
190
755
1.640
1.622.060
424.860
69.395
275.575
598.600
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
0,59
0,79
0,61
650
6.713
2.136
237.250
2.459.245
779.640
Long.
Tổng cộng
0,73
17.692
6.457.580
[5]
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt
và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III
có tỷ lệ phát sinh CTRH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72
– 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân
trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
b. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... đang là thách thức lớn đối với các
nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ
tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom
chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đại khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành
tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp thu gom đạt 85-90% và chất thải
nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60- 70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào
ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất
xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa chủ động tham gia vào hoạt
động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ
thu gom rác thải.
Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi lộ thiên
chưa có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường
đất, nước, không khí. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, và
theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/63 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây
dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy
nhiên, trừ bãi chôn lấp tại Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế
đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương
đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cát ở thành phố
Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động chưa đảm bảo vệ sinh.
Hoạt động tái chế, giảm lượng chất thải sinh hoạt được tập trung chủ yếu vào
đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến rác thải phân hữu cơ. Tuy nhiên, hiệu quả
hoạt động của các nhà máy này chưa cao. Theo số liệu của Bộ xây dựng, gần đây,
đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm
như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn
lượng chất thải, đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN,
ANSINH-ASC và MBT- CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa
tái chế và nhiên liệu, đã được triên khai áp dụng tại các Nhà máy xử lý rác Đông
Vinh (Nghệ An), nhà máy xử lý rác Sơn Tây, (Hà Nội) bước đầu đã đạt kết quả nhất
định. Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do doanh nghiệp tư nhân tự nghiên
cứu phát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trong
thực tế còn gặp một số khó khăn.
Vì vậy, trong thời gian vừa qua Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý
chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2010-2020,
với quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, đảm bảo đáp
ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy
xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp.
Giai đoạn 2015 vừa qua có tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái
sử dụng, sản xuất phân hữu cơ. Giai đọn 2016-2020 sẽ có 90% tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó
85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng
lượng.
1.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên của Thành phố Tuyên Quang
a. Điều kiện về địa lý tự nhiên
Hình 1.1: Thành phố Tuyên Quang
Thành phố Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta,
cách Hà Nội khoảng 160km về phía Bắc. Thành phố nằm hai bên bờ sông Lô, được
che chắn bởi các dãy núi cao và xen kẽ nhiều đồi núi thấp. Độ cao trung binh dưới
500m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 25 0. Trong tọa
độ địa lý: 20o10’ đến 21o18’ vĩ độ Bắc và 104o19’ đến 105o28’ kinh độ Đông.
Ranh giới tiếp giáp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với xã Trung Môn, huyện Yến Sơn.
- Phía Nam giáp với xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.
- Phía Tây giáp với xã Kim Phú và Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn.
- Phía Đông giáp xã Tân Long và Thái Bình, huyện Yên Sơn.
Thành phố Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là: 12.176,54 ha. Dân
số: 117.215 người. Tổng số đơn vị hành chính trực thuộc là 13, trong đó có 8
phường: Hưng Thành, Nông Tiến, Ỷ La, Minh Xuân, Phan Thiết, Tân Quang, Tân
Hà, An Tường và 5 xã: Tràng Đà, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội
Cấn[18]
b. Địa hình, địa mạo
Thành phố Tuyên Quang là vùng thấp nhất của tỉnh. Thành phố nằm trong khu
vực tương đối bằng phẳng trên bậc thềm sông Lô hiện nay, xung quanh thành phố
có núi và đồi đất bao phủ với chiều cao trung bình khoảng 30 đến 50 mét.
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và
sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt
hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. Với địa hình
đồi núi dốc có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư, địa hình đồi núi dốc làm gia tăng
quá trình xói mòn đất, làm đất trống bạc màu nhanh chóng, gây nhiều khó khăn cho
sản xuất nông – lâm nghiệp[18]
c. Khí hậu
Thành phố Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa nên có 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh
khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung
bình khoảng 280C. Lượng mưa trung bình từ 1500 đến 1800mm.
Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ
trung bình là 160C. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa
Đông Bắc. Vào mùa khô, nhiệt độ và độ ẩm tương đối thấp.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50 C, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12 – 13 0
C; nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33 – 35 0C. Độ ẩm trung bình năm biến động
từ 82 đến 85%.
Lượng mưa bình quân hàng năm 1500mm - 1800mm.
d. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi của TP.Tuyên Quang tương đối dày đặc và phân bố
tương đối đồng đều giữa các vùng. Các sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh lòng sông
hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và
gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nước
chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ.
Sông chính chảy qua Tp.Tuyên Quang là Sông Lô. Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân
Nam Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang. Chiều dài sông là 470
km (phần Việt Nam 275 km), đoạn qua Tuyên Quang dài 145 km, diện tích lưu vực
2.090 km2. Nhìn chung, thủy chế ít điều hòa và có sự chênh lệch lớn giữa các mùa
trong năm, giữa năm này với năm khác (lưu lượng lớn nhất là 11.700 m 3/s, nhỏ nhất
là 128 m3/s) [17].
e. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất.
Đất đai ở TP. Tuyên Quang thích hợp cho việc trồng các loại cây như chè,
mía, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả như nhãn, vải…và chăn nuôi bò thịt.
Nhóm đất phù sa: Diện tích 44,5 ha chiếm 2.14% diện tích đất tự nhiên của thị
trấn bao gồm 2 loại: đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb) có diện tích 28 ha và
đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (Pk) diện tích 16,5 ha.
Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 43,7 ha chiếm 2,11% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên nền đá sét và đá biến chất (Fs). Nhóm đất
này có diện tích 1.608,5 ha chiếm 77,22% diện tích đất.
Nhóm đất đỏ vàng nhạt trên đá cát kết (Fs): Có diện tích 220,7 ha chiếm 10,59
ha, phân bố trên địa hình đồi bát úp, thấp, thoải [17], [18].
Tài nguyên nước.
Với hệ thống các ao, hồ, đập có diện tích 39,37 ha và hệ thống sông suối có
diện tích 90,75 ha đây là những nguồn nước mặt rất phong phú, tạo điều kiện cho
phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái. Một nguồn nước
mặt khác là nước mưa, với lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm đã bổ sung
nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất [17].
Nguồn nước mặt hiện nay vẫn tương đối sạch, tuy nhiên theo ý kiến của người
dân thì vài năm gần đây chất lượng nước bị giảm sút rõ rệt; Dòng chảy bị thu hẹp,
nhiều rác và rong rêu hơn, nước cũng không được trong sạch như trước nữa, gây
ảnh hưởng không tốt tới đời sống người dân.
Tài nguyên rừng.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho rừng ở Tuyên Quang sinh
trưởng và phát triển nhanh, thành phần loài phong phú.
Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự
nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%.
Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha,, chiếm 74,4% diện tích
rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.849 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất
28.917 ha, chiếm 10,05% [18].
Tài nguyên khoáng sản.
TP.Tuyên Quang có nhiều khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô
nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.
- Đá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m 3 đáng chú ý nhất là hai mỏ
đá vôi Tràng Đà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49-54% đủ tiêu
chuẩn sản xuất xi măng mác cao.
- Đất sét: Đất sét được thấy nhiều nơi thuộc thành phố Tuyên Quang, trong đó
đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Đà được dùng để sản xuất xi
măng.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như
vonfram, pirit, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi.. đang được
khai thác với quy mô nhỏ.
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tiềm năng kinh tế
Thành phố là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Tuyên Quang.
Tính đến đầu năm 2015, toàn thành phố có 28 hợp tác xã thủ công nghiệp, 391
doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó 56 công ty cổ phần, 257 công ty TNHH,
78 doanh nghiệp tư nhân,tổng thu ngân sách nhà nước ước tính gần 160 tỷ đồng.
Trên địa bàn Thành phố còn có khu công nghiệp Long Bình An với quy mô 109 ha
và 2 điểm công nghiệp tập trung tại phường Tân Hà và phường Nông Tiến.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố giai
đoạn 2010-2015 đạt 12,23%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 8,7 triệu
đồng; năm 2008 ước đạt 9,9 triệu đồng [6].
Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2015.
b. Văn hóa, xã hội
Dân số, dân tộc, lao động:
Theo số liệu thống kê năm 2014 toàn Thành phố có 23.255 hộ, với khoảng
13,9 vạn người dân, mật độ dân số bình quân là 924 người/km 2, trong đó Nam
chiếm 50, 10%, nữ 49,90%. Dân cư phân bố không đồng đều: dân cư thành thị là
59,33%, dân cư nông thôn là 40,67% [2].
Trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em sinh sống, bao gồm dân tộc Kinh, Tày,
Cao Lan, Mông, Sán dìu,.. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh ở mức 11,69%.
Dân số trong độ tuổi lao động 397.700 người chiếm 54,84% tổng dân số. Số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nhà nước là 34.789 người
chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh. Trong đó lao động làm nghề nông chiếm 8%, lao độ2g
công nghiệp chiếm 20,2% và các ngành khác chiếm 71,8% tổng số lao động trong
tỉnh.
Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: