Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chu kỳ tiền mặt của các công ty ngành du lịch có niêm yết chứng khoán tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.7 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
CHU KỲ TIỀN MẶT VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH
TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn

:

Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Thị Trọng Hiếu

MSSV

:

35161021238

SĐT
Email


:
:

0901364391



TP.Hồ Chí Minh 06/2017

1


LỜI CẢM ƠN
Trên mỗi bước đường, mỗi thành tựu trong cuộc sống của bất kỳ ai đều luôn tồn tại phía
sau đó là sự giúp đỡ từ thấy cô, bạn bè và gia đình. Trong suốt quá trình học tập tại trường
Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của
thầy cô bộ môn và giảng viên hướng dẫn để hoàn thành khóa học cũng như khóa luận tốt
nghiệp theo yêu cầu của nhà trường. Em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô khoa tài chính đã giúp em mở rộng kiến thức về chuyên môn để có thể hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp, và sẽ là hành trang cho em làm việc trong lĩnh vực tài chính, là nền tảng để
bước lên những bậc thang cao hơn về chuyên môn trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện bài luận, em nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ giảng viên hướng
dẫn - thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Thầy đã
giúp em cải thiện bài luận, điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện bài luận. Xin
chân thành cảm ơn thầy!
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài luận tốt nhất có thể, nhưng do kiến thức hạn hẹp của
mình, em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Em rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp, phê bình từ quý thầy cô để em có thể cải thiện kiến thức của bản
thân.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

TP.Hồ Chí Minh ngày 07 tháng 06 năm 2018

2


Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 6
DANH MỤC ĐỒ THỊ ......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................ 10
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............... 14
2.1.

Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 14

2.2.

Những nghiên cứu trước đây ................................................................................ 17

PHẦN 3: CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DÙNG CHỈ SỐ CHU KỲ TIỀN MẶT ĐỂ
ĐÁNH GIÁ MỘT DOANH NGHIỆP ............................................................................... 21
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
PHẦN 5: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 27
5.1.

Nội dung nghiên cứu ngành thép ......................................................................... 27

5.2.


Nội dung nghiên cứu ngành dịch vụ du lịch ........................................................ 39

PHẦN 6: KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
PHẦN 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 54

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

OTC

: Thị trường chứng khoán phi tập trung

ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

CCC


: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

EBIT

: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán tiền bình quân, thời gian tồn kho của các
công ty ngành thép.......................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2. Kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán tiền bình quân, thời gian tồn kho của các
công ty ngành du lịch ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.1. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của ngành thép năm 2015 ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.2. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của ngành thép năm 2016 ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.2. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của ngành thép năm 2017 ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.3. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2015 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.4. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2016 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.5. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2017 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.6. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tổng nguồn vốn ........... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 5.7. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu của ngành dịch vụ du lịch năm 2015 ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.8. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của ngành dịch vụ du lịch năm 2016 ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.9. Chu kỳ tiền mặt, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của ngành dịch vụ du lịch năm 2017 ........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.10. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2015 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
6


Bảng 5.11. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2016 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.12. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện
hành năm 2017 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 5.13. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tổng nguồn vốn năm 2017 ... Error! Bookmark
not defined.

7


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 5.1. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm
2015.................................................................................................................................... 28
Biểu đồ 5.2. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2015.................................................................................................................................... 28
Biểu đồ 5.3. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm
2016.................................................................................................................................... 29
Biểu đồ 5.4. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2016.................................................................................................................................... 30
Biểu đồ 5.5. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu năm

2017.................................................................................................................................... 31
Biểu đồ 5.6. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2017.................................................................................................................................... 31
Biểu đồ 5.7. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2015 ...... 34
Biểu đồ 5.8. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2015 34
Biểu đồ 5.9. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2016 ...... 35
Biểu đồ 5.10. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2016
............................................................................................................................................ 36
Biểu đồ 5.11. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2017 .... 37
Biểu đồ 5.12. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2017
............................................................................................................................................ 37
Biểu đồ 5.13. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tổng nguồn vốn ................................ 39
Biểu đồ 5.14. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
năm 2015 ............................................................................................................................ 40
Biểu đồ 5.15. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2015.................................................................................................................................... 41
8


Biểu đồ 5.16. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
năm 2016 ............................................................................................................................ 42
Biểu đồ 5.17. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2016.................................................................................................................................... 42
Biểu đồ 5.18. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
năm 2017 ............................................................................................................................ 43
Biểu đồ 5.19. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm
2017.................................................................................................................................... 44
Biểu đồ 5.20. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2015 .... 45
Biểu đồ 5.21. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2015
............................................................................................................................................ 46

Biểu đồ 5.22. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2016 .... 47
Biểu đồ 5.23. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2016
............................................................................................................................................ 47
Biểu đồ 5.24. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh năm 2017 .... 48
Biểu đồ 5.25. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tỷ số thanh toán hiện hành năm 2017
............................................................................................................................................ 49
Biểu đồ 5.26. Mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và tổng nguồn vốn năm 2017 ............... 50

9


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Quản trị vốn luân chuyển là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, đóng vai trò thiết
yếu, phần nào quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả năng tăng trưởng của nó. Một
số chuyên gia tài chính đánh giá vốn luân chuyển như nguồn sống, dòng máu giúp doanh
nghiệp sống khỏe mạnh và phát triển tốt. Vốn luân chuyển liên quan đến quá trình sử dụng
các nguồn tài nguyên ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu
và lợi nhuận như thế nào. Nếu sử dụng hiệu quả vốn luân chuyển, giúp các nguyên vật liệu
nhanh chóng được sản xuất và tạo tiền mặt, doanh nghiệp có thể giảm phần nhiều chi phí
liên quan đến quá trình sản xuất, bán hàng. Đánh giá vốn luân chuyển cũng giống việc đánh
giá dòng tiền, tốc độ chuyển từ các nguyên vật liệu sang tiền mặt thu được từ hoạt động
nhanh hay chậm. Ngoài ra, các nhà quản trị còn quan tâm đến các thành phần liên quan đến
vốn luân chuyển, tùy vào việc sử dụng các chỉ số sẽ có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau,
họ dựa vào các nhân tố này để đưa ra các chiến lược cải thiện tốc độ tạo ra tiền từ hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp các nhà quản trị, nhà cho vay và nhà đầu tư đánh giá
khả năng quản trị vốn luân chuyển, nhằm đưa ra các chiến lược, quyết định cho vay hay
đầu tư phù hợp và hiệu quả. Dựa vào chỉ số chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ( Cash conversion
cycle – CCC) để đưa các quyết định quản trị hoặc đầu tư đã và đang được các chuyên gia
trên thế giới sử dụng ngày càng nhiều. Theo đó, công ty có thể thay đổi thời gian tồn kho,

thời gian thu tiền hay thanh toán tiền cho nhà cung cấp để rút ngắn chu kỳ tiền mặt và tăng
khả năng sinh lợi. Có nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đã được thực hiện nhằm
khẳng định vai trò của chỉ số này, mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt với khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp. Jose, Lancaster và Stevens (1996) chỉ ra rằng quản trị tài chính ngắn hạn
và nợ ngắn hạn của công ty đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự thành công của một
doanh nghiệp. Kroes và Manikas (2014) cho rằng quản trị dòng tiền là một phần cực kì
quan trọng trong chiến lược hoạt động của công ty. Các nghiên cứu liên quan đưa ra kết
luận, một chính sách quản trị vốn lưu động tích cực có thể làm gia tăng hiệu quả doanh
nghiệp, qua đó làm tăng lợi nhuận, tạo tiền mặt hỗ trợ quá trình tăng trưởng của công ty.

10


Quản lí chu kỳ tiền mặt hiệu quả là yêu cầu bắt buộc dành cho nhà quản trị. Đây là chỉ số
được các nhà kinh tế học xem là phương pháp đo lường xác thực nhất đối với sức khỏe
doanh nghiệp, đặc biệt trong suốt thời kỳ tăng trưởng của công ty. Quản trị tiền mặt tác
động đến lợi nhuận kinh doanh, là một trong những quyết định tài chính quan trọng mà nhà
quản trị cần thực hiện. Quản trị hiệu quả tài sản ngắn hạn phản ánh lên các chỉ số tài chính
trong đó có chỉ số chu kỳ tiền mặt, và cuối cùng là lợi nhuận công ty, những kết luận được
đưa ra bởi nhiều nghiên cứu (Moss, 1993; Topal, 2013; Shan, L.H, 2015; Li, 2014;
Yazdanfar, 2014).
Dựa vào các kết luận về mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và khả năng sinh lợi từ các
nghiên cứu thực nghiệm của chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, tác giả tiến hành
thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi,
quy mô công ty của công ty sản xuất kinh doanh thép và ngành dịch vụ du lịch. Số liệu
được tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong ngành thép và
dịch vụ du lịch có niêm yết trên các sàn chứng khoán HOSE, HNX, UpCom, OTC. Sau đó,
tính toán các chỉ số tài chính có liên quan, so sánh chỉ số chu kỳ tiền mặt với các chỉ số đại
diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà tác giả lựa chọn là ROA, ROE, EBIT từ
đó đưa ra đánh giá, nhận xét về mối quan hệ giữa chu kỳ tiền mặt và khả năng sinh lợi.

Đồng thời, tác giả cũng so sánh chỉ số chu kỳ tiền mặt với quy mô vốn của các doanh nghiệp
này, sau cùng là so sánh chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ khác nhau như thế nào.
Ngành thép luôn được xem là động lực chủ yếu cho các nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay tại Việt Nam,
ngành thép đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép
được xem là nền tảng cho sự phát triển, góp phần tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, tạo động
lực phát triển cho các ngành khác. Ngành thép là ngành công nghiệp nặng quan trọng đối
với nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là một
trong những nguồn lực chủ yếu tạo động lực giúp nền kinh tế ổn định, vững chắc. Ngành
thép cung cấp nguồn vật tư quan trọng tạo động lực cho các ngành quan trọng khác (ngành
cơ khí chế tạo, ngành xây dựng, bất động sản) phát triển nhanh chóng, góp phần đưa nền
kinh tế của quốc gia lên tầm cao mới nhờ vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Qua nhiều giai
11


đoạn, ngành thép tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về chất lượng và sản lượng, không những
phục vụ trong nước mà còn tiến xa hơn ở thị trường quốc tế, hoạt động xuất khẩu thép ngày
càng diễn ra sôi nổi và nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ. Theo số liệu của Bộ
Công Thương, xuất khẩu thép tăng 24% trong 6 tháng đầu năm 2017. Theo Hiệp hội Thép
Việt Nam, 850.000 tấn thép được sản xuất trong tháng 04/2018, tăng 16,3%. Bên cạnh đó,
lượng thép trong 4 tháng đầu năm được sản xuất là 3,21 triệu tấn, tăng 8,8%. Lượng thép
xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 1 tỷ USD và có khả năng tăng cao hơn. Tuy
nhiên, do thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng đã gây khó khăn cho các công ty
sản xuất thép nội địa, thép Việt Nam không chỉ cạnh tranh với thép Trung Quốc ở thị trường
trong nước, mà còn ở thị trường quốc tế. Vì vậy, giữ cho hoạt động của các doanh nghiệp
ngành thép phát triển và ổn định luôn cần sự thận trọng, nỗ lực của các nhà quản trị, duy trì
tốt khả năng kinh doanh cho ngành thép không những mang lại lợi ích cho chính các doanh
nghiệp đó mà còn lợi ích cho xã hội. Trong đó, các nhà quản trị tài chính cần có nhiều biện
pháp hiệu quả để đảm bảo sự ổn định cho các doanh nghiệp nói riêng và ngành thép nói

chung.
Bên cạnh đó, lĩnh vực mới được kỳ vọng sẽ trở thành ngành trọng tâm cho nền kinh tế Việt
Nam trong tương lai không xa là ngành du lịch. Việt Nam sở hữu các bãi biển khá đẹp được
đánh giá cao trên các trang xếp hạng về du lịch uy tín trên thế giới, như Đà Nẵng, Nha
Trang. Hay những vùng có địa hình độc đáo hấp dẫn nhiều du khách như Vịnh Hạ Long,
Ninh Bình. Những vùng có địa hình cao như Sa Pa, Đà Lạt cùng các hang động rải rác ở
nhiều tỉnh trong nước luôn gây ấn tượng với du khách. Việt Nam còn có bề dày lịch sử với
nhiều di tích lịch sử bên cạnh nền văn hóa, ẩm thực đa dạng, phong phú, người dân thân
thiện cũng là yếu tố thu hút nhiều du khách tại nhiều quốc gia. Nhờ vào nhiều lợi thế thiên
nhiên cũng như con người, ngày càng nhiều công ty đầu tư vào mảng du lịch. Hơn nữa, do
đây là xu hướng đang được Chính phủ và lãnh đạo một số tỉnh chú trọng, nên các công ty
cũng nhận được hỗ trợ về nhiều mặt. Người dân ở các địa phương được phát triển du lịch
được tạo việc làm, tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống cũng nhờ đó được nâng cao đáng
kể. Ngành du lịch có thể nói có triển vọng trở thành động lực mới để phát triển các ngành
kinh tế khác, tạo thu nhập cho người dân. Đây là mảng kinh doanh đã và đang thu hút nhiều
nguồn vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp trên thị trường.
12


Dù lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép và dịch vụ du lịch có nhiều lợi thế sẵn có, nhưng
chúng vẫn tồn tại mức rủi ro nhất định cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Do đó, các nhà quản trị luôn phải thận trọng, phân tích đánh giá cẩn thận trước khi đưa ra
các chính sách, quyết định phù hợp, để đảm bảo khả năng sinh lợi trong quá trình hoạt động.
Trong đó, quản trị vốn luân chuyển là một phần không thể thiếu trong quá trình phân tích
đánh giá tình hình sức khỏe tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Thông qua chu kỳ chuyển
đổi tiền mặt, các nhà quản trị tài chính có thể đánh giá nhận xét quá trình tạo ra tiền có đang
thật sự hiệu quả. Hơn nữa, chỉ số này còn giúp họ hiểu rõ yếu tố nào cần được thay đổi, từ
đó cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng khả năng sinh lợi, giảm thiểu các chi phí liên quan.
Vì những yếu tố kể trên, tác giả đã quyết định thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa chu
kỳ tiền mặt và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép và dịch vụ

du lịch.
Bài nghiên cứu sẽ được trình bày theo bố cục như sau: Phần 1 Giới thiệu tổng quan về bài
nghiên cứu; Phần 2 Cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu và những nghiên cứu trước đây; Phần
3 Các vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa vào phân
tích chu kỳ chuyển đổi tiền mặt; Phần 4 Phương pháp nghiên cứu; Phần 5 Nội dung và kết
quả nghiên cứu; Phần 6 Kết luận.

13


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Cơ sở lý thuyết

Tài chính ngắn hạn là một trong những khía cạnh đáng được quan tâm trong doanh nghiệp,
trong đó hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự
sống còn của một công ty. Hoạt động ngắn hạn tồn tại trong các doanh nghiệp sản xuất có
thể bao gồm các chuỗi sự kiện như: Mua nguyên vật liệu, thanh toán bằng tiền mặt, sản
xuất sản phẩm, bán sản phẩm, thu tiền mặt. Những hoạt động này tạo ra dòng tiền cho
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy
nhiên, dòng tiền này không ổn định và chứa nhiều rủi ro do tính không ổn định và khó đoán
trước được thời điểm chính xác của doanh thu và chi phí. Vì vậy, vệc quản trị tài chính
ngắn hạn thông qua quản trị nguồn vốn luân chuyển là cần thiết và đóng vai trò cực kì quan
trọng trong doanh nghiệp.
Theo Wikipedia, vốn luân chuyển là một chỉ số tài chính, thể hiện khả năng thanh khoản
của một doanh nghiệp. Cùng với các tài sản cố định như máy móc thiết bị, vốn luân chuyển
được xem như là một phần của vốn kinh doanh. Tổng vốn lưu động tương đương với tài
sản ngắn hạn. Vốn luân chuyển được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn

hạn. Nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ ngắn hạn, doanh nghiệp đó sẽ có một sự thiếu hụt vốn
lưu động, còn được gọi là sự thâm hụt vốn lưu động.
Investopedia cũng định nghĩa vốn luân chuyển là sự khác biệt giữa các tài sản ngắn hạn của
một công ty, như tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho của nguyên vật liệu thô, thành
phẩm, và nợ ngắn hạn như khoản phải trả.
Vốn luân chuyển gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kể từ khi
sử dụng tiền mặt mua nguyên vật liệu thô, tiến hành sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm ra
thị trường tiêu thụ để tạo doanh thu, tạo ra khoản phải thu nếu như doanh nghiệp bán chịu
cho khách hàng, sau cùng thu các khoản phải thu và nhận được tiền mặt. Chu kỳ hoạt động
này của vốn luân chuyển được đánh giá đo lường qua chỉ số chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp, chỉ số này đo lường khoảng thời gian doanh nghiệp mua nguyên vật liệu thô đến
14


khi tạo ra tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, chỉ số chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt đo lường khoảng thời gian từ khi công ty thanh toán khoản mua chịu nguyên vật
liệu thô từ nhà cung cấp, còn được gọi là khoản phải trả, cho đến khi công ty thu được tiền
mặt từ các khoản bán chịu cho khách hàng hay được gọi là khoản phải thu.
Hình 2.1. Chu kỳ lưu chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh

Chỉ số chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được ra đời bắt nguồn từ nhu cầu cần thiết trong việc
quản trị vốn luân chuyển. Vai trò vô cùng quan trọng của nguồn vốn này trong hoạt động
sản xuất và kinh doanh hàng ngày. Vốn luân chuyển luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với
các nhà quản trị tài chính. Nếu nguồn vốn bị thiếu hụt, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị
gián đoạn ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động và khả năng thanh toán đối với các nghĩa vụ
tài chính ngắn hạn. Nhưng sự dư thừa cũng dẫn đến các khoản chi phí cơ hội, chi phí lưu
trữ hàng tồn kho không cần thiết, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi. Do đó, việc
duy trì vốn luân chuyển ở mức phù hợp luôn thiết yếu đối với sự sống còn của doanh nghiệp,
các nhà quản trị phải luôn đảm bảo nguồn vốn này hoạt động hiệu quả nhất. Với vai trò
quan trọng đó, các chỉ số để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của vốn luân chuyển

như chỉ số chu kỳ tiền mặt là rất cần thiết trong việc điều hành quản trị hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày.

15


Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của nhà xuất bản kinh tế: “Chu kỳ tiền mặt là
khoảng thời gian được tính từ khi chúng ta thực sự thanh toán hàng tồn kho cho đến khi
chúng ta thu tiền mặt từ bán hàng”.
Theo trang tin Investopedia: “Chu kỳ tiền mặt là sự kết hợp của vài tỷ số hoạt động liên
quan đến khoản phải thu, khoản phải trả và vòng quay hàng tồn kho.”
Công thức tính chu kỳ tiền mặt:
Chu kỳ tiền mặt = Thời gian hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thanh toán tiền
bình quân
Chu kỳ tiền mặt càng ngắn có nghĩa có ít đầu tư vào vốn luân chuyển hơn, tạo ra tiền nhanh
hơn và các chi phí tài trợ cho tài sản ngắn hạn ở các doanh nghiệp này cũng sẽ thấp hơn.
Vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản trị là phải giữ cho chu kỳ tiền mặt tồn tại ở mức ngắn nhất
có thể. Theo công thức, chu kỳ tiền mặt bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: Thời gian hàng
tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán tiền bình quân. Dựa vào ba nhân tố ảnh hưởng
này, chu kỳ tiền mặt có thể được rút ngắn nếu thời gian tồn kho và kỳ thu tiền bình quân
ngắn lại hoặc khoản phải trả kéo dài hơn. Để thực hiện được điều này, nhà quản trị phải
xem xét đến chính sách bán chịu, chính sách mua chịu hay như đẩy mạnh năng suất ở bộ
phận sản xuất, đưa ra chính sách khuyến mãi, chiết khấu để khuyến khích khách hàng trả
tiền mặt sớm hơn, cũng như hỗ trợ bộ phận bán hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Khái niệm các thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Thời gian hàng tồn kho là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh, thể hiện độ dài
thời gian công ty dùng để chuyển từ hàng tồn kho sang doanh thu. Thông thường, số ngày
càng ngắn sẽ càng được ưa thích hơn, số ngày hàng tồn kho trung bình sẽ đa dạng giữa các
ngành công nghiệp khác nhau.
Thời gian hàng tồn kho =


𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛

x Số ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ số đo lường số ngày trung bình công ty cần để thu các khoản
phải thu sau khi thực hiện hoạt động bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân thường được xác định
theo tháng, quý hoặc năm, và có thể được tính bằng cách chia khoản phải thu trong khoảng
16


thời gian cụ thể cho doanh thu bán chịu cùng thời kỳ, sau đó nhân kết quả cho số ngày trong
cùng khoảng thời gian.
Kỳ thu tiền bình quân =

Khoản phải thu trung bình
Tổng doanh thu bán chịu

x Số ngày trong kỳ

Kỳ thanh toán tiền bình quân là khoảng thời gian thanh toán bình quân của công ty, đo
lường khoảng thời gian công ty sử dụng để chi trả cho các hóa đơn từ nhà cung cấp.
Kỳ thanh toán tiền bình quân =

2.2.

Khoản phải trả trung bình
Giá vốn hàng bán


x Số ngày trong kỳ

Những nghiên cứu trước đây

Với vai trò quan trọng của dòng tiền đối với hoạt động kinh doanh của một công ty, chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt đã trở thành đề tài nghiên cứu của các chuyên gia tài chính trên thế
giới. Câu hỏi chủ yếu là có hay không mối liên hệ giữa chu kỳ tiền mặt và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp? Vấn đề này đã được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm bởi nhiều
tác giả như Shin and Soenen (1998), Wang (2002), Deloof (2003), Laziridis and Tryfonidis
(2006), Garcia-Teruel and Martinez-Solano (2007), Samiloglu and Demirgunes (2008),
Uyar (2009) và Karaduman et al. (2011). Họ đã nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau
như Bỉ, Mỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan. Tất cả đều nhận
thấy rằng có tồn tại một mối tương quan âm giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận
công ty. Điều này có nghĩa là, nếu doanh nghiệp có chính sách vốn luân chuyển mà nhờ đó
tối thiểu hóa kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho, hoặc tối đa hóa kỳ thanh toán tiền
bình quân, dẫn đến chu kỳ tiền mặt giảm và lợi nhuận hoạt động kinh doanh sẽ tăng.
Jose, Lancaster, và Stevens (1996) chỉ ra rằng quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
thường xuyên đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp. Do đó,
quản trị tài chính ngắn hạn thông qua quản trị vốn lưu động trở thành yếu tố quan trọng đối
với lợi nhuận hoạt động.
Kroes và Manikas (2014) cho rằng quản trị dòng tiền đóng vai trò cực kì quan trọng trong
chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư vốn lưu động liên quan đến việc cân bằng
giữa lợi nhuận và rủi ro, đây là nhiệm vụ thiết yếu đối với các nhà quản trị. Các doanh
17


nghiệp có mức vốn lưu động tối ưu sẽ tối đa hóa giá trị của nó (Deloof, 2003; Howorth và
Westhead, 2003).
Những nghiên cứu có liên quan trước đây đưa ra kết luận rằng một chính sách quản trị vốn
lưu động tích cực có khả năng làm gia tăng hiệu quả doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình

quân quá dài, công ty có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản và phục hồi lại khả năng thanh
toán. Công ty cũng sẽ đánh mất khoản chi phí cho việc tồn trữ hàng hóa nếu số ngày tồn
kho tăng quá nhiều. Bên cạnh đó, duy trì vốn lưu động ở mức cao sẽ dẫn đến khoản chi phí
cơ hội vì công ty có thể phải từ bỏ các cơ hội đầu tư khác tốt hơn. Ví dụ, Hager (1976),
Kamath (1989), Jose et al. (1996), Shin and Soenen (1998), Wang (2002), Deloof (2003),
García–Teruel and Martínez–Solano (2007), Raheman and Nasr (2007), Uyar (2009),
Banos-Caballero, García-Teruel, và Martínez-Solano (2012), và Lee (2015) đều chỉ ra rằng
một chính sách thanh khoản tích cực có thể làm tăng lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp.
Soenen (1993) đưa ra bằng chứng rằng chu kỳ tiền mặt dài có thể là lí do dẫn đến kiệt quệ
tài chính.
(Warrad, 2015) kết luận rằng ý nghĩa của việc quản trị tiền mặt để đạt được hiệu quả tối ưu
sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản và lợi nhuận của các công ty (Das, 2015a,b;
Nizam, 2015). Chiến lược đầy đủ và chính sách tín dụng hiệu quả có tác dụng rất tốt đối
với doanh thu cũng như các yếu tố tài sản ngắn hạn và hiệu quả tài chính của các công ty
(Yazdanfar, 2015).
Richard và Laughlin (1980) đã đưa ra ý tưởng về chu kỳ chuyển đổi tiền mặt như một công
cụ để đo lường tính thanh khoản và mức độ hiệu quả của công ty. Gentry et al. (1990) cũng
đã kết luận rằng chu kỳ tiền mặt tác động đến giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Lamberson (1991) chỉ ra rằng, trong suốt quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, mức thanh
khoản tăng lên nhờ vào việc quản trị vốn lưu động, nhưng không có thay đổi đặc biệt nào
tồn tại được nhìn thấy trong suốt thời kỳ đi xuống của nền kinh tế. Schilling (1996) đã
chứng minh rằng sự tăng lên của chu kỳ tiền mặt sẽ làm tăng mức yêu cầu tối thiểu của tính
thanh khoản, và tương tự như vậy, sự giảm sút của chu kỳ tiền mặt sẽ làm giảm yêu cầu tối
thiểu đối với tính thanh khoản. Shin và Soenen (1998) đã tìm thấy ảnh hưởng đáng kể cuả
quản trị chu kỳ tiền mặt đối với lợi nhuận và tính thanh khoản của doanh nghiệp.
18


Lyroudi và Lazaridis (2000) cho rằng lợi nhuận doanh nghiệp phụ thuộc vào việc quản trị
vốn luân chuyển. Họ đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng chu kỳ tiền mặt ảnh hưởng

đáng kể đến tính thanh khoản của công ty. Nobanee et al. (2004) cho rằng hiệu suất hoạt
động của hàng tồn kho sẽ tốt hơn nếu chúng được chuyển sang tiền mặt sớm nhất có thể.
Elejlly (2004) đã tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa lợi nhuận, tính thanh khoản so
với chu kỳ tiền mặt. Deloof (2003) đã nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển
đến hiệu quả hoạt động của 1009 công ty trong 5 năm, dùng chỉ số chu kỳ tiền mặt như một
công cụ hiệu quả để đánh giá hoạt động vốn luân chuyển. Ông ấy đã kết luận có mối quan
hệ ngược chiều mạnh mẽ giữa chu kỳ tiền mặt và lợi nhuận.
Padachi (2006) đã tìm thấy rằng nếu công ty đầu tư nhiều hơn vào hàng tồn kho, thì lợi
nhuận sẽ giảm. Teruel và Solano (2007) đã giải thích rằng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng
nhờ vào việc giảm kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho và độ dài chu kỳ tiền mặt.
Raheman và Nasr (2007) đã báo cáo mối quan hệ ngược chiều đáng chú ý của các thành
phần trong tính thanh khoản với lợi nhuận. Hunchinson et al. (2007) đã kết luận rằng có
mối quan hệ nghịch đảo giữa lợi nhuân và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Terual và Solano
(2007) cho rằng công ty nên trì hoãn thanh toán các khoản phải trả để tăng hiệu quả hoạt
động. Raheman và Nasr (2007) đã khẳng định rằng hiệu suất hoạt động sẽ tốt hơn nếu kỳ
thu tiền bình quân ngắn hơn. Appuhami (2008) đã nghiên cứu rằng dòng tiền hoạt động
kinh doanh tác động đáng kể đến hoạt động quản trị vốn lưu động. Koumanakos (2008) cho
rằng hàng tồn kho bình quân cao hơn dẫn đến mức lợi nhuận thấp hơn. Lazaridis và
Tryfonidis (2006) đã phân tích mối liên hệ giữa hoạt động quản trị vốn lưu động và hiệu
suất hoạt động, nhờ đó đã phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỷ số quản trị vốn luân
chuyển và hiệu suất hoạt động, và kết quả phân tích hồi quy của họ cũng cho thấy mối liên
hệ mạnh mẽ giữa lợi nhuận (tổng lợi nhuận hoạt động) và quản trị chu kỳ tiền mặt. Họ cũng
cho rằng quản trị chu kỳ tiền mặt tối ưu và hiệu quả giữ vai trò rất quan trọng cho việc làm
gia tăng giá trị cho các cổ đông.
Uyar (2009) chỉ ra rằng có sự liên kết mạnh mẽ của quản trị vốn lưu động với tính thanh
khoản và lợi nhuận, và đã kết luận rằng quy mô và lợi nhuận doanh nghiệp tương quan
ngược chiều với chu kỳ tiền mặt. Lou et al. (2009) đã khẳng định rằng nếu giá trị doanh
nghiệp gia tăng, chu kỳ tiền mặt sẽ giảm. Gill et al. (2010) đã kết luận rằng nếu công ty
19



đang duy trì khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho ở mức tối ưu, công ty sẽ tạo ra
lợi nhuận tối đa. Ebaid (2011) đã nghiên cứu ra rằng dòng tiền hiện hành có tác động đáng
kể đến sự gia tăng lợi nhuận của công ty.

20


PHẦN 3: CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DÙNG CHỈ SỐ
CHU KỲ TIỀN MẶT ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT DOANH NGHIỆP
Để đánh giá hiệu quả hoạt động vốn luân chuyển, các chỉ số thường được sử dụng là chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh. Chỉ số chu
kỳ tiền mặt tập trung vào dòng tiền hoạt động, hiệu quả hoạt động kinh doanh từ thời điểm
mua hàng tồn kho qua hình thức mua chịu từ nhà cung cấp đến khi tạo ra thành phẩm, tiêu
thụ và thu tiền mặt từ khách hàng. Trong khi tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán
nhanh chủ yếu dùng để đánh giá khả năng thanh khoản, xem xét liệu doanh nghiệp có khả
năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn hay không. Mỗi chỉ số đều có ưu nhược điểm riêng, vì
vậy khi sử dụng các chỉ số này thường được kết hợp cùng nhau, bên cạnh việc so sánh với
các chỉ số khác.
Trước khi tìm hiểu nhược điểm của chu kỳ tiền mặt, tác giả sẽ nêu một số khái niệm cơ bản
của tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành để có thể hiểu rõ và dễ dàng so
sánh với chu kỳ tiền mặt. Theo trang Investopedia, tỷ số thanh toán hiện hành là một tỷ số
thanh khoản để đo lường khả năng của một công ty có thể thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn
và dài hạn. Để đánh giá khả năng này, tỷ số thanh toán hiện hành xem xét tổng tài sản ngắn
hạn của một công ty (cả thanh khoản và không thanh khoản) liên quan đến tổng nợ ngắn
hạn của công ty. Tỷ số thanh toán nhanh là một chỉ số của tính thanh khoản ngắn hạn của
công ty, và đo đường khả năng đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn của công ty với các tài sản thanh
khoản nhất. Bởi vì chúng ta chỉ quan tâm đến tài khoản thanh khoản nhất, tỷ số này loại trừ
hàng tồn kho từ tài sản ngắn hạn.
Tuy nhiên, hai tỷ số này còn tồn tại một số khuyết điểm khiến chúng không thể đánh giá

đúng thực trạng tình trạng tài chính ngắn hạn của công ty. Có nhiều tỷ số thanh khoản khác
nhau tồn tại, tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những tỷ số khắt khe nhất. Không
giống với các tỷ số thanh khoản khác, tỷ số này tính đến tất cả tài sản ngắn hạn, kể cả các
tài sản có tính thanh khoản kém. Như vậy, tỷ số này không hiệu quả khi được sử dụng cho
một công ty sử dụng tài sản không hiệu quả. Tỷ số thanh toán hiện hành cũng tồn tại giới
hạn của riêng nó, tỷ số này không tính đến hàng tồn kho trong công thức của nó, vì tài sản
này được xem là tài sản không có tính thanh khoản cao. Như vậy, có nghĩa là nếu hàng tồn
21


kho càng thấp thì tỷ số thanh toán hiện hành sẽ có giá trị càng cao, điều đó dẫn đến kết luận
công ty đang có khả năng thanh khoản tốt. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là các nhà quản trị có
thể cố tình muốn thanh lý hàng tồn kho của họ nhanh chóng ở cuối quý, hoặc cuối năm tài
chính, và hàng tồn kho có thể bị bán ra với mức giá thấp, dẫn đến việc công ty phải gánh
chịu một khoản lỗ. Mặc dù việc giảm lượng hàng tồn kho có thể đẩy tỷ số thanh toán hiện
hành lên cao, nhưng hậu quả là một khoản lỗ trong kết quả hoạt động. Nếu nhà phân tích
chỉ phân tích dựa vào tỷ số này, sẽ đưa ra kết quả chủ quan, không chính xác do chỉ tính
đến các khoản mục trong bảng cân đối kế toán mà không quan tâm đến kết quả của doanh
thu, giá vốn hàng bán ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để xem xét liệu công
ty có thực sự sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hay không.
Nhận thấy những khuyết điểm của hai tỷ số trên, chỉ số chu kỳ tiền mặt được ra đời nhằm
phần nào khắc phục những thiếu sót trên. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt giúp các nhà quản trị
đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhờ vào việc công thức tính toán được chi
tiết và cụ thể hơn, các nhà quản trị có thể điều chỉnh các thành phần của chu kỳ tiền mặt để
đưa chỉ số chu kỳ tiền mặt về mức phù hợp. Hơn nữa, chu kỳ tiền mặt giúp nhà quản trị tài
chính vạch ra chiến lược cho hoạt động trong tương lai, quyết định mức độ nắm giữ tiền
mặt hiệu quả nhất nhằm tránh việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt cũng như hàng tồn kho dẫn
đến việc doanh nghiệp phải gánh các khoản cơ hội phí, hoặc việc thiếu hụt tiền mặt, hàng
tồn kho cũng gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù mang
lại nhiều lợi ích nhưng bất kì chỉ số nào cũng tồn tại một vài khuyết điểm.

Đầu tiên, bản thân chu kỳ tiền mặt không mang nhiều ý nghĩa nếu không được kết hợp với
nhiều chỉ số khác. Chỉ số này cũng tùy thuộc nhiều vào lĩnh vực hoạt động, quy mô vốn,
hoặc đặc điểm kinh doanh khác nhau cũng dẫn đến sự khác biệt về chu kỳ tiền mặt kể cả
các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Nếu không cẩn thận khi so sánh chu kỳ
tiền mặt giữa nhiều doanh nghiệp, nhà phân tích có thể sai lầm trong việc đưa ra kết luận
khi bỏ qua lĩnh vực hoạt động hoặc sự khác biệt về quy mô vốn. Bên cạnh đó, một số khoản
mục cần thiết để tính toán chu kỳ tiền mặt cũng là vấn đề gây khó khăn khi phân tích chỉ
số này, như doanh thu bán chịu là khoản mục không được ủy ban chứng khoán quy định
phải thể hiện trong báo cáo tài chính, do đó doanh thu bán chịu hầu như không có trong các
báo cáo tài chính thông thường mà chỉ là con số nội bộ. Điều này dẫn đến các nhà phân tích
22


buộc phải sử dụng các chỉ số thay thế để tính toán chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, như sử dụng
doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh thay thế cho doanh thu bán chịu, mặc dù khoản
mục này bao gồm cả doanh thu bán chịu và doanh thu bằng tiền mặt, điều này dẫn đến các
sai lệch khi kết luận đánh giá hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển bằng chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt. Hoặc các khoản phải thu bình quân, khoản phải trả bình quân dùng để tính toán
kỳ thu tiền bình quân và kỳ thanh toán tiền bình quân được tính từ tổng của một vài khoản
mục nhỏ trong bảng cân đối kế toán, và đôi khi các công ty không ghi nhận các số liệu chi
tiết cho từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán của họ. Trong khi các khoản mục tổng
khoản phải thu và khoản phải trả đôi khi hàm chứa những khoản mục nhỏ không liên quan
đến chu kỳ tiền mặt.

23


PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp so sánh là phương pháp dễ sử dụng và phổ biến khi tiến hành nghiên cứu các
đề tài trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực phân tích tài chính. Có nhiều cách

để thực hiện phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể so sánh giữa các số tuyệt đối hoặc
tương đối qua các kỳ (quý, năm). Trong lĩnh vực tài chính, phương pháp này thường được
dùng để so sánh số liệu qua các kỳ khác nhau để đưa ra xu hướng biến động, so sánh thành
quả thực tế so với kế hoạch để đánh giá hiệu quả hoạt động, hoặc so sánh với số liệu trung
bình ngành để định vị vị trí của các doanh nghiệp đang được nghiên cứu.
Vì ưu điểm trên của phương pháp so sánh, tác giả đã lựa chọn phương pháp này để thực
hiện bài nghiên cứu. Sau khi liệt kê được danh sách các doanh nghiệp hiện đang niêm yết
chứng khoán trên sàn HOSE, HNX, UpCom, OTC, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ
trang vietstock.vn bao gồm: vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng
quay hàng tồn kho, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, và
quy mô vốn. Các chỉ số này được tổng hợp trong khoảng thời gian 2015-2017, riêng quy
mô vốn là số liệu hiện tại của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập các số
liệu liên quan đến tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành như tài sản ngắn
hạn, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có trong danh
sách. Theo thống kê từ trang cophieu68.vn, có 26 doanh nghiệp niêm yết chứng khoán đang
có hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thép, 32 doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
du lịch. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu của 19 doanh nghiệp ngành thép và
15 doanh nghiệp ngành du lịch. Các doanh nghiệp bị loại khỏi danh sách là do một số doanh
nghiệp niêm yết trên sàn OTC và UpCom không đăng tải báo cáo tài chính trên các trang
trực tuyến, hoặc một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch kinh doanh nhiều ngành
nghề và dịch vụ du lịch không thực sự là lĩnh vực hoạt động chính yếu của công ty.

24


• Dữ liệu các chỉ số để tính toán chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Bảng 4.1. Kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán tiền bình quân, thời gian tồn kho của các công ty ngành thép
Đơn vị tính: Ngày
2015


2016

Mã chứng Kỳ thu tiền Kỳ thanh toán tiền Thời gian Kỳ thu tiền Kỳ thanh toán tiền
khoán
bình quân
bình quân
tồn kho
bình quân
bình quân

VIS
VGS
VDT
VCA
TVN
TNB
TIS
TDS
KMT
KKC
HSG
HPG
HMC
DNS
BVG
SSM
DNY
NKG
POM


40,87
43,92
10,10
16,56
43,71
8,28
96,31
17,34
49,26
73,00
11,54
16,35
51,41
17,20
102,82
78,49
32,71
27,30
72,28

10,69
19,92
13,52
3,31
39,42
14,74
113,00
3,81
25,70
53,36

30,83
38,14
22,32
81,29
76,52
17,55
103,40
76,20
13,70

78,16
30,42
48,28
53,21
64,72
29,77
200,55
33,30
12,20
344,34
101,67
119,67
69,00
126,30
241,72
50,21
229,56
71,29
114,78


72,56
36,28
9,27
11,62
29,77
8,07
124,57
18,11
74,49
88,38
9,96
15,12
33,39
18,88
178,05
79,18
28,85
14,65
82,39

31,82
19,97
2,50
6,26
20,13
13,66
168,20
7,34
26,35
24,65

29,89
47,40
6,11
65,77
103,40
17,62
115,87
30,39
11,60

2017
Thời gian
tồn kho

53,83
25,63
51,48
38,91
40,83
28,97
306,72
26,43
10,02
192,11
111,28
127,62
52,37
110,27
320,18
81,29

214,71
72,13
80,22

Kỳ thu tiền Kỳ thanh toán tiền Thời gian
bình quân
bình quân
tồn kho

74,49
38,50
13,29
19,72
25,69
15,95
140,38
14,83
54,80
102,53
11,59
14,02
36,17
14,49
117,36
62,39
15,59
19,77
71,15

35,10

20,31
14,20
11,02
18,12
23,37
215,98
11,70
10,48
116,24
42,84
40,87
20,37
43,30
60,83
31,52
100,27
19,76
10,43

35,51
32,94
68,48
26,68
47,96
30,02
368,69
31,85
19,25
232,48
115,14

113,00
54,80
101,39
162,22
83,33
172,17
99,46
63,70

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

25


×