Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.28 KB, 113 trang )

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
1.

Lý luận :
Lý luận chung về không khí, ô nhiễm không khí :Trần Thị Hà
Nội dung các quy định PL kiểm soát ô nhiễm : Trần Thu Hà
Xử lý ô nhiễm không khí :Phan Thị Trường Giang

2.

Thực trạng :
- Thực trạng ô nhiễm : Lê Huy Hải
- Thực trạng áp dụng PL : Bùi Thu Hà

3.

Giải pháp và kiến nghị : Phan Thị Trường Giang , Bùi Thu Hà.


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
A. LÝ LUẬN CHUNG.......................................................................................1
I. Không khí - sự ô nhiễm không khí................................................................2
1. Không khí và các thành phần không khí.....................................................2
2. Ô nhiễm không khí và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí..........2
II. Ô nhiễm không khí - Hiện tượng, tác hại và nguyên nhân........................2
1. Các hiện tượng ô nhiễm không khí.............................................................2
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu toàn cầu...........................3
3. Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống.................................5
4. Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí...............................................7


4.1. Do hoạt động Công nghiệp...................................................................7
4.2. Hoạt động giao thông vận tải................................................................8
4.3. Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng.............................................................8
5. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí:...............................................9
B. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở
VIỆT NAM........................................................................................................22
I. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM................22
1. Ô nhiễm môi trường không khí do bụi......................................................22
2. Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại...................................26
2.1 Ô nhiễm khí SO2:................................................................................26
2.2 Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị:............................................30
3 Mưa axít (lắng đọng axít):..........................................................................30
4. Ô nhiễm tiếng ồn đô thị:............................................................................31
II. NGUỒN GỐC CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.....................................33
1 Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp................................33
2 Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải......................35
3 Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng....................................36


4 Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân..................36
III. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY................................................................................................................37
1 Mưa axit:....................................................................................................37
2 Hiệu ứng nhà kính......................................................................................38
3 Biến đổi khí hậu ........................................................................................40
4. Những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH ở Việt Nam...............41
5 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người....................................................41
6 Gây thiệt hại kinh tế...................................................................................43
C. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ......................44
I. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ..................................................................44
1. Pháp luật Quốc gia....................................................................................44
2. Các điều ước Quốc tế mà Việt Nam gia nhập...........................................44
2. Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các
tác động tới ô nhiễm không khí:.................................................................46
3. Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí:....................................50
4. Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo
vệ môi trường không khí :..........................................................................50
5. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí:.............................52
II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ.................................................................................................54
1. Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí....55
2. Xử lý hình sự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí....58
III.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................60


1. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm
soát ô nhiễm không khí...............................................................................60
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí................61
2.1.Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá
các tác động tới ô nhiễm không khí....................................................61
2.1.2.Hoạt động ĐTM và ĐMC........................................................64
2.1.3.Hoạt động thông tin về môi trường không khí........................73
2.1.4.Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí................................74
2.1.5.Hoạt động cải thiện chất lượng không khí..............................77
2.2.Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí...........................79
2.2.1.Các dạng NLTT và tiềm năng ở Việt Nam..............................79

2.2.2.Khung chính sách về phát triển NLTT.....................................82
2.2.3.Một số hoạt động về NLTT ở Việt Nam..................................86
2.3.Pháp luật về việc kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí................88
2.3.1.Kiểm soát các nguồn thải tĩnh.................................................88
2.3.2.Kiểm soát nguồn thải động......................................................94
2.4.Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí.........................................97
2.5.Hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí...........................98
2.6.Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí..................99
D. GIẢI PHÁP................................................................................................105
1. Giải pháp pháp lý....................................................................................105
2. Biện pháp khoa học kĩ thuật....................................................................108
3. Biện pháp kinh tế.....................................................................................110
4. Biện pháp giáo dục..................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................111


1


A. LÝ LUẬN CHUNG
I. Không khí - sự ô nhiễm không khí
1. Không khí và các thành phần không khí
Không khí là vật chất tồn tại ở thể khí, bao phủ toàn bộ bề mặt của trái
đất. Nó không màu, không mùi, không vị. Không khí phủ lên trái đất một lớp
rất dày.
Không khí với các thành phần như khí N 2 chiếm 78,9%, O2 chiếm 0,95%,
Ar chiếm 0,93%, CO2 chiếm 0,32% và một số khí khác như Neon, Heeli, CH4,
Krypton cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang hợp của thực
vật, là nguồn gốc của sự sống. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt
đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí. Nhưng hiện nay trong quá

trình hoạt động của mình con người đã gây nhiều tác động tiêu cực cho môi
trường nói chung và cho môi trường không khí nói riêng, và hiện nay những
tác động này là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí.
Vậy ô nhiễm không khí là gì?
2.

Ô nhiễm không khí và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan

trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”.
( />Vấn đề ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn rất khó giải
quyết không chỉ riêng với một quốc gia nào mà là đối với toàn thế giới.
Ô nhiễm không khí bao gồm: ô nhiễm do bụi, ô nhiễm khí độc, ô nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm mùi.
II. Ô nhiễm không khí - Hiện tượng, tác hại và nguyên nhân
1. Các hiện tượng ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều các hiện tượng biến đổi
môi trường đáng lo ngại (là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí
2


hậu) và có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe và cuộc sống con người
cũng như các sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng như sự lắng đọng axit, hiệu
ứng nhà kính, thủng tầng ozon, hiện tượng quang hóa, axit hóa đại dương.
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu toàn cầu
Ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới hiện
nay. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc
như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng

gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà
kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái
Đất được mặt trời chiếu sáng. Các khí nhà kính cho phép các tia bức xạ từ
mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ
các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. Nhưng trong quá trình này thì độ dài
của sóng bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những
phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến
các khí nhà kính trở nên nóng dần lên. Do vậy, trên diện rộng, tất cả khí nhà
kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh
làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên – quá trình này gọi là hiệu ứng
nhà kính. Những khí nhà kính sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời, làm ấm lên bầu
khí quyển gần bề mặt trái đất, giữ trái đất luôn đủ ấm để hỗ trợ cuộc sống của
muôn loài. Nhưng các nhà khoa học kết luận rằng sự phát thải khí nhà kính
ngày càng tăng lên sẽ tích tụ quá nhiều năng lượng khiến làm gia tăng nhiệt
độ toàn cầu. Các khí như methane và CFCs sẽ có khả năng tích tụ năng lượng
hơn khí carbon dioxide là loại khí chiếm lĩnh một phần lớn bầu khí quyền.
Quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí đốt tự nhiên) là nguyên
nhân chính tạo ra sự phát thải carbon.
3


Hiệu ứng nhà kính đã làm cho trái đất ngày càng nóng lên, gây nhiều biến
động về khí hậu và hậu quả của nó đối với cuộc sống con người là rất khó có
thể dự đoán được. CFCs (chlorofloucarbons) là một hợp chất bao gồm
chlorine, fluorine và carbon. Những khí này được sử dụng trong sản xuất
thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất làm lạnh tủ lạnh và máy điều hoà nhiệt độ.
Những loại khí này là thành phần chủ yếu cấu thành hiệu ứng nhà kính hơn là
các loại khí như carbon dioxide. Hiện nay trên thế giới các quốc gia cũng
đang áp dụng các biện pháp cắt giảm phát thải khí CFCs, một số hợp chất liên

quan cũng bị cấm sử dụng. Nhưng CFCs lại được sinh ra từ các quá trình sản
xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, các quốc gia lại rất khó kiểm soát việc phát
thải các loại khí như methane, carbon dioxide - đó là những sản phẩm phụ
không thể tránh khỏi từ đời sống của con người và từ một phần của hệ sinh
thái phức tạp trong môi trường. Hiệu ứng khí nhà kính làm cho trái đất ngày
một nóng lên, tác động đến tầng ôzôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ
sinh thái và môi trường sống của muôn loài.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính
thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO 2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ
sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh
chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass),
và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ
Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây,
các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt
độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện
pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

4


- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn.
Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng
ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
3. Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",
gây nhiều bệnh cho con người, có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có
con người.

- Lắng đọng axit: Lắng đọng axit (Acid deposition) hiện đang là một
trong những vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng nhất không chỉ vì
mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống của con người và các hệ
sinh thái mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm
soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của
chúng ở quy mô khu vực và toàn cầu.
Lắng đọng axit là một hiện tượng đã được phát hiện từ lâu song được chú
ý nhiều nhất từ khoảng những năm 80 cho tới nay do tác hại của chúng gây ra
ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Lắng đọng axit được tạo thành trong
điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ
các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn
kilomet. Bởi vậy, có thể nguồn phát thải sinh ra từ quốc gia này song lại có
ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân bang do sự chuyển động quy mô lớn trong
khí quyển. Lắng đọng axit gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và
của: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây,
đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các
công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người… Thiệt hại hàng năm trên toàn cầu ước tính tới hàng tỷ đô la Mỹ.
Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục. Bởi vậy, hiện
nay vấn đề lắng đọng axit là vấn đề mà toàn nhân loại quan tâm.
5


- Hiện tượng thủng tầng ozon: Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh
ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần
khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy
các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hợp chất cascbon của clo và clo (CFCchloroflourcacbons), các chất khác như tetraclort cascbon, các hợp chất của
broom và methylcloroform
- Hiện tượng sương mù quang hóa: khi hiện tượng này xảy ra, trong bầu

khí quyển rất khó chịu này, tầm nhìn xa bị hạn chế rất rõ rệt, cư dân có nguy
cơ mắc các chứng bệnh hiểm nghèo (ung thư, viêm phổi, mờ mắt,…), không
khí có nhiều độc tố, các thiết bị kim loại nhanh chóng bị ăn mòn, gia cầm bị
ngộ độc, rau quả bị nhiễm độc. Hai thành phàn có sức hủy diệt lớn nhất của
sương mù quang hóa là ozon (O3) và PAN (oeroxy acetel nitat). Chúng là
những hợp chất có tính oxy hóa mạnh, dễ dàng phản ứng với các hợp chất
khác, gây ra sự hủy diệt. Khi ở tầng bình lưu, ozone giúp bảo vệ trái đất tránh
khỏi những tia cực tím nhưng khi ozone ở gần mặt đất với nồng độ cao nó sẽ
giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần
xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp và gây nguy hiểm cho con người.
Ozone ở gần mặt đất được hình thành khi các động cơ xe phát thải khí
nitrogen oxides và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (từ sơn, các dung môi, các
chất đốt dễ bay hơi) tương tác với nhau dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Điều này thường xảy ra với những thành phố ô nhiễm.
Khi có hiện tượng sương mù quang hóa, tầm nhìn của chúng ta sẽ bị
giảm đi. Đặc biệt nó gây nên những tác động có hại đối với sức khỏe con
người như các bệnh về đường hô hấp, giảm chức năng của phổi gây chết các
tế bào mô và gây ung thư. Sương mù quang hóa còn gây hại cho cây trồng và
làm hao mòn nhiều loại nhiên liệu.
6


- Hiện tượng axit hóa đại dương: mọi người đều biết rằng nồng độ cácbon đi-ô-xít trong không khí đang tăng lên do lượng nhiên liệu con người sử
dụng. Tuy nhiên, ít người biết rằng đại dương đã hấp thụ rất nhiều các-bon điô-xit, làm tăng thêm một số ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu đối
với cuộc sống con người. Tuy nhiên, vì giữ vai trò là một tấm bọt biển khổng
lồ hấp thụ khí CO2 nên thành phần hóa học của đại dương đang bị biến đổi,
gây ra hiện tượng nhiễm axit đại dương. Ngoài những tác động tiêu cực đối
với các hệ sinh thái biển, tình trạng axit hóa đại dương còn có thể khiến âm
thanh đi được quãng đường dài hơn dưới đáy biển. Sự thay đổi này tác động
tới hoạt động liên lạc của động vật có vú dưới nước. Do mức ồn dưới đáy đại

dương tăng lên, những động vật giao tiếp bằng sóng âm không thể nhận thông
điệp đồng loại. Những loài không giao tiếp bằng sóng âm cũng gánh chịu
nhiều hậu quả tai hại. Có thể đưa ra 1 ví dụ minh họa:
Các nghiên cứu cho thấy loài nhuyễn thể (thức ăn của cá voi) sẽ bị biến
dạng chút ít trong môi trường đại dương có mức nhiễm axit cao hơn.
(Nguồn Steve Nicol, Vụ nghiên cứu Nam Cực tại Úc, bản quyền của chính
phủ Liên Bang Úc)
Mức độ nhiễm axit đại dương cao hơn là tin xấu cho loài cá voi bướu bởi
vì thức ăn ưa thích của chúng, loài nhuyễn thể thậm chí sẽ không hình thành
khi nồng độ axit gia tăng.
4. Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
Sau đây là một số hoạt động cơ bản của con người trong quá trình phát
triển gây ra ô nhiễm không khí:
4.1. Do hoạt động Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở nước ta mà chủ yếu là do công
nghệ lạc hậu. khi quá trình đô thị hóa diễn ra, phạm vi thành phố được mở
rộng dẫn đến phần lớn các khu công nghiệp cũ sản xuất lạc hậu đều nằm rải

7


rác trong thành phố làm cho mức ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Các
quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí
đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than,
bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận
chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Ví dụ như hàm lượng benzene trong xăng
quá cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong diesel cao (0,25% so với
0,05%). Các hoạt động đã thải ra một lượng lớn bụi, khí SO 2, CO và NO2 gây
tác động xấu đến chất lượng không khí đô thị.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập

trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô
sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ
khác nhau.
4.2. Hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện
giao thông cơ giới ở Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là khu đô thị.
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị
và khu đông dân cư: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Theo số
liệu của bộ giao thông vận tải, số lượng xe máy tăng lên rất nhanh ( trung
bình mỗi năm là 15% đến 18%). Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là
quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, Các bụi đất đá
cuốn theo trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, đối với các thành phố lớn, các
hoạt động giao thông vận tải của các cảng cũng tạo ra một lượng khí ô nhiễm
đáng kể. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt
thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
4.3. Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, song tác động này cũng cần được
tính đến. Chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt
8


gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân
gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
Đặc biệt là các khu dân cư nghèo, các khu phố cũ, phố cổ khi mà việc
đun nấu bằng than, dầu hỏa, củi khá phổ biến là nguyên nhân gây ô nhiễm
trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Ước tính khu này có
mật độ nguồn phát thải ô nhiễm cao hơn hẳn những khu khác, có thể gấp tới
10 lần so với các khu dân cư mức sống cao.
(giáo trình luật môi trưởng xuất bản năm 2010)

5. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí:
Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói
riêng không chỉ cần đến một hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về
trách nhiệm và điều kiện cơ sở vật chất cho việc kiểm soát ô nhiễm không
khí. Để các tiêu chuẩn đạt được hiệu quả tối ưa chúng ta cần có một “hàng rào
kĩ thuật “ đó là tiêu chuẩn cho không khí và tiêu chuẩn của khí thải. Theo điều
3.5 luật bảo vệ môi trường thì : “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định làm căn cứ để quản lí và bảo vệ môi trường “.
Trên cơ sở đó, ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường
đã ra quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT về việc bắt buộc áp dụng tiêu
chuẩn Việt Nam về môi trường. Trong 5 bộ tiêu chuẩn Việt Nam thì có bốn bộ
tiêu chuẩn là quy định chất lượng không khí:
- Mã tiêu chuẩn : TCVN 5937:2005
Tên tiêu chuẩn : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không
khí xung quanh
Tên tiếng Anh : Air quality – Ambient air quality standards
-Mã tiêu chuẩn : TCVN 5938: 2005

9


Tên tiêu chuẩn : Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của
một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Tên tiếng Anh : Air quality – Maxmum allowable concentration of
hazardous substances in ambient air
- Mã tiêu chuẩn : TCVN 5939: 2005
Tên tiêu chuẩn : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ

Tên tiếng Anh : Air quality – Industrial emission standards – Inorganic
substances and dusts
-Mã tiêu chuẩn : TCVN 5940: 2005
Tên tiêu chuẩn : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
Tên tiếng Anh : Air quality – Industrial emission standards – Organic
substances
*Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái
và sự cố môi trường;
- Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh
tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế;
- Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước
công bố bắt buộc áp dụng.
Theo hệ thống này, hiện nay có thể phân chia các tiêu chuẩn không khí ra
làm hai nhóm: Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh và nhóm
tiêu chuẩn chất thải.
10


* Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh:
Chất lượng không khí – tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
TCVN 5937:2005 thay thế cho TCVN 5937:1995.
+Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu
huỳnh đioxit (SO2), cacbon oxit (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng

và bụi PM10 (bụi ≤ 10 µm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
- Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh
và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong
phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
+Giá trị giới hạn
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh qui định
trong bảng 1.
Bảng 1: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
Trung

Trung

Trung

Trung bình

bình 1

bình 8

bình 24

năm (Trung

giờ

giờ


giờ

bình số học)

SO2

350

-

125

50

CO

30000

10000

-

-

NO2

200

-


-

40

O3
Bụi lơ lửng

180

120

80

-

300

-

200

140

-

-

150


50

Thông số

(TSP)
Bụi ≤

11

Phương pháp xác
định
Pararosalin

hoặc

huỳnh quang cực tím
Quang phổ hồng ngoại
không phân tán (NDIR)
Huỳnh quang hoá học
pha khí
Trắc quang tử ngoại
Lấy mẫu thể tích lớn
Phân tích khối lượng
Phân tích khối lượng


10µm

hoặc tách quán tính


(PM10)
Lấy mẫu thể tích lớn
Pb

-

-

1,5

0,5

và quang phổ hấp thụ

nguyên tử
CHÚ THÍCH: PM10: Bụi lơ lửng có kích thước khí động học nhỏ hơn hoặc bằng
10µm;
Dấu gạch ngang (-): Không quy định
Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
trong không khí xung quanh
TCVN 5938: 2005 thay thế cho TCVN 5938:1995.

12


Bảng 2: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh

TT


Thông số

Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
Công thức Thời gian Nồng độ
hoá học

trung bình

cho phép

Các chất vô cơ
1

Asen (hợp chất vơ cơ tính theo As)

2

Asen hydrua (Asin)

AsH3

3

Axit clohydric

HCl

4

Axit nitric


HNO3

5

Axit sunfuric

H2SO4

6

Bụi có chứa oxyt silic > 50%

7

Bụi chứa amiăng: Chrysotil

8
9

As

Cadimi (khói gồm ôxit và kim

Cd

loại) theo Cd
Clo

Cl2


10 Crom VI

Cr

11 Hydroflorua

HF

12 Hydrocyanua

HCN

13

Mangan và hợp chất (tính theo

Mn/MnO2

MnO2)

14 Niken (kim loại và hợp chất)
15

Ni
Hg
13

1 giờ
Năm

1 giờ
Năm
24 giờ
1 giờ
24 giờ
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
8 giờ
1 giờ
8 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
1 giờ
24 giờ
Năm
24 giờ
24 giờ


0,033
0,005
0,33
0,055
60
400
150
300
50
3
150
50
1 sợi/m3
0,4
0,17
0,005
100
30
0,0067
0,003
0,0023
20
5
1
10
10
10
8
0,15
1

0,3


Thuỷ ngân (kim loại và hợp
chất)
16 Acrolein
17 Acrylonitril

CH2=CHC
HO
CH2=CHC
N

18 Anilin

C6H5NH2
C2H3COO

19 Axit acrylic

H

20 Benzen
21 Benzidin

C6H6
NH2C6H4C
H4NH2

6


22 Cloroform

CHCl3

23 Hydrocabon (Xang)

CnHm

24 Fomaldehyt

HCHO

25 Naphtalen

C10H8

26 Phenol
27 Tetracloetylen
28 Vinyl clorua

C6H5OH
C2Cl4
ClCH=CH

Năm

0,3

1 giờ


50

24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ

45
22,5
50
30

Năm

54

1 giờ
Năm
1 giờ
8 giờ
24 giờ
Năm
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
1 giờ
Năm
8 giờ

24 giờ
1 giờ
24 giờ
24 giờ

22
10
KPHT
KPHT
KPHT
KPHT
16
0,043
5000
1500
20
15
500
120
10
10
100

24 giờ

26

1 giờ
24 giờ
1 giờ

Năm
8 giờ
1 giờ
1 giờ
24 giờ

200
200
45
30
300
42
50
20

2

Các chất gây mùi khó chịu
29 Amoniac
30 Acetaldehyd
31 Axit propionic
32 Hydrosunfua
33 Methyl mecarptan

NH3
CH3CHO
CH3CH2COOH
H2S
CH3SH
14



1 tuần
Năm
30 phút
35 Toluen
C6H5CH3
1 giờ
Năm
1 giờ
36 Xylen
C6H4(CH3)2
Năm
Chú thích: Giá trị trung bình năm là giá trị trung bình số học;
KPHT: không phát hiện thấy
34 Styren

C6H5CH=CH2

260
190
1000
500
190
1000
950

* Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:
Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ

TCVN 5939:2005 thay thế cho TCVN 5939:1995, TCVN 6991:2001,
TCVN 6992:2001 và TCVN 6993:2001.
Bảng 3 – Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí
thải công nghiệp
Đơn vị: miligam trên mét khối khí thải chuẩn* (mg/Nm3)
TT

Thông số

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Bụi khói
Bụi chứa silic
Amoniac và các hợp chất amoni
Antimon và hợp chất, tính theo Sb
Asen và hợp chất, tính theo As
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd
Chì và hợp chất, tính theo Pb

CO
Clo
Đồng và hợp chất, tính theo Cu
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn
HCl
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF
15

Giá trị giới hạn
A
B
400
200
50
50
76
50
20
10
20
10
20
5
10
5
1000
1000
32
10
20

10
30
30
200
50
50
20


14
15
16
17
18
19
20

H2S
SO2
NOx, tính theo NO2
NOx (cơ sở sản xuất axit), tính theo NO2
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3
Hơi HNO3 (cơ sở sản xuất axit), tính theo NO2
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2

7,5
1500
1000
2000
100

2000
1000

7,5
500
580
1000
50
1000
500

CHÚ THÍCH:
*) Mét khối khí thải chuẩn nói trong tiêu chuẩn này là một mét khối khí thải ở
nhiệt độ 0oC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5940:2005
Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số
chất hữu cơ
TCVN 5940:2005 thay thế cho TCVN 5940:1995, TCVN 6994:2001,
TCVN 6995:2001 và TCVN 6996:2001.

16


Bảng 4 – Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ khi thải vào không khí
Đơn vị: Miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3)

TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32


Tên
Axetylen tetrabromua
Axetaldehyd
Acrolein
Amylaxetat
Anilin
Benzidin
Benzen
Benzyl clorua
1,3-Butadien
n-Butyl axetat
Butylamin
Creson
Clorbenzen
Clorofom
β-clopren
Clopicrin
Cyclohexan
Cyclohexanol
Cyclohexanon
Cyclohexen
Dietylamin
Diflodibrommetan
o-diclobenzen
1,1-Dicloetan
1,2-Dicloetylen
1,4-Dioxan
Dimetylanilin
Dicloetyl ete

Dimetylfomamit
Dimetylsunfat
Dimetylhydrazin
Dinitrobenzen

Số CAS2)

Công thức hóa học

79-27-6
75-07-0
107-02-8
628-63-7
62-53-3
92-87-5
71-43-2
100-44-7
106-99-0
123-86-4
109-73-9
1319-77-3
108-90-7
67-66-3
126-99-8
76-06-2
110-82-7
108-93-0
108-94-1
110-83-8
109-89-7

75-61-6
95-50-1
75-34-3
540-59-0
123-91-1
121-69-7
111-44-4
68-12-2
77-78-1
57-14-7
25154-54-5

CHBr2CHBr2
CH3CHO
CH2=CHCHO
CH3COOC5H11
C6H5NH2
NH2C6H4C6H4NH2
C6H6
C6H5CH2Cl
C4H6
CH3COOC4H9
CH3(CH2)2CH2NH2
CH3C6H4OH
C6H5Cl
CHCl3
CH2=CClCH=CH2
CCl3NO2
C6H12
C6H11OH

C6H10O
C6H10
(C2H5)2NH
CF2BR2
C6H4Cl
CHCl2CH3
ClCH=CHCl
C4H8O2
C6H5N(CH3)2
(ClCH2CH2)2O
(CH3)2NOCH
(CH3)2SO4
(CH3)2NNH2
C6H4(NO2)2

17

Giới hạn
tối đa
14
270
2,5
525
19
KPHĐ
5
5
2200
950
15

22
350
240
90
0,7
1300
410
400
1350
75
860
300
400
790
360
25
90
60
0,5
1
1


33
34
35
36
37
38
39

40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69

70
71
72

Etylaxetat
141-78-6
Etylamin
75-04-7
Etylbenzen
100-41-4
Etylendiamin
74-96-4
Etylacrilat
107-15-3
Etylendibromua
106-93-4
Etylacrilat
140-88-5
Etylen clohydrin
107-07-3
Etylen oxyt
75-21-8
Etyl ete
60-29-7
Etyl clorua
75-00-3
Etylsilicat
78-10-4
Etanolamin
141-43-5

Fufural
98-01-1
Fomaldehyt
50-00-0
Fufuryl (2-furylmethanol)
98-00-0
Flotriclometan
75-69-4
n-Heptan
124-82-5
n-Hexan
110-54-3
Isopropylamin
75-31-0
n-butanol
71-36-3
Metyl mercaptan
74-93-1
Metylaxetat
79-20-9
Metylacrylat
96-33-3
Metanol
67-56-1
Metylaxetylen
74-99-7
Metylbromua
74-83-9
Metylcyclohecxan
108-87-2

Metylcyclohecxanol
25639-42-3
Metylcyclohecxanon
1331-22-2
Metylclorua
74-87-3
Metylen clorua
75-09-2
Metyl clorofom
71-55-6
Monometylanilin
100-61-8
Metanolamin
3088-27-5
Naphtalen
91-20-3
Nitrobenzen
98-95-3
Nitroetan
79-24-3
Nitroglycerin
55-63-0
Nitrometan
75-52-5
18

CH3COOC2H5
CH3CH2NH2
CH3CH2C6H5
C2H5Br

NH2CH2CH2NH2
CHBr = CHBr
CH2 = CHOOC2H5
CH2ClCH2OH
CH2OCH2
C2H5OC2H5
CH3CH2Cl
(C2H5)4SiO4
NH2CH2CH2OH
C4H3OCHO
HCHO
C4H3OCH2OH
CCl3F
C7H16
C6H14
(CH3)2CHNH2
CH3(CH2)3OH
CH3SH
CH3COOCH3
CH2 = CHCOOCH3
CH3OH
CH3C = CH
CH3Br
CH3C6H11
CH3C6H10OH
CH3C6H9O
CH3Cl2
CH2Cl2
CH3CCl3
C6H5NHCH3

HOCH2NH2
C10H8
C6H5NO2
CH3CH2NO2
C3H5(ONO2)3
CH3NO2

1400
45
870
890
30
190
100
16
20
1200
2600
850
45
20
20
120
5600
2000
450
12
360
15
610

35
260
1650
80
2000
470
460
210
1750
2700
9
31
150
5
310
5
250


73 2-Nitropropan
74 Nitrotoluen
75 2-Pentanom
76 Phenol
77 Phenylhydrazin
78 n-Propanol
79 n-Propylaxetat
80 Propylendiclorua
81 Propylenoxyt
82 Pyrindin
83 Pyren

84 p-Quinon
85 Styren
86 Tetrahydrofural
87 1,1,2,2-tetracloetan
88 Tetracloetylen
89 Tetraclometan
90 Tetracnitrometan
91 Toluen
92 o-Toluidin
93 Toluen-2,4-diisocyanat
94 Trietylamin
95 1,1,2-Tricloetan
96 Trietylamin
97 Xylen
98 Xylidin
99 Vinylclorua
100 Vinyltoluen
CHÚ THÍCH:

79-46-9
1321-12-6
107-87-9
108-95-2
100-63-0
71-23-8
109-60-4
78-87-5
75-56-9
110-86-1
129-00-0

106-51-4
100-42-5
109-99-9
79-34-5
127-18-4
56-23-5
509-14-8
108-88-3
95-53-4
584-84-9
121-44-8
79-00-5
79-01-6
1330-20-7
1300-73-8
75-01-4
25013-15-4

CH3CH(NO2)CH3
NO2C6H4CH3
CH3CO(CH2)2CH3
C6H5OH
C6H5NHNH2
CH3CH2CH2OH
CH3-COO-C3H7
CH3-CHCl-CH2Cl
C3H6O
C5H5N
C16H10
C6H4O2

C6H5CH = CH2
C4H8O
Cl2HCCHCl2
CCl2=CCl2
CCl4
C(NO2)4
C6H5CH3
CH3C6H4NH2
CH3C6H3(NCO)2
(C2H5)3N
CHCl2CH2Cl
ClCH=CCl2
C6H4(CH3)2
(CH3)2C6H3NH2
CH2=CHCl
CH2=CHC6H4CH3

1800
30
700
19
22
980
840
350
240
30
15
0,4
100

590
35
670
65
8
750
22
0,7
100
1080
110
870
50
20
480

1)Mét khối khí thải chuẩn nói trong tiêu chuẩn này là một mét khối khí thải ở
điều kiện nhiệt độ 00C và áp suất tuyệt đối 760mm thủy ngân.
2)Số CAS: Số đăng ký hóa chất theo quốc tế (Chemical Abstracts Service
Registry Number) dùng để phân định các hóa chất.
Như vậy, các loại tiêu chuẩn này hướng đến những mục đích khác nhau:

19


- Đối với tiêu chuẩn quy định chất lượng môi trường không khí xung
quanh : bộ tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm đáp ứng những yêu cầu về
quản lí chất lượng không khí.
- Đối với tiêu chuẩn thải khí thì mục đích là để khống chế các chất thải
khí được đưa vào môi trường trong những lĩnh vực khác nhau.

Từ đó, pháp luật có một căn cứ cụ thể để có thể xác định rõ ràng tình
hình môi trường không khí thực tiễn và giúp phát hiên những vụ việc gây ô
nhiễm không khí cụ thể

B. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM
1. Ô nhiễm môi trường không khí do bụi
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi
trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn
và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn.
Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa đường giao thông, xa các cơ sở
sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp xỉ trị số tiêu chuẩn cho
phép.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình lớn hơn trị số tiêu chuẩn cho
phép từ 2 đến 3 lần, ở các nút giao thông thuộc các đô thị này nồng độ bụi lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, ở các khu đô thị mới đang diễn ra quá
trình thi công xây dựng nhà cửa, đường sá và hạ tầng kỹ thuật thì nồng độ bụi
thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 lần.

20


Ở các thành phố, thị xã thuộc Đồng bằng Nam Bộ có mức ô nhiễm bụi
trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 1,5 lần, như ở thành phố
Cần Thơ, thị xã Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, thị xã Bến Tre. Nói chung, ô nhiễm
bụi ở các tỉnh, thành miền Nam trong mùa khô thường lớn hơn trong mùa
mưa.
Nồng độ bụi trong không khí ở các thị xã, thành phố miền Trung và Tây

Nguyên (như là thị xã Tam Kỳ, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh, Vinh, Đồng
Hới, Buôn Ma Thuột, Kon Tum,...) cao hơn ở các thành phố, thị xã Nam Bộ.
Nồng độ bụi ở các đô thị thuộc các tỉnh miền núi, vùng cao, nói chung
còn thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (tức là không khí còn trong sạch), như
là Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Đà Lạt,... Ngược lại, ở các đô thị phát triển
đường giao thông và xây dựng nhà cửa mạnh, thì môi trường không khí bị ô
nhiễm bụi tương đối nặng, như thị xã Vĩnh Yên (nồng độ bụi: 0,70 1,23mg/m3), thị xã Phúc Yên (0,99 - 1,33mg/m3), thị trấn Hoà Mạc, Hà Nam
(1,31mg/m3), thị xã Hà Đông (0,9 - 1,5mg/m3),...
Trên Hình V.5 giới thiệu diễn biến nồng độ bụi trong không khí từ năm
1995 đến hết năm 2002 ở các khu dân cư bên cạnh các khu công nghiệp.

21


×