Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ-chi nhánh Hà Nội thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.62 KB, 54 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

AA- Hà Nội
BCTC
BCĐKT
BCKQHĐKD
CN
DN
GVHB
HĐSXKD


HĐTC
HTK
KTV
KH
KD
TSCĐ
TNHH
SXKD
XNK
XK

Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công nghiệp
Doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động tài chính
Hàng tồn kho
Kiểm toán viên
Khách hàng
Kinh doanh
Tài sản cố định
Trách nhiệm hữu hạn
Sản xuất kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu



DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để có được những
sản phẩm có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọng đặc biệt tới
công tác hạch toán kế toán. Trên thực tế, trình độ công tác kế toán của các doanh
nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó để cho các doanh nghiệp hoạt động đúng
hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểm toán là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự
phát triển của các công ty kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian qua đã chứng minh
cho sự cần thiết của hoạt động này. Một trong những loại hình nghiệp vụ chủ yếu
mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán tài
chính. Vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào để nâng cao chất
lượng của dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng, chiếm lĩnh được thị
trường. Chính vì vậy, việc các kiểm toán viên đưa ra ý kiến về các Bảng khai tài
chính là vô cùng cẩn trọng và chuẩn xác, phải được dựa trên các phương pháp kiểm
toán chọn lọc.
Trong các chuẩn mực kiểm toán mà Bộ Tài chính ban hành, chuẩn mực số
520-“ Quy trình phân tích” – Các thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài
chính là một phương pháp kiểm toán quan trọng mang tính chất quyết định đối với
chất lượng của cả cuộc kiểm toán. “ Thủ tục phân tích” là thủ tục cơ bản không thể
thiếu được sử dụng xuyên suốt trong cả cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, là một
phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp các kiểm toán viên
xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các cuộc kiểm toán khác, cung cấp cho
kiểm toán viên một số lượng đáng kể các bằng chứng mang tính đánh giá khái quát
về một loại tài khoản, một nhóm nghiệp vụ và trợ giúp cho kiểm toán viên trong
quá trình soát xét lại toàn bộ công việc trước khi lập báo cáo kiểm toán. Đặc biệt
khi hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán được đánh giá là có hiệu lực

hoặc khoản mục được kiểm toán không quá trọng yếu, thủ tục phân tích có thể giúp
công ty kiểm toán giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán khác và do vậy tiết kiệm
được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Trong bối cảnh các Công ty kiểm
toán không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng kéo theo đó là sự
cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty, điều này có ý nghĩa rất quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán, trong
quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội em đã quyết
định chọn đề tài: “Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ-chi nhánh Hà Nội thực hiện ”, để tìm hiểu sâu


hơn thủ tục phân tích được áp dụng trong thực tiễn, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện
hơn phát huy ưu điểm của phương pháp kiểm toán này.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Nguyễn Thị Mỹ và các kiểm toán viên,
trợ lý kiểm toán tại Công ty A.A, chuyên đề thực tập chuyên ngành của em về cơ
bản là hoàn thành. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: THỰC TẾ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG
KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
MỸ - CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
Chương II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC
PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN MỸ - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Do còn hạn chế về kiến thức và bỡ ngỡ trong thực tế, bài viết của em không
thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo thêm của
cô để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập.
Cũng nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em
hoàn thành bài viết, đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Mỹ, người đã hướng dẫn tận tình
trong suốt thời gian qua và các anh các chị công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh
Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin và tìm hiểu
công tác kiểm toán trong thực tiễn.

Hà nội, ngày 11 tháng 04 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Hưng Sơn


CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ
CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN
1.1 Quy trình phân tích chung thực hiện với khách hàng kiểm toán của
công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội.
Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan
trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có
mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị
đã dự kiến.
Như vậy phân tích được hiểu như một phương pháp thu thập bằng chứng trong
kiểm toán BCTC, đó là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để
xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối liên hệ này bao gồm mối
quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính
và thông tin phi tài chính. Do đó, kĩ thuật phân tích gồm có ba nội dung: dự đoán,
so sánh và đánh giá.
Có thể khái quát quy trình thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC theo sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.1: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn
của cuộc kiểm toán

Lập kế
hoạch
kiểm

toán

Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính

Thủ
tục
phân
tích
sơ bộ

So sánh thông tin
Phân tích kết quả

Xác định khoản mục và sai sót cần kiểm tra
Xây dựng số ước tính kiểm toán
Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Thực
hiện kế
hoạch
kiểm
toán

Thủ tục
phân
tích chi
tiết

Xác định chênh lệch trọng yếu để kiểm tra
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh giá kết quả kiểm tra


Rủi ro
kiểm toán
cao
Kết
thúc
kiểm
toán

Rủi ro
kiểm toán
thấp

Thủ tục
phân tích
soát xét

So sánh thông tin
Phân tích kết quả

Không thực hiện thủ tục phân tích


Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán của công ty
TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội giúp kiểm toán viên hiểu về các hoạt động
kinh doanh, nắm bắt được các thay đổi trong hoạt động kinh doanh gắn với việc xem
xét những thay đổi của ngành và môi trường kinh doanh nói chung. Ngoài ra việc
thực hiện thủ tục phân tích còn giúp kiểm toán viên dự đoán về khả năng sai phạm.
Trong giai đoạn này tại công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội Thủ

tục phân tích được sử dụng để đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của
khách hàng. Trước khi thực hiện kiểm toán thì KTV luôn phải tìm hiểu về lĩnh vực
mà công ty khách hàng đang hoạt động và công việc kinh doanh của khách hàng.
Thông thường, KTV coi sự hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng đã thu thập
được trong các năm trước như là điểm bắt đầu cho việc lập kế hoạch kiểm toán của
năm hiện hành. Bằng việc thực hiện thủ tục phân tích sau đó so sánh thông tin chưa
được kiểm toán của năm hiện tại với thông tin đã được kiểm toán của năm trước,
KTV sẽ phát hiện ra được những biến động. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu
của xu hướng biến động quan trọng hoặc các sự kiện đặc biệt khác mà đều ảnh
hưởng đến việc lập kế hoạch kiểm toán. Cụ thể như, một sự giảm sút trong tỷ lệ lãi
gộp có thể chỉ ra rằng sự cạnh tranh trong lĩnh vực mà khách hàng tham gia đang
tăng lên và các KTV cần phải quan tâm hơn tới giá của hàng tồn kho trong quá trình
kiểm toán.
Cũng trong giai đoạn này Thủ tục phân tích đóng vai trò khá quan trọng trong
việc kiểm toán của các KTV. Đó là, nó giúp các KTV nhận biết khả năng tồn tại các
sai phạm tiềm tàng trên Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Sự khác biệt đáng kể
ngoài dự kiến giữa số liệu tài chính chưa được kiểm toán của năm hiện thời và các
số liệu khác được sử dụng trong so sánh thường được xem như là những biến động
bất thường. Những biến động này xảy ra khi sự chênh lệch đáng kể không được dự
kiến nhưng xảy ra hoặc khi sự chênh lệch đáng kể đã được dự kiến nhưng lại không
xảy ra. Trong cả hai trường hợp, nguyên nhân dẫn đến những biến động bất thường
này là sự hiện diện của các sai sót trong kế toán hoặc sự không tuân thủ các quy tắc
đã đề ra. Do vậy, nếu chênh lệch là đáng kể thì KTV phải tìm ra nguyên nhân và
thỏa mãn rằng nguyên nhân là do các sự kiện kinh tế có căn cứ chứ không phải là sự
sai sót hay vi phạm nguyên tắc. Thí dụ khi so sánh tỉ lệ của mức dự phòng phải thu
khó đòi trên tổng giá trị các khoản phải thu năm nay so với năm trước, KTV nhận
thấy tỉ lệ này giảm trong khi đó hệ số quay vòng các khoản phải thu cũng giảm thì
đây có thể là dấu hiệu của việc ghi giảm các khoản dự phòng.



Thêm vào đó, trong giai đoạn này tại công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh
Hà Nội Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Công
ty khách hàng. Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem
khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay
không. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việc ước lượng
rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục của
Ban giám đốc trong quá trình lập Báo cáo tài chính. Ví dụ như nếu có sự tăng lên
bất thường của Tỷ suất nợ dài hạn trên lãi thuần so với năm trước cộng với sự sụt
giảm mạnh của Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thì rủi ro về tài chính trong
trường hợp này là rất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch kiểm toán
mà còn chỉ ra nghi vấn về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng.
Phương pháp thực hiện:
Khi tiến hành kiểm toán, KTV ứng dụng rất nhiều thủ tục phân tích. Việc lựa
chọn qui trình, phương pháp phân tích và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào xét đoán
chuyên môn của KTV.
Phân tích ngang (Phân tích xu hướng): bên cạnh các thủ tục phân tích ngang
đã được tiến hành trong phân tích sơ bộ ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV
còn thực hiện những thủ tục phân tích ngang sau:
- Rà soát mối quan hệ giữa số dư của từng khoản mục với số phát sinh tăng,
giảm trong kỳ, nhằm giúp cho KTV có những ước lượng cơ bản về sự biến động của
khoản mục và có cơ sở đánh giá về mức độ hợp lý trong sự thay đổi của khoản mục.
- So sánh các chỉ tiêu thực tế phát sinh so với định mức của đơn vị.
- So sánh giữa thực tế với kế hoạch, giữa các kỳ với nhau.
Phân tích dọc ( Phân tích tỷ suất): Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, ngoài
việc so sánh tỷ trọng của khoản mục trong tổng giá trị tài sản của kỳ này với kỳ
trước như đã đề cập ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV còn dùng thủ tục
phân tích dọc thông qua việc phân tích các hệ số tài chính quan trọng như: hệ số nợ,
khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền trung bình, suất sử dụng
TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận,…
Khi tiến hành kiểm toán, KTV ứng dụng rất nhiều thủ tục phân tích. Việc lựa

chọn qui trình, phương pháp phân tích và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào xét đoán
chuyên môn của KTV.


Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này Thủ tục phân tích khi được sử dụng sẽ giúp cho các KTV
có được những bằng chứng có hiệu lực, chúng có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi
phí đáng kể cho các Công ty kiểm toán so với việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và
số dư đặc biệt là khi hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là hoạt động có hiệu
quả và các cơ sở dẫn liệu đang được kiểm tra không có tính chất trọng yếu.
Ngoài ra, Thủ tục phân tích cho phép các KTV thu thập bằng chứng kiểm
toán về nhiều cơ sở dẫn liệu trong khi chỉ phải thực hiện một thủ tục duy nhất.
Bằng cách sử dụng Thủ tục phân tích để liên kết các phần được kiểm toán với
nhau, KTV có thể phát hiện ra những sai phạm mà nếu không thực hiện Thủ tục
phân tích có thể bị bỏ sót. Chúng giúp KTV giảm bớt số lượng kiểm tra chi tiết
các nghiệp vụ và số dư, nhận biết khả năng tồn tại các sai phạm tiềm tàng trên
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đối với một số giao dịch mang tính quy luật như doanh thu, giá vốn, chi phí
thuê nhà, chi phí khấu hao...Kiểm toán viên thực hiện phân tích chi tiết thông qua
mô hình ước tính. Mục tiêu của việc phân tích chi tiết nhằm giảm lượng công việc
kiểm tra chi tiết mà vẫn cung cấp được những bằng chứng đáng tin cậy về độ trung
thực hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính.Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết
chỉ áp dụng trong trường hợp có đầy đủ các hiểu biết về hoạt động kinh doanh của
khách hàng, có nguồn dữ liệu độc lập, không có rủi ro phát hiện.
Phương pháp thực hiện:
Bước 1: Xác định các rủi ro tiềm tàng
Để thực hiện phân tích, trước hết phải xác định số dư cần kiểm tra, sau đó xác
định sai sót tiềm tàng cần kiểm tra.
Đối với số dư có rủi ro phát hiện hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ không phù
hợp và hiệu quả, thủ tục phân tích có thể không phát hiện được các sai sót . Đối với

mức độ các sai sót tiềm tàng cần kiểm tra ở mức độ trung bình hoặc tập trung, thông
thường cần sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết để kiểm tra nhằm đạt được độ tin cậy
cần thiết.
Trong trường hợp có thể phân tách được những phần bị ảnh hưởng bởi rủi ro
phát hiện, kiểm toán viên có thể áp dụng thủ tục phân tích chi tiết cho những phần
không bị ảnh hưởng bởi các rủi ro phát hiện này.


Bước 2: Xây dựng mô hình ước tính.
Sau khi xác định số dư và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra, kiểm toán viên cần
xây dựng mô hình ước tính hợp lý nhằm đạt được độ tin cậy mong muốn. Khi thực
hiện xây dựng mô hình ước tính cần xem xét tới mức độ hợp lý và khả năng dự
đoán của mối liên hệ trong mô hình ước tính. KTV có thể xem xét kế hoạch ngân
sách của khách hàng và trao đổi với người có trách nhiệm để xác định mức độ hợp
lý của dữ liệu.
Mô hình ước tính không hợp lý dẫn đến chênh lệch lớn và người thực hiện sẽ
phải giải thích các chênh lệch này.
Mức độ hợp lý của mô hình ước tính phụ thuộc vào các nhân tố:
- Mức độ hợp lý và khả năng dự đoán của mối liên hệ trong mô hình ước tính.
- Độ tin cậy của dữ liệu sử dụng để ước tính
- Quy mô của số dư cần kiểm tra
Quy mô của số dư cần kiểm tra và mức độ phân tách là một trong những nhân
tố tác động đến khả năng đạt được độ tin cậy hợp lý từ SAP. Thông thường, quy mô
càng lớn càng khó xây dựng được mô hình ước tính hợp lý để đạt được mức độ tin
cậy thích hợp rằng không có sai sót trọng yếu.
Khi không thể xây dựng được mô hình ước tính hợp lý, kiểm toán viên cần
phân tách tổng thể để có mô hình ước tính hợp lý hơn sau đó xây dựng các mô hình
ước tính riêng cho từng tiểu số dư.
Có nhiều cách phân tách tổng thể thành các tiểu số dư:
- Theo kì

- Theo nhóm sản phẩm
- Theo địa điểm phát sinh
- Luồng nghiệp vụ có cùng tính chất
- Kết hợp nhiều phương pháp phân tách
Tuy nhiên việc phân tách sẽ làm tăng khối lượng công việc, vì vậy KTV chỉ
thực hiện phân tách nếu xét thấy thực sự cần thiết.
Để xác định mức độ phân tách hợp lý, cần xem xét các khía cạnh như: độ
chính xác của thông tin, khả năng giải thích chênh lệch, việc tổ chức ghi chép của
khách hàng , độ tin cậy của dữ liệu đối với mức độ phân tách, bản chất của các
nghiệp vụ trong tổng thể.
Ngoài ra độ tin cậy của dữ liệu dùng để ước tính là yếu tố cần thiết đối với tính
hiệu quả của SAP. Dữ liệu có thể thu thập từ nội bộ khách hàng hoặc từ bên ngoài.


KTV cần xác định tính độc lập của dữ liệu hoặc phải kiểm tra dữ liệu này trước khi
kết luận về độ tin cậy của dữ liệu. Dữ liệu nội bộ được co là độc lập nếu được độc
lập bởi những người không thuộc hoặc không bị tác động bởi bộ phận kế toán. Dữ
liệu thu thập từ bên ngoài là dữ liệu độc lập. Nếu sử dụng dữ liệu nội bộ cần giữ thái
độ thận trọng nghề nghiệp nếu nhà quản lý có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
việc chuẩn bị dữ liệu độc lập và dữ liệu liên quan đến kế toán. Dữ liệu đã được
kiểm toán bao gồm thông tin tài chính đã được kiểm toán năm trước, các thông tin
đã được kiểm tóan năm nay hoặc đã được kiểm toán nội bộ kiểm tra.
Bước 3: Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được
Sau khi ước tính, cần so sánh số ước tính với số cần kiểm tra. Nếu chênh lệch
tương đối nhỏ, kiểm tóan viên có cơ sở để kết luận rằng số dư không có sai sót
trọng yếu. Nếu chênh lệch lớn, Kiểm toán viên phải thu thập và giải thích các chênh
lệch này.
Threshlod là chênh lệch tối đa có thể chấp nhận được. Treshold không phản
ánh sai sót thực tế của khoản mục mà chỉ là sai sót không chắc chắn có thể chấp
nhận được.

Trong trường hợp chênh lệch nhỏ hơn Threshold có nghĩa không có các sai sót
trọng yếu, kiểm tóan viên không phải kiểm tra thêm. Ngược lại, Kiểm tóan viên
phải tìm hiểu và giải thích các chênh lệch cho đến khi chênh lệch chưa được giải
thích nhỏ hơn Threshlod.
Bước 4: Xác định số chênh lệch trọng yếu cần kiểm tra
Kiểm toán viên quan tâm tới chênh lệch lớn hơn Threshold. Những chênh lệch
này cho thấy có thể sai sót trọng yếu trong tổng thể để kiểm tra. Chúng cần được
kiểm tra và giải thích bằng những bằng chứng kiểm tóan.
Khi thực hiện, người kiểm tóan cố gắng định lượng phần chênh lệch có thể
giải thích. Nếu phần chênh lệch chưa được giải thích còn lại nhỏ hơn Threshold, thì
phần chênh lệch đó không cần được quan tâm. Chênh lệch chưa được giải thích có
thể do mô hình ước tính chưa phù hợp
Bước 5: Tìm hiểu nguyên nhân gây chênh lệch trọng yếu
Xác định các giải thích hợp lý: Đối với các chênh lệch lớn hơn Threshold cần
thực hiện thêm việc phân tích, xác định và kiểm tra các giải thích hợp lý. Công việc
này bao gồm việc xem xét tất cả các nhân tố có liên quan trong mô hình ước tính.


Các giải thích hợp lý thường liên quan đến các thay đổi bất thường về nghiệp
vụ, sự kiện kế tóan hoặc tình hình kinh doanh. Có thể xác định các giải thích hợp lý
qua việc xem xét các vấn đề sau:
 Những hiểu biết khi thực hiện kiểm tóan tại các phần hành khác
 Các giải thích của khách hàng
 Thủ tục phân tích sơ bộ
 Những giải thích về biến động giữa kế hoạch và thực hiện trong báo cáo quản trị
 Biên bản họp của ban giám đốc
 Thông tin về những sự kiện bất thường trong năm.
Bước 6: Đánh giá kết quả thu được
Kiểm tóan viên cần đánh giá kết quả kiểm tra và xem xét dữ liệu đã đạt được
độ tin cậy kiểm tóan mong muôn hay chưa. Khi đó cần xác định sai sót xác định và

sai sót không xác định phát sinh do gian lận hoặc sai sót cũng như ảnh hưởng của
chúng đến báo cáo tài chính. Nếu các sai sót này ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo
thì kiểm tóan viên cần phải thực hiện những thủ tục thay thế hoặc bổ sung phù hợp.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là một giai đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong
một cuộc kiểm toán vì ngay cả khi các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán được thực
hiện tốt, giai đoạn kết thúc kiểm toán lại bị thực hiện sơ sài thì chất lượng củạia
cuộc kiểm toán cũng sẽ không cao. Thực hiện Thủ tục phân tích trong giai đoạn này
sẽ giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính
một cách tổng thể và phát hiện những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai
đoạn trước trước khi đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống thủ tục phân tích áp dụng được quy định rõ trong chương trình kiểm
toán của Công ty với từng khoản mục cụ thể


Bảng 1.1: Hệ thống thủ tục phân tích được áp dụng
Khoản mục
Vốn bằng tiền

Thủ tục phân tích
- Phân tích tỷ suất số dư tiền gửi trên tổng tài sản; tỷ
trọng phát sinh trên bảng CĐPS
- Phân tích số dư về tiền VNĐ và ngoại tệ
- Phân tích chu trình thu, chi
- Đánh giá HTKSNB và đưa ra phương pháp, phạm vi
mẫu kiểm tra
- Phân tích biến động từng tháng với tổng phát sinh cả
năm
- Phân tích khả năng thanh toán tức thời

Khoản phải thu và dự
- Thu nhập khoản nợ quá hạn, phân tích tỷ trọng nợ
phòng
quá hạn và nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu
- Phân tích tuổi nợ của các khoản nợ có giá trị nợ lớn
(lập bảng phân tích tuổi nợ)
- Phân tích ký thu tiền của các khoản nợ phải thu
Hàng tồn kho
- Phân tích, so sánh số dư HTK năm trước và năm nay,
cơ cấu số dư từng loại HTK
- Tính toán và phân tích tỷ trọng HTK so với tổng TS,
Doanh thu và Giá vốn hàng bán rồi so sánh biến động giữa
các kỳ; Xác định nguyên nhân biến động lớn như: ứ đọng
sản phẩm, thay đổi mức dự trữ HTK
- Phân tích, đánh giá khoản mục SPDD, xác định tỷ
trọng so với tổng giá trị HTK. Đánh giá tính hợp lý của
khoản mục này
Tài sản cố định
- Phân tích tỷ suất đầu tư: Nguyên giá TSCĐ/ Tổng TS
- Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
- So sánh tình hình tăng, giảm tài sản giữa các năm
Chi phí XDCBDD
- Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của các thành phần
chi phí trong khoản mục chi phí đầu tư XDCBDD (kiểm tra
số tổng cộng và số chi tiết của các hạng mục chi phí về xây
lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác)
- Phân tích tỷ trọng của các hạng mục chi phí phân bổ
trong tổng Chi phí XDCBDD và so sánh với kế hoạch hoặc
dự toán được duyệt
Phải trả người bán

- Phân tích tỷ trọng công nợ phải trả người bán và tổng


Nợ phải trả
- Phân tích tuổi nợ của từng khoản Nợ
- Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Vay ngắn hạn, Nợ dài
- Phân tích tuổi nợ và khả năng thanh toán nợ vay
hạn đến hạn trả
- Phân tích khoản vay dài hạn, nợ dài hạn so với tổng
Vay nợ dài hạn, Phải trả công nợ phải trả, so với tổng TSCĐ, với nguồn vốn kinh
khác
doanh
=> So sánh biến động tăng giảm so với năm trước, xác
định nguyên nhân chênh lệch và giải thích
Thuế
- Phân tích tỷ trọng số dư VAT còn phải nộp cuối kỳ so
với tổng số thuế phải nộp NSNN giữa năm trước và năm
nay
- Phân tích những biến động về thuế do thay đổi luật
thuế của Nhà nước, thay đổi cơ cấu sản phẩm, lĩnh vực kinh
doanh của Công ty
- Ước tính VAT đầu ra so với doanh thu chịu thuế, ước
tính VAT đầu vào so với giá trị hàng mua vào chịu thuế. Nếu
có chênh lệch lớn phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra
phương pháp kiểm toán phù hợp
Nguồn vốn chủ sở hữu
- Xác định tỷ trọng vốn đã góp so với giấy phép đầu tư,
quyết định thành lập (đối với các doanh nghiệp mới thành
lập), tỷ trọng vốn kinh doanh so với tổng tài sản (đối với

doanh nghiệp đã thành lập)
- Phân tích cơ cấu vốn, khả năng tự tài trợ và hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh
Doanh thu
- Khuynh hướng biến động doanh thu theo kỳ (tháng,
năm). Xác định nguyên nhân tăng, giảm doanh thu do: thay
đổi số lượng bán ra, thay đổi giá bán, thay đổi cơ cấu hàng
hoá dịch vụ cung cấp
- Kết hợp với phần công nợ phải thu để phân tích vòng
quay khoản phải thu, hiệu quả của việc bán hàng nợ, mức
dư công nợ tối đa
1.2 Thực tế vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC đối với
khách hàng ABC
Đây là năm đầu tiên công ty TNHH Kiểm toán Mỹ- Chi nhánh Hà Nội kiểm


toán BCTC cho Công ty ABC
1.2.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thủ tục phân tích sơ bộ áp dụng đối với khách hàng ABC được thực hiện qua
các bước sau đây:
Bước 1: Thu thập các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Tại
Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ- Chi nhánh Hà Nội, những thông tin chung về cơ
cấu tổ chức, chế độ kế toán chung về khách hàng được lưu trong Hồ sơ kiểm toán
chung (Paf-public auditing file).
Hàng năm, khi tiến hành các cuộc kiểm toán cho khách hàng các thông tin mới
sẽ được tìm hiểu và cập nhật thêm. Còn trong các cuộc kiểm toán hàng năm, trong
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các thông tin về khách hàng sẽ được đánh giá bởi
các kiểm toán viên có kinh nghiệm và tình bày trên giấy tờ làm việc nguyên (WP) .
Mục đích:
- Thu thập các thông tin về khách hàng

- Giúp cho KTV tìm hiểu rõ về rủi ro kinh doanh, khoanh vùng những sai
phạm trọng yếu có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của khách hàng.
- Cấu trúc VP: Gồm 2 phần: A và B
- Khái quát thông tin về khách hàng
- Đánh giá những thông tin thu thập được.
A: Khái quát về khách hàng ABC:
Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập
theo Giấy phép Đầu tư số..... do UBND tỉnh Hải Dương cấp.
Vốn kinh doanh và thời gian hoạt động:
+ Vốn đầu tư theo Giấy phép Đầu tư là 2.500.000 USD
+ Vốn pháp định theo Giấy phép Đầu tư là 1.300.000 USD
-Thời gian hoạt động là 10 năm kể từ ngày cấp Giấy phép kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh:
Công ty sản xuất, gia công hàng may mặc chủ yếu là để xuất khẩu. Công ty
cũng sản xuất một lượng nhỏ để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.
Trụ sở Công ty: Thành Phố Hải Dương
Các chính sách kế toán chủ yếu:
 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 năm dương lịch
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng ( “VNĐ")


 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
 Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền
bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi không kỷ hạn, các khoản đầu
tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các khoản tiền được biết trước mà không
cần phải thông báo.
 Các khoản phải thu:
- Các khoản phải thu được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ các khoản
phải thu từ khách hàng và phải thu khác cùng với dự phòng được tập cho các khoản

phải thu khó đòi.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các
khoản phải thu không được khách hàng thanh toán phát sinh dối với số dư các
khoản phải thu tại thời điểm lập BCĐKT.
- Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ.
 Hàng tồn kho:
- Hàng tồn kho được phản ánh trên cơ sờ giá gốc và được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được xác định theo giá trị của sản phẩm
dở dang tại phân xưởng theo chi phí tiền lương của tong loại sản phẩm:
- Bao gồm tiền lương công nhân may , BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN
- Thành phẩm tồn kho là các loại sản phẩm may mặc dã hoàn thành nhưng
chưa xuất trả khách hàng, được xác định bằng số lượng thực tế nhập kho nhân với
đơn gia nhập kho.
 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Tài sản được phân ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.
- Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên
cơ sở thời gian hoạt động hữu ích.
- Chi phí chờ phân bổ:
- Chi phí công cụ dụng cụ giá trị lớn được hạch toán vào chi phí trả trước dài
hạn và phân bổ vào chi phi hoạt động trong kỳ trong vòng 03 năm.
-Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ:
- Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng ngoại tệ không phải là đồng Việt Nam
được hạch toán theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào
ngày phát sinh nghiệp vụ


 Các nghĩa vụ về thuế:
- Công ty có nghĩa vụ nộp Thuế thu nhập Doanh nghiệp (thuế TNDN)

- Với thuế suất bằng 20% trong 10 năm kể từ khi băn đầu hoạt động sản xuất
kinh doanh; Được miễn 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
- Thuế suất thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu là 0%
Bối cảnh chung của ngành dệt may
Tình hình khủng hoảng tài chính tại Mỹ dẫn đến nền kinh tế toàn cầu suy thoái
trong một thời gian khá dài làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng tiêu
cực đến khả năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị
trường Mỹ, Nhật ,EU và các thị trường lớn khác
Năm 2009 Kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam theo thống kê của
Vinatex đạt 9,12 tỉ USD tăng 17.5% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất sang Mỹ đạt 5.1 tỉ USD chiếm 55,98%. Sang nhật đạt 820.1 triệu
USD chiếm 8.99%...Tình hình hiện nay sơ bộ đã có khoảng trên 10 doanh nghiệp
dệt may Hàn Quốc và Đài Loan tạm ngưng hoạt động với số lao động bị ảnh hưởng
khoảng 5000 người.Còn đối với các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp có quy
mô và thương hiệu tốt tại các tỉnh thành lớn vẫn cân đối đủ hàng nhưng giá gia công
đã bị giảm từ 10-20% so với năm 2008. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa
chưa có thương hiệu và chỉ chuyên gia công thì tình hình thiếu đơn hàng khá
nghiêm trọng. Hệ qủa dẫn đến là một số doanh nghiệp đã ngưng sản xuất và một số
khác có thể phải ngưng hoạt động trong thời gian tới.
Khó khăn:
Thứ nhất: Xét tới nguyên liệu đầu vào , trong năm 2009 các doanh nghiệp dệt
may chứng kiến sự biến động bất thường về giá nguyên liệu, không thể tiên đoán
trước được.Từ năm 2008 trở về trước giá vải chủ yếu biến động theo chiều hướng đi
lên.Điều này kết hợp với sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu của thị trường, dẫn đến
hệ quả nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt. Một số vụ khiếu kiện của các
đối tác nước ngoài đối với một số các doanh nghiệp Việt Nam trong những tháng
cuối năm 2009 là điều không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm
trọng tới uy tín, tiền bạc và thời gian, tâm trí của các doanh nghiệp do đó cần có sự
hiệp lực cùng tháo gỡ từ các doanh nghiệp có liên quan, cũng như những doanh
nghịệp lớn trong ngành.

Thứ hai: về khâu sản xuất kinh doanh, vấn đề áp lực tài chính là một điểm nổi
bật. Mặc dù hiện nay chính phủ đã có nhiều biện pháp khẩn trương, quyết liệt để


giải quyết áp lực về vốn cho doanh nghiệp, tuy nhiên dường như đây mới chỉ là tập
trung giải quyết phần ngọn của vấn đề, vấn đề cốt yếu về đầu ra, về thị trường, nhu
cầu khách hàng vẫn là vấn đề bỏ ngỏ, và xét một cách thực tế, nằm ngoài tầm ảnh
hưởng của chính phủ. Hơn nữa những hỗ trợ tài chính hoàn toàn chưa được dành để
giải quyết áp lực từ các khỏan vay đầu tư của các năm trước đó.
Thứ ba: Xét tới khâu bán hàng, đây chính là vấn đề nhức nhối của toán ngành.
Nhu cầu tiêu dùng may mặc bị giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng của khủng
hoảng toàn cầu, kéo theo đó, nhu cầu về nguyên liệu cũng suy giảm là điều không
thể tránh khỏi. Hiện nay, may Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các nước láng
giềng để giành được một phần trong chiếc bánh. Phát triển thì trường mới, tăng
cường những hoạt động xúc tiến thương mại là những giải pháp nhất thiết phải được
lưu tâm và được triển khai.
Bối cảnh đó đã ảnh hưởng rất lớn tới họat động SXKD của công ty, hoạt động
của công ty cũng không nằm ngoài tình hình chung của cả ngành dệt may
B: Đánh giá kết quả thu được
Sau khi thu thập và phân tích các thông tin phí tài chính nói trên cùng với phán
đoán nghề nghiệp vốn eo, KTV đưa ra những phán xét sơ bộ ban đầu về tổ chức
công tác kế toán, ít nhiều về sự tồn tại và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
của khách hàng: nhìn một cách tổng thể, Công ty đã thiết lập và vận hành HTKSNB
tương đối hiệu quả và có thê tin cậy được công tác kế toán tại đơn vị tương đối tốt,
tại thời điểm cuối năm, đơn vị đã lập, trình bày đầy đủ, đúng chuẩn mực BCTC theo
quy định của Pháp luật kế toán Việt Nam.
Bước 2: So sánh thông tin:
Sau khi thu thập các thông tin cần thiết KTV tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ,
đối với BCĐKT và BCKQKD. Trong giai đoạn này, các tỷ suất tài chính cũng được
tính toán nhưng với quy mô hạn chế, chỉ nhằm nhìn nhận ở tầm vĩ mô thực trạng

hoạt động của khách hàng. Mục đích của KTV là tìm ra sự biến động bất thường
cũng như sự thiếu vắng của biến động bất thường mà theo hiểu biết của KTV thì
chúng phải xuất hiện vì chúng có liên quan tới những chỉ tiêu then chốt trên BCTC.
Nhũng bảng phân tích tổng quát BCĐKT, BCKQHĐKD, phân tích các tỷ suất và
các nhận xét quan trọng được KTV lưu lại trên WP để làm cơ sở cho việc thực hiện
kế hoạch hoạch soát xét lại hồ sơ kiểm toán.
Bảng 1.2: Bảng phân tích sơ bộ BCĐKT khách hàng ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu:


Năm tài chính: 2009

Người thực hiện:

Nội dung công việc: Phân tích sơ bộ BCDKT

Ngày thực hiện:

I/: Phân tích sơ bộ BCĐKT
Chỉ tiêu
A. TSNH
1. Tiền
2. Các khoản PT
3. Hàng tồn kho
4. TSNH khác
B. TSDH
1. TSCĐ
2. ĐTDH

3. Chi phí XDCBDD
Tổng tài sản
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
3. Nợ khác
B. Vốn CSH
1. Vốn CSH
2. LN chưa PP
Tổng nguồn vốn

Năm 2009
55.393.241.380
1.817.267.717
35.061.542.400
14.884.596.510
3.629.834.741
132.274.228.900
122.988.871.300
5.670.695.546
3.614.662.048
187.667.470.300
78.926.759.000
24.736.943.250
49.415.314.980
4.774.508.540
108.740.711.200
108.740.711.200
359.731.759
187.667.470.300


Năm 2008
37.164.575.550
1.723.743.556
24.455.194.960
9.657.620.275
1.328.016.756
138.377.760.200
136.235.310.400
2.142.449.785
0
175.542.335.800
70.486.167.750
18.167.451.780
48.782.981.160
3.525.734.793
105.056.168.000
105.056.168.000
218.407.996
175.542.335.800

Chênh lệch
Tương
Tuyệt đối
đối
18.228.665.830
32,91
93.524.161
5,15
10.606.347.450

30,25
5.226.976.240
35,12
2.301.817.985
63,41
(6.103.531.277)
-4,61
(13.246.439.080)
-10,77
3.528.245.760
62,22
3.614.662.048
100
12.125.134.560
6,46
8.440.591.344
10,69
6.569.491.466
26,56
632.333.817
1,28
1.238.766.061
25,95
3.645.219.454
3,39
3.645.219.454
3,36
141.323.763
39,29
12.125.134.560

6,46

Ghi
chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)


Bảng 1.3: Kết quả phân tích sơ bộ BCĐKT

Tên khách hàng: Công ty ABC
Năm tài chính: 2009
Nội dung công việc: Phân tích sơ bộ BCDKT

Tham chiếu:
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:

II/: Kết quả phân tích sơ bộ BCĐKT

Ghi

chú

Nội dung phân tích

Lượng tiền tồn quỹ năm 2009 so với năm 2008 đã tăng một lượng
(1) 93.524.161 đồng tương đương tăng 5,15%. KTV cần xác định rõ số dư
tiền mặt đã hợp lý chưa
Các khoản phải thu của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng lên rất
(2) nhiều với một lượng là 10.606.347.450 tương đương 30,25%. KTV cũng
phải xác định liệu xem có khả năng ghi khống khoản phải thu này
Hàng tồn kho của Công ty năm 2009 so với năm 2008 cũng tăng lên một
(3) lượng lớn: 5.226.976.240 tương đương với 35,12%. Lý do có thể là Công ty
đang mở rộng sản xuất. KTV cần tìm rõ nguyên nhân của sự biến động này
TSNH khác của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng lên một lượng
(4) lớn là 2.501.817.985 tương đương 63,41%. Đây là một khoản tăng lên
đáng kể, KTV có thể đặt nghi vấn khoản này có thể bị khai khống
Khoản mục đầu tư dài hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng một lượng lớn
(5) 3.528.245.760 tương đương tăng 62,22%. KTV cần kiểm tra sự tăng lên
của khoản mục này
Khoản mục CPXDCBDD năm 2009 so với năm 2008 tăng một lượng
(6) 3.614.662.048 tương đương tăng 100%. KTV cần tìm hiểu lý do tăng của
khoản mục này
Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng lên một lượng
6.569.491.466 tương ứng 26,56%. KTV cần xem xét lý do có thể là do Công
(7)
ty vay vốn mở rộng sản xuất hay là do các khoản nợ dài hạn đến hạn trả…
KTV cần phải kiểm tra xem liệu khoản tăng lên này có hợp lý không
Nợ dài hạn của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng lên một lượng là
(8) 6.332.333.817 tương ứng với 1,28%. KTV cần kiểm tra xem lý do tăng
của khoản mục này có hợp lý hay không

Các khoản nợ khác của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng lên một
(9) lượng 1.238.766.061 tương ứng tăng 25,95%. KTV cần điều tra rõ lý do
tăng của khoản mục này
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng
3.645.219.454 tương đương tăng 3,36%. Sự tăng này chỉ có thể do những
(10)
thay đổi trong chính sách huy động hay thay đổi cơ cấu vốn của Hội đồng
quản trị, KTV cần phải tìm hiểu nguyên do của sự tăng này
Lợi nhuận chưa phân phối của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng
một lượng: 141.323.763 tương ứng tăng 39,29%. Đây cũng là điều dễ
(11)
hiểu khi Công ty đang trong quá trình mở rộng sản xuất. Nhưng KTV
cũng phải kiểm tra kỹ khoản mục này để làm rõ nguyên nhân tăng lên


Ngoài vịệc phân tích sơ bộ BCĐKT KTV cũng tiến hành phân tích các tỷ
suất tài chính để nhằm đánh gía được tình hình tài chính, từ đó dựa vào kinh nghiệm
của mình để có thể khoanh vùng được rủi ro
Bảng 1.4: Bảng phân tích các tỷ suất tài chính chủ yếu
Tên khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu:

Năm tài chính: 2009

Người thực hiện:

Nội dung công việc: Phân tích tỷ suất tài chính
I/: Phân tích các tỷ suất chủ yếu


Ngày thực hiện:

Chỉ tiêu
1.Khả năng thanh toán
Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh
2.Khả năng hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay tài sản
3.Khả năng sinh lời
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/ Vốn CSHBQ

Năm 2009

Năm 2008

Ghi chú

2,24
0,073

2,04
0,094

(1)
(2)

3,28
0,31


3,13
0,22

(3)

0,7%
0,34%

0,6%
0,21%

(4)


Dựa vào bảng phân tích tỷ suất tài chính KTV đưa ra một số nhận đính chung
về tình hình tài chính của đơn vị
Bảng 1.5: Kết quả phân tích sơ bộ tỷ suất tài chính
Tên khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu:

Năm tài chính: 2009

Người thực hiện:

Nội dung công việc: Phân tích tỷ suất tài chính
II/: Kết quả phân tích sơ bộ các tỷ suất tài chính

Ghi


Ngày thực hiện:

Nội dung phân tích

chú
Tỷ suất thanh toán hiện thời của Công ty năm 2009 tăng so với năm
(1)

2008. Tuy nhiên tỷ suất này lại khá cao do Công ty có một lượng hàng
tồn kho lớn. Điều này cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong việc
đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh năm 2009 tăng so với năm 2008, tuy

(2)

nhiên tỷ suất này tương đối thấp, chính vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả
Tỷ suất số vòng quay hàng tồn kho và tài sản của doanh nghiệp năm

(3)

2009 so với năm 2008, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và TSCĐ
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu năm 2009 cũng tăng so với năm

(4)

2008. Tuy nhiên tỷ suất này quá thấp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp
cần nâng cao quá trình quản lý sản xuất, tiết kiệm chi phí



Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, so sánh đánh giá và đưa
ra các nhận định chung về các thông tin thu thập được KTV lập bảng xác định các
rủi ro chi tiết
Bảng 1.6: Bảng xác định rủi ro chi tiết
Tên khách hàng: Công ty ABC
Năm tài chính: 2009
Nội dung công việc: Xác định rủi ro chi tiết
STT
Rủi ro xác định
1
Doanh thu có thể bị ghi thiếu
2
Giá vốn hàng bán có thể bị ghi giảm
3
Hàng tồn kho có thể bị ghi tăng
4
Công nợ có thể bị ghi giảm
5
KHTSCĐ có thể bị ghi giảm
6
Chi phí trả trước có thể bị ghi tăng

Tham chiếu:
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
Các khoản mục ảnh hưởng
Doanh thu
Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho
Phải thu, phải trả
Giá vốn, CPQLDN
Giá vốn, CPQLDN

1.2.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Sau khi thu thập các thông tin sơ bộ, so sánh và đánh giá các thông tin thu
được, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán KTV tiến hành kiểm tra chi tiết để làm rõ
những khoan mục mà KTV nghi vấn là có chứa rủi ro.
Công ty TNHH Kiểm tóan Mỹ- chi nhánh Hà Nội đã lập ra một chương trình
kiểm toán chung cho các cuộc kiểm toán. Theo đó, trong giai đoạn này KTV phải
thực hiện theo các bước sau:
Bước l: Xác định các khoản mục có chứa sai sót cần kiểm tra.
Tại AA-HN, KTV thường thực hiện thủ tục phân tích trên BCĐKT và
BCKQKD của khách hàng, đặc biệt là các khoản mục trên BCKQKD. Do HTKSNB
của đơn vị được đánh giá là có hiệu lực nên các thông tin thu thập có thể xem xét
được là: Bảng kê doanh thu và giá vốn hàng tháng. Trên thực tế các khoản mục trên
BCKQKD thường dễ ước tính hơn các khoản mục trên BCĐKT, chúng thường là số
dồn tích qua các thảng, trong khi số dư của tài khoản trên BCĐKT là kết quả triệt
tiêu giữa số phát sinh nợ và số phát sinh có của tài khoản Vì vậy thực hiện thủ tục
phân tích các khoản mục trên BCKQKD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Những khoản
mục hay được xem xét là khoản mục doanh thu và chi phí.
Qua kết quả phân tích sơ bộ KTV xác định khoản mục chứa rủi ro và số dư
của tài khoản đó Trong cuộc kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC KTV xác định
khoản mục giá vốn hàng bản là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro, chính vì vậy
KTV quyết định thực hiện thủ tục phân tích chi tiết đối với khoản mục giá vốn hàng


bán của Công ty TNHH ABC.
Mục tiêu:

Tất cả các khoản chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chính xác,
trình bày trên BCTC (Tính đầy đủ, tính chính xác, tính trình bày).
Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy đủ chứng
từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp (Tính đầy đủ, tính hiện hữu).
Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính các và phù hợp với các
chuẩn mực được áp dụng trong khuôn khổ cuộc kiểm toán
Bảng 1.7: Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại A.A-HN
Thủ tục kiểm toán
Tham
Người
Ngày thực
chiếu
thực hiện
hiện
1. Thủ tục phân tích
So sánh ti lệ giữa giác vôn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp với
doanh thu của kỳ này và kỹ trước.
So sánh tỉ lệ của các yếu tố chi phỉ trên
doanh thu giữa kỳ này với kì trước, giảI
thích các biến động bất thường, so sánh với
các chi phí theo kế hoạch.
Xem xét sự biến động của chi phí qua các
tháng trong kì và giữa ki này với kỳ trước.
2. Kiểm tra chi tiết
Bước 2 : Xác định các số ước tính của KTV:
ABC là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nghiên cứu mối
quan hệ giữa doanh thu và giá vốn là vô cùng quan trọng vì nó phản ánh nhiều
mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sự tăng giảm bất thường của chỉ tiêu
lãI gộp/doanh thu phải đi kèm với sự thay đổi chính sách giá, chi phí đầu vào cho

sản xuất...hoặc nếu không sẽ phản ánh sự bất hợp ]ý và KTV phải đi sâu xem xét đê
tìm hiểu nguyên nhân.
KTV lập Bảng tính các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn và lãi gộp/doanh thu để
phát hiện những biến động bất thường có thể xảy ra


×