Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
Lời mở.................................................................................................................................... 2
I.GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG THCS – THPT TRÍ ĐỨC..................................................3
1.1.Cơ sở vật chất...............................................................................................................3
1.2.Thành phần học sinh.....................................................................................................4
1.3.Đội ngũ sư phạm:..........................................................................................................5
1.4.Các loại hoạt động:.......................................................................................................5
1.5.Phương pháp giáo dục chủ đạo:....................................................................................6
1.6.CÁC QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN.........................................................................6
II. NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG THCS&THPT TRÍ ĐỨC – NHỮNG
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN..........................................................................................12
2.1. Những nhiệm vụ đã thực hiện tại trường THCS – THPT Trí Đức..............................12
2.2.Thuận lợi..................................................................................................................... 20
2.3.Khó khăn..................................................................................................................... 24
III. CẢM NHẬN Ý NGHĨA CỦA HỌC PHẦN................................................................26
III. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ VỚI TRƯỜNG ĐH.VĂN HIẾN......................................29
Lời kết................................................................................................................................... 29


Lời mở
Tôi đã hoàn thành xong học phần Thực tập cuối khóa ngành Văn – Sư phạm tại
trường THCS&THPT TRÍ ĐỨC tại cơ sở 1 của trường. Trong bài thu hoạch này, tôi xin
được giới thiệu về môi trường sư phạm Trí Đức tôi đã tiếp xúc. Bên cạnh đó, tôi sẽ báo cáo
về những nhiệm vụ đã hoàn thành và rút ra những thuận lợi và khó khăn trong đợt thực tập
vừa qua. Học phần này đem lại những ý nghĩa ra sao và bản thân tôi có những kiến nghị đề
xuất thế nào, đó cũng là những vấn đề mà nội dung bài thu hoạch này đề cập.


I.GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG THCS – THPT TRÍ ĐỨC
Trường THCS&THPT Trí Đức được thành lập ngày 06/3/2006 theo Quyết định số
1210/QĐ của UBND TP.HCM. Trường thuộc Công ty Cổ Phần Dịch vụ Giáo Dục Trí Đức một công ty chuyên hoạt động về lãnh vực thuộc về giáo dục với phạm vi hoạt động toàn


quốc và quốc tế, có hệ thống giáo dục từ bậc Mầm non đến THPT. Đặc biệt, giáo dục THPT
là thế mạnh và đang được công ti tập trung đầu tư phát triển.

Hệ thống giáo dục Trí Đức với nhiều bậc học

Trường THCS&THPT Trí Đức có 02 cơ sở:
 Cơ sở 1: Số 5 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú,
Tp.HCM, dành riêng cho HS học theo chế độ một buổi và bán trú.
 Cơ sở 3: Đường DC6, phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, Tp. HCM, dành
riêng cho HS học theo chế độ nội trú.
Trường thực hiện việc giáo dục toàn diện: luyện trí, rèn đức, trau dồi kĩ năng trên tinh
thần bảo tồn văn hóa truyền thống và hội nhập quốc tế, với những hoạt động giáo dục đa
dạng nhằm cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm và thể chất để HS có thể đạt được những thành
tựu tốt trong học tập.
1.1.Cơ sở vật chất
HỆ THỐNG CÁC PHÒNG HỌC BỘ MÔN
1
Phòng học các lớp
2
Phòng Multimedia
3
Phòng học E – study
4
Phòng Tin học
5
Phòng học múa
6
Phòng học tin nhạc
7
Phòng tập võ

8
Phòng tập thể hình
HỆ THỐNG CÁC PHÒNG HỌC CHỨC NĂNG

SỐ LƯỢNG
50
21
04
02
01
02
01
02
SỐ LƯỢNG


1
2
3
4
5
6
7
8

Phòng cho HS nội trú
Phòng Thí nghiệm
Phòng y tế học đường
Phòng thư viện
Phòng tham vấn

Hội trường
Sân thể dục thể thao
Các phòng chức năng khác

32
04
02
02
01
1.000m2
1.500m2
…..

1.2.Thành phần học sinh
HS trường Trí Đức đến từ Tp. HCM và các tỉnh thành trong các nước, được cơ cấu
theo loại hình lớp: Lớp Nội trú – Lớp Bán trú – Lớp một buổi.

Học sinh nữ Trí Đức trong đồng phục đến trường ngày thường

 Châm ngôn của HS Trí Đức:
Sống có trách nhiệm
 Khẩu hiệu của trường Trí Đức:
“Luyện trí – Rèn đức - Trau dồi kĩ năng – Sẵn sàng hội nhập”

1.3.Đội ngũ sư phạm:
 Giáo viên bộ môn * Giáo viên hướng dẫn HS tự học * giáo viên chuyên trách
 Tổng quản nhiệm * Giáo viên chủ nhiệm
giám thị

* Giáo viên quản nhiệm


* Giáo viên


Giáo viên hướng dẫn tự học (trong khu nội trú nam) – áo đỏ

1.4.Các loại hoạt động:
 Hoạt động giảng dạy chính khóa: thực hiện theo chương trình qui định của BGD&ĐT
 Hoạt động ngoại khóa: giáo dục toàn diện cho các em học sinh thông qua các Câu lạc
bộ Học thuật và Năng khiếu (CLB Tiếng Anh, TDTT, Âm nhạc, Múa Hiện đại,…)

Học sinh trong câu lạc bộ Truyền thông

 Hoạt động xã hội, sinh hoạt vì cộng đồng: công tác xã hội, truyền thông, tham quan,
hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường.
 Hoạt động liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài: Trung tâm ngôn ngữ quốc tế
UNESSCO, chương trình lớp học kết nối do Hội Đồng Anh phối hợp với SGD&ĐT
TP.HCM tổ chức, chương trình chứng chỉ Trung học Phổ Thông Quốc tế của Đại học
CAMBRIDGE (CIE) tại Việt Nam.


1.5.Phương pháp giáo dục chủ đạo:
Trường Trí Đức và đội ngũ sư phạm thực hiện và bảo vệ giá trị giáo dục cốt lõi:
CÁCH GIÁO DỤC TỐT NHẤT LÀ GIÁO DỤC BẰNG TÌNH THƯƠNG
Giáo dục 4 Tốt:


Học và tự học tốt




Rèn luyện đạo đức và kỉ luật tốt



Vui chơi và rèn luyện sức khỏe tốt



Ứng xử xã hội, hòa nhập cộng đồng tốt

1.6.CÁC QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
1.6.1.Qui định cho đội ngũ sư phạm
1.6.1.1.Tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn gồm một tổ trưởng và một tổ phó chịu sự quản lí chỉ đạo của Hiệu
trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
 Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
 Xây dựng kế hoạch theo chuyên môn của từng tổ (dạy học theo chuyên
đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và
phụ đạo học sinh yếu, quản lí lớp, kế hoạch học tập của lớp, sinh hoạt
tập thể, hoạt động ngoại khóa,…)
 Xây dựng Tổ đoàn kết, đồng thuận và tìm tiếng nói chung trong việc
thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường
 Xây dựng mối quan hệ phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm – Quản
nhiệm để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập trên lớp có hiệu quả.
 Nghiên cứu và thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích hợp Hoạt
động hướng nghiệp với môn Công nghệ và Hoạt động ngoài giờ lên lớp,
tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường với các môn Văn, Địa, Giáo dục
Công dân, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ. Tích hợp giáo dục
Kĩ năng sống và giáo dục kiến thức pháp luật với môn Giáo dục Công

dân.


 Nghiên cứu, tổ chức các loại hình hoạt động giúp học sinh phát triển tư
duy, phát triển năng khiếu, năng động linh hoạt trong sinh hoạt tập thể,
tự quản, biết chia sẻ và cảm thông với nhau giúp nhau cùng tiến.
 Nghiên cứu sự phối hợp đồng bộ với giáo viên bộ môn và các giáo viên
chuyên trách nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học có hiệu quả.
 Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ:
 Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ trong việc thực hiện nhiệm vụ
năm học
 Tổ chức tự học chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, tích cực
đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lí lớp
 Quản lí việc giảng dạy và học tập, kiểm tra việc thực hiện qui chế
chuyên môn của giáo viên bộ môn, kí duyệt bài soạn và các hồ sơ qui
định
 Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên trong tổ phối hợp với Giáo viên chủ
nhiệm – Quản nhiệm để đảm bảo hiệu quả dạy và học.
 Thực thiện nghiêm túc lịch và nội dung sinh hoạt định kì của Tổ,
Nhóm.
 Đánh giá giáo viên trong Tổ dựa trên kết quả chất lượng học sinh vào
mỗi đầu – giữa và cuối học kì.
1.6.1.2.Sinh hoạt chuyên môn:
 Họp Hội đồng Bộ môn mỗi tháng 1 lần do Hiệu trưởng chủ trì
 Họp Tổ bộ môn (Giáo viên Bộ môn – Giáo viên Hướng dẫn tự học – GV Chủ nhiệm
– Quản nhiệm và Giám thị) mỗi tháng 1 lần do Tổ trưởng chủ trì, nhóm chuyên môn
hội ý hàng tuần.
 Họp Hội đồng Sư phạm định kì do Hiệu trưởng chủ trì
 Mỗi năm, Tổ Bộ môn thực hiện ít nhất một chuyên đề cho một khối lớp
1.6.1.3.Kỉ luật lao động:

 Thường xuyên dự giờ thăm lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm
 Có tác phong mẫu mực
 Giáo viên Bộ môn cần có mặt ít nhất 5 phút trước khi tiết học bắt đầu để có thời gian
chuẩn bị điều kiện và tâm thế cho tiết dạy.


 Giáo viên chủ nhiệm, giám thị hằng ngày có mặt tại lớp mình phụ trách từ 6g15 đến
17 giờ
 Giáo viên quản nhiệm hằng ngày có mặt từ 15g45 đến 6g15 ngày hôm sau
 Giáo viên hướng dẫn tự học có mặt từ 18g25 đến 21 giờ (đối với những lớp học 3
tiết) và 22giờ (đối với những lớp học 4 tiết)
 Giáo viên hướng dẫn hoạt động ngoại khóa dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ có
mặt từ 15g30 đến 17g30
 Mọi trường hợp vắng mặt của giáo viên phải có lí do chính đáng và xin phép BGH
trước, nếu nghỉ đột xuất phải gởi giấy phép khi làm việc trở lại.
 Đảm bảo đủ 45phút/ tiết
 Thực hiện mọi nhiệm vụ được BGH phân công (dạy phụ đạo, bồi dưỡng HS giỏi, yếu,
coi thi,…)
1.6.1.4.Giao tiếp với học sinh:
 Giáo viên bộ môn tạo môi trường lớp học thân thiện, phát huy tính dân chủ và có
phương pháp giúp học sinh tự tin trong học tập, nâng cao tính trách nhiệm, năng lực
tự học của học sinh.
 Trong tiết dạy, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm về nền nếp của lớp học, tạo hứng
thú và thuyết phục học sinh hợp tác trong các hoạt động của tiết dạy. Khi học sinh vi
phạm kỉ luật, Giáo viên Bộ môn tuyệt đối không được đuổi học sinh ra khỏi lớp, nên
dùng phương pháp sư phạm sử lí sự việc trong tình thầy trò để cảm hóa học sinh.
 Trong trường hợp học sinh vi phạm lặp đi lặp lại, Giáo viên Bộ môn bàn giao Học
sinh vi phạm cho Giáo viên Chủ nhiệm – Giám thị xử lí tại Phòng Quản nhiệm
 Giáo viên sử dụng lời lẽ hòa nhã để tránh giây tổn thương tinh thần và danh dự của
học sinh

 Khi giáo dục học sinh cá biệt, Giáo viên Chủ nhiệm – Giám thị tìm hiểu nguyên nhân
và những biểu hiện của học sinh từ nhiều nguồn (Gia đình, Ban Giám hiệu, Đoàn
trường và Phòng Tham vấn học đường,...) để đề ra cách giáo dục thích hợp.
 Sau khi tâm sự với học sinh, Giáo viên cần tinh tế giữ kín nỗi niềm, tâm tư riêng của
các em và biết cách hỗ trợ các em khi cần thiết (Hãy tôn trọng và bảo vệ thế giới tâm
hồn của tuổi thơ!)
1.6.1.5.Giao tiếp với cha mẹ học sinh
 Luôn hòa nhã và cùng với cha mẹ học sinh, chọn giải pháp thích hợp để giáo dục học
sinh


 Khi học sinh vi phạm và đã được nhà trường xử lí quá 3 lần, Giáo viên chủ nhiệm
mới trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh hoặc qua điện thoại, email, tránh làm phiền
cha mẹ học sinh vì những sự việc đơn giản mà nhà trường có thể xử lí được.
 Giáo viên Chủ nhiệm sử dụng có chọn lọc những thông tin của học sinh, của gia đình
nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cho cơ sở: coi trọng quyền lợi của học sinh và lợi ích
của gia đình
1.6.1.6.Giao tiếp giữa Giáo viên và Giáo viên
Đây là giao tiếp có ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của học sinh và quyết định
chất lượng của quá trình giáo dục vì thế trong mối quan hệ giữa các Thầy, Cô giáo cần thể
hiện rõ:
 Tinh thần đoàn kết, thân thiện, hòa nhã
 Tinh thần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và cộng đồng trách nhiệm trong công việc
 Ngôn ngữ giao tiếp: Tôi – Thầy/Cô. Tránh xưng Tao gọi Mày trước học sinh trong
mọi tình huống. Đặc biệt tránh cãi vã, nổi nóng với đồng nghiệp khi có học sinh
1.6.2.Qui định nền nếp chuyên môn
1.6.2.1 .Giáo viên bộ môn
 Hồ sơ sổ sách: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, bài soạn, lịch báo giảng, sổ dự
giờ, sổ điểm cá nhân, ngân hàng đề kiểm tra, sổ công tác, sổ tự học tự bồi
dưỡng


 Sinh hoạt chuyên môn:
 Giáo viên bộ môn đăng kí và chịu trách nhiệm trước Nhà trường về chất
lượng giảng dạy bộ môn được phân công
 Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức
của người học (lấy hoạt động giáo dục làm trung tâm)
 Tổ chức các hoạt động giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kĩ năng
 Kiểm tra đáng giá kết quả giảng dạy theo đơn vị lớp
 Thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy trong nhóm chuyên
môn trước một tuần
 Rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy và các bài kiểm tra
 Dự giờ Giáo viên trong tổ, nhóm bộ môn trong mỗi học kì để vừa rèn
luyện chuyên môn vừa có tư liệu sinh hoạt Tổ, có thể dự giờ các giáo


viên Bộ môn khác có kinh nghiệm và uy tín trong học sinh để học hỏi
phương pháp

 Tự học tập và bồi dưỡng chuyên môn qua việc nghiên cứu tài liệu, tìm
hiểu và sử dụng những thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học.
1.6.2.2.Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học:
Giáo viên tìm hiểu về học sinh, tiếp cận học sinh qua các buổi tự học, nghiên cứu các
phương pháp quản lí lớp, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tự học trong lớp và tổng
kết đánh giá (tuần – tháng).
 Hồ sơ sổ sách: sổ nhật kí công tác, kế hoạch giảng dạy, danh sách học sinh, sổ tích
lũy kinh nghiệm
 Sinh hoạt chuyên môn:
 Tổ chức quản lí lớp học trong giờ học, xây dựng phong trào tự học, lựa chọn
phương pháp thích hợp để tự học đạt hiệu quả tốt

 Có kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Giới thiệu hoạt động
“Học – Hỏi” của lớp có hoạt động tự học tốt, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tổ
chức tự học cho nhóm đối tượng học sinh.
 Chịu trách nhiệm theo qui định về chuyên môn của nhà trường. Thường xuyên
kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh.
 Chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu Nhà trường về kết quả học tập và nền
nếp của lớp mình phụ trách
1.6.2.3.Giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Hồ sơ sổ sách: Kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL, danh sách học sinh, danh
sách học sinh năng khiếu, sổ công tác tuần, tháng, học kì; lịch học sinh hoạt động các
câu lạc bộ và đánh giá kết quả hoạt động NGLL
 Sinh hoạt chuyên môn:
 Xây dựng mô hình rèn luyện cho các đội tuyển năng khiếu
 Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu nên CSHCM, xây
dựng các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Câu lạc bộ
 Tham gia đầy đủ và tích cực hướng dẫn sinh hoạt các loại hình Câu lạc bộ
được phân công


 Tích hợp Hoạt động giáo dục, NGLL với rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
thông qua một số các hoạt động (kĩ năng tự quản, giao tiếp, ửng xử, quản lí,
sinh hoạt tập thể,...)
 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
1.6.2.4.Tổng quản nhiệm
 Hồ sơ sổ sách: Sổ nhật kí công tác, thời khóa biểu các lớp, danh sách Giáo viên Chủ
nhiệm – Giám thị - Quản nhiệm và Giáo viên Bộ môn, thông tin về học sinh, biên bản
sử lí kỉ luật học sinh, biên bản lưu giữ vật dụng – tài sản trái phép của học sinh và các
hình thức sổ sách thích hợp cho công tác quản lí của Học sinh
 Sinh hoạt chuyên môn:
 Xây dựng tiêu chí thi đua – khen thưởng cho giáo viên Chủ nhiệm, Quản

nhiệm, Giám thị
 Xây dựng kế hoạch công tác năm, tháng, tuần
 Xây dựng các hoạt động quản lí nền nếp giảng dạy và giáo dục, tích hợp quản
lí học sinh với các hoạt động ngoại khóa
 Xây dựng các hoạt động chăm sóc học sinh. Hoạt động quản lí phòng ngủ.
 Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh
nhằm giúp giáo viên có cơ hội trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lí
lớp, giải quyết học sinh vi phạm, xử lí tình huống
 Chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu Nhà trường về kết quả công việc được
phân công
 Kiểm tra và đánh giá kết quả công việc của từng giáo viên trong phạm vi được
phân công
1.6.2.5.Giáo viên Chủ nhiệm – Giám thị
 Hồ sơ sổ sách: Kế hoạch Giáo viên Chủ nhiệm – Giám thị, sổ công tác Chủ nhiệm,
hồ sơ thông tin cá nhân của học sinh, sổ công tác hoạt động NGLL, hoạt động giao
tiếp giáo dục tập thể, biên bản họp với PHHS, sổ tích lũy kinh nghiệm, sổ liên lạc.
 Sinh hoạt chuyên môn:
 Chịu trách nhiệm trước Tổng Quản nhiệm và khối trường về kết quả giáo dục
và giảng dạy của lớp mình phụ trách
 Xây dựng nội qui và tiêu chí đánh giá các hoạt động lớp mình phụ trách


 Quản lí lớp học, tổ chức các hoạt động hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động
giáo dục NGLL và hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
 Quản lí tài sản của lớp và chịu trách nhiệm về những tài sản sau này khi được
bàn giao. Nếu xảy ra thất thoát hoặc hư hỏng, GV Chủ nhiệm - Giám thị kí
nhận biên bản với nhân viên bảo vệ
 Kiểm tra và đánh giá kết quả các hoạt động của lớp
 Giữ bí mật về thông tin của học sinh và chỉ cung cấp khi có yêu cầu từ Ban
Giám hiệu

 Tuân thủ các qui định về sinh hoạt hội họp của Khối lớp và Trường
 Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh học sinh, Giáo viên Bộ môn, Đoàn trường,
Phòng Tham vấn học đường và Ban Giám hiệu đê tổ chức cho học sinh tham
giao vào các phong trào, chuyên đề và các hoạt động giáo dục khác được phân
công.
 Phối hợp với Giáo viên Bộ môn, Giáo viên hướng dẫn tự học để có giải pháp
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém
 Thường xuyên phối hợp với Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học buổi tối:
thống nhất nội dung, phương pháp hướng dẫn học sinh cũng như phân bố hợp
lí thời gian học. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh, góp ý và rút kinh
nghiệm kịp thời
 Xem sổ đầu bài và nhận xét cua Giáo viên Bộ môn vào cuói ngày và ghi chép
những sự cố cần giải quyết vào sổ chủ nhiệm
 Thiết kế cụ thể mội dung các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động giáo dục
và ghi vào sổ đầu bài như các tiết dạy bộ môn
 Đánh giá hạnh kiểm học sinh chính xác và công tâm dựa trên chất lượng học
tập và kết quả rèn luyện
1.6.2.7.Giáo viên quản nhiệm
 Hồ sơ sổ sách: Sổ công tác quản nhiệm, sổ nhật kí, danh sách học sinh, thông tin về
sức khỏe cá nhân của học sinh, sổ theo dõi việc đón và trả học sinh phòng mình phụ
trách
 Sinh hoạt chuyên môn
 Quản lí phòng nội trú ngoài giờ học tập trên lớp. Tổ chức khu vực ăn, ngủ, vệ
sin hcá nhân văn minh lịch sự, các hoạt động tạo sự đoàn kết, yêu thương gắn


bó nâng đỡ lần nhau, các hoạt động học tập và vui chơi thể hiện tính cộng
đồng giữa các phòng nội trú
 Kiểm tra và đánh giá kết quả các hoạt động của phòng nội trú
 Xây dựng hoạt động chăm sóc từng học sinh, theo dõi diễn biến tâm lí của học

sinh
 Đinh hướng những giải pháp phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí học sinh
 Theo dõi, quan sát diễn biến tâm lí lứa tuổi, phát triển những kĩ năng cá nhân,
nhằm xây dựng giải pháp thân thiện với học sinh.
II. NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG THCS&THPT TRÍ ĐỨC – NHỮNG
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.1. Những nhiệm vụ đã thực hiện tại trường THCS – THPT Trí Đức
2.1.1 Về công tác chủ nhiệm
Tuần lễ

13
(30/10-03/11)

14
(06/11-10/11)

Công việc hoàn thành
- Dự lễ chào cờ, ra mắt toàn trường cùng với đoàn
thực tập trường Văn Hiến
- Làm quen với học sinh trong lớp, nhận diện và
nhớ tên.
- Tìm hiểu hạnh kiểm và học lực học sinh
- Dự 01 tiết sinh hoạt chủ nhiệm
- Hoàn tất giáo án và tập dạy tiết NGLL
- Lên 01 tiết NGLL đề tài Những người Thầy vĩ đại
trên thế giới
- Ổn định, hướng dẫn lớp mỗi đầu buổi học
- Thảo luận về công tác chủ nhiệm với Giáo viên
hướng dẫn và bạn thực tập cùng.
- Theo dõi học sinh trong công tác dọn vệ sinh cuối

ngày.
- Giữ trật tự lớp trong những tiết không bận dự tiết
chuyên môn.
- Tập ghi chép sổ chủ nhiệm
- Quan sát phương pháp xử lí tình huống của Giáo
viên hướng dẫn
- Dự lễ chào cờ
- Dự tiết sinh hoạt lớp và tiết NGLL của bạn thực
tập cùng.


15
(13/11-17/11)

16
(20/11-24/11)

- Giúp bạn thực tập cùng theo dõi nề nếp lớp: giờ
giấc, dọn vệ sinh,…
- Theo dõi học lực và hạnh kiểm học sinh
- Đối thoại với các học sinh yếu hạnh kiểm
- Theo dõi tình hình nề nếp và những vi phạm của
lớp chủ nhiệm
- Thảo luận với Giáo viên hướng dẫn và bạn thực
tập cùng về đề tài lên tiết NGLL của bạn.
- Chuẩn bị ý tưởng và vật liệu để làm báo tường
Chủ đề Biết ơn Thầy Cô
- Giúp giữ trật tự lớp trong thời gian không đi dự
tiết chuyên môn
- Lên kế hoạch cho giờ sinh hoạt chủ nhiệm và

NGLL tuần tới
Dự lễ chào cờ
Điều khiển lớp trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm
Lên một tiết NGLL
Giúp học sinh ôn bài thi
Ổn định lớp mỗi đầu giờ học
Theo dõi công tác dọn vệ sinh cuối ngày
Giữ trật tự lớp trong thời gian không đi dự
tiết chuyên môn.
Hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm
báo tường
Thảo luận với Giáo viên hướng dẫn về kinh
nghiệm làm chủ nhiệm
Lắng nghe, động viên, khích lệ những học
sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Ghi chép những phương pháp xử lí tình
huống của Giáo viên hướng dẫn
- Dự lễ chào cờ
- Tham gia các hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo
Việt Nam của trường và lớp
- Tham dự tiết sinh hoạt chủ nhiệm và NGLL của
bạn thực tập cùng.
- Cùng Giáo viên hướng dẫn và bạn thực tập nhìn
lại những gì đã làm được, kết quả theo thế nào; những gì
cần làm trong thời gian còn lại.
- Theo sát học sinh trong những giờ các em học


chuyên môn để tập đưa ra những biện pháp thích hợp
- Kèm học sinh trong giờ tự học

- Dành thời gian nhiều hơn nếu các em học sinh cá
biệt muốn trò chuyện, trao đổi
- Tập giải quyết tình huống cụ thể của học sinh
- Dự lễ chào cờ
- Dự tiết sinh hoạt lớp và NGLL của Giáo viên chủ
nhiệm
- Giúp học sinh trong giờ tự học
- Sưu tầm, phân tích các phương pháp giải quyết
tình huống cụ thể trong thời gian vừa qua
- Thảo luận với Giáo viên hướng dẫn và bạn thực
tập cùng về công tác chủ nhiệm qua kì thực tập, tự nhận
xét đánh giá về những gì bản thân làm được, những gì đã
cố gắng mà chưa làm được; rút ra những bài học từ thực tế
chủ nhiệm.
- Hoàn chỉnh kế hoạch sinh hoạt chủ nhiệm, giáo
án NGLL, dự giờ.
- Chia tay Giáo viên hướng dẫn và học sinh

17
(27/11-01/12)

Bầu khí một tiết sinh hoạt chủ nhiệm

2.1.2 Về công tác giảng dạy chuyên môn

Ngày
30/10/2017

Tuần 13
Công việc

-

Sáng:

6g45-8g: Họp nhóm thực tập chia sẻ
về đợt kiến tập năm trước

9g – 11g: soạn giáo án bài “Chữ người


tử tù”
31/10/2017
01/11/2017

02/11/2017
03/11/2017



Tuần 14:
-

06/11/2017

-

07/11/2017
08/11/2017
0911/2017
10/11/2017




Chiều:

1g-3g: Đọc lại văn bản “Chữ người tử
tù”
Sáng:

7g45-9g30: dự giờ giáo viên hướng
dẫn lớp 11A1

9g30-11g: dự giờ giáo viên hướng dẫn
lớp 11A3
Chiều:

1g-4g: Đọc tài liệu bài “Hạnh phúc
một tang gia”
Sáng:

Soạn giáo án “Hạnh phúc một tang
gia”

Sáng:

7g-8g30: dự tiết giáo viên hướng dẫn
tại lớp 11A1
Chiều:

4g-5g: thảo luận cùng bạn thực tập

cùng về phương pháp dạy học
Sáng

7g- 9g: soạn trình chiếu chuẩn bị lên
tiết Hạnh phúc một tang gia
Sáng:

7g45-8g30: Lên tiết “Hạnh phúc một
tang gia”
Chiều:

1g20-3g: Thảo luận rút kinh nghiệm về
tiết dạy “Hạnh phúc một tang gia”
Sáng:

7g45-9g: Soạn giáo án “Luyện tập
thao tác lập luận so sánh”

Tuần 15:


13/11/2017

-

14/11/2017

15/11/2017

-


16/11/2017
17/11/2017



Tuần 16:
-

20/11/2017

-

21/11/2017
22/11/2017
23/11/2017

Sáng:

7g-8g30: lên tiết Chí Phèo
Chiều:

4g-4g30: thảo luận rút kinh nghiệm
về tiết dạy Chí phèo
Sáng

7g- 9g: soạn giáo án “Phong cách
ngôn ngữ báo chí”

4g-5g: soạn trình chiếu “Phong cách

ngôn ngữ báo chí”
Sáng:

7g45-9g30: dự giờ
Chiều:

1g20-3g: Thảo luận về phương pháp
dạy đọc hiểu văn bản
Sáng:

7g45-9g: soạn giáo án “Một số thể
loại văn học: Thơ và truyện

-

Sáng:

7g-8g30: lên tiết “Một số thể loại văn
học: thơ và truyện”
Chiều:

4g-4g30: thảo luận rút kinh nghiệm
về tiết dạy Một số thể loại văn học:
Thơ và truyện
Sáng

7g- 9g: đọc tài liệu “Thực hành về
lựa chọn trình tự các biện pháp tu từ”
Sáng:


7g45-9g30: dự giờ
Chiều:

3g15-4g: Thảo luận về phương pháp


dạy Tập làm văn
-

Sáng:

7g45-9g: Soạn giáo án “Vĩnh biệt
cửu trùng đài”

-

Sáng:

7g-8g30: đọc sách và soạn giáo án
“Vĩnh biệt cửu trùng đài”
Chiều:

3g-5g: đọc sách về phương pháp dạy
học
Sáng

7g- 9g: soạn giáo án “Vĩnh biệt cửu
trùng đài”

4g-5g: soạn giáo án “Vĩnh biệt cửu

trùng đài”
Sáng:

7g45-9g30: dự giờ
Sáng:

7g-11g: Thảo luận và tổng kết, hoàn
tất kế hoạch

1g30-5g: hoàn tất giáo án chuyên
môn
Sáng: in và nộp kế hoạch và giáo án

24/11/2017

Tuần 17:

27/11/2017

-

28/11/2017

29/11/2017

-

30/11/2017

01/12/2017


-

Thảo luận theo cặp đôi trong giờ lên tiết chuyên môn


2.1.3 Tham gia một số hoạt động khác
- Hướng dẫn cho học sinh cắm hoa: trong số các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11, cắm hoa là một hoạt động đặc sắc mà trường Trí Đức tổ chức cho học sinh
nằm luyện tập năng lực thẩm mĩ cho các em và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật dành tặng
các Giáo viên. Tôi đã giúp lớp chuẩn bị vật liệu, hoa và tổ chức luyện tập cắm hoa cho một
nhóm. Lớp 11A3 của tôi đạt giải II của trường.

Nhóm học sinh tham gia cắm hoa của lớp thực tập

- Coi thi: Trong tháng 11, trường Trí Đức tổ chức thi theo định kì lần II trong năm. Vì
vậy, tôi được bổ nhiệm làm giám thị 2 coi thi trong 4 buổi.
- Tập văn nghệ: Văn nghệ là hoạt động lấy được sự hứng thú của học sinh. Lớp tôi
đóng góp tiết mục múa “Lá thư gởi Thầy”. Tôi tổ chức tập cho một nhóm học sinh vào mỗi
buổi chiều sau giờ học. Tiết mục múa này đạt giải II của trường.

Tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11 của lớp thực tập

- Hướng dẫn làm báo tường: Tôi giúp định hướng ý tưởng và chỉ dẫn cho các em cách
thức trình bày sao cho có tính thẩm mĩ.
- Tham gia một số Câu lạc bộ và các buổi Thực hành môn học: Tôi đồng hành cùng
các em trong lớp chủ nhiệm tham gia câu lạc bộ E-study, các buổi thực hành tin học, thí
nghiệm Vật lí, thí nghiệm Hóa học.



2.2.Thuận lợi
Trong đợt thực tập sư phạm tại trường Trí Đức vừa qua, tôi gặp rất nhiều thuận lợi về
nhiều mặt
Thứ nhất, nhóm thực tập của chúng tôi đi theo hình thức tự lập. Nhóm gồm 08 thành
viên và tôi là Nhóm trưởng. Điều đó có nghĩa là chúng tôi luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng
cho mọi tình huống và yêu cầu từ phía cơ sở thực tập để xử lí, để đáp ứng. Chính bởi có thể
tự chủ được quá trình thực tập như vậy nên công việc của chúng tôi cũng trở nên gọn nhẹ
hơn, bớt phải trình bày “nhiều cửa” để chỉ chú tâm vào việc làm tốt mục tiêu, chủ động thực
hiện kế hoạch đề ra.
Thứ hai, nhóm chúng tôi được cơ sở thực tập đón tiếp ân cần. Mặc dù nhóm rất ít ỏi
về số người và nhỏ bé về uy tín nhưng trường đã tiếp nhận chúng tôi cách trân trọng. Buổi ra
mắt trường, chúng tôi được Thầy hiệu phó giới thiệu trước sân cờ với một nội rất tình người
trong đó Thầy xin tất cả các giáo viên trong trường hãy giúp đỡ chúng tôi trong bước khởi
đầu tập tành làm thầy cô giáo. Thầy nhắc nhở các em học sinh phải tôn trọng, quí mến chúng
tôi và cảnh cáo nếu sinh viên nào có bất kì hành vi nào làm chúng tôi phiền lòng. Trong quá
trình thực tập, chúng tôi thật sự được các thầy cô trong trường quan tâm hỏi han, khích lệ.
Đôi khi cũng chỉ là một vài câu hỏi đơn giản như “Em thực tập lớp nào?”, “Đã quen với
công việc chưa?”, “Buổi trưa ăn cơm, ngủ nghỉ ở đâu?”, “Có mệt không?” “Ai hướng dẫn
em?”, “Dạy được mấy tiết rồi?”,….Hoặc những câu nói đùa như “Có bị học sinh ăn hiếp
lần nào chưa?”, “Ăn ở trường có tranh với học sinh được không?”, “Có học sinh nào đòi
đưa cô giáo về chưa?,…nhưng cũng làm tôi ấm lòng bởi hiểu đó là sự quan tâm của mọi
người.
Thứ ba, Giáo viên hướng dẫn của tôi rất tận tâm. Ở cả hai mảng thực tập: Chủ nhiệm
và chuyên môn, tôi đều nhận được một sự tận tâm đáng biết ơn. Những ngày đầu, tiết đầu,
tôi còn chưa quen học sinh, chưa quen áp dụng phương pháp,…nên tiết dạy, giờ quản lí lớp
chưa đạt, lớp ồn ào. Tuy nhiên, Giáo viên hướng dẫn của tôi luôn khích lệ tinh thần, hỏi
thăm sức khỏe,…Đặc biệt, họ luôn tế nhị giữ danh dự cho tôi trước mặt học sinh. Tình
huống nào đó tôi không xử lí được, họ khéo léo bày cho tôi cách để tôi xử lí chứ không đứng
ra xử lí hộ. Tôi cho đó là cách thức rất đáng quí mà không phải giáo viên nào cũng có thể
tinh tế như vậy. Họ không áp đặt hay giảng giải mà luôn hướng dẫn tôi như một sự chia sẻ

kinh nghiệm khiến cho tôi mau chóng có được phong thái tự tin. Giáo viên hướng dẫn của
tôi không chỉ rất tận tâm mà còn rất hài hước. Thầy hướng dẫn tôi chủ nhiệm có khả năng
đánh tan sự lo lắng của tôi. Ví dụ như Thầy nói: “Tiết càng vỡ be bét càng học được nhiều
kinh nghiệm. Ngày xưa thầy còn lấy khăn lau bảng lau mặt. Em dạy xong mà không phải ai
dìu xuống là thầy mừng rồi,….”. Tôi cũng phải nhìn nhận rằng, tôi có một người hướng dẫn


mang trong tim cái tâm của một nhà giáo. Thầy không vì mục tiêu thi đua mà “phán xét” học
sinh trong những lỗi lầm vi phạm, không vì điểm số mà hối thúc học sinh. Nhưng Thầy luôn
trân trọng, khích lệ từng cố gắng nhỏ bé của học sinh và phân tích động lực cố gắng ấy dựa
trên những giá trị thực. Ví dụ như thầy dặn học sinh, nếu đang chạy xe trên đường mà lỡ trễ
giờ rồi thì cũng cứ bình tĩnh mà chạy, không được chạy nhanh. Trước ngày thi, thầy dặn học
sinh phải chuẩn bị bài vở chu đáo, nếu ta đã hết lòng thì “2 điểm cũng chấp nhận, 3 điểm
cũng được, 4 điểm cũng ok, 5 điểm cũng bình thường, 6 điểm thì khá, 7 điểm thì giỏi, 8
điểm là xuất sắc. Nhưng ta phải trả lời được là ta đã hết lòng”.
Thứ tư, tôi được các em học sinh tương đối quí mến, gần gũi. Đó là nguồn động lực
lớn nhất đối với tôi trong thời gian qua. Tôi luôn nghĩ rằng, đừng bao giờ nghĩ em nào đó là
học sinh “cá biệt” nhưng hãy nghĩ mỗi em học sinh là một thế giới “khác biệt”. Nghĩa là với
mỗi em, giáo viên cần phải có phương pháp khác nhau bởi tâm lí của chúng khác nhau. Hiểu
được các em rồi sẽ dễ giáo dục các em, hướng các em theo định hướng của giáo viên .

Nhà trường lắng nghe HS dưới cờ

Thứ năm, tôi đã trải qua kì Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm dài 3 tháng trong năm học
2016-2017 cũng tại trường Trí Đức. Vì vậy, tôi đã tương đối quen với môi trường sư phạm
và tập tành được một số kĩ năng nhất định về quản lí lớp và giảng dạy chuyên môn. Với kế
hoạch hướng dẫn của trường Trí Đức, giáo sinh Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, sẽ được đào
luyện sâu về mảng chủ nhiệm. Còn khi thực tập, giáo sinh được tập dượt kĩ lưỡng về công
tác chuyên môn. Tôi đã có bước đệm trước nên trong khóa thực tập này, tôi có điều kiện
“bước đi” khá bài bản theo chuẩn trường Đại học Sư phạm với ngành Sư phạm ngữ văn.

Thứ sáu, tôi tập trung hoàn toàn vào việc thực tập. So với đợt kiến tập trước thì lần
này tôi dành thời gian và tâm huyết hoàn toàn cho thực tập. Việc tập trung như thế giúp tôi
dễ dàng chu tất nhiệm vụ và có phần sáng kiến. Mặc dù tôi trên Khoa KHXH&NV có vạch
ra việc chu toàn một phần lớn khóa luận trong kì thực tập nhưng tôi nghĩ tôi không thể làm
tốt cả hai. Thà rằng tôi làm tốt thực tập và không tốt khóa luận thì dễ chấp nhận hơn là làm
tốt khóa luận mà không tốt thực tập. Bởi lẽ, kết quả khóa luận phần lớn do tôi đón chịu, còn
thực tập liên quan tới rất nhiều em học sinh với kiến thức và tâm hồn chúng.


Thứ bảy, tháng 11 có nhiều hoạt động. Dường như tháng 11 là tháng cao trào của cả
năm học với rất nhiều hoạt động cả về chuyên môn lẫn phong trào: dự án, tiết mẫu, thi đua
hoa điểm 10,…Điều kiện như vậy đưa đến cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều tiết dạy,
nhiều hoạt động mẫu mực và sinh động. Đó là một dịp đáng quí để tôi nhìn thấy sức sống
của giáo dục, sức sáng tạo của các em học sinh.

Cuộc thi do bộ môn Vật lí tổ chức kích thích sáng tạo

Thứ tám, trường Trí Đức tương đối lí tưởng về mô hình giáo dục. Tôi nhận thấy
trường có đường lối giáo dục rất tốt trong việc gắn lí thuyết với thực hành, nghiên cứu với
các phòng thực hành, các câu lạc bộ, các buổi tham quan. Đặc biệt trong bộ môn Văn,
trường khuyến khích và tài trợ cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo kiểu phát
triển năng lực bằng cách đóng kịch, sân khấu hóa tác phẩm, thuyết trình. Phương tiện giảng
dạy trong lớp học được thiết kế đầy đủ tương tự như các trường Đại học với hệ thống máy
chiếu, loa,…Một điểm son là trường có phương châm, mục tiêu rõ ràng, bắt kịp nhu cầu thời
cuộc.

Tiết mục văn nghệ của lớp được trường tài trợ trang phục


Các chủ đề hướng nghiệp, kĩ năng sống khá chất lượng


Giờ thực hành môn Sinh tại thảo cầm viên

Thứ chín, Trí Đức thuộc hệ thống giáo dục ngoài công lập. Điều đó cho tôi tìm thấy
một sự gặp gỡ bởi vì Văn Hiến cũng là một môi trường như thế với những đặc thù của sinh
viên, học sinh: năng động và có phần quậy phá. Vì vậy, tôi nhanh nắm bắt được tâm lí của
chúng để xác định cách thức tiếp cận chúng nhanh nhất.

Học sinh Trí Đức rất cá tính

Thứ mười, Trí Đức gần trường Văn Hiến. Chính vì thế, tôi tìm thấy việc thuận lợi về
giờ giấc. Trong thời gian ngắn có thể liên hệ được hai nơi.


Thuận lợi cuối cùng tôi thẳng thắn nhìn nhận là bản thân tôi tương đối có năng lực
giao thiệp với tính cách mạnh dạn và khá ổn về kĩ năng sư phạm nhờ tập luyện. Những dịp
thuyết trình, tập giảng ở trường Văn Hiến tôi đều không coi nhẹ. Tôi đã coi đó như những cơ
hội ít người quan tâm nhưng tôi thì quan tâm.
2.3.Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vừa kể trên, tôi cũng gặp không ít khó khăn đáng kể.
Thứ nhất là về thời gian thực tập. Tôi cho rằng thời gian thực tập của tôi quá ít ỏi cho
một học phần thực hành rất quan trọng. Đó là chưa kể đến việc tôi đã cố gắng để đi 5 tuần
thay vì chỉ 4 tuần theo qui chế. Nhìn một cách khách quan và thực tế mà nói, với một sinh
viên ở mức trung bình và không qua kiến tập thì đó chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Đó không
chỉ là đánh giá của riêng tôi mà của hầu hết các Giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm và của
những người đứng đầu cơ sở thực tập mà vì bất kì một lí do nào cũng nên nhìn nhận lại. Ít
thời gian, tôi dù cố gắng hết sức và đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với chuẩn
Trường Sư phạm, tôi không thể sánh bằng họ cho dù bước khởi đầu thực tập tôi được đánh
giá hơn họ. Thời gian ít, tôi cảm thấy hụt hẫng khi kết thúc bởi quá trình thực tập không diễn
ra theo một qui trình: làm quen – học hỏi – dạy – rút kinh nghiệm. Nhưng tất cả đều diễn ra

rất gấp rút nên không sâu, không ổn định. Tôi còn khá chập chững với cái chuẩn được nhận
vào dạy của một trường cấp III.
Thứ hai, trường Văn Hiến chưa định hình được thương hiệu. Mặt khác, ngành của tôi
không phải Sư phạm ngữ văn mà là ngành Văn học. Đó cũng là một vấn đề khi tôi thực tập.
Bởi lẽ, luôn có một số định kiến nào đó về chúng tôi dù nó không thể hiện rõ ràng nhưng tôi
vẫn tinh tế nhận ra qua những thắc mắc: “Ủa, Văn Hiến cũng có thực tập sư phạm hả em?”,
“Ngành của các em là Văn học, vậy mục tiêu thực tập là gì?rồi các em xin dạy như thế
nào?”,…Bởi những điều đó, tôi luôn phải tư vấn tư tưởng cho chính mình: “Văn Hiến thì đã
sao? Mình phải làm tốt xem ai dám coi thường nào!” Nhưng thực ra mà nói, liệu các sinh
viên khác có nghĩ được như tôi? Các bạn sẽ bị tổn thương như thế nào?
Thứ ba, các loại giấy tờ trường Văn Hiến gởi đến cơ sở thực tập chưa thật sự chuẩn
về hình thức và một số chi tiết. Trước tiên là giấy giới thiệu, rồi tiếp theo là “Bản hướng dẫn
thực tập”. Tôi nhìn nhận một phần là sơ suất của bản thân không dự trù thời gian để đề nghị
một số bộ phận trường Văn Hiến chỉnh sửa lại. Tôi chỉ muốn nói là nó gây khó khăn cho tôi
khi những người có trách nhiệm ở Trí Đức đọc và góp ý kiến.
Khó khăn cuối cùng và cũng là khó khăn không nhỏ tôi phải đối diện là sự hỗ trợ kinh
phí của trường Văn Hiến tôi cho là chưa tương xứng với qui chế của trường và với học phí
của sinh viên. Tôi mạnh dạn thực hiện một thao tác đối chiếu như sau để chứng minh cho
khó khăn tôi trình bày là có cơ sở. Nguyên văn số 4.1 trong BẢN HƯỚNG DẪN THỰC
TẬP NGÀNH VĂN HỌC trường gởi đến sinh viên như sau:


“4.1. Về kinh phí
- Nhà trường trích từ học phí của học phần Thực tập tốt nghiệp của khóa học để chi
trả một số khoản như: hỗ trợ chi trả thù lao người hướng dẫn tại cơ sở thực tập; hỗ trợ chi
trả Ban chỉ đạo thực tập cấp Sở giáo dục đào tạo, quà lưu niệm cơ sở thực tập là trường
phổ thông (đối với thực tập sư phạm theo đoàn); chi phí tiếp khách; công tác phí cho giảng
viên phụ trách đoàn.
- Sinh viên chi trả các khoản như sau: thù lao cho Ban chỉ đạo thực tập cấp cơ sở;
thù lao cho người hướng dẫn trực tiếp tại cơ sở theo định mức (cùng với khoản hỗ trợ từ

nhà trường); phương tiện đi lại; chi phí ăn uống, ở và các khoản phát sinh khác.
4.2. Định mức chi trả thù lao liên quan thực tập
Căn cứ định mức thu học phí học phần và mức duyệt chi của trường Đại học Văn
Hiến; khả năng kinh tế của sinh viên; thời gian và yêu cầu thực tập theo các định hướng
nghề nghiệp, Nhà trường đề nghị các mức chi trả như sau:
4.2.1. Đối với thực tập sư phạm:
- Ban chỉ đạo thực tập cấp Sở Giáo dục: 1.000.000 đồng/đơn vị/đợt
- Ban chỉ đạo thực tập cấp trường (gồm Ban Giám hiệu, Tổ bộ môn Văn, Đoàn
Thanh niên): 3.000.000 đồng/đơn vị/đợt
- Chi phí văn phòng phẩm, cơ sở vật chất: 500.000 đồng/đơn vị/đợt
- Giáo viên hướng dẫn giảng dạy chuyên môn: 400.000 đồng/sinh viên/đợt.
- Giáo viên hướng dẫn công tác chủ nhiệm: 300.000 đồng/sinh viên/đợt.
Trường hợp không thực tập theo đoàn, chi phí tùy thỏa thuận giữa sinh viên và
nơi tiếp nhận. Đề xuất định mức chi Ban chỉ đạo thực tập cấp trường khoảng 500.000 đồng,
thù lao cho giáo viên hướng dẫn như mức thực tập theo đoàn”.
Tuy nhiên, trong tất cả những khoản chi nhà trường đề ra ở trên, trường chỉ hỗ trợ
sinh viên 200.000 đồng/ sinh viên. Tôi thiết nghĩ có một vấn đề nào đó chưa được làm rõ bởi
học phí sinh viên phải đóng cho học phần này là 2.070.000 đồng. Những khoản chi có một
vài chỉnh sửa về sau nhưng nhìn chung không đáng kể và vẫn phải nhìn nhận đó là một nỗi
lo thuộc về sinh viên mà cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích thỏa đáng. Bởi lẽ, đi
thực tập mà luôn thiếu trước hụt sau, lo lắng về các khoản chi thì sự tập trung chuyên môn sẽ
kém đi đáng kể. Đó là chưa kể đến những phản ứng tiêu cực mà sinh viên ấp ủ về trường
Văn Hiến.


×