Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em tại huyện Hải Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 58 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên Đề tài:

“Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi của người chăm sóc trẻ
về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em tại huyện Hải
Lăng”
Chủ nhiệm đề BS Lê Phƣớc Nho
tài:




2

Quảng Trị, 2013

Mục lục
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................................... 3
TÓM TẮT ................................................................................................................................................................... 15
GIỚI THIỆU VÀ THÔNG TIN CHUNG: ............................................................................................................... 16
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA ......................................................................................................... 16
MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐIỀU TRA ......................................................................................................................... 16
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA: .................................................................................................... 17
ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA ............................................................................................................................................ 17
ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA ........................................................................................................................................ 17


PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ................................................................................................................................... 17
ĐIỂM MẠNH/ HẠN CHẾ CỦA CUỘC ĐIỀU TRA ...................................................................................................... 19
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: ...................................................................................................................................... 20
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA ..................................................................................................... 20
Thông tin về nhân khẩu học ........................................................................................................................ 20
Điều kiện kinh tế hộ gia đình ...................................................................................................................... 22
BẢNG KIỂM NGÔI NHÀ AN TOÀN:..................................................................................................................... 23
Tỷ lệ tai nạn thương tích tại đia bàn điều tra (theo hộ gia đình) ................................................................ 27
Các loại tai nạn chính và địa điểm xảy ra tai nạn thương tích (theo hộ gia đình) ..................................... 27
Mức độ nghiêm trọng của các tai nạn thương tích ..................................................................................... 28
Chi phí điều tri các tai nạn thương tích ...................................................................................................... 29
KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƢƠNG TÍCH ............................................................................................ 30
Biết về tai nạn thương tích .......................................................................................................................... 30
Kiến thức về phòng chống các loại tai nạn thương tích .............................................................................. 32
KIẾN THỨC VỀ SƠ CỨU BAN ĐẦU ....................................................................................................................... 37
KÊNH TRUYỀN THÔNG CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ TAI NẠN THƢƠNG TÍCH TRẺ EM: ............................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 42
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................... 42
KHUYẾN NGHỊ & ĐỀ XUẤT: ............................................................................................................................. 43
1.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tai nạn thương tích trẻ em cho người chăm sóc trẻ, giáo viên

và trẻ em tại địa bàn Hải Lăng. .................................................................................................................. 43
2.

Giảm thiểu các nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích trẻ em tại gia đình, nhà trường và cộng đồng:
45

4.


Nâng cao sự tham gia của các ban ngành trong phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ............. 46

5.

Vận động thay đổi chính sách .......................................................................................................... 47

BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA...................................................................................................................................... 50


3

LỜI CẢM ƠN
Đoàn đánh giá xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bà mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ tại
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình hợp tác để đề tài nghiên cứu, đánh giá
thực trạng tai nạn thƣơng tích đạt đƣợc kết quả tốt đẹp.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ y tế tuyến huyện, xã và thôn tại các xã
trên địa bàn điều tra, mặc dù công việc rất bận rộn nhƣng các anh chị đã rất nhiệt tình
tham gia cũng nhƣ cung cấp thông tin và số liệu cần thiết cho đợt đánh giá.
Cuộc đánh giá sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi nếu nhƣ không có sự hỗ trợ
giúp đỡ của chính quyền đại phƣơng các cấp tại các xã và Huyện Hải Lăng.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ
nguồn kinh phí, giám sát và góp ý cho đề tài ngay từ những ngày đầu mới thực hiện.
Xin cảm ơn Phòng Y Tế, Trung Tâm Y Tế Huyện Hải Lăng đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho đoàn đánh giá hoàn thành công việc thu thập số liệu thực địa.

Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên trong nhóm khảo sát và đặc biệt gửi lời cám ơn
tới ông Hoàng Thế Kỷ, cán bộ Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phòng
chống chấn thƣơng (CCHIP) đã hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong quá trình thiết kế nghiên
cứu và xây dựng công cụ thu thập thông tin trong đợt đánh giá này.



4

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi của ngƣời chăm sóc trẻ về phòng
tránh tai nạn thƣơng tích trẻ em tại huyện Hải Lăng”.
Mã số:13/HĐ-NCKH ký ngày 13/5/2013.
Thuộc chƣơng trình: Đề tài độc lập cấp tỉnh.
Chủ nhiệm đề tài: Lê Phƣớc Nho
Đơn vị chủ trì đề tài: Phòng Y Tế Huyện Hải Lăng
Cơ quan quản lý: Sở Khoa Học và Công Nghệ Tỉnh Quảng Trị
Hơp đồng số: 13/HĐ-NCKH ký ngày 13/5/2013.
Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2014.
Tổng kinh phí: 100 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học cấp: 100 triệu
đồng.
Nguồn khác: Không

PHẦN THỨ NHẤT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Phân công nhiệm vụ:
STT Nội dung nhiệm vụ
1
Viết thuyết minh đề tài
2

3

4
5

6

7

Đơn vị thực hiện
Trung Tâm Y Tế Huyện
Hải Lăng
Hội thảo: Đánh giá thực trạng Phòng Y Tế Huyện Hải
và giải pháp phòng ngừa Tai Lăng
Nạn Thƣơng Tích
Xây dựng bộ công cụ, bao gồm Nhóm Khảo Sát
cả công cụ thu thập số liệu và
công cụ nhập liệu
Tập huấn cho nhóm khảo sát
Nhóm Khảo Sát

Ngƣời Chủ Trì
Lê Phƣớc Nho
Nguyễn
Luy

Phúc

Trƣơng
Hòa

Quang

Trƣơng Quang
Hòa

Thu thập dữ liệu tại 686 hộ gia Trung Tâm Y Tế & Nhóm khảo sát
đình
Phòng Y Tế
Thu thập các số liệu thứ cấp từ Phòng Y Tế Huyện Hải Tạ Đình Đức
các ban ngành liên quan (Trung Lăng
tâm y tế, Phòng Lao Động
Thƣơng Binh & xã hội, Phòng
Giáo Dục, Bệnh viện Hải Lăng
Nhập liệu & phân tích số liệu; Nhóm Khảo Sát
Trƣơng Quang
nhập 686 bản thông tin từ khảo
Hòa
sát và chạy số liệu để phân tích
và đánh giá.


5

8

9

Tổng hợp các số liệu định Nhóm nghiên cứu
Lê Phƣớc Nho
lƣợng và định tính để viết báo
cáo (Bao gồm cả báo cáo chính
và báo cáo tóm tắt)
Bảo vệ đề tài và chuyển giao.
Trung Tâm Y Tế Huyện Lê Phƣớc Nho
Hải Lăng


Các cán bộ tham gia khác:
1) Thạc sỹ y tế công cộng: Hoàng Thế Kỷ - Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng
đồng và phòng chống chấn thƣơng (CCHIP).
Các đơn vị phối hợp khác:
2. Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chính:
STT Các nội dung, công việc chủ Thời gian ( bắt
yếu cần đƣợc thực hiện; các đầu – kết thúc)
mốc đánh giá chủ yếu
(1)
(2)
(4)
1
Viết thuyết minh đề tài
Tháng 4/2013
2
Hội thảo: Đánh giá thực trạng Tháng 5/2013
và chƣơng trình can thiệp đã
thực hiện phòng ngừa TNTT
giai đoạn 2002 - 2010
3
Xây dựng bộ công cụ, bao Tháng 6/2013
gồm cả công cụ thu thập số
liệu và công cụ nhập liệu
4
Tập huấn cho nhóm khảo sát
Tháng 7/2013
5

6

7
8
9

10

Kết quả chính

(3)
Đề tài đƣợc phê duyệt
Hội thảo thu thập đƣợc
các ý kiến đóng góp các
điểm mạnh, điểm yếu
của chƣơng trình
Hoàn thành bộ bảng hỏi
và công cụ thu thấp số
liệu
Tổ chức đƣợc 1 lớp tập
huấn
Thu thập dữ liệu tại hộ gia Tháng
8
– Thực hiện thu thập số
đình
Tháng 9/2013
liệu thực địa tại cộng
đồng
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Tháng 9/2013
Lấy đƣợc các số liệu thứ
cấp liên quan đến đề tài

Nhập liệu & Phân tích số liệu Tháng 10/2013
Làm sạch số liệu, nhập
liệu và phân tích số liệu
Viết báo cáo (Bao gồm báo Tháng 10/2013
Hoàn thành báo cáo tổng
cáo chính và báo cáo tóm tắt)
kết lần thứ 1
Gửi báo cáo đến các chuyên Tháng 11/2013
Phải hồi và tổng hợp các
gia và xin ý kiến góp ý, bổ
góp ý
sung cho đề tài.
Chỉnh sửa và hoàn thành đề tài Tháng 12/2013
Hoàn thành bản báo cáo
bàn cuối cùng
đề tài cuối cùng


6

11

12
13

Hội thảo chia sẻ kết quả
nghiên cứu sơ bộ và góp ý của
các chuyên gia
Thù lao trách nhiệm chung của
chủ nhiệm đề tài

Quản lý chung (Thù lao trách
nhiệm cho thƣ ký, kế toán của
đề tài)

4/2013
12/2013
4/2013
12/2013

3. Sản phẩm đã hoàn thành:
STT Tên Sản Phẩm

Số
lƣợng
Báo cáo khoa học đề tài: Khảo 01
sát kiến thức, thái độ, thực
hành về phòng ngừa TNTT
của ngƣời chăm sóc trẻ tại
Huyện Hải Lăng

1

4.
-

01 hội thảo đƣợc tổ chức

Tháng 12/2013

– Có bảng mô tả công việc

– Có bảng mô tả công việc

Quy cách, chất lƣợng
- Phản ánh đƣợc thực trạng
TNTT tại huyện Hải Lăng.
- Đánh giá kiến thức, thái độ,
thực hành của ngƣời chăm sóc
trẻ tại huyện Hải Lăng.
- Đề xuất các biện pháp can
thiệp tại cộng đồng.

Tài chính:
Tổng kinh phí đã nhận theo hợp đồng 100 triệu đồng
Đã sử dụng đƣa vào quyết toán: 100 triệu đồng
Số kinh phí chƣa sử dụng: 0 triệu đồng
Tổng kinh phí thu hồi: 0 triệu đồng
Tồng kinh phí phải nộp:
triệu đồng

PHẦN II
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới hiện đang tiếp cận nghiên cứu theo mô hình dịch tễ học nên đã mô tả
đƣợc các vấn đề trong tai nạn thƣơng tích liên quan đến vật chủ (con ngƣời), tác nhân
(xe cộ hay sản phẩm) và môi trƣờng (tự nhiên hay xã hội) nên các nghiên cứu đƣợc
nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều cách tiệp cận hiệu quả trong hạn
chế chấn thƣơng (nguồn Peter và cs).
Tại việt Nam các nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào thực trạng tai nạn thƣơng tích
đang xảy ra tại các địa phƣơng và các loại hình tai nạn thƣơng gặp tại cộng đồng nên

chỉ đƣa ra đƣợc các khuyến cáo về cải thiện môi trƣờng hay tăng cƣờng thực thi các
pháp luật về an toàn. Trong khi chủ thể của vấn đề là ngƣời dân trong cộng đồng vẫn
chƣa đƣợc chú ý đến, chƣa tìm ra đƣợc các đáp án nhằm thay đối kiến thức, thái độ,


7

thực hành của chính vật chủ. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng đƣợc cung cấp kiến thức,
có thái độ tích cực trƣớc các vấn đề không an toàn và thực hành hành vi an toàn thì
việc phòng ngừa TNTT mới thật sự có hiệu quả. Muốn có các can thiệp hiệu quả ngoài
việc tìm hiểu về thực trạng, cải thiện môi trƣờng thì chúng ta cũng cần phải hiểu rõ
ngƣời dân trong cộng đồng đang biết gì về tai nạn thƣơng tích? họ ứng phó nhƣ thế
nào? Và việc gì họ cần thực hiện để hạn chế tai nạn thƣơng tích? (nguồn trích dẫn:Báo
cáo hoạt động phòng chống Tai Nạn Thương Tích trẻ em và xây dựng cộng đồng an
toàn Việt Nam; Tiến sỹ: Trần Thị Ngọc Lan – Cục Y Tế dự phòng và môi trường – Bộ
Y Tế)
Chính vì thế chúng ta cần phải có những tìm hiểu cụ thể về thực trạng, kiến thức,
thái độ, hành vi của ngƣời dân trong việc phòng ngừa tai nạn thƣơng tích từ đó đƣa ra
đƣợc các khuyến nghị can thiếp phù hợp.
Tai nạn thƣơng tích ( TNTT ) là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng và ngày càng
gia tăng hiện nay, là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu… Ở Việt
Nam, TNTT ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Cục môi
trƣờng Bộ Y Tế: năm 2011 tại 55 tỉnh thành có gần 1.250.000 trƣờng hợp mắc tai nạn
thƣơng tích, tăng trên 7,37% so với năm 2010. Trong đó, TNTT do tai nạn giao thông
chiếm tỷ lệ lớn nhất với 40,06%, tiếp theo là ngã, tai nạn lao động và bạo lực, đuối
nƣớc…(nguồn trích dẫn: báo cáo của Cục môi trường Bộ Y Tế, năm 2011)
Độ tuổi mắc TNTT ở trẻ em ngày càng tăng, đang là một trong các mối nguy cơ
hàng đầu gây tử vong và chấn thƣơng ở trẻ em Việt Nam nói chung và Quảng Trị
nói riêng. Tai Nạn Thƣơng Tích đang gây nên tình trạng tử vong thƣơng tật vĩnh
viễn hoặc phải nằm viện dài ngày ở trẻ em. Nhƣng chi phí cho y tế, hay chăm

sóc cho những nạn nhân mang thƣơng tật đang cản trở quá trình phát triển kinh
tế của các gia đình. Bên cạnh đó trẻ em là lực lƣợng đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ về tâm sinh lý và thể lực, là nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong tƣơng
lai. Vì thế TNTT sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội.
(nguồn trích dẫn: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUỐC GIA LIÊN TRƢỜNG VỀ TAI
NẠN
THƢƠNG
TÍCH
NĂM
2010;
http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/HomeArea.jsp?area=222)
Hải Lăng là một huyện nghèo, 96,4% diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nỗ, có
trục đƣờng sắt và đƣờng bộ cắt ngang địa bàn huyện, hệ thống sông ngòi dày đặc, các
trục đƣờng liên thôn, liên xã chƣa đƣợc nâng cấp, ngƣời dân chủ yếu là làm nông..
chính vì thế nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích đang ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm đối
với trẻ em huyện Hải Lăng. Vì vậy việc nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi của ngƣời
chăm sóc trẻ về tai nạn thƣơng tích là một việc làm thiết thực, cấp bách để hạn chế tỷ
lệ mắc/ tử vong của trẻ do tai nạn thƣơng tích gây nên do sự bất cẩn của ngƣời chăm
sóc. (nguồn trích dẫn:kết quả điều tra khảo sát tình hình ô nhiễm bom mìn, vật nổ tại
6 tỉnh miền Trung - www.congan.com.vn)
2. Mục tiêu:


8

-

3.
4.
5.

-

-

6.






Mô tả thực trạng mắc và tử vong về TNTT trẻ em và nguyên nhân của từng loại
TNTT trẻ em, bao gồm tai nạn giao thông, đuối nƣớc, bỏng, ngộ độc, ngã, điện
giật, động vật cắn/húc.. tại huyện Hải Lăng.
Tìm hiểu kiến thức – thái độ - thực hành phòng chống tai nạn thƣơng tích của
ngƣời chăm sóc trẻ trong huyện Hải Lăng thuộc phạm vi của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát/điều tra thực tế trong nƣớc ( quy mô: Khảo sát trên 20 xã, thị trấn / địa
bàn: Huyện Hải Lăng )
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là các bà mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ có con dƣới 16 tuổi tại
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Phƣơng pháp thực hiện:
Cuộc điều tra đã áp dụng phƣơng pháp định lƣợng sử dụng bộ câu hỏi có sẵn để
phỏng vấn bà mẹ, phiếu quan sát để có đƣợc các luận chứng khoa học góp
phần:
Mô tả thực trạng mắc và tử vong về TNTT trẻ em và nguyên nhân của từng loại
TNTT trẻ em, bao gồm tai nạn giao thông, đuối nƣớc, bỏng, ngộ độc, ngã, điện
giật, động vật cắn/húc.. tại huyện Hải Lăng.
Tìm hiểu kiến thức – thái độ - thực hành phòng chống tai nạn thƣơng tích của

ngƣời chăm sóc trẻ trong huyện Hải Lăng thuộc phạm vi của đề tài.
Nội dung thực hiện:
Cuộc điều tra đã áp dụng phƣơng pháp định lƣợng sử dụng bộ câu hỏi có sẳn để
phỏng vấn ngƣời chăm sóc trẻ. Bộ câu hỏi bao gồm 6 phần:
Thông tin chung của ngƣời trả lời phỏng vấn;
Quan sát hộ gia đình – Bảng kiểm ngôi nhà an toàn cho trẻ;
Các loại tai nạn thƣơng tích đối với con của ngƣời phỏng vấn;
Kiến thức, thái độ về phòng tránh tai nạn thƣơng tích trẻ em;
Kênh tiếp cận thông tin mong muốn.


9

B. CÁC

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG


10

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngoài nƣớc:
- Năm 1923, Julian Harvey giới thiệu Es ba (giáo dục, kỹ thuật, và thực thi) để kiểm
soát nguyên nhân gây ra tai nạn. Tuy nhiên, trong một khuôn khổ dịch tễ học về
những cách thức các phƣơng pháp tiếp cận này không góp phần đáng kể trong
việc giảm chấn thƣơng. (nguồn trích dẫn: Lê Vũ Anh (2003), Điều tra liên trường
về chấn thương ở Việt Nam: kết quả sơ bộ, Trường đại học Y tế công cộng, Luận
văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

- 1948 Gordon là ngƣời đầu tiên đã đƣợc áp dụng mô hình dịch tễ học vào nghiên
cứu chấn thƣơng. Mô hình bao gồm các cấu phần: vật chủ, tác nhân gây chấn
thƣơng, véc tơ chuyền năng lƣợng và môi trƣờng. Mối tƣơng tác giữa vật chủ, tác
nhân và véc tơ với môi trƣờng đã đƣợc xác định góp phần vào sự xuất hiện của sự
kiện chấn thƣơng. (nguồn trích dẫn: Dịch tễ học cơ bảnI.Beaglehole, Robert.
II.Kjellström, Tord. III.Tổ chức Y tế thế giới.)
- Những năm 1960 đã mang sự chú ý mới để nghiên cứu phòng chống thƣơng tích
và phƣơng pháp tiếp cận dịch tễ học chấn thƣơng hiện đại. Trong nghiên cứu này
các yếu tố nguyên nhân gây chấn thƣơng đƣợc phân tích rõ hơn thông qua sự ảnh
hƣởng của nhiều yếu tố qua một chuỗi thời gian gồm có giai đoạn trƣớc khi sự
kiện xảy ra, trong và sau khi sự kiện xảy ra đƣợc mô tả đối với vật chủ (con
ngƣời), tác nhân (xe cộ hay sản phẩm) và môi trƣờng (tự nhiên hay xã hội) trong
mô hình dịch tễ học. (nguồn trích dẫn: Báo cáo Thế giới về phòng chống thương
tích ở trẻ em - Nhóm biên soạn: Margie Peden, Kayode Oyegbite, Joan OzanneSmith, Adnan A Hyder, Christine Branche, AKM Fazlur Rahman, Frederick
Rivara and Kidist Bartolomeos – Tổ Chức Y Tế Thế Giới)
- Trong đầu những năm 1970, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã bắt
đầu điều tra thƣơng tích, đặc biệt là trong gia đình và môi trƣờng giải trí. Mục
đích của nghiên cứu là đƣa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng các đạo luật đảm
bảo an toàn cho ngƣời dân. Đến năm 1986, CDC tiếp tục nghiên cứu các phƣơng
pháp nhằm kiểm soát tai nạn thƣơng tích góp phần cho ra đời Đạo luật phòng
chống tai nạn thƣơng tích năm 1986, sau đó, Đạo luật Kiểm soát Tổn thƣơng
cũng đƣợc ra đời năm 1990. (nguồn trích dẫn: )
Trong nƣớc:
Hiện nay nghiên cứu về Tai Nạn thƣơng tích tại Việt Nam có nhiều công trình
nghiên cứu đặc thù theo từng ngành, lĩnh vực riêng lẽ nhƣ an toàn giao thông, bạo lực
gia đình .. Tuy nhiên chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá kiến thức , thái độ ,
thực hành vì vậy chƣa đƣa ra các khuyến nghị cụ thể cho hộ gia đình trong việc chăm
sóc, bảo vệ trẻ em tại hộ gia đình.



11

-

-

Năm 2006 NGUYỄN THÖY QUỲNH, PHẠM VIỆT CƢỜNG ,Trƣờng Đại học Y
tế công cộng đã thực hiện đề tài nghiên cứu về Thực trạng tai nạn thƣơng tích
(TNTT) ở học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5
đến tháng 8 năm 2006. Kết quả cho thấy tỷ suất TNTT học sinh tiểu học là 387/100.
000. Sáu nguyên nhân gây TNTT không tử vong thƣờng gặp đối với trẻ là ngã, chấn
thƣơng giao thông, bỏng, chấn thƣơng do vật sắc nhọn, động vật tấn công và đuối
nƣớc; 3 nguyên nhân hàng đầu gây TNTT không tử vong là ngã, NTGT và bỏng.
Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do TNTT ở học sinh tiểu học là đuối nƣớc và
ngã. Học sinh nông thôn có nguy cơ TNTT không tử vong cao gấp hơn 2 lần học
sinh thành thị; TNTT ở nam cao gấp 2 lần so với nữ. Ngã là nguyên nhân hàng đầu
gây TNTT cho học sinh tiểu học ở tất cả các khối lớp trong đó cao nhất ở khối lớp
2; thứ nhì khối lớp 3; thứ 3 là khối lớp 4. TNGT là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 và
có xu hƣớng tăng dần từ học sinh lớp 1 đến học sinh lớp 5. Bỏng là nguyên nhân
thứ 3 gây TNTT cho học sinh tiểu học, TNTT do bỏng cao ở các khối lớp 3,4 và 5.
Về địa điểm xảy ra TNTT, tỷ lệ xảy ra cao nhất ở trên đƣờng phố, đƣờng làng
(31,5%); thứ nhì ở nhà (29,6%) và thứ 3 xảy ra ở trƣờng (21,7%). Trƣờng học là nơi
xảy ra ngã nhiều nhất, chiếm 38,2% các trƣờng hợp TNTT ở trƣờng; TNGT xảy ra
nhiều trên đƣờng phố đƣờng làng (80%); hơn 93,3% TNTT do bỏng xảy ra ở nhà.
Điểm hạn chế của đề tài này là số mẫu chỉ là học sinh nên chƣa đánh giá đƣợc các
yêu tố nguy cơ do ngƣời chăm sóc trẻ gây nên. Nghiên cứu vẫn tập trung vào đánh
giá thực trạng chƣa phân tích đƣợc các yếu tố liên quan đến ngƣời chăm sóc trẻ.
(nguồn trích dẫn: Thực trạng tai nạn thƣơng tích (TNTT) ở học sinh tiểu học tại
thành phố Đà Nẵng – Nguyễn Thúy Quỳnh – Phạm Việt Cƣờng)
6/2009 TS. Lê Vũ Anh, Ths. Nguyễn Thuý Quỳnh và các cộng sự đã có nghiên

cứu, khảo sát; Tình hình chấn thƣơng và các yếu tố ảnh hƣởng ở trẻ dƣới 18 tuổi
tại 6 tỉnh Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng
Tháp. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả thực trạng chấn thƣơng và
các yếu tố ảnh hƣởng ở trẻ dƣới 18 tuổi thuộc các xã ƣu tiên thuộc 6 tỉnh nghiên
cứu. Các thông tin chi tiết về chấn thƣơng đƣợc phân tích từ một mẫu nghiên cứu
gồm 8369 hộ gia đình với tổng số 17893 trẻ dƣới 18 tuổi. Kết quả điều tra cho
thấy tỷ suất chấn thƣơng chung không gây tử vong của 6 tỉnh là 4360/100.000; 5
nguyên nhân gây chấn thƣơng không tử vong thƣờng gặp là ngã, chấn thƣơng do
giao thông, chấn thƣơng do động/súc vật tấn công, chấn thƣơng do vật sắc nhọn,
và chấn thƣơng do bỏng. Tỷ suất chấn thƣơng gây tử vong là 31,2/100.000; 3
nguyên nhân chấn thƣơng gây tử vong hay gặp là đuối nƣớc, chấn thƣơng do giao
thông, và ngã. Về sơ cấp cứu chấn thƣơng, 57% số các trƣờng hợp chấn thƣơng
đƣợc sơ cấp cứu ban đầu và khoảng 70% các trƣờng hợp chấn thƣơng đƣợc điều
trị tại các cơ sở Y tế tuyến xã, huyện. Hậu quả thƣờng gặp của chấn thƣơng là các
vết cắt/trầy xƣớc (63%), gãy xƣơng (12%), và bỏng (9%). Phần lớn các chấn
thƣơng là nhẹ và không để lại di chứng; tuy nhiên chấn thƣơng gây tử vong chiếm
khoảng 1%. Điều tra cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm lập kế hoạch làm
giảm tỷ lệ chấn thƣơng nhƣ xây dựng ngôi nhà an toàn, trƣờng học an toàn và


12

cộng đồng an toàn, đồng thời nâng cao năng lực, cung cấp các trang thiết bị và
nâng cao khả năng điều trị cho các cơ sở y tế. (nguồn trích dẫn: khảo sát; Tình
hình chấn thương và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải
Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp – Tiến Sỹ
Lê Vũ Anh)
- Tiếp theo Điều tra liên trƣờng về tai nạn thƣơng tích tại Việt Nam, Năm 2010;
Trƣờng Đại học Y tế Công Cộng và Mạng lƣới nghiên cứu Y tế công cộng Việt
Nam, đƣợc sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhƣ UNICEF, WHO, tổ chức

Atlantic Philanthropies đã triển khai Điều tra tai nạn thƣơng tích năm (VNIS) trên
quy mô toàn quốc ký hiệu VNIS 2010 ... VNIS 2010 sẽ là công cụ hữu dụng cho
PCTNTT ở Việt Nam. Với thiết kế quy mô lớn và chất lƣợng mang tầm quốc gia,
điều tra sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể đúng đắn về thực trạng TNTT ở Việt
Nam. VNIS 2010 đƣợc thiết kế với hai cấu phần:
+ Cấu phần tử vong đƣợc thiết kế để xác định các nguyên nhân chính dựa trên nền
cuộc Điều tra di biến động dân số Việt Nam năm 2010 (PC 2010). Hoàn cảnh cụ
thể của gần 5.000 trƣờng hợp tử vong do tai nạn thƣơng tích đƣợc điều tra chi tiết
thông qua công cụ xác định nguyên nhân tử vong bằng phƣơng pháp phỏng vấn do
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) xây dựng và đã đƣợc chỉnh sửa phù hợp với Việt
Nam.
+ Cấu phần tai nạn thƣơng tích là một cuộc khảo sát với cỡ mẫu là gần 50.000 hộ
gia đình dựa trên khung mẫu của PC 2010. Các sự kiện tai nạn thƣơng tích của tất
cả các thành viên hộ gia đình, các yếu tố nguy cơ môi trƣờng của tai nạn thƣơng
tích ở cấp độ hộ gia đình và các yếu tố nguy cơ hành vi tai nạn thƣơng tích của
ngƣời trả lời trong hộ gia đình đƣợc thu thập bằng bộ câu hỏi tiêu chuẩn.
Kết quả khảo sát cho thấy, TNTT là nguyên nhân gây ra từ 43-63% tử vong ở nhóm từ
5-19 tuổi và 9,6% tử vong ở trẻ dƣới 5 tuổi. TNGT là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử
vong và tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi lao động. Kết quả điều tra VNIS 2010 cũng
cho thấy, ngã là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trong các nguyên nhân TNTT, trong
đó tập trung vào nhóm đối tƣợng trên 60 tuổi. Đuối nƣớc là nguyên nhân TNTT gây tử
vong đứng thứ 3 trong quần thể đặc biệt tập trung vào trẻ em dƣới 19 tuổi và rất cao
trong nhóm tuổi 0-4 và 5-9 tuổi. Trẻ em ở các hộ gia đình nghèo và cận nghèo, khu
vực nông thôn có nguy cơ TNTT cao gấp 2 lần so với khu vực khác.
- Tại Quảng trị theo số liệu thống kế: Trong năm 2006 trên địa bàn tỉnh có, 88
ngƣời tử vong do tai nạn đuối nƣớc, 68 ngƣời tử vong do tai nạn giao thông. Bên
cạnh đó, 92% diện tích đất ở Quảng Trị còn ô nhiễm bom mìn hoặc nghi ngờ ô
nhiễm bom mìn, năm 2007, 28 ngƣời chết và bị thƣơng do bom mìn tại Quảng Trị
. (nguồn trích dẫn:Báo cáo tình hình TNTT Tỉnh Quảng Trị năm 2006 – Sở Y Tế
Quảng Trị)

- Cũng theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh có 2.800 trƣờng hợp
mắc tai nạn thƣơng tích , trong đó có 144 trƣờng hợp tử vong. (nguồn trích dẫn:
Báo cáo tình hình TNTT Tỉnh Quảng Trị năm 2012 – Sở Y Tế Quảng Trị)


13

Mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài
- Trên thế giới hiện đang tiếp cận nghiên cứu theo mô hình dịch tễ học nên đã mô tả
đƣợc các vấn đề trong tai nạn thƣơng tích liên quan đến vật chủ (con ngƣời), tác
nhân (xe cộ hay sản phẩm) và môi trƣờng (tự nhiên hay xã hội) nên các nghiên
cứu đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều cách tiệp cận hiệu
quả trong hạn chế chấn thƣơng.
Tại việt Nam các nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào thực trạng tai nạn
thƣơng tích đang xảy ra tại các địa phƣơng và các loại hình tai nạn thƣơng gặp tại
cộng đồng nên chỉ đƣa ra đƣợc các khuyến cáo về cải thiện môi trƣờng hay tăng
cƣờng thực thi các pháp luật về an toàn. Trong khi chủ thể của vấn đề là ngƣời
dân trong cộng đồng vẫn chƣa đƣợc chú ý đến, chƣa tìm ra đƣợc các đáp án nhằm
thay đối kiến thức, thái độ, thực hành của chính vật chủ. Nếu ngƣời dân trong
cộng đồng đƣợc cung cấp kiến thức, có thái độ tích cực trƣớc các vấn đề không an
toàn và thực hành hành vi an toàn thì việc phòng ngừa TNTT mới thật sự có hiệu
quả. Muốn có các can thiệp hiệu quả ngoài việc tìm hiểu về thực trạng, cải thiện
môi trƣờng thì chúng ta cũng cần phải hiểu rõ ngƣời dân trong cộng đồng đang
biết gì về tai nạn thƣơng tích? họ ứng phó nhƣ thế nào? Và việc gì họ cần thực
hiện để hạn chế tai nạn thƣơng tích?
- Chính vì thế chúng ta cần phải có những tìm hiểu cụ thể về thực trạng, kiến thức,
thái độ, hành vi của ngƣời dân trong việc phòng ngừa tai nạn thƣơng tích từ đó
đƣa ra đƣợc các khuyến nghị can thiếp phù hợp.
- Tai nạn thƣơng tích ( TNTT ) là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng và ngày càng
gia tăng hiện nay, là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu… Ở

Việt Nam, TNTT ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Cục
môi trƣờng bồ Ytế: năm 2011 tại 55 tỉnh thành có gần 1.250.000 trƣờng hợp mắc
tai nạn thƣơng tích, tăng trên 7,37% so với năm 2010. Trong đó, TNTT do tai nạn
giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất với 40,06%, tiếp theo là ngã, tai nạn lao động và
bạo lực, đuối nƣớc…Độ tuổi mắc TNTT ở trẻ em ngày càng tăng, đang là một
trong các môi nguy cơ hàng đầu gây tử vong và chấn thƣơng ở trẻ em Việt
Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Tai Nạn Thƣơng Tích đang gây nên
tình trạng tử vong thƣơng tật vĩnh viễn hoặc phải nằm viện dài ngày ở trẻ
em. Nhƣng chi phí cho y tế, hay chăm sóc cho những nạn nhân mang
thƣơng tật đang cản trở quá trình phát triển kinh tế của các gia đình. Bên
cạnh đó trẻ em là lực lƣợng đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tâm
sinh lý và thể lực, là nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong tƣơng lai. Vì thế TNTT
sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội.
- Hải Lăng là một huyện nghèo, 96,4% diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nỗ,
có trục đƣờng sắt và đƣờng bộ cắt ngang địa bàn huyện, hệ thống song ngòi dày
đặc, các trục đƣờng liên thôn, liên xã chƣa đƣợc nâng cấp, ngƣời dân chủ yếu là
làm nông.. chính vì thế nguy cơ gây tai nạn thƣơng tích đang ẩn chứa nhiều mối
nguy hiểm đối với trẻ em huyện Hải Lăng. Vì vậy việc nâng cao kiến thức, thái
độ, hành vi của ngƣời chăm sóc trẻ về tai nạn thƣơng tích là một việc làm thiết


14

thực, cấp bách để hạn chế tỷ lệ mắc/ tử vong của trẻ do tai nạn thƣơng tích gây
nên do sự bất cẩn của ngƣời chăm sóc.


15

CHƢƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
TÓM TẮT
Cuộc khảo sát này đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu các thông tin ban đầu về kiến thức,
thái độ và hành vi của ngƣời chăm sóc trẻ về phòng chống tai nạn thƣơng tích tại địa
bàn huyện Hải Lăng (20 xã, thị trấn), tỉnh Quảng Trị.
Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện từ ngày 04/2013 tới 4/2014 bao gồm hai nội dung chính:
1) Tập huấn cho các cán bộ điều tra trƣớc khi triển khai nghiên cứu; 2) Thu thập số
liệu tại cộng đồng. Tổng số có 686 đối tƣợng là ngƣời chăm sóc trẻ tại 19 xã, 01 thị
trấn, huyện Hải lăng tham gia vào nghiên cứu.
Kết quả phân tích cho thấy ngƣời chăm sóc trẻ chính trong gia đình hầu hết là bố mẹ
trẻ chiếm tới 95%. Bố mẹ trẻ có trình độ học vấn tƣơng đối thấp, đa số có trình độ
trung học cơ sở trở xuống, trong số này có tới 1.2% không đi học – đây chủ yếu là
ông/ bà của trẻ.
Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình điều tra chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm tới
63.5% và do đó thu nhập của hộ gia đình tƣơng đối thấp. Đa số các hộ gia đình có thu
nhập trong vòng 12 tháng qua nằm trong khoảng từ 10,000,000 VND – 50,000,000
VND chiếm tỷ lệ cao tới 70.8%, đặc biệt có tới 13% hộ gia đình chỉ có thu nhập từ
2,000,000 VND – 10,000,000 VND.
Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ trẻ em trong các hộ gia đình mắc tai nạn thƣơng tích
khá cao, trung bình cho toàn huyện là 19.4%, trong số những xã này thì Hải Chánh
ghi nhận có tỷ lệ trẻ bị tai nạn thƣơng tích cao nhất tới 25% trong tổng số những ngƣời
trả lời phỏng vấn của xã.
Liên quan tới kiến thức về phòng chống tai nạn thƣơng tích cho trẻ, kết quả phân tích
cho thấy có tới 21.3% trong tổng số đối tƣợng điều tra cho biết họ chƣa từng nghe về
tai nạn thƣơng tích cho trẻ em. Trong số 78.7% đối tƣợng còn lại đã nghe và biết về tai
nạn thƣơng tích trẻ em nhƣng kiến thức về phòng chống tai nạn thƣơng tích của họ
cũng ở mức trung bình. Hầu hết kiến thức của các đối tƣợng nghiên cứu về phòng
chống tai nạn thƣơng tích mới chỉ dừng lại ở kiến thức ban đầu. Chắng hạn, khi đƣợc
hỏi về phòng chống đuối nƣớc cho trẻ, hầu hết các đối tƣợng đều biết không cho trẻ
bơi khi không có ngƣời lớn đi kèm, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ khác nhƣ giếng,

dụng cụ đựng nƣớc cần có nắp đậy an toàn hoặc ao, hồ, sông suối cần có biển cảnh
báo nguy hiểm thì lại có tỷ lệ thấp đối tƣợng biết đƣợc điều này.
Kết quả phân tích cho thấy các đối tƣợng điều tra mong muốn đƣợc tiếp nhận thông tin
liên quan tới tai nạn thƣơng tích trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm truyền


16

hình, loa đài phát thanh của địa phƣơng, các hội/ tổ chức tại địa phƣơng, qua các buổi
truyền thông trực tiếp tại thôn/ xóm và qua các tranh ảnh, áp phích, tờ rơi. Trong
những nguồn đó, truyền thông trực tiếp tại thôn/ xóm đƣợc các đối tƣợng mong muốn
nhất. Đây là một gợi ý tốt cho các hoạt động can thiệp về truyền thông trong thời gian
tới.
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đƣa ra một số kiến nghị nhằm giảm tỷ lệ tai
nạn thƣơng tích của trẻ em tại cộng đồng cũng nhƣ nâng cao kiến thức về phòng chống
tai nạn thƣơng tích trẻ em cho những ngƣời chăm sóc trẻ, đặc biệt là bố mẹ trẻ và trẻ.
Nhóm kiến nghị bao gồm:
- Nâng cao sự tham gia của các ban ngành liên quan tại địa phƣơng trong phòng
chống tai nạn thƣơng tích trẻ em
- Nâng cao nhận thức về nguy cơ dẫn tới tai nạn thƣơng tích trẻ em cho ngƣời
chăm sóc trẻ, giáo viên và trẻ em tại địa huyện Hải Lăng.
- Giảm thiểu các nguy cơ dẫn tới tai nạn thƣơng tích trẻ em tại gia đình, nhà
trƣờng và cộng đồng
- Vận động chỉnh sửa/ thay đổi chính sách của địa phƣơng liên quan tới phòng
chống tai nạn thƣơng tích trẻ em.
- Các kênh truyền thông mong muốn của ngƣời dân để nhận thông tin về phòng
tránh tai nạn thƣơng tích tại cộng đồng.
GIỚI THIỆU VÀ THÔNG TIN CHUNG:
Thông tin chung về địa bàn điều tra
Hải Lăng là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị. Hiện nay Hải Lăng là một

trong những huyện khó khăn trong 10 huyện thị của tỉnh. Tổng diện tích của huyện có
46.692,53 hecta trong đó 12.894 hecta trồng lúa. Huyện có 20 đơn vị hành chính (gồm
19 xã và 01 thị trấn) với 98 thôn. Trong đó 10 xã thuộc diện nghèo, khó khăn.
Tính đến 31/12/2009, tổng số dân 86.323 ngƣời trong đó 42.478 nam và 43.484 nữ;
tổng số hộ gia đình 22.298 hộ. Mật độ dân số 202 ngƣời/km2; là huyện có mật độ dân
số cao thứ 4 trong tỉnh (sau Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong).
Thu nhập chính của ngƣời dân trong huyện là từ nông nghiệp (Nông nghiệp chiến tới
60% trong cơ cấu nền kinh tế), tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 19.6% (theo điều tra hộ
nghèo tháng 12/2010)
Mục tiêu của cuộc điều tra
Mục đích
 Khảo sát thực trạng về tai nạn thƣơng tích trẻ em và Kiến thức – Thái độ - Thực
hành phòng ngừa tai nạn thƣơng tích trẻ em dƣới 16 tuổi của hộ gia đình
 Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi phòng ngừa tai nạn
thƣơng tích trẻ em của ngƣời chăm sóc trẻ
 Khuyến nghị các giải pháp cải thiện kiến thức – thái độ - thực hành phòng ngừa tai
nạn thƣơng tích trẻ em của ngƣời dân cộng đồng
Mục tiêu cụ thể


17








Mô tả thực trạng mắc và chết về TNTT trẻ em và nguyên nhân của từng loại

TNTT trẻ em, bao gồm tai nạn giao thông, đuối nƣớc, bỏng, ngộ độc, ngã, điện
giật, động vật cắn/húc tại 19 xã, 01 thị trấn của huyện Hải Lăng.
Khảo sát kiến thức – thái độ - thực hành phòng chống tai nạn thƣơng tích của
ngƣời chăm sóc trẻ trong các xã của huyện Hải Lăng.
Khảo sát kiến thức – thực hành sơ cứu và chăm sóc chấn thƣơng tại cộng đồng.
Mô tả mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi phòng ngừa tai nạn
thƣơng tích trẻ em của ngƣời chăm sóc trẻ
Khuyến nghị các giải pháp cải thiện kiến thức – thái độ - thực hành phòng ngừa tai
nạn thƣơng tích trẻ em của ngƣời dân cộng đồng

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:
Địa bàn điều tra
Điều tra đƣợc tiến hành trên 19 xã, 1 thị trấn của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị:
Đối tượng điều tra
Đối tƣợng của cuộc điều tra là các bà mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ có con dƣới 16 tuổi tại
địa bàn 19 xã, 01 thị trấn trong địa bàn dự án tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Phương pháp điều tra
Thiết kế điều tra
Cuộc điều tra đã áp dụng phƣơng pháp định lƣợng sử dụng bộ câu hỏi có sẵn để phỏng
vấn bà mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ. Bộ câu hỏi bao gồm 6 phần: 1) Thông tin chung của
ngƣời trả lời phỏng vấn; 2) Quan sát hộ gia đình – Bảng kiểm ngôi nhà an toàn cho trẻ;
3) Các loại tai nạn thƣơng tích đối với con của ngƣời phỏng vấn; 4) Kiến thức, thái
độn về phòng tránh tai nạn thƣơng tích trẻ em; 5) Kiến thức về thực hành sơ cứu ban
đầu một số tai nạn thƣơng tích chính; 6) Kênh tiếp cận thông tin mong muốn.
Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Đối tƣợng nghiên cứu là hộ gia đình có con dƣới 16 tuổi tại địa bàn 19 xã và 01 thị
trấn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Cỡ mẫu đƣợc tính theo phƣơng pháp tính cỡ mẫu cho một cuộc điều tra cắt ngang,
theo công thức:


n 

p (1-p)

2

Z(1   /

2 )

d

2

Trong đó
Z : ý nghĩa thống kê mong muốn, thƣờng lấy Z( 1-anpha/2) = 1.96
d : Sai số ấn định trong nghiên cứu = 4% (0.04)
p: tỉ lệ mắc thô do thƣơng tích nhẹ 0.5 trong thời gian 1 năm;
2
(1,96) X 0,5(1  0,5)
2
(
0
,
04
)
Theo công thức cỡ mẫu cần có là: N =
= 600 hộ



18

Nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp xác suất tỷ lệ với quy mô dân số (Probability
Proportion to Size) để tiến hành chọn ngẫu nhiên đơn tham gia phỏng vấn tại mỗi xã.
- Với cách tính trên, cỡ mẫu dự tính sẽ là 600.
Tại 20 xã có tổng cộng là 98 thôn. Nhóm nghiên cứu lấy đơn vị mẫu cơ bản (PSU) là
thôn nhƣ vậy mỗi thôn sẽ là 1 PSU. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn tại mỗi PSU sẽ
bằng tổng số ngƣời dự kiến chia cho tổng số PSU. Mỗi PSU sẽ lựa chọn 6.1 ngƣời và
nhóm quyết định là lấy 7 ngƣời/ PSU để dự phòng. Cuối cùng, tổng số ngƣời đƣợc
mời phỏng vấn dự kiến tăng lên là 686 ngƣời.
Cách tính cở mẩu : lập danh sách tất cả các hộ gia đình có con dƣới 16 tuổi trong toàn
huyện và chia đều cho 686 , chọn khoảng cách K
Bảng 1. Cỡ mẫu phỏng vấn của từng xã
STT



Số lƣợng mẫu Thực tế
mong muốn
thập đƣợc

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Hải An
Hải Ba
Hải Chánh
Hải Dƣơng
Hải Hòa
Hải Khê
Hải Lâm
Hải Phú
Hải Quế
Hải Quy
Hải Sơn
Hải Tân
Hải Thành
Hải Thiện
Hải Thọ
Hải Thƣợng
Hải Trƣờng

Hải Vĩnh
Hải Xuân
Thị trấn
Tổng cộng

28
42
77
35
28
14
42
14
21
21
56
28
21
35
42
14
49
42
35
42
686

26
42
77

35
28
14
42
14
21
21
56
28
21
35
42
14
49
42
35
42
684

thu Chênh lệch
-2
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
-2

Thu thập số liệu
Các điều tra viên đƣợc tập huấn 2 ngày 27/06/2013 đến 28/06/2013 trƣớc khi tiến hành
điều tra thực tế tại địa bàn. Nội dung cuộc tập huấn bao gồm: 1) Giới thiệu chung về
cuộc nghiên cứu; 2) Các kỹ năng cần thiết khi tiến hành thu thập số liệu sử dụng bảng
hỏi; 3) Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu; 4) Giới thiệu về bộ câu hỏi; 5) Thực hành
bộ câu hỏi tại cộng đồng; 6) Quy trình thu thập số liệu tại thực địa


19

Nhóm điều tra bao gồm 25 điều tra viên chia làm 5 nhóm và các giám sát viên là thành
viên nhóm nghiên cứu là nhân viên phòng y tế huyện Hải Lăng, Trung Tâm Y Tế,
Chƣơng trình phát triển vùng Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chịu trách nhiệm
chung cho cả nhóm nghiên cứu là chủ nhiệm đề tài, thƣ ký đề tài. Tại mỗi nhóm điều
tra, có một nhóm trƣởng và 1 giám sát viên chịu trách nhiệm giám sát chất lƣợng phiếu
thu thập đƣợc của các thành viên trong nhóm. Giám sát viên của mỗi nhóm đọc hết
100% số phiếu của các thành viên của mình sau mỗi buổi thu thập tại thôn để kiểm tra
số lƣợng và chất lƣợng các phiếu thu thập đƣợc sau đó tổng hợp lại báo cáo cho chủ

nhiệm đề tài và thƣ ký đề tài.
Phân tích số liệu
Số liệu đƣợc làm sạch và nhập vào máy tính bằng chƣơng trình Epi-Infor sau đó
chuyển sang phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để phân tích.
Điểm mạnh/ hạn chế của cuộc điều tra
Cuộc điều tra đã đƣợc tiến hành theo kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu. 684 đối tƣợng bà
mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ đã đƣợc phỏng vấn. Các thành viên trong nhóm điều tra
có tinh thần làm việc tốt, đoàn kết và có mối quan hệ tốt với các đối tác địa phƣơng.
Công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra đã đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt. Tất cả các nhân
viên y tế xã và y tế thôn đã đƣợc thông báo trƣớc về cuộc điều tra do đó đã xếp lịch
cho hoạt động này. Các công cụ và vật liệu cần thiết cho cuộc điều tra cũng đƣợc
chuẩn bị đầy đủ và tốt.
Các giám sát viên và tƣ vấn cùng làm việc để kiểm tra lại từng phiếu hàng ngày để tìm
ra các sai sót hoặc thiếu hụt thông tin để kịp thời bổ sung vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên cũng còn một số điểm hạn chế cần rút kinh nghiệm cho những cuộc điều tra
sau:
- Việc lập danh sách các hộ có con dƣới 16 tuổi tại một số xã chậm nên việc
thông báo cho các hộ nằm trong danh sách đƣợc phỏng vấn diễn ra quá gấp nên
có một số hộ không có nhà tại thời điểm điều tra phải thay bằng hộ khác.
- Tại một số thôn, do địa bàn khó khăn trong việc đi lại, các hộ gia đình cách xa
nhau nên ảnh hƣởng tới tiến độ triển khai. Có một số hộ phải làm sang ngày
khác mới điều tra đƣợc.
- Một số nghiên cứu viên trong quá trình phỏng vấn bỏ sót câu hỏi trong bộ phiếu
hỏi điều này dẫn đến thiếu thông tin tại một số câu hỏi.


20

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Thông tin chung về đối tượng điều tra

Thông tin về nhân khẩu học
Cuộc điều tra đƣợc tiến hành tại 98 thôn của 19 xã, 01 thị trấn: Hải Dƣơng, Hải Xuân,
Hải Trƣờng, Hải Thiện, Hải Hòa, Hải Quy, Hải Thành, Hải Lâm, Hải Vĩnh, Hải Tân,
Hải Thƣợng, Hải Phú, Hải Ba, Hải An, Hải Khê, Hải Quế, Hải Chánh, Hải Sơn, Hải
Thọ và Thị trấn Hải Lăng; huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tổng cộng có 684 ngƣời
chăm sóc trẻ tại hộ gia đình đƣợc phỏng vấn với bộ câu hỏi có sẵn. Kết quả phân tích
cho thấy toàn bộ đối tƣợng trên là ngƣời dân tộc Kinh, và ngôn ngữ sử dụng chính
trong giao tiếp hàng ngày là tiếng Kinh.
A2 Dan toc (100% dân tộc kinh)
Frequency Percent
Valid 1
684
(Kinh)

100.0

Valid
Percent

Cumulative
Percent

100.0

100.0

Về tình trạng hôn nhân
Hầu hết đối tƣợng tham gia tại thời điểm điều tra đã kết hôn và hiện đang sống cùng
với vợ/ chồng chiếm 92.5%. Có 0.7 % đối tƣợng sống độc thân. Tỷ lệ ly dị và ly thân
chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đối tƣợng trả lời chiểm một tỷ lệ tƣơng đƣơng là

0.4% và 0.1%. Trong tổng số đối tƣợng trả lời có 6.1% là góa – đây chủ yếu là ông
hoặc bà của trẻ. Bảng 2 dƣới đây mô tả tình trạng hôn nhân của các đối tƣợng điều
tra.
Bảng 2. Tình trạng hôn nhân của đối tƣợng điều tra
A4 Tinh trang hon nhan hien nay
Valid
Percent

Cumulative
Percent

.7

.7

.7

633

92.5

92.5

93.3

3 (Ly dị)

3

.4


.4

93.7

4 (Ly thân)

1

.1

.1

93.9

5 (Góa)

42

6.1

6.1

100.0

Total

684

100.0


100.0

Frequency Percent
Valid 1 (Độc thân) 5
2 (Đã
hôn)

Số lƣợng con

kết


21

Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ đối tƣợng phỏng vấn có 2 và 3 con chiếm tỷ lệ cao
nhất tƣơng ứng tới 21.0% và 24.9% sau đó là tới 4 con chiếm tỷ lệ 19.4%. Tỷ lệ đối
tƣợng có 1 con chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 12.3%, tỷ lệ có từ 5 con trở lên giảm dần.
Bảng 3 mô tả tỷ lệ cụ thể số con trong các hộ điều tra
Bảng 3. Tỷ lệ số hộ có con trong các hộ điều tra
Phân loại số con (A5_recode)
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Valid 1 con


108

15.8

15.8

15.8

2 con

215

31.4

31.4

47.2

>= 3con 361

52.8

52.8

100.0

Total

100.0


100.0

684

Số con dƣới 16 tuổi
Trong số đối tƣợng điều tra, tỷ lệ hộ có 1 con dƣới 16 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất tới
34.2%, sau đó là 32.4% có 2 con dƣới 16 tuổi, và tỷ lệ này cho số hộ có 3 con dƣới 16
tuổi là 22.1%. Và tỷ lệ số hộ có 4, 5 con dƣới 16 tuổi giảm dần khi chỉ chiếm tƣơng
đƣơng là 8.2% và 2.1%.
Bảng 4. Tỷ lệ số hộ có con dƣới 16 tuổi
N

Valid

684

Missing

0

Mean (Trung bình)

2.15

Median

2.00

Std. Deviation


.948

Minimum

1

Maximum

6

Ngƣời chăm sóc trẻ chính trong gia đình
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bố mẹ là ngƣời chăm sóc trẻ chính và chiếm tỷ lệ cao
nhất trong số những ngƣời chăm sóc cho trẻ với tỷ lệ 95%, sau đó là ông bà chiếm
4.7%. Anh/ chị và ngƣời khác đóng vai trò rất nhỏ trong việc chăm sóc trẻ trong gia
đình.
Bảng tỉ lệ % ngƣời chăm sóc trẻ chính trong gia đình
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

650

95.0

95.0


95.0

2 (Ông/bà)

32

4.7

4.7

99.7

3 (Họ hàng)

1

.1

.1

99.9

4 (Khác…)

1

.1

.1


100.0

Valid 1 (Bố/mẹ)


22

Bảng tỉ lệ % ngƣời chăm sóc trẻ chính trong gia đình
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

650

95.0

95.0

95.0

2 (Ông/bà)

32

4.7


4.7

99.7

3 (Họ hàng)

1

.1

.1

99.9

4 (Khác…)

1

.1

.1

100.0

Total

684

100.0


100.0

Valid 1 (Bố/mẹ)

Trình độ học vấn cao nhất
Hầu hết đối tƣợng trả lời phỏng vấn có trình độ học vấn cao nhất từ trung học cơ sở
(cấp 2) trở xuống. Có rất ít số lƣợng đối tƣợng hoàn thành cao đẳng hoặc đại học.
Trong số đó, tỷ lệ đối tƣợng hoàn thành trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao là 43.6%,
hoàn thành tiểu học là 25.3%, chƣa học hết tiểu học là 7.5% và tỷ lệ không đi học
chiếm 1.2%. Trong khi đó tỷ lệ hoàn thành từ trung học phổ thông đến đại học cũng
còn thấp. Cụ thể, trung học phổ thông là 13.2%, hoàn thành cao đẳng và trung cấp
nghề là 1.9% và đại học chỉ chiếm có 3.4%. Biểu đồ 1 dƣới đây mô tả cụ thể trình độ
học vấn của đối tƣợng điều tra.
Biểu đồ 1. Trình độ học vấn của đối tƣợng điều tra
Frequenc
Valid
y
Percent Percent

Cumulative
Percent

8

1.2

1.2

1.2


2 (Chƣa hết tiểu học)

51

7.5

7.5

8.6

3 (Tiểu học)

173

25.3

25.3

33.9

4 (TH cơ sở)

298

43.6

43.6

77.5


5 (TH phổ thông)

90

13.2

13.2

90.6

6 (Trung cấp/đào tạo
28
nghề)

4.1

4.1

94.7

7 (Cao đẳng)

13

1.9

1.9

96.6


8 (Đại học)

23

3.4

3.4

100.0

Total

684

100.0

100.0

Valid 1 (Không đi học)

Điều kiện kinh tế hộ gia đình
Nghề nghiệp hiện tại
Nghề nghiệp hiện tại chính của các đối tƣợng điều tra là nông nghiệp chiếm tới 63.5%.
Số lƣợng đối tƣợng làm phi nông nghiệp hoặc làm công ăn lƣơng chiếm 19%. Tỷ lệ
nhóm đối tƣơng điều tra làm thuê tại các xƣởng sản xuất hộ gia đình cũng chiếm một


23


số lƣợng nhỏ chỉ có 3.1%. Đối tƣợng làm nông nghiệp chiếm lớn nên hầu hết đối
tƣợng làm việc ngay tại địa bàn thôn/ xóm của mình chiểm 51.8%.
Bảng phân bố nghề nghiệp hiện tại của ngƣời chăm sóc trẻ
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent

10

1.5

1.5

1.5

3 (Làm công ăn lƣơng)

66

9.6

9.6

11.1

4 (Phi Nông nghiệp)


64

9.4

9.4

20.5

5 (Nông nghiệp)

434

63.5

63.5

83.9

6 (Làm thuê…)

21

3.1

3.1

87.0

7 (Giúp việc các HGĐ ko

40
lƣơng)

5.8

5.8

92.8

96 (Khác: thợ may, sửa
49
xe…)

7.2

7.2

100.0

Total

100.0

100.0

Valid 2 (Ko làm gì)

684

Thu nhập trong vòng 12 tháng qua

Xuất phát từ nghề làm nông nghiêp nên tỷ lệ số hộ có tổng thu nhập trong vòng 12
tháng qua trong khoảng từ 50,000,000 VND-100,000,000 VND chiểm tỷ lệ 12.7%, tỷ
lệ hộ gia đình có tổng thu nhập từ 100,000,000 VND-300,000,000 VND là rất thấp chỉ
chiếm chó 1.9%. Trong khi đó, tỷ lệ hộ gia đinh có thu nhập trong khoảng 10,000,000
VND-50,000,000 VND chiểm tỷ lệ cao tới 70.8% và tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập dƣới
10,000,000 VND cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối 15.2%. Điều này cho thấy, thu nhập
trong các đối tƣợng điều tra tại địa bàn là thấp.
Kết luận: Đối tƣợng chăm sóc trẻ em chính trong địa bàn điều tra là bố mẹ trẻ, có một
số lƣợng nhỏ là ông bà của trẻ. Bố/ mẹ trẻ hầu hết có trình độ học vấn thấp chỉ yếu tốt
nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ phông. Nghề nghiệp chính của các
đối tƣợng này là nông nghiệp và do đó có mức thu nhập hàng năm thấp trong khoảng
10,000,000 VND-50,000,0000 VND.

Bảng kiểm ngôi nhà an toàn:
Nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu những yếu tố nguy cơ dẫn đến tai nạn thƣơng
tích trẻ em tại gia đình nên đã đƣa một phần về quan sát hộ gia đình trong thiết kế điều
tra. Bảng kiểm ngôi nhà an toàn sử dụng trong đợt khảo sát này là những tiêu chí cho
một ngôi nhà an toàn dành cho trẻ đƣợc áp dụng chung trên toàn quốc. Các chỉ số
trong bảng kiểm đƣợc chia ra làm 3 cấp độ: 1) không áp dung; 2) Đạt và 3) không đạt.
Không áp dụng sẽ đƣợc các điều tra viên đánh dấu khi hộ gia đình không có những
tiêu chí mà bảng kiểm đƣa ra ví dụ: trong bảng kiểm có mục “có hàng rào quanh ao cá


24

và những hố nƣớc”, khi đến hộ gia đình, phỏng vấn viên sẽ quan sát nếu hộ đó không
có ao cá hoặc hồ nƣớc thì sẽ đánh dấu vào mục không áp dụng.
1. Đối với nguy cơ dẫn tới ngã
Các tiêu chí trong bảng kiểm để phòng ngã cho trẻ tại gia đình bao gồm: 1) Có cửa/
ban công/ hang rào chắc chắn nếu nhà ở gần đƣờng/ đƣờng ray xe lửa; 2) Có hàng rào

quanh ao cá và những hỗ nƣớc, hố vôi trong khu vực nhà; 3) Tay vịn cầu thang, cầu
vào nhà có chấn song chắc chắn, an toàn; 4) Có cửa chặn ở đầu hoặc cuối cầu thang đủ
cao; 5) Chấn song ở ban công và cửa sổ chắc chắn và an toàn; 6) Có bậc thềm phụ cho
trẻ bƣớc xuống an toàn.
Bảng 4. Tiêu chí về phòng chống ngã cho trẻ
Tiêu chí

K
áp Đạt
dụng
97
Có cửa/ ban công/ hàng rào chắc chắn nếu nhà ở 476
gần đường/ đường ray xe lửa
33
Có hàng rào quanh ao cá và những hỗ nước, hố vôi 581
trong khu vực nhà
49
Tay vịn cầu thang, cầu vào nhà có chấn song chắc 601
chắn, an toàn
592
53
Có cửa chặn ở đầu hoặc cuối cầu thang đủ cao
300
Chấn song ở ban công và cửa sổ chắc chắn và an 311
toàn
195
294
Có bậc thềm phụ cho trẻ bước xuống an toàn

K đạt

11
70
34
39
73
195

Trong các tiêu chí trên, tỷ lệ các hộ đáp ứng đƣợc tiêu chí có chắn song ở ban công và
cửa số chắc chắn và an toàn chiểm tỷ lệ cao nhất. Một điều đáng chú ý ở đây là đối với
tiêu chí về Có hàng rào quanh ao cá và những hố nước, hố vôi trong khu vực nhà
có tỷ lệ số hộ đạt thấp. Trong tổng số 103 hộ áp dụng thì chỉ có 70 hộ không đạt tƣơng
đƣơng với 69%. Các tiêu chí khác có tỷ lệ đạt cao hơn.
2. Nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích do vật sắc nhọn
Tiêu chí đánh giá ở đây là các vật sắc nhọn nhƣ dao, kéo, liềm để ở nơi trẻ không với
tới đƣợc. Kết quả phân tích trong tổng số 673 hộ áp dụng cho thấy hầu hết các hộ đều
đạt khi có tới 538 hộ đạt tƣơng đƣơng với 75%. Kết quả này cũng tƣơng đồng với kiến
thức của các đối tƣợng về phòng chống tai nạn thƣơng tích do vật sắc nhọn gây ra ở
phần phân tích dƣới đây. Điều này cho thấy đa số các hộ đã có ý thức và kiến thức về
phòng chống tai nạn thƣơng tích do vật sắc nhọn gây ra.
3. Nguy cơ dẫn tới bỏng
Tiêu chí đánh giá cho phần này bao gồm: 1) Có hộp đựng phích nƣớc nóng và để ở nơi
trẻ không với tới đƣợc; 2) Rào chắn an toàn xung quanh bếp nếu bếp ở trên sàn nhà.


25

Nếu có nhà bếp thì phải có bậc cao hoặc cửa ngăn; 3) Đèn, diêm và bật lửa để ở nơi trẻ
không với tới.
Phân tích kết quả quan sát cho thấy các hộ gia đình có ý thức cao trong việc để các vật
dụng dễ cháy nhƣ đèn, diêm và bật lửa xa tầm với của trẻ chiếm 70.6%. Điều này cho

thấy các hộ có nhận thức khá cao về nguy cơ dẫn tới bỏng từ những vật dụng dễ cháy.
Tuy nhiên, những nguy cơ gây bỏng khác từ bếp nấu ăn lại có vẻ ít đƣợc quan tâm
hơn. Trong tổng số 515 hộ áp dụng thì chỉ có 275 hộ đạt tiêu chí có rào chắn xung
quanh bếp nếu bếp ở trên sàn nhà và nếu có nhà bếp thì phải có bậc cao hoặc cửa ngăn
(53.3%). Cũng có tỷ lệ khá cao các hộ ý thức về việc có hộp đựng phích nƣớc nóng và
để ở nơi trẻ không với tới đƣợc chiếm 70.6%.
4. Nguy cơ dẫn tới đuối nước
Tiêu chí cho phòng chống đuối nƣớc ở gia đình là giếng và các dụng cụ đựng nƣớc có
nắp đậy an toàn. Trong tổng số 499 hộ áp dụng thì có 365 hộ đáp ứng tiêu chí này
tƣơng đƣơng 73.1%. Điều này cho thấy việc nhận thức về nguy cơ dẫn đến đuối nƣớc
từ những dụng cụ chứa nƣớc tại gia đình trong số các hộ gia đình quan sát chƣa cao.
5. Nguy cơ dẫn tới điện giật
Kết quả quan sát các hộ gia đình cho thấy các hộ có ý thức cao trong việc phòng chống
điện giật cũng nhƣ nguy cơ bị điện giật từ những vật dụng điện trong gia đình. Có tới
624 hộ trên tổng số 672 hộ quan sát đạt yêu cầu về các ổ điện, phích cắm an toàn, dây
điện không hở và đƣợc đặt ở nơi trẻ không với tới đƣợc.
6. Nguy cơ dẫn tới hóc/ sặc:
Liên quan tới nguy cơ dẫn tới hóc/ sặc từ những đồ chơi nhỏ hoặc những vật nhỏ dễ
nuốt ở chỗ trẻ chơi, kết quả quan sát hộ cho thấy có tới 475 hộ đạt yêu cầu trên tổng số
599 hộ áp dụng. Điều này cho thấy, các hộ có ý thức khá tốt trong việc phòng chống
hóc/ sặc cho trẻ tại gia đình.
7. Nguy cơ dẫn tới ngộ độc:
Nguy cơ dẫn tới ngộ độc từ thuốc sâu, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột và các chất độ
khác dẫn tới ngộ độc cho trẻ cũng đƣợc các hộ gia đình ý thức khá cao. Trong tổng số
741 hộ áp dụng thì có tới 525 hộ đạt yêu cầu khi để bình thuốc sâu, các hóa chất độc
hại ở nơi an toàn trẻ không với tới đƣợc hoặc không tiếp xúc đƣợc.
8. Nguy cơ dẫn tới súc vật cắn:
Kết quả phân tích cho thấy, nguy cơ bị chó, mèo cắn khá cao trong các hộ đƣợc quan
sát. Trong tổng số 469 hộ áp dụng thì chỉ có 203 hộ đạt tiêu chí vật nuôi trong nhà phải
xích ở chỗ riêng, trẻ không đến gần đƣợc và phải có rọ mõm. Điều này cho thấy các hộ

gia đình chƣa ý thức đầy đủ nguy cơ bị tai nạn thƣơng tích do súc vật/ động vật cắn.
Kết luận:


×