Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tranh chấp hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TỪ
THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG
NINH

BÙI VĂN TUẤN

HÀ NỘI – 2017

a


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

BÙI VĂN TUẤN
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN THỊ NHƯ MAI

HÀ NỘI – 2017

Lời cam đoan
b


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được trích dẫn trong luận văn này là trung thực. Toàn bộ nội dung Luận văn của tôi
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.

Người cam đoan

Bùi Văn Tuấn

Lời cảm ơn
c


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận
tình của người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Như Mai đã giúp tôi hoàn
thành bài Luận văn này, ngoài ra quá trình nghiên cứu đề tài còn có sự giúp đỡ tạo
điều kiện của các cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Tòa án 14 huyện, thị,
thành phố trực thuộc trong việc thu thập các nguồn tư liệu để phục vụ bài viết của
mình.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong
Khoa Luật kinh tế - Viện Đại học mở Hà Nội, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bài Luận
văn này.

Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên mặc dù đã
cố gắng nhưng đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất
mong có sự đóng góp của các thầy cô và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Học viên

Bùi Văn Tuấn

MỤC LỤC
Trang

d


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

1

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

2

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

3

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

4


5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

4

6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

5

7. Cơ cấu của luận văn

5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
Lý luận chung về tranh chấp hợp đồng tín dụng
và pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
1.1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng

6

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng

6

1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng

6

1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng


7

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng

8

1.1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng

8

1.1.2.2. Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng

8

1.1.3. Phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng

14

e


1.1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

17

1.1.4.1. Phương thức thương lượng

17


1.1.4.2. Phương thức hòa giải

18

1.1.4.3. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài

19

1.1.4.4. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng

27

con đường Tòa án
1.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

28

nhân dân
1.2.1. Khái quát chung về nguyên tắc, thẩm quyền giải quyết tranh

28

chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
1.2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

28

1.2.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

35


1.2.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

36

sơ thẩm
1.2.3. Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

44

cấp phúc thẩm
1.2.4. Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại giai

46

đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm
1.2.4.1. Thủ tục giám đốc thẩm

46

1.2.4.2. Thủ tục tái thẩm

50
Chương 2

Tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng được

f



giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.1. Thực trạng và diễn biến các tranh chấp hợp đồng tín dụng được

52

giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

52

2.1.2. Diễn biến các tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết

54

tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.2. Cơ cấu và tính chất của các tranh chấp hợp đồng tín dụng được

55

giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Cơ cấu của các tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết

56

tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.2.2. Tính chất của các tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải

57

quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh

2.3. Đánh giá về công tác xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng tín

59

dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
2.3.1. Thuận lợi

59

2.3.2. Vướng mắc, bất cập, nguyên nhân

61

Chương 3:
Các giải pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng và nâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa
án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
3.1. Dự báo tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn

71

tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới
3.2. Các giải pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng

g

73


3.2.1. Đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng


73

3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ ngân

73

hàng
3.2.3. Tăng cường giám sát quá trình thực hiện sử dụng vốn vay của

74

khách hàng
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp

75

đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện các quy định pháp luật

75

3.3.1.1. Về việc xác định các tranh chấp HĐTD thuộc thẩm quyền

75

của Tòa án
3.3.1.2. Về quy định xác định khoản nợ quá hạn và tính lãi quá hạn

75


3.3.1.3. Về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

77

đương sự
3.3.2. Các giải pháp về nâng cao chất lượng công tác xét xử

78

3.3.3. Các giải pháp khác

80

KẾT LUẬN

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

PHỤ LỤC

91

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLTTDS

:Bộ luật tố tụng dân sự

h


DS

:Dân sự

ST

: Sơ thẩm

PT

: Phúc thẩm

GĐT

: Giám đốc thẩm

TT

: Tái thẩm

KDTM

:Kinh doanh thương mại

HĐTD

:Hợp đồng tín dụng


TAND

:Tòa án nhân dân

TCTD

:Tổ chức tín dụng

Nxb

:Nhà xuất bản

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

i


1. Bảng 1. Số vụ án tranh chấp HĐTD đã được TAND các cấp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh thụ lý và đã được giải quyết tại giai đoạn xét xử sơ thẩm.
2. Bảng 2. Số vụ án tranh chấp HĐTD so với số vụ án dân sự và vụ án kinh
doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến năm 2016.
3. Bảng 3. Số vụ tranh chấp HĐTD đã được giải quyết ở giai đoạn sơ thẩm và
số vụ án tranh chấp HĐTD bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy.
4. Bảng 4. Mức độ tăng, giảm của số vụ án tranh chấp HĐTD được thụ lý giải
quyết của năm sau so với năm trước và của từng năm tiếp theo so với năm
đầu.
5. Bảng 5. Số vụ án tranh chấp HĐTD thuộc vụ án Kinh doanh thương mại so
với số vụ án tranh chấp HĐTD thuộc vụ án dân sự.
6. Biểu đồ 1. So sánh số vụ án tranh chấp HĐTD với số vụ án dân sự và số vụ

án kinh doanh thương mại trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016.
7. Biểu đồ 2. Diễn biến các vụ án tranh chấp HĐTD được thụ lý, giải quyết tại
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và 14 huyện thị.
8. Biểu đồ 3. Số vụ tranh chấp HĐTD thuộc vụ án dân sự và số vụ tranh chấp
HĐTD thuộc vụ án kinh doanh thương mại.

j


LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trải qua hơn ba mươi năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế nước ta đã có
những chuyển biến rất tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng trong công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu với hơn 90% dân số làm nghề nông nghiệp, Việt Nam đã từng bước xây dựng
được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội, tạo ra môi môi trường thuận lợi
thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế. Trong những năm qua nền kinh tế
nhà nước ta luôn giữ được mức tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế
tăng nên, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, đồng thời tạo động lực
phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh
nhân thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.Hoạt động tín dụng ngân hàng của các tổ chức tín dụng
trong nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa đãđem lại những tác
động cũng nhưđóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước.
Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự gia tăng số lượng các
doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nhưng
cũng không kém phần phức tạp và cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp về kinh
doanh, thương mại và về dân sự, trong đó đặc biệt phải kể đến đó là tranh chấp hợp
đồng tín dụng cũng từ đó mà phát sinh với số lượng và tính chất phức tạp ngày càng
tăng, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng tín dụng phải có sự lựa

chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp vừa đảm bảo bảo vệ được lợi ích hợp
pháp của mình vừa đảm bảo duy trì được các mối quan hệ làm ăn giữa các bên.
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp về
kinh doanh thương mại, dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng
bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Theo đó, khi
xảy ra tranh chấp hợp đồng tín dụng, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua
việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được,

1


việc giải quyết tranh chấp có thểđược thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba
thông qua phương thức hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Trong những phương thức
giải quyết trên thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án là một
trong những phương thức giải quyết quan trọng và ngày càng được các chủ thể lựa
chọn như là giải pháp cuối cùng nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp
của mình khi mà sử dụng các hình thức thương lượng giữa các bên không thành.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa
án là phương thức đặc biệt, mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao, do những người
tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án có thẩm quyền tiến hành. Quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên trong quan hệ tranh chấp hợp đồng tín dụng chỉ có thể được
đảm bảo nếu như hoạt động xét xử của Tòa án được thực hiện một cách nhanh
chóng, kịp thời, chính xác, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Xuất phát từ
vị trí, vai trò, ý nghĩa đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc lý
luận và thực tiễn về hợp đồng tín dụng và giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín
dụng tại Tòa án, từ đó nắm rõtrình tự, thủ tục và các nguyên tắc giải quyết, xác định
những ưu điểm, hạn chế, những bất cập, đồng thời đề ra phương hướng và các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa
án là điều cần thiết. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Tranh
chấp hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại

Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của
mình. Tác giả mong muốn thông qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm
hạn chế các tranh hợp đồng tín dụng đồng thờinâng cao hiệu quả việc giải quyết các
tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án.
Trên phạm vi toàn quốc có công trình nghiên cứu: “Pháp luật về giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”của

2


tác giả Trần Thị Thùy Trang (Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia – Khoa
Luật, Hà Nội 2014); “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi
kiện vụán kinh tế hợp đồng tín dụng”của tác giả Nguyễn Quỳnh Chi, “Tranh chấp
về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Thế
Ninh (Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh – Khoa
Luật thương mại, Hồ Chí Minh 2010).
Trên phạm vi địa phương có các công trình nghiên cứu như: “Thực tiễn giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội” của tác
giả Hồ Thị Khuyên (Luận văn thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội- Khoa luật, Hà nội
2016); “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử tại Tòa án
nhân dân tỉnh Phú Thọ” (Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2016)
của tác giả Trần Tuấn Anh.
Nội dung các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá được khái
niệm đặc điểm chung của tranh chấp hợp đồng tín dụng, bản chất và nguyên tắc giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án, thực trạng và các giải pháp nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu này
được thực hiện dựa trên cơ sở những quy định pháp luật tố tụng cũ và được nghiên

cứu về thực tế ở một số địa phương cụ thể, trong khi đó luật tố tụng mới đã có hiệu
lực, có nhiều quy định mới thay đổi và ở mỗi địa phương trong quá trình áp dụng
pháp luật tố tụng cũng có các thực tiễn khác nhau. Tỉnh Quảng Ninh cũng là địa
phương có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số, tình
hình kinh tế xã hội... do đó thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại
Tòa án tỉnh Quảng Ninh cũng có những nét khác nhau. Tính đến nay, chưa có một
công trình nghiên cứu nào về đề tài này trên bình diện địa phương tỉnh Quảng Ninh.
3.Phạm vi nghiên cứu đề tài
Về lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụngtheo quy định pháp luật tố tụng hiện hành, cụ
thể là các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày

3


01/7/2016), có đối chiếu so sánh với các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011.
Về thực tiễn: Luận văn nghiên cứu tình hình giải quyếttranh chấp hợp đồng
tín dụng tại Tòa án tỉnh Quảng Ninh, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2012
đến năm 2016.
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp luận: tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp
luận Chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng các phương pháp phân tích, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp quy
nạp, phương pháp diễn dịch.
5.Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn có mục đích: trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn giải quyết tranh
chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng

Ninh, đề tài đề ra các phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp hợp đồng
tín dụng đồng thời nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
bằng con đường Tòa án.
- Nhiệm vụ cơ bản của đề tài
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện được các nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng;
+ Nghiên cứu bản chất và nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng bằng con đường Tòa án;
+ Nghiên cứu tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh;

4


+ Nghiên cứu một số vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng bằng con đường Tòa án;
+ Đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng
và nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụngtại Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ninh.
6.Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa lý luận về tranh chấp hợp đồng tín dụng và việc giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật hiện hành. Đặc biệt là phân tích
làm rõ khái niệm và đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc
giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án.
- Luận văn phân tích được tình hình các tranh chấp hợp đồng tín dụng được
giải quyết tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến năm 2016.
- Luận văn đề ra các nhóm giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp hợp đồng tín
dụng đồng thời nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tranh chấp hợp đồng tín dụng và pháp luật giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụngđược giải quyết tại Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
Chương 3: Các giải pháp hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng và nâng cao
hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Ninh.

5


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1.Tranh chấp hợp đồng tín dụng
1.1.1. Khái niệm vàđặc điểm của hợp đồng tín dụng
1.1.1.1.Khái niệm hợp đồng tín dụng
Hiện nay chúng ta được nghe nhiều đến hợp đồng tín dụng, nhưng chưa có
văn bản nào định nghĩa về hợp đồng tín dụng, để nhận biết được khái niệm của hợp
đồng tín dụng dưới góc độ luật học thì phải căn cứ vào luật dân sự và luật các tổ
chức tín dụng. Trước hết, hợp đồng theo quy định của luật dân sự được hiểu là sự
thỏa thuận bằng lời nói hoặc văn bản giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi nhằm xác lập thực hiện hay chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Theo Điều 51 của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, được sửa đổi bổ sung năm
2004quy định: Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín

dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay,
số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm,
phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận [21, tr.34]. Như
vậy từ định nghĩa chung về hợp đồng, căn cứ vào bản chất hoạt động tín dụng của
các tổ chức tín dụng thì có thể hiểu đưa ra khái niệm về hợp đồng tín dụng như sau:
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho
vay) với tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó
tổchức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một
thời hạn nhất định, có điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.

6


1.1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Từ khái niệm trên, chúng ta rút ra các đặc điểm của hợp đồng tín dụng như
sau:
Thứ nhất về hình thức:hợp đồng tín dụng phải được lập bằng văn bản, đây là
điều khác biệt so với hợp đồng dân sự thông thường, nếu như hợp đồng dân sự
thông thường có thể lập bằng miệng thì hợp đồng tín dụng luôn luôn được lập thành
văn bản, điều này xuất phát từ đặc thù của hoạt động tín dụng, nó đảm bảo sự an
toàn về mặt pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ hai về chủ thể: một bên tham gia hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ
chức tín dụng được xác định là bên cho vay, có đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật, còn bên vay là tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn thỏa mãn các điều kiện vay
vốn do tổ chức tín dụng đưa ra.
Thứ ba về đối tượng: đối tượng hợp đồng tín dụng là khoản tiền xác định
(bao gồm tiền mặt hoặc bút tệ, bút tệ là loại hình thái tiền tệ phi vật chất, thể hiện là
những con số trên tài khoản ở ngân hàng, được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ
sách kế toán của Ngân hàng), khoản tiền này phải được các bên thỏa thuận và được
ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

Thứ tư về quy trình: hợp đồng tín dụng phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ,
dựa trên cơ sở xác định năng lực chủ thể các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín
dụng, mục đích vay vốn, thời hạn vay vốn, giới hạn vốn vay. Nội dung hợp đồng tín
dụng phải có những điều khoản chặt chẽ, rõ ràng, nhằm tránh rủi ro về mặt pháp lý
khi có tranh chấp xảy ra.
Ngoài những đặc điểm mang tính đặc trưng trên, hợp đồng tín dụng còn
mang tính rủi ro cao đối với bên cho vay, vì bản chất của hợp đồng tín dụng là bên
vay được nhận một khoản tiền nhất định từ bên cho vay, bên cho vay chỉ có thể đòi
tiền sau một thời gian nhất định, việc bên vay có thanh toán được cho bên cho vay
đúng hạn hay không phụ thuộc vào năng lực tài chính của bên vay, và cũng thế mà

7


phần lớn các hợp đồng tín dụng hiện nay đều kèm theo các biện pháp bảo đảm nhất
là biện pháp thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng
1.1.2.1.Khái niệm tranh chấp hợp đồng tín dụng
Cùng với sự tồn tại và phát triển của các quan hệ tín dụng là những tranh
chấp trong hợp đồng tín dụng phát sinh từ sự mâu thuẫn hoặc không thống nhất về
quyền và nghĩa vụ, lợi ích trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của các bên
tham gia. Một hợp đồng tín dụng chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất
đồng về quyền lợi giữa các bên đãđược thể hiện ra bên ngoài thông qua những bằng
chứng cụ thể và xác định được. Tranh chấp hợp đồng khác biệt với vi phạm hợp
đồng, nếu như vi phạm hợp đồng là hành vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với
các điều khoản được cam kết trong hợp đồng, thì tranh chấp hợp đồng là sự không
thống nhất của các bên về hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyết hậu quả
phát sinh từ sự vi phạm đó và được thể hiện ra bên ngoài. Do đó, không phải cứ khi
nào vi phạm hợp đồng thì khi đó có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng
diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng lại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời

gian nhất định. Đôi khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng nhưng không thể có sự
tranh chấp bởi các bên không bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi
ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Như
vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là sự bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng giữa
bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là khách hàng. Đó là những tranh chấp
về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm…
1.1.2.2. Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một loại tranh chấp hợp đồngnên phải có
đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng. Nhưng với bản chất
đặc thù của hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng tín dụngcó một sốđặc trưng

8


riêng biệt khác với các loại tranh chấp hợp đồng khác. Những đặc điểm của tranh
chấp hợp đồng tín dụng như sau:
Thứ nhất, giá trị của tranh chấp hợp đồng tín dụng thường có giá trị lớn.
Khi ký kết hợp đồng tín dụng, thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn
mà bản thân không có, không thu xếp được nên cần được tổ chức tín dụng là ngân
hàng hỗ trợ. Mục đíchcủa bên vay thường làđể bổ sung vốn tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanhđối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tếđối với cá nhân,
hộ gia đình. Do đó, số tiền vay thường có giá trị lớn, không dễ dàng vay được từ các
tổ chức, cá nhân ngoài xã hội mà không phải là ngân hàng.
Về phía bên cho vay là ngân hàng, bên cạnh vai trò là chủ thể cung ứng vốn
cho nền kinh tế thì Tổ chức tín dụng còn đóng vai trò là người đi vay của các chủ
thể khác để cho vay lại nhằm mục đích sinh lời. Đểđạt được lợi nhuận cao thì các tổ
chức tín dụng thường ký kết các hợp đồng tín dụng có giá trị lớn dựa trên định giá
tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay. Do bên vay vốn dùng khoản vay này phần
lớn đểđầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nếu bên vay không tuân thủ

các cam kết trong hợp đồng, không trả nợ cho các tổ chức tín dụng sẽ làm ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụngđó. Thực tế có nhiều trường hợp các
Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu”. Một khi
khách hàng vay không thể thanh toán được nợ, tranh chấp xảy ra thì TCTD sẽ là
chủ thể bị thiệt hại lớn vì nguồn vốn bịứđọng, phải thực hiện các biện pháp khắc
phục, mục đích lợi nhuận ban đầu không còn hoặc bị gián đoạn. Đặc biệt, nếu tranh
chấp HĐTD phải khởi kiện tại Tòa án thì càng gây khó khăn cho TCTD khi muốn
thu hồi vốn. Bởi khi đã bị khởi kiện tại Tòa án thì thường là người đi vay không còn
có khả năng trả nợ cho TCTD. Mặt khác, khi tranh chấp HĐTD xảy ra thì TCTD sẽ
mất lòng tin với khách hàng vay vốn, các HĐTD tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể
cả khi bên đi vay chứng minh lại được khả năng tài chính của mình. Do đó, có thể
nói tranh chấp HĐTD là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, không chỉảnh hưởng
đến bên cho vay mà còn cảđối với bên đi vay. Thậm chí nếu tranh chấp xảy ra nhiều

9


thìkhông chỉảnh hưởng đến một tổ chức tín dụng mà có thểảnh hưởng dây chuyền
đến các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế.
Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụngđược giải quyết dựa trên nguyên tắc tự
do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.
Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể tại khoản 3
Điều 3 của Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận:“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác
tôn trọng” [2, tr.55]. Hợp đồng tín dụng về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ
dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận, tựđịnh đoạt giữa các bên, do đó kể cảđối
với việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thì các bên cũng có
quyền thỏa thuận đểđạt được hiệu quả tối ưu nhất trong trường hợp có tranh chấp

xảy ra. Việc tôn trọng quyền định đoạt này cóý nghĩa vô cùng quan trọng vì quan hệ
dân sự giữa các bên mang tính bình đẳng, không phải là mối quan hệ mệnh lệnh phục tùng như các quan hệ hành chính nhà nước khác. Khi các bên tham gia tranh
chấp có thể thỏa thuận được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra nhanh
chóng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thiệt hại về thời gian, tiền bạc,
công sức của các bên. Về phía các cơ quan tài phán, thi hành án thì việc thỏa thuận
này cũng cóý nghĩa trong việc giảm nhẹ khối lượng, áp lực công việc trong điều
kiện các tranh chấp ngày càng xảy ra nhiều và phức tạp như hiện nay.
Đặc biệt, vấn đề thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp đối với các tổ
chức tín dụng là ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nước ngoài có vai trò quan trọng
hơn bao giờ hết. Bởi các chủ thể này khác với các tổ chức tín dụng trong nước, chịu
sựđiều chỉnh của cả pháp luật nước ngoài lẫn pháp luật Việt Nam và sự khác nhau
trong quy định của pháp luật giữa Việt Nam và nước khác làđiều không thể tránh
khỏi. Vì vậy, việc cho phép, tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên khi cótranh
chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những xung đột pháp luật có thể xảy ra trong

10


quátrình giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, nguyên tắc đối với các thỏa thuận
này là phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Nguyên tắc tự do thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng
được Bộ Luật tố tụng dân sự thể hiện ở chếđịnh hòa giải. Theo đó, hòa giải là trách
nhiệm của cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra và khi đó các bên có thể thỏa
thuận về việc giải quyết vụán. Ngay cả trước khi diễn ra hoặc tại phiên tòa sơ thẩm,
phúc thẩm các bên cũng vẫn có quyền thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp miễn
sao thỏa thuận đó phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thứ ba, tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có sự tham gia của một bên là tổ
chức tín dụng và phần lớn các tranh chấp hợp đồng tín dụng thì nguyên đơn là tổ
chức tín dụng cho vay, bịđơn là bên đi vay.
Với đặc thù của hoạt động tín dụng là sự cung ứng nguồn vốn đến những tổ

chức, cá nhân có nhu cầu về vốn trên cơ sở huy động của các tổ chức, cá nhân có
thừa nguồn vốn trong xã hội nên tổ chức tín dụng luôn đóng vai trò trung gian trong
mối quan hệ này. Sự tham gia của tổ chức tín dụng là một dấu hiệu đặc trưng nhằm
phân biệt giữa tranh chấp hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng vay tài sản
thông thường giữa các tổ chức, cá nhân khác mà không phải là tổ chức tín dụng.
Đồng thời, về mặt lý thuyết, khi tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, các tổ
chức tín dụng và khách hàng cóđịa vị ngang bằng nhau tham gia thỏa thuận. Nhưng
với tư cách là chủ thể có nguồn vốn dồi dào, việc áp đặt các điều kiện cho vay đối
với khách hàng làđiều không hiếm xảy ra. Hơn nữa, khi tham gia ký kết hợp đồng
thì hợp đồng thường do bên cho vay là các Tổ chức tín dụng soạn thảo với đội ngũ
cán bộ có trình độ chuyên môn về mặt pháp lý nhất định. Trong khi đó, chủ thểđi
vay là khách hàng thường là các tổ chức, cá nhân, trình độ chuyên môn về mặt pháp
lý của họ còn thấp và nhiều khi không được chú trọng đúng mức. Và như vậy là hợp
đồng được ký kết với các điều khoản chặt chẽ nhằm bảo đảm cho quyền lợi của tổ
chức tín dụng khi bên vay không trả nợ hay trả không đúng nghĩa vụ. Do đó, khi
tranh chấp xảy ra thì tổ chức tín dụng luôn nắm đằng chuôi với các điều khoản được

11


ghi nhận một cách chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng được sựđồng thuận của cả hai
bên. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì là do bên đi vay vi phạm, chứít khi tổ chức
tín dụng lại vi phạm chính những điều khoản do chính mình soạn thảo.
Mặt khác, trong mối quan hệ hợp đồng tín dụng, các nghĩa vụ chính của bên
đi vay thường phát sinh sau thời điểm giải ngân. Trong khi đó, tại thời điểm hoàn
tất việc giải ngân cho khách hàng thì tổ chức tín dụngđã hoàn thành các nghĩa vụ
của mình. Các nghĩa vụ khác của bên cho vay như bảo mật thông tin, lưu trữ hồ sơ
tín dụng, nghĩa vụ thông báo, bảo quản tài sản bảo đảm, giải chấp tài sản đảm bảo...
làít quan trọng và là nghĩa vụ phát sinh từ quyền của bên vay. Vì lý do đó nên nếu
có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình, rất hiếm

gặp trường hợp bên đi vay khởi kiện tổ chức tín dụng.
Thứ tư, đa phần các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụngthường là
các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay
cho tổ chức tín dụng, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng tín dụng.
Có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng như: tranh chấp
về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng, tranh chấp liên quan đến bảo lãnh
vay vốn, tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay... Tuy nhiên, tranh
chấp xảy ra nhiều nhất là tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, về
mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm. Sở dĩ như vậy là bởi vì những nghĩa vụ này
chính là những nghĩa vụ chính nhất, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện
hợp đồng tín dụng của các bên và việc thực hiện này có tác động trực tiếp đến
quyền lợi của tổ chức tín dụng. Các tranh chấp khác cũng có tác động đến các tổ
chức tín dụng nhưng không phải là cơ bản nên ít xảy ra hơn so với tranh chấp về
nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi hay tranh chấp về lãi suất, về bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ.

12


Thứ năm, tranh chấp hợp đồng tín dụngthường là tiền đề làm phát sinh và
gắn liền với tranh chấp hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình
thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Các tổ chức tín dụng khi tham gia vào hợp đồng tín dụngđều có mục đích lợi
nhuận từ việc cho vay vì bản chất của tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh
tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trảđược nợ, thông
thường tổ chức tín dụng chỉđồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi họ có cầm cố,
thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm này
đóng vai trò là phương pháp dự phòng của tổ chức tín dụng khi rủi ro xảy ra. Khi
đó, đểđảm bảo cho nghĩa vụđược đảm bảo trong hợp đồng tín dụng thì các bên ký

kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay. Tùy trường hợp màđó có thể là hợp đồng
cầm cố, hợp đồng thế chấp hay là dưới hình thức chứng thư bảo lãnh của bên thứ
ba. Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng bảo đảm cho nghĩa
vụ vay vốn làđể bảo đảm cho việc vay vốn, xuất phát từ hợp đồng tín dụng đãđược
ký kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc trả nợ của bên đi vay.
Như vậy, không có trường hợp nào, hợp đồng bảo đảm lại tách rời ra khỏi
hợp đồng tín dụng với tư cách là một hợp đồng độc lập mà giữa chúng luôn có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Có thể ví mối quan hệ này như là mối quan hệ
giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Sự vô hiệu loại hợp đồng này cóảnh hưởng
đến loại hợp đồng kia tùy theo từng trường hợp. Trong trường hợp hợp đồng có
nghĩa vụđược bảo đảm vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì giao dịch
bảo đảm chấm dứt, nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa
vụđược bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. Ngược lại, giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có
nghĩa vụđược bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, có thể khẳng
định rằng tranh chấp hợp đồng tín dụng, với tư cách là hợp đồng chính, luôn gắn
liền và làm cơ sở phát sinh tranh chấp hợp đồng bảo đảm được coi là hợp đồng phụ
trong quan hệ tín dụng giữa các bên.

13


Thứ sáu, tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh từ sự xung đột về lợi ích
giữa các bên tham gia tranh chấp.
Vì tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nên
phải xuất phát từ xung đột lợi ích của các bên trong hợp đồng. Mặc dù vậy trong
quan hệ dân sự, pháp luật hiện hành quy định một số cơ quan đoàn thể có thể khởi
kiện đểđảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân khác mà không phải là lợi ích của
chính cơ quan, đoàn thểđó, nhưngđối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
thì chỉ có chính các bên hay người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi

kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên đi vay hay tổ chức tín dụng.
Không có trường hợp nào mà tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh do tổ chức, cá
nhân khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng tín dụng.
Như vậy, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chỉ phát sinh khi các bên khởi
kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ tín dụng, hay
nói cách khác, tranh chấp hợp đồng tín dụng thường gắn liền với lợi ích của các bên
tranh chấp.
1.1.3. Phân loại tranh chấp hợp đồng tín dụng
Khách hàng vay vốn là một bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng, có thể là
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc không đăng ký kinh doanh và mục
đích vay vốn để kinh doanh, sản xuất hoặc tiêu dùng, sinh hoạt. Vì vậy tranh chấp
hợp đồng tín dụng có thể là tranh chấp về dân sự và cũng có thể là tranh chấp về
kinh doanh, thương mại.
Vì bản chất hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản, nên hợp đồng tín
dụng là một dạng đặc biệt của hợp đồng dân sự xuất phát từ hoạt động cho vay của
ngân hàng. Nếu ngân hàng thực hiện cho vay mà bên vay là cá nhân, tổ chức và
mục đích vay nhằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt và tiêu dùng thì hợp đồng tín
dụng ngân hàng mang tính chất là một hợp đồng dân sự theo đúng nghĩa. Nếu ngân
hàng thực hiện cho vay mà bên vay là các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh và
mục đích nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, thương mại, có

14


mục đích lợi nhuận thì hợp đồng tín dụng mang tính chất là hợp đồng kinh doanh,
thương mại. Do đó, tuỳ theo đối tượng và mục đích trong hoạt động cho vay của
ngân hàng mà chúng ta nhìn nhận hợp đồng tín dụng ngân hàng ở gốc độ thích hợp.
Từ phân tích trên tác giả cho rằng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng có hai
loại:
Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi

bên vay vốn là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và
không có mục đích lợi nhuận.
Thứ hai, tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp kinh doanh thương mại
khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi
nhuận.
Dù tranh chấp hợp đồng tín dụng ở dạng tranh chấp dân sự hay tranh chấp
kinh doanh thương mại thì các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng bao gồm:
Thứ nhất, tranh chấp do các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng:
khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đã cam kết được ghi trong nội dung hợp đồng, tuy nhiên vì một lý do nào
đó các bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng đã không thực hiện hoặc không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng có thể do cả
bên cho vay lẫn bên vay. Hành vi vi phạm của bên cho vay thường là việc không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giải ngân, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của bên vay, còn hành vi vi phạm của bên vay thường là sự vi phạm nghĩa vụ trả
gốc và lãi của bên vay. Rõ ràng khi cần tiền để thực hiện kế hoạch, mục tiêu của
mình thì khách hàng mới đi vay. Cũng vì lý do này nên ban đầu thông thường thì
khách hàng chấp nhận với lãi suất của ngân hàng đưa ra nhưng sau một thời gian
thực hiện hợp đồng phía khách hàng nhận thấy lãi suất đó cao quá nên không đồng
ý. Đồng thời, quá trình sử dụng vốn vay không hiệu quả nên dẫn đến mất khả năng
thanh toán nợ gốc và lãi. Đây là dạng tranh chấp xảy ra nhiều nhất trong các tranh
chấp hợp đồng tín dụng.

15


×