Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 81 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, việc BVMT càng trở nên cấp bách hơn bao
giờ hết. Việt Nam đã và đang sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong việc
BVMT, trong đó phải kể đến công cụ pháp luật và củng cố, tăng cường các cơ
quan thực thi, bảo vệ pháp luật. Tòa án, với chức năng và nhiệm vụ của mình,
đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong việc BVMT. Có nhiều
cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm BVMT, ngăn chặn, hạn
chế tình trạng ÔNMT, trong đó các biện pháp pháp lý với một trong các nội
dung chính là quy định trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT đã được đặc biệt
quan tâm trong thời gian gần đây.
Luật Bảo vệ môi trường năm 20141 quy định 5 điều về bồi thường thiệt
hại về môi trường (Mục 2 Chương XIX, từ Điều 163 đến Điều 167). Đây là
một bước tiến mới về mặt lập pháp so với quy định của Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005. Người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải bồi thường
là sự cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả giá” (PPP) đã được
cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này không
chỉ có tác dụng trừng phạt người đã gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác
dụng răn đe các chủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố
của môi trường không được gây tổn hại cho môi trường. Nói khác đi, bồi
thường thiệt hại môi trường ngày càng được xem là một nội dung quan trọng
của quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt
hại gây nên do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện vẫn dừng ở mức
chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế. Thực tiễn
giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi
trường gây nên trong thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do
chưa có sự thống nhất về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật
hiện hành về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường
1

Luật BVMT năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7


thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

1


thiệt hại do làm ÔNMT, trong đó có các điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH do làm ÔNMT là hết sức cần thiết nhằm góp phần cho việc hoàn thiện
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Với lý do trên đây, học viên đã lựa chọn đề tài: “Điều kiện phát sinh
trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về BTTH do làm
ÔNMT hoặc liên quan đến trách nhiệm BTTH nói chung, được thể hiện ở các
cấp độ khác nhau như: sách chuyên khảo "BTTH ngoài hợp đồng về tài sản,
sức khoẻ và tính mạng" của Phùng Trung Tập, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội
2009 ; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Thị Mai Anh về đề tài "Những vấn
đề cơ bản của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng”; Luận văn thạc sĩ Luật
học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc BTTH trong luật dân
sự Việt Nam"', Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo BLDS Việt Nam"; Luận văn Thạc sĩ Luật
học của Nguyễn Quỳnh Anh “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi
trái pháp luật gây ra theo BLDS năm 2005"; bài viết “BTTH do tính mạng bị
xâm phạm ” của Nguyễn Đức Mai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/1997;
bài viết “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm" của
Vũ Thành Long, Tạp chí Toà án nhân dân số 8/1999; bài viết “XĐTH do sức
khoẻ bị xâm phạm theo quy định của BLDS" của Vũ Hồng Thiêm, Tạp chí
Toà án nhân dân số 7/2003; bài viết “Một số nhận xét và chú ý đối với việc
BTTH do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm" của Quách Thành Vinh, Tạp chí
Toà án nhân dân số 11/2004; bài viết “Bàn về bồi thường do tính mạng bị

xâm phạm quy định tại Điều 610 BLDS” của Đỗ Văn Chinh, Tạp chí Toà án
nhân dân số 22/2009… Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách
nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT lại được thực hiện chưa nhiều, đặc biệt
là các công trình nghiên cứu về điều kiện phát sinh TNBTTH do làm ÔNMT.
2


Tiếp cận đến các điều kiện phát sinh TNBTTH do làm ÔNMT đã có
một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau như công trình “Những
vấn đề pháp lý về XĐTH do hành vi làm ÔNMT ở Việt Nam hiện nay” của
Bùi Đức Hiển; "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi
trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Vụ pháp luật Dân
sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000;“Kinh nghiệm nước ngoài và
pháp luật quốc tế về việc xác định trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT”,
Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp năm 2004;
Luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam”;"Trách nhiệm
BTTH do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam", Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007;
"Lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra", Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ do Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên môi
trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2008; "Một số vấn đề
về BTTH do hành vi làm ÔNMT gây ra", Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
của Mai Thị Anh Thư, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm
2002; các báo cáo tổng kết công tác thực tiễn giải quyết đòi BTTH do hành vi
làm ÔNMT gây nên của Phòng quản lý môi trường các tỉnh, thanh tra môi
trường các địa phương, Cục BVMT; “BTTH về môi trường” thuộc Chương
trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý nhà nước
về đất đai và môi trường; “Kết quả xác định vi phạm, mức độ ảnh hưởng do

hành vi gây ô nhiễm của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam” của
nhóm tác giả Nguyễn Văn Phước, Nguvễn Thanh Hùng, và Bùi Tá Long,
Viện Môi tnrờng và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Tp.HCM; “Trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật môi trường ở một số nước”, của Trần
Thắng Lợi…

3


Nhìn chung các công trình nghiên cứu và bài viết đã đề cập đến nhiều
khía cạnh khác nhau và ở nhiều mức độ khác nhau của pháp luật về BTTH do
hành vi làm ÔNMT. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu điều
kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường” không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học
trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào phân tích các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH
do làm ÔNMT để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về BTTH do làm ÔNMT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: với mục tiêu được xác định như trên, tác giả
luận văn đưa ra nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết như sau:
+ Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm BTTH do
làm ÔNMT;
+ Phân tích nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
điều kiện phát sinh TNBTTH do làm ÔNMT;
+ Phân tích thực trạng vận dụng các quy định của pháp luật về điều
kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT, từ đó đề xuất các ý kiến sửa
đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do làm

ÔNMT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là các quy
định của pháp luật về điều kiện phát sinh BTTH do làm ÔNMT.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định
của pháp luật và thực tiễn vận dụng pháp luật về điều kiện phát sinh
TNBTTH do làm ÔNMT hiện hành ở Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị

4


hoàn thiện các quy định của pháp luật về BTTH do làm ÔNMT ở Việt Nam
hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được sử dụng để thực hiện luận văn bao gồm phương pháp phân tích, chứng
minh, so sánh, tổng hợp để làm rõ các nội dung nghiên cứu và đạt được mục
đích nghiên cứu đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn được nghiên cứu sẽ bổ sung các vấn đề lý luận về điều kiện
phát sinh trách nhiệm BTTH do làm OONMT. Ngoài ra, luận văn có ý nghĩa
về mặt thực tiễn khi xác định các điều kiện phát sinh TNBTTH do làm
OONMT.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường
Chương 2. Nội dung điều chỉnh và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật Việt Nam hiện
hành
Chương 3. Thực tiễn vận dụng pháp luật về điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường và giải pháp hoàn
thiện pháp luật

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường
Khái niệm “môi trường” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau. Xung quanh khái niệm môi trường, hiện có rất nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế
giới. Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có
sức thuyết phục ở các mức độ khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Môi trường cũng là nơi chứa đựng
những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản xuất và hình
thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài
người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo
được. Trong quá trình khai thác nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái
tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng môi trường.
Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng môi trường là tổng hợp
các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự
vật hoặc sự kiện nào đó. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại

và phát triển trong môi trường nhất định. Đối với cơ thể sống thì môi trường
sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển
của cơ thể. Tương tự như vậy đối với con người thì "môi trường là tổng hợp
tất cả các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng
đến sự sống và phát triển của từng cá nhân của cộng đồng người" [22, tr 10].

6


So với khái niệm trên, khái niệm này mang tính bao quát hơn, toàn
diện và đầy đủ các yếu tố cấu thành của môi trường bao quanh mọi cơ thể
sống, đặt môi trường trong quan hệ với sự sống, gắn với sự sống.
Quan điểm thứ ba: Môi trường ở một thời điểm nhất định là tập hợp
các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có thể có một hậu
quả trực tiếp, gián tiếp, trước mắt hay lâu dài tới các sinh vật sống và các hoạt
động của con người.
Với phương pháp tiếp cận mang tính khoa học, quan điểm này đã hàm
chứa tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành môi trường, đó là yếu tố vật lý,
hóa học, sinh học, xã hội… Điểm mới ở đây là tính thời gian của môi trường,
môi trường không phải là “cái gì” tĩnh tại, bất biến mà luôn thay đổi theo thời
điểm. Đây là quan điểm tương đối toàn diện về môi trường vì đã đề cập đến
cả tính thời gian và không gian cũng như ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu
dài của môi trường đối với đời sống con người. Nhưng quan điểm trên đây
chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường.
Quan điểm thứ tư: Căn cứ trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin
về các điều kiện sống của con người, sự tồn tại và phát triển của loài người đó
là điều kiện địa lý, dân số và phương thức sản xuất trong điều kiện hiện tại.
Ba nhân tố cũng có thể được xem là các nhân tố môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường kinh tế. Theo đó, môi trường dùng để chỉ tổng
thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ

mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của con người cùng xã hội loài người.
Mặc dù đã mang tính bao quát rất rộng và đầy đủ, bao hàm cả môi
trường tự nhiên, xã hội và môi trường nhân tạo, nêu bật được vai trò của môi
trường đối với đời sống xã hội loài người cũng như mối quan hệ giữa con
người với môi trường nói chung.
Quan điểm thứ năm: Điều 3 Luật BVMT năm 2014 đưa ra khái
7


niệm “môi trường” như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.
Quan điểm trên nhấn mạnh yếu tố mang tính bản chất của môi trường
bao gồm các yếu tố bao quanh con người. Môi trường là một khái niệm rất
rộng bao hàm ba yếu tố là môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi
trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh
con người và các cơ thể sống khác, giữa chúng có các mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại gắn bó và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống
cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong những điều kiện nhất định.
Theo đó, môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất, nước, không khí, hệ
sinh thái động thực vật và những điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng tới đời
sống con người.
Trong phạm vi khuôn khổ đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu về
hành vi xâm phạm môi trường tự nhiên và trách nhiệm BTTH vấn đề đó theo
Luật BVMT năm 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Môi trường xã hội: là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên
quan và tác động tới đời sống con người. Bao gồm những nhân tố tới việc
hình thành nên nhân cách, lối sống, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân, có
ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới việc hình thành nên nhân cách và lối sống

cá nhân. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…ở các cấp khác
nhau như Liên hợp quốc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã…
Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một
khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển,
làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

8


+ Môi trường nhân tạo: là toàn bộ các yếu tố do con người tạo nên,
bao quanh sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân con người và nhiều cơ thể
sống khác. Môi trường nhân tạo bao gồm các công trình thủy lợi, hồ nước, hệ
thống sông ngòi nhân tạo, những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu đô thị…
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển. Ở Việt Nam, môi trường đã có một quá trình biến đổi
lâu dài theo thời gian. Một điều khẳng định chắc chắn là môi trường lúc đầu
mới hình thành tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều lần, nguồn nước, bầu không
khí… rất trong sạch, các loài động thực vật phong phú và đa dạng. “Môi
trường” sử dụng trong khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu như là
mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được cho là
những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên.
1.1.2. Đặc điểm của môi trường
Từ nhiều thập kỷ nay, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng
vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kình tế và
sự sống của con người. Vậy môi trường có đặc điểm như thế nào?
Thứ nhất, môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự
nhiên của con người, bao gồm không khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và

sinh vật. Những yếu tố này bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả
của nó sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Môi trường là không gian sống,
là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người. "Chỉ có
thiên nhiên như người mẹ hiền mới thực sự có khả năng đem lại cho con
người cái thế cân bằng giữa tâm hồn và thể xác mà không có nó thì chẳng có

9


sức khỏe, chẳng có hạnh phúc và niềm vui"2. - Bác sỹ G. Botđa đã nói như
vậy.
Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng, cung cấp nguồn tài nguyên cần
thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Để tồn tại và phát
triển, con người phải dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên và môi
trường là nơi cung cấp các yếu tố đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội,
số lượng tài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng.
Tài nguyên được chia thành hai loại:
+ Nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được như cây rừng, các loài
động vật ở trong rừng, các dưới biển… (trừ những biến động bất thường của
tự nhiên gây ra có thể làm cho loài này hay loài khác bị tuyệt chủng). Nhưng
nếu tốc độ khai thác và sử dụng lớn hơn tốc độ tái tạo, phục hồi thì dần dần sẽ
dẫn tới bị cạn kiệt, không còn nữa.
+ Nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như quặng sắt, dầu mỏ,
kim cương, than đốt… có sẵn trong lòng đất, trong quá trình sử dụng nguồn
tiềm năng này sẽ dần dần bị cạn kiệt và tiến tới không còn nữa.
Ví dụ: hiện tượng khai thác than tràn lan ở Quảng Ninh trong một thời
gian dài.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng chất phế thải của quá trình sinh
hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình
sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài

nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại thải
vào môi trường các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất.

2

Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề về Bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10


Các chất thải có nhiều nguồn khác nhau như: các chất thải công
nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy như các loại chất bụi khí; các
loại phế liệu gồm kim loại, đồ gỗ, chất dẻo, cao su, đồ thủy tinh; các loại nước
thải trong đó có hòa tan các chất hữu cơ, hóa chất, kim loại và dầu mỡ; các
chất thải trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc
kích thích sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước tiểu của động vật
nuôi; các chất thải sinh hoạt bao gồm nước thải, rác thải sinh hoạt, các loại
khí bụi của lò bếp; các khí bụi của phương tiện giao thông vận tải như xe
máy, ô tô, máy bay, tàu thủy.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
+ Môi trường bản thân nó là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch
sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát
triển văn hóa của loài người.
+ Môi trường trái đất cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang
tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên
trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến

thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất…
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác.
1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường và các loại ô nhiễm môi
trường
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Hiện nay, thế giới quan niệm có hai loại ô nhiễm môi trường:
11


Một là loại ô nhiễm do thừa thãi của cải tại các nước có thu nhập cao
hoặc tầng lớp giàu có trong các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp. Loại ô
nhiễm này thể hiện ở việc sử dụng quá nhiều nguyên liệu và năng lượng vào
sản xuất, sự tiêu xài quá mức trong đời sống… đã gây lãng phí to lớn về mặt
môi trường.
Hay nói cách khác, loại ô nhiễm môi trường này chỉ gồm thiệt hại đối
với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước,
không khí… mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài
sản của con người. Trong một số điều ước quốc tế về môi trường có liên quan
đến nội dung này, thiệt hại về môi trường được xác định bao gồm:
+ Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu;
+ Tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa);
+ Cảnh quan;
+ Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên.
Những định nghĩa hợp pháp nhất về thiệt hại do ô nhiễm môi trường
gây nên không bao gồm con người và tài sản của họ. Tương tự, Cộng đồng
chung châu Âu quan niệm thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là sự thay đổi
bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc cản trở đáng kể đến các dịch vụ môi
trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và chúng thường biểu

hiện dưới các dạng sau:
+ Thiệt hại đối với các loài và môi trường sống tự nhiên của chúng;
+ Thiệt hại đối với môi trường nước;
+ Thiệt hại về đất (tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ
đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa
12


trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh
vật vào đất hoặc lòng đất).
Tại Kazakhstan, thiệt hại môi trường được đề cập gồm thiệt hại gây ra
đối với tài nguyên sinh học từ các hồ, sông, đầm lầy; thiệt hại về đất, môi
trường xung quanh và số lượng các loài. Tại Kyrgystan, thiệt hại về môi
trường bao gồm nước (cung cấp nước sạch, thoát nước mưa, nước thải);
không khí (ô nhiễm không khí); đất (chôn lấp rác thải và đất trồng); thủy sản;
cây cối; rừng; nguồn tài nguyên khoáng sản. Tại Phần Lan, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được đặt ra đối với những thiệt hại về môi trường gây nên bởi
các hoạt động trong một khu vực nhất định và là kết quả từ ô nhiễm đất, nước,
không khí. Tại Canada, thiệt hại về môi trường gồm hệ sinh thái nước ngọt và
hệ sinh thái ven bờ; không khí, đất, nước do thải các chất độc hại, hóa chất,
các yếu tố vật chất khác và tràn dầu; nước biển, hệ động vật và thực vật biển.
Tại Hàn Quốc, thiệt hại môi trường là tình trạng gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng đối với những chức năng vốn có của môi trường tự nhiên do săn
bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức tài nguyên sinh vật,
phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm
tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên…
Quan niệm chung của các quốc gia nêu trên là thiệt hại về môi
trường có thể được nhận dạng theo nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng
đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từ môi trường chung đến từng thành
phần môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận ở góc độ và cấp độ nào thì

đặc điểm của ô nhiễm môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối với con
người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại về
môi trường.
Hai là loại ô nhiễm xảy ra khá phổ biến là loại ô nhiễm do đói nghèo,
do người dân không có vốn liếng, không tài sản, không công cụ sản xuất, nên
con đường kiếm sống độc nhất của họ là khai thác với kỹ thuật thô sơ các tài
13


nguyên thiên nhiên mà chưa bị ai chiếm hữu, hoặc sở hữu chưa được chặt chẽ
gây ra.
Loại ô nhiễm môi trường thứ hai này chính là loại ô nhiễm môi trường
không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt
hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể:
Tại Cộng hòa Liên bang Nga, định nghĩa về thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường gồm thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường. Tại Nhật bản, thiệt hại về môi
trường được phân chia thành nhiều loại, như thiệt hại đối với sức khỏe và tính
mạng của con người (do cơ thể con người hấp thụ hoặc bị tác động bởi các
chất độc hại mà sinh ra bệnh tật hoặc các thương tổn khác); thiệt hại về tài sản
(do môi trường sống của hệ sinh vật bị ô nhiễm, suy thoái, từ đó làm giảm
năng suất cây trồng, vật nuôi như: cá, tôm bị chết do ô nhiễm nguồn nước,
lúa, hoa màu, cây cối bị chết do ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí…); thiệt hại
đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái (do tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác một cách quá mức như rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn
kiệt, động, thực vật quí hiếm bị sát hại, bị tuyệt chủng, nguồn lợi thủy sinh và
các loài nhạy cảm bị hủy diệt, suy giảm đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái
bị phá vỡ…); thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan (do cảnh quan thiên
nhiên bị phá vỡ, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị hủy hoại
như khu du lịch, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp, nhiễm bẩn, ô uế, có mùi hôi

thối, khu di tích bị lấn chiếm, phá dỡ…). Đặc biệt, tại Australia, ngoài những
thiệt hại kể trên, các lợi ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích
thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm
thường phát sinh khi có các dự án phát triển được xây dựng trên những vùng
đất có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng - những vùng đất được coi là thiêng
liêng đối với các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, thổ dân.
14


Quốc gia này cho rằng bên cạnh khả năng xâm phạm đến chất lượng môi
trường sống của cộng đồng, những công trình như thế còn ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm, tín ngưỡng, văn hóa của người dân sở tại. Tương tự, sự phiền
toái và bức bối của người dân do hàng ngày phải chịu tiếng ồn, độ rung quá
mức từ các phương tiện giao thông hay tâm trạng buồn rầu trĩu nặng do khung
cảnh thiên nhiên thân thuộc bị tàn phá… cũng được xem là những lợi ích về
tình cảm và trí tuệ bị xâm phạm do ô nhiễm môi trường gây nên.
Như vậy, theo cách quan niệm này thì đặc điểm của ô nhiễm môi
trường chính là những thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối
với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài
sản của con người. Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên,
pháp luật của các nước cũng giới hạn rất rõ ràng quyền khởi kiện của người bị
hại. Chẳng hạn, tại Australia, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ, giải trí bị xâm hại thì
không được coi là cơ sở khởi kiện các vụ án về môi trường mà chúng phải
được đặt trong mối quan hệ với một yếu tố môi trường cụ thể nào đó bị xâm hại.
Ở Việt Nam, theo Luật BVMT năm 2014 (khoản 8, Điều 3), ÔNMT
được định nghĩa là “sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật”. Theo đó, ÔNMT chính là việc các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất

thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường cho phép. Ô nhiễm môi trường bao gồm các loại như ô nhiễm môi
trường không khí (Bụi, khí hơi, mù, khói), ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi
trường đất và ô nhiễm môi trường nước.
Như vậy, ÔNMT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường dẫn đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
15


trường. Điều này được dẫn chứng qua nhiều vụ ÔNMT, điển hình như vụ
Công ty Vedan đã được các cơ quan chức năng phát hiện là thủ phạm chính
gây ô nhiễm sông Thị Vải do xả chất thải chưa qua xử lý ra sông, ảnh hưởng
tới gần 2.700 ha diện tích nuôi trồng nằm dọc lưu vực sông Thị Vải; vụ hàng
chục tấn cá của các hộ nuôi lồng, bè trên sông Châu Giang, xã Lam Hạ, TP.
Phủ Lý, Hà Nam cũng “lăn” ra chết do nguồn nước sông ô nhiễm từ sông
Nhuệ (Hà Nội), từ nguồn nước thải từ các trang trại và sinh hoạt của người
dân...
1.2.2. Các loại ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường chính là việc các tác nhân ô nhiễm bao gồm các
chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa
chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức
xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Hay nói cách khác là khi các
thành phần môi trường có sự biến đổi quá giới hạn cho phép của các thông số
về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm
trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ô nhiễm môi
trường bao gồm các loại sau đây:
a. Ô nhiễm môi trường không khí
Theo TCVN 5966 - 1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là

"sự có mặt của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người
hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu
chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe hoặc lợi ích của
con người hoặc môi trường" [7]. Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải
công nghiệp và giao thông vận tải gây ra không những làm thiệt hại rất lớn
về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân mà còn gây ra bệnh tật cho con
người, động vật và nhiều quần thể cây xanh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Thảm
họa lớn nhất trong lịch sử loài người là vụ rò rỉ khí MIC (metylizocyanat:
CH3 + NCO3) ở Liên hiệp sản xuất phân hóa, thuốc trừ sâu Bhopal (Ấn Độ)
16


năm 1984 có 2 triệu dân bị nhiễm độc, 5 nghìn người bị chất và 50 nghìn
người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù. Ô nhiễm môi trường
gồm 4 loại cơ bản như sau:
Một là bụi: Là kết quả của sự bẻ vụn các nguyên liệu rắn dưới ảnh
hưởng của các lực tự nhiên hoặc các tác động cơ học khác được sinh ra từ các
trục đường giao thông, hầm, mỏ, sản xuất công nghiệp như quá trình đốt
nhiên liệu, phân xưởng đúc, nhà máy dệt, các thao tác nghiền, quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu… Bụi nặng (bụi lắng đọng) như đất, đá, bụi kim
loại… Bụi lơ lửng là loại bụi bay lơ lửng trong không gian trong một thời
gian rất lâu, tương tự như các phần tử khí khác. Bụi nhẹ lơ lửng (bụi rắn, bụi
lỏng, bụi vi sinh vật) như bụi nitrat, bụi sulfat, phân tử cacbon, soi khí, muội,
sương mù, phấn hoa… Bụi hô hấp (hay còn gọi là bụi phổi) là loại bụi bay lơ
lửng trong không gian có kích thước bé thường xuyên qua mũi và xâm nhập
vào trong phổi của chúng ta.
Hai là khí hơi: Là loại chất ô nhiễm nhân tạo chính ở dạng hơi, khí
trong môi trường không khí như các loại khí oxyt của ni tơ, SO2, H2O, CO,
các loại khí Halogen (clo, brom, iot…), các chất xăng tổng hợp, hợp chất flo.
Ba là mù: Được tạo ra từ các chất lỏng dưới ảnh hưởng của các tác

động cơ học, tạo ra sự phân tán hoặc do sự bay hơi và ngưng tụ của các hơi.
Mù thường gặp trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại như mạ,
phun sơn, phun thuốc trừ sâu. Trong thiên nhiên thỉnh thoảng thường có hiện
tượng "trời mù", nếu bầu không khí bị ô nhiễm nặng thì có thể xảy ra hiện
tượng mù axit rất nguy hiểm.
Bốn là khói: Khói được hình thành từ thể lỏng và thể rắn bé nhỏ sinh
ra từ sự đốt cháy các nguyên liệu cacbon. Trong môi trường, khói được xem
là rất nguy hiểm.
b. Ô nhiễm tiếng ồn
17


Là tập hợp những âm thanh tạp loạn với các tần số và cường độ âm
rất khác nhau và gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe. Những tiếng ồn có
tần số âm thanh có f > 20.000 hz là siêu âm, tai người không nghe được và
được coi là ô nhiễm tiếng ồn. Chúng ta có thể bắt gặp tiếng ồn từ nơi thi công
xây dựng (nhà cửa, cầu cống, đường sá khắp nơi), khu công nghiệp, trong
nhà. Ô nhiễm tiếng ồn là loại ô nhiễm dễ kiểm soát nhất trong mọi vấn đề ô
nhiễm môi trường. Cần phải cho mọi người hiểu biết sự cần thiết phải kiểm
soát, giảm nhỏ tiếng ồn mới chống được ô nhiễm môi trường.
c. Ô nhiễm môi trường nước:
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của toàn thể nhân loại,
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và của mọi sinh vật
trên trái đất của chúng ta, là một tài nguyên khoáng sản đặc biệt vì nó giúp ích
cho sự phát triển kinh tế xã hội trong mọi mặt như sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp xây dựng công trình, thủy điện, giao thông đường thủy. Nước
trên hành tinh phát triển từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch
đưa lại và từ lớp trên của khí quyển trái đất. Nước bị coi là ô nhiễm khi thành
phần của nước bị thay đổi hoặc bị hủy hoại, làm cho nước không thể sử dụng
được trong mọi hoạt động của con người và sinh hoạt. Nước bị ô nhiễm sẽ

ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp, ảnh hưởng tới sức khỏe của
con người, ảnh hưởng tới sự biến đổi của các hệ sinh thái (nông nghiệp, đất,
sông hồ và đại dương).
Ô nhiễm môi trường nước có rất nhiều nguyên nhân như do hoạt động
sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông ngư nghiệp, giao thông thủy,
dịch vụ và sinh hoạt của con người tạo nên. Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên
(núi lửa, bão, lụt) có thể là nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và
không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
* Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
18


Một là nước thải từ khu dân cư: Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, trường học, cơ quan chứa chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt hay nước thải từ khu dân cư
hoặc nước thải vệ sinh. Sau khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh,
rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính như:
- Gia tăng hàm lượng chất lơ lửng, độ đục, màu,
- Hàm lượng hữu cơ dẫn tới làm giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó
có thể gây chết tôm, cá và các thủy sinh khác.
- Gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng tạo ra sự bùng nổ rong, tảo,
dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, nước cấp sinh hoạt, du lịch
và cảnh quan.
- Gia tăng vi trùng, đặc biệt là các vi trùng gây bệnh (tả, lỵ, thương
hàn…) dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh
hoạt, du lịch và cảnh quan.
- Tạo điều kiện phân hủy vi sinh, gây mùi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hai là nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Ba là nước chảy tràn mặt đất: do nước mưa hoặc đã thoát từ đồng

ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước, sông, hồ. Nước rửa trôi qua khu dân cư,
đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do
chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng…
Bốn là nước sông hồ bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: Nước sông bị
ô nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu
trong nội địa. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axit, sắt,
nhôm… đến các vùng khác gây ra suy giảm chất lượng vùng bị tác động.

19


Năm là nguồn ô nhiễm nước từ các hoạt động nông nghiệp: Việc sử
dụng nước cho mục đích nông nghiệp có tác động tới sự thay đổi một số chế
độ nước và sự cân bằng nước lục địa. Nông nghiệp, trước hết là để khai thác
sử dụng đất, đòi hỏi một lượng nước ngày càng tăng. Trong tương lai đã thâm
canh nông nghiệp nên dòng chảy tất cả các con sông trên thế giới sẽ bị giảm
đi khoảng 700km3/năm. Sự bốc hơi sẽ tăng một cách tương ứng. Phần lớn
nước sử dụng trong nông nghiệp bị tiêu hao mà ít được hoàn lại (phần hoàn
lại không quá 25%). Ngoài việc làm thay đổi sự cân bằng nước lục địa, sử
dụng nước trong nông nghiệp còn dẫn đến việc làm giảm chất lượng nước
nguồn. Nước tiêu, nước từ đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn
nuôi gây nhiễm bẩn đáng kể cho sông hồ. Thành phần khoáng chất trong nước
dẫn từ hệ thống tiêu hủy phụ thuộc vào đặc tính đất, chế độ tưới, cấu tạo hệ
thống tiêu… Lượng muối hòa tan trong nước có thể từ 1 đến 200 tấn/ha. Do
việc sử dụng phân hóa học, một lượng lớn dinh dưỡng nitơ và phospho có thể
xâm nhập vào nguồn nước, gây nên hiện tượng phì dưỡng trong nước. Các
hợp chất hữu cơ có chức clo như các loại thuốc trừ sâu DDT, aldrin,
endosunphat, các loại thuốc diệt cỏ axit phenoxyaxetic, các loại thuốc diệt
nấm hexaclobenzen, phentacclophenol… là các chất bền vững vận tốc phân
hủy trong nước rất chậm. Chúng có thể tích tụ trong bùn, tích tụ trong cơ chế

thủy sinh, tan trong mỡ động vật.
Sáu là các nguồn nước: Hồ chứa nước và các hoạt động thủy điện.
Trong các dạng nước mất đi không hoàn lại quan trọng và ngày càng tăng lên,
có thể kể đến lượng nước mất đi do việc điều chỉnh dòng chảy và xây dựng hồ
chứa có diện tích lớn. Hiệu quả sự bốc hơi từ mặt nước và diện tích ngập
nước càng lớn thì sự mất nước càng tăng. Ngoài ta còn rất nhiều nhu cầu khác
về nước: bệnh viện, giao thông vận tải, giải trí… ước tính 1/4 số hoạt động
giải trí bên ngoài gia đình đều cần nước (bơi lội, đua thuyền, cây các, trượt
băng…). Các hoạt động này gây nên sự nhiễm bẩn nhất định.

20


Từ năm 1917, chương trình của Liên Hiệp Quốc (UNEP - United
Nations Environment Programme). Tổ chức khí tượng thế giới (WMO World Metcorological Org.), Tổ chức y tế thế giới (WHO - World Health
Organization) đã thành lập hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS Global Environment Monitoring Systems). Ngày nay GEMS đã có trên 350
trạm quan trắc trên 240 con sông, 40 hồ và trên 60 trạm quan trắc nước ngầm
ở trên 50 quốc gia. Khoảng 50 thông số chọn lọc về chất lượng nước đã được
quan trắc. Kết quả từ quan trắc sẽ cung cấp thông tin đáng tin cậy về mức độ
ô nhiễm nguồn nước ngọt toàn cầu.
Môi trường Việt Nam đang chịu sức ép của việc gia tăng dân số, sản
xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, dịch vụ với vận tốc cao, đặc biệt ở
khu vực sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long và
ven biển miền Trung. Ở các vùng này mật độ dân cư cao nhưng chưa có hệ
thống xử lý chất thải, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt công nghiệp và một
phần chất thải rắn đổ vào sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm
càng tăng khi thảm thực vật bị suy giảm, gia tăng các quá trình xói mòn và
ảnh hưởng của chế độ thủy văn.
Cũng tương tự như các quốc gia khác đang phát triển, các nguồn chính
gây ô nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, hóa chất bảo

vệ thực vật và giao thông thủy. Do đó các thông số ô nhiễm môi trường đặc
trưng là DO, BOD, COD, NH4, NO3 tổng P, dầu mỡ, vi trùng. Ô nhiễm do
công nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp.
* Ảnh hưởng của sự ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống, của con
người và các động, thực vật
Thứ nhất, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước cung cấp:
- Ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm: việc tưới tiêu, thủy lợi trong
nông nghiệp đã làm cho các nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân
21


hóa học, các thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới. Ngoài ra, do
sự ăn ở mất vệ sinh ở các khu vực nông thôn, các nguồn phân người, rác,
phân gia súc không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất vào
nước ngầm cũng làm cho chất lượng nước ngầm bị thay đổi. Khi nước ngầm
bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước mặt có thể
làm nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy của nước ngầm rất chậm và
không phải là dòng chảy rối vì thế nên các chất bẩn gây ô nhiễm không thể bị
pha loãng hay phân tán. Trong nước ngầm còn có một số lượng nhỏ các vi
sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất dễ bị oxy hóa sinh hóa, tuy
nhiên số lượng và chủng loại các vi sinh này ít hơn rất nhiều so với trong
nguồn nước mặt và phản ứng phân hủy diễn ra cũng chậm hơn do vậy, nó sẽ
tồn tại trong một khoảng thời gian rất lâu, có thể tới hàng trăm năm để tự làm
sạch các chất gây ô nhiễm có khả năng bị phân hủy.
- Ảnh hưởng tới hệ sinh vật nước: Do tác động trực tiếp của các đập,
hồ chứa gây nên lụt lội làm giết chết các động vật và thực vật ở các khu vực
đó, trừ một vài loài còn sống sót. Với các nguồn nước bị ô nhiễm, nồng độ
các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan quá thấp làm cho các loại sinh vật
nước không sống sót được, đặc biệt là sản lượng các bị giảm rất nhiều trong
các hồ nuôi các bị ô nhiễm, các thực vật thối rữa.

- Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt: Theo các dòng chảy như
các dòng sông, do có quá trình xáo trộn, pha loãng tốt và quá trình phân hủy
các chất gây ô nhiễm với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật hiếu khí,
hàm lượng chất bẩn được giảm xuống. Quá trình phục hồi tự nhiên này sẽ rất
có hiệu quả nếu như dòng chảy không bị quá tải các chất gây ô nhiễm hoặc
dòng chảy không bị cạn kiệt do hạn hán, do tưới tiêu.
Thứ hai, ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Nguồn nước là đường
truyền bệnh rất nguy hiểm. Các loại bệnh liên quan tới nước thường gặp như
các bệnh liên quan tới hóa học do sự vượt quá nồng độ hóa chất đặc biệt trong
22


nước mà trong đó có hai bệnh cần lưu ý như bệnh Fluorosis (do hàm lượng fluo
quá cao trong nước uống và đặc biệt là trong nước ngầm có tác hại làm hỏng
men răng và chảy máu chân răng) và bệnh methemoglobinemia ở trẻ < 3 tháng
tuổi (là chất không có khả năng vận chuyển oxy dẫn tới việc thiếu oxy ngạt
thở (anoxia) và được biểu thị bởi da bị xanh, yếu dần đến chết. Ngoài ra còn
có thể nhiễm bẩn bởi các vi trùng gây bệnh như ỉa chảy, thương hàn, lị,…
hoặc virus như bại liệt, bệnh gan siêu vi trùng, ghẻ, nhiễm trùng da hoặc đau
mắt hột.
Thứ ba, ảnh hưởng tới sự biến đổi của các hệ sinh thái:
Hoạt động của con người đã từng làm biến đổi hệ sinh thái, ví như phá
rừng lấy đất trồng trọt là thay đổi một hệ sinh thái phức tạp và vững chắc
bằng một hệ sinh thái đơn giản, ít bền vững hơn. Việc xây kè, đắp đập cũng
làm ảnh hưởng tới dòng chảy sẽ tác động đến sinh thái sông, hồ và phức hệ
động thực vật vùng ven, kể cả con người. Hoang mạc là hiện tượng một phần
không nhỏ do tác động của con người gây ra.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp (hệ sinh thái đất): rõ rệt
nhất là ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Thuốc trừ sâu làm cho hệ
sinh vật đất nói chung bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn,

tảo, nấm mốc dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất, giảm độ phì của đất.
Thuốc diệt cỏ có tác hại không nhỏ cho những quần thể động vật mà sự sống
của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc biệt đối với hệ sinh
vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông hồ và đại dương: môi trường nước
bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn nước thải thành phố, công nghiệp, thuốc trừ sâu,
phân bón hóa học,… đối với biển và đại dương là ô nhiễm dần chủ yếu do
những sự cố chuyên chở gây nên. Đặc biệt phân hóa học với lượng đạm và
phospho cao gây nên hiện tượng phì dưỡng - là hiện tượng nồng độ các chất
dinh dưỡng tăng tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong
23


trong nguồn nước. quá trình này đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền
thực phẩm của hệ sinh thái nước.
Không chỉ sông, hồ mà đại dương của chúng ta cũng bị ô nhiễm bởi
các chất sản sinh ra từ đất liền như chất trừ sâu DDT làm giảm quang hợp của
các thực vật phù du (tảo, diamotic), chỉ cần một lượng nhỏ ppb (1/109) của
DDT là đã gây ảnh hưởng rõ rệt. Thủy ngân cung gây cản trở quá trình quang
hợp của tảo. Ô nhiễm đầu tự nhiên phun ra từ đáy biển hoặc do các tàu
chuyên chở gây ra tác hại lớn đối với các sinh vật biển. Ví dụ: năm 1969, một
tàu chở dầu bị vỡ ở lãnh hải bang Massachusetts (Hoa Kỳ) làm 95% quần thể
cá, tôm… bị chết.
1.3. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm BTTH được
hình thành giữa các chủ thể bất kỳ, trong đó người có hành vi trái với quy
định của pháp luật nói chung mà gây thiệt hại phải BTTH cho người bị thiệt

hại, quy định này nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến môi trường hay
xâm hại đến các lĩnh vực khác mà Luật dân sự điều chỉnh thì phải bồi thường
những thiệt hại cho người bị thiệt hại. Như vậy, có thể nói rằng trách nhiệm
dân sự do xâm phạm môi trường là quy định của Luật dân sự nhằm buộc
người có hành vi xâm phạm đến môi trường mà gây ra thiệt hại dù có lỗi hay
không có lỗi thì phải bồi thường.
Pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
nước ta được quy định trong Luật BVMT năm 2014 và BLDS năm 2015, đây
là một dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường. Trách nhiệm BTTH
24


ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự. Nếu trách
nhiệm dân sự nói chung được phát sinh ngay sau khi có hành vi vi phạm pháp
luật thì trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh chừng nào hành vi vi phạm pháp luật
đã gây ra trong thực tế một thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại trong lĩnh vực môi
trường rất đa dạng với nhiều hình thức, tính chất, nội dung khác nhau. Chế
định trách nhiệm BTTH được thiết lập để nhằm đảm bảo nguyên tắc công
bằng trong xã hội, theo đó, người gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người
bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH có hai tác dụng cơ bảnkhôi phục lại tình trạng
ban đầu và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm. Về tác dụng khôi phục
thiệt hại, chế định trách nhiệm BTTH hướng tới việc xác định xem khi đã có
thiệt hại từ hành vi làm ÔNMT gây ra, thì ai (người có hành vi gây thiệt hại,
nạn nhân của hành vi hay bên thứ ba nào khác) phải đứng ra gánh chịu hậu
quả đó. Trường hợp nạn nhân được bồi thường, người gây thiệt hại phải chịu
trách nhiệm bồi thường. Về tác dụng răn đe, phòng ngừa, chế định trách
nhiệm BTTH khẳng định rõ: xã hội không chấp nhận những hành vi làm
ỔNMT gây ra, không mong muốn có những hành vi như vậy, do đó nếu có
hành vi gây thiệt hại cho môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH. Cũng

cần lưu ý thêm rằng, “trách nhiệm BTTH” chỉ là một trong những biện pháp
chế tài dân sự, mà nạn nhân (người bị hại) có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm. Những chế tài dân sự khác có thể
gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Trách nhiệm BTTH do làm ÔNMT có thể được tiếp cận từ nhiều góc
độ khác nhau: là một nhóm quan hệ pháp hệ pháp luật dân sự, là một bộ phận
của chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (nhóm quy phạm pháp luật)
và hậu quả của hành vi làm ÔNMT. Trách nhiệm BTTH là một chế định quan
trọng của pháp luật dân sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành
vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể khác. Ở các nước khác nhau thì vấn đề trách
nhiệm BTTH được quy định khác nhau về hình thức bồi thường và cách
25


×