BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
PHẠM THANH SƠN
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
PHẠM THANH SƠN
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ
: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG LY ANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là:Phạm Thanh Sơn, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại học
Mở Hà Nội. Tôi xin cam đoan rằng: Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu và nội
dung trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 12 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Phạm Thanh Sơn
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau Đại học, tập thể
giảng viên khoa Luật Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, luôn dành cho tôi những
điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn TS. Hoàng Ly Anh đã nhận
lời hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy phản biện, quý thầy trong hội
đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc, duyệt và đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận
văn và nghiên cứu trong tương lai.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................................................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường ........................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường ...... 8
1.1.3. Mục đích và ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường ...................... 13
1.1.4. Nội dung của pháp luật về đánh giá tác động môi trường ................... 15
1.2. Vai trò của pháp luật đối với công tác đánh giá tác động môi trường..... 18
1.3. Pháp luật về ĐTM của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam . 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................................................................. 25
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁTÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄNTHI HÀNH Ở VIỆT NAM ............................. 26
2.1. Thực trạng quy định về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam........ 26
2.1.1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ..................... 26
2.1.2. Quy định về nội dung đánh giá tác động môi trường .......................... 29
2.1.3. Quy định về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường........................................................................................................... 36
2.1.4.Quy định về hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường........................................................................................................... 46
iii
2.1.5. Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đánh
giá tác động môi trường................................................................................ 49
2.2. Thực tiễn thi hành quy định về đánh giá tác động môi trường ở Việt
Nam ...................................................................................................... 50
2.2.1 Những ưu điểm, thành quả đã đạt được trong triển khai thi hành các quy
định về ĐTM ................................................................................................ 50
2.2.2. Nhược điểm trong triển khai thi hành các quy định về ĐTM .............. 55
2.2.3. Nguyên nhân của những thành công và nhược điểm của quá trình thực
thi các quy định về đánh giá tác động môi trường ........................................ 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ............................................................................ 77
CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG, MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................................................ 78
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ....... 78
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường 81
3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đánh
giá tác động môi trường................................................................................ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ........................................................................... 87
KẾT LUẬN.................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 92
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
BVMT
: Bảo vệ môi trường
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐMC
Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
KHCN&MT
Khoa học công nghệ và môi trường
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, con người đã không ngừng tiến hành
các hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật để có một xã hội loài người văn
minh như ngày hôm nay. Trong quá trình đó, con người đã tác động không nhỏ vào
môi trường tự nhiên mà chỉ cho đến những thập niên gần đây, con người mới bắt
đầu thấy được tác hại của việc phát triển kinh tế - xã hội loài người đã ảnh hưởng
nghiêm trọng như thế nào đến chính môi trường tự nhiên, môi trường sống của con
người. Với việc ý thức môi trường tự nhiên đang ngày càng suy thoái do sự phát
triển kinh tế - xã hội, trong những thập niên gần đây con người đã bắt đầu quan tâm
đến việc kiểm soát các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giảm tác động xấu đến môi
trường và xã hội. Đó chính là cơ sở cho việc hình thành và phát triển của công tác
đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Ở thời kỳ đầu, ĐTM chỉ đơn giản là một hoạt
động thuần chất kĩ thuật. Tuy nhiên, trước những vai trò to lớn mà công tác này
mang lại trong việc bảo vệ môi trường (BVMT) mà công tác này dần dần được điều
chỉnh bằng các quy định pháp luật về ĐTM.
Việc cần thiết phải đánh giá toàn diện những hậu quả kinh tế, xã hội và
môi trường trong quá trình thực hiện những dự án phát triển đã trở thành những
nghĩa vụ pháp lí. Chính vì vậy thuật ngữ ĐTM và ĐMC đã xuất hiện trong chính
sách và luật pháp môi trường của một số nước. Đây là những khái niệm pháp lí
tương đối mới so với nhiều khái niệm pháp lí truyền thống khác. Tuy nhiên, khác
với nhiều khái niệm pháp lí khác phải mất tới hàng trăm năm mới hoàn thành sự
nghiệp "toàn cầu hoá" của chúng, khái niệm ĐTM và ĐMC chỉ mới xuất hiện
trong những năm gần đây đã trở thành định chế pháp lí phổ biến và xuất hiện
nhanh chóng trong hệ thống pháp luật của đa số các nước trên thế giới1.
Ở Việt Nam, chế định ĐTM đã được quy định trong Luật BVMT 1993, Luật
BVMT 2005 và Luật BVMT 2014.Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã có những thay đổi đáng kể về ĐTM so với trước đây. Do đó, em chọn đề tài
1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, Hà Nội, 2015, trang 140
1
“Pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ĐTM là một vấn đề được các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều trong
những năm gần đây cả trên phương diện lý luận, pháp lý, trên phương diện kỹ thuật,
phương diện quản lý nhà nước. Đánh giá tác động môi trường là công cụ pháp lý và
kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường của các dự án. Do đó,
các công trình nghiên cứu gồm các lĩnh vực lý luận, kỹ thuật và pháp lý.
Dưới phương diện lý luận và kỹ thuật, có nhiều công trình nghiên cứu về
ĐTM, như:
Sách và giáo trình gồm các công trình sau đây:Đánh giá tác động môi
trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn của Lê Thạc Cán và tập thể tác
giả, NxB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1993;
Đánh giá Tác động Môi trường: Phương pháp và Ứng dụng của Lê Trình
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000; Đánh giá Tác động Môi trường của
Phạm Ngọc Hồ và Hoàng Xuân Cơ Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2001
Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Lương Mạnh Hải, Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội 2006; Đánh giá tác động môi trường của Nguyễn Đình
Mạnh, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006; Giáo trình đánh giá tác động môi
trường của Hoàng Ngọc Khắc, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
2013; Đánh giá rủi ro và tác động môi trường của Nguyễn Văn Công và Nguyễn
Văn Bé, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ 2012…
Dưới phương diện pháp lý cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về
ĐGTĐMT được thực hiện tại Việt Nam, tiêu biểu như các bài viết nghiên cứu:
Phạm Hữu Nghị (2000), Những vấn đề đặt ra với pháp luật về đánh giá tác động
môi trường và các giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 5/2000; Vũ Duyên
Thủy (2003), Bàn về hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,
Tạp chí Luật học, số 2/2003; Lê Hồng (2004), Thực trạng và phương hướng hoàn
thiện các quy định pháp luật Việt Nam về đánh giá tác động môi trường,
2
Khóa luận tốt nghiệp, luận văn gồm:Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Thị
Quang Hồng, Trường Hồng Quang (2011), Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác
động môi trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 6/2011; Chu Thế
Quyền (2013), Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội…. Luận văn thạc
sĩ Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
của Lê Thanh Tùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Năm 2013;
Luận án tiến sĩ:Pháp luật đánh giá tác động môi trường qua thực tiễn tại Hà
Nội của Trần Lệ Thu Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Học viện Khoa
học Xã hội, 2015
Từ khi các công trình này được công bố đã có những quy định mới về ĐTM.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và có tính thời sự.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa lại các
vấn đề lý luận về ĐTM, đánh giá các quy định hiện hành về ĐTM để tìm ra những
ưu điểm, những nội dung còn bất cập hạn chế của các quy định và thực thi các quy
định về ĐTM và đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM của Việt Nam.
- Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài có đối tượng nghiên cứu chính là các vấn
đề lý luận về ĐTM, Pháp luật về ĐTM, các quy định pháp luật về ĐTM và thực tiễn
thi hành các quy định này của Việt Nam.
- Về phạm vi nghiên cứu: Khái niệm ĐTM có thể được hiểu bao gồm các
nhóm quy định về ĐMC, ĐTM và Kế hoạch BVMT (theo nghĩa rộng) hoặc chỉ là
các quy định về ĐTM (theo nghĩa hẹp). Luận văn này chỉ đề cập tới các vấn đề lý
luận cũng như các quy định của pháp luật về ĐTM theo nghĩa hẹp. Có nghĩa là luận
văn không đề cập tới các vấn đề của ĐMC và và Kế hoạch BVMT. Luận văn cũng
không đề cập tới ĐTM dưới góc độ là một hoạt động kỹ thuật mà phạm vi nghiên
cứu đề cập tới các khía cạnh pháp lý của ĐTM. Luận văn sẽ đề cập tới các quy định
pháp luật đang có hiệu lực về ĐTM của Việt Nam.
3
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật bao gồm phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp cụ thể được vận dụng khi viết luận văn là phương pháp
phân tích, tổng hợp, chứng minh, hệ thống hoá pháp luật. Luận văn tiến hành tổng
hợp và phân tích các quy định trong các văn bản pháp luật về ĐTM
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có giá trị
tham khảo để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về pháp luật ĐTM nói chung và
những kết quả của luận văn có thể được ứng dụng vào nghiên cứu, giảng dạy pháp
luật về ĐTM tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho
các nhà quản lý, nhà lập pháp nhìn nhận rõ hơn về những bất cập, hạn chế của pháp
luật về ĐTM thông qua đó hoàn thiện pháp luật về ĐTM.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường và vai trò
của pháp luật đối với hoạt động đánh giá tác động môi trường
Chương 2: Thực trạng quy định về đánh giá tác động môi trường và thực tiễn
thi hành
Chương 3 Định hướng, một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về đánh giá tác động môi trường
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Khái niệm
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, đầy đủ, làm thỏa mãn tất cả
về ĐTM. Dưới đây là một số định nghĩa về ĐTM, qua những định nghĩa này có thể
thấy sự đa dạng trong cách tiếp cận và định nghĩa về ĐTM:
Hai học giả Clark và Brian cho rằng: “Đánh giá tác động môi trường hoặc
phân tích TĐMT là sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của
các đề án, chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra
quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án hành động
khác nhau có thể đem lại”.
“Đánh giá tác động môi trường được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập
thông tin về ảnh hưởng môi trường của dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác,
được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không”.
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình thu thập thông tin về ảnh
hưởng, tác động của dự án đề xuất, phân tích các thông tin này và gửi kết quả tới
người ra quyết định”2.
“ Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế- xã hội là
xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà
việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi
trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất
các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực” 3.
2
Phạm Ngọc Hồ- Hoàng Xuân Cơ (2009), Đánh giá tác động môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội., tr.10.
3
Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1993), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm
thực tiễn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr.5.
5
Theo kinh nghiệm chung của quốc tế, ĐTM là một quá trình chính thức được
sử dụng để dự báo những hệ quả về môi trường (tích cực hay tiêu cực) của một kế
hoạch, chính sách, chương trình, dự án trước khi quyết định thực hiện, đồng thời đề
xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức chấp nhận hoặc để nghiên cứu
giải pháp công nghệ mới4.
Nếu nhìn nhận dưới góc độ là một định chế pháp lý, ĐTM là hệ thống các
quy tắc xử sự mà các chủ thể cần thực hiện khi tiến hành các dự án đầu tư có khả
năng tác động đến môi trường. Với cách tiếp cận này, có thể thấy rằng bản chất
pháp lý của ĐTM chính là nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu của quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường, từ nghĩa vụ hiến định của tất cả cá nhân, tổ chức về bảo
vệ môi trường
Có thể nói, Hoa Kì là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đưa khái
niệm ĐTM vào trong pháp luật môi trường của nước mình. Năm 1970, Hợp chủng
quốc Hoa Kì thông qua Luật về chính sách môi trường quốc gia. Mục 102 khoản C
của Luật này quy định: “Các cơ quan của Nhà nước liên bang phải đưa vào bất kì
khuyến nghị hoặc báo cáo cho dự án xây dựng pháp luật, hay các hành động của
Chính phủ có khả năng tác động đáng kể đến môi trường sống của con người, báo
cáo chi tiết của người có thẩm quyền về:
- Tác động môi trường của hành động đó.
- Những hậu quả môi trường không thể khắc phục được nếu như dự án đó
được thực hiện;
- Những giải pháp thay thế cho hành động;
- Mối liên hệ giữa việc sử dụng môi trường mang tính cục bộ trước mắt với
việc duy trì và phát triển năng lực sản xuất dài hạn…”5
Ngay sau đó, khái niệm ĐTM đã lan rộng sang nhiều hệ thống pháp luật
khác, đầu tiên là Anh, sau đó tới Cộng hòa liên bang Đức và phần lớn các nước Bắc Âu.
Hiện nay, ở nhiều nước đã có các quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh về ĐTM.
4
Mai Thế Toản, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội
nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015
5
Trường Đaị học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Môi trường, NxB CAND, Hà Nội 2015, trang 149
6
Năm 1973 và 1977, các bộ trưởng bộ môi trường các nước thành viên EC đã
nhóm họp để xem xét về chương trình hành động môi trường của Cộng đồng. Ngày
27/6/1985 EC ra Hướng dẫn 85/337/EC về ĐTM như là bước thực hiện những thoả
thuận đạt được tại các kì họp trên. Các nước thuộc Cộng đồng châu Âu đã được yêu
cầu đáp ứng các quy định của hướng dẫn trên. Theo hướng dẫn của EC thì ĐTM là
việc xác định, mô tả và đánh giá các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án tới
con người, hệ động, thực vật, đất, nước, không khí... cũng như sự tác động qua lại
lẫn nhau của các yếu tố này6.
Theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc, ĐTM “là quá trình nghiên
cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng.
ĐTM xem xét việc thực hiện đề án sẽ gây ra những vấn đề gì với đời sống của con
người tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại
vùng đó. Sau dự báo của ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối
thiểu các tác động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp với môi trường của nó”
Khoa học luật môi trường của Australia đưa ra định nghĩa như sau về ĐTM:
“Đánh giá tác động môi trường là cách thức đánh giá một dự án phát triển mà theo
đó những tác động có thể về môi trường được xác định và được giảm thiểu”7.
Luật BVMT 2014 được định nghĩa ở khoản 23 Điều 3 như sau: “Đánh giá
tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
Tuy có rất nhiều cách tiếp cận và các định nghĩa khác nhau về ĐTM. Tuy
nhiên với bản chất là một hoạt động cụ thể trong xã hội liên quan đến lĩnh vực môi
trường, hoạt động ĐTM có một số đặc điểm sau đây:
- Đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng
đến môi trường, xã hội và cụ thể là đến sức khỏe của con người;
- Từ đó đánh giá tác động đến các thành phần môi trường, vật lý, sinh học,
kinh tế- xã hội nhằm giúp cho việc ra quyết định một cách hợp lý và logic;
6
7
Trường Đaị học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Môi trường, NxB CAND, Hà Nội 2015, trang 141
Trường Đaị học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Môi trường, NxB CAND, Hà Nội 2015, trang 148
7
- Đánh giá tác động môi trường còn được hiểu là cố gắng đưa ra các biện pháp,
nhằm giảm bới những tác động có hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường trên thế giới
Việc xác định thời điểm ra đời của ĐTM không phải là dễ ràng. Bởi vì, nếu
xét về tính chất công việc thì hình như ĐTM đã có từ rất lâu. Song nếu xét về thời gian
mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì còn rất mới mẻ. Vào năm 1969, Hoa
Kỳ thông qua Đạo luật chính sách môi trường (National Environment Protection ActNEPA) , chính là thời điểm đánh dấu cho sự thừa nhận và ra đời của ĐTM8.
Lý do chấp nhận việc chọn thời điểm ra đời của ĐTM ở trên là vì bản thân
“môi trường” và tầm quan trọng của nó được con người nhận thức từ rất lâu nhưng
vấn đề BVMT cũng mới chỉ được nhắc đến và đặt ra kể từ cuối những năm 60 đầu
những năm 70 của thế kỷ XX. Ở thời điểm này, vấn đề môi trường sống của con người
trở thành một vấn đề chính trị có tầm quan trọng trong xã hội, đòi hỏi các Nhà nước phải
có đường lối để giải quyết. Trong Đạo luật chính sách môi trường của Hoa Kỳ đã quy
định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các dự án và
các quy định hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp
thuận phải kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến môi trường. Bản hướng
dẫn kèm theo luật trình bày một cách chi tiết mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thực
hiện báo cáo ĐTM. Tiếp theo Hoa Kỳ, nhiều nước như Nhật Bản (1972), Canada
(1973), Australia (1974), CHLB Đức (1975), Anh (1988) đã lần lượt ban hành
những đạo luật hoặc quy định ở mức độ chặt chẽ khác nhau về ĐTM9.
Trong những năm 1970-1980, một số nước đang phát triển đã ban hành
những quy định về ĐTM. Trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, các nước như
Philippines (1977), Hàn Quốc (1981), Indonesia (1982), Thái Lan (1984),…đều đã
8
Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1993), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm
thực tiễn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr.7.
9
Phạm Ngọc Hồ- Hoàng Xuân Cơ (2009), Đánh giá tác động môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, tr.10.
8
có những quy định chính thức hoặc tạm thời về ĐTM và đã thực sự tiến hành nhiều
báo cáo ĐTM cho các hoạt động phát triển của mình. Theo số liệu từ Chương trình
Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) cho thấy rằng tính đến năm 1985, có 3/4 những
nước phát triển đã có quy định về ĐTM ở những mức độ khác nhau, hoặc ít nhất
cũng đã hoàn thành một vài báo cáo ĐGTĐMT trên thực tiễn.
Có thể thấy trong vòng 20 năm đầu khi ĐTM mới bắt đầu được thừa nhận và
hình thành, đã được được rất nhiều quốc gia xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu
đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có sự khác nhau giữa các quốc gia và thường thể
hiện ở những điểm sau: Loại dự án phải ĐTM; Vai trò của cộng đồng trong ĐTM;
Thủ tục hành chính; Các đặc trưng lược duyệt.
Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác
ĐTM. Có thể kể ra những tổ chức có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát
triển của hoạt động ĐTM là: Ngân hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB); Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID); Chương trình môi
trường của Liên hợp quốc (UNEP)…
Các ngân hàng lớn trên thế giới đã có những hướng dẫn cụ thể đối với hoạt
động ĐTM các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng trong trường
hợp này rất có hiệu lực vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các dự án rất cần
cho sự đầu tư của mình. Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả
là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia
đang phát triển.
Các nỗ lực quốc tế để phát triển hệ thống ĐTM được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau và có thể chia theo 4 nhóm sau đây10:
– Nhóm thứ nhất: Thừa nhận có tính pháp lý các văn bản quốc tế như hiệp
ước (Treaty), hiệp định (Conventions) và nghị định thư (Protocol). Rất nhiều các
hiệp ước, nghị định thư đã đề cập đến yêu cầu về ĐTM, ví dụ như Hiệp định Espoo
về ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét (1991); Nghị định thư về
10
Mai Thế Toản, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội
nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015
9
BVMT đối với vùng Nam cực (1991); Hiệp ước về đa dạng sinh học (1992); Hiệp
định khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (1992)…
– Nhóm thứ 2: Thừa nhận không có tính pháp lý về các văn bản quốc tế như
nghị quyết, khuyến nghị (recommendations) và bản tuyên bố (declarations) của các
tổ chức quốc tế;
– Nhóm thứ 3: Các tài liệu hướng dẫn phục vụ cho trợ giúp phát triển. Các
tài liệu này được phát triển bởi nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như Chương trình
môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), Liên hiệp các nước châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới; Tổ chức hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC)…
– Nhóm thứ 4: Hướng dẫn cho dự án nước ngoài.
1.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường ở Việt
Nam11
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM có thể chia thành 4 giai đoạn:
+) Giai đoạn 1, trước ngày 27 tháng 12 năm 1993, trước ngày ban hành
Luật BVMT 1993
Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị
quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế –
kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế –
xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung
ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1990 đổi tên thành Ủy ban
Khoa học Nhà nước và ngày 12 tháng 10 năm 1992 được đổi tên thành Bộ
KHCN&MT. Cục Môi trường là cơ quan thường trực quản lý các vấn đề môi
trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa phương lần lượt được thành lập
Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phòng Môi trường.
11
Mai Thế Toản, Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội
nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015
10
Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm ngay
về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng
các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung
ĐTM trong các luận chứng kinh tế – kỹ thuật”. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ
trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”.
Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở
khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp
luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo.
+) Giai đoạn 2, từ ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến ngày 01 tháng 7 năm 2006:
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Luật BVMT được Quốc hội thông qua và Chủ
tịch nước ký lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Đây là thời điểm rất quan
trọng đối với công tác quản lý và BVMT của Việt Nam. Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ môi trường. Nghị định 175/CP đã quy định cụ thể về ĐTM đối với các cơ sở
đang hoạt động cũng như đối với các dự án mới. Nghị định 175/CP đã phát huy tác
dụng khá tốt để bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ đã có từ trước khi Luật BVMT ra đời. Ngoài những căn cứ kỹ thuật do các cơ
quan, tổ chức quốc tế đưa ra (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc – UNEP,
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, Ngân hàng Thế giới – WB…), để nâng cao chất
lượng công tác ĐTM và theo yêu cầu của nhiều bộ, ngành, địa phương, nhất là các
cơ quan tư vấn lập Báo cáo ĐTM và các Chủ dự án, Bộ KHCN&MT đã ban hành
một số hướng dẫn kỹ thuật lập Báo cáo ĐTM. Trong giai đoạn này, đã hình thành
được hệ thống pháp luật về ĐTM, trong đó các quy định về đối tượng thực hiện
ĐTM, quy trình thực hiện ĐTM, nội dung của báo cáo ĐTM, thời gian thẩm định,
thủ tục, trách nhiệm… đã được thiết lập.
+) Giai đoạn 3, từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến 31/12/2014
Ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật BVMT 2005 có hiệu lực, thay thế Luật
BVMT 1993. Có 04 điểm nổi bật trong giai đoạn này là: (1) Công cụ ĐMC được
hình thành chính thức trong Luật BVMT 2005; (2) CBM ra đời thay thế cho Bản
11
Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; (3) Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bảo
vệ môi trường được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật; (4) Hình
thành công cụ ĐTM áp dụng cho các đối tượng đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ nhưng chưa có báo cáo ĐTM hoặc Bản ĐĐTM hoặc CBM.
Trong giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật liên tục được sửa đổi, bổ sung để điều
chỉnh vấn đề ĐTM nhằm đáp ứng những thay đổi nhanh chóng của quá trình phát
triển, ví dụ như: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm
2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
+) Giai đoạn 4, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến nay
Luật BVMT 2014 được ra đời thay thế cho Luật BVMT 2005. Tiếp theo
Luật BVMT năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
để thay thế Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011. Bộ TN&MT
đã ban hành Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 để thay
thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011.
Nhiều nội dung mới được quy định nhằm đáp ứng nhưng yêu cầu mới trong
hoạt động bảo vệ môi trường của ĐTM như: Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã kế
thừa và hoàn thiện quy định ĐMC, ĐTM và bổ sung thêm quy định về trách nhiệm
lập Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM). KBM được áp dụng đối với dự án đầu tư
không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phương án
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật về đầu tư. Như vậy, KBM có thể coi như một hình thức đơn giản
của ĐTM.
12
Với chiều dài hơn 20 năm lập pháp và lập quy về ĐTM, hiện nay, Việt Nam
đã có hệ thống pháp luật khá thống nhất và ổn định về vấn đề này. Tuy nhiên, để
tiến xa hơn trên con đường hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, chúng ta vẫn
cần phải học tập nhiều hơn kinh nghiệm của các quốc gia khác, hoàn thiện hơn nữa
các quy định pháp luật và có cơ chế chặt chẽ hơn để đảm bảo thi hành đúng những
quy định ấy trên thực tiễn.
1.1.3. Mục đích và ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
1.1.3.1. Mục đích của hoạt động đánh giá tác động môi trường
Mục đích của ĐTM là tìm ra những biện pháp tối ưu để hạn chế và giảm
thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động của dự án đầu tư; cung
cấp thông tin cho việc ra quyết định để hoạt động của dự án đầu tư với môi trường và
bảo đảm phát triển bền vững. Mục đích này của ĐTM được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, ĐTM đối với một dụ án là nhằm đảm bảo cho dự án đó nếu được
triển khai thực hiện trên thực tế thì nó sẽ giúp giảm một cách tối đa các tác động
xấu và phát huy những tác động tích cực đến môi trường. Điều đó giúp cho mọi đề
xuất, mọi hoạt động trong các dự án dự kiến đảm bảo tốt về mặt kinh tế, đồng thời
không có những tác động xấu, có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất
lượng môi trường.
Thứ hai, ĐTM nhằm góp phần thềm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết
định phê duyệt một dự án phát triển, trước lúc có khái niệm cụ thể về ĐGTĐMT, thì
việc quyết định một dự án phát triển thường dựa chủ yếu và phân tích tính hợp lý,
khả thi và tối ưu về kinh tế kỹ thuật. Còn nhân tố về môi trường thì bị bỏ qua hoặc
không được chú ý đúng mức do không có công cụ phân tích phù hợp12.
Thứ ba, thủ tục ĐTM cụ thể là việc bắt buộc phải có bảo cáo ĐTM trong hồ
sơ xét duyệt kinh tế- kỹ thuật giúp cho cơ quan xét duyệt dự án có đủ điều kiện để
đưa ra một quyết định toàn diện và đúng đắn hơn về dự án đầu tư đó.
12
Phạm Vân Anh (2008), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.11.
13
Thứ tư, ĐTMgóp phần đảm bảo nghĩa vụ BVMT của chủ thể thực hiện hoạt
động phát triển được rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Họ phải xây dựng, thực hiện các biện
pháp BVMT trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển và chịu trách nhiệm
mang tính pháp ký về những nghĩa vụ này.
1.1.3.2. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường
Thứ nhất, ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định
thực hiện một dự án phát triển, nhưng nó chỉ là một nhân tố bên cạnh những nhân tố
khác của sự quyết định như nhân tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội…
Thứ hai, ĐTM không có ý nghĩa phủ quyết đối với quyết định chung, người
có trách nhiệm quyết định cũng như người xây dựng báo cáo ĐTM không nên đối
lập vấn đề BVMT với những vấn đề phát triển. Phương pháp làm việc hợp lý nhất là
hòa nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế- kỹ thuật- xã hội trong tất cả các bước của
dự án phát triển.
Thứ ba ĐTM khuyến khích công tác BVMT hơn, đặc biệt là công nghệ xử lí
chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát môi trường. Việc
xem xét kỹ lưỡng dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ
giúp cho các dự án hoạt động hiệu quả hơn. ĐTM có thể được tiến hành theo nhiều
phương án thực hiện dự án, với những so sánh về lợi hại của các tác động theo những
phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc lựa chọn một phương án phù hợp cả yêu
cầu phát triển và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, ĐTM góp phần giảm thiểu, hạn chế
các tác động tiêu cực của dự án, hoạt động phát triển tới môi trường.
Thứ tư, ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát
triển dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp được xem xét đến trong quá trình ra
quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ tránh được những chi
phí không cần thiết và đôi khi tránh được những hoạt động khắc phục hậu quả về
môi trường trong tương lai.
Thứ năm, ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ
chặt chẽ hơn trong BVMT. Các đóng góp của cộng đồng trước khi các dự án được đầu
tư, hoạt động có thể nâng cao mối liên hệ cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
14
Thứ sáu, ĐTM góp phần ràng buộc trách nhiệm pháp lí của các chủ dự án,
các cơ sở. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình ĐTM đó là hoạt
động giám sát sau dự án. Hoạt động này giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem
xét hoạt động của các cơ sở có vi phạm những gì mà họ đã cam kết trong báo cáo
ĐTM đã được xét duyệt hay không.
1.1.4. Nội dung của pháp luật về đánh giá tác động môi trường
Trên cơ sở khái niệm, mục đích, ý nghĩa của ĐTM, có thể xác định những
nội dung cơ bản của pháp luật về ĐTM gồm các nội dung sau:
- Đối tượng của ĐTM. Như định nghĩa đã nêu ở trên thì đối tượng của hoạt
động ĐTM là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Có hoạt động mang tính vĩ
mô, tác động đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn
hoặc một ngành kinh tế, văn hóa - xã hội quan trọng. Ví dụ những luật lệ, chính
sách quốc gia, những chủ trương, chiến lược, những chương trình quốc gia về phát
triển kinh tế - xã hội, những kế hoạch quốc gia dài hạn, những sơ đồ phân bố lực lượng
sản xuất trên các địa bàn lớn. Có những hoạt động mang tính vi mô như, những đề án,
công trình xây dựng cơ bản, dự án phát triển cụ thể, các dự án xã hội, dự án đầu tư
khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất, các công trình đang được vận
hành. Với các nội dung này có thể khái quát những đối tượng cần ĐTM là rất rộng
từ quy mô dự án đến quy mô ngành và cao hơn là mức độ tổng hợp quy mô vùng.
Với sự rộng lớn về đối tượng ĐTM nên pháp luật quốc gia khác nhau, ở thời
điểm khác nhau sẽ ghi nhận đối tượng khác nhau, nhưng tựu chung lại thì đó có thể
là những nhóm đối tượng sau đây:
+ Các quy hoạch tổng thế phát triển vùng, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,
bang, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quy hoạch đô thi, khu dân cư;
+ Các dự án kinh tế, khoa học, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;
+ Các dự án do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư,
viện trợ, cho vay hoặc liên doanh thực hiện trên lãnh thổ quốc gia.
- Nội dung báo cáoĐTM. Nội dung của báo cáo ĐTM cụ thể tuỳ thuộc vào:
Nội dung và tính chất của hoạt động phát triển, tính chất và thành phần của môi
15
trường chịu tác động của hoạt động phát triển, yêu cầu và khả năng thực hiện đánh
giá.
Không thể có một khuôn mẫu cố định về ĐTM chung cho mỗi nước trên thế
giới, cũng như chung cho mọi hoạt động phát triển tại một nước. Nhưng kết quả của
ĐTM của một hoạt động phát triển được thể hiện trên một văn bản được gọi là báo
cáo ĐTM. Nội dung của báo cáo ĐTM bao gồm chín nội dung sau:
+ Mô tả đại bàn nơi sẽ tiến hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ
thuật của hệ thống phát triển;
+ Xác định điều kiện biên, hoặc nói cách khác là phạm vi đánh giá;
+ Mô tả hiện trạng môi trường tại địa bàn đánh giá;
+ Dự báo những thay đổi về môi trường có thể xảy ra trong và sau khi thực
hiện hoạt động phát triển;
+ Dự báo những tác động xảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các khả
năng hoàn nguyên hiện trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên;
+ Các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh;
+ Phân tích lợi ích - chi phí mở rộng;
+ So sánh các phương án hoạt động khác nhau;
+ Kết luận và kiến nghị.
Hoạt động ĐTM gồm có nhiều bước, vì vậy nội dung báo cáo ĐTM cụ thể
được thực hiện theo mẫu hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường của các quốc
gia, được pháp luật quy định13.
- Thẩm định Báo cáo ĐTM : Hoạt động ĐTM chỉ có tác dụng và để bảo đảm
vai trò của Nhà nước trong quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư thì hoạt
động thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một yêu cầu tất yếu, khách
quan. Phụ thuộc vào vai trò của ĐTM ở từng quốc gia, mức độ chi tiết của quy định
về hoạt động thẩm định Báo cáo ĐTM là khác nhau nhưng cần có những quy định
như: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, trình tự, thủ tục của hoạt động
thẩm định, sự tham gia của các đối tượng khác vào hoạt động thẩm định như các
13
Nguyễn Đình Mạnh (2006), Đánh giá tác động môi trường, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.22.
16
chuyên gia, các nhà khoa học… tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp,
cộng đồng… và hậu quả pháp lý của quá trình thẩm định.
- Kiếm soát sau thẩm định: Hoạt động ĐTM chỉ có giá trị, ý nghĩa trên thực
tế khi kết quả thẩm định, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm
định được thực hiện trên thực tế. muốn vậy, cần có hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
Với những nội dung nêu trên, ĐTM là một chế định pháp lý trong hệ thống
pháp luật BVMT, là một trong những công cụ để BVMT hiệu quả. Do đó, các quốc
gia trên thế giới đều quy định ĐTMlà một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các chủ
thể thực hiện các hoạt động đầu tư. Bản chất pháp lý của ĐTMđược thể hiện ở chỗ
nó là một nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu quản lý nhà nước về môi trường, từ
nghĩa vụ luật định của tất cả các cá nhân, tổ chức trong việc BVMT.
Bản chất của ĐTMtừ góc độ pháp lý được thể hiện ở những đòi hỏi sau đây
của pháp luật:
Thứ nhất, mọi tổ chức, cá nhân nếu thực hiện dự án đầu tư phát triển có thể
ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện việc phân tích và đánh giá tác động
tới môi trường và phải tiến hành đề xuất các biện pháp thích hợp để BVMT trong
quá trình triển khai dự án đầu tư.
Thứ hai, nghĩa vụ thực hiện ĐTMgắn liền với chủ thể cụ thể, tức là chủ thể
mong muốn tiến hành triển khai dự án đầu tư và đã đề xuất dự án có nguy cơ gây
ảnh hưởng đến môi trường.
Thứ ba, ĐTMkhông phải là một nghĩa vụ mang tính chất hình thức, mà là
một nghĩa vụ mang tính nội dung. Điều nay có ý nghĩa là khi xem xét, phê duyệt
một dự án. Các yếu tố về tác động tới môi trường cần phải được xem xét, cân nhắc
một cách đầy đủ như các yếu tố vật chất khác của dự án14.
14
Chu Thế Huyền (2013), Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.12.
17
Như vậy, xét từ khía cạnh pháp lý, ĐTMlà một công cụ được sử dụng cùng
với các công cụ khác để phòng ngừa và giảm thiểu những tác động tiêu cực, phát
huy các tác động tích cực trong quá trình triển khai các dự án đầu tư góp phần vào
sự phát triển bền vững của các quốc gia. Chúng ta có thể nhận thấy mục đích cơ bản
của quá trình ĐTM là bảo đảm hài hòa sự phát triển kinh tế- xã hội với BVMT.
1.2. Vai trò của pháp luật đối với công tác đánh giá tác động môi trường
Là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật môi trường của các
quốc gia cũng như của Việt Nam, các quy định pháp luật luật về ĐTM có một vị trí
quan trọng đối với hoạt động BVMT cũng như mục tiêu phát triển bền vững. Mặc
dù công tác ĐTM là một hoạt động mang tính khoa học, kỹ thuật môi trường cao
nhưng điều đó cũng không làm giảm đi vai trò của pháp luật đối với hoạtđộng
ĐTM. Điều đó được thể hiện ở những phương diện sau đây:
Thứ nhất, ở phương diện chung. Các quy định về ĐTM cùng với các quy
định khác của pháp luật BVMT tạo thành một hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt
chẽ để Nhà nước cùng với các tổ chức kinh tế và xã hội thực hiện hoạt động
BVMT. Trong cơ sở pháp lý đó, các quy định về ĐTM chưa chắc đã đóng vai trò
trung tâm, nhưng thiếu các quy định đó thì mục tiêu BVMT của pháp luật môi
trường sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.
Thứ hai, vai trò của pháp luật đối với hoạt động ĐTM. Mặc dù hoạt động
ĐTM là một hoạt động mang nặng tính khoa học - kỹ thuật – môi trường nhưng bản
chất, mục đích của hoạt động này là nhằm làm hài hòa hóa giữa phát triển kinh tế xã hội và BVMT, nhằm bảo đảm lợi ích môi trường trong mối quan hệ này. Các nhà
đầu tư, khi thực hiện hoạtđộngcủa mình đều mong muốn có lợi nhuận cao nhất và
do đó họ không quan tâm hoặc không muốn quan tâm tới lợi ích môi trường khi
thực hiện các dự án đầu tư. Chính vì vậy, công cụ pháp lý được sử dụng để xác định
nghĩa vụ pháp lý của họ. Có thể khái lược vai trò của pháp luật đối với hoạt động
ĐTMqua những khía cạnh sau đây:
- Pháp luật đưa hoạt động ĐTM - một công tác mang nặng tính khoa học kỹ
thuật, thành một chế định pháp lý, có tính bắt buộc chung và được Nhà nước bảo
18