Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp đồng kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của
Hợp đồng thương mại” là công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu
phân tích, nhận định, đánh giá trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả đề tài


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp
đồng thương mại”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, định hướng nghiên cứu
khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội là
giáo viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Viện đại học Mở Hà Nội và Khoa sau đại học
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi nghiên cứu học tập, hoàn thành chương trình đào
tạo sau đại học trong thời gian vừa qua; đặc biệt trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo
trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho chúng về tư duy khoa học, kỹ thuật lập
pháp của các nước tiên tiến trên thế giới, giúp cho chúng tôi nâng cao kiến thức
khoa học pháp lý. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân và
cơ quan đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quốc Trưởng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1


2. Phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nhiệm vụ của đề tài ............................. 5
2.1. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................. 5
2.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 6
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài .......................................................... 6
5. Những điểm mới của đề tài ........................................................................... 7
6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI...................................................................................................... 8
1.1. Lý luận chung về hiệu lực Hợp đồng thương mại ..................................... 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức hợp đồng thương mại ........................... 8
1.1.2. Khái niệm hiệu lực hợp đồng ............................................................... 14
1.1.3. Hiệu lực tương đối của hợp đồng thương mại ...................................... 16
1.1.4. Ý nghĩa của việc xác định hiệu lực của hợp đồng thương mại.............. 20
1.2. Lý luận pháp luật về hiệu lực hợp đồng thương mại .............................. 20
1.2.1. Các điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng .................................... 21
1.2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thương mại ................................. 28
1.2.3. Hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi .................................... 36
1.2.4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hiệu lực hợp đồng thương mại......... 47
1.2.5. Miễn trách nhiệm do vi phạm hiệu lực hợp đồng ................................. 54
Kết luận Chương 1. ......................................................................................... 57
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ................................................... 59
2.1. Thực tiễn chứng minh sự bất cập trong việc xác định hiệu lực HĐTM . 59
2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực HĐTM tại cơ quan Trọng tài. 59
2.1.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực HĐTM tại Toà án. .................. 60

2.2. Thực trạng pháp luật quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực hợp đồng
.......................................................................................................................... 72
2.2.1. Quy định pháp luật về chủ thể là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng .. 72
2.2.2. Quy định pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng tại thời
điểm chấp nhận giao kết. ............................................................................... 74
2.2.3. Quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức............ 75
2.2.4. Quy định pháp luật về hiệu lực hợp đồng khi hoản cảnh thay đổi ........ 77


2.2.5 Quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hiệu lực hợp
đồng .............................................................................................................. 78
2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về hiệu lực HĐTM ......... 78
2.3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 79
2.3.2. Các giải pháp, kiến nghị cụ thể ............................................................ 81
...................................................................................................................... 82
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 87
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 89


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO). Đây là sự kiện này là hết sức quan
trọng, tạo cơ hội lớn phát triển về thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp thu khoa học
công nghệ, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng quản trị nền
kinh tế của nhà nước; phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Quá trình hội nhập, phát triển Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư, Luật kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai, Luật Chứng khoán, Luật
các tổ chức Tín dụng, Luật kinh doanh Bảo hiểm, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự

là công cụ để quản lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động dựa trên
một cam kết cụ thể, hợp đồng thương mại chính là công cụ, là cơ sở pháp lý để các
doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua hợp đồng, các
doanh nghiệp bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm
tin ý chí giao kết mà chúng ta gọi là luật để đảm bảo rằng những thỏa thuận cung
cấp hàng hóa, dịch vụ đó sẽ được thực hiện. Hợp đồng thương mại sẽ bao gồm cả
một quá trình đàm phán liên quan đến rất nhiều điều khoản mà các bên phải tính tới.
Quá trình đàm phán có thể mất nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng phụ thuộc
vào nội dung và sự hợp tác của các bên. Hợp đồng thương mại còn là quá trình đấu
tranh nhằm thay đổi hoặc thêm bớt trong thỏa thuận. Trên cơ sở những thỏa thuận
đã đạt được, doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể về sản phẩm mình cung cấp như thế
nào, sự thỏa thuận đó đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí
nguyện vọng của họ và góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hợp
đồng thương mại là cơ sở để doanh nghiệp xác định quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong một chừng mực nào đó, hợp đồng thương mại cho phép các doanh nghiệp tạo
ra một luật lệ riêng - thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã
giao kết - điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Bên cạnh những
quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng thì các bên sẽ quy
định cụ thể về quyền và nghĩa vụ như thời hạn hợp đồng, mức độ hài lòng được
đánh giá như thế nào, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên nếu không thực
hiện cam kết của mình.Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật (contract = law) là
1


công thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của
mình khi có tranh chấp xảy ra. Trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào
hợp đồng. Trong kinh doanh, để đi đến hợp đồng là điều khó, nhưng để hoàn thành
hợp đồng mà các bên đều hài lòng lại là điều khó hơn, Vì vậy, khi ký kết hợp đồng
các doanh nghiệp không thể lường trước hết mọi tình huống sẽ xảy ra trong tương
lai, nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành hay không thực hiện những thỏa

thuận có thể là khách quan nhưng cũng có thể là chủ quan dẫn để dẫn đến tranh
chấp. Vì vậy, hợp đồng thương mại sẽ giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án
hay trọng tài, không thể giải quyết một vụ tranh chấp nếu không có bằng chứng về
sự thỏa thuận, cam kết của các bên, hợp đồng hợp đồng thương mại là công cụ quan
trọng để qua đó cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
cho các doanh nghiệp.
- Hợp đồng thương mại là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức
cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Tài chính là một trong những yếu
tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng,
các doanh nghiệp dịch vụ sẽ xác định được chi phí, giá cả theo một thời gian nhất
định trong quá trình hợp tác kinh doanh, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong việc
tăng chi phí khi hoạt động. Từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch
tài chính chủ động, là điều quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược cạnh
tranh tổng quát của doanh nghiệp. Hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp loại
bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào thị trường. Tuy
nhiên, thông qua hợp đồng các doanh nghiệp chân chính sẽ được pháp luật bảo vệ
quyền và lợi ích của mình từ đó tránh được những nguy cơ bị lường gạt. Ngoài ra,
hợp đồng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và thương hiệu. Việc thực hiện đúng,
tốt những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ mang tới sự thỏa mãn, tin tưởng
cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp và chính họ sẽ là cầu nối cho doanh
nghiệp với những khách hàng, đối tác mới, từ đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế
cạnh tranh trong kinh doanh.Những thỏa thuận trong hợp đồng sẽ là cơ sở để doanh
nghiệp ràng buộc và giữ chân những khách hàng của mình và gia tăng thị trường:
khi kinh tế phát triển, sẽ kéo theo số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường sẽ
gia tăng, đồng thời sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Hợp đồng trước tiên sẽ giúp
2


cho doanh nghiệp giữ chân được cách khách hàng cũ của mình, thông qua các điều

khoản ràng buộc về thời gian và cách thức hợp tác. Sau đó nó cũng là công cụ để lôi
kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng những thỏa thuận mang tính thuyết
phục đối với các bên. “Thương trường là chiến trường” là câu ngạn ngữ mà các
thương nhân đều nắm được và hợp đồng là “vũ khí” cho các thương nhân trong
chiến trường đó. Trong hoạt động kinh tế, khi một giám đốc doanh nghiệp cầm bút
ký tên vào một hợp đồng thương mại dịch vụ mà không đọc nghiên cứu kỹ, có sơ
hở, sẽ có thể dẫn đến thiệt hại cực kỳ to lớn, bởi vì khi một hợp đồng đã được ký
kết thì nó có hiệu lực pháp luật đối với cả hai bên. Do đó, nắm vững về hợp đồng là
đã nâng cao một phần lớn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Hợp đồng thương
mại sẽ cơ sở để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm và ký kết các
hợp đồng khác. Khi sản xuất phát triển, bên cạnh việc thường xuyên tham gia vào
các hợp đồng mua bán, các doanh nghiệp sản xuất luôn chú trọng tham gia vào các
quan hệ để bảo đảm cung ứng những điều kiện cần thiết cho sản xuất, vận tải, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tăng năng suất lao động, cải tiến
các dây chuyền sản xuất và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt xã hội do đó nhu cầu cần
các hoạt động dịch vụ bổ trợ cũng sẽ tuân theo ví dụ như dịch vụ phân phối, dịch vụ
đại diện, logicstic cũng tăng lên và hợp đồng thương mại dịch vụ sẽ là cơ sở để các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩmnâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường.
-Hợp đồng thương mại là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam thâm
nhập thị trường nước ngoài.Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đặc biệt
là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động kinh doanh
không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà được mở rộng sang thị
trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nắm bắt những cơ hội mà mình
có được, đồng thời phải đảm bảo cho mình những quyền lợi, lợi ích và loại bỏ
những rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, hợp đồng vẫn chính là câu trả lời cuối
cùng cho những mục tiêu đó. Pháp luật của các nước hiện nay đều thừa nhận sự
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dù thỏa thuận đó là không công bằng, ở một
số nước có quy định loại bỏ những điều khoản mang tính không công bằng đó
nhưng chỉ đối với loại hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ví dụ như

theo điều khoản Luật về các điều khoản không công bằng của Anh năm 1977
3


(Unfair Contract Term Act 1977) hoặc Luật mua bán hàng hóa và dịch vụ của
Australia năm 1982 (Supply of Good and services Act 1982) không cho phép các
doanh nghiệp đưa vào hợp đồng những điều khoản bất công trong hợp đồng nhằm
loại bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Do đó, thông qua
hợp đồng thương mại dịch vụ thì doanh nghiệp mới tránh rơi vào tình trạng bị chèn
ép trong kinh doanh và nó sẽ là công cụ bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam
thâm nhập thị trường nước ngoài.
Hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế ngày càng năng động, phát
triển cả về chiều rộng, cả về chiều sâu, quy mô nền kinh tế nước ta ngày càng mở
rộng, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường hiện nay thì hợp đồng thương mại là một bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường, góp phần làm ổn định, phát triển nền kinh tế thị
trường; hợp đồng là sản phẩm ý chí của các thương nhân và họ bị ràng buộc bởi ý
chí của chính họ. Tuy nhiên nền kinh tế còn có một số hạn chế bất cập đó là quy mô
thi trường chưa lớn mạnh, sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp; tranh chấp, khiếu nại
về hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng phức tạp, nhiều vụ án kéo dài, qua
nhiều cấp giải quyết xét xử nhưng các bên còn khiếu nại. Một phần các bên kí hợp
đồng chưa nhận thức chưa đúng về hợp đồng, trách nhiệm pháp lý của các bên trong
việc thực hiện hợp đồng; chính sách pháp luật của chúng ta chưa theo kịp sự phát
triển của thị trường, chính sách pháp luật về kinh tế còn chồng chéo, lạc hậu, nặng
về tư duy quản lý hành chính nền kinh tế, nhiều chính sách ban hành chưa tôn trọng
thị trường; hiệu quả thực thi pháp luật không nghiêm, nhận thức áp dụng pháp luật
không thống nhất là nguyên nhân nhiều vụ án bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm
dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, lãng phí về thời gian, tiền bạc của của các
bên tranh chấp, tốn kém ngân sách nhà nước, gây ra hiệu ứng nhờn luật; các bên
không tôn trọng hợp đồng, bội tín, xâm phạm lợi ích của nhau, gây thiệt hại cho

chính các thương nhân, ảnh hưởng đên sự phát triển lành mạnh nền kinh tế.
Ngày nay, chế định hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng trở thành một chế định vô
cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật hợp đồng của Việt Nam chúng ta. Đây là
công cụ nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế; là căn cứ các bên tham gia hợp
đồng giải quyết những vấn đề nảy sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp
đồng; là căn cứ pháp lý quan trọng để hoà giải, để cơ quan tài phán (Trọng tài, Toà
4


án) giảiquyết tranh quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại. Vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã được nhiều công trình nghiên cứu đánh giá
khá đầy đủ và toàn diện như đề tài hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam -Tiến sĩ Lê Minh Hùng, trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí
Minh; đề tài “ Vi phạm cơ bản Hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hoá quôc tế và định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật
Việt Nam có liên quan và các giáo trình trường đại học đào tạo chuyên ngành luật
đều, tạp chí khoa học chuyên ngành luật đã nghiên cứu đề cập một cách cơ bản về
hiệu lực của hợp đồng.Hiệu lực của hợp đồng nói ở đây là nói đến tính ràng buộc
pháp lý của các cam kết trong hợp đồng, cam kết đó tạo ra quyền và nghĩa vụ giữa
các bên trong hoạt động kinh doanh, thương mại; là hiệu lực ràng buộc như pháp
luật đối với các bên. Vì vậy hiệu lực của hợp đồng là đích, là mong muốn hướng tới
vì mục tiêu lợi nhuận khi tham gia hợp đồng; hiệu lực của hợp đồng được ví là trái
tim, là linh hồn đối với sự sống của con người, có thể nói pháp luật về hợp đồng,
hiệu lực của hợp đồng ngày càng hoàn thiện, các nhà khoa học, nhà thực tiễn khi
nói đến hiệu lực của hợp đồng là nói đến hai tiêu chí cơ bản đó là điều kiện có hiệu
lực của hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là chủ yếu. Trong thực tiễn
áp dụng pháp luật một số quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã nảy sinh một
số vướng mắc đã được được hoàn thiện trong Bộ luật dân sự năm 2015, tuy nhiên
một số quy định trong Luật thương mại năm 2005 chưa được cập nhật kịp thời một
cách chi tiết cụ thể, đảm bảo tính thống nhất, dễ áp dụng trên thực tế. Chính vì lẽ đó

tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thương
mại” để làm rõ hơn về hiệu lực của hợp đồng và đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn
thiện hiệu lực của hợp đồng thương mại.
2.Phương pháp nghiên cứu, mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
2.1. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh, phân
tích, lô gíc đánh giá quy định của pháp luật về hiệu lực hợp đồng quy định trong Bộ
Luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005,
Luật Nhà ở năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật
Công chứng năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Giao dịch điện tử năm
2005..tác giả đã rút ra được những bất cập của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng
Thương mại. Bên cạch đó tác giả đã phân tích, đánh giá, bình luận một số vụ án cụ
5


thể có tính chất đặc trưng áp dụng quy định của pháp luật về hiệu lực của hợp đồng
kinh doanh thương mại.
2.2.Mục đích nghiên cứu của đề tài này làm rõ một số bất cập, tồn tại của hiệu lực
hợp đồng thương mại và đề xuất một số giải pháp thiện pháp luật về hiệu lực của
hợp đồng thương mại.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sâu sắc lý luận cơ bản về
hiệu lực của hợp đồng, bản chất hiệu lực hợp đồng, phân tích điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thương mại, tính ràng buộc của
hợp đồng; thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệu lực của hợp đồng thương mại và đề
xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan về hiệu lực
của hợp đồng.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là những vấn đề liên quan đến hiệu lực của
hợp đồng, các quy định hiệu lực của hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự và
pháp luật chuyên ngành khác của Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng thương mại.
3.2.Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn đề tài nghiên cứu là phân tích hiệu lực của hợp
đồng thương mại và một số quy định khác liên quan đến hiệu lực tương đối của hợp

đồng, trên cơ sở phân tích một số vụ án liên quan đến hiệu lực của hợp đồng thương
mại đã được giải quyết có tính chất điển hình và đặt ra một số tình huống cụ thể cần
giải quyết. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn từ khi Luật kinh doanh
thương mại năm 2005 và pháp luật khác liên quan có hiệu lực đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
-Về phương diện lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần củng cố và hoàn thiện
cơ sở lý luận về hiệu lực của hợp đồng thương mại trong hệ thống pháp luật hợp
đồng của Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập chung thế giới.
-Về phương diện thực tiễn: Giúp cho học viên có hiểu biết sâu sắc về hiệu
lực của hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng để ứng dụng vào công
tác chuyên môn hàng ngày, đồng thời làm rõ hơn hơn những vấn đề cần hoàn thiện
để học viên, người nghiên cứu tham khảo, đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật
về hợp đồng, góp phần bảo đảm sự ổn định của các giao dịch dân sự nói chung, giao
dịch thương mại nói riêng.

6


5.Những điểm mới của đề tài
Trên cơ sở áp dụng phương pháp so sánh đặc điểm của hợp đồng thương
mại, hiệu lực của hợp đồng thương mại với các quy định của Bộ luật dân sự năm
2015 về hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng dân sự, phân tích thực tiễn áp dụng quy
định về hiệu lực của hợp đồng để tìm ra điểm chưa hợp lý của về hiệu lực của hợp
đồng. Tác giả đã nghiên cứu sâu sắc hơn làm rõ bản chất hợp đồng thương mại, đưa
ra khái niệm hợp đồng thương mại, hiệu lực hợp đồng thương mại, từ đó đưa ra kiến
nghị hoàn thiện về hiệu lực của hợp đồng thương mại.
6. Kết cấu của đề tài gồm hai chương:Chương 1:Những vấn đề lý luậnvề hiệu lực
của Hợp đồng thương mại; Chương 2: Thực trạng pháp luật về hiệu lực của hợp
đồng thương mại vàKiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định pháp luật về hiệu lực
của Hợp đồng thương mại. Và Kết luận đề tài.


7


Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ HIỆU LỰC
CỦAHỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1.1.Lý luận chung về hiệu lực Hợp đồng thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thứchợp đồng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về hợp đồng được sử dụng phổ biến hầu hết các quốc gia trên thế
giới, thuật ngữ hợp đồng được hình thành ở đất nước ta từ rất lâu được gọi là khế
ước, văn tự, văn khế, cam kết. Theo từ điển luật học hành vi thương mại là “Hành vi
của thương nhân trong đầu tư, sản xuất, troa đổi hàng hoá, cung ứng dich vụ nhằm
mục đích tìm kiếm lợi nhuận, làm phát sinh quyền nghĩa vụ giữa các thương nhân
với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan”(1) Luật thương mại năm
2005 không quy định như thế nào là hợp đồng thương mại nhưng Bộ luật dân sự
năm 2015 đưa ra khái niệm hợp đồng như sau “Hợp đồng là sự thoả thuận của các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”(2) đây là khái
niệm chung về hợp đồng chứ không sử dụng riêng cho hợp đồng dân sự. Bộ luật
dân sự với vai trò là luật gốc của hệ thống luật tư, bộ luật này quy định những
nguyên tắc cơ bản về hợp đồng, chúng ta thường gọi là hợp đồng dân sự, hợp đồng
kinh tế (hợp đồng thương mại), hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển giao công
nghệ, liên doanh liên kết…
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên để làm phát sinh
quyền nghĩa vụ dân sự, chấm dứt nghĩa vụ dân sự hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ
dân sự đối với nhau (trừ các thoả thuận mà pháp luật không cho phép thay đổi,
chấm dứt bằng thoả thuận của các bên). Thoả thuận của các chủ thể khi tham gia
quan hệ hợp đồng đòi hỏi phải có sự thống nhất về ý chí, sự đồng thuận về một hay
nhiều vấn đề mà các bên mong muốn đạt được làm phát sinh hiệu lực ràng buộc bởi
các cam kết để đi đến đích của hợp đồng, khoa học pháp lý gọi đó là sự ràng buộc

trách nhiệm giữa các bên. Trong đời sống dân sự nhu cầu trao hàng hoá thường
xuyên liên tục lặp đi, lặp lại nhiều lần được coi là một nghề nghiệp, thuở ban đầu
chúng ta gọi họ là nhà buôn, họ tự đưa ra các quy định hình thành dựa trên các thói
quen, thông lệ lặp lại nhiều lần trong quá trình mua bán hàng hoá, khi xảy ra tranh
(1)
(2)

Tr 324 từ điển Luật học Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.
Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015.

8


chấp họ dựa vào các quy định đó để phân xử tranh chấp hoặc các hiệp hội dựa vào
đó để giải quyết tranh chấp.Khi quan hệ kinh tế phát triển lớn mạnh đến một mức
độ nhất định đòi hỏi nhà nước cần phải quản lý nhà buôn phải theo một trật tự, tránh
các hành vi lường gạt để trục lợi, bảo đảm ổn định các giao dịch, thúc đẩy phát triển
kinh tế nên Nhà nước ban hành các quy tắc, quy định để bảo hộ các giao dịch, khoa
học pháp lý gọi là Luật kinh doanh Thương mại điều chỉnh hành vi của thương
nhân. Thương nhân là chế định quan trọng, trung tâm của Luật thương mại. Theo
Bộ luật thương mại của Pháp năm 1807 đưa ra định nghĩa thương nhân như sau
“thương nhân là những người thực hiện hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề
nghiệp thường xuyên của mình”
Bộ luật thương mại Việt Nam cộng hoà năm 1972 định nghĩa “thương gia là
những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy đó làm nghề nghiệp
thường xuyên của mình”. Theo từ điển luật học hợp đồng thương mại “là thoả
thuận của thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan
nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ của các bên trong hoạt đông
mua bán hàng hoá, cung ứng dich vụ thương mại và xúc tiến thương mại”(3).Khoản
1 Điều 6 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định như sau “Thương nhân

bao gồm các tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”; khoản 1 Điều 3 Luật
thương mại năm 2005 giải thích “Hoạt động thương mại là nhằm mục đích sinh lợi
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Theo từ điển luật học nhà xuất bản tư
pháp giải thích hoạt động thương mại như sau “hoạt động thương mại là hoạt động
của thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lợi”(4). Từ các khái niệm trên chúng
ta có thể chỉ ra đặc điểm của thương nhân như sau:
- Thương nhân thể hiện hành vi thương mại mang tính chất nghề nghiệp.
- Thương nhân hoạt động một cách độc lập khi tiến hành các hoạt động
thương mại, tức là họ hoạt động nhân danh chính mình và phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động thương mại của mình (nếu họ không độc lập cần thiết thì không phải

(3)
(4)

Tr389 Ts-Lê Minh Hùng, hiệu lực hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trang 369 từ điển luật học nhà xuất bản tư pháp năm 2006.

9


là thương nhân, nếu có hoạt động thương mại thì họ là người làm thuê cho thương
nhân khác hoặc được ủy quyền).
- Hoạt động thương mại của họ thường xuyên, tức là hoạt động lặp đi lặp lại
nhiều lần, coi đó là một nghề không chỉ tạo ra thu nhập để sống mà mục đích cao cả
hơn là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động buôn chuyến không được coi là thương nhân).
- Thương nhân phải có đăng kí kinh doanh. Pháp luật Việt nam coi đăng kí
kinh là thủ tục bắt buộc để xác định tư cách thương nhân (tuy nhiên điều kiện đăng
kí kinh doanh không mang bản chất kinh doanh của thương nhân)

Chủ thể được coi là thương nhân trong Luật thương mại Việt Nam được chia
thành 02 loại: cá nhân (thể nhân) và tổ chức kinh tế (pháp nhân); điều kiện trở thành
thương nhân họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là công dân Việt Nam, từ
đủ 18 tuổi trở lên và không bị cấm hành nghề kinh doanh thương mại. Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 quy định như sau “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận”(5) tuy điều luật không đưa ra khái niệm hợp đồng thương mại
nhưng đã nêu khái quát những dấu hiệu đặc trưng, bản chất quan hệ thương mại đó
là chủ thể tham gia hoạt động thương mại là cá nhân hộ, gia đình có mục đích lợi
nhuận, không cần có đăng ký kinh doanh, tổ chức kinh tế là thương nhân phải là
pháp nhân (như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, hợp tác xã) hoặc các
loại hình doanh nghiệp không phải là pháp nhân (như doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh) có đăng ký kinh doanh đều có mục đích lợi nhuận. Nếu có tranh chấp là
án kinh doanh thương mại, đây tiêu chí phân biệt hợp đồng thương mại với hợp
đồng dân sự, hợp đồng lao động và các quan hệ khác.
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm Hợp đồng
thương mại như sau: Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận của các thương nhân
làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự của thương nhân và
đều có mục đích lợi nhuận.
1.1.1.2. Đặc điểm của hợp đồngthương mại
- Thoả thuận của các bên trong hợp đồng trên cơ sở tự do giao kết hợp đồng.
Tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn nội dung hợp đồng, thay đổi nội dung hợp
đồng, các chế tài bảo vệ hiệu lực hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các
(5)

Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự.

10



bên có thể thỏa thuận thoả thuận các điều kiện của hợp đồng, kể cả lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp. Luật thương mại Việt Nam quy định “nguyên tắc tự
nguyện, tự do thoả thuận không trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ
tục, đạo đức xã hội để xác lập quyền nghĩa vụ các bên trong hoạt động kinh doanh
thương mại” (6).
- Mục đích của hợp đồng là vì mục đích lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là
đích hướng tới của các bên trong quan hệ thương mại chứ không nhất thiết phải có
lợi nhuận.
- Hợp đồng tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên.
- Chủ thể của hợp đồng thương mại là cá nhân, tổ chức được thành lập hợp
pháp lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình. Dấu hiệu cơ bản nhất của
hợp đồng thương mại đó là dấu hiệu mục đích lợi nhuận và chủ thể của hợp đồng
thương mại.
1.1.1.3. Hình thức của hợp đồng thương mại
Các nước trên thế giới đều quy định về hình thức hợp đồng thương mại, khoa học
pháp lý đã nghiên cứu khá sâu sắc về chế định hình thức hợp đồng. Hệ thống pháp
luật thực định của Việt Nam quy định hình thức của hợp đồng “là lời nói, văn bản
hoặc hành vi cụ thể” (Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015); Điều 24 Luật thương
mại năm 2005 quy định: “Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá:
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Hình thức của hợp đồng là phương tiện thể hiện ý chí của các bên ra bên
ngoài bằng các quy định trong nội dung của hợp đồng dưới hình thức lời nói, văn
bản và theo một thủ tục nhất định công chứng, chứng thực hoặc đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.Như vậy Bộ luật dân sự và Luật thương mại năm 2005 đều
quy định có ba hình thức hợp đồng. Cụ thể:
- Hình thức hợp đồng bằng lời nói (hợp đồng miệng):Là trường hợp các bên
giao kết hợp đồng bằng lời nói trực tiếp, qua điện thoại, thông điệp điện tử, âm

thanh, kí hiệu để diễn đạt ý chí của mình.
(6)

Điều 11 Luật thương mại 2005.

11


-Hình thức hợp đồng bằng văn bản:Là hợp đồng có ngôn ngữ viết của các
bên trong hợp đồng được trình bày trên chất liệu cụ thể mà con người có thể đọc
được, được công chứng, chứng thực, có thể có người làm chứng. Pháp luật quy
định một số loại hợp đồng phải được công chứng chứng thực, đăng ký bảo đảm là
bắt buộc (ví dụ hợp đồng đăng kí thế chấp tài sản nhà, đất tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất khi các bên vay vốn tín dụng để kinh doanh).
Luật thương mại Việt Nam rất coi trọng hình thức hợp đồng nên trong nhiều
trường hợp bắt buộc hợp đồng phải được lập thành văn bản gồm: Hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại,
hợp đồng đại diện thương nhân, hợp đồng gia công(7). Bộ luật dân sự năm 2015 quy
định “hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự
trong trường hợp luật có quy định”, “trường hợp giao dịch dân sự phải được thể
hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng kí thì phải tuân theo quy định
đó”(8); thông điệp dữ liệu điện tử là một dạng đặc biệt của hình thức văn bản; Điều
15 Luật thương mại quy định “trong hoạt động thương mại, các thông điệp, dữ liệu
đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được
thừa nhận có giá trị tương đương văn bản”; Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy
định “giao dịch điện tử là hợp đồng thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy
định của luật này và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ
vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”(9). Bộ luật dân sự năm
2015 quy định “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao

dịch bằng văn bản”(10), đây là điểm mới của Bộ luật dân sự,nhà làm luật đã khẳng
định giao dịch dân sự là giao dịch điện tử có giá trị như giao dịch bằng văn bản là
phù hợp với xu thế chung của thế giới, sự bùng nổ của cách mạng khoa học công
nghệ thông tin.
- Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể (hợp đồng thực tế): Ý chí của con
người thể hiện ra bên ngoài thế giới bằng một hành vi cụ thể, hành vi đó là hành
động, xử sự của các bên, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm các bên thực tế đã giao

(7)

Khoản 2 Điều 24, khoản 2 Điều 74, Điều 10, Điều 142, Điều 179 Luật Thương mại 2005.
Khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 119 BLDS 2015.
(9)
Điều 33, 34 Luật giao dịch điện tử 2005.
(10)
Điều 19 Bộ luật dân sự 2015.
(8)

12


cho nhau đối tượng của hợp đồng, tức là tài sản được chuyển giao từ bên này sang
cho bên kia (hành vi đó có thể cả hành vi không phản đối nhưng tiếp nhận quyền).
* Mối quan hệ giữa hình thức của hợp đồng với hiệu lực của hợp đồng:
Xuất phát từ bản chất của giao dịch dân sự, nhà nước quy định hình thức của
hợp đồng ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng, việc thực thi hợp đồng trên
thực tế, giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện các nghiệp vụ quản lý nhà nước, bảo
vệ trật tự công cộng, bảo hộ giá trị pháp lý các bên đã cam kết theo quy định của
pháp luật. Hình thức của hợp đồng ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng trên ba
phương diện sau:

- Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực hợp đồng nếu pháp luật có
quy định. Tức là khi pháp luật có quy định phải được lập theo một hình thức xác
định thì các bên phải tuân thủ, nếu các bên không tuân theo thì hợp đồng đó bị coi là
vô hiệu do vi phạm về hình thức. Như vậy hình thức của hợp đồng trong trường hợp
này là một trong những yếu tố pháp lý quyết định hiệu lực của hợp đồng.
- Hình thức của hợp đồng là căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng. Vì bản chất hợp đồng là sự tự nguyện ý chí của các bên nên khi các bên thoả
thuận xong nội dung hợp đồng đã được thiết lập. Đối với các hợp đồng liên quan
đến tài sản quan trọng hoặc liên quan đến trật tự công cộng pháp luật thường quy
định hợp đồng phải được lập dưới hình thức cụ thể. Theo quy định của pháp luật
hợp đồng có hiệu lực có thể từ ngày giao kết hợp đồng, có thể là từ ngày công
chứng thực, hoặc ngày đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; nếu các bên im lặng là
sự trả lời thì hợp đồng được giao kết vào thời điểm hết thời hạn trả lời mà các bên
vẫn giữ im lặng.
- Hợp đồng công chứng, chứng thực có giá trị pháp lý đối kháng với người
thứ ba. Hợp đồng lập theo một thủ tục công chứng, chứng thực, đăng ký thường có
giá trị tin cậy cao an toàn pháp lý, bảo vệ quyền lợi người thứ ba và các lợi ích xã
hội, phòng ngừa rủi ro cho các bên trong giao dịch dân sự. Theo quy định tại khoản
Luật công chứng năm 2014 “văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công
chứng viên kí và đóng dấu hành nghề công chứng, văn bản công chứng có hiệu lực
thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu toà án giải quyết theo quy định
của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch hợp đồng có thoả thuân
13


khác” và văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn
bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố vô
hiệu(11). Khoản 2 Điều 298 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “trường hợp đăng ký
biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm

đăng ký”, thông qua đăng ký bảo đảm các bên trong hợp đồng thông báo cho người
thứ ba biết về tài sản đã được là đối tượng bảo đảm, mọi giao dịch sau thời điểm sau
thời điểm đăng ký bảo đảm đều không có giá trị pháp lý hoặc có thứ tự ưu tiên kém
hơn so với bên đã đăng ký bảo đảm trước đó.
Trong thực tiễn một số tác giả trong quá trình nghiên cứu có sự nhầm lẫn
giữa hình thức hợp đồng với chứng cứ chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Theo
quan điểm của tác giả về hình thức hợp đồng thương mại mua bán hàng hoá theo
quy định của Luật thương mại năm 2005 “Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” là đầy đủ
chặt chẽ bao quát được các giao dịch dân sự trong đời sống xã hội phù hợp với quy
định chung của thế giới. Khó khăn vướng mắc là chứng minh sự tồn tại của hợp
đồng, hiệu lực của hợp đồng đối với giao dịch không thể hiện bằng văn bản. Theo
quy định tại Điều 7 Công ước Viên “ Hợp đồng mua bán hàng hoá không cần phải
ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ theo một yêu cầu nào khác về
hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả
lời khai của nhân chứng”, tương tự theo quy định tại khoản 2 Điều 2 bộ quy tắc
chung của luật hợp đồng châu Âu “Hợp đồng không cần phải ký kết hoặc làm bằng
văn bản, hoặc phải tuân thủ bất kì yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng.
Hợp đồng có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào bao gồm cả người”.
Vì vậy theo tác giả không cần thêm hình thức hợp đồng thương mại nào khác.
1.1.2.Khái niệm hiệu lực hợp đồng
Khi bàn đến hợp đồng thương mại thì các bên đều quan tâm đến việc tạo ra
lợi nhuận khi tham gia hợp đồng như thế nào và làm thế nào để thực hiện hợp đồng
một cách có hiệu quả nhất, khoa học pháp lý gọi đó là hiệu lực của hợp đồng. Nếu
hợp đồng thương mại mà không có hiệu lực thì hợp đồng đó vô nghĩa, không tồn
tại, nói cách khác văn bản đó không được coi là hợp đồng. Hiệu lực của hợp đồng
được ví như là linh hồn, trái tim quyết định sự sống của con người, nhưng để nhận
(11)

Điều 5 Luật Công chứng 2014.


14


thức được tầm quan trọng của hợp đồng và đưa vào thực tiễn đời sống xã hội khái
niệm về hiệu lực của hợp đồng là điều không hề đơn giản, thực tiễn giải quyết tranh
chấp kinh doanh thương mại đánh giá hiệu lực của hợp đồng là vô cùng khó khăn.
Các nước trên thế giới đều quy định hiệu lực ràng buộc của hợp đồng và có cơ chế
bảo hộ trong thực tiễn đời sống xã hội. Bộ luật dân sự Phápcó quy định “Hợp đồng
được giao kết hợp pháp có giá trị là luật đối với các bên, chỉ bị huỷ bỏ trên cơ sở có
thoả thuận chung, hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định và phải được thực
hiện một cách thiện chí”(12). Bản thân tác giả rất tâm đắc đối với quy định nêu trên
của Bộ luật dân sự Pháp nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng. Trong một số quy định
về hiệu lực của hợp đồng trước đây, Bộ luật dân sự Trung Kỳ, Nam Kỳ, Điều 687
Luật dân sự Sài Gòn năm 1972 do bị ảnh hưởng tư duy lập pháp của Pháp nên cũng
quy định tương tự như Bộ luật dân sự Pháp “các hợp ước được kết lập theo pháp
luật cũng có hiệu lực như pháp luật đối với các bên kết ước”.
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 quy định như sau “Từ thời điểm hợp
đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết.
Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ theo thoả thuận của các bên hoặc theo
quy định của pháp luật(13)“Mọi cam kết thoả thuận không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng(14). Luật thương mại năm 2005 không có khái niệm về hiệu
lực của hợp đồng, tuy nhiên Điều 11 quy định như sau “các bên có quyền tự do
thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo
đức xã hội để xác lập quyền nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh
thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó”.Nhà làm luật khẳng định
cụ thể hơn, nhấn mạnh vai trò bảo hộ của nhà nước đối với hợp đồng thương mại
làm cho các chủ thể (thương nhân) thấy được tầm quan trọng của hợp đồng, tuy quy
định như vậy lại làm hẹp giá trị pháp lý của hợp đồng so quy định của Bộ luật dân

sự, nguyên nhân khi ban hành Luật thương mại năm 2005 chúng ta vẫn còn mang
nặng tư tưởng Nhà nước quản lý nền kinh tế.Từ những phân tích nêu trên, chúng ta
thấy dấu hiệu bản chất pháp lý khái niệm hiệu lực của hợp đồng như sau:

(12)

Điều 1134 Bộ luật dân sự Pháp.
Điều 401 Bộ luật dân sự 2015.
(14)
Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
(13)

15


-Giá trị pháp lý của hợp đồng giống như pháp luật đối với các bên giao kết,
thực hiện hợp đồng.
-Cam kết trong hợp đồng có hiệu lực cưỡng chế bắt buộc các bên phải tôn
trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng.
Trên cơ sở phân tích bản chất hiệu lực của hợp đồng, tác giảxin đưa ra khái
niệm hiệu lực của hợp đồng thương mại là “Các cam kết, thoả thuận của các bên
làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng theo quy định
của pháp luật là luật đối với các bên, buộc các bên phải thi hành nghiêm túc thực
hiện các quyền, nghĩa vụ đó và các chủ thể khác phải tôn trọng. Việc thay đổi huỷ
bỏ các quyền, nghĩa vụ do các bên thoả thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Nhà
nước tôn trọng, bảo đảm thực hiện các thoả thuận của các thương nhân”.Khi bàn
đến hiệu lực của hợp đồng chúng ta có thể nhìn nhận ở nhiều khía cạnh đó làđiều
kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng
buộc của hợp đồng, hiệu lực tương đối của hợp đồng.
1.1.3. Hiệu lực tương đối của hợp đồng thương mại

Hiệu lực của hợp đồng thương mại không chỉ là sự ràng buộc của các bên
tham gia hợp đồng mà đôi khi hợp đồng còn có hiệu lực áp dụng với các chủ thể
khác khi giải quyết tranh chấp như cơ quan tài phán là trọng tài hoặc Toà án. Vì khi
giải quyết vụ việc cơ quan tài phán phải nghiên cứu xem thoả thuận nào là trái luật,
thỏa thuận nào phù hợp với quy định của pháp luật; nếu thoả thuận không trái luật
thì họ phải tôn trọng áp dụng trong việc giải quyết vụ án(gọi là luật đối với các
bên). Tuy nhiên hiện nay nếu các bên trong hợp đồng thương mại lựa chọn hệ thống
quốc gia áp dụng án án lệ để giải quyết thì cơ quan tài phán của Việt Nam có tôn
trọng giải quyết hay không?. Đây là vướng mắc chưa một công trình nghiên cứu
nào đề xuất hướng giải quyết như thế nào? Chưa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nào hướng dẫn áp dụng như thế nào?
1.1.3.1. Hiệu lực tương đối với bên trực tiếp tham gia
Trong quan hệ hợp đồng có ít nhất từ hai bên trở lên tham gia, gọi là chủ thể
hợp đồng, các chủ thể đó rất đa dạng gồm cá nhân, các thương nhân theo quy định
của pháp luật. Bản chất của quan hệ hợp đồng là thoả thuận làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia nên
quyền bên này thường đối lập là nghĩa vụ với bên kia. Ví dụ: Hợp đồng tín dụng:
16


Bên cho vay có trách nhiệm giải ngân tiền vay theo quy định của hợp đồng, còn bên
vay phải thực hiện nghĩa vụ thế chấp tài sản và được nhận tiền vay, phải trả lãi theo
hợp đồng, phải trả tiền gốc khi hết hạn hợp đồng, nếu đến hạn trả nợ mà bên vay
không trả hết nợ thì bên cho vay có quyền phát mại tài sản thế chấp.Như vậy, hợp
hợp đồng là sản phẩm ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện thoả thuận, xác lập nội
dung hợp đồng nên nó có giá trị trực tiếp trước hết đối với các bên tham gia.
1.1.3.2. Hiệu lực đối với người kế vị pháp lý
Hợp đồng không chỉ có hiệu lực với bên trực tiếp tham gia mà nó còn có
hiệu lực với người kế vị pháp lý. Người kế vị pháp lý không phải là người bên
ngoài tham gia hợp đồng mà là những người thay thế tư cách pháp lý của một bên là

chủ thể hợp đồng thông qua hoạt động mua bán, chuyển nhượng pháp nhân, cải tổ,
sáp nhập, chia tách pháp nhân, hoặc do thừa kế. Ví dụ hợp đồng mua bán nợ tín
dụng giữa Ngân hàng cho công ty mua bán nợ xấu (VAMC), bên vay vốn phải có
nghĩa vụ trả nợ tín dụng cho công ty đã mua nợ của ngân hàng theo quy định của
pháp luật. Trường hợp này công ty VAMC là người kế vị pháp lý nên được áp dụng
các biện pháp đòi nợ bên vay vốn Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng.
*Đặc điểm của người kế vị pháp lý như sau:
+Người kế vị pháp lý hậu quả của hợp đồng trong một số trường hợp như đòi
bồi thường, đòi thực hiện nghĩa vụ chưa thực hiện hợp đồng sau khi trừ nghĩa vụ đã
thực hiện. Có loại nghĩa vụ mà theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận
chủ thể thực hiện hợp đồng không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ hợp đồng
uỷ quyền giữa các pháp nhân với nhau nếu pháp nhân uỷ quyền chấm dứt sự tồn tại
do phá sản.
+ Người kế vị quyền đồng thời họ cũng kế vị nghĩa vụ tương ứng trong hợp
đồng, trừ trường hợp các bên giới hạn hiệu lực của hợp đồng đối với người kế vị
pháp lý; hạn chế người được kế vị pháp lý, theo lẽ thông thường đối với nghĩa vụ
chuyển giao được thì một bên chủ thể không tồn tại do chết, do chuyển nhượng, do
cải tổ pháp nhân thì người thế quyền sẽ được thế nghĩa vụ pháp lý để tiếp tục thực
hiện hợp đồng nếu hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
1.1.3.3. Hiệu lực đối với người thứ ba không phải là người kế vị pháp lý
Hợp đồng có hiệu lực với người thứ ba trong trường hợp các bên có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác nhưng đó là những trường hợp chấp
17


nhận có điều kiện.Theo bộ những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế quy
định trong hợp đồng chỉ có hiệu lực giữa các bên, nhưng cũng có trường hợp nó có
ảnh hưởng tới bên thứ ba.Vì vậy, theo luật một vài nước, người bán có nghĩa vụ bảo
vệ tính mạng và tài sản không chỉ của người mua mà của cả những người khác có
liên quan đang cùng người mua hiện diện tại nơi người bán, cũng như người nhận

hàng có quyền kiện người chuyên chở vì đã không thực hiện trách nhiệm của họ
trong hợp đồng chuyên chở với người gửi hàng. Bằng qui định ràng buộc các bên
các bên theo hợp đồng, điều luật này không định làm phương hại đến bất kỳ hậu
quả nào liên quan đến bên thứ ba theo qui định của luật về hợp đồng áp dụng ở từng
nước.
+ Ký kết hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Tức là các bên ký kết hợp
đồng thì người thứ ba là người được hưởng lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp
đồng, chẳng hạn hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà bên vận chuyển hàng hoá là
bên trung gian trong việc vận chuyển hàng hoá, hợp đồng dịch vụ chăm sóc khách
hàng, hợp đồng đại lý bảo hành sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm vận tải… “người thứ
ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, bên có
quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba”(15),“các bên không được tự ý sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng nếu không được sự
đồng ý của người thứ ba” (16).
+ Hợp đồng ký kết nhân danh người thứ ba để xác lập hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba. Là trường hợp họ không có tư cách đại diện hoặc vượt quá phạm
vi đại diện, về nguyên tắc các trường hợp này chỉ có hiệu lực đối với các bên giao
kết, không có hiệu lực đối với người thứ ba. Tuy nhiên pháp luật thừa nhận hiệu lực
của hợp đồng đối với người thứ ba nếu bên kia hoàn toàn ngay tình không buộc
phải biết người ký hợp đồng với mình không có tư cách hoặc vượt quá phạm vi đại
diện; người thứ ba tuyên bố chấp nhân hợp đồng hoặc không phản đối hợp đồng
trong quá trình thực hiện buộc họ phải biết. Tuy nhiên để hợp đồng có hiệu lực với
người thứ ba thì bên thứ ba đó(là cá nhân tổ chức) đang tồn tại trên thực tế vào thời
điểm phát sinh quyền thụ hưởng hoặc thời điểm phát sinh nghĩa vụ để bên thứ ba

(15)
(16)

Điều 415 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 417 Bộ luật dân sự 2015.


18


thụ hưởng lợi ích; lợi ích của người thụ hưởng phải quy định rõ vào lúc xác định
hợp đồng.
Lợi ích của người thứ ba trong nhiều trường hợp còn là điều kiện ràng buộc
hiệu lực đối với các bên ký kết hợp đồng. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được
bên bán hàng mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển cho bên mua hàng, khi xảy
ra sự cố bảo hiểm thì bên mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực
hiện nghĩa vụ bảo hiểm.
Hiệu lực hợp đồng với người thứ ba trong nhiều trường hợp là bắt buộc họ
không được từ chối nếu việc từ chối đó xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của
người khác. Ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá, bên bán hàng thuê doanh
nghiệp vận tải chuyển hàng cho bên mua nhưng bên mua hàng từ chối nhận hàng,
theo quy định của pháp luật việc từ chối đó là trái luật nếu thiệt hại xảy ra thì họ
phải bồi thường.
Khi hợp đồng ký kết có hiệu lực với người thứ ba, người thứ ba đồng ý
hưởng lợi từ hợp đồng thì các bên không được thay đổi nội dung hợp đồng trừ khi
người thụ hưởng là người thứ ba đồng ý. Người thứ ba biết hợp đồng của người ký
kết hợp đồng vì lợi ích của mình nếu họ không phản đối thì họ vẫn phải thực hiện
hợp đồng. Ví dụ nhân viên công ty A được giao ký hợp đồng thu mua nguyên liệu,
nhưng nhân viên đó lại ký hợp đồng gia công nằm trong khả năng thực hiện của
công ty A. Khi thực hiện hợp đồng, công ty A vẫn vẫn thực hiện việc gia công hàng
hoá cho công ty B. Trường hợp này hợp đồng gia công vẫn có hiệu lực đối với công
ty A và B(17).
Từ những phân tích nêu trên thì người thứ ba kế vị pháp lý là người thay thế
vị trí của một bên trong hợp đồng, họ có đầy đủ các quyền của chủ thể trong hợp
đồng; người thứ ba là chủ thể tồn tại độc lập trong hợp đồng, khoa học pháp lý gọi
là hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc song quyền.

1.1.3.4. Hiệu lực đối với người thứ ba là chủ sở hữu tài sản,tài sản đó đối tượng
trong hợp đồng
Hiệu lực của hợp đồng đối với người thứ ba cùng là chủ sở hữu tài sản theo
phần (quyền ưu tiên mua tài sản trong hạn 30 ngày). Việc định đoạt tài sản chung về
nguyên tắc phải được sự đồng ý của họ, tuy nhiên trong một số trường hợp chủ sở
(17)

Điều 142, 143 Bô luật dân sự năm 2015.

19


hữu theo phần không thể có mặt để định đoạt tài sản thì các chủ sở hữu theo phần
khác có quyền bán tài sản nhưng phải theo một trình tự nhất định đó là yêu cầu Toà
án tuyên bố người vắng mặt đó mất tích sau đó mới được bán tài sản thuộc sở hữu
chung và gửi phần tài sản của người vắng mặt đó vào ngân hàng(18). Bảo vệ quyền
lợi của người thứ ba ngay tình: Người thứ ba chiếm dụng hưởng lợi ngay tình thì họ
có quyền khai thác, hưởng hao lợi tài sản theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Ý nghĩa của việc xác định hiệu lực của hợp đồng thương mại
Việc xác định hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là
cơ sở xác định quyền nghĩa vụ các bên phát sinh sau khi thoả thuận nội dung hợp
đồng đã được ký kết. Hoặc xác định tại thời điểm chuyển giao cho nhau đối tượng
tài sản của hợp đồng; kể từ thời điểm này hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với
các bên, các bên phải thi hành nghĩa vụ theo hợp đồng nếu không thực hiện phải
chịu trách nhiệm trước bên có quyền.
Xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng xác
định nghĩa vụ đối kháng với người thứ 3, quyền được bảo vệ đối với giao dịch ngay
tình. Và là cơ sở để cơ quan nhà nước buộc bên có hành vi vi phạm phải chấm dứt
hành vi vi phạm, là căn cứ để Toà án buộc các bên phải thực hiện đúng hợp đồng,
buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại nếu có và các chế tài khác theo thoả

thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là căn cứ để các bên điều
chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, là cơ sở để miễn trách nhiệm bồi thường do
sự kiện bất khả kháng gây ra thiệt hại. Và là căn cứ để Toà án điều chỉnh hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giúp cho cơ quan có thẩm
quyền áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp; là căn cứ áp dụng điều ước quốc tế
Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Và là căn cứ bảo vệ quyền về tài sản, quyền sở hữu
tài sản, bảo vệ sự ổn định các giao dịch và bảo vệ thị trường.
1.2. Lý luận pháp luật về hiệu lực hợp đồng thương mại
Hợp đồng có hiệu lực pháp lý khi hợp đồng đó thoả mãn các yếu tố nhằm
đảm bảo cho hợp đồng được xác lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và có

(20)

Điều 126 Luật nhà ở năm 2014 và Điều 57 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của chính phủ về
việc thi hành luật nhà ở năm 2005.

20


hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Về lý luận hiệu lực của hợp đồng được các giáo
trình giảng dạy nghiên cứu khá toàn diện nên tác giả chỉ trình bày khái quát chung
nhất, không phân tích cụ thể mà đi thẳng vào các vấn đề sau:
1.2.1. Các điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các yêu cầu pháp lý khi xác lập,
giao dịch hợp đồng buộc các bên phải tuân thủ, nếu không tuân thủ thì hợp đồng thì
hợp đồng bị vô hiệu. Các nước trên thế giới đều xem xét điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng, đều lấy tiêu chí điều kiện chủ thể, nội dung, ý chí tự nguyện của các bên
tham gia hợp đồng là những yêu cầu pháp lý bắt buộc khi giao kết hợp đồng.Theo

quy định của Bộ luật dân sự Pháp, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng phải thỏa
mãn bốn điều kiện sau: Về ý chí các bên giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự
nguyện;Về chủ thể các bên giao kết hợp đồng phải có năng lực giao kết hợp
đồng(tức họ phải có năng lực hành vi dân sự);Đối tượng nội dung chủ yếu của hợp
đồng phải được xác định;Mục đích của hợp đồng phải hợp pháp.Theo luật án lệ của
Hoa Kỳ, hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau: 1) Có sự thỏa thuận,
thống nhất ý chí của các bên một cách tự nguyện; 2) Các bên có năng lực kí kết hợp
đồng; 3) Có nghĩa vụ đối ứng, trừ một số trường hợp ngoại lệ; 4) Mục đích của hợp
đồng phải hợp pháp hoặc không trái với chính sách công; 5) Hình thức hợp đồng
phải phù hợp với quy định pháp luật(19).
Theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ thì hợp đồng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Hợp đồng phải có sự đề nghị; có sự chấp nhận đề nghị; có lợi ích đối xứng; các bên
phải có ý thức thực sự muốn giao kết hợp đồng; cam kết chắc chắn và sự thỏa thuận
hoàn chỉnh; các bên phải có năng lực về chủ thể khi giao kết hợp đồng; phải tuân
thủ các quy định khác(20)nếu thiếu một trong các yếu tố đó làm cho hợp đồng bị vô
hiệu hoặc bị hủy bỏ hoặc không có giá trị pháp lý. Về nguyên tắc hệ thống pháp luật
Anh-Mỹ nếu thiếu một trong các yêu tố nêu trên thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt hợp đồng thiếu yếu tố đối xứng có thể
được Tòa án công nhận có giá trị.Như vậy các nước trên thế giới đều cơ bản thống
nhất về tiêu chí đánh điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

(19)
(20)

TS Vũ Lan Anh-Tạp chí luật học số 12/2010.
Tr 40 TS Lê Minh Hùng, hiệu lực của hợp đông theo quy định của pháp luật Việt Nam.

21



×