Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN NGỮ văn 7 rèn LUYỆN kĩ NĂNG VIẾT đoạn văn NGHỊ LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.89 KB, 20 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí do chọn đề tài:
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống
xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan
niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Có thể nói khơng có văn nghị luận thì khó
mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị
luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội.
Với đối tượng là học sinh lớp 7, trước khi học văn nghị luận, các em đã được học
các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong các kiểu văn bản này, các em đã
được rèn luyện về khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét,
đánh giá, bộc lộ cảm xúc … về sự vật, sự việc, con người. Đó là những nền móng
quan trọng để các em học tốt phần văn nghị luận. Tuy nhiên, để học tốt loại hình
văn bản này khơng phải là điều đơn giản, bởi với đối tượng là học sinh lớp 7, các
em còn quen với kiểu tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận; ít có bản lĩnh, ít
có chủ kiến đối với các vấn đề trong cuộc sống.
Bởi vậy, để giúp các em học tốt được văn nghị luận, bước đầu giáo viên cần nhẹ
nhàng, thận trọng hướng dẫn các em những thao tác đơn giản để các em tiếp cận
vấn đề một cách tự nhiên, hứng khởi và hiệu quả. Tránh sự truyền thụ kiến thức
một cách vội vàng, nhồi nhét khiến các em cảm thấy khó khăn rồi dẫn đến chán
nản.
Với học sinh lớp 7, việc tạo lập được một văn bản nghị luận không phải là điều
đơn giản. Nên trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn các em kĩ năng viết thành thạo
các đoạn văn bằng những cách lập luận đơn giản nhất, mà phép lập luận chứng
minh là một trong những phép lập luận dễ thực hiện, bởi nó gần gũi với thực tế
cuộc sống mà các em đã trải nghiệm.

1


II/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Mặc dù đã được thầy cô rèn luyện rất nhiều về bố cục, dàn bài của một bài văn


nhưng với học sinh lớp 7 thì việc xác định được khi nào là hết một đoạn và đoạn
nào trước, đoạn nào sau là điều không dễ. Vì vậy bài viết của các em thường là lộn
xộn, thiếu lơ gíc, khiến người đọc khó hiểu. Đặc biệt, với kiểu văn nghị luận- một
kiểu văn rất cần năng lực suy luận lơ gíc thì việc viết tốt một đoạn văn và sắp xếp
nó một cách hợp lí là rất cần thiết. Tuy nhiên, làm được điều này không phải là đơn
giản, bởi học sinh lớp 7 là đối tượng học sinh đang còn quen với lối tư duy cụ thể,
cảm tính, ít năng lực suy luận. Chính vì vậy, tơi thấy rằng việc rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng viết đoạn văn nghị luận theo một thao tác đơn giản nhất đó là lập
luận chứng minh là rất cần thiết, bởi nó sẽ là nền móng để các em có thể tạo lập tốt
một văn bản nghị luận.

2


B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN I: Các giải pháp thực hiện:
1.Điều tra đối tượng:
- Cho học sinh làm bài kiểm tra theo những mục đích nhất định, kết quả kiểm
tra ở năm học 2012-2013:
Tổng số
61

Giỏi
SL
%
1
1,63

Khá
SL

%
15
24.6

Trung bình
SL
%
33
54,1

Yếu, kém
SL
%
12
19,7

- Kết quả bài làm của học sinh không cao là do những lỗi sau:
+ Phần Mở bài học sinh chưa dẫn dắt được vấn đề, chưa nêu khái quát được
vấn đề chính cần chứng minh và chưa định hướng được phương thức nghị luận,
phạm vi nghị luận của bài.
+ Chưa biết dùng từ ngữ để chuyển từ Mở bài sang Thân bài, từ Thân bài sang
Kết bài; chưa có sự liên kết giữa các đoạn văn trong phần Thân bài. Các đoạn trong
phần Thân bài còn sắp xếp lộn xộn. Chưa biết cách xác định nội dung (luận điểm)
trong một đoạn, hoặc xác định được nhưng triển khai chưa rõ ràng.
+ Phần Kết bài chưa có sự khái quát, khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng của
bài; có nhiều bài thiếu sự hơ ứng giữa Mở bài và Kết bài.
- Nguyên nhân của các lỗi trên:
+ Do mới lần đầu tiếp xúc với kiểu văn này nên các em còn bỡ ngỡ, thiếu kinh
nghiệm trong cách làm bài.
+ Các em đang còn quen với lối tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận

nên các em chưa thể hiện được bản lĩnh và chủ kiến của mình khi làm bài.
+ Do thời lượng luyện tập cịn ít nên các em chưa được rèn luyện các kĩ năng
viết, trình bày, nhận xét để rút kinh nghiệm cho bản thân.
+ Do cách trình bày các khái niệm trong sách giáo khoa còn mang tính hàn lâm
dẫn đến việc học sinh khó hiểu, đặc biệt biệt là với đối tượng học sinh lớp 7.
3


2. Xây dựng kế hoạch thực hiện:
- Trước hết, giáo viên cần phải tìm tịi, nghiên cứu tài liệu để có kế hoạch dạy học phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
- Ngoài thời gian luyện tập ở các tiết luyện tập chính khố, giáo viên cần lên kế
hoạch cụ thể, khoa học cho việc luyện tập ở các tiết học thêm buổi chiều và việc tự
học ở nhà cho học sinh.
- Khi soạn bài, giáo viên cần chu ý tất cả các đối tượng học sinh, xây dựng hệ
thống bài tập ở nhiều cấp độ để phù hợp với mọi đối tượng học sinh của lớp.
- Sau mỗi tiết học cần có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
3. Thực hành luyện tập:
- Từng bước thực hiện một cách tỉ mỉ cho học sinh luyện tập viết từng đoạn, từ
mở bài, đến những đoạn trong thân bài rồi đến kết bài.
- Khi luyện tập, trước tiên, giáo viên cần cho học sinh làm theo một số mẫu
đơn giản. Chẳng hạn, có thể đưa ra những đề bài gần giống với bài làm mẫu trong
sách giáo khoa để học sinh bắt trước. Bước tiếp theo giáo viên đưa ra những vấn đề
gần gũi với cuộc sống và tâm lí lứa tuổi của các em và hướng dẫn cụ thể để các em
dựa vào đó triển khai thành đoạn văn. Khi kĩ năng của các em đã dần thuần thục thì
giáo viên sẽ đưa ra vấn đề để học sinh tự viết, tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, hoặc
có thể để các em tự chọn vấn đề theo sự khoanh vùng của giáo viên.
- Khi luyện tập viết đoạn văn giáo viên cần lưu ý hạn chế việc học sinh dùng
tài liệu một cách thụ động, nếu ở những tiết đầu khi các em đang cần học theo mẫu
thì nên yêu cầu các đọc tài liệu mẫu trong thời gian nhất định, sau đó gấp lại rồi
mới viết, khơng nên để học sinh vừa nhìn tài liệu vừa viết. Sở dĩ phải làm như vậy

vì trên thực tế, có nhiều em khi khơng có tài liệu sẽ khơng có khả năng tự viết,
thậm chí viết được nhưng diễn đạt rất lủng củng; bên cạch đó các em cũng sẽ
không rèn luyện được khả năng học thuộc mà điều này thì lại rất cần trong học mơn
Ngữ văn.
4


- Một điều nữa cần phải làm tốt khi luyện tập, đó là giáo viên phải quán xuyến
được lớp cả khi làm bài, khi trình bày và khi nhận xét bài của bạn. Bởi điều này sẽ
giúp các em nắm chắc vấn đề một cách tự nhiên nhưng rất sâu sắc.

PHẦN II: Các biện pháp thực hiện:

5


I- Củng cố kiến thức về đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận, đặc điểm
của văn nghị luận, phương pháp lập luận chứng minh
1/ Đoạn văn:
Đoạn văn là một đơn vị cấu thành văn bản. Văn bản là một chỉnh thể thống nhất,
thường bao gồm nhiều đoạn văn. Các đoạn văn trong văn bản vừa cần được tách ra
một cách rõ rệt, vừa cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Bên trong mỗi đoạn văn
cũng cần có sự liên kết của các câu. Hơn nữa, các câu trong đoạn văn cần có quan
hệ với nhau, tạo nên những kiểu kết cấu của đoạn văn. Mỗi đoạn văn thường có
nhiều câu, diễn đạt một ý chọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn được mở đầu từ chỗ
viết hoa lùi vào và hết đoạn là dấu hết câu và xuống dịng.
Khi cung cấp lí thuyết về đoạn văn, giáo viên cần cho học sinh biết đây là đoạn
văn thông thường mà các em cần đạt tới khi viết; còn trên thực tế, để thể hiện
những ý đồ nghệ thuật thì có nhiều đoạn văn trong các tác phẩm văn học có cấu tạo
hết sức đặc biệt.

2/ Đoạn văn nghị luận:
Đoạn văn nghị luận cũng có những đặc điểm cơ bản của một đoạn văn. Tuy
nhiên, mỗi kiểu văn bản đều có những đặc điểm riêng của nó. Trong mỗi văn bản
nghị luận sẽ có một vấn đề được đem ra để bàn luận, để làm sáng tỏ được vấn đề đó
thì người làm phải xác định được một hệ thống luận điểm. Khi chúng ta dùng lí lẽ,
dẫn chứng và lập luận một cách phù hợp để làm sáng tỏ một luận điểm thì đó được
xem là một đoạn văn trong bài văn nghị luận.
Có nhiều cách để làm sáng tỏ luận điểm, có nghĩa là có nhiều cách viết một
đoạn văn nghị luận. Tuy nhiên, với học sinh lớp 7 thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn
các em nắm chắc những cách suy luận trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta" là vừa sức (Xem kĩ mơ hình ở phần I trong bài "Bố cục và phương pháp lập
luận trong bài văn nghị luận" - trang 30, sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập I). Đặc biệt
cần lưu ý đến kiểu suy luận nhân quả và kiểu suy luận tổng phân hợp.
6


3/ Đặc điểm của văn nghị luận:
a- Luận điểm:
- Luận điểm hiểu một cách đơn giản thì đó là ý kiến về một vấn đề nào đó. Ý
kiến ở đây được hiểu là cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về
sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, nếu đưa ra ý kiến "Mùa hè tớ rất
thích ăn kem" thì đó chỉ là ý kiến chứ không phải là luận điểm. Nhưng nếu nói
"Mùa hè, chúng ta cần phải ăn uống cho hợp vệ sinh" thì đó lại là một luận điểm.
Nghĩa là, luận điểm là ý kiến, nhưng phải là ý kiến thể hiện một tư tưởng, quan
điểm nào đó về những vấn đề mang tính khái qt cao, có ý nghĩa phổ biến đối với
đời sống xã hội.
- Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài văn nghị luận. Trong bài
văn nghị luận có luận điểm lớn (tổng qt bao trùm tồn bài); có luận điểm phụ
(nhỏ) là bộ phận của luận điểm chính. Ví dụ: Nói "Hút thuốc lá rất có hại cho con
người" - đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chính ấy có thể chia ra các

luận điểm phụ như: "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ", "Hút thuốc gây thiệt hại về
kinh tế", "Nghiện thuốc lá có thể dẫn tới các tệ nạn xã hội "…Tuy nhiên, cách phân
chia như trên chỉ được sử dụng theo ý nghĩa tương đối.
- Luận điểm có hình thức phán đốn: Đó là câu khẳng định tính chất, thuộc tích,
như:
+ Dân ta có một lịng nồng nàn u nước
+ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Sách là người bạn lớn của con người.
+ Học cơ bản mới có thể trở thành tài.
b- Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Lí lẽ là những đạo
lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số
liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin

7


cậy, khơng thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng đáng tin cậy làm cho luận cứ được vững
chắc.
c- Lập luận: là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận
điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Luận điểm được xem như là kết luận của
lập luận. Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh,
tổng hợp, sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ. Lập luận thể hiện
trong cách viết đoạn văn và trong việc tổ chức bài văn. Mở bài cũng có lập luận,
Thân bài cũng có lập luận và Kết bài cũng có lập luận. Trong luận cứ cũng có lập
luận. Có thể nói lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Có lập luận mới đưa ra
được luận điểm như là kết luận của nó.
4- Phương pháp lập luận chứng minh: là cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng
tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn. Ví dụ: Văn bản "Đừng sợ vấp
ngã" trong Phần I, bài "Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh" - trang 41,
sách giáo khoa Ngữ văn 7; tác giả đã lấy những dẫn chứng về những nhân vật nổi

tiếng trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực để chứng minh cho chân lí: vấp ngã là sự
thường, là cái giá phải trả cho sự thành công; cái đáng sợ không phải là sự thất bại
mà là việc ta đã bỏ qua nhiều cơ hội vì khơng cố gắng hết mình.
II- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài
Đây là phần mà học sinh thường ngại làm nên dẫn đến việc lạc đề khi viết bài,
hoặc viết bài khơng có lơ gíc. Chính vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu
học sinh thực hiện kĩ khâu này. Bởi làm tốt việc tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài sẽ
giúp các em có định hướng tốt cho bài làm, từ đó mới có được kết quả cao.
Phần này, sách giáo khoa đã hướng dẫn rất kĩ, tuy nhiên, với mỗi đề bài cụ thể,
giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời để các em tự tìm ra
vấn đề và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí. Với những vấn đề khó, giáo viên
cần hướng dẫn các nguồn thơng tin mà các em có thể tìm kiếm, nếu cần thiết có thể
giải thích cho các em hiểu.
8


Ví dụ: Với đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn
luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi theo trình tự như sau:
(1): Đề yêu cầu chứng minh điều gì? Em hiểu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì?
Phương pháp lập luận cần sử dụng ở đây là gì?
(2): Vì sao "ăn quả" lại phải nhớ "kẻ trồng cây"?
(3): Tìm những biểu hiện của đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?
(4): Hãy kể những việc làm trái với đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? Thái độ
của em đối với những việc làm ấy?
(5): Em đã làm gì để thực hiện đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? Em có lời
khuyên nào dành cho mọi người để em và mọi người cùng nhau thực hiện tốt đạo
lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"?...
Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn bài
theo trình tự. (Phần này giáo viên yêu cầu học sinh xem ở bài "Cách làm bài văn

lập luận chứng minh" - Sách giáo khoá Ngữ văn 7).
Lưu ý: Phần Thân bài giáo viên cần yêu cầu học sinh lập dàn bài theo trình tự
đã hướng dẫn trong sách giáo khoa (lí lẽ trước rồi đến dẫn chứng). Riêng phần dẫn
chứng, cần lưu ý học sinh sắp xếp theo một trình tự nhất định, có thể là theo khơng
gian, hoặc thời gian…
III- Hướng dẫn học sinh luyện tập
1/ Cách viết đoạn Mở bài:
Trong văn nghị luận, Mở bài thường được viết bằng một đoạn văn. Mục đích
nhằm giới thiệu vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế khi viết
Mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: định viết, định bàn bạc vấn đề gì? Đoạn văn Mở
bài tuy có nhiều cách, nhưng cơ bản cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Mở đầu đoạn: Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan đến vấn đề chính
sẽ nêu.
9


- Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính sẽ bàn trong Thân bài tức là luận đề. Vấn đề
chính này có thể đã chỉ rõ (nằm sẵn trong đề bài), có thể người viết tự rút ra, tự khái
quát.
- Phần kết đoạn: Nêu phương thức nghị luận và phạm vi vấn đề cần bàn luận.
Phần này thường đề bài đã xác định sẵn, người viết chỉ cần giới thiệu hoặc ghi lại
đoạn trích, câu trích ở đầu bài.
Có nhiều cách viết đoạn Mở bài, nhưng theo tôi, với đối tượng là học sinh lớp 7
thì chỉ cần luyện cho các em hai cách:
*Cách 1: Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề
Đây là kiểu mở bài đơn giản, dễ thực hiện nhất. Bởi người viết chỉ cần nắm
được vấn đề một cách cơ bản nhất về những yêu cầu của đề và u cầu của phần
Mở bài thì có thể diễn đạt được. Tuy nhiên, dù nó là một cách nhưng khơng hề áp
đặt, nếu học sinh có vốn ngơn ngữ phong phú thì cũng sẽ có những cách diễn đạt
khác nhau và cũng sẽ tạo được sự cuốn hút và sức thuyết phục cao.

Vì dụ: Viết Mở bài cho đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa
đến nay ln ln sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Với đề bài này và với cách Mở bài bằng cách đi thẳng vào vấn đề, học sinh cũng
có thế diễn đạt theo nhiều kiểu:
(1): Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn
minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất,
giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất
của con người. Một trong số đó là sự biết ơn,ghi nhớ cơng lao mà người khác đã
giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ơng
cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .
(2):

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến

những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất
10


nước Việt Nam ta như hơm nay. Nhưng đó khơng chỉ là các anh bộ đội, các chị
thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung
sức, chung lịng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh. Chúng ta,
những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm cơng lao trời biển đó của ơng
cha ta và khơng ngừng phát huy những thành quả mà những lớp người đi trước đã
nhọc nhằn mang lại. Đây chính là đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà cha ơng ta
muốn gửi gắm đến con cháu mai sau.
*Cách 2: Mở bài bằng cách đối lập vấn đề.
Đây là cách mở bài yêu cầu người viết có sự sáng tạo trong cách diễn đạt. Muốn
vậy, người viết phải hiểu vấn đề một cách sâu sắc. Chính vì vậy, nêu diễn đạt được
bằng cách này thì bài văn sẽ có sức thuyết phục và lơi cuốn hơn rất nhiều.
Ví dụ: Viết Mở bài cho đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến

nay ln ln sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Với đề bài này và với cách Mở bài bằng cách đối lập vấn đề, học sinh cũng có
thể diễn đạt theo nhiều kiểu:
(1): Trong cuộc sống, có những kẻ vì lợi ích bản thân mà chà đạp lên cả những
người đã có ơn với mình. Hay vì mải mê với những bộn bề của cuộc sống mới mà
quên đi những ân tình trong quá khứ. Để nhắc nhở họ, cha ơng đã đã có câu "Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây" .
(2): Sống trên đời có khơng ít kẻ bội bạc, vơ ơn, "Ăn cháo đá bát", "Qua cầu rút
ván". Để nhắc nhở họ sống theo đạo lí tình nghĩa, thuỷ chung, ơng cha đã đúc kết
thành câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .

2/ Cách viết các đoạn văn trong phần Thân bài:

11


Đối với bài văn lập luận chứng minh, phần Thân bài có nhiệm vụ nêu ra những
lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. Các đoạn văn trong phần Thân
bài cũng có nhiều cách lập luận, nhưng cơ bản phải đạt được các yêu cầu: trình bày
lí lẽ, dẫn chứng sao cho phù hợp để làm sáng tỏ một luận điểm trong bài và giữa
các đoạn phải đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ.
Trong phần Thân bài của bài văn lập luận chứng minh, các đoạn văn thường
được sắp xếp theo theo trình tự: phân tích lĩ lẽ trước rồi mới đến nêu dẫn chứng để
chứng minh.
Mặc dù có nhiều cách suy luận khi viết đoạn văn lập luận chứng minh, nhưng
theo tôi, với học sinh lớp 7 chỉ cần tập cho các em viết đoạn văn theo ba kiểu suy
luận, đó là: : suy luận tương đồng, suy luận nhân quả, suy luận tổng phân hợp.
a/ Viết đoạn văn lập luận chứng theo phương pháp suy luận tương đồng:
Đây là kiểu suy luận mà người viết dùng những câu văn có chức vụ tương đương
nhau trong một đoạn văn, bởi vậy nó thường dùng khi viết đoạn phân tích lí lẽ ở

phấn đầu của Thân bài và lời kêu gọi, lời khuyên ở phần cuối của Thân bài.
Ví dụ: Viết một đoạn thân bài cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam
từ xưa đến nay ln ln sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
(1): Đoạn đầu của Thân bài:
Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải
nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ
hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn khuyên
chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã
tạo ra thành quả đó. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành
quả, cịn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người
khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả
mà ta hưởng thụ. Vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước
12


hết đó là cha mẹ- những người đã có cơng sinh thành và ni dưỡng từ khi ta cịn
bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an
ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy
cơ giáo - những người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá
nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ đội, những chị thanh
niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của
mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hơm nay. Đó là những nhà khoa học
đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội,
cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm
cống hiến mà không cần được tơn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn
ln ln cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ đất nước tươi đẹp này.
(2): Đoạn cuối của phần Thân bài:
Bên cạnh những người sống thuỷ chung, tình nghĩa, cũng khơng ít kẻ vơ ơn. Đó
là những kẻ đã chà đạp lên quá khứ, chà đạp lên những nghĩa tình cao đẹp, những

kẻ sống “Vong ân bội nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biết coi trọng lợi ích bản thân;
coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý; chạy theo danh vọng mà quên rằng: ai là
người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại
vào công việc, mà không quan tâm chăm sóc . Đối với xã hội họ thờ ơ, vơ cảm. Đối
với loại người đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận
thức để mỗi chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã
sinh thành, dưỡng dục, đã hi sinh xương máu để có được đất nước hôm nay.

b/ Viết đoạn văn lập luận chứng theo theo phương pháp suy luận nhân quả:
13


Đây là kiểu lập luận mà người viết đưa ra các luận cứ làm cơ sở để rút ra kết luận
(luận điểm) hoặc ngược lại, đưa ra luận điểm rồi dùng các luận cứ để chứng minh.
Ví dụ: Viết một đoạn thân bài cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ
xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
(1) Lập luận nhân quả theo kiểu đưa ra luận điểm sau đó dùng luận cứ để
chứng minh:
Thực hiện lời dạy của cha ông, những người Việt Nam hôm nay luôn sống xứng
đáng với đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong kháng chiến, chúng ta có
"Phong trào Trần Quốc Toản" giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong
trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau giờ
học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có
cơng với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang nặng nghĩa tình,
góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn nhớ đến công ơn mà
những người chồng, người cha, người con của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
Trong xã hội bây giờ, Đảng, Nhà nước đã có những chế độ, chính sách đối với
những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết
mực thương u, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ đã cho họ cuộc sống
tươi đẹp như hôm nay: "Công cha nặng lắm cha ơi!- Nghĩa mẹ bằng trời chín

tháng cưu mang”. Và chúng em, những thế hệ học sinh hôm nay cũng luôn ghi nhớ
và biết ơn những thế hệ đi trước bằng những việc làm thiết thực, chúng em cũng đã
góp một phần nhỏ vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương mình qua phong
trào "Áo lụa tặng bà". Chúng em sẽ nguyện cố gắng học tập để giữ gìn và phát huy
những thành quả mà cha anh đã để lại để xứng đáng là những chủ nhân tương lai
của đất nước.

14


(2): Lập luận nhân quả theo kiểu đưa ra các luận cứ làm cơ sở để rút ra kết
luận (luận điểm)
Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu
chỉ nén nhàng, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lịng thành kính
tưởng nhớ tới cơng đức tổ tiên, ơng bà, cha mẹ. Việc làm ấy chứng tỏ có mối quan
hệ vơ cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như ln
có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường
mưu sinh vất vả. Với việc làm này, lớp con cháu đã bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền
nhân bằng cách giữ gìn, phát huy truyền thống để làm vẻ vang gia đình, dịng họ.
c/ Viết đoạn văn theo lập luận chứng theo phương pháp suy luận tổng phân
hợp: Đây là phương pháp suy luận mà người viết đưa ra một nhận định chung, rồi
dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể, để cuối cùng dẫn đến kết luận
Ví dụ: Viết một đoạn thân bài cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt
Nam từ xưa đến nay luôn ln sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Chúng ta phải sống đúng với đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vì tất cả những
người trồng cây đã khơng tiếc mồ hơi, cơng sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả
cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có
mặt trên cuộc đời này? Đó là bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau, đã
sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng
chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người chăm bẵm,

dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi "Mẹ, Ba" và những bước đi chập
chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng hạnh phúc của mẹ
cha. Họ luôn ở bên cạnh để chúng ta có được cuộc sống bình n, hạnh phúc như
ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc công sức,
mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống. Họ là những người dám hi sinh tất cả
15


cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Rồi những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì
nền độc lập tự do cho dân tộc, hay những anh lính ngồi biên cương và những
chiến sĩ cơng an đang ngày đêm vất vả vì cuộc sống bình yên cho mọi người. Bởi
vậy, chúng ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
đã được truyền dạy từ bao thế hệ nay: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
3/ Cách viết đoạn Kết bài:
Đối với bài bài văn lập luận chứng minh thì phần Kết bài phải nêu được kết luận
nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài (nêu được ý nghĩa của luận
điểm đã được chứng minh).
Phần Kết bài cần có sự liên kết với phần Thân bài bằng các từ ngữ liên kết, như:
Tóm lại …, Như vậy…; hoặc nhắc ý trong phần Mở bài.
Lưu ý: Phần Kết bài phải đảm bảo sự hô ứng với phần Thân bài, chẳng hạn: nếu
mở bài đi thẳng vào vấn đề thì kết bài cũng nêu ngay bài học, nếu mở bài bằng
cách đối lập vấn đề thì kết bài nêu ý phủ định điều đối lập và khẳng định ý nghĩa
của vấn đề.
Ví dụ: Viết phần Kết bài cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa
đến nay luôn ln sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
(1): Viết đoạn kết bài theo kiểu mở bài trực tiếp:
Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài
học q giá: khơng có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo
ra từ thành quả lao động, bằng mồ hôi, xương máu của những người đi trước.
Chúng ta- thế hệ mầm non của tương lai đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để


16


có thể xây dựng, bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và
luôn luôn nhắc nhở nhau "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
(2): Viết đoạn kết bài theo kiểu mở bài tương phản đối lập vấn đề:
Tóm lại, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chúng ta cần phải loại bỏ ngay lối
sống vong ân, bội nghĩa ra khỏi đời sống xã hội. Hãy sống đúng với những điều
cha ông ta đã truyền dạy. Lời dạy của cha ông trong câu tục ngữ trên giúp ta hiểu
được về đạo lí làm người. Lịng tơn kính, sự biết ơn khơng thể thiếu trong mỗi con
người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm
chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì
nó khơng tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có
cơng dẫn dắt ta trong cuộc sống, nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ
bảo ta như cha mẹ, thầy cơ. Bài học đó sẽ ln có vai trị, tác dụng vơ cùng to lớn
đối với cuộc sống trên hành tinh này.

17


C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1/ Kết luận:
Sau một thời gian tổ chức hướng dẫn học sinh rèn luyên kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận chứng minh, tôi thấy rằng, bước đầu các em đã biết cách trình bày các
đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề. Đặc biệt, phần Mở bài và Kết bài đã được các
em trình bày ngắn gọn, lơ gíc và có sự hơ ứng cho nhau. Trong phần Thân bài, các
em đã đã biết triển khai các luận điểm và sắp xếp chúng theo một trình tự khoa học.
Thực hiện tốt việc viết các đoạn văn sẽ là điều kiện tốt nhất để các em viết được
một bài văn nghị luận chứng minh.

Ngoài việc rèn luyện kĩ năng viết, thì việc rèn luyện viết đoạn văn nghị luận
chứng minh cũng đã cải thiện rất tốt khả năng trình bày miệng của các em trong các
tiết học cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các dạy mới ở kì II - năm học 2013 - 2014:
Tổng số
61

Giỏi
SL
6

Khá
%
9,8

SL
29

%
47,6

Trung bình
SL
%
24
39,3

Yếu, kém
SL
%

2
3,3

2/ Bài học kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trong việc rèn luyện cho học sinh cách
viết đoạn văn lập luận chứng minh, với kết quả đạt được như trên, tơi đã rút ra cho
mình những bài học sau:
- Trước hết, giáo viên cần phải điều tra đối tượng để nắm được tình hình thực tế
của học sinh, đặc biệt là tìm ra những lỗi mà các em thường mắc phải khi là văn.
Từ đó, tìm ra ngun nhân để có hướng khắc phục. Qúa trình phát hiện lỗi, tìm ra
nguyên nhân và sửa chữa cho học sinh cần có một qua trình lâu dài, tỉ mỉ.
- Khi truyền thụ kiến thức, đặc biệt là những thuật ngữ trong văn nghị luận, như:
luận đề, luận điểm, luận cứ…, giáo viên cần diễn đạt nó bằng những ngơn ngữ dễ
18


hiểu nhất, không cần thiết phải dùng ngôn ngữ trong sách giáo khoa. Và để học
sinh dễ hiểu những khái niệm này, giáo viên cần có những dẫn chứng thật cụ thể,
gần gũi với đời sống và phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em.
- Trong qúa trình luyện tập phải thực hiện từng bước, bởi với đối tượng là học
sinh lớp 7, nếu chúng ta nóng vội, nhồi nhét thì sẽ gây áp lực cho các em, dẫn đến
việc các em sẽ khơng cịn hứng thú mà trở nên chán nản.
- Khi luyện tập cần phải chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh, giáo viên cần có
các dạng đề theo các cấp độ khác nhau để vừa sức với từng đối tượng học sinh.
- Trong khi luyện tập cần khuyến khích những em bộc lộ được những quan điểm
cá nhân một cách sáng tạo, nhằm khuyên khích các em thể hiện bản lĩnh và chủ
kiến của mình- điều mà đối tượng là học sinh lớp 7 đang còn e ngại. Tránh việc áp
đặt, bởi nếu áp đặt, các em sẽ làm bài theo kiểu dập khn, khơng phát huy được
tính sáng tạo của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn luyện học sinh viết đoạn

văn lập luận chứng minh, tơi hy vọng rằng nó sẽ góp một phần nhỏ trong việc rèn
luyện kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh. Để đề tài này được hoàn thiện
hơn, tơi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

......., ngày 23 tháng 04 năm 2014
TƠI XIN CAM KẾT SKKN NÀY DO
MÌNH TỰ LÀM, KHÔNG COPY CỦA
NGƯỜI KHÁC.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Những bài làm văn mẫu 7- Trần Thị Thìn
19


2/ SGK và SGV Ngữ văn các khối 7.
3/ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn - Lê Xuân Soan.
4/ Một số bài văn của các bạn đồng nghiệp.

20



×