Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải thông thường từ thực tiễn huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LƯU TIẾN TRUNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LƯU TIẾN TRUNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU NGỌC TỐ TÂM


HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình của tôi và dưới sự hướng dẫn của
Tiến sỹ Lưu Ngọc Tố Tâm. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những trích dẫn, thông tin, số liệu trong Luận văn được đưa ra đầy đủ, trung
thực và chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Nếu không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
HỌC VIÊN

Lưu Tiến Trung


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ dạy, giúp đỡ, hỗ trợ của thầy cô, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô TS. Lưu Ngọc Tố Tâm – Người
hướng dẫn khoa học đã chỉ dạy, giúp đỡ, nhắc nhở tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cảm ơn thầy cô Khoa Đào tạo Sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội đã
đem tâm huyết của mình dành cho các học viên, trong đó có tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Cảm ơn anh Nguyễn Khắc Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát
triển hạ tầng Nam Đức đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình liên hệ.
Cảm ơn UBND huyện Mê Linh, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Mê Linh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình liên hệ thực hiện luận
văn.
Cảm ơn anh Ngô Minh Dương – Cán bộ Tổng cục Môi trường, các bạn đã

hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Do hạn chế về năng lực và một số hạn chế khách quan, chủ quan khác
trong thời gian thực hiện luận văn nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
của Luận văn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để rút kinh nghiệm,
nâng cao năng lực trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc về sau.
Trân trọng cảm ơn./.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Học viên

Lưu Tiến Trung


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG ........ 8
1.1. Lý luận về quản lý chất thải thông thường .......................................... 8
1.1.1. Chất thải thông thường và những hậu quả của nó ................................. 8
1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải thông thường .......................................... 14
1.2. Lý luận pháp luật về quản lý chất thải thông thường ....................... 21
1.2.1. Định nghĩa pháp luật về quản lý chất thải thông thường ..................... 21

1.2.2. Vai trò của pháp luật về quản lý chất thải thông thường ..................... 22
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải thông thường ...... 25
*) Tiểu kết chương 1: ................................................................................. 41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG TẠI HUYỆN MÊ
LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ............................................ 43
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định pháp luật về
quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. . 43
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Mê Linh ............................................... 43
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh .................................... 44
2.2. Ưu điểm và hạn chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật về
quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh. ................................. 48
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải thông thường được áp dụng tại
huyện Mê Linh ............................................................................................. 48
2.2.2. Ưu điểm trong việc áp dụng pháp luật về quản lý chất thải thông
thường tại huyện Mê Linh. ........................................................................... 49


2.2.3. Hạn chế từ những quy định pháp luật và trong việc áp dụng pháp
luật về quản lý chất thải thông thường ..................................................... 56
*) Tiểu kết chương 2: ................................................................................. 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
THÔNG THƯỜNG TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .. 71
3.1. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chất thải thông thường tại
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. ........................................................... 71
3.1.1. Mục tiêu của huyện Mê Linh trong việc quản lý chất thải thông thường.
..................................................................................................................... 71
3.1.2. Yêu cầu đối với quản lý chất thải thông thường của huyện Mê Linh
trong thời gian tới. ........................................................................................ 72
3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả việc áp dụng các quy định pháp luật

về quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
..................................................................................................................... 74
3.2.1. Nhóm giải pháp về pháp luật .............................................................. 74
3.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao ý thức
của các chủ thể trong việc quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh.
..................................................................................................................... 79
3.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ - khoa học kỹ thuật cho hoạt động quản
lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh. ............................................... 83
3.2.4. Nhóm các giải pháp khác .................................................................... 90
*) Tiểu kết chương 3................................................................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 98
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ................................................... 102


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người, được xem
là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người, là
không gian sống cho sinh vật và con người, là nơi chứa đựng chất thải do con người
thải ra.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường xuất hiện hầu hết ở các địa phương trên cả
nước. Từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, sinh hoạt và nhiều
hoạt động sống khác của con người đã và đang thải ra môi trường hàng nghìn tấn
chất thải mỗi ngày gây tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của con người và
tạo lên tình trạng ô nhiễm môi trường của địa phương.
Mê Linh là một huyện thuộc ngoại đô thành phố Hà Nội, được coi là địa
phương đang phát triển kinh tế mạnh mẽ và cũng không nằm ngoài tình trạng có
nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Cơ cấu huyện bao gồm cả khu công nghiệp,
làng nghề, dân cư đô thị, dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp – công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… Điều này đòi hỏi công tác quản lý chất thải thông
thường được đặt ra nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Có thể nói, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay còn có một số hạn chế
trong những quy định về quản lý chất thải thông thường như: Các khái niệm được
định nghĩa còn chưa thống nhất, thiếu ý, một số khái niệm chưa được định nghĩa
dẫn đến cách hiểu chưa đồng nhất; quy định về thẩm quyền quản lý còn chưa được
rõ ràng; bất cập trong quy định về các điểm tập kết/trung chuyển chất thải rắn sinh
hoạt; thiếu tính thống nhất từ việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh trong
việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt so với quy định của Luật bảo vệ môi trường năm
2014 và Nghị định, thông tư hướng dẫn; chưa có quy định cụ thể yêu cầu kỹ thuật,
quy trình quản lý đối với việc thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thông
thường…Do đó, dẫn đến những khó khăn trong quá trình quản lý chất thải thông
1


thường, quản lý không đạt hiệu quả cao, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường chưa
được giải quyết như mong muốn. Tại Mê Linh, vấn đề quản lý chất thải thông
thường trên địa bàn huyện còn một số những tồn tại như: Nước thải sinh hoạt chưa
được thu gom, xử lý; vấn đề phân loại, thu gom chất thải thông thường còn gặp
những khó khăn, chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại (đây cũng là tình trạng
chung của cả nước); nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nói chung còn
chưa đầy đủ; hoạt động giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng chất thải thông thường
chưa được người dân quan tâm. Hoạt động kiểm soát chất thải thông thường phát
sinh từ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xen lẫn khu dân cư còn những hạn chế, bất cập…
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải thông thường từ
thực tiễn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây đã có những đề tài nghiên cứu đối với pháp luật về
quản lý chất thải liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu

sau:
*) Về sách, luận án, luận văn:
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái chủ biên (2001), Quản lý chất thải rắn – chất
thải đô thị, Tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Và PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Thái chủ biên (2011), Quản lý chất thải rắn – chất thải nguy hại, Tập 2, NXB
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Đây là tập sách chuyên ngành kỹ thuật môi trường về
quản lý chất thải nên không đề cập đến các yếu tố về các quy định pháp luật nhưng
là cơ sở để tham khảo trong việc xác định tính phù hợp của các quy định pháp luật
trong quá trình nghiên cứu.
Lưu Việt Hùng (2009), Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn
làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về chất thải rắn thông thường; các yếu tố tác động
đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật
để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi pham pháp luật

2


để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này; đề xuất phương hướng và các
giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông
thường tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luận văn dựa trên cơ sở pháp luật bảo vệ môi
trường năm 2005 và nghiên cứu về quản lý chất thải rắn thông thường nên vẫn đặt
ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp tục.
Vũ Thị Duyên Thủy (2009), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận án đã tập trung vào giải quyết các vấn đề từ lý luận, cho đến quy định pháp
luật, đề xuất giải pháp về quản lý chất thải nguy hại. Các quy định pháp luật nghiên
cứu có hiệu lực đến thời điểm nghiên cứu và trên cơ sở của Luật bảo vệ môi trường
năm 2005.
Lê Phương Linh (2012), Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn

áp dụng trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã tiếp tục đưa ra giải quyết phần lý luận, hạn chế trong một số quy định
của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Với việc xác định phạm vi nghiên cứu
là địa bàn Hà Nội, luận văn đã nghiên cứu các quy định pháp luật bảo vệ môi
trường năm 2005 trong việc áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý chất thải nguy
hại tại thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thị Loan (2013), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn
đưa ra quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giải quyết vấn đề chất
thải rắn sinh hoạt thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Ở đây không
đề cập đến những yếu tố về quy định pháp luật nhưng từ thực tiễn quản lý chất thải
rắn sinh hoạt cho thấy hoạt động quản lý về mặt pháp luật được đặt ra.
Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận án làm sáng tỏ khái niệm “Trách
nhiệm pháp lý”, tạo phương diện lý luận về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo

3


vệ môi trường và đưa ra những bất cập về trách nhiệm pháp lý trong quy định của
pháp luật bảo vệ môi trường.
Nguyễn Viết Định (2015), Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt theo hướng xã hội hóa cho một số đô thị Bắc Trung Bộ Việt Nam (Nghiên cứu
thí điểm cho thành phố Vinh), Luận án tiến sỹ quản lý đô thị và công trình, Trường
Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận án đãphân tích những lý luận về quản lý chất thải
rắn, chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt
theo mô hình xã hội hóa. Từ đó, khơi nguồn, tạo nên những ý tưởng mới cho người
nghiên cứu trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Phạm Thị Thanh Thủy (2016), Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong

khu công nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.
Luận văn tập trung vào pháp luật về quản lý chất thải trong khu công nghiệp của
Việt Nam. Bổ sung về mặt lý luận các khái niệm, đặc điểm, nội dung và một số yếu
tố ảnh hưởng đến pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp.
Trên cơ sở của pháp luật bảo vệ môi trường năm 2014 và những quy định ban hành
sau thời điểm này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những quy định mới của pháp
luật về quản lý chất nguy hại trong pham vi điều chỉnh đối với khu công nghiệp.
*) Về bài đăng trên tạp chí:
Lê Văn Hữu (2004), Quản lý chất thải lỏng - một giải pháp quan trọng trong
công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí giáo dục lý luận,
số 04, tr.39-43. Bài nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận về chất thải lỏng, nêu lên
tác động của chất thải lỏng đối với môi trường và đặt ra yêu cầu quản lý đối với loại
chất thải này ở vùng nông thôn.
Th.s Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, Tạp
chí luật học số 10/2006, tr. 43-47.Bài nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa “Chất thải”,
làm rõ khái niệm “Được thải ra” và kiến nghị sử dụng khái niệm này trong văn bản
luật thay thế các khái niệm trước đây như: phát sinh, phát thải.
TS. Hoàng Dương Tùng (2014), Hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam,
Tạp chí Môi trường số 9/2014. Bài viết đã cho thấy cái nhìn khái quát về chất lượng
4


không khí ở Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí như khí
hậu, mật độ cây xanh, các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có khí thải phát sinh
từ chăn nuôi, đun nấu và sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch, củi, từ làng nghề tái
chế, phương tiện giao thông, sản xuất công nghiệp… Từ những bất cập về quản lý
khí thải ở Việt Nam tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm kiểm soát hiệu quả
các nguồn phát sinh khí thải, bụi.
Nguyễn Thị Thanh Phượng,Nguyễn Văn Phước (2015), Hiện trạng ô nhiễm
mùi từ một số ngành công nghiệp điển hình và đề xuất công nghệ xử lý, Tạp chí Môi

trường số 12/2015. Tác giả trình bày tổng quan nguồn gốc phát sinh mùi từ một số
ngành công nghệp phổ biến ở phía Nam nước ta như công nghiệp thuộc da, chế biến
thức ăn chăn nuôi, sản xuất cao su, chăn nuôi. Dựa trên đặc điểm phát sinh mùi của
các nguồn thải, các công nghệ xử lý thích hợp được giới thiệu. Từ đó cho thấy
những quy định pháp luật về quản lý khí thải (Mùi thải) chưa được cụ thể, có những
hạn chế.
Hồng Khánh (2016), Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường số 6/2016. Bài viết đã nêu lên thực trạng quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội với số liệu thống kê từ năm 2011-2015, nêu lên
thực trạng thu gom, vận chuyển đối với chất thải này; đồng thời nêu ra một số hạn
chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt như: Vận chuyển xa nơi xử lý,
chôn lấp không hợp vệ sinh, ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động xử lý…Từ
những hạn chế, bài viết đã kiến nghị những giải pháp phải được thực hiện đồng bộ
như: Tăng cường tuyên truyền, kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý, hoàn thành các điểm
trung chuyển, đẩy mạnh công tác phân loại tại nguồn.
Lê Thị Mai Vân, Bùi Thanh Kim Vân (2017), Nguồn tài nguyên nước thải,
Tạp chí Môi trường số chuyên đề I năm 2017. Bài báo đã đưa ra tổng quan về
nguồn tài nguyên nước thải và các phương pháp hiệu quả quản lý nguồn nước thải.
Việc lồng ghép hoạt động xử lý nước thải, tái sử dụng nước thải là giải pháp hữu ích

5


và phát triển bền vững. Từ đây cho ta cái nhìn mới mẻ về nước thải với quan niệm
là một nguồn tài nguyên.
Lê Ngọc Cầu, Dương Hồng Sơn, Lê Văn Quý, Lê Văn Linh, Trần Hoài Linh,
Nguyễn Anh Dũng (2017), Thiết kế và tích hợp thiết bị quan trắc bụi di động nhằm
xây dựng bản đồ ô nhiễm bụi cho một số tuyến giao thông chính tại Hà Nội, Tạp chí
Môi trường số chuyên đề II năm 2017. Bài viết đã phân tích và trình bày về thiết bị
công nghệ “quan trắc bụi di động” và thử nghiệm thiết bị này tại một số điểm giao

thông ở đường phố Hà Nội cho kết quả, hiệu quả ứng dụng cao. Từ những kết quả
thực nghiệmđã đem lại cho các nhà quản lý bụi thải, kiểm soát không khí do bụi
thải một ứng dụng khoa học – công nghệ để áp dụng trong quản lý ô nhiễm môi
trường không khí do bụi.
Tóm lại, các bài viết trên về Luận án, luận văn đã đưa ra định nghĩa về chất
thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và những thông tin về môi trường
trong những năm trước đây. Riêng luận văn thạc sỹ Luật học của Phạm Thị Thanh
Thủy (năm 2016) mới chỉ đề cập đến những quy định về Pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam trên cơ sở của quy định pháp luật
có hiệu lực sau năm 2014. Đối với các bài nghiên cứu trong tạp chí những năm gần
đây (năm 2014, 2015, 2016, 2017) đã đưa ra thực trạng và cái nhìn mới, giải pháp
về quản lý bụi thải, khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt và phân tích ở góc độ
sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực. Tuy nhiên, các bài nghiên
cứu đặt ra trong một phạm vi rộng (một vùng quản lý rộng và trên phạm vi cả nước)
và chưa mang tính bao quát thành bài nghiên cứu chung về quản lý chất thải thông
thường. Có thể nói,cho đến nay chưa có một công trình nào ở tầm thạc sỹ nghiên
cứu Pháp luật về quản lý chất thải thông thường và ở phạm vitừ thực tiễn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý chất thải thông thường và khái quát
những quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.
6


Nêu lên thực trạng áp dụng các quy định pháp luật cụ thể về quản lý chất thải
thông thường và từ đó nêu lên những hạn chế từ quy định pháp luật về quản lý chất
thải thông thường, những tồn tại trong thực tiễn hoạt động quản lý chất thải thông
thường tại huyện Mê Linh.
Đưa ra những nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả việc áp dụng các quy
định pháp luật về quản lý chất thải thông thường trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường được áp dụng trong
hoạt động quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê Linh.
Công tác quản lý chất thải thông thường của các chủ thể quản lý, các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và hoạt động khác phát sinh chất thải
thông thường trên địa bàn huyện Mê Linh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, phương pháp
thống kê, quan sát và khảo sát thực tiễn, phương pháp xã hội học (Điều tra không
toàn bộ), phương pháp phân tích và tổng hợp, những phương pháp xác định mối liên
hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục văn bản
pháp luật, luận văn được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận về quản lý chất thải thông thường và pháp luật về quản lý
chất thải thông thường.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quản lý chất thải
thông thường tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hiện nay.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chất thải thông thường tại huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội thời gian tới.

7


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG VÀ
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI THÔNG THƯỜNG
1.1. Lý luận về quản lý chất thải thông thường
1.1.1. Chất thải thông thường và những hậu quả của nó
1.1.1.1. Định nghĩa chất thải thông thường

Có nhiều cách phân loại chất thải khác nhau, mỗi cách phân loại có một mục
đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản
lý chất thải có hiệu quả.
Khái niệm “Chất thải” được định nghĩa tại khoản 12, Điều 3, Luật bảo vệ môi
trường năm 2014 như sau: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Với định nghĩa này về chất thải đã
xác định chất thải là vật chất nói chung không chỉ tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí mà còn
tồn tại ở các dạng thể khác được coi là vật chất. Việc xác định nguồn gốc vật chất
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác chính
là xác định giới hạn của chất thải chỉ có ở con người, không có ở các loài sinh vật
khác. Ở đây ta cũng thấy từ “Được thải ra” là một động từ thể hiện việc con người
bằng hành vi của mình sử dụng quyền định đoạt để từ bỏ việc chiếm hữu, sử dụng
loại vật chất nhất định hoặc vật chất phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ mà con người không kiểm soát vật chất đó, không thực hiện việc chiếm
hữu.Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh và chia
thành hai nhóm chất thải đó là nhóm chất thải thông thường và nhóm chất thải nguy
hại.Khái niệm “thông thường” có nghĩa là “thường thấy, thường dùng”. Từ
“thường” có nghĩa ở dạng tính từ là: “Không có gì lạ, đặc biệt; Không quá mức
trung bình”. Nếu hiểu theo nghĩa này thì chất thải thông thường là loại vật chất
thường thấy, không có gì lạ, đặc biệt, không quá mức trung bình được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
8


Khái niệm chất thải thông thường được định nghĩa tại khoản 2, Điều 3 Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của như sau: “Chất thải thông thường là
chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải
nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại”. Định nghĩa
này được nêu ra để phân biệt với chất thải nguy hại. Tại khoản 13, Điều 3 Luật bảo
vệ môi trường năm 2014 đã định nghĩa chất thải nguy hại “là chất thải chứa yếu tố

độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác”. Như vậy, để xác định đâu là chất thải thông thường thì ta cần
xác định theo tính loại trừ các loại chất thải nguy hại đã được liệt kê trong “Danh
mục chất thải nguy hại” theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng
thời, chất thải thông thường cũng được xác định là chất thải thuộc danh mục chất
thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. Ở đây,
trong định nghĩa về chất thải thông thường ta cũng cần xác định khái niệm “dưới
ngưỡng chất thải nguy hại”. Tại Điều 3 Quy chuẩn Việt Nam số 07/2009: quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia Việt Nam về ngưỡng chất thải nguy hại đã định nghĩa“Ngưỡng
chất thải nguy hại (còn gọi là ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định
lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải để làm cơ sở
phân loại, phân định và quản lý chất thải nguy hại”.
Ta có thể lấy ví dụ sau: Bảng hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) và ngưỡng nguy
hại tính theo nồng độ ngâm chiết (Ctc) của các thông số trong bùn thải:
Stt

Thông số

Số CAS

Công thức Hàm
hóa học

lượng Ngưỡng nguy hại tính

tuyệt đối cơ sở theo nồng độ ngâm
H (ppn)

chiết C (mg/l)


01

Asen

-

As

40

2

02

Bari

-

Ba

2000

100

03

Bạc

-


Ag

100

5

9


Như vậy, với việc phân định chất thải thành 02 loại (chất thải nguy hại và chất
thải thông thường) là được xác định trên cơ sở căn cứ vào mức độ tác động của chất
thải tới môi trường xung quanh.
Chất thải thông thường gồm có những đặc điểm như sau:
Một là, được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Hai là, tồn tại ở một trong các thể: thể rắn (chất thải rắn thông thường), thể
lỏng (nước thải), thể khí (khí thải) và ở các thể khác (như: bụi, tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ).
Ba là, không có trong danh mục chất thải nguy hại (không phải chất thải nguy
hại) hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng
chất thải nguy hại.
Chất thải thông thường tồn tại ở mỗi thể khác nhau thì có các đặc điểm, đặc
tính, đặc trưng khác nhau và cũng từ đó ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng
khác nhau.
1.1.1.2. Những hậu quả của chất thải thông thường
Khi một vật chất được đưa vào một môi trường nhất định thì đương nhiên vật
chất này sẽ ảnh hưởng tới môi trường đó và cũng bị môi trường tác động đến chính
vật chất này, đây được coi là sự tương tác giữa các vật chất trong một môi trường.
Chất thải thông thường được thải bỏ ra môi trường sẽ có những tác động tiêu cực
đến môi trường, đến đời sống sức khỏe của con người và sinh vật và từ đó ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người, gây tổn thất về kinh tế.
(i). Hậu quả đối với môi trường
Thứ nhất, đối với các thành phần môi trường
Hiện nay, qua các nghiên cứu của các nhà khoa học thì chất thải thông thường
có ảnh hưởng và gây hậu quả đối với các thành phần môi trường.

10


+ Đối với môi trường không khí: Các loại chất thải thông thường khác nhau có
mức độ ảnh hưởng gây hậu quả xấu đến môi trường không khí khác nhau và gây ra
ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí hiện nay không chỉ là vấn đề nóng tập trung
ở các đô thị phát triển, các khu cụm công nghiệp mà trở thành mối quan tâm của
toàn xã hội, được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động
xấu đối với sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái động thực vật. Ô nhiễm không khí
làm trái đất nóng lên và tăng khí nhà kính gây biến đổi khí hậu. Theo các nhà
nghiên cứu thì việc trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu có nguyên nhân từ việc con
người phát sinh khí thải CO2, SO2, N2O, CH4, NOx và CFCs…
+ Hậu quả của chất thải thông thường đến môi trường nước:
Chất thải thông thường không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao
gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích
tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ
phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy
sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. Chất thải rắn thông thường phân hủy và
các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ
thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực
tiếp ra ao hồ gây ô nhiễm ngồn nước. Đặc biệt, nước thải tại các cơ sở sản xuất, khu
công nghiệp, làng nghề đã và đang là một thực trạng đáng báo động đối với ô nhiễm
nước.

+ Hậu quả của chất thải thông thường đến môi trường đất:
Đất là nơi trú ngụ của con người, hầu hết các động thực vật và sinh vật sống
trên cạn đều sống cần môi trường đất. Theo nguồn gốc phát sinh thì ô nhiễm môi
trường đất bắt nguồn từ nguyên nhân do các chất thải sinh hoạt, do chất thải công
nghiệp, do hoạt động nông nghiệp gây nên. Có thể xác định khí thải ô nhiễm, chất
thải lỏng (nước thải) ô nhiễm và các chất thải rắn thông thường đều gây ra ô nhiễm
môi trường đất. Khí thải CO khi phát tán ra môi trường thì một phần được hấp thu
11


trong keo đất, một phần bị ô xy hóa thành khí CO2; khí CO2, khí NO2, SO2 trong
không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axit làm tăng quá trình chua hóa
đất. Trong nước thải ô nhiễm từ các nhà máy, khu công nghiệp, các làng nghề có
chứa các kim loại nặng độc hại như: Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb, Hg… gây ra tình
trạng đất bị nhiễm kim loại nặng.
+ Hậu quả của chất thải thông thường đến thành phần môi trường âm thanh,
ánh sáng và các hình thái vật chất khác:
Vật chất có tính hấp thụ, ngăn cản ánh sáng, âm thanh đi qua đi lại, khuếch
tán, khuếch đại âm thanh, ánh sáng và cũng tương tự như các hình thái vật chất
khác. Làm biến dạng âm thanh, ánh sáng. Vì vậy, chất thải thông thường tùy theo
các loại chất thải khác nhau tạo lên sự biến đổi âm thanh, ánh sáng và các hình thái
vật chất theo chiều hướng có thể gây hại cho môi trường nếu không được con người
quản lý một cách khoa học. Ô nhiễm tiếng ồn đang là vấn đề được quan tâm trong
thời gian qua bởi những tác động của chúng gây ra cho con người.
- Thứ hai, Hậu quả của chất thải thông thường đối với các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, hệ động vật, hệ thực vật.
Chất thải thông thường làm không khí bị ô nhiễm, làm môi trường đất bị ô
nhiễm, làm ô nhiễm môi trường nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nơi sinh vật tồn
tại trong môi trường ô nhiễm đó; làm suy giảm nguồn gen, chất lượng, số lượng của
các loài sống trong môi trường ô nhiễm; làm mất đi hoặc gia tăng một số loài; làm

mất cân bằng sinh thái. Ví dụ: Ô nhiễm do nước thải gây tổn thương, dị tật, chết cho
các loài thủy sinh như cá, rong, tảo…hoặc tạo lên dòng sông “chết”… Ô nhiễm đất
làm cho động vật, vi sinh vât, thực vật nơi đất ô nhiễm bị ảnh hưởng hoặc làm mất
đi chúng. Việc đất nghèo dưỡng chất không phù hợp với cây trồng phát triển hoặc ô
nhiễm đất còn làm chết các loài sinh vật hoặc không còn là nơi trú ẩn cho các sinh
vật.
(ii). Hậu quả đối với sức khỏe con người

12


Con người bị ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp từ chất thải thông thường hoặc ảnh
hưởng gián tiếp từ việc chất thải thông thường gây ra các dạng ô nhiễm. Phần lớn
con người bị ảnh hưởng xấu từ chất thải thông thường do những tác hại gián tiếp từ
việc chất thải thông thường gây ra sự ô nhiễm đến các thành phần môi trường và từ
đó gây tác hại đến sức khỏa con người. Có thể ví dụ như: Các khí thải được thải ra
từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mang theo các khí gây hại cho con
người như: SO2, NOx là những khí thuộc thành phần hóa học trong không khí và
khi con người hít thở phải khí này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của con
người.
Theo thống kê, hàng năm có hàng triệu người trên thế giới chết vì ung thư do
ô nhiễm không khí. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người bị mắc bệnh
và chết do ô nhiễm không khí. Tuy nhiên theo số liệu thống kê không đầy đủ, những
năm qua số bệnh nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng tăng. Số trẻ em
nhập viện điều trị bệnh hen suyễn, hô hấp, ho tại một số bệnh viện ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tăng gấp nhiều lần.
(iii) Ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của con người
Khi chất thải thông thường gây ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với đó là ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, công
nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm…gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp về

kinh tế cho cá thể hoặc tập thể hoặc vùng miền.
Hiện nay, ô nhiễm đất và ô nhiễm nước đã gây hậu quả nghiêm trọng tại
những địa phương trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và nuôi trồng
thủy sản. Có thể kể đến ví dụ sau: Vụ việc công ty Vedan xả thải nước thải ra sông
Thị Vải làm ô nhiễm sông trầm trọng với bán kính ô nhiễm 10km dọc bờ sông làm
cho nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt… Báo cáo của viện Tài nguyên và Môi
trường gần 2700 (ha) nuôi trồng thủy sản của khu vực này bị thiệt hại.Gần đây nhất
làm vụ việc gọi là sự cố Formosa gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển
Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hay vụ việc cá
13


chết hàng loạt trên sông Âm khiến cá tự nhiên chết trắng kéo dài 10km ở thượng
nguồn sông Âm đoạn qua huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) - nguyên nhân được
coi là do hệ thống xử lý nước thải của Hợp tác xã chế biến lâm sản Lang Chánh gặp
sự cố, xả tràn ra môi trường.
Đối với ô nhiễm không khí, theo như đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình
trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại lên đến 5% GDP hàng năm.
Ô nhiễm không khí gây ra sự chậm phát triển, chết cây trồng gây cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp gặp khó khăn.
Như vậy, qua những gì trình bày trên đây cho ta thấy chất thải thông thường
luôn để lại những hậu quả xấu đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường và từ đó
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ra những thiệt hại về kinh tế
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.1.2.Khái niệm quản lý chất thải thông thường
1.1.2.1. Định nghĩa quản lý chất thải thông thường
Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng
nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Mác đã khẳng định:
“Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô
tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung quản

lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng.
Thuật ngữ “quản lý” trong tiếng Anh được gọi là Management. Khi dùng theo
thói quen, chúng ta coi thuật ngữ “quản lý” gắn liền với quản lý Nhà nước, quản lý
xã hội, quản lý ở khu vực công cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô. Xét về từ ngữ,
thuật ngữ “quản lý” – tiếng Việt gốc Hán có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào
nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá
trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”.
Khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên

14


quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của
phương thức xã hội hóa sản xuất và mở rộng trong nhận thức của con người thì sự
khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt.
Với những cách tiếp cận khác nhau, đối tượng, mục đích quản lý khác nhau thì
người ta có những định nghĩa khác nhau về quản lý cho từng trường hợp cụ thể. Có
người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Có tác giả lại quan niệm một cách đơn
giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó…
Từ những ý chung và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định
nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”[13, tr.9]. Theo một cách tiếp cận hệ
thống, mọi tổ chức (Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…)
đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định
(Khách thể quản lý). Từ trường hợp này người ta đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để

đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện môi trường luôn biến động”[13, tr.13].
Tuy nhiên, hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành:
Thứ nhất, chủ thể quản lý: Là yếu tố tạo ra tác động quản lý trong mọi quá
trình hoạt động. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lý là
người đưa ra mệnh lệnh quản lý, thực hiện hoạt động quản lý. Trong quá trình quản
lý, chủ thể quản lý sẽ sử dụng các công cụ, phương pháp quản lý để tác động lên đối
tượng quản lý.
Thứ hai, là đối tượng quản lý: Là thực thể tiếp nhận trực tiếp sự tác động của
chủ thể quản lý. Đối tượng quản lý có thể là con người, giới vô sinh, giới hữu sinh.
Thứ ba, mục đích quản lý hay mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại
một thời điểm trong tương lai được chủ thể quản lý đặt ra. Mục tiêu trong quản lý
15


thể hiện hết sức đa dạng, phong phú. Đó có thể là mục tiêu chung của tổ chức, cũng
có thể là các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu quản lý là sợi dây liên kết giữa chủ thể quản
lý và đối tượng quản lý.
Thứ tư, môi trường quản lý và điều kiện quản lý: Môi trường quản lý là tập
hợp tất cả những điều kiện ảnh hưởng và tác động đến hoạt động quản lý của tổ
chức. Môi trường quản lý tồn tại hết sức đa dạng và phong phú như: Môi trường
kinh tế, môi trường xã hội, chính trị, văn hóa, quốc tế… Môi trường quản lý làm
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc thiết lập mục tiêu và tiến trình quản lý.
Tại khoản 15, Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đưa ra định nghĩa về
quản lý chất thải như sau: Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu,
giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Từ định nghĩa về quản lý chất thải, có thểđịnh nghĩa về quản lý chất thải thông
thường như sau: Quản lý chất thải thông thường là quá trình phòng ngừa, giảm
thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải thông thường.
Như vậy, quản lý chất thải thông thường là một quá trình khép kín từ khi chất

thải thông thường sinh ra đến khi được tái chế, tái sử dụng và xử lý.
1.1.2.2. Đặc điểm quản lý chất thải thông thường
Quản lý chất thải thông thường là một loại hình quản lý trong đó mang đầy đủ
4 yếu tố cấu thành là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục đích quản lý, môi
trường và điều kiện quản lý.
- Đặc điểm về chủ thể quản lý:
Hoạt động quản lý luôn đặt ra yếu tố chủ thể quản lý, chủ thể này luôn luôn
được xác định là con người ở góc độ cá nhân hoặc tổ chức.
Chủ thể của hoạt động quản lý chất thải thông thường gồm có: Cơ quan nhà
nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

16


Chủ thể quản lý chất thải thông thường gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn, vai
trò, trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động quản lý chất thải thông thường. Các
chủ thể trực tiếp thực hiện quản lý về chất thải thông thường và chịu sự tác động,
điều chỉnh của các quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường đến các
hành vi của chủ thể này từ hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải thông thường. Đồng
thời chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đối với
từng loại chất thải thông thường thì các chủ thể được xác định cụ thể và kèm theo
đó là trách nhiệm đối với hoạt động quản lý chất thải thông thường.
Cơ quan nhà nước là chủ thể đặc biệt thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà
nước mang tính quyền lực và quyền uy (tính cưỡng chế) trong hoạt động quản lý
chất thải thông thường. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý
chất thải và trong đó có chất thải thông thường.
- Đặc điểm về đối tượng quản lý:
Đối tượng quản lý ở đây là chất thải thông thường ở các thể rắn, lỏng (nước

thải), khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ và hành vi xả thải chất thải
thông thường của các chủ thể phát sinh chất thải thông thường; các hành vi bảo vệ
môi trường.
- Đặc điểm về mục đích quản lý chất thải thông thường:
Hoạt động sống của con người, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ luôn
làm phát sinh chất thải. Vì vậy, việc quản lý chất thải được coi là một hoạt động
đương nhiên như việc làm sạch, dọn dẹp khuân viên nơi ở của chúng ta hàng ngày
nhằm mục đích duy trì sự sạch sẽ cần thiết, vốn có.
Mục đích của quản lý chất thải thông thường được coi là hoạt động bảo vệ
môi trường và nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững.
Theo đó, nhằm mục đích giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu của chất
thải thông thường đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
17


suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Đặc điểm về môi trường và điều kiện quản lý chất thải thông thường:
Môi trường quản lý chất thải thông thường là tập hợp tất cả những điều kiện
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải thông thường, bao gồm: Cơ cấu chính
sách, cơ cấu luật, cơ cấu hành chính, cơ cấu kinh tế - xã hội, hệ thống kỹ thuật, tạo
thị trường và tiếp thị các sản phẩm tái chế, hệ thống thông tin chất thải thông
thường, giáo dục cộng đồng; thông tin quy hoạch – kế hoạch của nhà nước.
Theo Điều 85, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Chất thải phải
được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Chất thải thông thường có lẫn chất thải
nguy hại vượt ngưỡng quy định mà không thể phân loại được thì phải quản lý theo
quy định của pháp luật về chất thải nguy hại”.
Như vậy, môi trường quản lý chất thải nói chung và chất thải thông thường nói
riêng được xác định ở góc độ quản lý thuộc về Hệ thống kỹ thuật. Tuy nhiên, để

quản lý được toàn bộ quá trình trên thì cần phải thực hiện hệ thống quản lý tổng hợp
chất thải thông thường như đã nêu trên. Và trong thực tế các quy định về quản lý
chất thải thông thường cũng đã cho thấy hoạt động quản lý chất thải thông thường
được thực hiện bởi nhiều hoạt động quản lý khác thì mới bảo đảm được hoạt động
quản lý đối với Hệ thống kỹ thuật của chất thải thông thường.
1.1.2.3. Vai trò của quản lý chất thải thông thường
Từ những hậu quả của chất thải thông thường đối với môi trường, sức khỏe
con người và ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của con người cho ta thấy việc
quản lý chất thải thông thường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế những
hậu quả xấu của chất thải thông thường đến môi trường, con người và sản xuất, kinh
doanh.

18


×