Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 273 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Thị Diệu Thúy

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO
Ở TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Thị Diệu Thúy

QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO
Ở TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9319042

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
GS.TS Kiều Thu Hoạch

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh
Hà Tĩnh là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả
liên quan luận án là trung thực có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Diệu Thúy


2

MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................... 1
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... 3
Danh mục các bảng .......................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO ................................................10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................10
1.2. Cơ sở lý luận của luận án ...................................................................................18

Tiểu kết ......................................................................................................................36
Chƣơng 2: DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH ...................................37
2.1. Khái quát chung về di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh ......................................37
2.2. Những ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ............39
2.3. Những ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh ..............................................68
2.4. Những ngôi chùa chưa xếp hạng di tích.............................................................79
Tiểu kết ......................................................................................................................80
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH ......................................................................................82
3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di sản văn hóa ......................................82
3.2. Phân tích mô hình quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh ...........................92
3.3. Thành quả và hạn chế của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Phật giáo ..................................................................................................................108
Tiểu kết ....................................................................................................................130
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DI SẢN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY ............................132
4.1. Những giải pháp chung đối với di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể ...132
4.2. Giải pháp bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể tại các di sản văn hóa Phật giáo
Hà Tĩnh ....................................................................................................................145
Tiểu kết ....................................................................................................................154
KẾT LUẬN ............................................................................................................156
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................161
PHỤ LỤC ...............................................................................................................168


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ
BQL

Ban quản lý

BVHTT

Bộ Văn hóa thông tin

BVHTTDL

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch

ch,b

Chủ biên

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DSVH

Di sản văn hóa

DTLSVH


Di tích lịch sử - văn hóa

GS

Giáo sư

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

SVHTTDL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

tk

Thế kỷ

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


tr

Trang

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

X



h

Huyện

TX

Thị xã


4

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1:


Danh mục các ngôi ở chùa Hà Tĩnh được xếp hạng di tích cấp

41

Quốc gia
Bảng 2:

Danh mục tượng cổ trong các ngôi Chùa được xếp hạng di

72

tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh ở Hà Tĩnh
Bảng 3:

Danh mục cổ vật trong các ngôi chùa xếp hạng di tích lịch

73

sử - văn hóa cấp tỉnh ở Hà Tĩnh
Bảng 4:

Danh sách các sư trụ trì tại các ngôi chùa đã được xếp hạng

96

di tích
Bảng 5:

Danh mục các nghi lễ, trò diễn, trò chơi cần nghiên cứu để khôi

phục tại các lễ hội chùa ở Hà Tĩnh

147


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh là những giá trị vật chất và tinh thần do
cộng đồng cư dân Hà Tĩnh sáng tạo ra trong quá trình lịch sử phát triển của vùng đất
này. Nghiên cứu di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh từ góc độ quản lý văn hóa là một
việc làm có ý nghĩa. Nó càng có ý nghĩa cấp thiết hơn trong bối cảnh kinh tế thị
trường hiện nay, khi mà lối sống hối hả của cuộc sống hiện đại, cùng với nó là các
tác động tiêu cực của thời kỳ hội nhập (toàn cầu hóa) đang biểu lộ ngày càng rõ nét
trong các giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội. Trước bối cảnh đó, một hiện tượng
rất đáng quan tâm là: con người tìm đến ngày một nhiều với niềm tin tôn giáo, tín
ngưỡng, trong đó có Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ anh hùng dân tộc và các tín
ngưỡng dân gian khác.
Hà Tĩnh là một vùng đất có bề dày lịch sử và có những hoàn cảnh lịch sử khá
đặc biệt. Đây là một vùng “phên dậu” của đất nước, vùng biên cương xa xôi, nơi
tiếp giáp với các nền văn hóa láng giềng. Cư dân nơi đây đã từng trải qua những
cuộc chiến để giữ gìn từng tấc đất của Tổ Quốc. Vì vậy, kho tàng di sản văn hóa Hà
Tĩnh luôn gắn với quá trình khai hoang lập ấp và giữ biên thùy. Trong đó, Phật giáo
là một trong những thành phần quan trọng của di sản văn hóa ấy. Tuy nhiên, nhiều
di sản văn hóa tâm linh, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo đã bị phá hủy. Những
năm gần đây, người dân có những thay đổi nhận thức về giá trị văn hoá của tôn
giáo, đạo Phật đã trở thành một nhân tố quan trọng trong đời sống tinh thần của
nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá lại các giá trị của di sản văn hóa
Phật giáo, tiêu biểu nhất là những di tích lịch sử - văn hóa (chùa, tháp, thiền viện...)

là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh thực hiện Nghị Quyết của Hội nghị Trung
Ương 5 (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
một trong những nội dung đó là bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị di sản văn
hóa dân tộc, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Bên cạnh những thành tựu đạt
được, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Để có thể sử dụng một cách


6

tốt nhất những giá trị của di sản văn hóa Phật giáo vào quá trình phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương, ngoài việc nghiên cứu, đánh giá các giá trị của di sản văn
hóa, cần thiết phải nhìn nhận những khiếm khuyết trong việc quản lý, bảo vệ, khai
thác và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm.
Đã có nhiều công trình viết về di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. Nhưng
những công trình này, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu các giá trị vật thể và phi vật
thể của một số ngôi chùa cụ thể, đó là sưu tầm, mô tả một số chùa cổ xưa trên đất
Hà Tĩnh. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hiện
trạng của những di sản văn hóa Phật giáo, cũng chưa có công trình nào đánh giá
toàn diện những khó khăn, bất cập và thành tựu của công tác quản lý di sản văn hóa
Phật giáo Hà Tĩnh kể từ khi luật về di sản văn hóa ban hành năm 2001.
Đó là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Quản lý Di sản văn hóa Phật giáo ở
tỉnh Hà Tĩnh cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý văn hóa. Tiến hành nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định: Di sản văn hóa Phật giáo, tiêu biểu là di
tích lịch sử - văn hóa Phật giáo, được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra động lực cho sự phát triển (xét dưới góc độ
tác động tới việc hình thành nhân cách con người) và đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng, phục vụ trực tiếp cho phát triển. Không những thế, chúng tôi muốn
chứng minh rằng, di sản văn hóa Phật giáo chính là một nguồn lực trực tiếp tham
gia vào sự phát triển kinh tế-xã hội nếu như các giá trị ấy được đưa vào quỹ đạo của

ngành du lịch. Hiện trạng những di sản văn hóa này đã được cải thiện đáng kể, nhất
là từ khi có Luật Di sản văn hóa ra đời. Tuy nhiên, còn không ít bất cập, tồn tại cần
phải khắc phục, để không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý di
sản văn hóa nói chung trong đó có di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Phật giáo trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận về di sản và quản lý di sản


7

- Mô tả, đánh giá hiện trạng di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh và
vai trò của di sản này trong đời sống và sự phát triển của nó đối với văn hóa xã hội
của Hà Tĩnh.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn
Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn, phát huy, giá trị di
sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (đương nhiên khi nghiên cứu công tác quản lý di sản
cũng cần đề cập đến các sinh hoạt văn hoá Phật giáo của người dân địa phương, đặc
điểm và hiện trạng của các di sản văn hóa Phật giáo tiêu biểu nhất là các chùa, tháp,
thiền viện - mà chúng tôi gọi chung là Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý Nhà
nước về di sản văn hóa từ các khía cạnh cụ thể: Hệ thống văn bản quản lý, mô hình

quản lý, đội ngũ nhân sự và các hoạt động thực thi pháp luật trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh.
Phạm vi không gian: Các di tích lịch sử văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà
Tĩnh, tập trung vào các di tích đã được xếp hạng.
Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý di sản văn
hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ sau khi Luật Di sản văn hóa được ban
hành (2001) đến năm 2016.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh như thế nào?
Các di sản này đã chịu những hậu quả gì dưới tác động của thực tiễn lịch sử?


8

2. Việc thực thi quy phạm Pháp luật trong quản lý di sản văn hóa phật giáo ở
Hà Tĩnh có thuận lợi, khó khăn gì? Thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật
giáo ở Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016, thành tựu và hạn chế?
3. Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả, khắc phục những
bất cập trong quản lý các di sản văn hóa Phật giáo?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (kể từ năm 2001) đã đạt
được nhiều thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập, cần đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp mô hình hóa, khảo
sát thực địa, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu… để đánh giá thực trạng quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh.
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kết hợp với phương pháp tiếp
cận văn hóa - lịch sử đánh giá toàn bộ di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học
Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về quản lý di
sản văn hoá nói chung và quản lý di sản văn hoá Phật giáo ở Hà Tĩnh nói riêng.
Trên cơ sở nhận diện giá trị và phân tích hiện trạng quản lý, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh.
Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện các giá trị di sản văn
hoá Phật giáo.
- Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hoá Phật giáo.
- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa
nói chung và quản lý di sản văn hóa Phật giáo nói riêng.


9

7. Đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao lý luận và tính ứng
dụng trong công tác quản lý di sản văn hóa thông qua các điểm mới sau đây.
- Luận án cung cấp một bản mô tả thực trạng những di sản văn hóa Phật giáo
tiêu biểu ở Hà Tĩnh.
- Là công trình nghiên cứu toàn diện về các chủ thể quản lý, mô hình quản
lý, thành tựu và tồn tại trong quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Và giải
pháp được đề xuất về hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý di sản
văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh có tính khả thi.
8. Nội dung của Luận án
Ngoài Mở đầu (5 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang),
Phụ lục (101 trang), luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý Di

sản văn hóa Phật giáo (27 trang)
Chương 2: Di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (43 trang)
Chương 3: Thực trạng quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (48 trang)
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở
Hà Tĩnh hiện nay (23 trang).


10

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, còn thiếu vắng những công trình chuyên khảo hoặc chuyên
luận nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, liên
quan đến vấn đề này có nhiều công trình có thể tham khảo ở những khía cạnh và
mức độ nhất định:
1.1.1. Nhóm công trình mang tính lý luận
Trong số các công trình thuộc vấn đề lý luận cơ sở cho luận án, phải kể đến
nhóm các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa nói chung, các công trình nghiên
cứu công tác bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Tĩnh nói riêng.
Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này, có thể kể đến các công trình Bảo tồn di tích lịch
sử văn hoá của tác giả Nguyễn Đăng Duy và Trịnh Minh Đức [50], Giáo trình Quản
lý di sản văn hoá, Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên) và Nguyễn Trường Tân biên
soạn [78], công trình Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long Hà Nội, do GS.TS. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) [28]. Giáo trình Quản lý di sản văn
hoá với phát triển du lịch do tác giả Lê Hồng Lý (chủ biên), Dương Văn Sáu, Đặng
Hoài Thu biên soạn [84], Đề tài cấp Nhà nước Bảo tồn và phát huy các giá trị Di
sản văn hoá Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và hội
nhập quốc tế do tác giả Đặng Văn Bài làm chủ nhiệm năm 2012 [6].
Tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể mà các tác giả này đã tiếp cận với di

sản văn hóa theo các hướng khác nhau. Giáo trình Quản lý di sản văn hóa của các
tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (ch,b), Nguyễn Trường Tân [78], đã hệ thống hóa
những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến di sản, như: Khái niệm, đặc trưng, phân
loại di sản văn hóa, phân tích vai trò của di sản văn hóa trong sự phát triển kinh tếxã hội. Nghiên cứu này đã khái quát, hệ thống hóa di sản văn hóa Việt Nam, trong
đó có đề cập đến di sản văn hóa Phật giáo, nhưng chỉ là các di sản văn hóa vật thể,
cụ thể là những ngôi chùa. Ngoài ra, các tác giả chủ yếu tập trung phân tích những


11

vấn đề về quản lý Nhà nước, và nghiệp vụ quản lý di sản văn hóa nói chung. Những
biện pháp nhằm khai thác, phát huy các giá trị của di sản văn hóa là cơ sở quan
trọng để tác giả luận án vận dụng vào nghiên cứu cách quản lý và khai thác các giá
trị di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh.
Công trình nghiên cứu Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng
Long - Hà Nội [28], đã trình bày, phân tích những vấn đề về lý luận, thực tiễn, kinh
nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội,
những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới có thể áp dụng
vào thực tiễn ở nước ta, đề xuất các nhóm khuyến nghị để bảo tồn và phát huy giá
trị của các di sản văn hóa vật thể của thủ đô. Công trình cung cấp kiến thức lý luận,
để tác giả luận án tham khảo, áp dụng nghiên cứu vào đề tài Quản lý di sản văn hóa
Phật giáo ở Hà Tĩnh.
Với nghiên cứu Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch [83], nhóm tác
giả lại nêu lên cơ sở để sử dụng các giá trị của di sản văn hóa vào hoạt động du lịch
- một trong những hoạt động hữu hiệu nhất để vừa quảng bá, tôn vinh, vừa sử dụng
các giá trị di sản văn hóa như một nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.
Cuốn Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá của nhóm tác giả Trịnh Minh Đức và
Nguyễn Đăng Duy, đặt ra những vấn đề lý luận và công tác nghiệp vụ bảo tồn từ
khía cạnh nghiên cứu bảo tàng học [50], cung cấp cơ sở lý luận chung mà không đề
cập vào loại hình di tích cụ thể. Tuy nhiên, đây cũng là những gợi ý tốt để tác giả

luận án tham khảo và vận dụng.
Văn bản Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới [133], UNESCO đặt
ra vấn đề xây dựng kế hoạch quản lý các khu di sản thế giới, với các mục tiêu:
1/Muốn quản lý di sản phải nhận diện chính xác giá trị nổi bật toàn cầu của khu di
sản. 2/Phải xác định rõ những áp lực từ tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội
tới khả năng bảo tồn và phát huy di sản. 3/Cơ chế, chính sách phù hợp để thực thi
việc quản lý di sản. 4/Chương trình hành động cụ thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa
những yếu tố ảnh hưởng tới di sản. 5/Thu hút các nguồn lực xã hội cho hoạt động
bảo tồn DSVH. Và quan trọng là cơ chế kiểm soát việc triển khai kế hoạch quản lý


12

DSVH của các quốc gia thành viên. Tài liệu này là một trong những cơ sở lý luận
quan trọng để tác giả luận án áp dụng nhận diện đối tượng nghiên cứu.
Bên cạnh những công trình mang tính lý luận chung về quản lý di sản, còn có
các công trình nghiên cứu trực tiếp đến di sản văn hóa Phật giáo. Tác giả Trần Lâm
Biền với nghiên cứu Chùa Việt [14], đã giới thiệu khái quát về Lịch sử hình thành
chùa Việt và quá trình lịch sử hình thành Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày
rõ đặc điểm văn hoá, nghệ thuật, kiểu kiến trúc và phong cách tượng phật giáo tại
các chùa Việt, từ thế kỷ XI, XII đến thế kỷ XIX.
Chùa Việt Nam [109] của Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long
giới thiệu, là bộ sách ảnh các chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và trong đời
sống văn hoá cộng đồng. Tác giả đã khảo sát những ngôi chùa, nói lên đặc điểm của
Phật giáo Việt Nam. Nhóm tác giả đã cung cấp các bức ảnh đẹp về ngôi chùa, về
tượng Phật, về đồ thờ tự, khái quát về lịch sử chùa, bản sắc chùa Việt so với các
chùa nước khác. Đây là cẩm nang cho tác giả luận án khi tiến hành nghiên cứu,
khảo sát, nhận diện những giá trị của các ngôi chùa ở Hà Tĩnh. Còn cuốn Giá trị
nghệ thuật tượng thờ thế kỷ XVII trong chùa Việt ở Bắc Bộ của tác giả Triệu Thế
Việt, đã xác định các khái niệm mỹ thuật liên quan đến nhận dạng tượng, đặc điểm

người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu này đã nêu rõ giá trị của ngôi chùa
Việt trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt, những điều kiện xã hội tác
động đến điêu khắc và trang trí của tượng thờ thế kỷ XVII. Khái quát sự ra đời của
các tượng thờ qua các thời kỳ, các quy chuẩn tạo hình của tượng thờ và các phong
cách mỹ thuật, sự bài trí tượng thờ qua các thời kỳ lịch sử và trong mối tương quan
với tượng thờ Ấn Độ, Trung Quốc, Champa. Khảo tả, đánh giá về nghệ thuật điêu
khắc và trang trí của tượng thờ trong chùa Việt thế kỷ XVII. Đây là những gợi ý
quý giá cho tác giả luận án để có cơ sở xem xét các vấn đề tương tự trong bối cảnh
của văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh.
Ngoài những cuốn chuyên khảo nêu trên, liên quan đến những giá trị văn hóa
Phật giáo Việt Nam nói chung còn có các bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành, như: “Nét độc đáo của chùa Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Phương,


Luận án đủ ở file: Luận án full












×