Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn HƯỚNG dẫn học SINH TIẾP cận bài THƠ “đây THÔN vĩ dạ” từ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.77 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ
“ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Mở đầu

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


1

3. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu

1

4. Phương pháp nghiên cứu

1

II. Nội dung

2

1. Cơ sở lí luận

2

2. Thực trạng

4

3. Hướng tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.

4

4. Đọc hiểu bài thơ thông qua hệ thống ngôn ngữ

5


4.1. Khổ thơ thứ nhất

6

4.2. Khổ thơ thứ hai

10

4.3. Khổ thơ thứ ba

13

5. Hiệu quả của việc sử dụng SKKN

14

III. Kết luận và kiến nghị

14

1. Kết luận

14

2. Kiến nghị

15


I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đã nhiều năm trở lại đây, việc dạy và hoc văn trong nhà trường đang ở
tình trạng đáng báo động. Hiện tượng học sinh trong các trường phổ thông
không thích học môn Văn ngày càng nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều. Có thể do
các trường đại học thuộc khối C không hấp dẫn như các trường Đại học khối A,
và khi ra trường rồi các cử nhân theo học khối C lại khó kiếm việc làm
hơn...Bên cạnh đó, theo tôi còn có một nguyên nhân không kém phần quan trọng
đó chính là nội dung chương trình và phương pháp tiếp cận tác phẩm văn
chương chưa thật thích hợp, dẫn đến những tiết dạy học văn trở nên tẻ nhạt, kém
hiệu quả.
Mặc dù việc nghiên cứu tác phẩm văn chương từ phương diện nghệ thuậtcó sử dụng tiếng Việt vào quá trình phân tích, đã được nhiều tác giả đề cập tới
nhưng những bài viết về đề tài này gắn với đối tượng là học sinh còn ít hoặc có
thì cũng chưa sát với đối tượng (nội dung bài viết hoặc quá dài hoặc quá sơ
lược).
Trên đây là những lí do khiến tôi lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Đổi mới cách dạy học nhằm phát huy tính tích cự chủ động của học sinh
trong giờ đọc văn. Giúp các em hiểu sâu sắc hơn về vai trò quan trọng của ngôn
ngữ trong một tác phẩm thơ trữ tình nói riêng và Văn học nói chung.
Nâng cao hiệu quả của những giờ đọc văn.
3. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Là học sinh lớp 11 học chương trình Ngữ văn cơ bản của trường
THPT Đông Sơn 1, Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản văn chương nghệ thuật thuộc chương
trình chuẩn mà trung tâm thể nghiệm là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc
Tử.
4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Nghiên cứu lí thuyết

Đọc, nghiên cứu các tài liệu xung quanh việc đổi mới phương pháp dạy học
văn.
Các tài liệu, bài viết về phương diện ngôn ngữ trong giờ dạy tác phẩm văn
chương.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
Dự một số giờ đọc văn của các đồng nghiệp
Thể nghiệm qua một số giờ dạy trên lớp của bản thân .
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Ngôn ngữ từ lâu được coi là tài sản chung của toàn xã hội nên nó mang
bản chất xã hội và thực hiện chức năng giao tiếp xã hội. Cũng giống như tiền, cả
xã hội phải dùng chung đồng tiền để trao đổi hàng hoá, thì ngôn ngữ lại được
dùng chung để trao đổi thông tin. Vì vậy ngôn ngữ mạng tính chất chung phổ
biến với mọi cá nhân trong xã hội. Tính chung đó biểu hiện ở hai mặt:
Hệ thống đơn vị ngôn ngữ chung: mỗi cá nhân đều sở hữu đơn vị ngôn
ngữ chung như là các âm thanh, các âm tiết, các từ và cả các cụm từ cố định.
Mặt khác, các cá nhân trong xã hội đều tích luỹ được và sử dụng được các hệ
thống quy tắc chung. Có thể là quy tắc về phương diện kết hợp (quy tắc ngữ
pháp). Ví dụ như kết hợp giữa danh từ với tính từ: nắng mới, áo mới... Nhưng
cũng có thể là quy tắc kết hợp cấu tạo câu, quy tắc chuyển nghĩa của từ...Hệ
thống quy tắc chung ấy tạo nên nền hoặc kiến thức bách khoa và được mọi
người tiếp thu, thừa nhận và vận dụng trong giao tiếp.
Song từ hệ thống ngôn ngữ chung ấy, mỗi người lại có lời nói cá nhân. Lời
nói cá nhân là sản phẩm được tạo ra từ ngôn ngữ chung nhưng mang đặc điểm
của cá nhân. Đặc điểm của cá nhân cũng được thể hiện ở nhiều phương diện.
Trước hết là ở mặt ngữ âm. Khi nói mỗi cá nhân có giọng nói riêng, sắc thái
riêng nhờ thế qua giọng nói ta có thể nhận biết được con người. Vì thế mà Phạm
Tiến Duật từng khẳng định: “Cô gái làm duyên phải nhờ giọng nói”. Trong lời



nói cá nhân có vốn từ vựng cá nhân. Kho từ vựng là của chung xã hội. Nhưng
mỗi cá nhân lại tích luỹ một vốn từ vựng nhất định. Và theo sở thích, cá nhân
thường ưa dùng một số từ ngữ nhất định.
Ví dụ: Nhân vật cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng luôn miệng nói
một câu: “Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Xuân Diệu sử dụng rất nhiều số từ không
được xác định cụ thể như: “ít nhiều” “hơn một”. Hay đến với thơ Hàn Mặc Tử,
ta lại bắt gặp thế giới của “trăng”, “máu” và “hoa”...
Ngoài ra, yếu tố môi trường sinh sống, nghề nghiệp cũng chi phối vốn từ
ngữ cá nhân. Ví dụ: Là bác sĩ, cá nhân thường sử dụng những từ ngữ, ngôn từ
của ngành y. Trong từ ngữ cá nhân có thể sử dụng những từ ngữ chung của toàn
xã hội. Hay từ vốn ngôn ngữ chung của cộng đồng, mỗi cá nhân lại có những từ
ngữ chuyên dùng do sự chuyển nghĩa theo cách thức riêng của cá nhân. Do đó
hiệu quả biểu đạt vẫn mang sắc thái cá nhân.
Thứ hai là xét về mặt ngữ pháp thường có tính chất ổn định ít biến đổi.
Nhưng trong lời nói cá nhân vẫn có hiện tượng ngữ pháp mới. Những hiện
tượng đó ban đầu còn mang tính chất lâm thời, tính chất cá nhân nhưng dần dần
được xã hội công nhận và sử dụng rộng rãi thì sẽ trở thành ngôn ngữ chung.
Ví dụ: Nhân dân ta đã sống một cuộc chiến đấu sôi nổi. (Phạm Văn Đồng)
Trong ví dụ trên, ta thấy từ “sống” vốn dĩ là nội động từ. Nhưng trong trường
hợp này, “sống” lại dữ vai trò là ngoại động từ: sống cái gì ?-sống một cuộc
chiến đâu sôi nổi.
Tóm lại: mối quan hệ giữa ngôn ngữ xã hội và lời nói cá nhân là mối quan
hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái ổn định và cái lâm thời. Giữa cái đã có
và cái mới có. Ngôn ngữ chung là cơ sở để hình thành lời nói cá nhân. Lời nói
cá nhân là sản phẩm chung nhưng đồng thời lời nói cá nhân cũng chính là mảnh
đất làm nảy sinh và phát triển ngôn ngữ chung của toàn xã hội. Cái chung tồn tại
trong cái riêng và cái riêng góp phần phát triển cái chung. Do đó, khi tiếp cận
tác phẩm văn học chúng ta cần làm rõ nét riêng của tác giả trong việc sử dụng
ngôn ngữ trên cơ sở ngôn ngữ chung của xã hội.



2. Thực trạng vấn đề
Phân tích tác phẩm văn chương là một nội dung quan trọng trong chương
trình THPT. Tuy nhiên có một thực tại khá phổ biến hiện nay ở các trường phổ
thông là học sinh thường phân tích tác phẩm một cách sơ lược, chung chung dẫn
tới lan man xa đề. Các tác phẩm văn chương thường được học sinh giải nghĩa lại
theo cách của mình thậm chí là diễn nôm thơ văn. Việc phân tích nghệ thuật
(phương diện ngôn ngữ) chỉ được chú ý như một cách chiếu lệ. Trong khí đó giá
trị của một tác phẩm tập trung nhiều ở phương diện này. Khi chung ta tìm hiểu
phân tích một tác phẩm văn chương không chỉ dừng lại ở việc xem tác phẩm đó
viết cái gì (nội dung) mà ta còn phải nghiên cứu xem tác phẩm đó viết như thế
nào (nghệ thuật). Và đặc biệt là ta phải chú ý tới hệ thống ngôn từ mà tác giả sử
dụng trong tác phẩm đó. Vì thế việc nắm vững những tri thức ngôn ngữ nói
chung và tri thức về tiếng Việt nói riêng đối với học sinh là rất quan trọng và cần
thiết để có được những kĩ năng phù hợp trong việc tiếp cận một tác phẩm văn
chương.
Từ thực trạng của việc dạy và học văn như đã nêu ở trên, đã vô hình
chung dẫn tới giờ dạy văn tẻ nhạt, học sinh không có say mê với những giờ học
văn nữa và môn Văn đã dần mất đi vai trò của nó. Vì thế, để cho giờ dạy văn
không bị rơi vào tình trạng học sinh có hứng thú hơn đối với việc học các giờ
đọc hiểu văn bản cũng như các giờ dạy tiếng Việt. Do đó, sau nhiều lần nghiên
cứu và thực hiện, trong khuôn khổ của sáng kiến này, tôi mạnh dạn trình bày
một số vấn đề liên quan đến hướng tiếp cận tác phẩm từ phương diện ngôn ngữ
và việc ứng dụng hướng tiếp cận này vào tìm hiểu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của
nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Từ thực trạng về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, cũng
như việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học như đã đề cập ở trên, tôi xin
được đưa ra một hướng tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc
Tử từ phương diện ngôn ngữ.
3. Hướng tiếp cận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.



Để tìm hiểu bài thơ này, trước hết giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu phần
tiểu dẫn để nắm được đặc trưng riêng của thơ Hàn Mặc Tử, một loại thơ siêu
thực thuộc trường phái tượng trưng Pháp-Thơ điên.
Thứ hai, tìm hiểu tiểu dẫn để hiểu rõ hoàn cảnh đặc biệt của tác giả khi ông
làm bài thơ này. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã lâm bệnh trọng và luôn bị
ám ảnh bởi nỗi đau, cái chết và luôn khắc khoải về một ước nguyện không
thành. Mặt khác, nhiều nguồn tin cho rằng, nhà thơ làm bài thơ này sau khi nhận
được tấm bưu thiếp của người con gái xứ Huế mà Tử vẫn từng thầm yêu trộm
nhớ có tên gọi Hoàng Thị kim Cúc. Nắm được những thông tin này sẽ góp ích
cho chúng ta khi tìm hiểu nội dung của bài thơ hơn.
Thứ ba, việc tìm hiểu phần tiểu dẫn còn hướng học sinh khám phá kết cấu
của bài thơ cũng như hướng vận động mạch cảm xúc trong toàn bài. Nhà nghiên
cứu phê bình Chu Văn Sơn cho rằng: “Nếu nhìn từ mạch cảm xúc, ta sẽ thấy có
những gấp khúc, khuất khúc với những phía chợt sáng, chợt tối. Khổ đầu là một
niềm ao ước thầm kín bên trong lại cất lên như một lời mời mọc từ bên ngoài,
nỗi hoài niệm vốn âm u lại mang gương mặt của khát khao rực rỡ; Khổ hai là
một ước mong thầm khẩn thiết dâng lên thoắt hoá thành một hoài vọng chới với;
Khổ ba: một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi.
Nếu nhìn từ cấu trúc không gian cũng thấy bài thơ có sự chuyển tiếp
không gian rất tinh vi, kín mạch không dễ nhận ra. Trong phần sâu của nội dung
có ba cảnh chính: vườn xa, cảnh xa, khách đường xa. chúng hợp thành cái thế
giới ngoài kia, để đối lập với cái “ở đây”. Nó tạo nên một sự đối lập quái ác giữa
cuộc đời và lãnh cung, trần gian tươi đẹp và trời sâu ảm đạm, sống và không
sống, gắn bó và chia lìa.
Như vậy việc tìm hiểu tiểu dẫn bước đầu cho học sinh cảm nhận về nội
dung cũng như mạch cảm xúc của toàn văn bản.
Bên cạnh việc tìm hiểu phần tiểu dẫn, giáo viên cho học sinh đọc và cảm
nhận tác phẩm. Với việc tri giác bằng mắt thông qua hệ thống ngôn ngữ, một lần

nữa giúp học sinh dần dần cảm nhận được, nhà thơ đã sử dụng hệ thống ngôn từ


như thế nào. Và qua đó có thêm cái nhìn mới về tác phẩm. Việc đọc văn bản là
vô cùng quan trọng. Đọc sao cho phải vang lên được những từ hay, những từ độc
đáo, và đặc biệt là nhịp điệu trong văn bản.
Sau khi đọc và nêu cảm nhận ban đầu của mình về bài thơ này, thì giáo
viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu văn bản thông qua hệ thống ngôn ngữ. Để
làm sao thông qua hệ thống ngôn ngữ có thể giúp các em có cái nhìn đầy đủ và
chính xác nhất về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
4. Đọc hiểu bài thơ thông qua hệ thống ngôn ngữ
Ở phần đọc hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng khổ
thơ một trên phương diện khai thác hệ thống ngôn từ của từng khổ thơ. Nhưng
một điều lưu ý là không phải bất kì từ ngữ nào chúng ta cũng khai thác. Mà
chúng ta chỉ tập trung vào hệ thống những từ ngữ hay, độc đáo, mới lạ... và nhờ
nó có thể làm toát lên đựơc nội dung, ý nghĩa của khổ thơ và dụng ý nghệ thuật
của tác giả.
4.1.Khổ thơ thứ nhất:
Bước vào khổ thơ thứ nhất, điều đầu tiên chúng ta cần khai thác là câu hỏi
tu từ mở đầu khổ thơ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi này đã từng gây tranh luận cho nhiều người và có rất nhiều nhà
nghiên cứu từng cất công lặn lội kiếm tìm câu trả lời chính xác nhất xem câu hỏi
này là của ai? Câu hỏi từ người thôn Vĩ hay là câu hỏi của chính thi nhân?
Nhưng cuộc tranh luận ấy cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Vì thế giáo viên có thể
đưa ra cho học sinh vấn đề này để các em thảo luận sao cho có cách lý giải
thuyết phục nhất. Ở bài viết này, tôi xin dẫn ra hai cách hiểu:
Trước hết có thể hiểu câu hỏi trên là lời từ thôn Vĩ. Nếu là lời từ thôn Vĩ
thì khi đọc câu thơ ta cần có sự nhấn giọng ở chữ “sao” đứng vị trí đầu câu. Như
vậy thì câu thơ có ý nghĩa như một lời trách cứ nhẹ nhàng và hơn nữa thì đó lại

là lời mời mọc tinh tế, khéo léo. Thôn Vĩ nhớ thường anh, mong chờ anh vậy mà


sao không thấy anh về chơi. Vì vậy nó khiến anh càng cảm thấy băn khoăn càng
cảm thấy mình như mắc lỗi.
Thứ hai, nếu ta đặt khổ thơ trong mối tương quan với toàn bài thì ta lại bắt
gặp đây không phải là câu hỏi duy nhất. Cả bài thơ có ba câu hỏi tu từ chia đêu
cho ba khổ. Vì thế có thể hiểu câu hỏi tu từ này là của chính tác giả. Một câu hỏi
không cần giải đáp mà nhà thơ có thể hiểu được rất rõ câu trả lời. Ông không về
được vì đường xa, vì bệnh trọng và hơn thế nữa còn vì mặc cảm của thân phận.
Không về được nhưng lại nhớ mong da diết, nhớ đến cồn cào. Bởi thế câu thơ
như chứa đựng một mối mâu thuẫn lớn giữa mong muốn mà không làm được,
không thực hiện được. Tác giả đạng tự phân thân mình để hỏi chính mình về
một việc cần làm, đáng ra phải làm từ lâu mà giờ đây không còn cơ hội để thực
hiện nữa. Sự phận thân và những sắc thái cảm xúc đan xen trong cùng một câu
hỏi đã cho thấy ao ước trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt, vừa uẩn khúc đến nhường
nào. Câu hỏi cứ xoáy mãi vào tâm tưởng và trở thành niềm day dứt trước một
ước nguyện không thành. Ao ước đấy, song đầy mặc cảm về khả năng thực hiện
ao ước của mình.
Từ khao khát trở về thôn Vĩ như vậy, những câu thơ tiếp theo là dòng hồi
ức của thi sĩ về thôn Vĩ Dạ đã được hiện lên.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Căn cứ vào ngôn ngữ, ta thấy mỗi câu là một chi tiết vườn. Và ở đây, thi
sĩ không đi vào miêu tả trực tiếp về vườn Vĩ Dạ mà thông qua hệ thống ngôn từ
có sức gợi cảm cao giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp thanh tú, tinh khiết từ
khu vườn thôn Vĩ.
Lớp ngôn từ đầu tiên mà chúng ta cần khai thác đó là “nắng hàng cau,
nắng mới lên”.Ngôn ngữ hết sức giản dị nhưng lại có sức gợi mãnh liệt đến thế.

Câu thơ hay không chỉ bởi những gì nó mang sẵn mà còn vì những gì nó có thể
gợi ra để bạn đọc đồng sáng tạo. Có nhiều người thắc mắc, tại sao nhà thơ lại tả


cau đầu tiên mà không phải loại cây gì khác? Tả cau là một dụng ý của tác giả.
Thứ nhất, cau là loại cây gắn liền với người dân xứ Huế và thường được trồng
rất nhiều ở các khu vườn Vĩ Dạ. Thứ hai, nếu ta từng gắn bó với loại cây này, ta
sẽ dễ dàng nhận thấy, đây là loại cây thân cao, thậm chí ở mảnh vườn nào đó có
thể là loại cây cao nhất. Vì thế đi từ xa về, hoặc đến thăm Vĩ Dạ thì đây là hình
ảnh đầu tiên ta có thể nhìn thấy và do đó cau có sức gợi lớn đối với những ai đã
từng đến Vĩ Dạ. Mặt khác, nhờ thân cao cho nên nó là cây đầu tiên nhận được
những tia nắng đầu tiên của một ngày. Bởi thế mà tinh khôi, tinh khiết. Trong
đêm, lá cau được tắm gội trên cao, sắc xanh như mới được hồi sinh trong bóng
tối để rồi dưới nắng mai lại rời rợi thanh tân. Nắng trên lá cau thành nắng ướt,
nắng long lanh, nắng non. Bởi thế mà thanh khiết. Mặt khác, cau có dáng mảnh
dẻ, trong nắng sớm, bóng đổ xuống vườn, in xuống lối đi những nét thật mảnh,
thật thanh thoát. Mặt khác, hàng cau vừa gợi vẻ cao sang cổ kính của những thú
chơi tao nhã của các nhà Nho thuở xưa với hình ảnh: ‘chim gù, cá lạch, cảnh
cau” nhưng nó lại vừa gợi sự ngay ngắn thẳng hàng, lề lối của một khuôn viên
đẹp. Để có được khuôn viên ấy đòi hỏi chủ nhân của khu vườn thôn Vĩ cũng
phải là những người có con mắt thẩm mĩ. Như thế thì vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế
không chỉ do thiên tạo mà còn do nhân tạo-có sự chăm sóc, tỉa tót của con
người.
Lớp ngôn từ thứ hai mà chúng ta cần khai thác ở ba câu này đó là: “Vườn
ai mướt quá xanh như ngọc”. Mà trước hết là từ “mướt”. Đây là một tính từ chỉ
sự mỡ màng của lá cây trong khu vườn Vĩ Dạ. Nhưng trong câu thơ này, nó
không dừng lại ở việc miêu tả độ mướt - độ mỡ màng mà còn như bao hàm
trong nó một sức sống căng tràn, một nội lực từ bên trong đành phô ra ngoài lá
cây, cành cây một sự mượt mà, óng ả, đầy xuân sắc. Đi kèm từ “mướt” là tứ
“quá”. Vốn dĩ đây là từ dùng để chỉ mức độ, nhưng trong câu thơ này, nó như

một tiếng ngỡ ngàng trầm trồ như chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của khu vườn Vĩ
Dạ. Và để cụ thể hoá sắc xanh của khu vườn, thi sĩ đã dùng nghệ thuật so sánh:
“xanh như ngọc”. “Ngọc” là một tinh thể trong suốt nên vừa có màu vừa có ánh.
Nhờ đó vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ vời vợi sắc xanh, mà còn


đang toả vào ban mai cả những ánh xanh nữa. Sắc xanh ngọc đủ để gợi lên một
vẻ đẹp cao sang, quý phái, trong sáng của khu vườn. Thiếu đi những ánh sắc ấy,
mảnh vườn đơn sơ bình dị này khó mà hiện ra vẻ thanh tú, cao sang được. Mặt
khác so sánh sắc xanh của khu vườn với màu ngọc và kết hợp với từ “quá” làm
cho câu thơ như một tiếng kêu ngỡ ngàng, trầm trồ khi bất chợt nhận ra vẻ đẹp
của khu vườn. Để từ đó, thi sĩ như muốn tuyệt đối hoá vẻ đẹp đẽ, quý giá, cao
sang của đối tượng. Nhu cầu tuyệt đối hoá này thường xuất hiện khi niềm tha
thiết với cuộc đời trần thế dâng trào tới mức đau đớn. Càng đẹp bao nhiêu thì lại
càng đau đớn bấy nhiêu. Vì thế cách so sánh này đã đem lại cho ta hai tâm thái:
cảm giác càng tinh tế thì cảm xúc càng đau thương. Bởi vì khu vườn thôn Vĩ
trong cảm nhận của nhà thơ càng đẹp bao nhiêu khiến ông càng khao khát bấy
nhiêu nhưng bản thân nhà thơ lại không thể về thăm thôn Vĩ được nữa, không
thể tận hưởng cảnh đẹp kia được nữa. Và như thế thì cái đẹp lộng lẫy kia đang
dần tuột ra ngoài tầm tay của thi sĩ. Vậy, thử hỏi làm sao lại không đau thương
được?
Khi tìm hiểu khổ thơ này, chúng ta cũng không thể bỏ qua đại từ “ai”.
Vốn dĩ đây là một đại từ phiếm chỉ đã quá quen trong thơ ca Việt Nam. Nhưng
trong bài thơ này, nó góp một phần không nhỏ để chuyển tải một cảm giác xót
xa, cảm giác về thực tại xa vời. Và khi kết hợp với những chi tiết tả vườn như đã
phân tích ở trên cho ta cảm nhận về một thế giới đẹp đẽ là thế, hiện ra ngay
trước mắt là vậy mà phút chốc đã hoá xa vời, đã thuộc về thế giới ngoài kia. Sắc
thái phiếm chỉ bỗng chốc đã làm tất cả như lùi xa, mông lung, diệu vợi. Tất cả
như đang bỏ thi sĩ để thuộc về quá khứ, vì thế nỗi đau, bi kịch của nhà thơ càng
hiện lên rõ hơn.

Cũng trong khổ thơ này, câu thơ thứ tư cũng gây nhiều tranh luận trong
giới phê bình. Người ta băn khoăn đi tìm khuôn mặt chữ điền kia là khuôn mặt
của ai? đàn ông hay đàn bà? Quả là khó khi lí giải điều này bởi đây là hình ảnh
cách điệu lạc vào giữa một bức tranh tả thực. Vì thế chúng ta cũng có thể giới
thiệu cho học sinh hiểu câu thơ này theo hai cách. Thứ nhất có thể lí giải khuôn
mặt đó là của người xứ Huế. Và nếu là người xứ Huế thì đó là một khuôn mặt


của người phụ nữ với vẻ đẹp kín đáo, đoan trang, phúc hậu. Người nào cảnh đấy
cùng góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho Vĩ Dạ. Vì vậy Vĩ Dạ luôn là niềm thương
nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Thứ hai, ta vẫn có thể hiểu đó là khuôn
mặt của người trở về thôn Vĩ - nhân vật trữ tình, thì đó chính là khuôn mặt của
Hàn Mặc Tử nấp sau những khóm lá trúc. Một sự trở về vụng trộm, lén lút với
cuộc đời ngoài kia. Và ở đó ta dễ nhận ra một mối mặc cảm, một tâm trạng đau
thương đang đè nặng lên tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Như vậy, từ việc hiểu ngôn ngữ trong khổ thơ ta có thể cảm nhận được vẻ
đẹp của thôn Vĩ và niềm yêu nỗi nhớ của nhà thơ.
4.2.Khổ thơ thứ hai:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Để tìm hiểu khổ thơ này, trước hết giáo viên cho học sinh đọc khổ thơ và
tìm những từ ngữ cần phân tích. Trong đó đặc biệt chú ý những từ ngữ sau: gió,
mây, buồn thiu, lay, thuyền ai, bến sông trăng, chở trăng, kịp.
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu cụ thể từng từ ngữ,
từng cụm từ và những từ ngữ đó được thể hiện thông qua những thủ pháp nghệ
thuật nào? Biểu đạt nội dung gì?
-“Gió”, “mây” là hai danh từ chỉ hình ảnh của thiên nhiên. Nhưng trong
khổ thơ này, hai từ “gió”, “ mây” được lặp lại hai lần nhưng không phải là nhằm

để nhấn mạnh mà ở đây điệp từ lại có tác dụng đẩy cảnh vật ra hai bờ chia cắt.
Một thưc tại chia cắt phiêu tán đang diễn ra mà chia cắt lại diễn ra ngay ở những
thực thể vốn dĩ không thể tách rời. Gió, mây là hai đối tượng luôn tồn tại song
song với nhau, khó có thể chia tách. Gió có thổi thì mây mới bay, mây không thể
tự chuyển dời được mà luôn phải nhờ vào sự tác động của gió. Vậy mà trong câu
thơ này lại mỗi đằng đi một nẻo. Tất cả dường như đang bỏ đi: gió bay đi, mây
trôi đi thậm chí đến cả dòng nước cũng buồn bã ra đi. Ở đây không đơn thuần là


hình ảnh của thị giác nữa mà đó là hình ảnh của mặc cảm, một mặc cảm của sự
chia lìa, chia cắt. Mặc cảm vốn chất chứa trong lòng người đã được nhuốm vào
cảnh vật để rồi nhìn vào đâu cũng thấy chia lìa.
-“Dòng nước buồn thiu” ở đây có thể hiểu là dòng sông Hương hay bất kỳ
một dòng sông nào khác nhưng cũng có thể hiểu đó chính là dòng đời qua thủ
pháp nhân hoá. “Buồn thiu”là một tính từ chỉ nỗi buồn ủ ê, ủ dột, buồn không
nói lên lời. Dòng nước như mang trong mình một nỗi buồn thiu-buồn không nói
thành lời.
-Nhưng hay hơn cả ở hai câu đầu vẫn là từ “lay”: động thái lay, tự nó
không vui không buồn, nhưng đặt trong câu thơ này nó lại mang nỗi buồn hiu
hắt đến thế. Nó là nét buồn phụ hoạ với gió mây, sông nước. Hay nỗi buồn của
cảnh vật đang lây nhiễm, lan toả sang hồn hoa bắp khiến nó trở nên phất phơ
hơn. Cảnh vật càng trở nên phiêu liêu, li tán hơn.
Như vậy, thông qua việc khai thác các ngôn từ được nhà thơ sử dụng
trong hai câu thơ trên đã giúp bạn đọc cảm nhận được bức tranh phong cảnh
nhuốm màu sắc của sự chia lìa, chia ly, tan tác. Cả mây gió, cả dòng nước cứ lìa
bỏ nhau và lìa bỏ chốn này mà đi. Duy nhất chỉ có hoa bắp là không thể nhấc
mình ra đi nên đành phải khẽ lay động. Nó giống như một sự níu giữ vu vơ, một
lưu luyến vô vọng của một kẻ bị chia lìa.
Mặt khác thông qua hệ thống ngôn ngữ, ta tiếp tục khám phá ra bút pháp
tả cảnh ngụ tình. Nhà thơ như có sự đồng cảm với cảnh vật, Hàn Mặc Tử đã thấy

hoa bắp côi cút bên sông nên đã vận vào mình. Mặc cảm chia lìa khiến Hàn Mặc
Tử nhận ra thân phận bị bỏ rơi của chính mình. Cho nên nhìn vào đâu cũng thấy
sự chia lìa tan tác
Sang đến hai câu thơ sau, ta bắt gặp một không gian lung linh mờ ảo với
con thuyền chở trăng, bến sông trăng- khung cảnh thật lãng mạn:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Từ ngôn từ, ta cảm nhận được hình ảnh một con thuyền không xác định
cụ thể “thuyền ai”, và tất cả đều được bảo phủ bởi ánh trăng huyền ảo. Vì thế


đối lập với xu thế tất cả chảy đi, bỏ đi, trôi đi càng lúc càng nhanh, càng vuột xa
tầm sống của Hàn Mặc Tử, thì ánh trăng lúc này như một bám víu duy nhất, một
tri âm, một cứu tinh với nhà thơ. Bởi thế cho nên nhà thơ nảy sinh ra khát vọng
chở trăng về với mình: có chở trăng về kịp tối nay? Một khát vọng muốn chiếm
giữ cái đẹp cho riêng mình nhưng khát vọng đó thật táo bạo, và khó thành hiện
thực bởi trăng là cái đẹp mang tính phi vật thể, ta không thể hình dung ra được
hình khối hay trọng lượng của nó. Vì thế khát vọng chở trăng mãi chỉ là khao
khát mà thôi.
Hai câu thơ còn hay bởi từ “kịp”. Theo tiến sĩ Chu Văn Sơn: chữ “kịp” lâu
nay bị bỏ quên, bởi nó lặng lẽ khiêm nhường chứ không bóng bẩy ồn ào. Nhưng
nó vẫn đẹp trong quên lãng. Chữ “kịp” mới mang bi kịch của tâm hồn ấy, thân
phận ấy...”. Bạn đọc không thể khẳng định chắc chắn rằng “tối nay” là một tối
nào cụ thể. Nhưng ta nhận ra một lời khẩn cẩu khẩn khoản khẩn thiết qua giọng
thơ khắc khoải và qua chữ “kịp” kia. Nếu như trăng không về kịp thì kẻ sĩ hoàn
toàn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương. Như vậy từ “kịp” còn
cho ta thấy một quan niệm sống, một tâm thế sống: sống là chạy đua với thời
gian. Quan niệm này không phải hoàn toàn mới mẻ nhưng với Hàn Mặc Tử, nó
có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không mới, bởi vì Xuân Diệu từng có
quan niệm như vậy: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Xuân Diệu luôn
thúc dục mình, dục người phải mau chóng vội vàng cuống quýt để tận hưởng

từng giây, từng phút, từng giờ của cuộc sống. Và nếu không nhanh thì nó sẽ trôi
đi mất. Cuộc đời con người thật ngắn ngủi. Như vậy với Xuân Diệu cái chết
luôn chờ đợi mỗi người ở cuối chặng đường đi, còn với Hàn Mặc Tử thì cái chết
như đang kề cận, một cuộc chia lìa vĩnh viễn sắp sửa diễn ra. Vì thế cái quỹ thời
gian của ông đang vơi đi từng giờ, từng khắc. Và trong tình thế ấy thì chỉ có
trăng là chỗ dựa là sự bấu víu cuối cùng, là điểm tựa duy nhất của thi sĩ. Vì thế
nếu không kịp tối nay thì ông sợ rằng mình sẽ không còn được tận hưởng cái
đẹp nơi trần thế này nữa. Cho nên từ “kịp” đọc lên, ta thấy nó khắc khoải, nó
đau đáu hơn, trước một ước nguyện chân thành. Nhịp thơ cũng vì thế mà gấp
gáp hơn, khẩn thiết hơn bao giờ hết.


Từ việc phân tích hệ thống ngôn ngữ, ta thấy nổi bật lên ở khổ hai là thực
tại chia lìa và khao khát mãnh liệt đựơc sống, được chiếm lĩnh cái đẹp của thi
sĩ.
4.3. Khổ thơ thứ ba:
Sang khổ thơ cuối cùng, ta lại bắt một thế giới của cõi mộng, cõi ảo. Nếu
ở khổ thứ nhất, nhà thơ đưa ta về với vẻ đẹp của “vườn ai”, sang khổ thơ thứ hai
là vẻ đẹp của bến sông trăng thì đến khổ thơ thứ ba lại là vẻ đẹp của nhân vật
khách đường xa (người tình xa). Nhân vật khách, lại đi trên con đường xa, do
vậy cảm giác xa vời, cô đơn, không gần gũi càng hiện lên rõ hơn. Nhân vật
khách trong sắc trắng tinh khôi, tinh khiết nhất.
Màu trắng luôn là một ám ảnh và được trở đi, trở lại nhiều lần trong thơ
Hàn Mặc Tử. Ta từng bắt gặp sắc trắng trong những câu thơ:
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang
- Chết rồi xiêm áo trắng như tinh
Và ở bài thơ này là: Áo em trắng quá nhìn không ra. Với từ “quá”, nó là
lần thứ hai xuất hiện trong bài thơ. Nếu ở khổ một là “mướt quá” thì ở khổ ba lại
là “trắng quá”. Vì thế câu thơ như một tiếng kêu, một sự ngỡ ngàng, một cách

cực tả sắc trắng ở độ tuyệt đối, tột cùng. Trắng đến mức lạ lùng, trắng tới mức
không còn nhận ra nữa. Như vậy với sắc trắng gợi tả vẻ đẹp lung linh cho nhân
vật khách. Đẹp thì đẹp đấy, tinh khôi, tinh khiết đấy nhưng nhân vật khách lại ở
trên con đường xa vì thế càng khó cảm nhận hơn, càng xa vời hơn. Như vậy thì
cuối cùng, mơ tưởng da diết, khắc khoải hơn hết thảy vẫn là dành cho con
người, vẫn là hướng tới người tình xa. Và trong mất mát chia lìa với thế giới
ngoài kia thì có lẽ với Hàn Mặc Tử, mất mát lớn nhất vẫn là phải chia lìa với
người mình yêu. Vì thế đau đớn ấy đã đưa ông quay trở lại thực tại u ám của
chốn lãnh cung và hằn lên trong ông một câu hỏi lớn, một hoài nghi lớn về tình
đời, tình người:
Ai biết tình ai có đậm đà?


Câu hỏi chứa hai đại từ “ai”. Từ ai thứ nhất có thể dành để chỉ nhà thơ,
còn từ ai thứ hai dành chỉ nhân vật khách. Câu hỏi đặt ra vấn đề liệu khi nhà thơ
mất đi thì em có còn tình cảm với anh không. Từ đó giúp ta cảm nhận được một
tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt, nhưng không biết cuộc đời và
tình người danh cho ông được bao nhiêu và được bao lâu. Câu hỏi tu từ như
xoáy sâu vào tâm khảm người đọc về bi kịch tinh thần của một con người khát
khao được yêu, được sống và được cảm thông. Và cũng từ đó ta hiểu hơn nỗi cô
đơn, tuyệt vọng đến đỉnh điểm của thi sĩ.
5. Hiệu quả của việc sử dụng SKKN
Việc áp dụng những tri thức về ngôn ngữ vào việc phân tích tác phẩm
không thể nhận thấy kết quả rõ ràng trong một, hai năm học. Đây phải là một
quá trình những giáo viên Ngữ văn tâm huyết với nghề nghiệp trong thực tế đã
luôn luôn cố gắng trau dồi kiến thức lí luận văn học, kiến thức ngôn ngữ học để
khám phá ngày càng sâu hơn tác phẩm, để đem lại hứng thú, đem lại những
hướng tiếp cận mới cho việc phân tích tác phẩm. Chính vì thế đây không thể nói
là một phương pháp hoàn toàn mới. Có chăng, tôi hi vọng qua bài viết này, các
giáo viên và học sinh có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc tiếp cận phương

tiện ngôn ngữ trong quá trình giảng dạy. Từ đó hướng dẫn học sinh khám phá
tác phẩm văn chương cho có hiệu quả hơn. Kết quả thu được, như đã nói khó có
thể đánh giá bằng lượng. Tuy nhiên có một thực tế, phần lớn học sinh khi được
cung cấp ở mức độ nhất định kiến thức về tiếng Việt thường có bước chuyển rõ
ràng trong các bài viết, trong trình bày, và trong các giờ thảo luận về văn
chương. Việc cảm thụ tác phẩm, việc thực hành giảng dạy, vì thế cũng trở nên
hợp lí có tính khoa học hơn.
Sau khi hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ theo hướng trên tại lớp
11A7, bước đầu tôi đã thu được kết quả như sau: khi chưa vận dụng cách tiếp
cận này chỉ có 40 - 50% học sinh phát biểu xây dựng bài, khi áp dụng cách tiếp
cận trên đã có 65 - 75% học sinh phát biểu xây dựng bài, nắm kiến thức sâu hơn.
Giờ đọc văn không còn nặng nề, căng thẳng nữa mà đã gây được hứng thú cho
học sinh và có hiệu quả rõ rệt


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy vệc cung cấp, rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng phân tích đánh giá các yếu tố thuộc về
phương diện nghệ thuật là rất quan trọng. Điều này giúp cho học sinh thói quen
phân tích đánh giá một tác phẩm văn chương dựa trên những cơ sở khoa học.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình, nhà văn đã vận dụng, phát huy tối
đa khả năng gợi tưởng, gợi tả, gợi cảm của các yếu tố ngôn ngữ thông qua các
biện pháp nghệ thuật. Đến lượt mình, người đọc nói chung và học sinh nói riêng
phải đi từ việc phân tích các yếu tố ngôn ngữ để bóc dần các lớp nghĩa của tác
phẩm. Có như vậy quá trình đồng sáng tạo, đồng giải mã giữa người viết và
người đọc mới thật diễn ra trọn vẹn, đúng hướng.
Với suy nghĩ như vậy, việc tìm hiểu thấu đáo các yếu tố ngôn ngữ nghệ
thuật của tác phẩm trước khi lên lớp, rèn luyện cho học sinh thói quen phân tích,
đánh giá phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm là việc rất có ý nghĩa,

rất cần thiết đối với người giáo viên Ngữ văn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
tránh rơi vào một thái cực khác là quá chú trọng những yếu tố ngôn ngữ nghệ
thuật mà bỏ qua đi những đóng góp về mặt nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Luôn luôn xem xét tác phẩm như một chính thể nội dung-nghệ thuật có lẽ là thái
độ đúng đắn, hợp lí nhất. Điều này cũng đúng với lời dạy của Belin-xki: “Khi
hình thức là biểu hiện của nội dung, gắn bó với nội dung một cách khăng khít
đến nỗi, nếu tách nó ra khỏi nội dung tức là huỷ hoại bản thân nội dung ấy,
ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức là huỷ hoại hình thức”. Mặt khác
cũng phải chú ý cách khai thác hệ thống ngôn ngữ trong tác phẩm văn hoc một
cách khéo léo đừng để rơi vào tình trạng giải mà ý nghĩa của từ, hay diễn nôm
văn chương một cách thuần tuý.
2. Kiến nghị
Để tạo cho việc dạy học theo tinh thần hiện đại, Bộ GD& ĐT cần phải mạnh
dạn đổi mới hơn nữa trong việc hoạch định chương trình.


Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy,
nhất là trong năm học 2017-2018 này. Dẫu sao kinh nghiệm trên cũng chỉ mang
tính chất cá nhân, bởi vậy bài viết không tránh khỏi những khuyết điểm. Kính
mong sự chia sẻ, góp ý chân thành của đồng nghiệp để bài viết có sự hoàn chỉnh
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết


Nguyễn Thị Nga


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Minh Toán: “Tiếng Việt trong nhà trường”, NXB GD.
2. Chu Văn Sơn: “Văn học và thẩm binh”, NXB GD.
3.Nguyễn Duy Bình, Dạy văn dạy cái hay cái đẹp,Nxb GD,1983.
4.Võ Bình,Lê Anh Hiền,Cù Đình Tú,Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt-NXBGD
Việt Nam 1982.
5.Bộ Giáo Dục-Cục Đào tạo và bồi dưỡng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
NXBGD,1977.
6.Nguyễn Thái Hoà, Đinh Trọng Lạc, Phong cách học Tiếng Việt-NXB GD



×