Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn phát triển năng lực của học sinhTHPT qua hệ thống bài tập vận dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân” chương hạt nhân nguyên tử – vật lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.06 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu................................................................................................
1
1.1.

do
chọn
đề
1
tài ..............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………...
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..
2
2. Nội dung của đề tài………………………………………………….
3
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………….
3
2.1.1. Khái niệm bài tập vật lí ................................................................
3
2.1.2. Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí.........................................
3
2.1.3. Phân loại bài tập vật lí ..................................................................
3
2.1.4.
Phương
pháp
giải


bài
tập
vật
3
lí .....................................................
2.1.5. Nguyên tắc xây dựng, tuyển chọn và phân loại bài tập theo logic
3
nhận thức trong hệ thống bài tập chọn lọc..............................................
2.1.6. Các tiêu chí dùng để xây dựng hệ thống bài tập..........................
4
2.2. Thực trạng của đề tài........................................................................
4
2.3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………
5
2.3.1. Kiến thức cơ bản về phản ứng hạt nhân vật lí lớp 12…………....
5
2.3.2. Bài tập vận dụng các định luật bảo toàn trong phản tứng hạt
7
nhân vật lí lớp 12 THPT ………………………………….....................
2.3.2.1. Bài tập vận dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số
7
khối.........................................................................................................
.
2.3.2.2. Bài tập tìm năng lượng của phản ứng hạt nhân khi biết khối
8
lượng hoặc độ hụt khối của các hạt nhân trong phản ứng....................
2.3.2.3. Bài tập xác định năng lượng, động năng và vận tốc của các
10
hạt trong phản ứng hạt nhân …...............................................................
2.4. Hiệu quả của SKKN........................................................................

16
3. Kết luận, kiến nghị..............................................................................
17
3.1. Kết luận……………………………………………………………
17
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………..
17
Tài liệu tham khảo……………………………………………………...
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý do khách quan
Nhân loại đang ở thế kỷ XXI - thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con người
được coi là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Trong xã hội tương lai- xã hội
dựa vào tri thức, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người thông minh, trí
tuệ phát triển, sáng tạo và giàu tính nhân văn. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này,
nhà trường phổ thông trước hết phải cung cấp cho học sinh hệ thống những kiến
thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tế đất nước, tư duy và hệ
thống những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. [ 7]
Bộ môn vật lý được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về vật lí. Hệ thống
kiến thức này phải thiết thực và có tính kỹ thuật tổng hợp và đặc biệt phải phù
hợp với quan điểm vật lý hiện đại.
Trong dạy học vật lí, có thể nâng cao chất lượng học tập và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bằng nhiều biện pháp, phương pháp
khác nhau. Bài tập vật lý với tư cách là một phương pháp dạy học, nó có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường
phổ thông. Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lý các học sinh sẽ có được

những những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt bài tập vật lý giúp
học sinh củng cố kiến thức có hệ thống cũng như vận dụng những kiến thức đã
học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên lôi
cuốn, hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, số lượng bài tập trong sách giáo khoa và trong các sách bài tập
là rất nhiều, sắp xếp chưa hợp lý, gây khó khăn cho nhiều giáo viên trong việc
lựa chọn bài tập ra cho học sinh. Vì vậy, cần phải có một sự lựa chọn, phân loại,
sắp xếp lại các bài tập theo một hệ thống tối ưu phù hợp với chương trình giáo
dục mới và thời gian dành cho học sinh ở lớp học, cũng như ở nhà.
1.1.2. Lý do chủ quan
Trong chương trình vật lí 12, chương “Hạt nhân nguyên tử” là phần kiến
thức khó, nhưng rất bổ ích vì năng lượng hạt nhân sẽ là nguồn năng lượng vô tận
trong tương lai không xa. Đây là cơ sở chính để giáo dục kiến thức tổng hợp và
hướng nghiệp cho học sinh.
Phần kiến thức này có nhiều bài tập hay có thể giúp học sinh đào sâu suy
nghĩ và phát triển tư duy thực tiễn. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy hệ thống bài tập của phần này trong sách giáo khoa và sách bài tập chưa
thực sự khoa học, sáng tạo. Dẫn đến khó khăn cho giáo viên và học sinh trong
việc chọn lựa bài tập có hệ thống phù hợp, từ đó không phát triển được năng lực
của học sinh. Vì vậy kết quả học tập phần kiến thức này không cao.

2


Nhận thức được điều này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm
với đề tài:“Phát triển năng lực của học sinhTHPT qua hệ thống bài tập vận
dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân” Chương hạt nhân
nguyên tử – vật lí 12.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định hệ thống bài tập tối thiểu và đề ra cách sử dụng nó trong quá

trình dạy học bài tập các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân - vật lí 12
THPT, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề thông qua giải bài tập vật lí.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kiến thức và bài tập bài “phản ứng hạt nhân” vật lí 12 THPT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh các lớp: 12C2; 12C3; 12C9 năm học 2016-2017 và học sinh các
lớp 12A2; 12A3; 12A9 năm học 2017-2018 trường THTP Quảng Xương II.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phân tích lí luận,
thực nghiệm sư phạm kết hợp các phương pháp khác, như điều tra cơ bản bằng
kiểm tra viết, quan sát, trò chuyện.
Để đưa ra cách phân loại bài tập vật lí dựa vào hoạt động tư duy của học
sinh trong quá trình tự lực giải quyết vấn đề và cách giáo viên hướng dẫn học
sinh giải bài tập. Đề tài đã nghiên cứu những cơ sở lí luận về bài tập vật lí, đồng
thời, qua điều tra thực trạng nắm vững kiến thức của học sinh, xem xét thực tiễn
sử dụng bài tập của giáo viên, việc giải bài tập của học sinh mà lựa chọn các bài
tập phù hợp và hướng dẫn giải từng loại bài tập vật lí.

3


2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm bài tập vật lí
Bài toán vật lí, hay đơn giản gọi là các bài tập vật lí, là một phần hữu cơ
của quá trình dạy học vật lí vì nó cho phép hình thành và làm phong phú các khái
niệm vật lí, phát triển tư duy và thói quen vận dụng kiến thức vào thực tiễn. [ 6]
2.1.2. Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí

+ Bài tập giúp cho việc ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức:
+ Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi
giải bài tập, học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng
hợp những kiến thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trình.
+ Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới
+ Bài tập vật lí là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến
thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
+ Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh.
+ Giải bài tập vật lí góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Bài tập vật lí cũng là một phương tiện có hiệu quả để kiểm tra mức độ
nắm vững kiến thức của học sinh. [ 6]
2.1.3. Phân loại bài tập vật lí [ 6]
2.1.3.1. Phân loại theo phương thức giải
Theo phương thức giải, người ta phân biệt thành bài tập định tính, bài tập
định lượng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị
2.1.3.2. Phân loại theo nội dung
Theo nội dung, người ta phân biệt các bài tập có nội dung trừu tượng, bài
tập có nội dung cụ thể, bài tập có nội dung thực tế, bài tập vui.
2.1.3.3. Phân loại theo mục đích lí luận dạy học
Có thể phân biệt thành bài tập luyện tập, bài tập sáng tạo (bài tập nghiên
cứu, bài tập thiết kế)
2.1.3.4. Phân loại theo hình thức làm bài
Theo hình thức này, bài tập phân thành bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm
khách quan.
2.1.4. Phương pháp giải bài tập vật lí [ 6]
Có thể vạch ra một dàn bài chung gồm các bước chính như sau:
+ Tìm hiểu đầu bài, tóm tắt các dữ kiện;
+ Phân tích hiện tượng;
+ Xây dựng lập luận;

+ Lựa chọn cách giải cho phù hợp;
+ Kiểm tra, xác nhận kết quả và biện luận.
4


2.1.5. Nguyên tắc xây dựng, tuyển chọn và phân loại bài tập theo logic nhận
thức trong hệ thống bài tập chọn lọc [ 6]
Bài tập vật lí nói chung có tác dụng rất lớn về các mặt: giáo dục, giáo
dưỡng, phát triển tư duy và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Tác dụng ấy càng tích
cực nếu trong quá trình dạy học có sự lựa chọn thật cẩn thận hệ thống bài tập:
chặt chẽ về nội dung, thích hợp về phương pháp và bám sát mục đích, nhiệm vụ
dạy học ở trường phổ thông.
2.1.6. Các tiêu chí dùng để xây dựng hệ thống bài tập [ 6]
Hệ thống các bài tập được lựa chọn cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
+Tiêu chí 1: Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
+Tiêu chí 2: Mỗi bài tập được chọn phải là một mắt xích trong hệ thống
kiến thức vật lý,
+Tiêu chí 3: Hệ thống bài tập phải giúp cho học sinh có kỹ năng vận
dụng toán học tốt để sau này dễ tiếp thu kiến thức các phần mới và có thời gian
nhiều hơn dành cho phần bản chất vật lí của các bài tập phải giải quyết.
+Tiêu chí 4: Hệ thống bài tập phải đảm bảo được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong học tập.
+Tiêu chí 5: Hệ thống các bài tập được chọn lọc phải giúp cho học sinh
nắm được phương pháp giải từng loại, dạng cụ thể.
+Tiêu chí 6: Hệ thống bài tập phải giúp học sinh tự tìm ra vấn đề mới
+Tiêu chí 7: Nội dung bài tập phải phù hợp yêu cầu của các kì thi nhưng
vẫn phải đảm bảo phù hợp với thời gian học tập của học sinh ở lớp và ở nhà.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường THPT Quảng Xương II đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng

thành. Nhà trường đóng trên địa bàn xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh
Hóa. Vùng tuyển sinh của nhà trường là vùng đồng bằng, với học sinh chủ yếu
là con em thuần nông. Trường có đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề, nhiệt
tình, tâm huyết với công tác giáo dục và giảng dạy, các em học sinh đa phần là
ngoan, chịu khó, với khả năng tư duy ở mức khá.
2.2.2. Thực trạng của đề tài
Thực trạng của vấn đề giải bài tập bài “Phản ứng hạt nhân” vật lí 12 THPT
- Về kiến thức: Đa phần học sinh chưa nắm vững kiến thức về định luật
bảo toàn động lượng (đã học ở chương trình vật lí lớp 10), định luật bảo toàn
năng lượng toàn phần, kiến thức véc tơ trong toán học; hiểu mơ hồ về đơn vị
khối lượng hạt nhân nguyên tử hay chưa hiểu rõ bản chất vật lí cũng như cách
xây dựng công thức tính cho phần này mà mới dừng lại ở mức độ thuộc vẹt một
số công thức đơn giản.
- Về kỹ năng: Học sinh chưa biết cách sử dụng linh hoạt các định luật bảo
toàn trong phản ứng hạt nhân, các cách đổi đơn vị khối lượng của hạt nhân
nguyên tử và các phép toán để giải quyết. Vì vậy các em giải một cách mò mẫm,
không có định hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không
giải được.
5


- Mặt khác , trong một đơn vị lớp có nhiều đối tượng học sinh với các khả
năng nhận thức, tư duy khác nhau nên không thể cho học sinh thảo luận để phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động trong học tập của mỗi em nhằm phát triển tư
duy cho các em.
- HS chưa có phương pháp khoa học để giải bài tập vật lí.
- Thực tế, kết quả khảo sát chất lượng vật lí 12 của 3 lớp 12C2, 12C3,
12C9 của trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2016-2017 về chương “Hạt
nhân nguyên tử”:
Số

Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bài
bình
Lớp
kiểm
SL %
SL %
SL %
SL %
SL
%
tra
12C2 45
4
8,9 25 55,5 13
28,8 3
6,8 0
0
12C3 44
0
0
18 40,9 15
34,1 8
18,2 3
6,8
12C9 45

0
0
10 22,2 20
44,4 10
22,2 5
11,2
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Kiến thức cơ bản về phản ứng hạt nhân – Vật lý 12 THPT
2.3.1.1. Cấu tạo hạt nhân [1]
- Hạt nhân cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là các nuclôn. Có hai loại
nuclôn: prôtôn, kí hiệu p, khối lượng m p = 1,67262.10-27 kg, mang một điện tích
nguyên tố dương +e, và nơtron kí hiệu n, khối lượng m n = 1,67493.10-27 kg,
không mang điện. Prôtôn chính là hạt nhân nguyên tử hiđrô.
- Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử; Z được gọi là
nguyên tử số. Tổng số các nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối, kí hiệu A. Số
nơtron trong hạt nhân là: N = A – Z.
- Kí hiệu hạt nhân: ZA X .
2.3.1.2 Đơn vị khối lượng nguyên tử [1]
Trong vật lí hạt nhân, khối lượng thường được đo bằng đơn vị khối lượng
nguyên tử, kí hiệu là u. Một đơn vị u có giá trị bằng

1
khối lượng của đồng vị
12

cacbon 126 C; 1 u = 1,66055.10-27 kg.
Khối lượng của một nuclôn xấp xĩ bằng u. Nói chung một nguyên tử có số
khối A thì có khối lượng xấp xĩ bằng A.u.
2.3.1.3. Khối lượng và năng lượng [1]
- Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2

(Trong đó m và E lần lượt là khối lượng nghỉ và năng lượng nghỉ của hạt nhân)
- 1 u = 1,66055.10-27 kg = 931,5 MeV/c2.
2.3.1.4. Phản ứng hạt nhân [ 2]
- Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.
- Phản ứng hạt nhân thường được chia thành hai loại:
+ Phản ứng tự phân rã một hạt nhân không bền vững thành các hạt khác.

6


+ Phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác với nhau, dẫn đến sự biến đổi
chúng thành các hạt khác.
- Phản ứng hạt nhân dạng tổng quát: A + B → C + D
2.3.1.5 Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân [ 2]
- Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A): Trong phản ứng hạt nhân, tổng số
nuclôn của các hạt tương tác bằng tổng số nuclôn của các hạt sản phẩm.
A1 + A2 = A3 + A4
- Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số điện tích của các hạt tương tác
bằng tổng đại số các điện tích của các hạt sản phẩm. Z1 + Z2 = Z3 + Z4
- Định luật bảo toàn động lượng: Véc tơ tổng động lượng của các hạt
 

tương tác bằng véc tơ tổng động lượng của các hạt sản phẩm. P1 + P2 = P3 + P4
- Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần (bao gồm động năng và năng
lượng nghỉ): Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng
lượng toàn phần của các hạt sản phẩm.
E1 + K 1 + E 2 + K 2 = E3 + K 3 + E 4 + K 4
1
2


Trong đó: Ei là năng lượng nghỉ của hạt nhân; K i = mi vi2 là động năng chuyển
động của hạt
- Mối quan hệ giữa động lượng pi và động năng Ki : pi2= 2miKi
[1]
2.3.1.6. Năng lượng phản ứng hạt nhân
- Năng lượng của phản ứng hạt nhân: ∆E = (mT –mS)c2
mT =mA+mB là tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng;
+ ET = mTc2 là tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng;
+ mS =mC+mD là tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng;
+ ES = mSc2 là tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng.
+ Nếu mT > ms thì phản ứng toả năng lượng |∆E| =|ET – ES|
+ Nếu mT < ms thì phản ứng thu năng lượng |∆ E| =|ET – ES|
- Một số cách tính ∆E : [ 5]
Từ biểu thức của định luật bảo toàn năng lượng toàn phần trong phản ứng
hạt nhân: E1 + K 1 + E 2 + K 2 = E3 + K 3 + E 4 + K 4
∆E = (mT –mS)c2= ET – ES
∆E =K3 +K4 – K1 – K2 =KS – KT
- Độ hụt khối của các hạt nhân tương ứng là ∆m1, ∆m2, ∆m3, ∆m4
∆E = (∆m3 + ∆m4 - ∆m1 - ∆m2)c2=(∆mS – ∆mT)c2
- Năng lượng liên kết của các hạt nhân tương ứng là W lk1, Wlk2; Wlk3; Wlk4
∆E =Wlk3+ Wlk4- Wlk1- Wlk2= WlkS- WlkT
2.3.1.7. Mội số kiến thức cơ bản về véc tơ [ 8]
- Các quy tắc cộng véc tơ: Vận dụng quy tắc hình bình hành và quy tắc
tam giác.
- Một số phép toán về véc tơ
 

a.b = a.b. cos α ( Trong đó α là góc hợp bởi hai véc tơ a; b )
7



 
(a + b ) 2 = a 2 + b 2 + 2a.b. cos α
 
(a − b ) 2 = a 2 + b 2 − 2a.b. cos α

2.3.2. Bài tập vận dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân –
Vật lý 12 THPT
2.3.2.1. Bài tập vận dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối:
Đây là loại bài tập xác định tính chất và cấu tạo hạt nhân chưa biết hoặc
số hạt (tia phóng xạ) trong phản ứng hạt nhân
a) Phương pháp giải:
A
A
A
A
- Phương trình phản ứng: Z A + Z B → Z C + Z D
A
→ ZA C + ZA D
- Trường hợp phóng xạ:
Z A
- Vận dụng các định luật bảo toàn:
+ Bảo toàn số nuclôn (số khối): A1 + A2 = A3 + A4
+ Bảo toàn điện tích (nguyên tử số): Z1 + Z2 = Z3 + Z4
A
- Từ kí hiệu hạt nhân Z X ⇒ A, Z , N = A-Z ; Từ đó biết được cấu tạo hạt
nhân; vị trí hạt nhân trong bảng HTTH Menđêleep
- Loại xác định số các hạt ( tia ) phóng xạ phát ra của một phản ứng :
b) Bài tập có hướng dẫn giải
Bài 1. Cho phản ứng hạt nhân sau: 105 Bo + ZA X → α + 48 Be . Xác định hạt nhân

X. [ 3]
Hướng dẫn giải: Xác định hạt X có Điện tíc Z= ? Số khối A= ? .
+ α ≡ 42 He
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối và điện tích.
+ X có Z = 2+ 4 – 5 =1 và A = 4 + 8 – 10 = 2. Vậy X là hạt nhân 21 H

Bài 2. Hạt nhân 24
11 Na phân rã β và biến thành hạt nhân X. Xác định X [ 9]
Hướng dẫn giải :
0 –
+ Ta có phản ứng trên là : 24
11 Na → X + −1 β .
+ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối
+ X có Z = 11 – (-1) = 12. và số khối A = 24 – 0 = 24 , Vậy X là 24
12 Mg .
1

2

3

4

1

2

3

4


1

3

4

1

3

4

1

Bài 3.Cho phản ứng hạt nhân 9 F + p→ 8 O + X , Xác định hạt nhân X? X có vị trí
nào trong bảng HTTH Mendeleep? [ 9]
Hướng dẫn giải: Xác định hạt X có Z= ? và A= ? .
+ p ≡11H
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối và điện tích.
+ X có điện tích Z = 9+ 1 – 8 =2 và số khối A = 19 + 1 – 16 = 4.
+Vậy X là hạt nhân 42 He. (đứng thứ 2 trong bảng HTTH)

95
139
Bài 4. Trong phản ứng sau đây : n + 235
; Xác
92 U → 42 Mo + 57 La + 2X + 7β
định hạt nhân X. [ 4]
Hướng dẫn giải :

+ Ta phải xác định được điện tích và số khối của các tia và hạt còn lại
trong phản ứng : 01 n ; −01 β–
19

16

8


+ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối ta được : Hai hạt nhân X có
2Z = 0+92 – 42 – 57 – 7.(-1) = 0
2A = 1 + 235 – 95 – 139 – 7.0 = 2 .
+ Vậy X có Z = 0 và A = 1. Đó là hạt nơtron 01 n .
Bài 5. Urani 238 sau một loạt phóng xạ α và β– biến thành chì . Phương trình

206
4
0 –
của phản ứng là : 238
92 U →
82 Pb + x 2 He + y −1 β . Tìm số phóng xạ α và β
trong phản ứng. [ 4]
Hướng dẫn giải:
+ Bài tập này chính là loại toán giải phương trình hai ẩn, nhưng chú ý là

hạt β có số khối A = 0, do đó phương trình bảo toàn số khối chỉ có ẩn x của hạt
α . Sau đó thay giá trị x tìm được vào phương trình bảo toàn điện tích ta tìm
được y.
+ Từ định luật bảo toàn điện tịch và số khối :
4 x + 0. y = 238 − 206 = 32

x = 8
x = 8
⇔
⇔

.
2 x + ( −1). y = 92 − 82 = 10
2 x − y = 10
y = 6

+ Kết quả là 8 phóng xạ α và 6 phóng xạ β–
c) Bài tập trắc nghiệm vận dụng [ 9]
25
22
Bài 1. Cho phản ứng hạt nhân 12 Mg + X →11 Na + α , X là hạt nhân nào sau đây?
3
2
A. α;
B. 1T ;
C. 1 D ;
D. p.
Đáp án : D
37
37
Bài 2. Cho phản ứng hạt nhân 17 Cl + X →18 Ar + n , X là hạt nhân nào sau đây?
1
2
3
4
A. 1 H ;

B. 1 D ;
C. 1T ;
D. 2 He . Đáp án : A
3
Bài 3. Cho phản ứng hạt nhân 1T + X → α + n , X là hạt nhân nào sau đây?
1
2
3
4
A. 1 H ;
B. 1 D ;
C. 1T ;
D. 2 He .
Đáp án : B
235
207
Bài 4. Trong dãy phân rã phóng xạ 92 X → 82Y có bao nhiêu hạt α và β- được
phát ra?
A. 3α và 7β. B. 4α và 7β. C. 4α và 8β. D. 7α và 4β Đáp án : B

Bài 5. Đồng vị 234
biến đổi thành 20682 Pb . Số
92 U sau một chuỗi phóng xạ α và β
phóng xạ α và β − trong chuỗi là
A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ β − ;
B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β −
C. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β − ; D. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β −
Đáp án : A
226
222

Bài 6. Hạt nhân 88 Ra biến đổi thành hạt nhân 86 Rn do phóng xạ
A. α và β-.
B. β-. C. α.
D. β+
Đáp án : C
2.3.2.2. Bài tập tìm năng lượng của phản ứng hạt nhân khi biết khối lượng
hoặc độ hụt khối của các hạt nhân trong phản ứng.
a) Phương pháp giải
- Sử dụng một trong số cách tính năng lượng của phản ứng hạt nhân ∆E (Đã
nêu trong 2.3.1.6)
- Đơn vị năng lượng phản ứng hạt nhân: MeV.
b) Bài tập có hướng dẫn giải:
9


1
95
139
1
Bài 1. 235
là một phản ứng phân hạch
92 U + 0 n → 42 Mo + 57 La +2 0 n + 7e
của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân : m U = 234,99 u ; mMo = 94,88 u ; mLa =
138,87 u ; mn = 1,0087 u. Cho năng suất toả nhiệt của xăng là 46.106 J/kg . Xác
định khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam
U phân hạch ? [ 9]
Hướng dẫn giải
- Số hạt nhân nguyên tử 235U trong 1 gam U :

N =


m
.N A
A

=

1
.6,02.10 23 = 2,5617.10 21
235

hạt .

- Năng lượng toả ra khi giải phóng hoàn toàn 1 hạt nhân 235U
∆E = ( mU + mn – mMo– mLa – 2mn ).c2 = 215,3403 MeV
- Năng lượng khi 1 gam U phản ứng phân hạch
E = ∆E.N = 5,5164.1023 MeV = 5,5164.1023 .1,6.10 –13 = 8,8262.1010 J
- Lượng xăng cần để có năng lượng tương đương Q = E
Vậy m

=

Q
46.106

≈ 1919

kg.

Bài 2 . Cho phản ứng hạt nhân: 12 D + 31T → 24 He + X . Lấy độ hụt khối của hạt nhân T,

hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u =
931,5 MeV/c2. Tìm năng lượng tỏa ra của phản ứng. [ 9]
Hướng dẫn giải: Đây là phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng được tính theo độ
hụt khối của các hạt nhân.
- Phải xác định đầy đủ độ hụt khối các hạt nhân trước và sau phản ứng.
- Hạt nhân X là ≡ 01 n là nơtron nên có Δm = 0.
- Năng lượng tỏa ra của phản ứng.
∆E = ( Δm sau – Δm trước)c2 = (ΔmHe + Δmn – ΔmH + ΔmT ).c2 = 17,498 MeV
Bài 3. Tìm năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân 23492 U phóng xạ tia α và tạo thành
đồng vị Thơri 23090Th . Cho các năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,1 MeV, của
234
U là 7,63 MeV, của 230Th là 7,7 MeV. [ 9]
Hướng dẫn giải: Đây là bài toán tính năng lượng toả ra của một phân rã phóng
xạ khi biết Wlk của các hạt nhân trong phản ứng. Nên phải xác định được W lk từ
dữ kiện Wlkr của đề bài.
Wlk U = 7,63.234 = 1785,42 MeV ;
Wlk Th = 7,7.230 = 1771 MeV;
Wlk α = 7,1.4= 28,4 MeV.
Năng lượng của phản ứng hạt nhân:
∆E = Wlk sau – Wlk trước = Wlk Th + Wlk α – Wlk U = 13,98 MeV
Bài 4. Trong phản ứng tổng hợp hêli: 73 Li +11 H→ 42 He+ 42 He Biết mLi = 7,0144u; mH
= 1,0073u; mHe4 = 4,0015u, 1u = 931,5MeV/c 2. Nhiệt dung riêng của nước là c =
4,19kJ/kg.k-1. Nếu tổng hợp hêli từ 1g Li thì năng lượng toả ra có thể đun sôi
bao nhiêu kg nước ở 00 C [ 9]
Hướng dẫn giải:
- Năng lượng toả ra khi tạo ra He từ 1 hạt nhân Li
10


∆E = ( mLi + mH – 2mHe ).c2 =(7,0144+1,0073 – 2. 4,0015)931,5= 17,42 MeV

- Số nguyên tử hêli có trong 1g Li: N =

m.N A
A

=

1.6,023.10 23
= 8,61.1022
7

- Năng lượng toả ra gấp N lần năng lượng của một phản ứng :
E = N. ∆E = 8,61.1022.17,42 = 150.1023 MeV= 24.1010 J
⇒ . m = 5,7.105kg;
- Lượng nước đun sôi từ 0oC: E = Q = mc∆t;
c) Bài tập vận dụng [ 9]
Bài 1. Cho phản ứng: 31 H + 21 H → 42 He + 01 n + 17,6 MeV. Tính năng lượng tỏa
ra khi tổng hợp được 1 gam khí heli.
Đáp số. 4,24.1011 (J).
Bài 2. Cho phản ứng hạt nhân: 31 T + 21 D → 42 He + X. Cho độ hụt khối của hạt
nhân T, D và He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5
MeV/c2. Tính năng lượng tỏa ra của phản ứng.
Đáp số: 17,498 MeV.
37
1
Bài 3. Cho phản ứng hạt nhân 17 Cl + X → 0 n + 3718 Ar. Hãy cho biết đó là phản
ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu
vào. Biết khối lượng của các hạt nhân: m Ar = 36,956889 u; mCl = 36,956563 u;
mp=1,007276u; mn = 1,008665 u; u = 1,6605.10-27 kg; c = 3.108 m/s.
Đáp số: 1,602 MeV.

4
9
1
Bài 4. Cho phản ứng hạt nhân 4 Be + 1 H → 2 He + 63 Li. Hãy cho biết đó là phản
ứng tỏa năng lượng hay thu năng lượng. Xác định năng lượng tỏa ra hoặc thu
vào. Biết mBe = 9,01219 u; mp = 1,00783 u; mLi = 6,01513 u; mX = 4,0026 u;
1u = 931,5 MeV/c2.
Đáp số: 2,132MeV
37
Bài 5: Cho phản ứng hạt nhân 17Cl + p→37
18Ar + n , khối lượng của các hạt nhân là
m(Ar) = 36,956889u, m(Cl) = 36,956563u, m(n) = 1,008670u, m(p) =
1,007276u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu
vào là bao nhiêu?
Đáp số: Thu vào 1,60132MeV.
2.3.2.3. Năng lượng, động năng và vận tốc của các hạt trong phản ứng hạt
nhân
a) Phương pháp giải:
- Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt
nhân:
E1 + K 1 + E 2 + K 2 = E3 + K 3 + E 4 + K 4

- Năng lượng của phản ứng hạt nhân:
∆E = (mT –mS)c2= ET – ES ; ∆E =K3 +K4 – K1 – K2 =KS – KT
- Khi biết khối lượng không đầy đủ và một vài điều kiện về động năng
hoặc vận tốc của hạt nhân, ta áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
   





⇔ m1 v + m 2 v = m 3 v + m 4 v .
P1 + P2 = P3 + P4
3
1
2
4
- Sử dụng các phép toán véc tơ (Đã nêu trong 2.3.1.7)




1

- Liên hệ giữa động lượng p = m v và động năng K = mv2; p2 = 2mK.
2

11


- Có thể áp dụng quy tắc hình bình hành hoặc quy tắc tam giác để xác
định động lượng, từ đó xác định được động năng hoặc góc hợp bởi các véc tơ
vận tốc của các hạt nhân trong phản ứng.
b) Bài tập có hướng dẫn giải:
30
Bài 1: Hạt α bắn vào hạt nhân Al đứng yên gây ra phản ứng : α + 27
13 Al → 15 P
+ n. phản ứng này thu năng lượng 2,7 MeV. Biết hai hạt sinh ra có cùng vận tốc,
tính động năng của hạt α. (coi khối lượng hạt nhân tính theo u bằng số khối của
chúng). [ 9]

Hướng dẫn giải:
30
- Phương trình: α + 27
13 Al → 15 P + n
- Ta có

Kp
Kn

=

mP
mn

=30 ⇒ Kp = 30 Kn ;

- ∆E = ( Kp + Kn ) - Kα (1) (Với ∆E =-2,7 MeV)
  
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Pα = PP + Pn




m v



α α
- Do v P = v n = v ⇒ Pα = PP + Pn ⇒ mα .vα = ( mp + mn)v ⇒ v = m + m
P

n
- Tổng động năng của hệ hai hạt :

m + mn
1
Kp + Kn== (m P + mn )v 2 = P
2
2

 mα vα

 m P + mn

2

2
 = 1(mα vα ) = mα K α

2(m P + mn ) m P + mn


(2)

- Thế (2) vào (1) ta được Kα = 3,1MeV .
Bài 2: Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 2,69 MeV bắn vào hạt nhân 37 Li
đứng yên thu được 2 hạt α có cùng động năng. cho m p = 1,,0073u; mLi =
7,0144u; m α=4,0015u ; 1u = 931.5 MeV/c2. Tính động năng và tốc độ của mỗi
hạt α tạo thành? [ 9]
Hướng dẫn giải:
- Phương trình: 11 p + 37Li → 24 α + 24α

- Năng lượng của phản ứng hạt nhân :
ΔE = ( mp + mLi – 2mHe ).c2 = 0,0187uc2 = 17,4097 MeV
- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
ΔE = Kα + Kα - (Kp + KLi ) <=> 2Kα =2,69 + 0 + 17,4097
=>Kα = 10,05MeV
- Tốc độ của mỗi hạt α : Kα =

mα .vα2
2

⇒ vα =

2 Kα


- Với Kα = 10,04985MeV = 10,04985.1,6.10-13 = 1,607976.10-12 J ;
mα = 4,0015u = 4,0015.1,66055.10-27kg
Vậy tốc độ của mỗi hạt α tạo thành: vα = 2,199.107m/s
Bài 3: Một nơtơron có động năng 1,1 MeV bắn vào hạt nhân Liti đứng yên gây
ra phản ứng: 01 n + 63 Li → X+ 42 He. Biết hạt nhân He bay ra vuông góc với hạt
nhân X. Xác định động năng của hạt nhân X. Biết m n = 1,00866u; mx=3,01600u;
mHe = 4,0016u; mLi = 6,00808u. [ 9]
12


Hướng dẫn giải:
- Năng lượng của phản ứng: ΔE = ( mn+ mLi─ m x ─ m He).c2 = - 0,8 MeV
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:







2
2
2
p n = p He + p X ⇒ Pn = PHe + PX
⇔ 2mnKn= 2mHe .K He + 2mx Kx

(1)

- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần ta có :
ΔE =Kx +KHe - Kn = - 0,8 MeV
(2)
- Từ (1),(2) ta giải được KX = 0,1 MeV
Bài 4 : Cho phản ứng hạt nhân 23090 Th → 22688 Ra + 42 He + 4,91 MeV. Tính động
năng của hạt nhân Ra. Biết hạt nhân Th đứng yên. lấy khối lượng gần đúng của
các hạt nhân tính bằng đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. [ 9]
Hướng dẫn giải:


- Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: pRa + pHe = 0  pRa = pHe = p
- Động năng: K =

mv 2
p2
=
:
2

2m

- Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần của phản ứng:
p2
p2
p2
p2
p2
+
+
m
ΔE= KRa + KHe =
= 2mRa 2 Ra = 57,5
= 57,5KRa
2mRa 2mHe
2mRa
56,5
∆E
- Vậy KRa = 57,5 = 0,0853MeV.

Bài 5: Cho prôtôn có động năng 1,46 MeV bắn phá hạt nhân 73 Li đang đứng yên
sinh ra hai hạt α có cùng động năng. Xác định góc hợp bởi các véc tơ vận tốc của
hai hạt α sau phản ứng. Biết mp = 1,0073 u; mLi = 7,0142 u; mα = 4,0015 u và 1u =
931,5 MeV/c2. [ 9]
Hướng dẫn giải:
- Năng lượng của phản ứng: ΔE = (m p + m Li - 2m α ).c2 = 0,0185 MeV
- Mặt khác: ΔE = 2K α - Kp  K α = 0,54 MeV
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:







2

2

2

p p = pα 1 + pα 2  p p = p α1 + p α 2 + 2pα1pα2cosϕ.

- Vì pα1 = pα2 = pα và p2 = 2mK


cos ϕ =

2m p k p − 4mα Kα
4mα Kα

= −0,66 ϕ=131,3o

- Vậy góc hợp bởi các véc tơ vận tốc của hai hạt α là ϕ=131,3o
Bài 6: Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 94 Be đang
đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông
góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Tính động năng của hạt
nhân X và năng lượng tỏa ra trong phản ứng này. Lấy khối lượng các hạt tính
theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. [ 9]

13



Hướng dẫn giải:
- Phương trình phản ứng hạt nhân: 11 p + 94 Be → 63 X+ 42 He
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:










2
2
2
p = p + p . Vì v p ⊥ v  p ⊥ p  p − p = p p X = p p + p α
p

α

X

α

p

α


 2mXKX = 2mpKp + 2mαKα  KX =

p

α

K p + 4 Kα
6

X

= 3,575 MeV.

- Năng lượng của phản ứng: ΔE = Kα + KX - Kp = 2,125 MeV.
230
Bài 7: Hạt nhân 234
92 U đứng yên phóng xạ phát ra hạt α và hạt nhân con
90 Th
(không kèm theo tia γ ). Tính động năng của hạt α. Cho mU = 233,9904 u; mTh =
229,9737 u; mα = 4,0015 u và 1u = 931,5 MeV/c2. [ 9]
Hướng dẫn giải:
- Theo định luật bảo toàn động lượng:



pα + pTh = 0  pα = pTh  2mαKα = 2mThKTh  KTh = m Kα.
Th
m +m
- Năng lượng tỏa ra trong phản ứng là: ∆E =K Th + Kα = αm Th Kα

Th

- ∆E = (mU – mTh - mα)c2 = 14,16 MeV Kα = 0,01494 uc2 = 13,92 MeV.
Bài 8: Bắn một prôtôn vào hạt nhân 73 Li đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân
X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của
prôtôn các góc bằng nhau là 60 0. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn
vị u bằng số khối của nó. Xác định tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ độ của
hạt nhân X ngay sau phản ứng. [ 9]
Hướng dẫn giải:
- Phương trình phản ứng hạt nhân: 11 p + 37Li →24He+ 24He



- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Pp = Pα + Pα
- Ta có hình vẽ:
PHe
600

Pp

PHe
v

m

p
He
- Từ hình vẽ ta có Pp = PHe ⇔ m p v p = mHevHe ⇒ v = m = 4
He
p


Bài 9: Cho prôtôn có động năng 2,25MeV bắn phá hạt nhân 37 Li đứng yên. Sau
phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau, có cùng động năng và có phương
chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn góc φ như nhau. Cho biết

14


mp = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Coi phản ứng
không kèm theo phóng xạ γ . Xác định giá trị của φ.
Hướng dẫn giải:
1
7
4
4
- Phương trình phản ứng: 1 H + 3 Li → 2 X + 2 X
- Năng lượng phản ứng toả ra : ∆E = (mp + mLi – 2mX) c2 = 17,23MeV
- Mặt khác: ∆E = 2KX - KP ⇒ KX =9,74 MeV.



- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Pp = Pα + Pα
- Áp dụng quy tắc hình bình hành ta có hình vẽ:
M

O

PX

ϕ

ϕ

PH

N
PX

- Tam giác OMN: PX = PX + PP − 2 PX PP cosϕ
2

2

2

PP
1 2mP K P 1 2.1, 0073.2, 25
=
=
= 0,1206
2 PX 2 2mX K X 2 2.4, 0015.9, 74
Vậy φ = 83,070
Bài 10: Cho phản ứng hạt nhân 01n + 63 Li → 31H +α . Hạt nhân 63 Li đứng yên, nơtron
Cosφ =

có động năng Kn = 2 Mev. Hạt α và hạt nhân 31H bay ra theo các hướng hợp với
hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng θ = 150 và φ = 300. Lấy khối
lượng hạt nhân theo đơn vị u bằng số khối của chúng để tìm động năng. Bỏ qua
bức xạ gamma. Hỏi phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ? [ 9]
Hướng dẫn giải:
r

r
r
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: pn = pH + pα
(1)
- Theo quy tắc hình binh hành ta có hình vẽ:

r


r

r
pH

r
pn
r

- Chiếu (1) lên phương cuả pn và phương vuông góc với pn , ta được:
Pn = Pα cos θ + PH cos ϕ
Pα sin θ = PH sin ϕ
(1)

(2)
2
- Với p =2mK thay vào (1) và (2) ta có:
mn K n = mα Kα cosθ + mH K H cosϕ
và m H K H sin 2 ϕ = mα Kα sin 2 θ ⇒ K H =



sin θ 2
Kα (
)
mH
sin ϕ
15


- Thay vào phương trình trên ta tính được KH = 0,16 MeV và K α =0,25 MeV
- Năng lượng của phản ứng: ∆E = K H + Kα − K n = −1, 66MeV (Phản ứng thu
năng lượng).
c) Bài tập vận dụng [ 9]
206
Bài 1. Chất phóng xạ 210
84 Po phát ra tia α và biến đổi thành 82 Pb . Biết khối lượng
các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, mα = 4,0026u. Giả sử hạt nhân mẹ
ban đầu đứng yên và sự phân rã không phát ra tia γ Xác định động năng của hạt
nhân 206
Đáp số: KPb = 0,1MeV
82 Pb .
Bài 2. Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8MeV bắn vào hạt nhân 73 Li đứng
yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt
năng. Cho biết: mP =1,0073u; mα=4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u=931,5MeV/c2.
Xác định động năng của mỗi hạt mới sinh ra?
Đáp số: 9,60485MeV
Bài 3. Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8MeV bắn vào hạt nhân 37 Li đứng
yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt
năng. Cho biết: mP=1,0073u; m α =4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u= 931,5 MeV/c2=
1,66.10—27kg. Xác định tốc độ của các hạt α.
Đáp số: 2,15.107 m/s

Bài 4. Dùng hạt prôton có động năng là 5,58MeV bắn vào hạt nhân 23
11 Na đang
đứng yên. Sau phản ứng thu được hạt α và hạt nhân Ne . cho rằng không có bức
xạ γ kèm theo trong phản ứng và động năng hạt α là 6,6 MeV của hạt Ne là
2,64MeV. Tính năng lượng toả ra trong phản ứng và góc giữa vectơ vận tốc của
hạt α và hạt nhân Ne ?(xem khối lượng của hạt nhân theo đơn vị u bằng số khối
của chúng)
Đáp số: 3,36 MeV; 1700
Bài 5. Người ta dùng hạt protôn bắn vào hạt nhân 49 Be đứng yên để gây ra phản
ứng 1p + 49 Be → 4X + 36 Li . Biết động năng của các hạt p , X và 36 Li lần lượt là
5,45MeV ; 4 MeV và 3,575 MeV. Lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị u gần
đúng bằng khối số của chúng. Xác định góc lập bởi hướng chuyển động của các
hạt p và X
Đáp số: 900
Bài 6. Hạt α có động năng 4MeV bắn vào hạt nhân Nitơ đang đứng yên gây ra
phản ứng : α + 147 N ─> 11 H + X. Tìm năng lượng của phản ứng và vận tốc của
hạt nhân X. Biết hai hạt sinh ra có cùng động năng. Cho mα = 4,002603u; mN =
14,003074u; mH = 1,0078252u; mX = 16,999133u;1u = 931,5 MeV/c2
Đáp số. thu 1,193MeV; 0,399.107 m/s.

2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua tiến hành nghiên cứu trên các lớp 12 của nhà trường trong hai
năm liên tục với đề tài“ Phát triển năng lực của học sinh THPT qua hệ trống

16


bài tập vận dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân” - Vật lí 12,
tôi đã thu được một số kết quả đó là: Đa số các em đã nắm vững kiến thức, vận
dụng linh hoạt kiến thức vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng liên

quan và phát triển được tư duy sáng tạo.
Để chứng minh tôi xin đưa ra minh chứng sau:
Kết quả khảo sát chất lượng Vật lí 12 của ba lớp 12C2, 12C3, 12C9
trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2016-2017 về phần “Hạt nhân nguyên
tử “:
Trung
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
Số bài
bình
Lớp
KT
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C2 45
4
8,9 25 55,5 13
28,8 3
6,8 0
0
12C3 44

0
0
18 40,9 15
34,1 8
18,2 3
6,8
12C9 45
0
0
10 22,2 20
44,4 10
22,2 5
11,2
Kết quả khảo sát chất lượng Vật lí 12 của 3 lớp 12A2, 12A3, 12A9 trường
THPT Quảng Xương 2, năm học 2017-2018 về phần “Hạt nhân nguyên tử”:
Trung
Số
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình
Lớp
bài
KT SL %
SL
%
SL
%
SL

%
SL
%
12A2 45
10 22,2 30 66,7 5
11,1 0
0
0
0
12A3 45
3
6,7 24 53,3 16
35,5 2
4,5 0
0
12A9 45
0
0
18 40
20
44,4 5
11,1 2
4,5
Đối chứng kết quả kiểm tra cùng kì của hai năm học liên tiếp với chất
lượng các lớp gần như tương đương nhưng thực hiện hai cách dạy khác nhau.
Năm 2017 dạy theo cách làm bài tập theo hệ thống SGK và sách bài tập, năm
2018 dạy theo hệ thống bài tập của đề tài, tôi thấy có chiều hướng tốt thể hiện ở
tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng mạnh, tỉ lệ yếu kém giảm. Điều này khẳng
định tính phù hợp của sáng kiến kinh nghiệm này trong việc làm tài liệu tham
khảo cho các giáo viên và học sinh.


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Thông qua tìm hiểu và phân tích kết quả của việc ứng dụng sáng kiến
kinh nghiệm“ Phát triển năng lực của học sinh THPT qua hệ trống bài tập

17


vận dụng các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân”,trong một số
năm, đặc biệt là trên phạm vi rộng ở hai năm học 2016-2017 và 2017-2018, tôi
tự nhận thấy:
- Đối với giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu có giá trị
trong công tác giảng dạy chương “Hạt nhân nguyên tử” vì nó góp phần củng cố
kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.
- Việc lựa chọn bài tập như trên giúp giáo viên, học sinh chủ động nghiên
cứu, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học, qua đó hiểu sâu hơn, có
hứng thú hơn đối với môn học. Một số bài tập nếu không tìm thấy sự tương tự ở
những bài đã làm trước hoặc từ tổ hợp những bài đơn giản hơn, học sinh có thể
sa lầy khi vận dụng kiến thức toán khó, dễ dẫn đến sự chán nản. Lựa chọn bài
tập theo hướng này còn giúp giáo viên chọn lọc những tinh hoa từ các nguồn tài
liệu khác nhau, vận dụng linh hoạt phù hợp với kế hoạch giảng dạy và đối tượng
học sinh của mình. Khi vận dụng vào giảng dạy ta có thể cung cấp bài tập cho
học sinh theo thứ tự sao cho ở bài sau học sinh dễ tìm thấy hướng giải từ những
bài trước.
- Với cách làm này, mỗi giáo viên có thể tự xây dựng cho mình một hệ
thống bài tập phù hợp nhất đối với học sinh của mình mà không phụ thuộc nhiều
vào tài liệu tham khảo. Với hệ thống bài tập như vậy, khi giảng dạy, tùy theo
trình độ học sinh, ta có thể lược bỏ các bài trung gian.
Từ kết quả nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:

- Đối với giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, phải chú ý việc phát triển tư
duy cho học sinh thông qua các bài giảng lí thuyết, thông qua giải các bài tập
từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó tập cho các em cách phân tích, tổng hợp, xử lí
thông tin để hiểu sâu hơn, ham mê hơn môn học và ứng dụng môn học vào cuộc
sống. Tất nhiên cũng cần lựa chọn đối tượng để áp dụng sao cho hợp lí, tránh
ôm đồm.
- Đối với học sinh nếu muốn vận dụng linh hoạt kiến thức của bài học và
trở thành một học sinh giỏi thật sự thì ngoài khả năng của bản thân cần phải rất
chú ý ngay cả các bài giảng tưởng như đơn giản của giáo viên. Bởi đó là một
cách giúp các em nghe để làm, để phát triển, để học cách phân tích, xử lí các
tình huống khác, nghĩa là học một để làm người.
3.2. KIẾN NGHỊ
Nhằm giúp đỡ các giáo viên nâng cao kinh nghiệm, tay nghề trong việc
dạy học, giúp các em học sinh biết cách tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, xử lí
các thông tin. Theo tôi, hàng năm phòng trung học phổ thông thuộc Sở giáo dục
đào tạo cần lựa chọn và cung cấp cho các trường phổ thông một số sáng kiến,
bài viết có chất lượng, có khả năng vận dụng cao để triển khai tại các nhà
trường. Qua đó giáo viên có cơ hội học hỏi thêm ở các đồng nghiệp, có cơ hội
phát triển thêm các sáng kiến để rồi tự mỗi người có thể tìm ra những phương
pháp giảng dạy phù hợp nhất với mình, phù hợp nhất với từng đối tượng học

18


sinh. Đây cũng là cơ hội để các sáng kiến phát huy tính khả thi theo đúng tên gọi
của nó.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân tôi, không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được hội đồng khoa học, các đồng
nghiệp nghiên cứu, bổ sung góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, để những kinh

nghiệm của tôi thực sự có ý nghĩa và có tính khả thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 05 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết

Đinh Thị Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 – NXB giáo dục - Năm 2013.
19


2. Sách giáo khoa Vật lý 12 NC – NXB giáo dục - Năm 2013.
3. Sách bài tập Vật lý 12 CB - NXB giáo dục - Năm 2013.
4. Sách bài tập Vật lý 12 NC - NXB giáo dục - Năm 2013.
5. Bí quyết luyện thi Đại học môn vật lí – NXB ĐHQG Hà Nội- Năm 2010
6. Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông - NXBGD – Năm 2008.
7. Nguồn SKKN của các giáo viên Tỉnh Thanh Hóa.
8. Sách giáo khoa hình học 10 – NXB giáo dục – Năm 2013
9. Nguồn Internet

20




×