Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hư từ tiếng việt trong việc hình thành cấu trúc lập luận (trên ngữ liệu tác phẩm tắt đèn của ngô tất tố)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN BÍCH NGỌC

HƢ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN
(TRÊN NGỮ LIỆU TÁC PHẨM
TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN BÍCH NGỌC

HƢ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN
(TRÊN NGỮ LIỆU TÁC PHẨM
TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Hƣớng dẫn khoa học

TS. HOÀNG THỊ THANH HUYỀN



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của
mình tới cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và
luôn cho em những lời động viên. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong tổ Ngôn ngữ của khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và khuân khổ cho phép của đề tài còn hạn chế chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
và tiếp tục xây dựng đề tài của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có
sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thị Thanh Huyền.
Khóa luận với đề tài: Hƣ từ tiếng Việt trong việc hình thành cấu trúc lập luận
(Trên ngữ liệu tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) .
Khóa luận chƣa từng công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội,ngày 17 tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Nguyễn Bích Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 6
1.1. Lí thuyết hƣ từ tiếng Việt ........................................................................... 6
1.1.1. Quan niệm về hư từ ................................................................................. 6
1.1.2. Sự chuyển loại giữa hai nhóm thực từ và hư từ ...................................... 7
1.2. Lí thuyết lập luận ..................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm lập luận ................................................................................ 10
1.2.2. Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận .............................. 12
1.2.3. Những tín hiệu định hướng lập luận ..................................................... 14
1.2.3.1. Tác tử lập luận ................................................................................... 14
1.2.3.2. Kết tử lập luận .................................................................................... 14
1.2.4. Đặc tính của quan hệ lập luận .............................................................. 15
1.3. Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn ................................ 17
1.3.1. Tác giả Ngô Tất Tố ............................................................................... 17
1.3.2. Tác phẩm Tắt đèn .................................................................................. 17



1.3.2.1. Hoàn cảnh sáng tác............................................................................ 17
1.3.2.2. Nhân vật điển hình trong truyện ........................................................ 18
Tiểu kết ............................................................................................................ 19
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA HƢ TỪ TIẾNG VIỆT TRONG VIỆC HÌNH
THÀNH CẤU TRÚC LẬP LUẬN QUA TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ
TẤT TỐ ........................................................................................................... 20
2.1. Hƣ từ có chức năng định hƣớng lập luận ................................................. 20
2.2. Hƣ từ biểu thị các kiểu quan hệ lập luận khác nhau ................................ 26
2.3. Hƣ từ biểu thị các kiểu cấu trúc lập luận khác nhau ................................ 31
2.3.1. Dạng lập luận đơn................................................................................. 31
2.3.2. Dạng lập luận phức ............................................................................... 36
Tiểu kết ............................................................................................................ 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hƣ từ là một trong hai mảng lớn của hệ thống từ loại tiếng Việt. Tuy
số lƣợng các đơn vị từ vựng của các nhóm từ loại hƣ từ không nhiều so với
thực từ, nhƣng hƣ từ có một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không có ý
nghĩa từ vựng chân thực nhƣ thực từ nhƣng chúng có ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa
ngữ pháp. Hƣ từ có rất nhiều tác dụng khác nhau: biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
phụ thể hiện tình thái khác nhau của ngƣời nói; là phƣơng tiện nối kết từ với
từ, câu với câu; biểu thị cảm xúc và nhấn mạnh.
Trong ngôn ngữ nói hoặc viết, đóng vai trò điều khiển hoạt động giao
tiếp của con ngƣời là lập luận. Sự có mặt của lập luận trong diễn ngôn là cơ
sở để duy trì quan hệ giao tiếp và diễn đạt chủ ý của ngƣời nói. Lập luận có

mặt ở khắp mọi nơi, trong khắp diễn ngôn đời thƣờng. Lập luận trong ngữ
dụng học là một phạm trù phức tạp và đặc biệt thú vị. Việc giải mã các hàm ý
chủ yếu dựa trên nguyên tắc lập luận là để chạm đến nghĩa ẩn sâu bên dƣới
lớp bề mặt ngôn từ. Vì vậy, lập luận còn có ý nghĩa quan trọng trong việc
truyền tải nội dung, mục đích của cuộc giao tiếp.
Trong lập luận, đóng vai trò nối kết các sự việc hoặc tạo ra một định
hƣớng nghĩa nào đó là các hƣ từ (trợ từ, phụ từ, quan hệ từ). Sự có mặt của
chúng trong phát ngôn đƣợc xem là dấu hiệu để minh định quan hệ lập luận.
Trên cơ sở đó, khóa luận đặt ra vấn đề xem xét vai trò của hƣ từ trong việc
hình thành cấu trúc lập luận, từ đó khẳng định trong một lập luận, giữa các vế
không chỉ tồn tại quan hệ ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa nhƣ lâu nay ngôn ngữ
học từng quan niệm mà còn xuất hiện cả quan hệ lập luận - quan hệ giữa luận
cứ với kết luận.
Tắt đèn là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố đã đƣợc nghiên cứu
nhiều dƣới cái nhìn của văn học hay một số ít bài nghiên cứu về ngôn ngữ học
1


có liên quan đến tác phẩm. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay, việc khảo sát và tìm
hiểu Tắt đèn chƣa đƣợc ai nghiên cứu một cách thấu triệt mà chỉ giới hạn ở
một số vấn đề nhất định. Do đó, chúng tôi chọn Tắt đèn của Ngô Tất Tố để
nghiên cứu về hƣ từ tiếng Việt trong việc hình thành lập luận nhằm mang đến
những kiến giải mới về tác phẩm đƣợc coi là đã quá quen thuộc với mọi
ngƣời Việt về các đặc trƣng ngữ nghĩa, ngữ dụng của truyện nhƣ: diễn biến
tâm lí, tình cảm… và những dụng ý sâu xa của nhà văn và các nhân vật mà
cách tiếp cận khác khó có thể lí giải đƣợc.
Nhƣ vậy, xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề “Hƣ
từ tiếng Việt trong việc hình thành cấu trúc lập luận (Trên ngữ liệu tác phẩm
Tắt đèn của Ngô Tất Tố) làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về hƣ từ trong tiếng Việt, từ lâu đã có rất nhiều công trình
đề cập tới. Khi tìm hiểu về hƣ từ trong tiếng Việt các nhà nghiên cứu đã có
những phát hiện, phân tích và lí giải đáng ghi nhận. Để làm rõ quá trình
nghiên cứu này, chúng tôi xin sử dụng hình thức trích dẫn lại một số tác giả
tiêu biểu có thể kể đến Diệp Quang Ban trong cuốn “Từ điển thuật ngữ ngôn
ngữ học” (Sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2010, đã định nghĩa hƣ từ
là “… Chỉ chung các từ không mang nghĩa từ vựng và không thể xếp được
vào các từ loại danh từ, động từ, tính từ, trạng từ” [2; 273]. Trong cuốn “Ngữ
pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2001, ông nhấn mạnh, hƣ từ “không có khả
năng làm thành tố trung tâm trong các cụm từ chính phụ hoặc không tham
gia vào cấu tạo của cụm từ chính phụ có thực từ làm thành tố chính”. [1; 15]
Theo Nguyễn Văn Tu trong “Khái luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1960 lại nhìn nhận hƣ từ ở phƣơng diện ngữ pháp của nó “Hư từ dùng
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa hình vị”. [18; 21]
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Giáo trình Việt ngữ học, tập II, Từ hội học”,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962, thì xem xét hƣ từ trong mối tƣơng quan với các
2


thực từ, ông cho rằng: “Hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực
từ. Tuy vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ,
chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề
nữa. Hư từ vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các
sự vật. Bởi vậy, hư từ - là những từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của
câu nhưng rất cần thiết cho việc sử dụng câu”. [4; 20] Cũng nói về chức năng
ngữ pháp của hƣ từ Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (từ loại), Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975 khẳng định:“Đó là tập
hợp không lớn về số lượng các từ, bản chất ý nghĩa của hư từ là tính chất ngữ
pháp, là phương tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy
theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ”[10; 43]

NguyễnTài Cẩn trong cuốn“Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Đại học vàTrung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975 cũng viết “Tiếng độc lập, hư,phầnlớn là những
yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ)”. [3; 33]
Qua các công trình trên, ta thấy ít nhiều các nhà nghiên cứu đã chú ý
đến hƣ từ, và nhìn nhận hƣ từ dƣới góc độ ngữ pháp là chủ yếu mà chƣa quan
tâm nhiều đến hƣ từ trên bình diện ngữ dụng, đặc biệt là vai trò của chúng
trong lập luận.Tuy nhiên nếu có nghiên cứu thì mới chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát về lí thuyết mà chƣa nghiên cứu chuyên sâu về hƣ từ trong một văn
bản cụ thể. Ngoài các chuyên khảo, sự thu hút về hƣ từ tiếng Việt còn thể hiện
ở hàng loạt các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, nhiều luận án tiến sĩ,
luận văn cao học ngành ngôn ngữ học, tiêu biểu có thể kể đến nhƣ Bùi Minh
Toán [16], [17]; hay Nguyễn Văn Chính [6]; đến Bùi Thanh Hoa [11], [12],
[13]; Hoàng Thị Thanh Huyền [14]…
Có thể nói, nhìn tổng quát mảng hƣ từ nói chung đã thu hút đƣợc sự
quan tâm của một số nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Trên đây là một số công
trình bàn về hƣ từ, những công trình này đã đóng góp về mặt lý thuyết và đây
cũng là nền tảng, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục kế thừa và nghiên cứu.
3


3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề hƣ từ tiếng Việt, và cấu
trúc lập luận có trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố để nhằm chỉ ra vai trò
của hƣ từ tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng của truyện. Từ đó, có thể thấy
đƣợc sự suy tính, sự biện giải và các dụng ý của nhân vật trong các ngữ cảnh
mà tác giả muốn truyền tải.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận lí thuyết về hƣ từ tiếng Việt, khóa luận đặt ra nhiệm vụ:
- Tập hợp cơ sở lý thuyết về hƣ từ tiếng Việt bao gồm việc tìm hiểu các
quan niệm về hƣ từ, sự chuyển loại giữa hai nhóm thực từ và hƣ từ.

- Tìm hiểu lý thuyết về lập luận, chỉ ra đƣợc các tín hiệu định hƣớng
lập luận, đặc tính của quan hệ lập luận,
- Tìm hiểu vài nét chính về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
- Xem xét vai trò của hƣ từ tiếng Việt trong việc hình thành cấu trúc lập
luận trên các phƣơng diện cụ thể: định hƣớng lập luận, biểu thị các kiểu quan
hệ lập luận, biểu thị các kiểu cấu trúc lập luận khác nhau qua ngữ liệu là tác
phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Từ đó khẳng định đối với tiếng Việt, một
ngôn ngữ đơn lập điển hình, công dụng to lớn của hƣ từ không chỉ đƣợc khẳng
định ở bình diện ngữ pháp hay ngữ nghĩa mà còn ở cả bình diện ngữ dụng.
- Thống kê và đƣa ra bảng số liệu về số lƣợng, số lƣợt dùng, hoạt động
của hƣ từ có trong tác phẩm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ
học chủ yếu sau:
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm miêu tả các hƣ từ trong cấu trúc
lập luận và ngữ nghĩa của chúng trong các phát ngôn có chứa các lập luận.

4


5.2. Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn
Phƣơng pháp này nhằm phân tích ngữ nghĩa của các diễn ngôn một
cách triệt để và sâu sắc các ý nghĩa, các dụng ý của nhân vật và của tác giả.
Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng các thủ
pháp: so sánh, thống kê – phân loại ngôn ngữ học
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
7. Đóng góp của khóa luận
7.1. Về mặt lý thuyết

- Khóa luận góp phần củng cố và làm sâu sắc thêm lý thuyết về hƣ từ
tiếng Việt
7.2. Về mặt thực tiễn
- Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy và học tập về vai trò
của hƣ từ tiếng Việt trong cấu trúc lập luận qua tác phẩm Tắt đèn ở các trƣờng
phổ thông, cao đẳng, đại học.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc
triển khai thành hai chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận.
Chƣơng 2: Vai trò của hƣ từ tiếng Việt trong việc hình thành cấu trúc lập luận
qua tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết hƣ từ tiếng Việt
1.1.1. Quan niệm về hư từ
Việc xác định khái niệm hƣ từ trong tiếng Việt ngữ học có sự phụ thuộc
vào quan niệm về hệ thống từ loại nói chung. Một cách khái quát có thể phân
biệt hai quan niệm: lƣỡng phân và tam phân. Quan niệm lƣỡng phân chia tất
cả vốn từ thành hai phạm trù: thực từ và hƣ từ, còn quan niệm tam phân thì
ngoài thực từ, hƣ từ, còn có ngữ khí từ (ngữ thái từ). Do đó khái niệm hƣ từ
tùy thuộc vào sự lƣỡng phân hay tam phân vốn từ mà có nội hàm và ngoại
diên khác nhau ở một mức độ nhất định.
Theo quan niệm lƣỡng phân của ngôn ngữ học truyền thống, hƣ từ đối
lập với thực từ: thực từ để mệnh danh vật, việc trong hiện thực khách quan,

hƣ từ để chỉ tƣơng quan giữa các ý niệm.
Theo quan niệm tam phân của ngôn ngữ học truyền thống, một số tác
giả Việt ngữ học phân chia từ vựng theo ba phạm trù bao gồm: thực từ, hƣ từ
(phụ từ, kết từ), trợ từ và cảm từ. Theo đó, khái niệm hƣ từ có ngoại diên hẹp
hơn khái niệm đó ở quan niệm lƣỡng phân, là những từ không phải thực từ,
không có ý nghĩa từ vựng, nhƣng vẫn có ý nghĩa ngữ pháp. Còn tình thái từ
thì không có cả ý nghĩa từ vựng, cả ý nghĩa ngữ pháp, không phải thực từ,
cũng không phải hƣ từ.
Theo quan niệm lƣỡng phân trên cơ sở lý thuyết ba bình diện: ngữ
nghĩa học, ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng, nhiều nhà ngôn ngữ học trở
lại với quan niệm lƣỡng phân chỉ phân biệt từ vựng thành thực từ và hƣ từ,
trong đó hƣ từ gồm quan hệ từ, phụ từ, tình thái từ. Theo tác giả Nguyễn Đức
Dân:“Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng, có chức năng định danh và có
thể đảm nhận vai trò làm các thành phần chính trong cấu tạo cụm từ và cấu
6


tạo câu. Hư từ không có chức năng định danh, không có thể đảm nhận vai trò
các thành tố chính trong cấu tạo cụm từ và cấu tạo câu. Hư từ được phân
thành ba lớp phụ từ, quan hệ từ và tình thái từ gồm trợ từ, tiểu từ và cảm từ
(thán từ)”.[8, 110]
Từ những quan niệm trên có thể thấy rằng hƣ từ tiếng Việt là lớp từ
khác biệt với thực từ, chúng không có ý nghĩa từ vựng và chức năng định
danh nhƣ thực từ, thƣờng không đảm nhiệm đƣợc vai trò thành phần ngữ
pháp chính trong cụm từ và câu, nhƣng lại có thể thể hiện những loại ý nghĩa
khác gắn với tổ chức hệ thống của ngôn ngữ (ý nghĩa ngữ pháp) hoặc liên
quan mật thiết đến hoạt động hành chức của ngôn ngữ (ý nghĩa tình thái, ý
nghĩa thông báo) cùng với những chức năng đi liền với các ý nghĩa đó. Chính
vì thế, tuy số lƣợng ít hơn hẳn so với thực từ, nhƣng hƣ từ không thể vắng
mặt trong tổ chức hệ thống và trong hoạt động hành chức của ngôn ngữ.

1.1.2. Sự chuyển loại giữa hai nhóm thực từ và hư từ
Trong tiếng Việt, xuất hiện hiện tƣợng một số từ chuyển hóa từ thực từ
sang hƣ từ, hay nói cách khác là sự hƣ hóa của thực từ. Để xác định rõ khái niệm
hƣ từ và nhận diện hƣ từ, cần nhận biết hiện tƣợng hƣ hóa trong tiếng Việt.
Hƣ hóa là sự chuyển hóa của một thực từ (đôi khi là cụm thực từ) về
ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng để trở thành hƣ từ hay một yếu tố ngữ pháp
trong cấu tạo từ. Trong sự chuyển đổi đó, hình thức ngữ âm của từ vẫn giữ
nguyên, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng có thay đổi, nhƣng còn lƣu
giữ đƣợc mối liên hệ nhất định với đơn vị xuất phát.
Từ thực tế ngôn ngữ, có thể xác định hiện tƣợng hƣ hóa diễn ra chỉ tập
trung ở một số nhóm thực từ trong các từ loại danh, động, tính, đại từ, bởi
giữa ý nghĩa vốn có của các nhóm thực từ này với ý nghĩa của hƣ từ còn có
thể thấy mối quan hệ nhất định.
- Chuyển loại danh từ thành hƣ từ:

7


+ Quan hệ từ “của” trong tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ danh từ;
ngoài ra, một số danh từ chỉ vị trí: trên, dưới, trong, ngoài… chuyển thành
quan hệ từ: (ngồi) trên (ghế), (họp) trong (hội trƣờng), (đi) dƣới (nƣớc) …
Ví dụ:
“Đó là truyền thống quý báu của ta.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Từ ví dụ này ta thấy danh từ chỉ vật chất thuộc sở hữu của một chủ thể (của)
hƣ hóa thành quan hệ từ chỉ quan hệ sở hữu.
+ Một số danh từ chỉ các con vật đƣợc xem là xấu xí chuyển thành tình
thái từ thể hiện nét nghĩa đánh giá tiêu cực: cóc, khỉ, chó, quái,…
Ví dụ:
“Tuổi già kể cũng buồn (…)

- Buồn cóc gì. Cậu chƣa biết đâu. Tháng nào các cụ chẳng họp tổ
hƣu ở đây.
- Chuyển loại động từ thành hƣ từ:
+ Từ động từ chỉ sự di chuyển có hƣớng thành phụ từ hay quan hệ từ
chỉ hƣớng trừu tƣợng: đi, về, lên, xuống, vào, ra, lại, đến, tới lui, sang, qua,…
Ví dụ:
“Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn.”
(Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa)
+ Từ một số động từ chỉ hành động thành quan hệ từ: cho, làm, để, nhờ,
hoặc thành tình thái từ: nghe, kể, xem, lấy,…
Ví dụ:
a) Mẹ đƣa quyển sách cho con.
b) Bà khách vào hiệu mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt
dƣa để cắn. (Nguyễn Công Hoan, Người ngựa ngựa người)
c) Việc ấy kể cũng lạ.
d) Vân xem trang trọng khác vời. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
8


+ Từ một số động từ chỉ trạng thái thành quan hệ từ hay phụ từ, tình
thái từ với nét nghĩa đánh giá: ở, có, còn, hết, được, mất, thôi,…
Ví dụ:
a) Ông sinh ra ở Hà Nội.
b) Trời sắp sáng mất rồi! (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
c) Tôi cần một ngƣời dẫn đƣờng đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi!
(Sơn Nam, Đất rừng phương Nam)
- Chuyển loại từ tính từ thành hƣ từ:
+ Một số nhóm tính từ chuyển thành phụ từ chỉ mức độ: khá, lắm, hơi,
thật,…
Ví dụ:

a) Bộ phim này khá hay.
b) Cái áo này mặc thì nóng lắm.
+ Một số tính từ thì hƣ hóa thành tình thái từ: mới, thật, đúng, chắc,
cứng, hẳn…
Ví dụ:
a) Tôi mới hai mƣơi tuổi đầu.
b) Ba hôm sau, ông cụ già chết thật. (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
c) Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
- Chuyển loại từ đại từ thành tình thái từ:
+ Đại từ chỉ định: đấy, này, nọ, đó, kia, kìa…
Ví dụ:
a) Anh ta lại sắp phải gió nhƣ đêm qua đấy!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Thiếu những 18 thằng kia à?
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

9


Các ví dụ trên cho thấy đại từ chỉ định khi hƣ hóa thành tình thái từ vẫn
ít nhiều bảo lƣu nét nghĩa nào đó trong nghĩa vốn có của nó. Chẳng hạn ví dụ
b, khi là đại từ chỉ định, từ “kia” chỉ định một vị trí không gian ở xa ngƣời nói
(chỗ kia, cây kia…) hay một thời điểm ở xa so với thời điểm nói (ngày kia,
năm kia…), khi hƣ hóa thành tình thái từ, nó vẫn có nét nghĩa nói lên sự đánh
giá ở mức cao, nhiều hay lớn của ngƣời nói đối với sự vật, sự việc đƣợc nói
đến (cho rằng thiếu 18 thằng là quá nhiều).
+ Đại từ nghi vấn: đâu, nào, sao…Khi chuyển hóa thành tình thái từ,
chúng có nét nghĩa cảm xúc. Ví dụ:
Tôi không nói dối đâu.

+ Đại từ thay thế cho vị từ: thế, vậy…
Ví dụ:
a) Bộ phim hay thế!
b) Dạ bẩm có chuyện chi vậy? (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
+ Đại từ nhân xƣng: ta, nó. Khi đƣợc dùng với đặc điểm từ tình thái, từ
“nó" mang vào câu nét nghĩa khách quan hóa, từ “ta” trái lại mang vào câu
nét nghĩa chủ quan gần gũi thân mật.
Ví dụ:
a) Các ông các bà ở đâu ta?
b) Mặc cái áo ngắn cho nó mát.
Nhƣ thế, hƣ từ có thể đƣợc hình thành từ tất cả các từ loại thực từ, tuy
rằng với các mức độ, số lƣợng khác nhau và từ một số nhóm khác nhau.
1.2. Lí thuyết lập luận
1.2.1. Khái niệm lập luận
Trong cuộc sống, con ngƣời luôn dùng đến lập luận để chứng minh,
giải thích hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Dƣới góc độ nghiên cứu của các nhà
ngôn ngữ học, thuật ngữ trên đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau:

10


Theo từ điển, lập luận đƣợc giải thích là hành động “sắp xếp lí lẽ một
cách có hệ thống để trình bày, nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn
đề”. [15, 551];
Tác giả Diệp Quang Ban quan niệm “Trong việc trình bày các ý kiến,
người ta có thể từ ý kiến này rút ra ý kiến khác bằng những suy lí. Việc đưa ra
những luận cứ (căn cứ để lập luận) nhằm đạt đến một kết luận nào đó (mang
tính thuyết phục) được gọi là lập luận” [1, 321];
Còn theo tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Lập luận là đưa ra những lí
lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào

đấy mà người nói muốn đạt tới” [5, 155];
Tác giả Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: “Lập luận là một hoạt động
ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt
người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay
chấp nhận một (một số) kết luận nào đó” [7; 165].
Nhƣ vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: Lập luận là
đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đấy mà
người nói muốn đạt tới.Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các phát ngôn
nhƣ sau: P -> R. Trong đó P là lí lẽ, R là kết luận. Trong quan hệ lập luận, lí
lẽ đƣợc gọi là luận cứ. Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận
cứ (một hoặc một số) với kết luận. Luận cứ rất phong phú, đa dạng, có thể là
thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy. Có thể
xét ví dụ:
“Hay tại trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều “nhiên liệu” để đốt, nên mỡ
là một yếu tố cần thiết, vì thế người ta ăn vào không thấy ngán?”
(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)
Lập luận trên đƣa ra:
P1: “trời ở Bắc rét, thân thể cần nhiều “nhiên liệu” để đốt” là thông
tin miêu tả đặc điểm phản ánh tình trạng, đặc trƣng của thời tiết
11


P2: “mỡ là yếu tố cần thiết” để hƣớng đến kết luận R “người ta ăn vào
không thấy ngán”
1.2.2. Vị trí và sự hiện diện của các thành phần lập luận
1.2.2.1. Vị trí của các thành phần lập luận
Luận cứ và kết luận là các thành phần của lập luận. Trong một lập luận,
kết luận có thể đứng ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc cuối của luận cứ.
- Kết luận đứng ở vị trí đầu trong lập luận:
Ví dụ:

“Không, cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà
Hà Nội – đặc biệt vì cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến
cốm, mà đặc biệt hơn nữa là “khắp các nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội
có cốm thôi.” (Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)
Kết luận R: “cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà
Hà Nội”, trong lập luận trên là hệ quả đƣợc nhấn mạnh, đặt ở trƣớc.
Luận cứ P: “cứ mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà
đặc biệt hơn nữa là “khắp các nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cốm
thôi” là nguyên nhân giải thích cho nó đứng ở sau.
- Kết luận đứng ở vị trí giữa trong lập luận:
Ví dụ:
“Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai, nước
biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó ở cách sâu dưới
đất chừng bốn, năm mươi phân.”
Trong lập luận trên, kết luận R“những con rươi đẻ trứng ở ruộng” đứng giữa.
Luận cứ P: “Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng Giêng, tháng Hai,
nước biển rút xuống” đứng ở trƣớc kết luận có giá trị giải thích nguyên nhân
dẫn đến kết luận R.
Luận cứ Q: “trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân” đứng
sau kết luận có giá trị cụ thể hóa, làm rõ hơn một khía cạnh nhỏ trong kết luận R.
12


- Kết luận đứng ở sau luận cứ trong lập luận:
Ví dụ:
“Có thể rằng ăn ở với một người đàn bà đẹp một cái đẹp huy hoàng,
rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say đó làm cho ta
rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực và kết cục chẳng bao lâu ta sẽ thấy
tim ta mệt mỏi.”
Trong lập luận trên:

Luận cứ P nêu nguyên nhân, lí do: “ăn ở với một người đàn bà đẹp một cách
huy hoàng, rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say
đó làm cho ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực” đứng trƣớc.
Kết luận R: “chẳng bao lâu ta sẽ thấy tim ta mệt mỏi” nhƣ là hệ quả tất yếu
đứng ở sau.
1.2.2.2. Sự hiện diện của các thành phần lập luận
Trong lập luận, các thành phần luận cứ, kết luận có thể hiện diện tƣờng
minh, tức là có thể đƣợc nói rõ ra.
Ví dụ:
“Hoa đào, hoa cúc quyện hương nhau; cành mai già cắm trong lọ in
bóng lên trên tường y như thể một bức tranh Nhật Bản.”
Trong lập luận trên, kết luận R đƣợc hiển thị tƣờng minh. Tuy nhiên
trong thực tế còn có rất nhiều trƣờng hợp mà trong đó một luận cứ hoặc kết
luận có thể hàm ẩn, ngƣời lập luận không tự nói ra mà ngƣời tiếp nhận cần
phải tự suy ra để biết.
Ví dụ:
“Người ta ngồi ở trên những cái ghế dài, thưởng thức các miếng ngon
Hà Nội, vui vẻ như anh em ruột thịt trong một nhà, người này thấy món nọ
ngon thì mách người kia, người kia thấy thức kia kém thì bảo cho người nọ.”
(Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội)

13


Kết luận hàm ẩn R: miếng ngon Hà Nội làm mọi ngƣời xích lại gần
nhau hơn.
Nhƣ vậy dù là tƣờng minh hay hàm ẩn, nguyên tắc lập luận đòi hỏi các
thành phần lập luận phải làm sao cho ngƣời đọc ngƣời nghe có thể căn cứ vào
những điều kiện, quy tắc nhất định nhƣ ngữ cảnh, ngôn cảnh, ngữ huống để
nhận ra đƣợc.

1.2.3. Những tín hiệu định hướng lập luận
1.2.3.1. Tác tử lập luận
Tác tử lập luận là yếu tố ngôn ngữ mang tính xúc tác khi ta đƣa vào
một nội dung miêu tả nào đấy nó sẽ làm nảy sinh giá trị lập luận. Theo Đỗ
Hữu Châu thì “Tác tử lập luận là một yếu tố khi được đưa vào một nội dung
miêu tả nào đấy sẽ làm thay đổi tiềm năng lập luận của nó, độc lập với thông
tin miêu tả vốn có của nó” [5, 180]. Nó là yếu tố dùng để liên kết lí lẽ với lí lẽ
hoặc lí lẽ với kết luận.
Ví dụ: “Bây giờ tám giờ.”
Nếu đƣa vào tác tử đã hoặc mới…thôi thành:
Bây giờ mới 8 giờ thôi. -> Còn sớm
Bây giờ đã 8 giờ rồi.” -> Đã muộn
Trong ví dụ trên, “mới” và “đã” là những tác tử lập luận đƣợc thêm vào làm
cho phát ngôn có nghĩa.
Nhƣ vậy tác tử trong lập luận có chức năng định hƣớng, hay báo hiệu
một tiềm năng về hƣớng đến tiếp theo cho phát ngôn. Các tác tử lập luận
thƣờng đƣợc sử dụng là các từ định hƣớng nhƣ: tuy, nhưng, những, vả lại,
hơn thế, trái lại, mặt khác, bao nhiêu, bấy nhiêu, hễ, vậy mà,…
1.2.3.2. Kết tử lập luận
Kết tử lập luận là những yếu tố phối hợp hai (hoặc hơn hai) phát ngôn
thành một lập luận duy nhất. Để đạt đƣợc thuyết phục và tránh lan man, kết tử
lập luận làm nhiệm vụ kết nối và đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết định
14


hƣớng của lập luận. Kết tử lập luận đƣợc phân thành hai loại: kết tử đồng
hướng và kết tử nghịch hướng.
Kết tử đồng hướng: theo Đỗ Hữu Châu [5], có các kết tử đồng hƣớng
sau: và, hơn nữa, thêm vào đó, vả lại, lại, còn, đã… lại, chẳng những … mà
còn, huống hồ…,huống chi…, quả vậy, thật vậy, nữa là… Ta có mô hình:

P (x) Q -> R
Trong đó, P và Q là các luận cứ, x là kết tử đồng hƣớng, R là kết luận.
Ví dụ:
“Chiếc váy này đã rẻ (P) lại đẹp (Q), mua đi (R)”.
Cặp kết tử “đã…lại” là kết tử đồng hƣớng thực hiện chức năng dẫn nhập luận
cứ, nối luận cứ với kết luận.
Những kết tử nhƣ: nhưng, thế mà, thực ra, tuy nhiên, tuy vậy, tuy…nhưng…
là những kết tử nghịch hƣớng.
Kết tử nghịch hướng: Khác với kết tử đồng hƣớng, kết tử nghịch hƣớng
đƣợc sử dụng nhằm mục đích liên kết các lí lẽ hay luận cứ nghịch hƣớng với
nhau. Ta cũng có mô hình sau:
P (y) Q -> R
Trong đó, P và Q là những luận cứ nghịch hƣớng nhau, y là kết tử nghịch
hƣớng, còn R là kết luận.
Ví dụ:
“Cái váy này rẻ (P1), đẹp (P2) nhƣng không hợp thời trang (Q), không
mua (R).
“Nhưng” là kết tử nghịch hƣớng thể hiện sự nghịch hƣớng lập luận.
1.2.4. Đặc tính của quan hệ lập luận
Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với nhau hoặc giữa các
luận cứ với kết luận. Giữa các luận cứ có quan hệ định hƣớng lập luận, có
nghĩa là P, Q đƣợc đƣa ra để hƣớng tới một kết luận R nào đó. Trong một lập

15


luận có từ hai luận cứ trở lên, tồn tại hai kiểu quan hệ giữa các luận cứ: hoặc
là đồng hƣớng, hoặc là nghịch hƣớng.
- Quan hệ đồng hƣớng lập luận:
Các lập luận có quan hệ đồng hƣớng lập luận với nhau khi cả hai cùng

hƣớng đến một kết luận chung, kí hiệu là:
P -> R
Q -> R
Giữa các luận cứ đồng hƣớng có thể có quan hệ tƣơng hợp với nhau, nghĩa là
chúng lập nên một nhóm luận cứ thuộc cùng một phạm trù.
Ví dụ:
P: Cái đồng hồ này rẻ
Q: Cái đồng hồ mới này rất hợp với anh
Ta có lập luận:
Cái đồng hồ này rẻ, lại rất hợp với anh, mua đi.
- Quan hệ nghịch hƣớng lập luận:
Các luận cứ P, Q nghịch hƣớng lập luận với nhau khi P hƣớng tới kết
luận R còn Q hƣớng tới kết luận - R (ở đây R và - R phải cùng phạm trù, nói
cách khác – R phải là phủ định của R). Kí hiệu:
P -> R
Q -> R hoặc ngƣợc lại
Ví dụ:
P: Cái áo này đẹp -> R mua đi
Q: Cái áo này quá đắt -> - R đừng mua nó.
Trong lập luận trên, hai luận cứ có hiệu lực lập luận nghịch hƣớng
nhau. Luận cứ có hiệu quả lập luận mạnh hơn thƣờng đƣợc đặt ở sau luận cứ
có hiệu quả lập luận yếu hơn.

16


So sánh hai lập luận:
Chiếc xe này quá cũ nhưng rẻ  mua đi.
Chiếc xe này rẻ nhưng quá cũ  đừng mua.
Hai lập luận này đều sử dụng hai luận cứ nhƣ nhau rẻ và quá cũ nhƣng

vị trí sau trƣớc khác nhau nên cho kết luận khác nhau. Nhƣ vậy vị trí của luận
cứ cũng là chỉ dẫn lập luận.
1.3. Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn
1.3.1. Tác giả Ngô Tất Tố
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên
tuổi tiêu biểu trong trào lƣu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945.
Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh nay thuộc Đông Anh- Hà
Nội. Ông xuất thân từ một nhà nho gốc nông dân. Ông không bảo thủ, ngƣợc
lại còn sáng suốt nhận rõ sự lỗi thời, bất lực của bọn hủ nho, quả quyết nhìn
nhận, đánh giá lại thực chất của Nho giáo, của khoa cử phong kiến và thân
phận của ngƣời trí thức Nho học Việt Nam qua hàng loạt tác phẩm và các
công trình nghiên cứu, đặc biệt là tiểu thuyết Lều chõng. Cũng nhƣ sự am
hiểu và cảm thông sâu sắc tới đời sống nông dân ở nông thôn, ông đã viết nên
một kiệt tác trong lịch sử văn học nƣớc nhà, kể đến nhƣ Tắt đèn, Việc làng,
Tập án cái đình…Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có
sở trƣờng về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không
thƣơng tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cƣờng hào phong
kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận
dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.
1.3.2. Tác phẩm Tắt đèn
1.3.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Ngô Tất Tố viết Tắt đèn năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên
miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc
biệt là ngƣời nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính
17


sách sƣu thuế, áp bức bốc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cƣờng hào,
đòi cải thiện đời sống cho ngƣời dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của
cách mạng.

1.3.2.2. Nhân vật điển hình trong truyện
Tắt đèn là một tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, với nội dung sâu sắc
và nghệ thuật khắc hoạ sinh động các nhân vật điển hình của nó, nên đã đƣợc
độc giả hoan nghênh.
- Chị Dậu là minh chứng tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam
trƣớc Cách mạng. Chị Dậu một phụ nữ có tấm lòng vị tha yêu chồng, thƣơng
con tha thiết. Chính tình yêu thƣơng chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh
quyết liệt bất ngờ. Cũng nhƣ nhiều bà mẹ Việt Nam khác, chị Dậu rất mực
thƣơng con, chiều con. Cùng quẫn, buộc phái bán đứa con đầu, chị nhƣ đứt
từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem đƣợc nó về nữa
không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ờ hai
cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tĩu, thằng Dần, cái Tý. Chị Dậu là một phụ nữ
thông minh, sắc sảo. Đây cũng là một phụ nữ có ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
Chị đã từng phải điêu đứng vì số tiền nộp sƣu, nhƣng chị vẫn đủ can đảm ném
thẳng nắm giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tƣ Ân. Hai lần bị cƣỡng hiếp, chị đều
thoát ra đƣợc. Đây chính là những biểu hiện đẹp đẽ của nhân phẩm, của tinh
thần tự trọng.
- Nghị Quế, một nhân vật điển hình cho giai cấp địa chủ của nông thôn
Việt Nam trƣớc Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội
đục nƣớc thả câu. Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng ngƣời dân không
bằng con chó. Nghị Quế là nhân vật điển hình phản diện mang ý nghĩa khái
quát cao, đƣợc các nhà văn ít miêu tả ngoại hình mà tập trung miêu tả hành
động, tính cách, lời nói của nhân vật. Nhân vật Nghị Quế đƣợc đặt vào nhiều
tình huống khác nhau để bộc lộ bản chất.

18


Tiểu kết
Trong chƣơng 1 này, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát nhất về

cơ sở lí thuyết làm điểm tựa cho chƣơng 2, đó là: các quan niệm về hƣ từ, sự
chuyển loại giữa thực từ và hƣ từ. Chúng tôi cũng trình bày lí thuyết về lập
luận gồm khái niệm, các thành phần lập luận, những tín hiệu định hƣớng lập
luận và đặc tính của quan hệ lập luận. Đồng thời một phần không thể thiếu đó
là một vài nét chính về tác giả Ngô Tất Tố cùng tác phẩm Tắt đèn. Tất cả làm
tiền đề cho việc triển khai về các vai trò cụ thể của hƣ từ trong lập luận qua
tiểu thuyết Tắt đèn sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 2 dƣới đây.

19


×