Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tìm hiểu quy trình và cách thức tổ chức sản xuất rau sạch của người dân tại làng Kawakami huyện Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.26 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DINH MÍ SÚNG
Tên đế tài
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
RAU SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN TẠI LÀNG KAWAKAMI
HUYỆN MINAMISAKU TỈNH NAGANO NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Khóa học

: 2013 – 2017

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Sinh viên

: Dinh Mí Súng

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DINH MÍ SÚNG
Tên đế tài
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
RAU SẠCH CỦA NGƢỜI DÂN TẠI LÀNG KAWAKAMI
HUYỆN MINAMISAKU TỈNH NAGANO NHẬT BẢN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Khóa học

: 2013 – 2017

Lớp

: 45 – KTNN-N02

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Sinh viên


: Dinh Mí Súng

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ YẾN

Thái Nguyên – 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong nhà trường và các tổ
chức cá nhân bên làng kawakami tỉnh Naganocủa Nhật Bản.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế & phát triển nông
thôn và đặc biệt là cô giáo TS: Nguyễn Thị Yến người đã trực tiếp hướng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báo của các anh, chị,
chú, các bác đang công tác tại hiệp hội giao lưu nông nghiệp quốc tế; HTX
kawakami; hiệp hội hỗ trợ du học sinh “Chikyujin” đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bác chủ nhà: Yoshiomi Fujihara đã
giúp đỡ tận tình, động viên góp phần vào việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
của tôi.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận mặc dù bản thân đã rất cố gắng.
nhưng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót, do vậy rất kính mong nhận
được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày tháng năm 2017
Sinh viên


Dinh Mí Súng


ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Diễn giải

1

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

RS

Rau sạch

3

QTSX

Quy trình sản xuất


4

NLTS

Nông lâm thủy sản

5

BVTV

Bảo vệ thực vật

6

HHNN

Hiệp hội nông nghiệp

7

GO

Giá trị sản xuất

8

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


9

NN

Nông nghiệp

10

CP

Chính phủ

11

TTTN

Thực tập tốt nghiệp

12

ĐG

Đánh giá

13

KHKT

Khoa học kỹ thuật


14

QĐ-BNN

Quyết định - Bộ nông nghiệp

15

JA

Hiệp hội giao lưu nông nghiệp quốc tế Nhật Bản

16

CBNN

Cán bộ nông nghiệp

17

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

18

HTX

Hợp tác xã


19

ĐVT

Đơn vị tính


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Định mức cho phép hoạt chất Deltamethrin có trên một số
loại rau, theo quy định của Bộ NN & PTNT ...............................................................11
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2015 ................................36
Bảng 3.2: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 ...............................................39


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ sản xuất ..............................................................................................16
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động nông lâm thủy sản Nhật Bản ...............................20
Hình 3.1. Phun thuốc trừ sâu phòng trừ sâu bệnh........................................................44
Hình 3.2. Sinh viên thực tập thu hoạch rau lúc 3h sáng ..............................................45
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức mạng lưới cơ quan phụ trách nông nghiệp làng Kawakami .46


v


MỤC LỤC
Phần 1.MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:........................................................................................................ 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu ............................................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 2
1.2.2.Yêu cầu ................................................................................................................................ 2
1.3.Nội dung và phương pháp thực hiện .................................................................................... 4
1.3.1.Nội dung thực tập................................................................................................................ 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện...................................................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................................................ 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.............................................................................................. 5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................5
1.5.3. Ý nghĩa đối với sinh viên .....................................................................................5
1.6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................................. 6
1.7. Bố cục của đề tài ................................................................................................................... 6
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 7
2.1.Cơ sở lý luận của đề tài.......................................................................................................... 7
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................................. 7
2.1.2. Khái niệm về rau sạch..........................................................................................9
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây rau ...............................................................14
2.1.4. Khái niệm về sản xuất........................................................................................14
2.1.5. Các văn bản pháp lý lien quan đến nội dung thực tập.................................................. 16
2.1.6. Lịch sử phát triển bộ máy cơ quan nông nghiệp Nhật Bản ......................................... 17
2.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................... 21
2.2.1. Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới .................................................. 21
2.2.2. Tình hình sản xuất rau sạch tại Việt Nam..........................................................27
2.2.3. Mô hình trồng rau sạch ở làng Kawakami .........................................................33



vi

Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................................................... 35
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ............................................................................................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................37
3.1.3. Tình hình sản xuất Nông nghiệp làng Kawakami .............................................39
3.1.4.Những thành tựu đạt được của cơ sở thực tập ....................................................40
3.2. Những công việc cụ thể trong quá trình thực tập ............................................................ 41
3.3. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................................................... 42
3.3.1. Tìm hiểu các thông tin liên quan đến làng Kawakami ................................................. 42
3.3.2. Tìm hiểu quy trình sản xuất rau tại làng ........................................................................ 42
3.3.3. Mạng lưới các cơ quan địa phương và cách thức tổ chức sản xuất của làng........ 46
3.3.4. Những thuận lợi và khó khăn ......................................................................................... 49
3.3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................................51
Phần 4 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 53
4.1.Kết luận ................................................................................................................................. 53
4.2.Kiến nghị............................................................................................................................... 53
4.2.1. Đối với UBND địa phương ................................................................................53
4.2.2. Đối với hiệp hội nông nghiệp làng Kawakami ..................................................53
4.2.3. Đối với CBNN làng Kawakami .........................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 55


1

Phần 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:

Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung
tâm Đào Tạo và Phát Triển Quốc Tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo,
chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nông
nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là một
nước nông nghiệp dựa vào nông nghiệp là chính. Nhật Bản là một nước dù chịu
nhiều thiên tai điều kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển
một cách thần kỳ và là một trong những nước có nên nông nghiệp công nghệ
cao tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.
Đối với chương trình thực tập lần này không chỉ học về kiến thức nông
nghiệp mà còn được trải nghiệm văn hóa, cuộc sống thường nhật của người bản
địa. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những kiến thức
mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân.
Nhắc đến Nhật bản chúng ta sẽ nghĩ đến một đất nước phát triển về kinh
tế khoa học và kỹ thuật rất phát triển mà ít nghĩ đến nghành nông nghiệp Nhật
Bản, nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững ứng
dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vì vậy có sản lượng rất
cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Những người làm nông
nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc.
Nông nghiệp của Nhật Bản chỉ có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật
Bản, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất
nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Chỉ có khoảng 3% dân số
của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng
cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu
sang các nước như là Hồng Kông, Đài Loan, Singapore.


2
Sự thành công của nền nông nghiệp Nhật Bản là do sự quan tâm đầu tư
của chính phủ vào nông nghiệp nhưng cũng phải nói đến vai trò tích cực của

các hoạt động khuyến nông trong việc phát triển nông nghiệp tại Nhật Bản.
Trên cơ sở nhằm để học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm đó mà bản
thân tôi đã lựa chọn đề tài“Tìm hiểu quy trình và cách thức tổ chức sản xuất
rau sạch của người dân tại làng Kawakami huyện Minamisaku tỉnh Nagano
Nhật Bản”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu quy trình sản xuất rau và cách thức tổ chức trong sản xuất của người
dân tại làng Kawakami tỉnh Nagano Nhật Bản.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất các loại rautại làng kawakami.
- Tìm hiểu cách thức tổ chức sản xuất tại làng kawakami tỉnh huyện
minamisaku tỉnh Nagano của Nhật Bản.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn đến sản xuất rau tại làng kawakami
- Tích cực tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ cao của nền
nông nghiệp tiên tiến của Nhật để từ đó có thể đem lại những kiến thức đó ứng
dụng tùy thuộc vào từng vùng điều kiện cụ thể sản xuất tại Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu
 Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Hiểu được như thế nào là sản xuất rau công nghệ cao và an toàn.
- Giao tiếp cơ bản với người nông dân
- Đánh giá cơ sở TTTN.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của phòng ban chức năng liên quan trực
tiếp đến sản xuất của làng.
- Mô tả những công việc mà tác giả đã tham gia trong thời gian TTTN.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn của làng.


3


- Bài học kinh nghiệm và giải pháp.
 Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND.
 Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy
định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm cao trong công việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực trong lời nói và hành động.
 Yêu cầu về tác phong, ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không
chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là dịp tốt để tập làm việc trong tập thể,
đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người.
- Hòa nhã với các nhân viên, cán bộ nông nghiệp tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
 Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại nơi thực tập.
- Thực hiện tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do trường đề ra và tích lũy được kinh nghiệm.
- Không được tùy tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm ở nơi thực tập khi
chưa có sự cho phép của cán bộ.
 Yêu cầu khác:
Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.



4
1.3.Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng
Kawakami quận Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản.
- Tìm hiểu về văn hóa và dời sống của người dân trong làng.
- Tìm hiểu về cách thức tổ chức sản xuất của những người nông dân
- Đánh giá các hoạt động thúc đẩy sản xuất của cán bộ nông nghiệp .
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn hiện nay của làng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất
của làng trong thời gian tới.
1.3.2 Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu: các thông tin thứ cấp lấy được từ nhiều
nguồn khác nhaunhư báo cáo, tài liệu do làng cung cấp người phiên dịch, dịch
lại, giáo trình, Internet…
- Phương pháp quan sát: quan sát thực hành trực tiếp tại ruộng, cách xử
lý công việc, tác phong làm việc của cán bộ nông nghiệp và nông dân.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: những thông tin, số liệu thu thập được
tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
1.3.2.2 Các phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại.
1.3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng công cụ SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức của việc sản xuất rau tại làng Kawakami
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ 13/04/2017 đến 08/11/2017.
- Địa điểm: Tại làng Kawakami quận Minamisaku tỉnh Nagano Nhật Bản.



5
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các thông tin, kiến thức về một nền nông nghiệp công nghệ
cao của đất nước Nhật.
- Củng cố những kiến thức tốt nhất giúp sinh viên làm quen với công việc
trải nghiệm thực tế tại nước ngoài.
- Bước đầu hình thành các dữ liệu về quy trình sản xuất rau sạch an toàn
công nghệ cao.
- Góp phần thu thập số liệu về thực tế sản xuất, đồng thời sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu liên quan.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu liên quan. Cung cấp các thông tin về sản xuất rau sạch theo quy
trình công nghệ cao của Nhật, khắc phục những tồn tại yếu kém trong việc sản
xuất rau sạch an toàn, để từ đó sẽ giải quyết được vấn đề nhu cầu của thị trường
về rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Nhằm cung cấp thông tin về những giải pháp cụ thể thực tiễn trong việc
cải tạo môi trường đất, nước, không khí… Để làm sao tránh ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh một cách đắng kể nhất trong quá trình sản xuất.
1.5.3 Ý nghĩa đối với sinh viên
Quá trình thực tập tốt nghiệp trải nghiệm tại nước ngoài có thể nói đó là
một cơ hội rất tốt, để cho sinh viên có được những điều kiện tốt nhất tìm hiểu
và học hỏi những kiến thức về một nền nông nghiệp công nghệ cao.
Giúp cho sinh viên củng cố thêm những kiến thức mới, những kỹ năng
mới và cách thức vận hành trong công việc của người nước ngoài. Đồng thời có
thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đó vào từng điều kiện cụ thể trên
thực tế.



6
1.6. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài từ chỗ đã nghiên cứu quy trình, kỹ thuật trồng các loại rau sạch an
toàn tại làng Kawakami - huyện Minamisaku - tỉnh Nagano của Nhật Bản, có
thể đề xuất một số phương pháp sản xuất rau sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trồng và
chăm sóc cây rau.
- Đề tài là cơ sở để có những định hướng về thông tin giải pháp trong
nghiên cứu và áp dụng vào việc sản xuất rau sạch ở những vùng có điều kiện
thuận lợi.
1.7. Bố cục của đề tài
Bố cục của khóa luận gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu
Phần 3: Kết quả nghiên cứu
Phần 4: Kết luận


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 .Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người.
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình
quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người
tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh
dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất

thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước
chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao
(cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh
dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn
trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu
và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng
của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như
đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa
năng lượng như protit, gluxit.
- Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền:
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv...
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn
vitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn
vitamin C.
Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt
động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ
làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn
uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da


8
khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân
mỏi mệt, suy nhược do thiếu vita min C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu
do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu
vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh
tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt
hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vita min nhất định, nhu cầu vitamin
hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả.
- Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể
Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo

của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ
dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng
Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ
(100- 357 mg%).
- Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác
Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi
lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa
các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng
sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác
dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở
tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng
rau tối thiểu cho mỗi người cần 90-110 kg/năm tức 250-300g/người/ngày. Liên
hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này:
Nam Triều Tiên: 141,1 kg; New Zealand: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202
kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227
kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân
cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu
cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên
đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng


9
năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế
giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu
tiêu thụ 96,3 kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ngày. Phấn đấu đến năm
2010 mức tiêu thụ 105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số
chừng 95,8 triệu người.
2.1.2. Khái niệm về rau sạch
Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy
trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử

dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm giảm tối đa lượng
độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật
gây bệnh.
Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ
thuật sau:
Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng
(thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần
các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat.
Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên
các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt
động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái
rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật
canh tác. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại
phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat
đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu
hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp
với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat
trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm
bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.


10
Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.
Không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học
như DDT, 666, thủy ngân... gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi
làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các
nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ
hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp, ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh

tổng hợp (IPM) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với rau nói riêng
đang được khuyến khích. Với thuốc trừ sâu, không nên mua các loại thuốc
không rõ nguồn gốc.
Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun
thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác
nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Tuyệt đối không được thu
hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu. Phải bảo đảm đủ thời gian phân hủy
sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán.
Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “Rau sạch” “Rau an toàn”,
“Rau hữu cơ”. Nhưng, thế nào là rau sạch, rau hữu cơ, chắc hẳn không nhiều
người tường tận? Rau an toàn (rau sạch) là gì ?Những sản phẩm rau tươi (bao
gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng như đặc tính
giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây
hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và
môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là
"rau an toàn".Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa
trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
- Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ)-> Dẫn đến ngộ độc đồng loạt.
- Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp.
- Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị
khác.


11
- Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...) -> Gây ung
thư và một số bệnh khó chữa trị khác.Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân
chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm
độc theo thời gian. Nhưng khi đã phát hiện được thì khó chữa trị.
Bảng 2.1. Định mức cho phép hoạt chất Deltamethrin có trên một số loại
rau, theo quy định của Bộ NN & PTNT

STT

Tên rau

Định mức cho phép
(Mg/kg)
≤ 0.01

1

Su hào

2

Tỏi

≤ 0.05

3

Cải hoa

≤ 0.1

4

Đậu tương

≤ 0.2


5

Hoa Atiso

≤ 0.05

6

Bắp cải

≤ 0.2

7

Cải thìa

≤ 0.5

8

Củ cải

≤ 0.01

9

Bí ngô

≤ 0.2


10

Nấm

≤ 0.05

11

Hành tây

≤ 0.2

12

Xà lách

≤ 0.1

(Nguồn: Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN& PTNT)
Chung quy lại theo quan điểm của các nhà khoa học thì: Rau sạch an toàn là
rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngạc đáp ứng các nhu cầu sau:
- Rau sạch là rau đảm bảo chất lượng độ tươi ngon không bị nhiễm các
độc tố kim loại nặng như: Pb, As, Hg…
- Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong rau không được quá mức
cho phép.
- Rau không được nhiễm các loại sâu bệnh và các vi sinh vật gay hại cho
người và các loại vật nuôi…


12

Cách nhận biết rau hữu cơ, rau an toàn với các loại rau thường khác:
 Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ,
xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không
xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng
phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư
đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe
người sử dụng (dư lượng nitrat).
 Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có
thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận
phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
 Dấu hiệu 3: Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không
yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích
tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu
hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
 Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà
không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun
nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như
“rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
 Dấu hiệu 5: Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự
nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon,
càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.Bên cạnh các dấu hiệu trên,
một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì
phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất
rõ ràng.



13
Theo như các nhà nghiên cứu, thì hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên
các sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực
vật và các vi sinh vật… có thể gay hại đến sức khỏe đối với người tiêu dung
sản phẩm tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm. Do vậy sản phẩm rau được coi là sạch
và an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quan giám
định chất lượng sản phẩm và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp
nhất để đo lường.
 Tiêu chuẩn rau sạch
Như theo quy định Tiêu chuẩn của Nhật Bản “Japanese Agricultural
Standards”, viết tắt (JAS) là tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản về các
loại rau quả hoa màu sạch là phải đảm bảo tuyệt đối với người tiêu dùng và môi
trường xung quanh và cần đạt những yêu cầu cơ bản sau:
- Đất trồng rau phải sạch không được phép nhiễm các kim loại nặng:
nghiêm cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp, phân bón hóa học trong vòng ít
nhất 2 năm (ít nhất 3 năm đối với cây lâu năm) trước khi gieo trồng. Không sử
dụng hóa chất nông nghiệp, phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất. Bạn chỉ
được phép sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng. Để biết thêm chi tiết bạn có
thể xem tại đây.
- Phân bón: Năng suất hiệu quả của đất nên được duy trì và gia tăng bằng
cách sử dụng phân bón hữu cơ từ dư lượng các sản phẩm thừa trong khu vực;
và sử dụng chức năng của các vi sinh vật trong khu vực hoặc các khu vực xung
quanh. Việc sử dụng phân bón hóa học có thể được cho phép chỉ trong trường
hợp các phương thức trên không làm duy trì và gia tăng năng suất hiệu quả của
đất trồng.
- Hạt giống và cây trồng: Sử dụng hạt giống và cây trồng hữu cơ; nghiêm
cấm sử dụng hạt giống và cây trồng biến đổi gen trong sản xuất. -

Kiểm soát


động vật và thực vật gây hại: Sử dụng các biện pháp cơ học, vật lý, sinh học
hoặc có thể kết hợp để phòng trừ mối nguy hại.


14
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây rau
Rau là cây hoa màu đem lại thu nhập nhanh cho người sản xuất và cũng là
một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược.
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc
dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong
những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2015kim
ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam năm đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới
47% so với năm 2014
Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua,
cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có
nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị
trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ... và các nước châu Âu. Hàng năm
lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả dạng rau tươi và qua chế biến như rau
đóng hộp, rau gia vị, rau muối... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm.
2.1.4. Khái niệm về sản xuất
2.1.4.1. Khái niệm
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau gọi là đầu
vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới gọi là đầu ra (hay
sản phẩm). Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hóa các đầu vào hay tài
nguyên thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hóa cuối
cùng hoặc sản phẩm trung gian” [1].
“Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài
người bao gồm: Sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con

người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau tác động qua lại với nhau, trong
đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội”[2].
Theo tổ chức thế giới Liên Hiê ̣p Quố c khi xây dựng phương pháp thố ng
kê tài khoản quố c gia đã đưa ra đinh
̣ nghiã sau về sản xu

ất: Sản xuất là quá


15
trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (mô ̣t chủ thể
kinh tế có quyề n sở hữu tài sản , phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động ,
các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác ) để chuyển những chi phí
là vật c hấ t và dich
̣ vu ̣ thành sản phẩ m là vâ ̣t chấ t dich
̣ vu ̣ khác . Tấ t cả những
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay
ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu t

iề n hoă ̣c

không thu tiề n.
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
đô ̣ng kinh tế của con người . Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng ,
hay để trao đổ i trong thương ma ̣i . Quyế t định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản
xuấ t và làm thế nào để tố i ưu hóa viê ̣c sử du ̣ng và khai thác các nguồ n lực cầ n
thiế t làm ra sản phẩ m?
2.1.4.2. Các loại hình sản xuất chính.
- Sản xuất hộ gia đình (chủ yếu tự cung tự cấp): Là loại hình mà các hộ

nông dân tự làm ra sản phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu của chính bản
thân người sản xuất. Loại hình sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ lẻ
và cũng chính bởi tính nhỏ lẻ nên lực lượng lao động và phân công lao động
kém phát triển.
- Sản xuất thị trường: Là quá trình sản xuất ra sản phẩm không chỉ nhằm
phục vụ cho bản thân người sản xuất mà sản phẩm được đem ra buôn bán trên
thị trường. Đây là loại hình sản xuất với quy mô lớn bởi sản phẩm làm ra nhằm
phục vụ cho nhu cầu của thị trường, năng suất lao động tăng, đặt hiệu quả kinh
tế cao.
- Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập trung: Là loại hình sản xuất tập
trung các yếu tố nguồn lực (tài nguyên, con người, máy móc…) của một đơn vị
sản xuất nào đó, để sản xuất một sản phẩm hay một số đơn vị sản phẩm phù
hợp từng điều kiện cụ thể của đơn vị đó cũng như là sự đáp ứng được với nhu
cầu của thị trường


16

Các yếu tố đầu vào
- Nguồn nhân lực
- Tài nguyên(đất, nước,hạt giống, phân bón, thuốc trừ
sâu…)
- Khoa học – kỹ thuật và công nghệ
- Thông tin thị trường về sản phẩm

Quá trình sản xuất
(chuyển hóa)

Đo lường chi
phí, năng suất

và hiệu quả
kinh tế

Đầu ra
- Sản phẩm hàng hóa
- Các dịch vụ

Hình 2.1. Sơ đồ sản xuất
2.1.5. Các văn bản pháp lý lien quan đến nội dung thực tập
- Ngày 8/1/2010 Chính phủ ra Nghị định 02/NĐ - CP về công tác
Khuyến nông thay thế cho Nghị Định 56/NĐ - CP nhằm đổi mới công tác
Khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất.


17
- Thông tư số 04/2009/TT - BNN ngày 21/01/2009 Hướng dẫn nhiệm vụ
của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển
nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã.
- Công văn số 299/PKT - NN & PTNTngày 15/12/2016 về việc Hướng
dẫn cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng một số cây trồng chính năm 2017.
- Công văn số 93/KT - CT - NN ngày 10/4/2017 về việc Thống kê các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương, ngành Nông
Nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Thông báo số 04/ TB - TT & BVTV ngày 15/4/2017 về tình hình sinh
vật gây hại 1 tháng từ 15/3/2017 đến 15/4/2017.
- Công văn số 161/CV - CTKTTL ngày 26/4/2017 về việc vận hành, điều
tiết hồ Núi Cốc đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2017. Tích nước đảm
bảo sản xuất Nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác.
- Công văn số 02/ TB - TT & BVTV về việc phòng trừ rầy nâu, rầy lưng
trắng gây hại lúa xuân năm 2017.

2.1.6. Lịch sử phát triển bộ máy cơ quan nông nghiệp Nhật Bản
Công tác Khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những
năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới. Cơ cấu hành
chính và các chính sách về khuyến nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn
thiện qua các thời kỳ khác nhau. Cơ cấu hành chính và các chính sách về khuyến
nông đã được nước này điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau.
Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang trại
của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ mới
vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông
ở Nhật đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông
được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã
hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của
cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ


×