MỤC LỤC
Chương I: một số vấn đề lý luận chung về mua sắm công và
đấu thầu
1: Mua sắm công
1.1 Khái niệm:
Mua sắm được hiểu là hành động bỏ tiền để đổi lấy (thu lại) một sản
phẩm hàng hóa hoặc một dịch vụ nào đó. Chẳng hạn việc bỏ tiền mua các
sản phẩm như: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liêu, hàng tiêu
dùng, …. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ này dù trực tiếp hay gián tiếp
đều phục vụ cho nhu cầu của con người (cá nhân, tập thể hoặc cả cộng
đồng). Nói cách khác, mua sắm là quá trình trao đổi giữa một bên là người
có nhu cầu (được gọi là bên mua) và bên kia là bên có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của bên mua (được gọi là bên bán). Quá trình trao đổi kết thúc khi
bên bán đã thỏa mãn các nhu cầu về hàng hóavaf dịch vụ cho bên mua và
bên mua đã thanh toán đầy đủ số tiền tương ứng với giá trị của lượng hàng
hóa dịch vụ đó cho bên bán theo thỏa thuận giữa hai bên. Các thỏa thuận
mua sắm có thể được biểu hiện thông qua lời nói trực tiếp hoặc dưới hình
thức văn bản gọi là “hợp đồng”.
Như vậy hoạt động mua sắm nhằm phục vụ nhu cầu của tập thể hoặc
cho cả cộng đồng được gọi là mua sắm công.
1.2 phân loại mua sắm công
Theo khái niệm nêu trên, mua sắm công thực chất là hoạt động bỏ vốn
để tạo mới, cải tạo hoặc sửa chữa lớn phục vụ cho các mục tiêu công cộng
hoặc các hoạt động mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
1
của tổ chức cơ qua nhà nước. Vì vậy, tùy theo mục tiêu nghiên cứu có thể
phân loại mua sắm công theo một số tiêu thức sau:
1.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế:
Với cách này, mua sắm công được chia thành 3 nhóm là:
Mua sắm phục vụ mục tiêu phát triển lực lượng lao động nhằm cả về
chất lượng lẫn số lượng. Đó chính là nhân tố quan trọng nhất tổ quyết định
mọi thành công của tất cả các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
Mua sắm tài sản lưu động nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục, nhịp
nhàng của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là: tư liệu sản xuất giá trị nhỏ,
nguyên vật liệu phục vụ quá trình kinh doanh.
Mua sắm phục vụ ,mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo mới
hoặc nâng cao mức độ hiện đại tài sản cố định của các chủ thể. Đầu tư xây
dựng cơ bản đóng vai trò quyết định, gắn liền với việc nâng cao năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, đòi hỏi một khoản vốn lớn và cần được tính toán một
cách chuẩn xác, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí lớn về vật chất.
1.2.2 Phân loại theo tính chất đầu tư:
Đầu tư mới: là sử dụng toàn bộ tiền vốn vào một công trình mới hoàn
toàn
Đầu tư mở rộng: là hình thức mua sắm nhằm mục tiêu mở rộng công
trình cũ đang hoạt động để nâng cao năng suất, tăng thêm mặt hàng hoặc
tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban
đầu.
Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: là hoạt động mua sắm nhằm
trang bị lại và tổ chức lại toàn bộ hay một phần công trình đang hoạt động,
2
không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các bộ phận sản xuất chính
đang hoạt động hoặc có thể xây dựng mới hay mở rộng các công trình phục
vụ hay phụ trợ
Đầu tư hiện đại hóa công trình đang sử dụng: gồm các đầu tư nhằm
thay đổi, cải tiến các thiết bị công nghệ và các thiết bị khác đã hao mòn trên
cơ sở kỹ thuật mới và nhằm nâng cao thông số kỹ thuật của các thiết bị đó.
1.2.3 Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư và đối tượng
mà mình bỏ vốn
Đầu tư gián tiếp: thực chất là đầu tư tài chính vì trong trường hợp này
người bỏ vốn và người sử dụng vốn là khác nhau
Cho vay: mục tiêu là lãi suất tín dụng
Đầu tư trực tiếp: trong trường hợp này người bỏ vốn chính là chủ đầu
tư. Chủ đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân hoặc các pháp nhân khác thuộc
thành phần kinh tế khác nhau.
1.2.4 Phân loại mua sắm theo thời gian sử dụng
Đầu tư ngắn hạn
Đầu tư trung hạn
Đầu tư dài hạn
1.2.5 Phân loại theo mục tiêu chuyên môn
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Đầu tư cho sản xuất
Đầu tư cho quản lý
1.2.6 Phân loại theo chủ đầu tư
3
Đầu tư của nhà nước
Đầu tư cảu các thành phần kinh tế khác
1.2.7 Phân loại theo lĩnh vực mua sắm
Mua sắm dịc vụ tư vấn
Mua sắm hàng hóa
Mua sắm các công trình có tính chất xây dựng (xây lắp)
2. ĐẤU THẦU
2.1. Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh
công khai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng
không cần đến đấu thầu. Có thể nói đấu thầu là phương thức giao dich đặc
biệt. Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự
có liên quan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường áp
dụng hoặc bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai.
Theo quy chế đấu thầu hiện nay của Việt nam, đấu thầu là quá
trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời
thầu là chủ DA, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ
DA, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà
thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Nhà thầu
là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua
sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư
trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
2.2.Vai trò của đấu thầu
4
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các
quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá
trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (BMT) có nhiều cơ hội để
lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng
với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những người
bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng, có
thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc
các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát
triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế
biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các
nhà chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu
quy mô lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn
ra theo hướng chuyên môn hóa sâu và đa phương hóa rộng.
Với tầm quan trọng của công tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu,
sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các
định chế tài chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với
các khoản tài trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế
giới về đấu thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên
hợp quốc), Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, Hướng dẫn đấu thầu mua
sắm của WB, ADB, JBIC... Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia cũng đều có các
quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể là luật, nghị
định, sắc lệnh...
Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian
trên 10 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính
5
được nối lại. Thông qua đấu thầu, các CĐT đã lựa chọn được những nhà thầu
đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện
mạo kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường,
cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các công trình cấp nước,
thoát nước, dầu khí... Đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc
đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong
nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài đến nay đã lớn
mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngoài
để dành được các hợp đồng lớn. Ngoài ra, các CĐT, BMT đã được tăng
cường rất nhiều về năng lực, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có
thể thực hiện công tác đấu thầu thuần thục.
2.2.1: Vai trò của đấu thầu:
Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển
kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị
trường, cụ thể vai trò của hoạt động đấu thầu thể hiện cơ bản qua các mặt
sau:
Ø
Là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người
mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;
Ø
Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu
và hợp tác hoá rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu
thầu đã phát triển được thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu
lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị
trường đấu thầu, kích thích thị trường trong nước phát triển chống được sự
độc quyền tự nhiên. Các CĐT, BMT cũng được tăng cường về năng lực, họ
có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những người mua ngày một thông
6
thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo động lực cho sự
phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bach, công bằng, hiệu quả và
thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước
cho các công trình công cộng;
Ø
Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu,
sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất
thoát, lãng phí. Đó là những khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển
mà có sự tham gia của các tổ chức nhà nước, DNNN ở một mức độ nào đó,
cũng như cho mục tiêu duy trì các hoạt động của bộ máy Nhà nước;
Ø
Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp
luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống
lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các
nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội
nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà
nước;
Ø
Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm
giữa các quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển.
Hoạt động đấu thầu không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra
trên toàn thế giới. Các nhà thầu danh tiếng trên thế giới- họ là những người
sẵn sàng và có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động của các quốc gia,
thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm;
Ø
Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ
giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách
7
minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy
trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên;
Ø
Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ
chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh;
Ø
Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược
điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo;
2.2.2 Tầm quan trọng của đấu thầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế
kinh tế quốc tế
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu- rộng vào nền
kinh tế Thế giới. Điều đó càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đấu
thầu theo quy định của pháp luật. Trước đây, chúng ta đã bắt đầu xây dựng
chính sách đấu thầu từ các Quyết định và chỉ hạn định trong lĩnh vực xây lắp
hoặc mua sắm hàng hoá mà chưa có một hệ thống hoàn chỉnh, đến nay
chúng ta đã xây dựng và ban hành được Luật Đấu thầu quy định thống nhất
cho cả 3 lĩnh vực đấu thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp.
Những quy định đó được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kiến
thức, kinh nghiệm các quy định về đấu thầu của các tổ chức quốc tế, các
quốc gia nhằm đảm bảo cho quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt
Nam phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và dân trí
của Việt Nam. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, những quy định đó sẽ
ngày càng được điều chỉnh cho phù hợp với thông lệ quốc tế song thích hợp
với điều kiện trong nước. Trong bối cảnh đó, hoạt động đấu thầu có tầm
quan trọng nhất định trong quá trình toàn cầu hoá. Cụ thể như sau:
8
Ø
Thứ nhất, bên cạnh việc chúng ta là thành viên của Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương (APEC) và cũng đã chính
thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nên
Luật Đấu thầu của Việt Nam ra đời thay thế cho QCĐT trước đây cho phép
công tác tổ chức đấu thầu của Việt Nam dễ dàng hơn khi họ tổ chức đấu thầu
quốc tế. Và do đó các nhà thầu Việt Nam cũng đỡ tốn công sức khi tham dự
các gói thầu quốc tế do các nước thành viên của APEC, WTO tổ chức, vì
những quy định đó ngày càng phù hợp hơn với các quy định đấu thầu của
các nước thành viên APEC, WTO. Ngược lại, các nhà thầu quốc tế là thành
viên của các tổ chức APEC, WTO cũng thuận lợi hơn khi họ tham dự đấu
thầu quốc tế các gói thầu do Việt Nam mời thầu.
Ø
Thứ hai, với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JBIC), việc thông qua Luật Đấu thầu của Việt Nam đảm bảo việc mua
sắm công của nước ta tiến sát hơn với những quy định của các tổ chức này.
Việc đấu thầu đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của các tổ chức này càng làm
tăng uy tín và tạo niềm tin của các tổ chức đó đối với Việt Nam. Quá trình
đấu thầu càng ngày càng được minh bạch hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn
là cơ sở để thu hút ngày càng nhiều các khoản tín dụng ưu đãi và cả các
nguồn tài trợ không hoàn lại cho công cuộc phát triển đất nước của các tổ
chức trên.
Thực tế, trong nhiều năm qua, WB, ADB và JBIC đã không ngừng
tăng cường hỗ trợ quá trình cải cách và đổi mới của Việt Nam bằng cả vật
chất và tư vấn luật pháp làm cho công tác đấu thầu của Việt Nam ngày càng
hiệu quả hơn, minh bạch hơn và do đó tăng được lòng tin của Thế giới vào
tiến trình đổi mới và cải cách của Việt Nam. Điều này dòi hỏi việc xây dựng,
9
hoàn thiện Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như việc
phổ biến truyền, nghiên cứu, học tập để quán triệt và thi hành tốt Luật Đấu
thầu là một đòi hỏi cấp thiết.
2.3.Hình thức và phương thức đấu thầu
2.3.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Dựa trên số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu để phân chia. Có 7 hình thức
đấu thầu:
Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không
hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai
về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng
trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu
được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là
tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích
thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng
Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên
mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh
sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền chấp thuận. Là đấu thầu công khai, phải minh bạch
Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp
ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói
thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít
nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của
Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực
10
tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói
thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu
thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
Mua sắm trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp
đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện
với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối
lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm
bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.
Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ
thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.
Tự thực hiện: Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu
mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy
chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
Mua sắm đặc biệt: Hình thức này được áp dụng đối với các ngành
hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu
thầu được.
2.3.2 phương thức đấu thầu
Trong đấu thầu có 3 phương thức đấu thầu, dựa vào cách thức nộp
hồ sơ để phân chia:
Đấu thầu một túi hồ sơ: Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp
dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm
11
đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Việc mở thầu được tiến hành một lần. {Luật đấu thầu - Đ26/Kh2}
Đấu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.
Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu
đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên và không có tiêu chí nào đạt điểm dưới
50% sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này
chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ
đồng trở lên;
- Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công
nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu
xây lắp đặc biệt phức tạp;
- dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay.
Hai giai đoạn đó như sau:
Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu - Tùy theo quy mô, tính chất gói
thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các
nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu
và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển
phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu
12
đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do
chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu.
Giai đoạn đấu thầu - Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các
nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu
phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu
đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh
dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu.
Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại
hiệu quả cao nhất cho dự án.
2.3.3 Loại hình đấu thầu
Đấu thầu có 4 loại hình, phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng mua
bán để phân chia:
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu mua sắm hàng hóa và các dịch vụ khác.
Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án.
3. Sự quan trọng của công tác đấu thầu trong mua sắm công
13
Chương II. Thực trạng công tác đấu thầu trong mua sắm công
tại việt nam trong giai đoạn 2000 đến 2010
1. Thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu
thầu.
2820/BKH-QLĐT 21/04/2006 Công văn về thực hiện Luật Đấu thầu
Văn bản Số 1235/BKH-QLĐT Hướng dẫn lập danh mục dự án
1235/BKH-QLĐT 27/02/2009 cần chỉ định thầu theo văn bản số 229/ttg -KTN ngày
16/02/2009
Luật:
Số văn bản
61/2005/QH11
Ngày ban hành
29/11/2005
38/2009/QH12
19/06/2009
Tên văn bản
Luật Đấu thầu
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản
Nghị định:
Số văn bản
85/CP
Ngày ban hành
15/10/2009
85/2009/NĐ-CP
15/10/2009
Tên văn bản
Nghị định 85/CP
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Quyết định:
Số văn bản
Ngày ban hành
678/2008/QĐ-BKH 02/06/2008
731/2008/QĐ-BKH 10/06/2008
419/2008/QĐ-BKH 07/04/2008
49/2007/QĐ-TTG
11/04/2008
1048/2008/QĐ-BKH 11/08/2008
49/2007/QĐ-TTG
11/04/2007
Tên văn bản
Quyết định ban hành Quy định về chứng chỉ tham gia
khoá học về đấu thầu
Quyết định Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp
Quyết định 419/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu báo cáo
thẩm định Kết quả đấu thầu
Quyết định 49/2007/QĐ-ttg Quy định các trường hợp
đặc biệt được chỉ định thầu
Quyết định Số 1048/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu hồ sơ
mời thầu dịch vụ tư vấn
Quy định các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu
14
Thông tư:
Số văn bản
Ngày ban hành Tên văn bản
Thông tư số 13/2006/TT-BTM hướng dẫn về xuất nhập
13/2006/TT-BTM
29/11/2006
khẩu hàng hoá đối với nhà thầu trúng thầu
Thông tư số 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu
63/2007/TT-BTC
15/06/2007
thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước
Thông tư số 10/2007/TTLT-BYT-BTC liên bộ Y tế và Tài
10/2007/TTLT-BYT10/08/2007
chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
BTC
công lập
Thông tư số 03/2009/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu
03/2009/TT-BKH
16/04/2009
tư hướng dẫn Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư Dự án
có sử dụng đất
Thông tư quy định lập Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối
09/2010/TT-BKH
21/04/2010
với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp
Thông tư quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu
10/2010/TT-BKH
13/05/2010
thầu
11/2010/TT-BKH
27/05/2010
Thông tư quy định chi tiết về chào hàng cạnh tranh
Thông tư quy định lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu
08/2010/TT-BKH
21/04/2010
thầu
Thông tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư
06/2010/TT-BKH
09/03/2010
vấn
05/2010/TT-BKH
10/02/2010
Thông tư quy định lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
Thông tư quy định lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây
04/2010/TT-BKH
01/02/2010
lắp
03/2010/TT-BKH
27/01/2010
Thông tư quy định lập hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp
Thông tư quy định lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp
02/2010/TT-BKH
19/01/2010
quy mô nhỏ
01/2010/TT-BKH
06/01/2010
Thông tư quy định lập hồ sơ mời thầu xây lắp
03/2009/TT-BKH
16/04/2009
Thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư
10/2007/TTLT-BYTThông tư hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y
10/08/2007
BTC
tế công lập
Thông tư hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản
63/2007/TT-BTC
15/06/2007
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà
nước bằng vốn nhà nước
Thông tư hướng dẫn thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng
13/2006/TT-BTM
29/11/2006
hóa của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài
20/2010/TTLT-BKHQuy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu để
21/09/2010
BTC
đăng tải trên Báo Đấu thầu
15
Nghiên cứu về hệ thống các luật và văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến hoạt động mua sắm công sử dụng vốn nhà nước nêu trên có
thể thấy rằng:
- Song song với tiến trình hội nhập, việc nghiên cứu, xây dựng và ban
hành luật đã được nhà nước quan tâm đúng mức, nên đã hình thành một hệ
thống luật tương đối đầy đủ về các mặt hoạt động của nền kinh tế. Nội dung
hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
mua sắm công sử dụng vốn nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm xây dựng nhà
nước pháp quyền, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
- Hoạt động mua sắm công rất được quan tâm và hệ quả là hệ thống các
chính sách liên quan đến công tác này là vô cùng lớn về số lượng.
- Rất nhiều quan tâm, rất nhiều quy định, rất nhiều hướng dẫn, nhưng
vẫn không đủ rõ. Người thực hiện, nếu chỉ nghiên cứu tài liệu mà không có
sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ không bao giời thực hiện đúng được các
quy định về đấu thầu mua sắm công sử dụng vốn nhà nước.
- Nhiều luật, nhiều nghị định, nhiều thông tư cùng qua tâm quy định về
một nghiệp vụ, nhưng nội dung không thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn
nhau, khiến cho cơ quan thực hiện không biết áp dụng thế nào (ví dụ: Luật
Xây dựng quy định: trong đấu thầu xây lắp cấm các nhà thầu bỏ giá thầu
dưới giá thành. Quy định của Luạt đấu thầu thì lại chọn nhà thầu có giá
thành thấp nhất). Văn bản hướng dẫn trái với nội dung đã quy định trong luật
(ví dụ: điều 18 Luật Đấu thầu quy định: Đấu thầu rộng rãi là hình thức
không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia; điều 70 khoản 3 Nghị định
58/Cp lại yêu cầu rằng nếu thời điểm đóng thầu có ít hơn 3 nhà thầu tham
gia thì phải báo cáo để xin chỉ đạo địa phương thực hiện…).
16
- Tính ổn định thấp, tuổi thọ của các luật và văn bản quy phạm pháp
luật nêu trên thường rất ngăn, nhiều khi có văn bản mới ban hành lại phải
sửa đổi bổ sung ngay vì không phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Thiếu thực tế và kém tính khoa học: quy định bắt buộc đối với các cá
nhân tham gia trực tiếp hoạt động mua sắm phảo có chứng chỉ tham gia khóa
học về đấu thầu, nhưng lại không yêu cầu người tham gia giảng dạy cho các
khóa học nói trên phải đáp ứng các tiêu chí tối thiểu nào.
- Rõ ràng rằng, với thực tế về hệ thống luật và quy phạm pháp luật liên
quan, công tác đấu thầu nói chung và hoạt động đấu thầu trong mua sắm
công chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả. Từ đó sẽ gây ra các hiện tượng về
lách luật, làm không đúng theo luật, làm tổn thất công sức tiền bạc của nhà
nước.
2. Thực trạng công tác đấu thầu trong mua sắm công
2.1. Tình hình nền kinh tế trong thời gian qua
2.2 hoạt động mua sắm công chỉ có hiệu quả khi áp dụng các quy định
về đấu thầu.
Hiệu quả về kinh tế:
Hiệu quả của hoạt động mua sắm nói chung được biểu hiện thông qua
số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện việc lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp
đồng. Đó chính là hiệu số giữa giá trị dự toán ban đầu và số tiền thực tế ký
hợp đồng với nhà thầu.
Trước đây, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung việc
mua sắm dựa hoàn toàn theo giá trị dự toán được tính theo những định mức
cứng nhắc, không thực tế, nên vô cùng lãng phí và không có hiệu quả kinh
tế. Trong quá trình hội nhập, việc mua sắm buộc phải tuân thủ theo một số
17
Điều ước quốc tế, nhất là sau khi chính phủ ban hành quy chế đấu thầu (kèm
theo nghị định 43/CP ngày 16/7/1996) và luật đấu thầu năm 2005, các hoạt
động mua sắm sử dụng vốn nhà nước buộc phải áp dụng các hình thức áp
dụng các hình thức chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Nhờ có sự
cạnh tranh của nhà thầu mà hầu hết các gói thầu đều có giá ký hợp đồng (giá
trúng thầu) thấp hơn so với dự toán ban đầu, như trong bảng số liệu thống kê
về kết quả đấu thầu mua sắm công sử dụng vốn nhà nước sau đây:
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Bảng 1: kết quả đấu thầu mua sắm công sử dụng vốn nhà nước.
Đơn vị: triệu USD.
Tổng giá trị dự toán
Tổng giá trị
Mức độ giảm
Tỷ lệ giảm
trúng thầu
sau đấu thầu
sau đấu thầu
(%)
3.646,00
3.190,00
456,00
12,50
5.068,00
4.559,00
527,00
10,50
5.819,00
5.320,00
498,00
8,60
2.500,10
2.236,40
263,70
10,50
3.929,90
3.716,90
213,00
5,42
4.438,10
4.285,43
152,67
3,44
6.800,00
6.443,68
356,32
5,24
10.330,20
9.953,31
377,05
3,65
14.855,82
14.042,77
812,60
5,47
Nguồn: Bộ KH&ĐT
Hiệu quả xã hội:
Công tác đấu thầu tạo ra sự cạnh tranh để làm động lực cho sự phát
triển. Nếu trước đây (khi chưa có quy định pháp luật về đấu thầu mua sắm
công) một công ty có được hợp đồng nhờ vào những mối qua hệ. Nhưng kể
từ khi có khung khổ pháp luật về đấu thầu mua sắm công (đặc biệt là sau khi
có luật đấu thầu năm 2005), công ty này phải chứng minh là có đủ kinh
nghiệp và năng lực, phải có giải pháp được đánh giá là khả thi và giá cả phải
cạnh tranh với các nhà thầu khác mới có thể có được hợp đồng. Chính vì thế,
18
nếu như các nhà thầu không tự cải thiện mình, tăng cường phát triển để cạnh
tranh và tồn tại thì sẽ tự đào thải mình ra khỏi cuộc chơi.
Thông qua môi trường cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước đã
phải phấn đấu không ngừng để tự hoàn thiện mình về mọi mặt. Nhờ đó
nhiều doanh nghiệp nhỏ đã trở thành doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Các doanh
nghiệp Việt Nam khi mới hội nhập chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước
ngoài, sau một thời gian ngắn đã vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh của
các nhà thầu lớn nước ngoài. Điển hình là các doanh nghiệp xây dựng hạ
tầng lớn như: đường bộ, cầu, hầm, sân bay, cảng hàng hải, cơ khí....
Nhờ có sự cạnh tranh mà môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện
về chính sách. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trên thương trường
tạo nên bức tranh sinh động nhất giúp cho các nhà hoạch định chính sách,
các nhà quản lý đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm tạo ra môi trường kinh
doanh bình đẳng, công bằng và minh bạch.
2. hiệu quả cạnh tranh trong đấu thầu
Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao như đấu
thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh luôn đem lại hiệu quả cao hơn so với
các hình thức lựa chọn nhà thầu khác. Trong các gói thầu sử dụng vốn nhà
nước cho mục tiêu đầu tư phát triển theo lĩnh vực đấu thầu ta thấy:
Tổng số
gói thầu
(gói thầu)
Tổng giá
gói thầu
(tỷ đồng)
19
Bảng 2.
Tổng giá
trúng thầu
(tỷ đồng)
nguồn: Bộ KH&ĐT
Chênh lệch
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Đấu thầu rộng rãi
15.205
161.338,47
152.432,82
8.905,65
5,5%
Đấu thầu hạn chế
1.427
31.967,77
29.289,7
2.678.06
8,3%
Chỉ định thầu
36.850
46.928,38
45.247,63
1.680,75
3,5%
5.125
3.377.74
3.103,02
274,73
8,1%
1.276
6.668,05
6.396,52
217,53
3,2%
748
2.084,41
2.019,26
65,15
3,1%
8
184,16
184,09
0,07
0,38%
60.639
252.548,99
238.727,05
13.821,94
5,47%
Chào hàng cạnh tranh
Mua sắm trực tiếp
Tự thực hiện
Mua sắm đặc biệt
Tổng cộng
Theo Bảng phân tích trên, số lượng gói thầu được thực hiện thông
qua hình thức chỉ định thầu là rất cao, chiếm 60% tổng số gói thầu (tăng 5%
so với năm 2007) và chiếm 20% tổng giá trị các gói thầu nói chung, tuy
nhiên tỷ lệ tiết kiệm đạt được ở hình thức này lại thấp với mức tiết kiệm đạt
được là 1680,75 tỷ đồng tương đương 3,5% (năm 2007 là 1,05%), Năm
2008 tỷ lệ tiết kiệm đạt được thông qua hình thức đấu thầu hạn chế, chào
hàng cạnh tranh đạt khá cao (đấu thầu hạn chế là 8,3%, chào hàng cạnh tranh
là 8,1%).
Giá trị tiết kiệm đạt được thông qua áp dụng hình thức đấu thầu rộng
rãi đạt ở mức cao nhất là 8.905,65 tỷ đồng trên tổng giá trị tiết kiệm là
13.821,94 tỷ đồng. Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu rộng rãi chiếm 64,43%
trên tổng mức tiết kiệm (năm 2007 mức tiết kiệm đạt được là 3.776,61 tỷ
đồng, tương đương 62,6% trên tổng mức tiết kiệm).
Hay trong các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cũng thấy rõ được điều này:
20
Tổng số Tổng giá
gói thầu gói thầu
(gói thầu) (tỷ đồng)
Tổng giá
trúng thầu
(tỷ đồng)
Chênh lệch – tiết kiệm
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ lệ tiết
kiệm (%)
Đấu thầu rộng rãi
1.150
5.076
4.824,67
236,14
4,65%
Chỉ định thầu
2.586
12.115,79
11.562,59
553,2
4,56%
Chào hàng cạnh tranh
Các hình thức khác
1.330
2.624,03
2.125,22
498,81
18,9%
1.291
2.575,12
2.462,22
112,89
4,3%
6.357
22,390,94
20.974,71
1.416,23
6,32%
Tổng cộng
II.2.3 hầu hết các chủ đầu tư, các đơn vị thực hiện mua sắm đều tránh
áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi
Từ thống kê trình báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của Bộ KH&ĐT gửi TTCP các năm
2006, 2007, 2008 ta có số liệu đấu thầu của các năm liên quan đến vốn nhà nước như sau:
Năm
2006
2007
2008
Bảng: 2 Nguồn: Bộ KH&ĐT
Số gói áp dụng đấu Tổng số gói thầu Tỷ lệ
thầu rộng rãi
10.286
38.870
26,46%
10.069
33.891
29,70%
16.796
69.051
24,32%
Theo số liệu thống kê, Kể từ khi có quy định về đấu thầu cho đên nay
chưa có năm nào tỷ lệ số gói thầu trong mua sắm công được áp dụng hình
thức đấu thâu rộng rãi đạt trên 30%, có năm tỷ lệ này xấp xỷ 15%. Số gói
thầu được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thường thuộc các gói thầu các
dự án sử dụng nguồn vốn ODA là những dự án phải thực hiện theo điều ước
quốc tế. Hầu hết các gói thầu, dự án sử dụng vốn trong nước đều được áp
dụng các hình thức lựa chọn khác với đấu thầu rộng rãi. Điều 12 Luật đấu
thầu năm 2005 có quy định cấm áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu
khác với đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện (quy định tại điều 19, 20,
21, 22, 23, 24 Luật Đấu thầu). Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn tồn tại và rất
21
phổ biến. Phải chăng ý thức chấp hành luật của các đơn vị thực hiện quá
kém hay Luật không phù hợp? Phải khẳng định ngay rằng, quy định của luật
về nội dung này là rất đúng. Song trong thực tế, điều luật này không có tác
dụng vì chế tài quá kém. Mặt khác, quy định về xử lý vi phạm trong đấu
thầu lại thuộc thẩm quyền của chính người vi phạm. Theo quy định của Pháp
luật hiện hành, hình thức lựa chọn nhà thầu được xác định tại kế hoạch đấu
thầu. Kế hoạch đấu thầu là văn bản do Người có thẩm quyền ban hành dưới
hình thức quyết định trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. Điều 60 của Luật
đấu thầu năm 2005 cũng quy định rằng, chỉ Người có thẩm quyền mới được
quyền xử lý vi phạm trong đấu thầu mua sắm công.
Như vậy, biểu hiện rõ nét của cả hệ thống quản lý và thực hiện mua
sắm công là tránh áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh
tranh cao. Đó là một trong những lý do cơ bản khiến cho hiệu quả đấu thầu
mua sắm công luôn đạt tỷ lệ thấp.
II.2.4 hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu mua sắm công giảm
dần theo thời gian.
Theo số liêu ở bảng 1 cho có thể thấy rằng tình hình thực hiện mua sắm công hầu như
không còn là nhưng cuộc đấu thầu mang tính cạnh tranh công bằng, minh bạch mà chỉ
còn là những cuộc đấu tượng trưng mang tính hình thức để lách luật. Nếu khi mới bắt đầu
áp dụng chế độ mua sắm công năm 2000 tỷ lệ tiết kiệm đạt bình quân là trên 10%, thì
trong những năm gần đây tỷ lệ này chỉ dao động trong khoảng từ 3-5%. Mặc dù tổng giá
trị mua sắm ngày càng lớn. Cũng theo lĩnh vực đấu thầu năm 2008:
Lĩnh vực
Tổng số gói
Tổng giá gói
Tổng giá trúng
Chênh lệch
thầu
thầu
thầu
Giá trị
Tỷ lệ
(gói thầu)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
(%)
Tư vấn
18.618
9.217,68
8.268,18
589,50
6,4%
Hàng hoá
13.339
93.418,30
86.220,07
7.198,23
7,7%
Xây lắp
28.682
149.913,01
143.878,80
6.034,20
4%
Tổng cộng
60.639
252.548,99
238.727,05
13.821,94
5,47%
22
Theo Bảng, mức tiết kiệm đạt được trong đấu thầu tập trung chủ yếu
trong lĩnh vực hàng hoá, đạt 7,7% tương đương 7.198,23 tỷ đồng. Các gói
thầu hàng hoá chiếm 30% về số lượng, giá trị tiết kiệm được trong lĩnh vực
hàng hoá chiếm 52% tổng giá trị tiết kiệm.
Đối với lĩnh vực xây lắp chiếm 47,2% tổng số lượng gói thầu, chiếm
60% về mặt giá trúng thầu, và mức tiết kiệm đạt 6.034,20 tỷ đồng, tương
đương 4%. Như vậy, hiệu quả kinh tế trong đấu thầu xây lắp là kém nhất.
Qua đó thấy được, vấn đề vi phạm trong ngân sách nhà nước ngày càng
nghiêm trọng, đặc biệt là trong đấu thầu xây lắp - lĩnh vực bị thất thoát, lãng
phí ở nhiều công đoạn nhất. Điều này gây tâm lý hoang mạng, lo ngại cho
nhiều người thuộc đủ tầng lớp trong xã hội. Rõ ràng còn nhiều bất ổn trong
quản lý và thực hiện đấu thầu mua sắm công hiện nay.
Việc để xẩy ra những hiện trạng này là do hiện nay vẫn còn nhiều vi
phạm trong mua sắm công. Do chính sách luật và thực hiện luật hiện nay
còn nhiều hạn chế nên ngày càng nhiều địa chỉ cơ quan gây thất thoát lãng
phí. Một ví dụ cụ thể là các ban quản lý dự án (PMU): đây là các tổ chức
được các chủ đầu tư (chủ yếu là các bộ, UBND các cấp) thành lập ra để đại
diện cho chủ đầu tư làm nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước. Tổng giá trị mua sắm mà các
PMU thực hiện hàng năm thường từ vài chục đến hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Biên chế của các PMU thường từ vài chục đến vài trăm người. Nhân sự
được chọn vào PMU thường rất hiếm. Hầu hết họ đều được tuyển chọn
thông qua các mối quan hệ đặc biệt hoặc là con em hoặc của những nhân vật
có thế lực lớn. Đối với một công nhân bình thường, để có chứng cứ, tài liệu
xác định rõ giá trị tài sản thất thoát, lãng phí. Tuy nhiên, nhìn vào khối tài
sản riêng của các quan chức thuộc PMU, nhìn vào cách tiêu tiền, cách sống
23
của họ không thể băn khoăn. Công bằng mà nói, với mức lương công chức
theo quy định hiện hành, đảm bảo cuộc sống bình thường là rất khó, trong
khi đó, thành Viên các PMU lại thường rất giàu có. Phải chăng họ đã biến
tiền đầu tư của nhà nước thành của riêng??? Vụ bê bối liên quan đến tham
nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006 làm một minh
chứng có thể nói lên được quan ngại của chúng ta trong vấn đề này.
Chương III Một số đề xuất về giải pháp nhằm tăng cường hiệu
quả đấu thầu trong mua sắm công bằng vốn nhà nước:
III.1 vấn đề về quy phạm pháp luật:
Với đặc thù mua sắm công sử dụng vốn nhà nước hiện nay, bên mua
là các tổ chức, cá nhân (những người ra quyết định mua) đại diện cho chủ sở
hữu nhà nước. Bên bán là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, lãnh đạo của các
doanh nghiệp này (là những người ra quyết định trong hoạt động bán) cũng
do nhà nước bổ nhiệm, hàng hóa họ bán được không thuộc sở hữu của họ.
Như vậy, cả người bán và người mua đều không phảo là “chủ thật”. Với đặc
thù như vậy, nếu không có môi trường pháp luật minh bạch với những chế
tài xử lý vi phạm nghiêm khắc, thì không thể tránh được các hoạt động mua
sắm và hiệu quả mua sắm thấp là điều chắc chắn.
Phải nói rằng luật pháp hiện hành về mua sắm công đã góp phần
không nhỏ trong việc tạo ra nề nếp các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, song do chúng đả trải qua một thời kỳ quá dài quản lý nền kinh tế
theo cơ chế tập trung chỉ huy, nên sự tiếp cận với cơ chế mới không tránh
khỏi những cản trở của lối làm ăn cũ. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô
24
cũng được thu nhập một cách ồ ạt, thiếu sự chọn lọc bài bản và không tương
thích với trình độ quản lý của bộ máy hiện hữu.
Luật đầu tư được ban hành và có hiệu lực đã gần 4 năm, tiếp đó là
hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành luật. Về nội dung, các quy định về
mua sắm công đã bao quát đầy đủ các yếu tố để theo đó có thể đạt mục tiêu
của hoạt động này tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch và có
hiệu quả kinh tế. Song thực tế cho thấy hoạt động mua sắm công trong
những năm vừa qua còn vô cùng bất ổn. Rất nhiều vướng mắc, lúng túng
trong quá trình thực hiện không được tháo gỡ, tình trạng không biết làm thế
nào cho đúng luật còn phổ biến, vì mỗi văn bản quy định một kiểu... Rất
nhiều vi phạm không được xử lý hoặc không có chế tài xử lý đến nơi đến
chốn.
Tóm lại, hệ thống pháp luật về đầu tư hiện hành còn nhiều bất cập,
chưa thỏa mãn yêu cầu là hành lang pháp lý bảo đảm cho các hoạt động mua
sắm công được minh bạch và có hiệu quả. Vì vậy, cần phải có những nghiên
cứu đầy đủ và thích đáng để xây dựng lại hệ thống pháp luật liên quan đến
hoạt động mua sắm công đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nâng
cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và hoàn thành mục tiêu công
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Việc soạn thảo cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
III.1.1: Nguyên tắc thống nhất và ổn định:
Như đã nói ở trên, hiện tại có nhiều luật cùng điều chỉnh trong công
tác đấu thầu. Nguy hiểm ở chỗ là nội dung quy định trong các luật và thông
tư khong thống nhất với nhau. Bởi vì mỗi luật do một bộ chủ trì soạn thảo.
Quan điểm về quản lý nhà nước của cac bộ thường không thống nhất. Cách
25