Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thảo luận dân sự 1 lần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.78 KB, 17 trang )

Bài 1: Đòi động sản từ người thứ ba
Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Trâu là động sản
Theo Điều 107 BLDS 2015 quy định:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Bất động sản có tính chất đặc thù là không thể di dời được. Như vậy trâu không phải là
bất động sản nên trâu là động sản.
Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Trâu không là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu
 Theo khoản 2 Điều 106 BLDS 2015 quy định “2. Quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký
tài sản có quy định khác.”
 Trâu không phải là bất động sản. Pháp luật cũng không quy định phải đăng ký
quyền sở hữu với trâu nên trâu không là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu.
Câu 3: Đoạn nào của quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu
của ông Tài?
Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông Tài, ở phần
Xét thấy: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 06 ,08), lời khai của các
nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định
con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh của cơ
quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết quả giám
định trâu ngày 20-8-2004), (BL40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu
đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là
thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài. Ông Thơ là người chiếm hữu, sử
dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.”.


1


Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh
như hoàn cảnh có tranh chấp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 179 BLDS 2015 :
“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
như chủ thể có quyền đối với tài sản.”
Ông Dòn là người chiếm hữu con trâu trong hoàn cảnh đang có tranh chấp và chiếm hữu
này là chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì
sao?
 Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh ông Dòn là không có căn cứ pháp luật.
 Vì lúc đầu việc ông Thơ chiếm hữu con trâu đã không có căn cứ pháp luật. Tuy
ông Thơ khai là mua con trâu từ ông Phùng Văn Tài nhưng trong bản án không ghi
có căn cứ gì để xác minh về việc này. Bản án đã nêu cơ sở chứng minh con trâu là
của ông Triệu Tiến Tài nên ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật. Vì vậy, ông Thơ không có quyền bán trâu cho ông Thi và ông Thi cũng không
có quyền đổi trâu cho ông Dòn.
Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 189 BLDS 2005:
“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu
mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp
luật.”
Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không?
Vì sao?
 Người như hoàn cảnh của ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.

 Vì giao dịch có nhiều giai đoạn, từ ông Thơ bán cho ông Thi rồi ông Thi đổi trâu
cho ông Dòn, tuy vậy, ngay từ đầu ông Thơ đã là người chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật nên giao dịch giữa ông Thơ và ông Thi cũng như giao dịch của ông
Thi và ông Dòn là không có căn cứ pháp luật. Nhưng ông Dòn cũng không biết và
không thể biết được con trâu không thuộc quyền sở hữu của ông Thơ nên ông cho

2


rằng giao dịch giữa ông và ông Thi là có căn cứ pháp luật. Căn cứ theo Điều 189
BLDS 2005, ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.
Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài
sản trong BLDS?
Theo Điều 257 BLDS 2005 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng
kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này
thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động
sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu.”
 Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo thoả thuận giữa các bên, mà một bên sau khi
thực hiện lợi ích cho bên kia thì sẽ nhận được lợi ích tương ứng từ bên kia. Ví dụ
như hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 BLDS 2005, hợp đồng trao đổi tài sản
tại Điều 463 BLDS 2005, hợp đồng thuê tài sản tại Điều 480 BLDS 2005,…
 Hợp đồng không đền bù là hợp đồng theo thoả thuận giữa các bên, mà một bên
nhận lợi ích từ bên kia mà không phải thực hiện lợi ích tương ứng nào. Ví dụ như
hợp đồng tặng cho tài sản tại Điều 465 và Điều 470 BLDS 2005, hợp đồng mượn
tài sản tại Điều 512 BLDS 2005.
Câu 9: ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có dền bù hay không đền bù?

Vì sao?
 Ông Dòn có được con trâu là qua giao dịch có đền bù.
 Dẫn từ chi tiết trong bản án, ta thấy ông Thơ là người chiếm hữu con trâu tranh
chấp tạm thời, sau đó ông bán cho ông Thi với giá 3.800.000đ, sau đó ông Thi đổi
con trâu trên cho ông Dòn để lấy con trâu cái sổi. Qua hợp đồng miệng giữa ông
Thi và ông Dòn, giá trị của con trâu bị tranh chấp đã được trao đổi với giá trị của
con trâu cái sổi.
Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngòai ý chí
của ông Tài không?
Trâu tranh chấp là tài sản bị chiếm hữu ngoài ý muốn của ông Tài.
 Ông chưa từ bỏ quyền sở hữu con trâu (hàng tháng vẫn lên xem trâu).

3


 Ông cũng không định đoạt con trâu (bán, tặng, cho).
 “Chiều ngày 18-3-2004 ông Hà Văn Thơ dắt 1 con trâu mẹ cùng 1 con nghé
khoảng 3 tháng tuổi đi qua nhà ông, ông nhận ra là trâu, nghé của ông và có nói
với ông Thơ nhưng ông Thơ nói là con trâu đó ông mua tháng 6-2002 vì thả rông
nên bị mất từ thánh 9-2003 nay mới tìm thấy.”, ông Tài đã bộc lộ sự bất ngờ khi
thấy trâu bị dắt đi bởi ông Thơ, đồng thời cũng đã can ngăn hành vi của ông Thơ
nhưng không thành.
Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông
Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không đuợc đòi trâu từ ông Dòn
 Ở phần Xét thấy: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều
tra, xác minh, thu thập đầy đủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa
ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông
Tài là có căn cứ pháp luật.”.

Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Toà án nhân
dân tối cao.
Trâu là động sản không phải đăng ký, trâu là tài sản bị chiếm hữu ngoài ý muốn
của ông Tài và ông Dòn sở hữu trâu đang tranh chấp là ngay tình như đã chứng minh ở
các câu trên, ta đủ điều kiện xét theo điều 257 BLDS 2005 về quyền đòi lại động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong
trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không
có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là
hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp,
bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.” thì ông Tài có
quyền đòi lại trâu từ ông Dòn vì ông Dòn có được trâu là qua hợp đồng có đền bù (với
ông Thi) tức hợp đồng mua bán.
Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có
quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành vẫn có quy định
bảo vệ ông Tài. Cụ thể theo khoản 2 Điều 164:
4


 “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản cso quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải
trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông
Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu
trả lời?
Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được
quyền yêu cầu ông Thơ trả lại giá trị con trâu.
 Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án

cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ các chứng cứ và xác định con
trâu đang tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là
người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con
trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.”
Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao?
Trùng câu 12

5


Bài tập 2:
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc sử
dụng hợp pháp của các con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu?
Đoạn cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc sử dụng hợp pháp của các con cụ
Ba:
“Các cơ quan chuyên môn về quản lý nhà đất ở Ủy ban nhân dân thành phố Quy
Nhơn và ông Vĩnh chỉ cung cấp được giấy tờ do Khu vực 6 bán nhà đất cho vợ chồng bà
Thu và giấy tờ bà Thu bán cho ông Vĩnh, không cung cấp được giấy tờ về việc vợ cụ ba
hay bà Nhân bán nhà đất cho Khu vực 6 và giấy tờ cụ Cậy bán nhà cho cụ Ba. Do đó,
không có căn cứ xác định vợ cụ Ba, hoặc bà Nhân đã bán nhà đất đang tranh chấp cho
Khu Vực 6. Nay vợ chồng cụ Ba đã chết thì các con của cụ Ba được thừa kế tài sản này.
Nhà của cụ Ba, ông Vĩnh đã phá đi không còn, khi ông Vĩnh phá nhà, các con của cụ Ba
không chứng minh được đã có khiếu nại, nên chỉ còn tranh chấp thuộc quyền sử dụng
hợp pháp của các con cụ Ba.”
Đoạn cho thấy nhà đất đang tranh chấp đang được ông Vĩnh chiếm hữu:
“Năm 1995, bà Thu đã bán nhà đất này cho ông Vĩnh, hợp đồng mua bán có công
chứng. Năm 1996, ông Vĩnh tiến hành sửa chữa nhà có giấy phép. Năm 2002, vợ chồng
ông La Văn Vĩnh và bà Huỳnh Thị Như Ngọc được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở, diện tích 17,1m 2, diện tích đất là 19,5m2. Năm 2002, các

con cụ Ba là bà Nhân và ông Lai tranh chấp nhà đất với ông Vĩnh.”
Câu 2: Đọan nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu
ngay tình quyền sử dụng đất tranh chấp?
Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay tình quyền sử dụng đất tranh chấp qua
đoạn:
“Khi ông Vĩnh mua nhà đất của vợ chồng bà Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu, nên ông Vĩnh mua nhà đất này là hợp pháp. Nay ông Vĩnh cũng đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nên xác định ông
Vĩnh là người mua bán tài sản tranh chấp ngay tình”.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay tình.
Việc xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay tình của Tòa án là hợp lý căn cứ theo Điều
189 BLDS 2005: “Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật.”
6


 Thứ nhất, ông Vĩnh đã cung cấp được giấy tờ do Khu vực 6 bán nhà đất cho vợ
chồng bà Thu và giấy tờ bà Thu bán cho ông Vĩnh. Hợp đồng mua bán đã được
công chứng, được sang tên và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất vào năm 2002.
 Thứ hai, xét về thực tế, người thứ ba ngay tình thường chỉ dựa vào giấy tờ do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để xác minh quyền sở hữu tài sản của đối tác
trước khi tiến hành giao dịch, họ không có điều kiện kiểm tra liệu bản án, quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trao quyền sở hữu tài sản cho người đã
giao dịch với mình có phù hợp với các quy định pháp luật về nội dung không,… 1
Vì vậy, việc Tòa án xác định ông Vĩnh ngay tình là hợp lý,
Câu 4: Trên cơ sở các quy định hiện hành, ông Vĩnh có phải hoàn toàn trả quyền sử
dụng đất tranh chấp cho các con cụ Ba không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
 Nếu áp dụng BLDS 2015 hiện hành tại thời điểm này:

Điều 168 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký
quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này”.
Cụ thể, khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 quy định “Trường hợp giao dịch dân sự vô
hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được
chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này
căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô
hiệu…”.
Đối chiếu với trường hợp được nêu trong bản án:
Trước hết, năm 1986, ông Trần Đạo (đại diện khối trưởng Khu vực 6) cùng 7 Tổ
trưởng dân phố thuộc Khu vực 6 cùng ký tên bán căn nhà của cụ Ba cho vợ chồng ông Lê
Văn Cung (đã chết) và bà Lê Thị Thu giá 10.000đ. Năm 1994, bà Thu được Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định cấp “Sổ chứng nhận quyền sở hữu nhà”.
Sau đó, năm 1995, bà Thu đã bán nhà đất này cho ông Vĩnh, hợp đồng mua bán có
công chứng. Năm 2002, vợ chồng ông La Văn Vĩnh và bà Huỳnh Thị Như Ngọc được
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Có thể thấy, quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có tranh chấp trong bản án đã
qua tay bà Thu trước khi thuộc quyền sở hữu của ông Vĩnh. Do đó, ông được xem là
người thứ ba ngay tình theo khoản 2 Điều 133 BLDS 2015.
1 Đỗ Thành Công, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I tháng 8-2010 (số 15), trang 29

7


Vì vậy, giao dịch giữa ông Vĩnh và bà Thu không bị vô hiệu và ông Vĩnh không phải
hoàn trả quyền sử dụng đất tranh chấp cho các con của cụ Ba.
Nếu áp dụng BLDS 2005 hiện hành tại thời điểm bản án được ban hành:
Điều 258 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký
quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận
được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.”
Xét thấy, trường hợp được nêu trong bản án không thuộc các trường hợp ngoại lệ quy
định tại Điều 258.
Vì vậy, giao dịch dân sự giữa ông Vĩnh và bà Thu bị vô hiệu và ông Vĩnh phải hoàn
trả quyền sử dụng đất tranh chấp cho các con của cụ Ba.
Câu 5: Tòa án tối cao đã có hướng giải quyết bảo vệ các con cụ Ba như thế nào và
hướng giải quyết này đã được quy định trong văn bản chưa? Vì sao?
Tòa án tối cao đã đưa ra hai hướng giải quyết nhằm bảo vệ các con cụ Ba như sau:
 Thứ nhất, cần xác minh làm rõ chủ thể bán nhà số 2 Nguyễn Thái Học, mục đích
sử dụng của số tiền này và nếu có dùng số tiền bán nhà vào việc xây dựng nhà
mẫu giáo thì nơi nay hiện còn được sử dụng hay không. Hơn nữa, những việc như
nếu nhà mẫu giáo còn hoạt động thì hiện do ai quản lý cũng cần được làm rõ. Việc
này là nhằm xác định người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do việc bán nhà trái
pháp luật cho nguyên đơn, ông Vĩnh là người mua nhà số 2 ngay tình.
 Hướng giải quyết này phù hợp với quy định tại Điều 260 BLDS 2005 về quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
 Thứ hai, cần làm việc với UBND thành phố Quy Nhơn để xem xét hỗ trợ cấp đất
mới tương ứng giá trị đất tranh chấp cho nguyên đơn để tập thể không phải bồi
thường thiệt hại cho nguyên đơn để giải quyết vụ án hợp lý.
 Hướng giải quyết này chưa được quy định trong văn bản nào.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên
Hướng giải quyết của Tòa án chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
tại thời điểm ban hành bản án vì:
Thứ nhất, theo quy định của Điều 258 BLDS 2005 thì đáng lẽ hợp đồng mua bán
giữa bà Thu và ông Vĩnh phải bị vô hiệu. Tuy nhiên, Tòa án vẫn xem giao dịch này là có
hiệu lực và bảo vệ quyền lợi của ông Vĩnh bằng cách xác định đối tượng phải bồi thường
8



cho nguyên đơn cùng với ông Vĩnh. Tuy nhiên, xét cho cùng thì ông Vĩnh không phải là
người có lỗi. Việc ông xác lập giao dịch với bà Thu tuy không rơi vào ngoại lệ của Điều
258 BLDS 2005 nhưng việc căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Thu
đứng tên để xác lập giao dịch là hoàn toàn bình thường, hợp lý. Tòa án đã cân nhắc đến
quyền lợi của ông Vĩnh và cả nguyên đơn khi đưa ra hướng giải quyết này.
Thứ hai, việc Tòa án đưa ra hướng giải quyết xem xét cấp đất mới tương đương
cho nguyên đơn với lý do để tập thể không phải bồi thường thiệt hại chưa được quy định
cụ thể trong pháp luật hiện hành. Đồng ý với Tòa rằng việc xác minh làm rõ người chịu
trách nhiệm bồi thường và mục đích, hiện trạng của số tiền Khu vực 6 thu được từ giao
dịch với bà Thu là vô cùng khó khăn. Bởi lẽ, sự việc đã xảy ra rất lâu về trước và việc để
sót trách nhiệm của những người có liên quan sẽ tạo nên sự bất công. Tuy nhiên, xét cho
cùng thì sự việc này xảy ra là bắt nguồn từ sai phạm của những người lãnh đạo Khu vực
6. Việc sai phạm nhưng không phải bồi thường mà được UBND đứng ra xem xét cấp cho
đất mới tương ứng cũng không tạo nên sự công bằng cần có trong xã hội. Cái cần thiết ở
đây phải là một cơ chế để quản lý chặt chẽ hơn các sai phạm của chính quyền để không
làm ảnh hưởng đến những cá nhân có liên quan.
Vì vậy, hướng giải quyết của Tòa án tuy chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của
BLDS 2005 nhưng đã phần nào định hướng hợp lý cho việc đảm bảo quyền lợi của các
bên liên quan.

9


Bài 3:
Câu 1: Đoạn nào của quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc
quyền sở hữu của ông Trê và bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
“…Theo giấy biên nhận đề ngày 29-3-1994 giữa ông Hậu với anh Kiệt (không có
xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì diện tích đất mà ông Hậu mua từ
ông Kiệt không nêu vị trí cũng như tứ cận, mốc giớ cụ thể, cũng không có xác nhận của
chủ đất liền kề. Trong khi đó, gia đình ông Trê đã quản lý, sử dụng đất tranh chấp từ

trước khi có việc sang nhượng giữa ông Hậu với ông Kiệt và năm 1994 ông Trê đã được
UBND huyện CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thửa đất này có mốc giới rõ
ràng, đối chiếu sơ đồ này với sơ đồ tranh chấp do Toà án nhân dân huyện CN phối hợp
với các cơ quan chức năng đo vẽ và tại công văn số 01/XN-TNMT ngày 10-3-2006 của
Phòng TN&MT gửi Toà án nhân dân tỉnh CN vẫn khẳng định ranh giới đất đã cấ giấy
chứng nhận cho bà Thi với đất ông Hậu đang sử dụng là ‘ranh thẳng’ thì có căn cứ xác
định ông Hậu đã lấn đất ông Trê”
Phần lấn cụ thể:
 132,8m2 đất trống
 52,2m2 đất đã xây dựng nhà
 Hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của nguyên
đơn có diện tích 10,71m2
 Căn nhà phụ có diện tích 18,57m2
Câu 2: Đoạn nào của quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hoà đã lấn sang đất
(không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sở hữu của ông Trụ, bà Nguyên?
“Căn cứ các tài liệu trong hồ sơ vụ án, thì thửa đất số 53 của gia đình ông Lương
Ngọc Trụ và bà Đinh thị Nguyên liền kề với thửa đất số 76 của gia đình ông Ngô Văn
Hoà,…
Quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án phúc thẩm xác định gia
đình ông Hoà làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử
dụng của ông Trụ, bà Nguyên
Dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình ông Hòa chôn...”

10


Câu 3: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất, không gian
thuộc quyền sử dụng của người khác không?
BLDS 2005 đã quy có những quy định điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất, không
gian thuộc quyền sử dụng của người khác từ Điều 265 đến 279 thuộc chương XVI,

Những quy định khác về quyền sở hữu.
Câu 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm trên được xử lý như thế nào?

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Thi?
“Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định
gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc
quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hòa
phải tháo dỡ là có căn cứ...
Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường ông Hòa còn ống nước do gia đình ông Hòa
chôn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm không buộc gia đình ông Hòa
phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ”
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Việc Tòa án buộc ông Hòa tháo dỡ 4 ô văng cửa sổ và máng bê tông là hợp lý, căn
cứ Điều 265, khoản 1 Điều 267 BLHS 2005. Tuy nhiên, về việc buộc tháo dỡ ống nước,
ta cần phải xem xét nhiều hơn trước khi đưa ra quyết định. Cụ thể, ta phải xem xét việc
ông Hòa đặt ống nước lấn sang phần đất của ông Trụ có là cần thiết hay không, dựa theo
Điều 273 và Điều 277. Nếu việc đặt ống nước này là cần thiết thì ông Hòa phải tận lực
giảm thiệt hại cho ông Trụ và nếu có thiệt hại xảy ra phải đền bù cho ông Trụ hợp lí,
không nhất thiết ông Hòa phải tháo dỡ ống nước.
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo
dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?
“Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất
trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng
nhà (52,2m2) thì giao ông Hậu sử dụng”.

11



Câu 8: Ông Trê, bà Thi có phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không?
Theo trình bày của bị đơn – ông Hậu thì:
“Sau khi sang nhượng xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất đang tranh
chấp, lúc ông xây nhà gia đình ông Trê không có ý kiến gì.”
Theo trình bày của nguyên đơn thì
“Trong qua trình sử dụng, ông Hậu đã lấn chiếm sang đất của gia đình ông Trê
khoảng 185m2... Khi ông Trê yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết thì ông Hậu đã
chặt phá một số cây kiểng của gia đình ông.”
Vì vậy, có thể thấy khi ông Hậu tiến hành xây dựng nhà trên phần đất đang tranh
chấp thì ông Trê và bà Thi không có phản ứng gì. Chỉ khi ông Trê đã đưa căn nhà vào sử
dụng thì bà Thi và ông Trê mới lên tiếng yêu cầu chính quyền địa phương tham gia giải
quyết.
Câu 9: Nếu ông Trê, và bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông
Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao?
Nếu ông Trê, và bà Thoa biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu
phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi.
Theo Điều 259 BLDS 2005: “Khi thực hiện quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật
phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Tòa
án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.
Điều luật này quy định cho phép chủ sở hữu yêu cầu “chấm dứt hành vi” và có thể lý
giải như sau: lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian của người khác chính là hành vi
cản trở chủ sở thực hiện các quyền sở hữu của mình. Do đó tháo dỡ công trình lấn chiếm
cho phép chấm dứt hành vi vi phạm. Trong thực tế, Tòa án thường yêu cầu người lấn
chiếm thực hiện việc tháo dỡ này.2
Câu 10: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây
nhà trên là hợp tình, hợp lý.


2 Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trong pháp luật Việt Nam, Tạp

chí Khoa học pháp lý, Số 4 (59) 2010.
12


Thứ nhất, mặc dù theo quy định của pháp luật thì ông Hậu phải chấm dứt hành vi lấn
chiếm quyền sử dụng đất và không gian của người khác. Tuy nhiên, xét đến yếu tố ông
Hậu đã xây một ngôi nhà cơ bản lên trên phần đất có tranh chấp đó thì việc tháo dỡ công
trình để hoàn trả đất trống cho ông Trê và bà Thi sẽ khiến cho ông Hậu chịu thiệt hại rất
lớn về mặt kinh tế.
Thứ hai, Điều 259 BLDS 2015 trao cho chủ sở hữu quyền yêu cầu người có hành vi
cản trở trái pháp luật để tự bảo vệ quyền sở hữu của mình trước khi tìm đến sự can thiệp
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Có thể thấy rằng việc ông Hậu xây nhà trên phần đất
của ông Trê, bà Thi diễn ra một cách công khai nhưng tại thời điểm đó thì vợ chồng ông
Trê không thể hiện sự phản đối của mình. Điều này vô hình chung có thể hiểu là vợ
chồng ông Trê “ngầm” chấp nhận để người khác “lấn chiếm” tài sản của mình nên việc
yêu cầu tháo dỡ cần được giới hạn.
Thứ ba, mặc dù pháp luật hiện hành chưa ghi nhận các trường hợp không tháo dỡ
(các điều kiện để không tháo dỡ) nhưng tùy vào hoàn cảnh thực tế cụ thể, chúng ta phải
xem xét trên nhiều khía cạnh khác: kinh tế, tình tiết,... để có thể xử lý một cách hợp tình,
hợp lý nhất. Cách xử lý trên vừa bù đắp được phần nào các thiệt hại cho ông Trê và bà
Thi do bị lấn chiếm đất nhưng cũng cân nhắc được tới những bất lợi về kinh tế cho ông
Hậu khi tháo dỡ căn nhà trên phần đất tranh chấp.
Câu 11: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê,
bà Thi được xử lý thế nào? Đoạn nào của Quyết định 23 cho câu trả lời?
Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bà Thi
thì sẽ giao cho ông Hậu quyền sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất
cho ông Trê và bà Thi.

Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời: “Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả
132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông
Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà 52,2 m2 thì giao cho ông sử dụng nhưng
phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình, hợp lý.”
Câu 12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như
Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nếu rõ
quyết định mà anh/chị biết?
Đã có các quyết định theo hướng giải quyết như quyết định số 23.
Cụ thể:

13


 Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối
cao, trong phần Xét thấy: “Căn cứ vào văn tự đoạn mãi nhà ngày 30-12-1973 giữa
ông Vui và bà Khanh thì căn nhà bà Khanh có chiều rộng mặt tiền là 7,4m và căn
cứ vào giấy phép xây dựng số 51/GP.SXD ngày 8-2-1996 của Sở Xây dựng tỉnh
ĐL thì gia đình bà Khanh được xây nhà có chiều rộng mặt tiền là 7,4m nhưng theo
biên bản đo đạc của Tòa án nhân dân tỉnh ĐL thì thực tế bà Khanh đã xây dựng
chiều rộng mặt tiền là 7,63m, sai với giấy phép xây dựng, vượt quá diện tích đất
mà gia đình bà Khanh được quyền sử dụng là 23cm. Thực tế bà Khanh đã xây
kiềng móng nằm đè lên 20cm móng của nhà ông Tùng.” Và đoạn: “Về nguyên tắc,
bà Khanh đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của ông Tùng thì bà Khanh phải
tháo dỡ công trình để trả lại đất cho ông Tùng. Tuy nhiên, khi gia đình bà Khanh
xây dựng sát tường nhà ông Tùng, làm kiềng trên nền móng nhà ông Tùng, ông
Tùng không phản đối trong suốt quá trình từ khi bà Khanh khởi công xây dựng
(tháng 2-1996) đến khi hoàn thành (tháng 6-1996). Do việc đã xây dựng hoàn
thiện nhà cao tầng, nếu buộc bà Khanh phải dỡ bỏ và thu hẹp lại công trình sẽ gây
thiệt hại rất lớn cho gia đình bà Khanh. Xét diễn biến thực tế như trên, HĐTP nhất
trí với quan điểm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kháng nghị là

Tòa án cấp phúc thẩm không buộc bà Khanh phải tháo dỡ phần tường nhà đè lên
phía trên móng nhà ông Tùng mà chỉ buộc bồi thường bằng tiền là hợp tình, hợp
lý.”3
 Quyết định số 237/2008/DS-GĐT ngày 26-8-2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao, phần Xét thấy: “Theo xác nhận của đại diên Sở Xây dựng TG, Sở Tài
nguyên môi trường TG, phòng quy hoạch nhà đất TG tại biên bản thẩm định ngày
14-7-2005 thì Ủy ban nhân dân huyện CT đã cấp giấy phép xây dựng cho ông Sỹ
vượt quá diện tích đất mà vợ chồng ông Sỹ có quyền sử dụng. Như vậy, Tòa án
cáo sở thẩm và cấp phúc thẩm xác định khi xây dựng ông Sỹ đã lấn đất của vợ
chồng ông Hiến (kích thước tầng trệt, chiều ngang 0,17m, dài 0,15m, cao 3,88m
tầng một chiều ngang 0,17m, dài 1,50m, cao 3,67m) là có căn cứ. Tuy nhiên, theo
Báo cáo số 02/BC/HĐND-UBND ngày 8-1-2007 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân huyện CT, tỉnh TG và Công văn số 08/CV/ĐĐBQH ngày 2-2-2007,
Công văn số 27/CV/ĐĐBQH ngày 23-4-2007 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
TG thì phần đất ông Sỹ lấn chiếm của ông Hiến để xây cất nhà kiên cố là không
lớn, không ảnh hưởng đến mỹ quan căn nhà của vợ chồng ông Hiến và nếu cắt bỏ
thì không đảm bảo an toàn vì có thể làm sụp đổ căn nhà mà ông Sỹ đã xây dựng
kiên cố. Do đó, trong trường hộ này lẽ ra cần giữ nguyên hiện trạng phần nhà kiên
cố mà ông Sỹ đã xây dựng, đồng thời buộc ông Sỹ thanh toán giá trị phần đất lấn
3 Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.

14


chiếm cho ông Hiến theo giá thị trường mới phù hợp với thực tế và đảm bảo sự an
toàn dối với ngôi nhà của vợ chồng ông Sỹ.”4
Câu 13: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán
trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?
Tình huống ở Quyết định số 23 khá giống với tình huống ở Quyết định số
02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao:

 Phòng tài nguyên và môi trường huyện CN đã xác định được ông Hậu đã lấn đất
của ông Trê. Việc Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8m 2 đất đã lấn
chiếm nhưng là đất trống cho ông Trê bà Thi là hoàn toàn đúng đắn.
 Phần đất đã lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2m 2) thì giao cho ông Hậu sử
dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp
tình hợp lý. Bởi lẽ, nếu buộc ông Hậu phải tháo dỡ phần nhà theo nguyên tắc tháo
dỡ khi lấn chiếm tài sản người khác để lại hậu quả nguy hiểm cho căn nhà chính
mà ông Hậu đã xây. Và khi ông Hậu xây nhà ông Trê không có ý kiến gì hết, nên
việc xây dựng đã hoàn thiện, nếu buộc ông Hậu phải tháo dỡ và thu hẹp lại công
trình sẽ gây thiệt hại rất lớn cho gia đình ông Hậu.
 Phần chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi có diện tích
10,71m2, nếu phần máng xối này không làm ảnh hưởng đến mỹ quan căn nhà của
vợ chồng ông Trê, bà Thi, không làm ảnh hưởng xấu cũng như gây nguy hiểm thì
không nên buộc ông Hậu phải tháo dỡ hai máng xối đúc bê tông mà chỉ nên buộc
thanh toán giá trị quyền sử dụng đất là hợp tình, hợp lý.
 Phần căn nhà phụ có diện tích 18,57m2 của ông Hậu xây trên diện tích đất mà Tòa
án buộc ông Hậu phải trả cho ông Trê, bà Thi, việc buộc tháo dỡ cũng là điều
không cần thiết. Lý do, khi xây dựng, gia đình ông Trê không có ý kiến gì hết.
Việc này có thể ngầm hiểu gia đình ông Trê phần nào đã “chấp nhận” việc lấn
chiếm này. Vì vậy, không nên buộc ông Hậu phải tháo dỡ căn nhà phụ mà chỉ buộc
trả giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê, bà Thi như căn nhà lớn.
Câu 14: Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57
m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ
không?
Đối với phần chiếm chiếm không gian 10,71 m 2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57
m2 trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm không buộc tháo dỡ.
4 Quyết định số 237/2008/DS-GĐT ngày 26-8-2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

15



Cụ thể, trong phần xét thấy của Quyết định sô 23 có đoạn “căn nhà của ông Hậu
còn có hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà
Thi có diện tích 10,71 m2 chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xem
xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông
Trê và bà Thi” và đoạn “còn có một căn nhà phụ có diện tích 18,57 m 2 của ông Hậu xây
diện trên diện tích đất mà Tòa án các cấp buộc ông Hậu trả lại cho ông Trê, bà Thi nhưng
Tòa án các cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc thi hành án.”.
Câu 15: Theo anh/chị thì nên xử lí phần chiếm không gian 10,71 m 2 và căn nhà phụ
trên như thế nào?
Theo tôi, có 2 hướng giải quyết ông Trê, bà Thi và ông Hậu có thể xem xét:
1) Ông Trê và bà Thi có thể buộc ông Hậu tháo dỡ phần chiếm khoảng không 10,71
m2 trên phần đất của mình và có thể thỏa thuận với ông Hậu để mua lại căn nhà
phụ với giá hợp lý.
Ông Hậu có thể thỏa thuận xin ông Trê, bà Thi về việc đặt hai máng xối đúc bê tông
chiếm khoảng không nhà 2 ông bà với mức giá hợp lí, còn căn nhà phụ có thể trả giá trị
quyền sử dụng đất cho ông Trê bà Thi giống như căn nhà lớn. Hướng giải quyết này phù
hợp với quy định tại khoản 2, Điều 265 BLDS 2005.
Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về việc xử lý việc lấn chiềm quyền sử dụng đất và
không gian ở Việt Nam hiện nay.
Hướng giải quyết của Tòa án về việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở Việt
Nam hiện nay chưa thực sự sát với quy định của pháp luật.
Có quan điểm cho rằng:
“Về nguyên tắc, cần phải tháo dỡ công trình để trả lại cho chủ sở hữu bị lấn chiếm toàn
bộ quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, việc quy định ngoại lệ của
việc tháo dỡ của việc tháo dỡ đối với công trình vi phạm sẽ góp phần tránh lãng phí
đồng thời bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Nếu quy định
theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản bị lấn chiếm như án lệ
của Pháp hiện nay thì chưa bảo vệ lợi ích chính đáng của bên bị lấn chiếm.”5
Xét cho cùng, việc tạo ra ngoại lệ như hướng xử lý của Tòa án hiện nay khiến cho quyền

sở hữu của người có quyền sử dụng đất bị xâm hại, trái ngược với quy định của Pháp
luật.
5 Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí khoa
học pháp lý,Số 4 (59) 2010

16


Ngay từ đầu, chủ thể lấn chiếm không có căn cứ pháp luật đã không có quyền đối với
quyền sử dụng đất, không gian. Quyền lợi của đối tượng này mà Tòa án muốn bảo vệ
thực chất chỉ là quyền lợi về kinh tế, một quyền lợi ra đời từ một hành vi lấn chiếm trái
pháp luật liệu có được xem là quyền lợi chính đáng?
Hơn nữa, Tòa án chưa cân nhắc mong muốn của chủ thể có quyền sử dụng đất, không
gian khi đưa ra hướng xử lý. Điều này đã vi phạm đến quyền định đoạt của chủ sở hữu.
Trong hướng xử lý của mình, Tòa án chọn cách buộc người lấn chiếm trái pháp luật đền
bù số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất cho phần đất bị lấn chiếm. Nói cách
khác, Tòa án buộc chủ sở hữu phải bán đi quyền sử dụng đất hợp pháp của mình mà
không cho họ lựa chọn. Điều này càng thể hiện sự xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở
hữu chính đáng, điều mà theo quy định của Pháp luật thì cần phải được bảo vệ.
Vậy, hướng xử lý việc chiếm hữu trái phép của một chủ thể đối với phần quyền sử dụng
đất, không gian thuộc sở hữu của một chủ thể khác chưa bảo vệ đến cùng quyền sở hữu
và chưa phù hợp với quy định của Pháp luật.
Câu 17: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp
với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
Hướng giải quyết của Tòa án không còn phù hợp với BLDS 2015 vì:
Thứ nhất, căn cứ vào điều 180 BLDS 2015, trường hợp chiếm hữu của ông Hậu là không
ngay tình do ông không có căn cứ cụ thể để tin rằng mình có quyền đối với phần đất bị
lấn chiếm. Điều này thể hiện qua việc diện tích đất ông mua từ anh Kiệt không được thể
hiện bằng văn bản hợp pháp, bên trong nội dung lại không ghi rõ tứ cận mốc giới. Việc
Tòa án kiểm chứng những căn cứ này qua trình bày của ông Hậu là không thể.

Thứ hai, theo Điều 167 BLDS 2015: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền
yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của
mình phải trả lại tài sản đó. Trường hợp của ông hậu không rơi vào điều 168 hay 169 của
BLDS 2015 nên không được áp dụng.
Vì vậy, BLDS 2015 bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu chứ không có quy định nào bảo
vệ quyền lợi của người lấn chiếm trái phép. Căn cứ theo những quy định này, hướng giải
quyết của Tòa án được xem là không còn phù hợp với BLDS hiện hành.

17



×