Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Kinh nghiệm xử lí học sinh lớp chủ nhiệm vi phạm nội quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM XỬ LÍ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
VI PHẠM NỘI QUY

Người thực hiện: Phạm Hùng Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

MỤC LỤC
THANH HÓA NĂM 2018
1


Nội dung

Trang

1. Mở đầu ……………………………………………………………………..2
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………2
1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm…………………………………………...3
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN ………………………………………………...3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN……………………………..3
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề……………………………....3


2.3.1. Các giải pháp để làm sáng kiến kinh nghiệm …………………………..3
2.3.2. Các hình ảnh ……………………………………………………………4
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường………………………………………………….…7
3. Kết luận, kiến nghị …………………………………………………………8
3.1. Kết luận …………………………………………………………………..8
3.2. Kiến nghị …………………………………………………………………8
* Tài liệu tham khảo

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trường học là nơi đào tạo lực lượng lao động, những chủ nhân tương lai
của đất nước. Do đó trường học phải kết hợp giữa dạy tri thức khoa học với
dạy tư tưởng đạo đức cho học sinh. Người trực tiếp đào tạo những con người
như thế không ai khác là giáo viên, trong đó giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai
trò quan trọng nhất.
Giáo viên chủ nhiệm ngoài công tác giảng dạy chuyên môn, còn nhiệm vụ
không kém phần quan trọng đó là giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn
vì một số nguyên nhân: học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học
tập, thiếu sự quan tâm của bố mẹ, nhiều gia đình chiều con quá mức, sức ép từ
thành tích của lớp chủ nhiệm.
Để quản lí lớp chủ nhiệm các giáo viên đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau
như: đưa ra nội quy để xếp hạnh kiểm, quét nhà vệ sinh, đứng góc bảng, đi lao
động, có giáo viên còn áp dụng một số biện pháp khác mà tôi không tiện liệt kê
ra ở đây. Các biện pháp trên trong giai đoạn hiện nay có tác dụng rất ít (như lao
động thì hiện nay khuôn viên nhà trường không có nơi để học sinh lao động).

Học sinh cũng không nhận thức được việc mình đã làm sai ở chỗ nào, học sinh
cũng không hiểu ý nghĩa việc chấp hành biện pháp phạt của giáo viên.
Vì những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài SKKN "Kinh nghiệm xử lí học
sinh lớp chủ nhiệm vi phạm nội quy"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm một giải
pháp xử lí học sinh vi phạm hiệu quả. Kết hợp xử lí vi phạm với giáo dục tư
tưởng biết tiết kiệm, hình thành tư tưởng ''tận dụng những thứ đã qua sử dụng
vào việc có ích khác", qua đó góp phần bảo vệ môi trường, nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi môi trường sống đang bị ô nhiễm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm ở cấp THPT. Kết
quả của SKKN này còn có thể áp dụng được cho cả học sinh THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã vận dụng nhiều phương pháp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi học sinh THPT.
- Nghiên cứu các phương pháp giáo dục và các biện pháp xử lí học sinh vi
phạm của học sinh đang được áp dụng tại trường.
- Đối chứng kiểm tra tác dụng của phương pháp đã áp dụng so với trước khi áp
dụng.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Các biện pháp xử lí vi phạm học sinh chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi:
- Học sinh nhận thức được vi phạm của mình là không đúng với các quy định
của trường, của lớp và truyền thống văn hóa.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện hình phạt mà giáo viên

chủ nhiệm đưa ra.
- Sau khi nhận thức được hai vấn đề trên học sinh sẽ vui vẻ thực hiện biện
pháp xử phạt của giáo viên. Lúc này học sinh không có tâm lí bực bội, không
có suy nghĩ mình bị giáo viên chủ nhiệm trừng phạt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay trong nhà trường các giáo viên chủ nhiệm đang áp dụng nhiều biện
pháp giáo dục và xử phạt khác nhau đối với học sinh vi phạm. Trong các hình
thức xử phạt có một số hạn chế sau: học sinh không nhận thức được hành vi đã
làm sai cũng không nhận thức được ý nghĩa hình phạt mà thầy cô bắt mình
làm. Do dó tác dụng của giáo dục và xử phạt học sinh bị giảm đi, có những
hình phạt còn phản tác dụng. Học sinh có suy nghĩ mình bị giáo viên chủ
nhiệm trừng phạt, do đó thường nảy sinh tư tưởng chống đối.
Nhiều giáo viên chủ nhiệm đưa ra các biện pháp xử lí sao cho học sinh cảm
thấy khổ (bắt học sinh nhặt sỏi, chạy quanh sân trường cho mệt), xấu hổ (đứng
góc lớp). Bên cạnh đó còn dùng hình phạt bằng tiền. Các biện pháp này có kết
quả tức thì nhưng hiệu quả giáo dục không cao, học sinh chỉ miễn cưỡng thực
hiện nội quy sao cho không bị phạt nhưng học sinh không có ý thức tự nguyện
thực hiện nội quy.
Việc liên hệ với phụ huynh cũng không hiệu quả như trước vì các lí do sau:
- Một phần phụ huynh bận công việc, không có thời gian quan tâm đến con.
- Một số phụ huynh đi làm ở xa để con ở nhà với ông bà.
- Phụ huynh bất lực không nói được con.
- Không phải vi phạm nào cũng gọi phụ huynh và đưa vào hạnh kiểm.
Các biện pháp xử lí của giáo viên chủ nhiệm chưa tạo được sự đồng thuận và
ủng hộ của tập thể lớp.
Trong nhà trường học sinh vứt bỏ nhiều giấy, vở ghi nhất là sau các kỳ thi và
cuối năm học. Số giấy này thường bị chôn hoặc đốt, ở đô thị thì được chở đến
bãi rác thải.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các giải pháp để làm sáng kiến kinh nghiệm

- Cho học sinh đọc các quy định của ngành đối với học sinh, của nhà trường.
- Đánh giá tác động các quy định đó.
- Học sinh hiểu được sự cần thiết phải có các quy định như vậy.

4


- Giải thích cho học sinh tại sao lại có một số hành vi tuyệt đối cấm. Dù vi
phạm một lần cũng bị xếp hạnh kiểm yếu hoặc bị đình chỉ học.
- Giáo dục trách nhiệm của cá nhân với gia đình, bạn bè, tập thể lớp và xã hội.
- Giáo dục lòng tự trọng bản thân trong đó có tôn trọng mọi người, tôn trọng
các quy định tập thể.
- Đặt ra mục tiêu cho lớp để phấn đấu.
- Cho tập thể lớp đề ra quy định và các hình thức xử lí vi phạm.
- Tạo sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể lớp (một số học sinh không nghe lời
bố mẹ, thầy cô nhưng khi các bạn trong lớp động viên cổ vũ thì lại thực hiện
nghiêm túc nội quy và chấp hành tốt hình thức xử lí của giáo viên)
- Trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm đưa ra nội quy lớp dựa trên các quy định
của lớp.
- Vì những lí do trên tôi đã đưa ra một số hình thức xử phạt như sau: yêu cầu
học sinh nhặt giấy lộn ở sân trường và ở hố rác của nhà trường.
2.3.2. Các hình ảnh :
Giấy thải trước khi được nhặt:
- Tại phòng thi sau khi quét

5


-


- Tại bãi rác:

6


- Hình ảnh học sinh đang nhặt giấy:

7


8


9


- Hình ảnh chuẩn bị mang giấy đi bán:

10


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Do tạo được sự đồng thuận, thống nhất của tập thể lớp chủ nhiệm nên việc
học sinh vi phạm được yêu cầu đi nhặt giấy loại trong khuôn viên và ở bãi rác
nhà trường, đã được tôi áp dụng từ học kỳ II năm học 2016-2017 cho lớp chủ
nghiệm 11A1. Sau một học kỳ áp dụng tôi thấy có hiệu quả và ý nghĩa thiết
thực nên tôi tiếp tục áp dụng cho năm học 2017-2018 đối với lớp chủ nhiệm
12A1. Trong năm học 2017-2018 vừa qua tôi thấy học sinh đã tự giác hơn
trong việc thực hiện nề nếp của nhà trường, học sinh ít vi phạm hơn, việc học

sinh vi phạm phải đi nhặt giấy lộn đã trở nên việc bình thường của lớp vì được
tất cả học sinh trong lớp đồng thuận.
Cuối tháng học sinh của lớp lại có tiền được liên hoan ngọt từ tiền bán giấy
lộn nhặt được.
Trong năm học giáo viên chủ nhiệm không phải mời phụ huynh để trao đổi về
việc thực hiện nề nếp. Cuối năm 100% học sinh của lớp đạt hạnh kiểm tốt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua hai năm áp dụng bản thân tôi thấy việc cho học sinh vi phạm đi nhặt
giấy lộn trong trường có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đạo đức, giáo dục giá trị

11


của lao động, phù hợp với môi trường giáo dục hiện nay. Đồng thời góp phần
bảo vệ môi trường (do tái chế giấy lộn, hạn chế chặt cây làm giấy).
3.2. Kiến nghị
Sở giáo dục nên phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm có giải cao trong ngành
để các giáo viên vận dụng vào công việc giảng dạy. Từ đó nâng cao chất lượng
giảng dạy trong tỉnh.
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2018

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết


Phạm Hùng Sơn

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Hùng Sơn.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên

TT
1.

2.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại


Vận dụng định luật bảo toàn
vào giải một số bài tập cơ học

Tỉnh

C

2005 - 2006

cơ bản.
Vận dụng liên hệ giữa chuyển

Tỉnh

C

2011 - 2012

12


động tròn đều và dao động
3.

điều hòa giải bài tập
Vận dụng liên hệ về pha giữa
vận tốc và li độ trong giao

Tỉnh


động điều hòa để làm bài tập

13

C

2016 - 2017



×