Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn Một số kinh nghiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.3 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
Mục
lục KHÁT CHÂN
TRƯỜNG THPT
TRẦN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC PHÁT HIỆN VÀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ

Người thực hiện: Đinh Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2018


Mục lục
Nội dung

Trang

1. Mở đầu.................................................................................................................. 1
Lí do chọn đề tài............................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................2
Những điểm mới của SKKN.........................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................................3
Cơ sở lý luận của SKKN............................................................................................3


Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN................................................................3
a. Thực trạng chung....................................................................................................3
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh...............................................................4
Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.........................................6
a. Phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí.........................................................................6
b. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí......................................................................7
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà
trường.....................................................................................................................19
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................................................20
Kết luận.......................................................................................................................20
Kiến nghị.....................................................................................................................20
* Tài liệu tham khảo


1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Công tác giáo dục nói chung, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT trong cả nước. Việc bồi
dưỡng học sinh giỏi có tác động tích cực đến quá trình dạy và học, tạo động lực,
làm nòng cốt trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt. Kích thích ý chí vươn lên
chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học
sinh, hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước.
Bộ môn Địa lí được đánh giá là một môn học khó vừa có kiến thức của các
môn tự nhiên lại có cả kiến thức của các môn xã hội. Vì thế, người giáo viên dạy
môn Địa lí cần phải có một kiến thức tổng hợp để cung cấp những kiến thức về tự
nhiên và kinh tế xã hội đại cương, của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng. Ngoài ra, còn cung cấp cho học sinh kĩ năng tính toán, xử lí số liệu, nhận biết
các dạng biểu đồ, cách quan sát và nhận xét Atlat, biểu đồ và các bảng số liệu.
Trong sáng kiến này tôi xin được đưa ra một số quan điểm trong việc phát hiện

học sinh giỏi và khái quát phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí ở
lớp 11. Tôi mong muốn nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để cùng tìm ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí nói chung và nhất là việc bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí nói riêng.
Mục đích nghiên cứu
Học tập nói chung và học tập môn Địa lí nói riêng là quá trình tiếp thu kiến
thức. Kiến thức địa lí lại hết sức phong phú và số liệu địa lí kinh tế lại phải liên tục
cập nhật mà ở trường không sao truyền thụ hết được. Trong khi đó khả năng hiểu
biết và khả năng học tập của con người trong cả cuộc đời là có hạn. Cho nên, dạy
học ở trường phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh,
cần thiết phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành quá trình chủ động
học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập.


Ngoài nhiệm vụ dạy môn Địa lí ở các lớp, giáo viên còn có nhiệm vụ phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi? Đây là trăn trở của nhiều giáo viên bộ môn trong đó có giáo viên giảng dạy
môn Địa lí và đối với trường tôi vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng
không nằm ngoài những trăn trở đó.
Thông qua sáng kiến này nhằm tạo ra khả năng tự giáo dục, tự học, tự nghiên
cứu để kích thích và phát triển các phẩm chất thông minh và sáng tạo của người
học. Học sinh không chỉ được học tốt về tri thức khoa học bộ môn mà còn học tri
thức về phương pháp, được học cách tự học tốt nhất, được rèn luyện nhiều về mặt
tư duy, nhất là tư duy lôgíc, tư duy biện chứng.
Đối tƣợng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 11 của hai năm học khác nhau (lớp 11A2 khóa 2012 - 2015
và lớp 11B2 khóa 2014 - 2017).
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Phương pháp diễn giải.

- Phương pháp dạy học liên môn.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp quy nạp diễn dịch.
Những điểm mới của SKKN
- So với SKKN mà tôi làm năm học 2014 - 2015 thì năm nay tôi đã thay chương
trình lớp 12 bằng chương trình lớp 11 cho phù hợp với nội dung cuả kì thi học sinh
giỏi tỉnh. Cụ thể là thay thế phần: Địa lí ngành Công nghiệp Việt Nam bằng phần:
Khái quát nền kinh tế xã hội thế giới.
- Thay đổi đề mẫu cả phần lí thuyết và thực hành sao cho phù hợp với nội dung và
cấu trúc thi học sinh giỏi tỉnh mới của Sở đã ban hành.


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động khó
khăn, vất vả và đầy thử thách đối với giáo viên trong sự nghiệp trồng người. Bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng là một công tác rất quan trọng giúp cho ngành giáo dục
phát hiện được nhân tài, lựa chọn những mầm mống tương lai cho đất nước. Đồng
thời, giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan - trò giỏi và có định
hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Thực tế trong những năm qua, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
luôn được Sở giáo dục đào tạo và các trường THPT trong tỉnh quan tâm và tạo điều
kiện phát triển. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi cũng còn một số những hạn chế nhất định như: chất lượng học
sinh đầu vào của một số trường đi lên từ Bán công như trường tôi còn quá thấp,
chất lượng đạt hiệu quả chưa cao, khi tăng khi giảm, thiếu tính bền vững mà đặc
biệt là các bộ môn khoa học xã hội trong đó có bộ môn Địa lí.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thực trạng chung
Thực tế hiện nay, ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan

và chủ quan chi phối nên phần lớn học sinh nghiêng về các khối A - B - D. Hiện
trạng học sinh quan niệm môn Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự
đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn.
Thực tế ở trường tôi hiện nay, mặc dù từ năm 2010 trở lại đây đã được tuyển sinh
độc lập nhưng chất lượng học sinh đầu vào còn rất thấp. Nên số lượng học sinh khá
giỏi ít mà chủ yếu là học sinh trung bình, thậm chí có cả yếu. Kết quả thi ĐHCĐ,
học sinh giỏi tỉnh hằng năm rất thấp so với các trường trong tỉnh. Mặt khác hiện


nay, số lượng học sinh theo các môn xã hội còn rất ít, mỗi khóa chỉ khoảng dưới 20
em. Nhiều em tỏ ra chán học, không hào hứng đối với các môn như: Sử, Địa…
Cụ thể trong môn Địa nhiều học sinh không nắm được kiến thức cơ bản, không biết
sử dụng bảng số liệu, không biết nhận xét biểu đồ…làm việc với kiến thức địa lí
còn lúng túng. Khi kiểm tra còn nhiều học sinh không thuộc bài, những câu hỏi vấn
đáp trong giờ học thường rất ít, chỉ một vài học sinh khá xung phong xây dựng bài.
Các đợt thi khảo sát đầu năm, kiểm tra học kì ở một số lớp đều có chung biểu hiện
các em ít quan tâm, không chịu làm bài. Như vậy, rõ ràng việc đưa ra những
phương pháp dạy học để học sinh thích học, học sinh được tham gia và được thể
hiện mình là điều cần thiết và rất khó. Đặc biệt là việc phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi còn là vấn đề khó khăn và bức xúc hơn rất nhiều.
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh
* Đối với học sinh
Vấn đề quan trọng đầu tiên trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đó là
xác định đúng đối tượng học sinh cần chọn. Thông thường, giáo viên trực tiếp đứng
lớp qua kinh nghiệm giảng dạy từ lớp 10 sẽ quan sát, chú ý những học sinh tiềm
năng, tiếp cận và động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi và bắt đầu bồi
dưỡng cho các kì thi như kì thi học sinh giỏi cấp trường... Nếu các em đạt được kết
quả tốt sẽ tiếp tục bồi dưỡng lên lớp 11 để tham dự các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Những năm gần đây do tác động của kinh tế, xã hội và gia đình nên học sinh không
hứng thú với các bộ môn khoa học xã hội - trong đó có môn Địa lí. Hiện trạng học

sinh quan niệm Địa lí là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học
tập theo đúng yêu cầu bộ môn. Qua tiếp xúc, trao đổi với học sinh, tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng của các em, tôi hiểu rằng không phải các em không thích học các môn
khoa học xã hội mà đơn giản chỉ vì các môn học này không thể giúp các em kiếm
sống dễ dàng trong xã hội ngày nay. Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi bộ môn Địa lí, tôi nhận thấy đa số các em tham gia một phần
vì yêu thích bộ môn, một phần vì nể thầy cô giáo.
* Đối với giáo viên


Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác dạy - học, vai trò của thầy cô giáo là rất
lớn, phải yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức điều kiển học sinh phát triển tư duy nhất là
tư duy độc lập, sáng tạo, biết tự tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn trong đó phải kể
đến việc giải các dạng bài tập khác nhau kể cả lí thuyết và thực hành, trong quá
trình học bằng cách tự mình suy nghĩ, đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề được đặt
ra, kết hợp với trao đổi cá nhân, thảo luận nhóm, làm phong phú thêm kiến thức.
Sau đó, người học tự kiểm tra đánh giá sản phẩm ban đầu sau khi đã trao đổi với
bạn bè và dựa vào kết luận của thầy cô, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện,
đồng thời tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết
vấn đề của mình…. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà mình đã giành được
bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ chỉ ghi nhớ, nắm vững được những gì đã
trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có
những cố gắng trí tuệ và khát vọng học tập.
Nhiệm vụ tư duy đặt ra cho giáo viên khi bồi dưỡng cho học sinh giỏi phần lớn là
việc lựa chọn vấn đề, chủ đề. Các vấn đề được lựa chọn theo chương trình chuyên
sâu của THPT phải có mục đích gợi lại những kiến thức cơ bản của chương trình
sách giáo khoa đã được thông hiểu và nắm vững để tổng hợp, hệ thống hoá, củng
cố, thực hành, rèn luyện kĩ năng đã học, rút ra kết luận.
Vấn đề chuyên sâu không chỉ nhằm mục đích ôn tập, củng cố kiến thức đã học, mà
tạo ra sự ham muốn hiểu biết, ham muốn học hỏi, tự tìm tòi và phải biết suy nghĩ,

biết vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thức mới thì học sinh không thể
nào giải quyết được các vấn đề đặt ra. Sự nỗ lực trên của các em bao gồm cả tư duy
trí tuệ, động cơ tâm lý, ý thức, thái độ tình cảm. Nhưng khi đã giải quyết được vấn
đề đặt ra, học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi, hứng thú, say mê hơn với bộ môn, đồng
thời có niềm tin vào bản thân và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Hiện nay, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người giáo viên
phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ
của mình. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên


phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ
thuật sư phạm. Điều này giúp cho giáo viên có đủ năng lực thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục phổ thông, nâng cao trình độ, giúp giáo viên theo kịp và đáp
ứng được yêu cầu bộ môn.
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, trước sự đòi hỏi ngày
càng cao của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, của xã hội, giáo viên gặp
rất nhiều khó khăn trước nhiệm vụ được giao. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi là vấn đề không hề đơn giản mà phải được đầu tư thích đáng và tiến hành bài
bản. Học sinh "năng khiếu" được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu thì sẽ thu
được kết quả tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng học sinh như thế nào để
có kết quả tốt là một vấn đề hết sức khó khăn đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ
lưỡng.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí.
Mục tiêu đào tạo của trường THPT là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách
con người Việt Nam XHCN, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân…” và
có thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu (về một môn học) để chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên đại học, nhằm đào tạo thành những tri thức giỏi, cao hơn là

những nhân tài cho đất nước.
Có thể nói mục tiêu đào tạo ở trường THPT là mục tiêu kép. Nhân cách, tư cách
của một công dân và nhân cách, tư cách của một nhân tài trong tương lai. Nhiệm vụ
của trường THPT là vừa phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện để hoàn thiện
cho học sinh nền học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật
và hướng nghiệp, vừa phải thực hiện sự tác động đúng hướng để phát triển năng
khiếu của các em về một môn học cụ thể.


Đối với môn Địa lí : Trước hết giáo viên phải nhận biết được học sinh giỏi Địa
phải là những học sinh học tốt cả các môn tự nhiên và các môn xã hội vì bên cạnh lí
thuyết cần phải có trí nhớ bền vững, thì học sinh còn phải có khả năng tính toán, xử
lí số liệu, có khả năng phát triển vấn đề và có khả năng sáng tạo. Ngoài ra, giáo
viên còn có thể dựa vào một số tiêu chí sau để có thể phát hiện học sinh giỏi:
- Thông qua tổng hợp kết quả học tập của học sinh cấp dưới.
- Qua sự thăm dò ý kiến của giáo viên bộ môn.
- Qua các giờ học trên lớp, học sinh phải thể hiện mình yêu thích môn Địa lí,
có năng khiếu môn Địa lí.
Cụ thể:
+ Trong quá trình nghe giảng học sinh biết điều chỉnh, chọn lọc kiến thức cần ghi
chép, những phần nào giáo viên mở rộng kiến thức mà không có trong SGK, học
sinh ghi ngay vào quyển sổ tay để nhớ.
+ Lựa chọn những học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình phổ
thông và kiến thức mở rộng.
+ Đặt các tình huống có vấn đề từ dễ đến khó để phát hiện học sinh có năng khiếu.
+ Trong quá trình học và làm bài kiểm tra, phát hiện những em có khả năng viết bài
(lời lẽ hay, cách lập luận chặt chẽ, khoa học, lôgíc) phân tích tổng hợp những kiến
thức đã học, trình bày rõ ràng mạch lạc, đúng trọng tâm vấn đề được đặt ra.
+ Trong chương trình làm đề, giáo viên nên đổi mới cách ra đề giành cho mỗi đối
tượng học sinh. Đặc biệt đối với học sinh khá, giỏi nên có những câu hỏi đòi hỏi

trình độ tư duy khái quát, phân tích, tổng hợp… để từ đó phân loại học sinh và có
kế hoạch bồi dưỡng.
b. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
* Phải xác định động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong
học tập. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp học sinh hoạt động. Như
vậy, bước thứ nhất của công việc dạy học địa lí là làm thế nào khơi gợi được hứng
thú đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập của học sinh. Công việc này tập


trung tiến hành trong bài mở đầu cũng như phần đầu của bài giảng, trong suốt quá
trình giảng dạy, giáo viên cần kết hợp hai yêu cầu đó. Trong bài mở đầu, giáo viên
phải giúp học sinh thấy được mục đích và yêu cầu của toàn học kỳ, đồng thời biết
nêu ra một số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu gợi hứng thú học tập
của học sinh, khiến học sinh khát khao muốn được biết, kích thích tính tích cực học
tập của học sinh.
Động cơ học tập môn địa lí của học sinh phải được tạo ra bởi quyền lợi được
hưởng của các em (được khen thưởng, cộng điểm…) hoặc bằng sức mạnh của nội
dung bài học. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia
tích cực vào bài học. Vì vậy, chỉ có thể nâng cao được chất lượng dạy học Địa lí ở
trường THPT nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí nói riêng khi hình
thành được ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
* Phải sớm hình thành ở học sinh những năng lực học và làm bài thi môn
Địa lí.
Năng lực học là khả năng tự mình chiếm lĩnh kiến thức địa lí một cách có hiệu
quả dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Muốn vậy, học sinh phải được
trang bị những cơ sở mang tính phương pháp. Kiến thức mà học sinh lĩnh hội là
những kiến thức đã được khoa học xác nhận và được ghi chép trong sách giáo khoa
bộ môn. Xuất phát từ đặc trưng của kiến thức địa lí, chúng ta cần hình thành ở học
sinh những kỹ năng cơ bản sau:

Thứ nhất là cần tạo cho học sinh kĩ năng học, ghi nhớ các vấn đề Địa lí một
cách hệ thống thông qua các sơ đồ tư duy:
Thực tế cho thấy giữa các vấn đề và trong từng vấn đề của môn Địa lí luôn có
mối quan hệ lẫn nhau. Các em cần nắm vững kiến thức ở từng bài, từng chương,
từng chủ đề. Muốn đạt được điều đó, người giáo viên phải dạy cho các em những
kiến thức cơ bản nhất, cho các em học theo ý rõ ràng, mạch lạc, mở rộng ở mức độ
phù hợp với từng đối tượng học sinh.


Hiện nay có rất nhiều môn học trong đó có môn Địa lí đã sử dụng sơ đồ tư
duy cho các tiết học, các chủ đề, vấn đề. Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh
hình dung ra nội dung bài học, khái quát lại các kiến thức cơ bản. Từ đó, giúp các
em dễ dàng ghi nhớ và nắm vững kiến thức được lâu hơn.
Cụ thể trong phần: Khái quát nền kinh tế xã hội thế giới (SGK cơ bản lớp 11), giáo
viên có thể cho học sinh học theo các sơ đồ tư duy sau:




Thứ hai là cung cấp cho học sinh những kiến thức khó, những vấn đề nâng
cao ngoài SGK.
Học sinh giỏi môn Địa lí là những học sinh ham thích, say mê nghiên cứu và
học tập. Với đối tượng là học sinh giỏi, giáo viên cần xác định rõ ngoài kiến thức
cơ bản trong sách giáo khoa, học sinh cần phải biết thêm về các kiến thức nâng cao
để hiểu sâu sắc hơn vấn đề. Từ đó các em phải biết vận dụng vào làm các dạng bài
thi với yêu cầu tổng hợp, phân tích giải thích, đánh giá. Muốn làm được điều này,
giáo viên cần nắm được nguyên tắc "biết - hiểu - vận dụng". Để học sinh "biết"
giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy, thay vì việc truyền thụ kiến thức cho học
sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống để học sinh tự tìm hiểu. Sau đó giáo
viên chỉ là người đánh giá, nhận xét và bổ sung kiến thức cho học sinh.

Cụ thể trong phần: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (SGK cơ bản lớp
11) có một số kiến thức khó như:
a. Giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo và kém
phát triển nhất thế giới?
b. Chứng minh Mĩ la tinh là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi.
c. Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ
người nghèo ở khu vực này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
d. Giải thích tại sao khu vực Tây Nam Á tuy tiếp giáp nhiều đại dương và biển
nhưng đại bộ phận lãnh thổ lại có khí hậu khô hạn?
e. Tại sao hiện nay khu vực Tây Nam Á được coi là một trong những điểm nóng
của thế giới?
f. Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ
đâu? Vì sao?
g. Tình hình chính trị thiếu ổn định ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ảnh hưởng
đến khu vực và thế giới như thế nào?
Với những kiến thức mở rộng như trên, GV có thể hướng dẫn cho HS cách lập dàn
ý như sau:


Đối với câu a: HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là
những nước nghèo và kém phát triển:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên gồm các yếu tố: địa hình, đất đai,
khí hậu, khoáng sản, rừng…đều khó khăn và bị khai thác cạn kiệt.
+ Điều kiện kinh tế xã hội gồm: kinh tế chậm phát triển và bị lệ thuộc, chưa tự chủ,
xung đột sắc tộc, trình độ dân trí thấp, đói nghèo bệnh tật, quản lí yếu kém…
Đối với câu b: HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để chứng minh Mĩ la tinh là vùng đất được thiên nhiên
ưu đãi:
+ Vị trí đía lí gồm: nằm giữa hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình

Dương, có kênh đào Panama, nằm trong khu vực giầu tài nguyên.
+ Tài nguyên thiên nhiên: đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu đa dạng từ
nhiệt đới đến ôn đới, bờ biển dài, rừng có diện tích lớn và nhiều gỗ quý, khoáng sản
dồi dào…
Đối với câu c: HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để giải thích vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao và
tốc độ phát triển kinh tế không đều:
+ Chế độ chiếm hữu ruộng đất.
+ Tình hình chính trị không ổn định.
+ Duy trì quá lâu cơ cấu xã hội phong kiến, sự cản trở của các thế lực Thiên chúa
giáo.
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển KTXH độc lập, tự chủ.
+ Đất canh tác chủ yếu trồng cây công nghiệp xuất khẩu, ít chú ý phát triển cây
lương thực.
Đối với câu d: HS làm bài theo bốn ý chính để giải thích tại sao khu vực Tây Nam
Á tuy tiếp giáp nhiều đại dương và biển nhưng đại bộ phận lãnh thổ lại có khí hậu
khô hạn:


+ Khu vực gần chí tuyến Bắc, chịu ảnh hưởng khí hậu chí tuyến khô và nóng.
+ Nằm giữa lục địa châu phi rộng lớn và lục địa Á - Âu khổng lồ nên quanh năm
chịu ảnh hưởng của gió từ lục địa.
+ Ven bờ biển có các dòng biển lạnh.
+ Địa hình có nhiều núi cao bao bọc và khuất với hướng gió.
Đối với câu e: HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để giải thích vì sao hiện nay khu vực Tây Nam Á được
coi là một trong những điểm nóng của thế giới:
+ Vị trí chiến lược quan trọng.
+ Giầu tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Các xung đột về dân tộc mang tính lịch sử.
+ Các phần tử cực đoan trong các tôn giáo.
+ Các nước tư bản lớn muốn áp đặt ảnh hưởng về kinh tế, chính trị.
Đối với câu f : HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để nêu ra các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung
Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu và vì sao:
+ Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi về đất đai, nguồn nước và dầu mỏ…
+ Xóa bỏ các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa…
+ Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
+ Giải quyết tình trạng đói nghèo.
+ Tại vì đây là các nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, xung đột, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển kinh tế và đời sống người dân trong khu vực.
Đối với câu g: HS làm bài dựa trên việc bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp với hiểu
biết của bản thân, suy luận để nêu được ảnh hưởng của tình hình chính trị thiếu ổn
định ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á đến khu vực và thế giới:
+ Ảnh hưởng đến hai khu vực: gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và
ảnh hưởng tới các khu vực khác. Đời sống người dân bị đe dọa. Kinh tế bị hủy hoại
và chậm phát triển.


+ Ảnh hưởng đến thế giới: ảnh hưởng đến giá dầu của thế giới, làm xẩy ra các cuộc
khủng hoảng năng lượng thế giới. Môi trường bị ảnh hưởng và suy thoái.
Bước tiếp theo là sau khi học sinh đã nắm được các vấn đề thì giáo viên phải
hướng dẫn các em giải quyết vấn đề đó như thế nào? Một thực tế kiến thức trong
sách giáo khoa đối với học sinh giỏi là chưa đầy đủ hơn nữa để giải quyết một vấn
đề đặt ra học sinh cần phải biết lựa chọn kiến thức, phân tích, tổng hợp, chứng
minh...tùy vào nội dung mà vấn đề nêu ra. Để giải quyết được vấn đề này giáo viên
cần cung cấp các đầu sách tham khảo. Ví dụ với nội dung Một số vấn đề của châu
lục và khu vực (SGK cơ bản lớp 11), các em có thể tham khảo các cuốn sách:
- Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội.

- Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí (biên soạn, tuyển chọn Phạm Văn Đông), Nxb
ĐHQG Hà Nội.
Có rất nhiều loại sách tham khảo khác nhau, trên đây chỉ là một số gợi ý của
giáo viên để các em học sinh giỏi có thể tìm hiểu thêm. Vấn đề quan trọng là kĩ
năng đọc tài liệu tham khảo, cần rèn cho học sinh biết lựa chọn và nạp thông tin khi
đọc sách tham khảo. Tài liệu tham khảo chỉ thật sự cung cấp kiến thức cho học sinh
khi các em đã nắm được các vấn đề cơ bản trong sách giáo khoa.
Thứ ba là hƣớng dẫn học sinh cách nhận biết biểu đồ, cách xử lí số liệu.
Muốn làm một bài thi học sinh giỏi tốt, yêu cầu đối với học sinh giỏi địa là
ngoài hiểu đúng đề bài và làm tốt phần lí thuyết, thì việc xác định đúng biểu đồ để
từ đó xử lí số liệu, vẽ và nhận xét biểu đồ, là phần cũng rất quan trọng, phần này
chiếm khoảng 1/3 số điểm của toàn bài. Có nhiều dạng biểu đồ và cách hỏi nhiều
năm cũng rất đánh đố, học sinh dễ xác định sai loại biểu đồ. Vì thế điểm thi không
cao do bị mất điểm phần này. Vì vậy, giáo viên cần cho học sinh tập dượt, làm quen
với nhiều dạng biểu đồ khác nhau, cùng một bảng số liệu nhưng có nhiều cách hỏi
khác nhau, nhiều yêu cầu khác nhau sẽ vẽ biểu đồ khác nhau. Theo tôi, quan trọng
nhất là giáo viên giúp học sinh cách nhận biết từng loại biểu đồ, các dạng biểu đồ
thông qua một số từ khóa. Trong phần: Địa lí khu vực và quốc gia


(SGK cơ bản lớp 11) có một số bảng số liệu có thể áp dụng cho học sinh nhận biết
các dạng biểu đồ.
Ví dụ 1:
Bước 1: GV cho bảng số liệu và các yêu cầu sau:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA

Năm

1995


2001

2003

2005

Dầu mỏ (tr tấn)

305

340

400

470

Than (tr tấn)

270,8

273,4

294

298

Điện (tỉ kWh)

876


847

883

953

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu mỏ
và than của LB. Nga trong giai đoạn 1995-2005. Rút ra nhận xét và giải thích.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu cấu sản lượng dầu mỏ và
than của LB. Nga trong hai năm 1995 và 2005. Rút ra nhận xét và giải thích.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản
phẩm công nghiệp của LB. Nga trong giai đoạn 1995-2005. Rút ra nhận xét và
giải thích.
d. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của
LB. Nga trong giai đoạn 1995-2005. Rút ra nhận xét và giải thích.
e. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng dầu mỏ và than của LB. Nga trong
giai đoạn 1995-2005. Rút ra nhận xét và giải thích.
Bước 2: HS đọc đề và xác định biểu đồ, từ đó xử lí số liệu cần thiết để vẽ biểu
đồ. Bước 3: GV tổng kết và rút ra những điểm cần nhớ để lựa chọn biểu đồ chính
xác cho học sinh.
Cụ thể: a. Vẽ biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn 4 năm)
b. Vẽ biểu đồ hình tròn (thể hiện quy mô và cơ cấu trong 2 năm)
c. Vẽ biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng)
d. Vẽ biểu đồ kết hợp cột ghép và đường (thể hiện 3 đối tượng có 2 đơn
vị khác nhau)


e. Vẽ biểu đồ cột (so sánh sản lượng dầu mỏ và than với nhau)
Ví dụ 2:
Bước 1: GV cho bảng số liệu và các yêu cầu sau:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC (đơn vị: tr tấn)

Năm

1985

1995

2000

2004

Lương thực

339,8

418,6

407,3

422,5

Bông (sợi)

4,1

4,7

4,4


5,7

Lạc

6,6

10,2

14,4

14,3

Mía

58,7

70,2

69,3

93,2

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị của sản xuất công
nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2005-2012. Rút ra
nhận xét và giải thích.
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị của sản xuất
công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong ba năm 2005,
2010 và 2012. Rút ra nhận xét và giải thích.
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số
nông sản của Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2004. Rút ra nhận xét và giải

thích.
c. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và tốc độ tăng trưởng lương
thực của Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2004. Rút ra nhận xét và giải
thích.
d. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng bông và lạc của Trung Quốc
trong giai đoạn 1985-2004. Rút ra nhận xét và giải thích.
Bước 2: HS đọc đề và xác định biểu đồ, từ đó xử lí số liệu cần thiết để vẽ biểu
đồ. Bước 3: GV tổng kết và rút ra những điểm cần nhớ để lựa chọn biểu đồ chính
xác cho học sinh.
Cụ thể:
a. Vẽ biểu đồ hình tròn (thể hiện quy mô và cơ cấu trong 3 năm)


b. Vẽ biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng)
c. Vẽ biểu đồ kết hợp (thể hiện đối tượng có 2 đơn vị khác nhau)
d. Vẽ biểu đồ cột (so sánh sản lượng vủa bông và lạc với nhau)
Thứ tư là hướng dẫn học sinh có kỹ năng làm bài thi môn Địa lí
Một học sinh có kiến thức địa lí phong phú là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ,
cần có kỹ năng làm bài tốt để biến những kiến thức đó thành một bài làm có sức
thuyết phục. Cũng giống như các chủ đề, nội dung khác, khi đề bài có nội dung liên
quan đến: Một số vấn đề của châu lục và khu vực (SGK cơ bản lớp 11), học sinh
cần đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của vấn đề mà đề bài hỏi, sau đó lập dàn ý. Cần
nhớ nguyên tắc của việc giải quyết một chủ đề địa lí là phải trả lời bốn câu hỏi:
nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp của vấn đề. Việc trả lời tốt các câu
hỏi trên sẽ tạo ra sự chặt chẽ, logic của một bài thi môn Địa lí.
Thi học sinh giỏi hiện nay theo hình thức thi tự luận. Xu hướng đề thi học sinh
giỏi là có nhiều câu (khoảng 3 đến 5 câu). Trong thời gian có hạn (180 phút) đòi hỏi
học sinh phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời
gian, giải quyết đề và trình bày bài. Học sinh phải chú ý đến cách hành văn, lập
luận, bởi vì giá trị của một bài thi tốt không chỉ được xem xét, đánh giá ở nội dung

mà còn ở phương pháp trình bày bài làm khoa học, chữ viết đẹp, không vấy bẩn
hay tẩy xoá... Những kĩ năng đó không phải ngày một ngày hai có được mà phải là
một quá trình, nó phải được từng bước hình thành ngay từ khi các em học lớp 10
trường THPT. Để hình thành những kĩ năng học địa lí nói trên, trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi, giáo viên nên tập trung cho các em làm bài tập địa lí dưới
nhiều dạng khác nhau, kể cả kĩ năng trắc nghiệm, tự luận và thực hành...Trong quá
trình cho học sinh luyện tập làm đề, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh phân bố
thời gian hợp lý cho từng câu hỏi, tránh hiện tượng câu thì viết quá dài ảnh hưởng
đến thời gian và không kịp làm các câu sau. Cách xác định thời gian tương đối cho
mỗi câu là nên căn cứ vào thang điểm cho ở mỗi câu hỏi của đề thi.


Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Trên đây là một số phương pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi,
cụ thể là hướng dẫn học sinh ôn luyện phần: Một số vấn đề của châu lục và khu
vực (SGK cơ bản lớp 11). Việc dạy học theo vấn đề, yêu cầu học sinh nắm được
các kiến thức cơ bản, giúp học sinh biết cách đọc tài liệu tham khảo, nhận biết cách
hỏi của đề thi và hướng dẫn học sinh có kỹ năng làm một bài thi là hết sức cần
thiết. Tôi nghĩ rằng nếu làm được những vấn đề trên thì chất lượng của đội tuyển
học sinh giỏi Địa ở các trường THPT sẽ được nâng lên.
Với những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy cùng việc kết hợp ứng dụng
công nghệ thông tin đã giúp tôi tạo ra được những tiết học sôi nổi, học sinh chăm
chỉ học tập, say mê nghiên cứu, tự giác rèn luyện cách viết bài dưới sự hướng dẫn
của giáo viên ...Từ sự đam mê, kết quả học tập tốt, học sinh yêu quý môn học hơn
và sẽ giúp giáo viên dễ dàng động viên, khích lệ học sinh tham gia vào các đội
tuyển ...
Tôi đã thử nghiệm ở hai khóa học khác nhau: lớp 11A2 khóa 2012 - 2015 và
lớp 11B2 khóa 2014 - 2017. Cả hai lớp đều có chất lượng đầu vào như nhau, song
tôi áp dụng hai phương pháp bồi dưỡng khác nhau.

Lớp 11A2 tôi dạy theo phương pháp khác
Lớp 11B2 tôi dạy theo phương pháp của đề tài này
Kết quả thu được rất khả quan sau kì thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh
ở hai lớp này:
Lớp 11A2 khóa 2012 - 2015, lớp 11 đã có 10 em dự thi HSG cấp trường
đạt 02 giải Ba, 1 giải Khuyến khích, lớp 12 có 4 em dự thi HSG cấp tỉnh chỉ đạt
được 01 giải Khuyến khích.
Lớp 11B2 khóa 2014 - 2017, lớp 11 đã có 10 em dự thi HSG trường đạt
02 giải Nhì và 03 giải Ba, lớp 12 có 4 em dự thi HSG cấp tỉnh đạt được 01 giải Ba
và 01 giải Khuyến khích.


3. Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Trong nhiều năm qua, do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối mà chất
lượng bộ môn Địa lí có nhiều biểu hiện giảm sút. Để nâng cao chất lượng dạy - học
môn Địa lí, để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là một việc làm
không dễ, nó đòi hỏi nhiều vấn đề như phải có những học sinh thực sự say mê, có
hứng thú học tập, phải có những giáo viên có năng lực, yêu nghề, tâm huyết với
công tác giảng dạy và phải có những cơ chế phù hợp đảm bảo quyền lợi của học
sinh và giáo viên ...
Là người trực tiếp giảng dạy, tôi hiểu rằng bản thân cũng luôn cần phải cố
gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc,
yêu thương học trò ... bởi phẩm chất, uy tín và năng lực của người giáo viên sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Một trong
những yếu tố cần và đủ để tạo nên sự thành công trong đào tạo học sinh giỏi chính
là “Thầy giỏi”. Dixecvec đã từng nói “Người thầy bình thường mang chân lí đến
cho trò còn người thầy giỏi dạy cho trò cách đi tìm chân lí”.
Kiến nghị
- Hàng năm có chương trình đào tạo cho giáo viên.

- Tổ nhóm chuyên môn xây dựng ngân hàng đề thi HSG để mọi thành viên có
thể học tập lẫn nhau và cập nhật thông tin.
- Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Như vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là một quá trình
lâu dài, đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của cả giáo viên và học sinh.Trên đây chỉ
là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giảng dạy, chắc rằng vẫn còn nhiều thiếu
sót đòi hỏi tôi phải cố gắng nỗ lực phấn đấu, học tập nhiều hơn nữa ở các đồng
nghiệp cũng như trong ngành giáo dục của nước nhà.


Cuối cùng tôi rất mong được sự góp ý, nhận xét của Ban giám khảo và các đồng
nghiệp để cho đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đinh Thị Hạnh


Tài liệu tham khảo
1. Địa lí lớp 11 - Cơ bản và Nâng cao - Nxb Giáo dục, 2008.
2. Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn - Môn Địa lí, 2012.
3. Tuyển tập đề thi Olympic 30/4 Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội.
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí (biên soạn, tuyển chọn Phạm Văn Đông), Nxb

ĐHQG Hà Nội.
5. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, Nxb Giáo dục, 2011.
6. Nghệ thuật và khoa học dạy học, Nxb Giáo dục, 2011.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƢỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đinh Thị Hạnh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Trần Khát Chân - Vĩnh
Lộc - Thanh Hóa.

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Để có tiết dạy Địa lí kinh tế
thành công

2.

Cấp đánh Kết quả
giá xếp
đánh giá
loại
xếp loại

(Phòng,
(A, B,
Sở, Tỉnh...) hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Tỉnh

C

2004 - 2005

Tỉnh

C

2008 - 2009

Tỉnh

C

2010 - 2011

Tỉnh

C


2014 - 2015

Nâng cao hiệu quả dạy và học
bài thực hành (bài số 38 Địa lí
10)

3.

Quản lí lớp trong giờ dạy Địa lí

4.

Một số kinh nghiệm trong việc
phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lí


×