Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn ở trường thpt không chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.64 KB, 16 trang )

KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN VĂN
KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN Ở TRƯỜNG THPT KHÔNG
CHUYÊN

1. Đặt vấn đề
1.1. Bàn về chuyện dạy văn trong không khí văn chương
buồn tẻ như ở nhà trường THPT hiện nay đã khó, nói đến
chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) môn văn lại càng khó
hơn. Với tôi, chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay
người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng
khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết
trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây
không trổ bông.
Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, giỏi văn chỉ là "thiên
bẩm". Là người trực tiếp giảng dạy môn văn đã nhiều năm ở
phổ thông, tôi không nghĩ như vậy. Với tôi, người thầy dạy văn
trong trường học không phải là chất xúc tác trong quá trình biến
đổi chất! Năng khiếu và tri thức văn chương nói riêng, tri thức
văn hoá nói chung được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự
nhạy bén của tố chất cá nhân đã làm nên hồn văn ở học sinh.
1.2. Trong nhà trường THPT, nhất là ở những trường không
chuyên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào
để đạt kết quả tốt, quả là một vấn đễ không đơn giản. Trường
Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi, việc bồi dưõng HSG đã có sự
quan tâm và đầu tư nhất định. Hằng năm, qua các kỳ thi HSG
tỉnh chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể. Song
đáng tiếc là số học sinh đạt giải môn văn lại chưa nhiều. Điều
này có nguyên nhân từ cả hai phía. Trước hết là từ phía người


thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương
trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong
giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không
nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập
trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi); Trong số thời gian hạn hẹp đó,
giáo viên bộ môn được phân công mỗi người dạy từ 2- 3 buổi;
mỗi người dạy theo cách riêng của mình. Về phía học sinh,
ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư
thời gian tự bồi dưỡng môn văn không được nhiều, quyết tâm
đoạt giải của các em lại chưa cao. Thiết nghĩ, việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và
và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là
hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi
dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức
thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp
giảng dạy. Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng
sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi
dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được
trao đổi kỹ lưỡng
2. Phát hiện Học sinh giỏi văn
2.1. Thế nào là học sinh giỏi văn?
HSG văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê,
yêu thích văn chương. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường
xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn
bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ
học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài
làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập,
thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê
sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và
quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng

tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã
đọc, đã học.
HSG văn là những học sinh có những tư chất bẩm sinh,
như tiếp thu nhanh, có tri nhớ bền vững, có khả năng phát hiện
vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
HSG văn phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc
nhiều thơ văn trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích
luỹ; phải có sự hiểu biết càng nhiều càng tốt về con người và xã
hội.
Chẳng hạn nhờ có sự say mê tìm đọc mà một học sinh đã biết
thêm ý kiến của thầy giáo Mai Văn Hoan về cách hiểu câu thơ:
"Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng " là phải dựa vào đặc điểm
cây bồ đề - một loại cây cao chừng15m, búp non, phủ lông mịn
màu vàng, hoa nhỏ mọc thành chùm. Bồ đề có hai loại: loại hoa
trắng gọi là cánh kiến trắng, loại hoa vàng gọi la cánh kiến vàng.
Loại cánh kiến hoa vàng thường mọc trên vùng sỏi sạn ở độ cao
300-700 m. Nhựa của nó vừa là loại thuốc quí, vừa để chế ra
chất keo gắn kết rất chặt. Phải chăng vì những phẩm chất đó mà
nhà thơ Chế Lan Viên so sánh "Tình yêu ta như cánh kiến hoa
vàng" - một tình yêu đẹp được ươm mầm trong gian khổ, khó
khăn và khăng khít keo sơn mãi mãi.
Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó
giấu của HSG văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước
mọi vấn đề, trước cuộc sống. Biểu hiện thường thấy ở những
học sinh này là dễ vui nhưng cũng rất dễ buồn trước những vấn
đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác động qua lời giảng
của giáo viên. Thường thì đây là những học sinh sống rất tình
cảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộ
lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua
cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết. Sự nhạy

cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theo tôi thì sự
thông minh của HSG văn là sự thông minh của cả khối óc lẫn
con tim.
HSG văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi
dào, biết sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác
nhau. Thường những em HSG văn đều có khả năng diễn đạt
mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có
bản sắc riêng. Năng khiếu ở HSG văn thường đi kèm với các
biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát, gãy
gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy. Một học sinh
hay nói lay, nói lặp, nói dài dòng mà lượng thông tin ít, khả
năng lựa chọn ngôn ngữ trong diễn đạt hạn chế quyết không
thể là một học sinh có tư duy trong sáng và có năng khiếu học
văn. HSG văn thường là những học sinh nắm chắc các kỹ năng
làm bài nghị luận.
2.2. Phát hiện học sinh giỏi văn
Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu lớp 10. Cơ sở
của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của học sinh ở cấp THCS qua
điểm tổng kết, điểm thi tốt nghiệp, điểm thi học sinh giỏi và nếu
có thể, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy
học sinh ở cấp học đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của
học sinh.
Thứ hai, chúng tôi xem bài viết đầu tiên của học sinh (đặc
biệt là học sinh lớp 10) như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành
trình phát hiện năng khiếu của học sinh. Công việc của người
thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng, chất văn,
cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý
văn trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều. Cái tật

lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học
sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Khi chấm bài, thầy cô
không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ mà
còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có
chỗ độc đáo, sâu sắc phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc
khi đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết
không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để
định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc
tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải
theo dõi cả quá trình học tập.
3. Bồi dưỡng HSG văn
3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG
Theo phân phối chương trình môn văn, số tiết dạy chính
khoá trong tuần của giáo viên ở trường THPT không chuyên, chỉ
bằng 1/2 số tiết dạy của giáo viên trường chuyên. Thời lượng để
dạy một tác phẩm cũng ít hơn rất nhiều. Vì vậy, giáo viên không
có điều kiện đi sâu, giảng kỹ tác phẩm; học sinh ít có cơ hội để
được ôn luyện bài bản như học sinh ở các trường chuyên. Đây là
một thực tế hết sức bất lợi cho cả thầy và trò trường không
chuyên trong những kì thi HSG tỉnh vì cả học sinh trường
chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề (dĩ nhiên,
những học sinh trường chuyên là những học sinh đã được tuyển
chọn kỹ lưỡng lúc vào trường lại được học tập, bồi dưỡng có hệ
thống sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các em ở trường không
chuyên). Những khó khăn đó chính là bài toán nan giải đối với
những giáo viên giảng dạy ở trường không chuyên như chúng
tôi. Tuy nhiên, dù khó khăn bao nhiêu chúng tôi cũng phải tìm
được một cách giải, một lối thoát cho mình.
Sau khi đã Shát hiện và thành lập được đội ngũ HSG công
việc tiếp theo là xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi

dưỡng HSG (Bao gồm cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và
rèn luyện kỹ năng). Các khâu trên càng thực hiện chu đáo bao
nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu. Trong phạm vi SKKN này tôi
chỉ xin trình bày, trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc rèn
luyện kỹ năng làm văn cho HSG trong khoảng thời gian cho
phép của nhà trường.
3.2. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn
3.2.1. Cách lựa chọn hướng ra đề
Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức một cách sâu sắc rằng,
việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện,
kiểm tra, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân
hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm
mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh từ đó có thể đánh giá khách
quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của
học sinh; đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho
học sinh, khi hiểu được năng lực của mình. Ngược lại, đề thiếu
chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính
xác về năng lực học sinh mà còn làm giảm thiểu hững thú học
văn, tính độc lập sáng tạo của học sinh. Và hậu quả của nó là
việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo dõi hướng ra đề thi học sinh giỏi các cấp trong những
năm qua, chúng tôi nhận thấy, đề thường có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ văn
chương. Phạm vi thường xoay quanh những vấn đề cốt lõi của
chương trình như: chức năng và đặc trưng của văn học nghệ
thuật, phẩm chất của người nghệ sỹ, phong cách của nhà văn
hoặc phân tích một tác phẩm văn học đặc sắc, trong đó không ít
tác phẩm còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau (Chẳng hạn:
Trao duyên, Hai đứa trẻ, Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ, Tống
biệt hành, Thơ duyên ), hoặc phân tích một số tác phẩm để nêu

bật một vấn đề nào đó liên quan đến phong cách của một tác gia,
hay một đặc điểm quan trọng của tiến trình lịch sử văn học dân
tộc Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo
sát chương trình. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn
luyện kỹ năng cho học sinh, tôi thường tập trung vào một số
dạng đề cơ bản sau:
a. Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
Dạng đề này phải gắn với những tác phẩm hay có trong chương
trình.D
Ví dụ:
+ Nhận xét về nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình"của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều, có ý kiến cho rằng:
" Thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là thiên
nhiên biết xúc động, biết cảm nhận được mọi tâm trạng con
người. Nó hiện lên như một người bạn tri kỷ, cùng chịu đựng
nỗi đau, cùng chia sẻ niềm vui với con người. "
Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
+ Kết thúc tác phẩm "Đời thừa", nhân vật Hộ tự xỉ vả
mình:
-Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn!
Còn nhân vật Từ nói:
-Không! Anh chỉ là một người khổ sở chính vì
em mà anh khổ!
Từ kết thúc trênT, anh (chị) phân tích và bình luận về tình
cảm nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao được thể hiện trong
tác phẩm.
+ Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Bạch Đằng trong bài
Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu
Qua dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của

học sinh về tác phẩm: nắm hệ thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái
quát giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm; năng lực chọn
lựa và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật ở nhiều cấp độ khác nhau:
chỉnh thể tác phẩm - hình tượng - chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ
b. Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác
phẩm
Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề
cơ bản của lí luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm
văn học cụ thể.
Ví dụ:
+Bàn về thơ, R.Tagore viết:
" Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là
phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong ". Anh (chị) hãy:
1. Bình luận ý kiến trên.
2. Qua bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên .
+Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: "tác phẩm văn học lớn hấp dẫn
người ta bởi cách nhìn mới, tình cảm mới, về những việc, những
điều mà ai cũng biết cả rồi" (Trích: Nhà văn nói về tác phẩm -
NXBVH, 1998, Tr 260) . Anh (chị) hãy bình luận câu nói trên
và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học mà anh
(chị) cho là lớn.
Với dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức của học
sinh về những vấn đề lí luận văn học cơ bản: đặc trưng văn học,
đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động
nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học
đối với đời sống v.v đồng thời củng cố kiến thức cơ bản về tác
phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái
đẹp của tác phẩm. Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoa
học để hiểu sâu hơn tác phẩm và ngược lại, qua tác phẩm, học

sinh hiểu và biết khái quát năng cao thành những vấn đề lí luận
văn học cơ bản.
c. Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học
Đây là một trong những dạng đề khó, nhưng học sinh dễ có
cơ hội để phát huy năng khiếu và sở trường riêng của một HSG.
Nó đòi hỏi học sinh vùa nắm được những vấn đề cụ thể, chi tiết,
vừa biết khái quát tổng hợp và lý giải vấn đề. Có thể so sánh tác
phẩm cùng đề tài, cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của
một tác giả hoặc khác giai đoạn, khác tác giả
Ví dụ:
+ Có ý kiến cho rằng, "Mời trầu" và "Tự tình", hai bài thơ,
hai giọng điệu khác nhau nhưng cùng một "chất" Xuân Hương.
Hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên.
+So sánh sự giống và khác nhau giữa bài thơ "Thu vịnh"
của Nguyễn Khuyến và " Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu.
+ So sánh bức tranh mùa thu trong thơ Xuân Diệu qua bốn
câu mở đầu bài "Thơ duyên" và "Đây mùa thu tới".
+ Vẻ đẹp hình tượng người lính qua hai bài thơ "Đồng chí "
của Chính Hữu và "Tây Tiến" của Quang Dũng.
+ Phân tích đặc sắc riêng về cảm hứng đất nước ở bài thơ
"Đất nước" của Nguyễn Đình Thi và "Đất nước" (Chương V C
-Trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
+ Những tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận và
thể hiện số phận người nông dân nghèo qua hai tác phẩm Vợ
chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân).
3.2.2. Rèn luyện kỹ năng phân tích đề
Xét đến cùng, việc dạy HS làm bài, rèn luyện kỹ năng
nghị luận văn học là một trong những khâu quan trọng, ảnh
hưởng quyết định đến kết quả thi HSG. Đây là khâu yếu nhất
của HS (kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dựng đoạn, liên kết

đoạn, đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng ).
Trước hết, trong thời gian bồi dưỡng, giáo viên cần cho học
sinh làm quen với nhiều dạng đề thi HSG, đặc biệt là những
dạng đề có cách diễn đạt có thể gây ngộ nhận hoặc có thể hiểu
yêu cầu đề không thấu đáo. Chẳng hạn ở đề bài "Nét mới lạ về
hình tượng người lính qua bài Tây Tiến của Quang Dũng"
Học sinh khi phân tích đề đã nhận diện bản chất của đề rất
khác nhau. Một số em cho rằng yêu cầu của đề là chỉ ra nét độc
đáo H (lạ) của hình tượng người lính trong bài "Tây tiến" trong
toàn bộ thơ ca Việt Nam viết về người lính. Chỉ có một số ít là
hiểu đúng và hiểu trúng yêu cầu đề là phải chỉ ra những nét độc
đáo nhưng phải "mới" (chứ không phải là " khác lạ") trong cách
cảm nhận và lối thể hiện hình tượng người lính của của QD.
Muốn đạt được yêu cầu đó, bài làm phải bám sát bài thơ Tây
Tiến và những bài thơ viết về người lính trong thơ ca VN trước
đó và cùng thời (chứ không lấy dẫn chứng về những bài thơ
cùng viết về người lính ở cả những giai đoạn sau) .
Sau khi đã nhận diện đúng yêu cầu đề, việc xác định thao
tác nghị luận chỉ cần củng cố và hệ thống lại. Điều cần lưu ý với
học sinh là dù đề thi HSG có yêu cầu hay không, học sinh vẫn
phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận khác nhau trong một bài
làm (Phân tíchP, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh ).
Điều quan trọng là xác định thao tác nào là chính, thao tác nào
là bổ trợ. Nắm chắc yêu cầu này, học sinh sẽ có cơ sở để xây
dựng hệ thống luận điểm hợp lý và khoa học cho bài viết.
Thông thường, luận điểm chính của bài viết thường nằm ở
những thao tác chính. Đây cũng là trọng tâm của bài viết. Những
thao tác hỗ trợ thường gắn với những ý phụ, ý bổ tsung, giúp
cho nội dung bài viết hoà chỉnh, trọn vẹn.
3.2.3. Rèn kỹ năng lập dàn ý

Bước đầu tiên trong rèn kỹ năng lập dàn ý tôi thường yêu
cầu học sinh phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu: +đề xuất được
hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết; + xác định mối
quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận điểm
trong việc thể hiện các yêu cầu của bài; + sắp xếp các luận điểm
theo trình tự chặt chẽ, khoa học.
Để giúp học sinh thực hiện được yêu cầu trên, tôi thường
hướng dẫn các em đặt hệ thống câu hỏi và tự trả lời: + câu hỏi
tìm luận điểm: Yêu cầu trọng tâm của đề là gì? Vấn đề cần giải
quyết có thể triển khai ở những khía cạnh, phương diện nào? +
Câu hỏi xác định quan hệ và vai trò của luận điểm: Những khía
cạnh, phương diện ấy quan hệ với nhau như thế nào? Phương
diện nào thể hiện tập trung và rõ nét các yêu cầu trọng tâm của
đề? + Câu hỏi sắp xếp luận điểm: Các khía cạnh, nội dung cần
nghị luận được trình bày như thế nào là tối ưu nhất?
Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng
25-30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình
thức nói (yêu cầu phải nói rõ căn cứ để nhận thức đề, đề xuất
luận điểm và sắp xếp ý). Cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn
chỉnh.
Chẳng hạn, với đề văn: Trong kiệt tác TKiều, Nguyễn
Du viết:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".
Anh (chị) hiểu như thế nào về câu thơ trên? Bằng sự hiểu
biết về Truyện Kiều và bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của ND, hãy
làm sáng tỏ ý thơ trên. /.
Ở đề trên, học sinh cần đề xuất được các luận điểm chính
sau:
- Giải thích ý nghĩa câu thơ của ND ("những điều trông thấy""?

"Đau đớn lòng"? )
- "Nỗi đau đớn lòng" trước "những điều trông thấy" của
ND được thể hiện như thế nào trong Truyện Kiều và
ĐTTK?
- Đánh giá về giá trị của Truyện Kiều, về nỗi niềm ND được thể
hiện qua tác phẩm của mình về sức sống của tác phẩm ND
Ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục
viết thành văn phần mở, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý.
Kỹ năng này nếu được làm một cách ráo riết và nghiêm
túc sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập
tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng học sinh làm bài
theo kiểu ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó, thậm chí làm bài
xong không biết mình viết gì. Tác dụng của khâu này là giúp
các em khi đọc đề thi có thể nhanh chóng hình thành hệ thống
luận điểm, định hướng kiến thức cho bài trong một khoảng thời
gian ngắn (15-30 phút) đầu giờ; bài viết của các em sẽ đủ ý và
mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa
học ở một bài văn HSG .
Qua thực tế thấy rất rõ, các em trong đội tuyển HSG có
khả năng nhận diện đề và lập dàn ý khá nhanh và tự tin, có ý
thức rõ rệt cần phải thiết lập hệ thống luận điểm trước khi bắt
tay vào viết bài.
3.2.4. Rèn luyện kỹ năng viết văn
Đây cũng là kỹ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề
xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn
có một bài viết hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu
biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc,
sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn
cứ vào chính bài viết của học sinh.
Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tôi thường tiến hành

theo các hình thức:
+Viết thành văn một đoạn ý: - Đoạn văn giải thích; - Đoạn
văn chứng minh một luận điểm trong bài (thường là luận điểm
chính); - Đoạn văn bình luận nâng cao.
+Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã
được giáo viên chữa (khoảng 2 bài /1 tuần).
+Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian
quy định (180 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải
diễn dạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu cầu học sinh
phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác,
sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn,
phong cách của người viết.
Để đạt được những yêu cầu đó, học sinh phải tham khảo
những bài văn mẫu do giáo viên lựa chọn, định hướng; Có thể
học tập cách viết của các bạn của mình (những đoạn, những ý
mà giáo viên cho là đúng và hay). Hình thức này rất có hiệu quả
bởi đó là những đoạn văn, bài văn hay do chính các em viết; Các
em rất tự hào khi có được bài văn, đoạn văn hay mà được thầy
cô và bạn mình trân trọng.
Kỹ năng viết thành văn phải được tiến hành thường xuyên
bằng hình thức ra đề cho các em làm thêm ở nhà, giáo viên
tranh thủ chấm và chữa kỹ cho các em.
3.2.5. Chấm và chữa bài
Đối với các em HSG§, khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra
được điểm mạnh, yếu cơ bản của mỗi bài; theo dõi và động viên
kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh trong từng bài viết.
Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết
câu, tổ chức ý phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và
định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của

mình. Và để tạo hứng thú, giáo viên có thể tổ chức hưỡng dẫn ọc
sinh đọc và chữa bài cho nhau.
4. Kết luận
4.1. Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG trong mấy năm
qua giúp tôi nhận ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song
trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi
đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sưc quan
trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn
chương, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được
người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy
sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn
có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích
luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc.
Trong đó, sự nhảy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh,
phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được
thành công.
4.2. Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi của bản thân tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và
bồi dưỡng HSG suốt trong nhiều năm qua. Có thể những điều
này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh
nghiệm, nhưng với tôi, đó là những điều tôi tâm đắc và bước đầu
đã có được những thành công. Rất mong nhận được sự đóng góp
chân thành của các đồng nghiệp để tôi có thể tiếp tục làm tốt
công việc này trong những năm học tiếp theo.

Vinh, tháng 5 - 2005

×