Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây ớt ngọt tại farm Orca – Moshav Iddan – Arava – Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

THÀO SEO QUANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY ỚT NGỌT
TẠI FARM ORCA, MOSHAV IDAN, ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


---------------------------

THÀO SEO QUANG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY ỚT NGỌT
TẠI FARM ORCA, MOSHAV IDAN, ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông

THÁI NGUYÊN - 2017


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
trung tâm, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và
kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông, và
các thầy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bam giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế trường
Đại học Nông lâm (ITC), Trung tâm Arava International Center for
Agriculture Training (AICAT) đã giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình tôi học
tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông chủ farm, công nhân và bạn bè trong
farm Orca đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên cho tôi để tôi thực hiện tốt
đề tài nghiên cứu này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Thào Seo Quang


ii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CÁC BIỂU ĐỒ ............... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 3
2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel............................................................ 3
2.1.2. Tổng quan về vùng Arava................................................................. 6
2.1.3. Tổng quan về cây ớt ngọt.................................................................. 7
2.2. TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP ISRAEL .............................. 8
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT....10
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ................................................. 11
2.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 11
2.4.2. Trong nước ...................................................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17


iii

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 17
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 17
3.2.1. Khái quát về nông trại..................................................................... 17
3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại nông trại
Orca, thuộc moshav Idan – vùng Arava – Israel ...................................... 17
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất........................................................ 18
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................. 18
3.3.2. Thu tập số liệu sơ cấp ..................................................................... 19
3.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............. 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22
4.1. KHÁI QUÁT VỀ TRANG TRẠI ......................................................... 22
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ ỚT TẠI FARM
ORCA ........................................................................................................... 24
4.2.1. Tình hình sản xuất........................................................................... 24
4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ ớt .................................................... 33
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỂU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT .......................................... 34
4.3.1. Tính hiểu quả về kinh tế ................................................................. 34
4.3.2. Tính hiệu quả về xã hội................................................................... 36
4.3.3. Tính hiệu quả về môi trường .......................................................... 37
4.3.4. Tính bền vũng và khả năng áp dụng mô hình tại Việt Nam ........... 37
4.4. THUÂN LỢI, KHÓ KHĂN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT ..... 38
4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 38
4.4.2. Khó khăn ......................................................................................... 39
4.4.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................... 39


iv

4.4.4. Đề xuất ............................................................................................ 39

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 40
5.1. KẾT QUẢ ............................................................................................. 40
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

GTSX

Giá trị sản xuất

CPSX

Chi phí sản xuất

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp Liên Hiệp Quốc

TN

Tốt nghiệp

GDP

Tổng sản lượng nội địa

USD

Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ (đô la)

ft

Đơn vị đo chiều dài, rộng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: KHÍ HẬU ARAVA (NEGEV) ....................................................... 23
BẢNG 2. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG ỚT TỪ NĂM 2015
ĐẾN 2017 ....................................................................................... 24
BẢNG 3. SỐ LƯỢNG NHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ CÁCH PHÂN BỐ
LAO ĐÔNG CỦA FARM .............................................................. 25
BẢNG 4. SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI MÁY NÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG
TRẠI ............................................................................................... 26
BẢNG 5. TỶ LỆ BÓN VÀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN CHO CÂY ỚT NGỌT

THEO THÁNG TRONG VỤ MÙA 2016-2017 ............................ 27
BẢNG 6. MỘT SỐ LOÀI BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY ỚT .................... 28
BẢNG 7. CÁC LOẠI THUỐC BVTV ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÂY ỚT ĐÃ
ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở ISRAEL ............................................ 29
BẢNG 8. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯƠNG NƯỚC MƯA TRUNG
BÌNH TRONG NĂM CỦA SA MẠC NEGEV ............................. 30
BẢNG 9: LƯỢNG NƯỚC TƯỚI VÀ CÁCH TƯỚI ..................................... 32
BẢNG 10: HIỂU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ỚT NGỌT NĂM 2017 ......... 35


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Vị trí địa lý của Israel........................................................................... 3
Hình 2: Vị trí địa lý Arava ................................................................................ 6
Hình 3: Một sinh viên Đông Ti-mo đang rải sâu thiên địch. .......................... 30
Hình 4: Một góc nhỏ của thung lũng Arava ................................................... 31
Hình 5: Mô hình tưới nhỏ giọt (nguồn: ảnh mạng)......................................... 33
Hình 6: Bể chứa nước và chứa phân. .............................................................. 33
Hình 7: Nhân công giải lao sau giờ đóng gói sản phẩm ớt ở packinghouse ... 34
Hình 8: Ớt được bày bán ở một chợ của thành phố Tel Aviv. ........................ 34


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
- Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể
tái tạo được đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về

diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và những
hoạt động sử dụng đất thiếu hiểu biết con người trong quá trình sản xuất.
Khi xã hội phát triển, dân số tang nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, kéo theo nhưng đồi hỏi ngày căng về nhu cầu lương thực cũng
như nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích chuyên dùng…. Điều này
đã gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho
quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả
năng khai hoang những vùng đất mới có khả năng sản xuất nông nghiệp gần
như đã cạn kiệt. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất sản xuất
nông nghiệp và sử dụng có hiệu quả trên quan điểm sinh thái, bền vững đang
ngày càng trở nên cấp thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi
vùng đất sản xuất nông nghiệp trong từng vùng riêng biệt để từ đó đưa ra
được các giải pháp mang tính chiến lược trong sử dụng đất lâu bền.
- Cây ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt là một loại cây thuộc loài
Capsicum annuum. Ớt chuông được xếp vào loại ớt ít cay với nhiều loại màu
sắc khác nhau bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la/ nâu,
vanilla/trắng và màu tím.
- Israel là một đất nước nhỏ với diện tích trên 20.000 km2, trong đó
70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ
khắc nghiệt, sự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo của con người Israel cũng như
việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và trồng ớt


2

ngọt ở vùng sa mạc cho năng suất rất cao, với lại ớt tại Israel được trồng là
dòng ớt cao sản, có khả năng sinh trưởng và phát triển vô hạn, cây lên tới đâu,
hoa và quả tới đó, đây là một trong nhưng nghiên cứu thuộc hàng tiên tiến
nhất của Israel. Vì vậy, tôi quyết định làm đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất trồng cây ớt ngọt tại farm Orca – Moshav Iddan – Arava –

Israel”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá quá trình sử dụng đất nông nghiệp và ứng dụng các
công nghệ khoa học trong sản xuất ớt ngọt ở Israel làm cơ sở cho việc đề xuất
hướng cải tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên đất đai ở Việt Nam để
đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của farm Orca – Moshav
Idan – vùng Arava - Israel.
-Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ (cây trồng cụ thể) tại farm
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự
nhiên – kinh tế - xã hội tại trang trại (cây trồng cụ thể)
- Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Tổng quan về đất nước Israel
- Vị trí địa lý: Israel là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam
của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với
Liban về phía bắc, với Syria về phía đông bắc, với Jordan về phía đông, và
lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza của Palestine về phía đông
và phía tây, và với Ai Cập về phái tây nam. Quốc gia này có diện tích tương
đối nhỏ, song lại có đặc điểm địa lý đa dạng. Trung tâm tài chính của Israel là
Tel Aviv và Jerusalem.


Hình 1: Vị trí địa lý của Israel
- Lịch sử hình thành: Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên
hợp quốc thông qua một phương án phân chia cho Lãnh thổ ủy trị Palestine.
Phương án này quy định biên giới của các nhà nước Ả Rập và Do Thái mới,
và khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hiệp Quốc dưới một
chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh đối với
Palestine được định vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Đến ngày đó,


4

một thủ lĩnh Do Thái là David Ben – Gurion tuyên bố "thành lập một nhà
nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi Nhà nước Israel", thể
chế sẽ bắt đầu hoạt động khi kết thúc sự quản lý ủy trị. Biên giới của nhà
nước mới không được xác định trong tuyên bố. Quân đội các quốc gia Ả Rập
lân cận xâm chiếm cựu lãnh thổ do Anh quản lý ủy trị vào ngày sau đó và
chiến đấu với lực lượng Israel. Kể từ đó, Israel chiến đấu trong một số cuộc
chiến với các quốc gia Ả Rập lân cận, trong quá trình đó Israel chiếm đóng Bờ
Tây, ban đảo Sinai (1956–57, 1967–82), bộ phận của miền nam Liban (1982–
2000), Dải Gaza (1967–2005; vẫn bị xem là chiếm đóng sau 2005) và Cao
nguyên Golan. Israel mở rộng pháp luật của mình đến Cao nguyên Golan
và Đông Jerusalem, song không đến Bờ Tây. Các nỗ lực nhằm giải quyết
xung đột Israel–Palestine không đạt được kết quả là hòa bình. Tuy nhiên, các
hiệp ước hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan được ký kết thành công.
Sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem là hành
động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử hiện đại.
- Thệ chế nhà nước: Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà
nước Do Thái và dân chủ. Israel có thể chế dân chủ đại diện có một hệ thống
nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu. Thủ tướng là người đứng đầu
chính phủ và Knesset đóng vai trò cơ quan lập pháp.

- Kinh tế: Israel là một quốc gia phát triển và là một thành viên
của OECD, có nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới theo GDP danh nghĩa tính đến
năm 2016.
- Y tế - Giáo dục: Quốc gia này hưởng lợi từ lực lượng lao động có kỹ
năng cao, và nằm trong số các quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới với tỷ lệ
công dân có bằng bậc đại học vào hàng đầu. Israel có tiêu chuẩn sinh hoạt cao
nhất tại Trung Đông, và đứng thứ tư tại châu Á, và nằm trong các quốc gia có
tuổi thọ dự tính cao nhất thế giới.


5

- Dân số: Theo xác định của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số
Israel vào năm 2017 ước đạt 8.747.080 người. Đây là quốc gia duy nhất trên
thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 hay 74,8% công dân
được chỉ định là người Do Thái. Nhóm công dân lớn thứ nhì trong nước
là người Ả-rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu
hết người Ả Rập Đông Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo phái
Hồi giáo Sunni, bao gồm một lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư;
còn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo và Druze cùng các nhóm khác. Israel còn có
một lượng cư dân đáng kể là các công nhân ngoại quốc, và những người tị
nạn từ châu Phi và châu Á không có quyền công dân, trong đó có những
người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi.
- Du lịch: Du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo, là một ngành quan trọng
tại Israel, nhờ có khí hậu ôn hòa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích
lịch sử và kinh thánh, và địa lý độc đáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại
cho ngành du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của
người Palestine. Năm 2013, một báo cáo cho hay 3,54 triệu du khách đến
Israel, địa điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến
đó. Israel có số lượng bảo tàng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.

-Tài nguyên – khoáng sản: Mặc dù có tài nguyên tự nhiên hạn chế, song
do phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trong
nhiều thập niên nên Israel phần lớn tự cung cấp được thực phẩm, trừ ngũ cốc
và thịt bò. Nhập khẩu vào Israel đạt tổng kim ngạch 57,9 tỉ USD vào năm
2016, bao gồm kim loại thô, thiết bị quân sự, hàng hoá đầu tư, kim cương thô,
nhiên liệu, lương thực, hàng tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của
Israel là máy móc và thiết bị, phần mềm, kim cương chế tác, nông sản, hoá
chất, hàng dệt may; năm 2016, Israeli xuất khẩu trị giá 51,61 tỉ USD.


6

2.1.2. Tổng quan về vùng Arava
- Vị trí địa lý và diện tích: Khu vực Arava nằm ở nam của Biển Chết,
dọc theo biên giới của Israel với Vương quốc Jordan. Vùng này bao gồm
khoảng 1.400 km vuông sa mạc, tổng diện tích khoảng 150.000 ha, chiếm
khoảng 6% tổng diện tích của Israel. Gồm 5 moshav (Idan, Hazeva, Ein
Yahav, Tsofar và Faran) duy trì được 460 trang trại đang hoạt động và hai
trung tâm cộng đồng (Sapir và Zukim) với tổng cộng chỉ có 3.000 cư dân.

Hình 2: Vị trí địa lý Arava
- Dịch vụ: Các hoạt động và dịch vụ công cộng khu vực của Arava
được đặt tại Trung tâm Sapir .
- Khí hậu trong Arava:
 Sự bốc hơi nước: 3200 mm /năm, 14 mm /ngày vào tháng tám, 3
mm/ngày trong tháng một.


7


 Lượng mưa: 25-50 mm /năm; hay có lũ vào mùa mưa.
 Nhiệt độ: mùa đông 5-25 độ C. Vào tháng 1 thì có 2-3 đêm lạnh giá,
mùa hè là mùa đặc trưng cho kiểu khí hậu của vùng Arava . Vào những giờ
chiều nhiệt độ tương đối cao.
- Tài nguyên đất: Đất ở đây khô cằn, bị nhiễm mặn, nguồn nước cũng
bị nhiễm mặn hoặc lợ nhưng nông dân đã làm gì để khắc phục được cái nắng
nóng, lấy gì để xử lý nguồn nước và đất bị nhiễm mặn để sản xuất nông
nghiệp.
- Nền nông nghiệp: Với tổng diện tích nông nghiệp là 250 hecta và
khoảng 460 hộ gia đình sản xuất, lượng sản phẩm rau tươi xuất khẩu chiếm
khoảng 65% (trừ khoai tây và cà rốt) khoảng 13% lượng hoa xuất khẩu.
Sản xuất chủ yếu trong số các cây trồng như cây ớt, cây chà là, cây sung,
cà chua, dưa, hoa, nho và cá. Chất dinh dưỡng và lượng nước được sử dụng
chính xác được phân phối bằng công nghệ máy tính thậm chí có thể tái chế nước
tưới. Một số nông dân ở Arava chuyên về canh tác hữu cơ và trồng trọt
2.1.3. Tổng quan về cây ớt ngọt
- Tên gọi: “Ớt” là một sự nhầm lẫn của Christopher Columbus khi ông
mang loài cây này trở về Châu Âu. Vào lúc đó thì “hồ tiêu”, quả của một loài
cây không liên quan gì đến ớt chuông có xuất xứ từ Ấn Độ, Piper nigrum, là
một loại gia vị đắt giá; tên gọi “ớt” vào lúc đó được sử dụng tại châu Âu cho
bất kỳ loại gia vị nào mà nóng và hăng, và cũng tự nhiên được đặt cho chi
thực vật vừa mới được phát hiện là Capsicum. Tên thay thế thông thường nhất
của họ cây này, “chile”(ớt), có nguồn gốc từ tiếng Mexico, từ ngôn ngữ
Nahuatl là chilli hay xilli. Ớt chuông về mặt thực vật học là trái cây, nhưng lại
thường được xem là rau quả trong lĩnh vực nấu nướng. Từ “bell pepper”,
“pepper” hay ở Ấn Độ, Úc và New Zealand là “capsicum”, thường được sử
dụng cho bất kỳ quả nào có hình chiếc chuông, không kể màu sắc. Trong


8


tiếng Anh hay tiếng Anh Canada, quả chỉ đơn giản là nói đến “pepper”, hay
kèm theo màu sắc (như trong từ “green pepper”), trong khi ở Hoa Kỳ và
Malaysia, người ta thường nói đến “bell pepper”. Trong tiếng Anh Canada thì
sử dụng cả hai chữ “bell pepper” và “pepper” thay thế cho nhau.
- Màu sắc: Hầu hết ớt chuông có màu xanh, vàng, cam, và đỏ. Hiếm
hơn thì có thể là màu nâu, trắng, cầu vồng, Oải hương (màu), và tím sẫm, tùy
thuộc vào giống ớt chuông. Thường nhất là, các quả chưa chín thì có màu
xanh lục, hay ít gặp hơn là vàng xám hay màu tím. Ớt chuông đỏ chỉ đơn giản
là ớt chuông xanh đã chín, dù rằng giống Permagreen vẫn duy trì màu xanh
lục ngay cả khi đã chín hoàn toàn. Ớt chuông xanh thì ít ngọt và hơi đắng hơn
so với ớt chuông vàng và cam, và ớt chuông đỏ có vị ngọt nhất. Vị của ớt
chuông chín cũng có thể rất đa dạng tùy theo điều kiện trồng và điều kiện bảo
quản sau khi thu hoạch. Quả ngọt nhất được để chín hẳn trên cây ngoài nắng,
còn quả thu hoạch khi còn xanh hay để tự chín khi bảo quản thì ít ngọt hơn.
- Dinh dưỡng: Ớt chuông rất giàu các chất chống oxi hóa và vitamin C.
So với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn.
Lượng carotene, giống như lycopene, trong ớt chuông đỏ là cao gấp 9 lần. Ớt
chuông đỏ còn chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt chuông xanh. Cả ớt
chuông đỏ và xanh đều có chứa nhiều axit para coumaric
-Đặc tính thơm của ớt chuông xanh là do hợp chất 3-iso Butyl-2methoxypyrazine (IBMP). Ngưỡng phát hiện trong nước của nó là khoảng 2 ng/L.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP ISRAEL
- Đặc điểm chung: Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao.
Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà
xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong
nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc
nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. 2,8% GDP


9


Israel là từ nông nghiệp. Trong tổng số lao động trên toàn lãnh thổ là 2,7 triệu
người, 2,6% làm việc trong sản xuất nông nghiệp và 6,3% trong các dịch vụ
liên quan đến nông nghiệp.
- Thành tựu: Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông
nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất
khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao
động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn
lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê,
ca cao, đường. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp
độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những
người Do Thái hồi hương từ khắp nơi trên thế giới.
- Tổng sản phẩm nông nghiệp: Bởi vì sự đa dạng của các loại hình đất
đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Lúa mì, các loại
cây thuộc chi lúa miến và bắp được trồng ở 215,000 hecta, trong đó 156,000
hecta chỉ trồng vào mùa đông.
- Trái cây và rau củ bao gồm các loại cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài,
nho. Chúng được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải. Cà chua, dưa
leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước; dưa gang được trồng
trong mùa đông ở các thung lũng. Các vùng cận nhiệt đới của đất nước trồng
chuối và chà là, vùng đồi núi phía bắc trồng táo, lê, chery. Ngoài ra, các vườn
nho được trồng khắp đất nước, ngành chế biến rượu của Israel đang cạnh
tranh mạnh với thế giới.
- Năm 1997, 107 triệu USD giá trị của sợi bông vải được trồng ở Israel,
hầu hết bông vải đều được đặt hàng từ trước khi trồng. Bông vải được trồng
trên 28.560 hecta đất, tất cả đều được canh tác bằng lối tưới nước nhỏ giọt.
Năng suất bông vải trung bình đối với giống Acala là 5,5 tấn một hecta, giống
Pima là 5 tấn một hecta. Đây là năng suất bông vải cao nhất thế giới.



10

- Nội địa: Trong khi Israel nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc (xấp xỉ
80% lượng tiêu thụ), nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm
nông nghiệp và thực phẩm đóng gói khác.
- Xuất khẩu: Trong nhiều thế kỷ, nông dân đã trồng được nhiều loại trái
cây khác nhau thuộc chi cam chanh như bưởi, các loại cam, các loại chanh.
Trái cây thuộc chi cam chanh là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của
Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm
và nông sản được trồng trong nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản
phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm
và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp.
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung, hiểu quả sử
dụng đất nói riêng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
 Đảm tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế
của nền kinh tế quốc dân
 Đảm bào tính toàn diện và hệ thống – tức là có cả chỉ tiêu tổng quát
và chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu phụ
 Đảm bảo tính đơn giản và khả thi
 Phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nước ta, đồng thời có
khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là những sản
phẩm có khả năng xuất khẩu.
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, đó
là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác là giữa chi
phí và các kết quả thu được từ chi phí đó. Tùy theo các hệ thống tính toán mà
các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sẽ có sự khác nhau.


11


- Tính hiệu quả kinh tế: Tất cả các hệ thống chỉ tiêu đều bắt nguồn từ
mối quan hệ giữa đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy công thức
tổng quát về hiệu quả là:
Hiệu quả

=

Kết quả thu được
Chi phí bỏ ra

Ta có thể xem xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên công
thức tổng quát trên ta có như sau:
 Hiệu số kết quả thu trừ đi chi phí bỏ ra cho giá trị cao thì đó là trị số
tuyệt đối của hiệu quả
 Tỷ số giữa hiệu số hiệu quả trên chi phí bỏ ra mà đạt giá trị cao là trị
số tương đối của hiệu quả
 Tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được mà đạt giá trị nhỏ nhất
thì biểu thị chi phí cần thiết để có một đơn vị kết quả (hay còn gọi là xuất tiêu
hao, xuất chi phí)
- Tính hiệu quả về xã hội: Đánh giá dựa khả năng đáp ứng lại nhu cầu
của con người
- Tính hiệu quả môi trường: Trên cơ sở không gây tổn hại đến cơ sở vật
chất, với tự nhiên.
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
2.4.1. Trên thế giới
Hiện nay, người ta không chỉ quan tâm tới việc khai thác nguồn lợi từu
đất để đảm bảo nhu cầu về lương thực và vận dụng cho xã hội mà con người
ta còn rất quan tâm đến mối cân bằng giữa sản xuất, môi trường và tính bền

vững của vấn đề phát triển nông nghiệp.
Công tác đánh giá đất đai đã được hình thành từ lâu. Tuy vậy, việc
đánh giá đất mới thật sự ra đời từ những thập niên 50 của thế kỷ XX.


12

Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung,
phương pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phương pháp đánh giá đất khác
nhau, nhưng nhìn chung theo hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự
nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét
tới điều kiện tự nhiên. Nhưng dù có theo phương pháp nào thì cũng phải lấy đất
đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng.
- Phương pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: theo quyết định của
Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên bang và
được Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích:
 Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất
 Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp
 Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm
 Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch
Đánh giá đất được chia theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá
riêng (theo hiệu quả của từng loại cây trồng).
Chỉ tiêu đánh giá là:
 Năng suất – giá thành sản phẩm
 Mức hoàn vốn
 Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)
Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây
họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất. Đánh giá đất chủ yếu dựa trên cơ sở
các đặc tính khí hậu, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật.
Nguyên tắc đánh giá mức độ thích hợp là chia khả năng sử dụng đất thành các

nhóm và lớp trong đó nhóm đất thích hợp được tách ra theo sự khác biệt về
loại hình thổ nhưỡng như địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ
nước. Kết quả đánh giá đất của Liên Xô (cũ) đã giúp cho việc thống kê tài


13

nguyên đất đai và hoạch định chiến lược sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên
đất trong phạm vi toàn Liên bang Xô Viết.
- Đánh giá đất đai ở Mỹ
Phương pháp đánh giá đất đai của Mỹ là dựa vào các yếu tố hạn chế
trong sử dụng đất, các yếu tố này được chia thành hai nhóm:
 Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không
thể cải tạo được như độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt.
 Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục được
bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh
dưỡng, những trở ngại về tƣới hoặc tiêu.
Đánh giá mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu được xác định dựa
trên những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung của phương pháp là
các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng
đất là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả
năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất.
Tóm lại : Các nước trên Thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá, phân
hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức độ chi tiết cho các
vùng cụ thể. Hạng đất được phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện
từng nước.
- Phương pháp đánh giá đất đai của FAO:
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công
tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực của Liên
hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp

kinh nghiệm của nhiều nước, xây dựng lên bản : Đề cương đánh giá đất đai
năm 1976. Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp
nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hành
loạt các tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản như : Đánh giá đất cho nông


14

nghiệp nhờ nước trời năm 1983, cho các vùng nông nghiệp được tưới năm
1985, đánh giá đất cho các vùng rừng năm 1984 và đánh giá đất cho đồng cỏ.
Trước hết cần xác định : Đề cương và hướng dẫn của FAO là khát quát toàn
bộ nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và
tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho
sát đúng và phù hợp.
Đề cương đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất như sau :
 Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá, phân hạng cho các loại
sử dụng đất cụ thể.
 Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu
tư cần thiết trên các loại đất đai khác nhau.
 Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp
 Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng
 Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững.
 Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.
Đề cương đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ lược, bán chi tiết và chi
tiết ; hai phương pháp đánh giá : phương pháp hai bước và phương pháp song
song để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. 12 Trong đánh giá đất được
chia thành hai bậc : thích hợp và không thích hợp
- Trong bậc thích hợp chia thành 3 hạng :
 Thích hợp cao (Hight suitable)

 Thích hợp trung bình (Moderately suitable)
 Kém thích hợp (Marginally suitable)
- Bậc không thích hợp chia thành 2 hạng :
 Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable)
 Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable)


15

Từ lớp thích hợp trung bình và kém được chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ
bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản
lý, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra,
các hướng dẫn cụ thể khác như : Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị
đất đai, phân hạng mức độ thích hợp… Có thể nói, đề cương hướng dẫn của
FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.
2.4.2. Trong nước
- Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu Xuất phát từ quá trình sản xuất
nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông
nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh
nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu để bố trí thích hợp cho từng loại cây
trồng. Năm 1092 thời nhà Lý người ta đã biết tiến hành đạc điền Vào thời nhà
Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các hạng điền nhằm phục vụ công tác quản
lý và thu thuế điền địa. Vào thời Gia Long nhà Nguyễn đã phân chia thành
"Tứ hạng điền" và "Lục hạng thổ" để làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp
ruộng đất.
- Thời Pháp thuộc nhằm mục đích khai thác tài nguyên đất, công tác
nghiên cứu đánh giá đất được chú ý và tiến hành nghiên cứu ở các vùng đất
màu mỡ để xác định tiềm năng và lựa chọn đất đai lập đồn điền trồng cây
ngắn ngày và dài ngày.
- Sau hoà bình lặp lại, các công trình nghiên cứu về đất cũng như đánh

giá đất đai ở hai miền có những thành tựu khác nhau. Tại miền Bắc, được sự
giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) các nhà khoa học Việt Nam đã tiến
hành điều tra ở miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, mỗi huyện đều xây dựng được sơ
đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ
bản về đất được công bố như Fridland V. M với "Một số kết quả nghiên cứu
bước đầu về đất miền Bắc Việt Nam"; Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia


16

Tu với "Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam", Tôn Thất Chiểu với
"Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam"...
- Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản đã cùng một số cán bộ
khoa học của Viện Thổ nhưỡng nông hoá như Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tính,
Nguyễn Văn Thân... thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng
đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã thuộc 9 vùng chuyên canh thu được những kết
quả phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất.
- Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng
dụng quy trình đánh giá đất của FAO được tiến hành và thu được nhiều kết
quả tốt như nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức độ
thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn
Khang và Phạm Dương Ưng với những kết quả nghiên cứu bước đầu đánh giá
tài nguyên đất đai Việt Nam. Nguyễn Công Pho với đánh giá đất vùng đồng
bằng Sông Hồng. Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng
dự án đa mục tiêu EA SOUP. Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ
thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
- Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 được ban hành, Tổng cục Địa Chính và
sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trường triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng
đất đai toàn quốc, tất cả các cấp. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối

14 quan hệ đất đai được điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất
đai được tiếp cận với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN. Tạo một bướcc cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn
lương thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Nói cách khác là sử dụng
tài nguyên đất được hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không
ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau.


×