Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo Cáo Quản Lý Tài Nguyên Đất ở Chiềng Mai Mai Sơn Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.72 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Người hướng dẫn:
Phạm Đức Thịnh
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Danh sách thành viên nhóm 4
Tằng Thanh Tuyền ( nhóm trưởng )
Lường Văn Tưởng ( nhóm phó )
Lò Thị Dương
Lò Thị Vấn
Lầu Thị Xé
Lò Văn Nguyên
Lường Văn Tứ
Lò Văn Cường
Chảo Cáo Dùn
Lò Văn Hùng
Hoàng Huy Du
Thào A Linh
Lớp: K56 ĐHQLTN & MT (A)
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc
gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái
đất, vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.


C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo
vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Nước ta, hiện nay đang trong công cuộc đổi mới chúng ta tiến hành công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước kéo
theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, bên
cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa
dạng và phức tạp. Vậy nên ngành quản lý đất đai buộc phải có những thông tin, dữ
liệu về tài nguyên đất một cách chính xác đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và
quản lý một cách khoa học chặt chẽ thì mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu
quả cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên đất gắn liền với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi
trường.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp sinh viên ôn tập lại những kiến thức lý thuyết về quản lý tài nguyên
đất và tận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.

- Giúp sinh viên biết cách nhìn nhận vấn đề thu thập số liệu, tổng hợp số
liệu, phân tích đánh giá tình hình quản lý tài nguyên đất bền vững cho một địa
điểm cụ thể.


2. Yêu cầu
- Sinh viên phải nỗ lực, chủ động và sáng tạo nắm bắt chuyên môn, thực
hiện đầy đủ nội dung thực tập theo trình tự các bước.
- Sinh viên phải tham gia đầy đủ số buổi thực tập.
- Biết cách vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đề xuất biện pháp kỹ
thuật giải quyết các vấn đề chuyên môn mà thực tiến đặt ra.
- Mỗi học phần sinh viên phải viết báo cáo về các nội dung đã tiến hành
trong đợt thực tập, kết hợp với quá trình thực tập của sinh viên để môn học làm cơ
sở đánh giá cho điểm bằng kết quả thực tập môn học (theo quy chế đào tạo hiện
hành).
III. ĐẶC ĐIỂM
3.1. Đặc điểm chung
Xã Chiềng Mai là xã vùng 2 nằm về phía Tây bắc của huyện Mai Sơn chạy
dài 11 Km dọc theo Quốc lộ 4G và đường trục xã Chiềng Mai - Chiềng Ve, cách
trung tâm huyện 30 km;
Xã có tổng diện tích tự nhiên là: 2.136 ha trong đó: diện tích đất nông
nghiệp: .....ha trong đó diện tích lúa nước 2 vụ: 91,25 ha, diệt tích cây cà phê: 388
ha, diện tích ngô: 123,37 ha, còn lại là các loại cây trồng khác;
Toàn xã có 25 bản, 01 Tiểu Khu 3 trường ( Trường THCS, Tiểu Học, Mầm
Non ), Phòng khám đa khóa khu vực và trạm Y tế xã, phân bố dân cư nằm dọc theo
tuyền Quốc lộ 4G và đường trục xã Chiềng Mai - Chiềng Ve;
Tổng số hộ: 1.218 hộ, 4.967 khẩu xã có hai dân tộc thái và kinh cùng sinh
sống trong đó dân tộc thái chiếm trên 87,7 %;
3.2 Đặc điểm của bản Vựt
- Địa điểm: bản vựt, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

- Dân số 207 nhân khẩu/ 54 hộ.
- Thành phần dân tộc: gồm 2 dân tộc là Thái, Kinh.
- Tại bản công việc chủ yếu của người dân là lao động sản xuất nông nghiệp


3.3. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.000 trên địa
bàn xã Chiềng Mai có các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 1.236 ha, chiếm 58,5% diện tích tự
nhiên, đất có tầng dày và độ phì cao, tỷ lệ mùn lớn thích hợp cho các loại cây trồng
cạn, và các loại cây ăn quả.
- Nhóm đất đá vôi: Có diện tích 554 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên, tầng đất
không dày độ phì kém, thường bạc màu ít thích hợp cho trồng các loại cây lâm
nghiệp.
- Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích 92 ha, chiếm 4,3% diện
tích tự nhiên. Đây là loại đất được nhân dân khai thác trồng lúa nước 2 vụ và 1 vụ
tại các bản vùng thấp.
- Các loại đất khác: Diện tích 217 ha, chiếm 10,2% diện tích tự nhiên.
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Tình hình quản lý đất đai khu vực thực tập
4.1.1. Tình hình quản lý đất đai
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai có hiệu lực, UBND tỉnh Sơn La, UBND huyện Mai Sơn đã tổ chức các
lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên
truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng
nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện Luật đất đai.
Việc ban hành các văn bản cụ thể hoá các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
đồng thời tổ chức đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các văn bản trên địa
bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai năm 2003 được UBND Xã
Chiềng Mai thực hiện khẩn trương giúp công tác quản lý đất đai đã từng bước đi

vào nền nếp


Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm gần đây đã
được quan tâm thực hiện. Xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Mai Sơn tiến hành rà soát và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
phục vụ cho giao đất, cấp giấy CNQSD đất theo chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ,
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo qui định.
Các kết quả trên góp phần tích cực trong việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn xã.
Hiện nay xã đang tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của xã.
4.1.2. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý đất đai tại khu vực
4.1.2.1. Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của huyện ủy – HĐND – UBND và các
phòng ban chuyên môn của xã, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự
đoàn kết, thống nhất của cán bộ và nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được ổn định và giữ vững; Cùng với việc kế thừa được các số liệu các
năm trước cộng với ý thức của người dân tương đối cao thuận lợi cho công tác
kiểm kê, kiểm tra cũng như theo dõi và quản lý đất đai của khu vực.
4.1.2.2. Khó khăn
- Địa hình dốc nên công tác đo dạc còn khó khăn. Các hộ dân không sử
dụng đất đúng theo mục đích cùng với việc giải quyết các tranh chấp về đất đai còn
gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc quản lý còn thủ công, chưa áp dụng được các
công nghệ khoa học vào thực tiễn là các nguyên nhân khiến công tác quản lý đất
đai ở địa phương gặp khó khăn.
- Dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, diện tích đất
nông nghiệp bình quân đầu người thấp, chủ yếu là đất dốc, trình độ dân chí không
đồng đều.

4.2. Tình hình sử dụng đất của khu vực thực tập
4.2.1. Hiện trạng sử dụng, tiềm năng đất của khu vực.
1. Hiện trạng sử dựng đất của bản Vựt
Bảng 01. Cơ cấu sử dụng đất trồng


Loại đất
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
Chưa sử dụng

Diện tích (ha)
34,6 ha
117,4 ha
0 ha

Tỉ lệ %
22.76 %
77,24 %
0%

2. Đánh giá tiềm năng đất của bản
Hiện nay quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cơ bản đã được khai
thác triệt để, khả năng khai thác mở rộng thêm diện tích đưa vào sản xuất nông
nghiệp là rất hạn chế nhất là đối với đất trồng lúa. Tiềm năng đất sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp cải tạo đất và áp dụng khoa
học kỹ thuật canh tác để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ (trồng cây
vụ đông).
Tiềm năng đất đai có thể khai thác để mở rộng quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn
xã được từ quỹ đất chưa sử dụng, bằng việc khoanh nuôi tái sinh thành rừng trên

phần diện tích đất có cây lùm bụi xen lẫn cây thân gỗ rải rác và trồng rừng trên
diện tích đất trống thảm cỏ để tăng diện tích đất lâm nghiệp. Dự kiến đến năm
2020 cải tạo đất đồi núi chưa sử dụng để đưa vào trồng rừng và khoanh nuôi tái
sinh rừng.
4.2.2. Mức độ suy thoái đất và các biện pháp
- Nguyên nhân
Chủ yếu là do con người trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài
nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý đã gây ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái.
Trong một thời gian dài việc bảo vệ rừng không được quan tâm đúng mức
dẫn đến diện tích rừng giảm, các loài động thực vật rừng giảm sút nghiêm trọng,
nguồn nước bị ô nhiễm, đất bị xói mòn rửa trôi bề mặt nghèo dinh dưỡng.
Tập quán sinh sống không vệ sinh, chăn thả gia súc, gia cầm bừa bãi và các
hoạt động trong nông nghiệp như: Sử dụng phân bón hoá học, phun thuốc trừ sâu,


chế biến cà phê không hợp lý, tập quán canh tác lạc hậu cũng gây ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ bản môi trường
tự nhiên của bản vẫn giữ được sắc thái tự nhiên.
Ý thức bảo vệ đất, canh tác hợp lý của người dân chưa cao, đôi khi còn
mặc kệ theo kiểu “cha chung không ai khóc”, chạy theo lợi nhuận kinh tế khiến đất
trở nên bạc màu, thoái hóa hơn.
- Biện pháp
Cần chú trọng phát triển rừng, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi
mô hình sản xuất, các hoạt động chế biến,..., nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh
sạch sẽ trong từng thôn bản và cộng đồng,...
Hiện nay, tại khu vực, các hộ dân áp dụng canh tác nông nghiệp theo các biện
pháp, các cách tiên tiến hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đối với đất đồi núi, người dân trồng cây cà phê, đôi khi xen canh với cây ăn
quả, cây lâm nghiệp,… theo các đường đồng mức đã giảm đáng kể quá trình xói

mòn đất. Ngoài ra, một số hộ còn trồng cây tre thành hàng dưới chân đồi hay ở
ranh giới các nương để chắn đất, hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi của đất một
cách đáng kể.
Đối với đất ruộng trồng lúa, hoa màu thì qua quá trình canh tác, đất bị chua,
người dân đã bón thêm vôi, thực hiện thau chua cho ruộng lúa làm giảm độ chua
của đất.Theo khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu thấy, hầu hết diện tích đồi núi đều
được phủ xanh, diện tích đất trống đồi núi trọc không đáng kể. Độ che phủ đất cao,
khiến cho mức độ xói mòn đất được giảm đáng kể. Đất màu được giữ lại khiến cho
chất lượng đất tốt, năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, công tác
quản lý đất đai được thực hiện tốt, hợp lý, đất đai được sử dụng đúng mục đích và
đuợc cải tạo thường xuyên khiến chất lượng đất luôn đuợc đảm bảo.
4.2.3 Các hoạt động sản xuất của khu vực


- Chăn nuôi: vừa và nhỏ chủ yếu phúc vụ như cầu của mình như: trung bình mỗi hộ
chăn nuối gia súc là 5-10 con, gia cầm từ 1-3 con. Còn thủy sản trng bình mỗi hộ
khoảng 50-100kg.
- Chồng cây nông nghiệp: người dân chồng chủ yếu các loại cây lâu năm như: cây
cà phê, soài.và một số cây ngăn còn chồng ít như: lúa, ngôn…
- Trong buôn bán tiểu- thủ công: Người dân vẫn còn ít hoặc không buôn
4.2.4 Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế với 30 hộ dân của bản về lựa
chọn cây trồng theo các tiêu chí như: dễ trồng, dễ kiếm giống, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của khu vực hay chu kỳ kinh doanh ngắn,... Có thể biểu diễn qua
bảng sau
Bảng 02. Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của khu vực(30 hộ)
STT

Loại cây/ Vật nuôi


Số phiếu lựa
chọn

Phần trăm (%)

I

Cây lâu năm

1

Cây cà phê

25

83.33

2

Cây bạch đàn

10

33.33

3

Cây soài

4


13.3

4

Cây nhẵn

2

6.66

II

Cây nông nghiệp ngắn
ngày

1

Lúa

27

90

2

Ngô

8


26.66

III

Vật nuôi

1

Gia súc

21

70

2

Gia cầm

23

76.66

3

Thủy sản

8

26.66


Tại khu vực, cây lâu năm chủ yếu được người dân lựa chọn là cây cà phê với
25 phiếu trên tổng số 30 phiếu phỏng vấn. Tiếp theo là cây bạch đàn với 10 phiếu


trong tổng số là 30 phiếu phỏng vấn. Ngoài ra, còn một số cây cũng được người
dân lựa chọn như: soài, nhắn.
Còn cây ngắn ngày được người dân lựa chọn là cây lúa với 27 phiếu/30
phiếu phỏng vấn. Tiếp theo là cây ngô với 8 phiếu/30 phiếu phỏng vấn.
Vật nuôi cũng được người dân luôn chọn như là gia súc ( gà, vịt) với 21
phiếu trên tổng số 30 phiếu phỏng vấn và gia cầm ( Trâu, bò) với 23 phiếu / 30
phiếu phỏng vấn, còn thủy sản với 8 phiếu / 30 phiếu phỏng vấn.
Bảng 03. Điểm trung bình cây trồng của 30 hộ dân.
STT

Các têu chí

Loài cây trồng
Cà phê

Lúa

Bạch đàn

Xoài

Nhãn

Ngô

1


Dễ trồng

9.8

8.5

4.87

1.27

0.83

2.1

2

Dễ kiếm giống

8.13

7.6

5.2

1.17

0.83

1.9


3

Phù hợp với điều kiện tự
nhiên

7.83

7.4

4.77

1.67

0.86

1.87

4

Dễ tiêu thụ

7.9

6.6

4.93

1.13


0.9

1.8

5

Hiệu quả kinh tế cao

7.87

8.07

4.3

0.96

0.66

1.83

6

Ít sâu bệnh

7.83

7.37

4.5


1.1

0.83

1.45

7

Sản lượng cao

7.67

7.53

4.43

1.17

0.8

1.93

8

Cải tạo đất

7.9

6.97


5.3

1.1

0.9

1.73

9

Đầu tư ít

8.6

6.27

3.57

0.96

0.76

1.93

73.53

66.31

41.87


10.53

8.03

16.54

Tổng điểm
Xếp hạng ưu tiên lựa chọn

1

2

3

5

6

Nhân xét: qua kết quả cho thấy cây cà phê có điểm cao nhất, tiếp theo là cây lúa,
còn lại là các cây khác.

4


4.2.5. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất


Mô hình cà phê


- Chuẩn bị đất: khoanh vùng xây dựng mô hình, làm cỏ cho đất, cuốc đất, xới đất
lên cho đất tơi xốp.
- Phương thức trồng: Thuần loài, cách 1,2-1,5m 1 cây


Tình hình sinh trưởng: Sinh trưởng tốt ( cây ít sâu bệnh).

- Thuận lợi: đất có sẵn, điều kiện thời tiết thích hợp, dễ kiếm giống, dễ chăm sóc,
hiệu quả kinh tế cao….
- Khó khăn: Địa hình dốc, đất xói mòn, còn thiếu vốn.
- Đánh giá hiệu quả:
Qua kết quả xem xét từ 7 mô hình đã chọn ra 2 mô hình tốt nhất để so sánh với
nhau.
Quy ước:
- MH1, là mô hình trồng cà phê của ông Lường Văn Thành với diện tích 4 ha,
trồng từ năm 2012.
Bảng 04. Đánh giá hiệu quả của mô hình MH1
Stt
1
2
3
4
5
6
Tổng

t = (n)
1
2
3

4
5
6

Ct
160
72
74
80
82
83

Bt
0
0
0
294
400
250

NPV= 4,88 (Tr.đ/ha/năm)
BPV= 28,17 (Tr.đ/ha/năm)
CPV= 18,65 (Tr.đ/ha/năm)
=> BCR= BPV/CPV = 1,51

(1+r)t
1,071
1,072
1,073
1,074

1,075
1,076

CPV
149,53
68,89
60,41
61,03
58,46
55,31
447,63

BPV
0
0
0
224,29
285,19
166,6
676,08

Bt-Ct
-160
-72
-74
214
318
167

NPV

-149,53
-62,89
-60,41
163,26
226,73
111,29
117,16


- MH2, là mô hình trồng soài của ông Hoàng Văn Sơ với diện tích 1 ha, trồng từ
năm 2000.
Bảng 05. Đánh giá hiệu quả của mô hình MH2
t = (n)
1
2
3
4
5
6
Tổng

Ct
60
26,4
18,8
14,8
10
10

Bt

0
0
0
125
137,5
157,5

(1+r)t
1,071
1,072
1,073
1,074
1,075
1,076

CPV
56,07
23,06
15,35
11,29
7,13
6,66
119,56

BPV
0
0
0
94,56
98,04

104,95
298,35

Bt-Ct
-60
-26,4
-18,8
110,2
127,5
1147,5

NPV
-56,07
-23,06
-15,35
84,07
90,91
98,29
178,79

NPV= 29,8 (Tr.đ/ha/năm)
BPV= 49,73 (Tr.đ/ha/năm)
CPV= 19,93 (Tr.đ/ha/năm)
=> BCR= BPV/CPV = 2,5
Bảng 06. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 2 mô hình
Stt

Chỉ tiêu

I

1
2
3
4
II
1
2
3
III
1

Kinh tế
BPV (triệu đồng /ha/năm)
CPV (triệu đồng/ha/năm)
NPV(triệu đồng /ha/năm)
BCR
Xã hội
Số công (công/ha/năm)
Số sản phẩm (sản phẩm )
Mức độ chấp nhận (%)
Sinh thái-môi trường
Lượng vật rơi rụng
(tấn/ha/năm)
Độ che phủ (%)
Độ dốc (độ)

2
3
Tổn


X tối ưu
Loại X Gía trị
Xmax
Xmin
Xmax
Xmax

49,73
18,65
29,8
2,5

Xmax
Xmax
Xmax

46
1
83,33

Xmax

5

Xmax
Xmin

70
30


MH1
Giá trị
Ect
0,58
28,17
0,57
18,65
1
4,88
0,16
1,51
0,60
1
46
1
1
1
83,33
1
0,76
3,2
0,64
65
42

0,93
0,71
0,78

MH2

Giá trị
Ect
0,99
49,73
1
19,93
0,94
29,8
1
2,5
1
0,53
20
0,43
1
1
13,3
0,16
1
5
1
70
30

1
1
0,84


g

=> Nhận xét: qua 2 mô hình này cũng chỉ biết được phần nào đó về hiệu quả, kinh
tế, xã hội. chứ chưa chính sác lám so với mô hình ấy.
- Hiệu quả kinh tế : MH2( Ect =0,99) > MH1 (Ect =0,58)
- Hiệu quả xã hội : MH1 (Ect =1) > MH2 (Ect =0,53)
- hiệu quả môi trường – sinh thái : MH2 (Ect =1) > MH1 (Ect =0,76)
- Ect tổng hợp: MH2 (Ect =0,84) > MH1 (Ect =0,78)
4.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý và
sử dụng tài nguyên đất trong khu vực nghiên cứu
Thuận lợi
Về sử dụng đất tại khu vực, đất đai
phân hóa rõ ràng, dễ dàng trong việc
lựa chọn mục đích sử dụng và lựa
chọn loại cây phù hợp với đất, khiến
cho đất đuợc sử dụng hiệu quả.

Khó khăn
Địa hình dốc, điều kiện kinh tế chưa
phát triển cùng với trình độ dân trí chưa
cao khiến việc sử dụng tài nguyên đất
đai chưa đạt hiệu quả như mong muốn
cũng như quá trình quản lý tài nguyên
đất gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, đất đai màu mỡ, phù
hợp canh tác cây công nghiệp như cà
Tại bản Vựt, đồi núi là địa hình chủ
phê hay cây ăn quả. Đất đai rộng, độ yếu với độ dốc khá lớn. Việc canh tác
che phủ cao thuận lợi trong viếc sử khá khó khăn. Khi phỏng vấn người
dụng đất đạt hiệu quả cao hơn.
dân, bác Toàn người dân trong bản nói

rằng: “trồng cây khó lắm, toàn phải vác
Các hình thức cải tạo đất như: làm
leo ngược đồi thôi”. Bác Lò Thị Soi,
đất, bón phân, bón vôi, hay trồng cây
trưởng bản cũng nói rằng: “vất vả nhất
cải tạo đất như đậu,… khiến cho chất
là lúc bón phân, phải vác lên nương mà
luợng đất được ổn định, hỗ trợ trong
nương dốc nên khó đi. Nhất là khi trời
quá trình sử dụng đất.
mưa thì đường trơn lắm”.
Công tác quản lý sử dụng đất của
Đi dọc đường bê tông trong bản, hai
bản Vựt được tiến hành rất tốt, hợp
bên đường là những mái nhà sàn nhỏ
lý. Truởng bản cùng với trưởng ban
nhỏ, đơn sơ. Kinh tế của người dân nơi
ngành trong bản triển khai công tác
đây còn nhiều khó khăn. Người dân đều
quản lý dưới sự chỉ đạo, giám sát của
sản xuất nông nghiệp, nhà nào cũng
ban địa chính xã Chiềng Mai.
trồng cà phê. Cây cà phê là cây trồng


Trưởng bản và trưởng các ban
ngành trong bản là những người có
trình độ học vấn cao, đồng thời cách
chỉ đạo đúng đắn, được nhân dân tin
tưởng nghe theo khiến công tác quản

lý diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt,
Bên cạnh đó, ý thức của người dân
khá cao nên việc triển khai của cán
bộ có kết quả cao, khiến công tác
quản lý thuận lợi hơn.

chính nơi đây. Tuy nhiê, việc áp dụng
khoa học nơi đây còn hạn chế. Đa số
vẫn sử dụng các biện pháp thủ công
khiến cho quá trình canh tác tốn nhiều
công lao động, chi phí mà hiệu quả
không cao.
Người dân đa số làm nông nghiệp,
trình độ chưa cao nên việc sản xuất còn
sử dụng các phương thức lạc hậu. Cộng
với trong quá trình canh tác chưa áp
dụng đúng khoa học kỹ thuật, bón phân
hóa học chưa hợp lý, chưa có biện pháp
cải tạo đất đúng đắn khiến quá trình sử
dụng đất còn gặp khó khăn.
Người dân chạy theo lợi ích nhiều
khiến cho quá trình quản lý việc sử
dụng đất gặp khó khăn. Vẫn xảy ra hiện
tượng phá rừng, lấn rừng làm nương rẫy
khiến cho công tác giải quyết tranh chấp
về đất đai gặp khó khăn

Cơ hội

Thách thức


Đất đai là tài nguyên có thể phục hồi
được, là tài nguyên quý giá và là tư liệu
sản xuất cực kỳ quan trọng đối với con
người. Bản Vựt có diện tích khá lớn, đất
đai rộng, màu mỡ, thích hợp canh tác
nhiều loại cây có giá trị.

Quá trình canh tác diễn ra liên tục
khiến chất lượng đất suy giảm đáng kể
đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể khắc
phục và cải tạo đất, đảm bảo cho quá
trình sử dụng.
Địa hình đồi núi dốc, quá trình xói
mòn, sạt lở đất thường xuyên xảy ra
khiến lớp đất mặt dùng để canh tác bị
rửa trôi đòi hỏi phải có cây cối che phủ
đất, chắn đất để giảm tối đa quá trình
xói mòn, sạt lở, rửa trôi của đất.

Khoa học công nghệ ngày càng phát
triển, hiện đại hơn, hỗ trợ cho hoạt động
sản xuất rất hiệu quả. Việc áp dụng khoa
học công nghệ vừa mang lại hiệu quả
cao hơn mà chi phí lại tiết kiệm hơn so
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa
với các phương thức canh tác thủ công
nhiều khiến quá trình xói mòn diễn ra
trước đây.
mạnh mẽ. Cùng với đó, thời tiết diễn



Trình độ dân trí của xã hội nói chung
và của bản Vựt nói riêng đều đang tăng
lên, là cơ hội trong việc sử dụng đất đai
một cách thông minh, hiệu quả và đảm
bảo bền vững. Đồng thời, cũng là cơ hội
trong công tác quản lý sử dụng đất một
cách hiệu quả, hợp lý và chặt chẽ.

biến thất thường, khí hậu miền núi khắc
nghiệt khiến quá trình canh tác nông
nghiệp gặp khó khăn rất lớn. Theo bác
Lò Thị Soi, trưởng bản Vựt cho biết: “2,
3 năm trước ở đây có sương muối làm
cà phê chết hết, đất không có cây sạt lở
nhiều lắm”. Thời tiết thất thường là một
trong những thách thức mà việc sử dụng
đất có hiệu quả cũng như công tác quản
lý cần quan tâm.
Nền kinh tế thị trường ngày một phát
triển, con người chạy theo đồng tiền đến
mờ cả mắt. Người dân chạy theo lợi
nhuận mà không quan tâm đến môi
trường nói chung và môi trường đất nói
riêng. Việc sử dụng đất một cách bền
vững là một thách thức lớn không chỉ ở
bản Vựt mà đó cũng là thách thức của
toàn nhân loại trong thời đại này.


4.4. Đề xuất giải pháp


4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
4.4.1.1. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai
Cụ thể là:
- Tuyên truyền, phổ biến công khai rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt.
- UBND xã triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan
cho chủ sử dụng đất để thực hiện.
- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập,
thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của
pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch.
4.4.1.2. Chính sách khuyến khích đầu tư và huy động vốn để thực hiện quy
hoạch sử dụng đất
- Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất; thông qua quy hoạch, tạo quỹ đất để có
thêm nguồn vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu vực này.
- Đẩy mạnh xã hội hoá trong một số lĩnh vực văn hóa xã hội như y tế, giáo dục,
văn hóa thể dục thể thao ở những nơi có điều kiện để thu hút các nguồn vốn từ các
thành phần kinh tế theo chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, các tổ
chức tín dụng trên địa bàn, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn vay phát triển sản xuất kinh
doanh của các thành phần kinh tế.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương
trình, dự án ngân sách Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu cho ngân sách địa phương;
các nguồn vốn do các Bộ Ngành ở Trung ương thực hiện trên địa bàn; các chương
trình, dự án sử dụng vốn ODA vv...
4.4.1.3. Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sơ hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư



- Nghiên cứu các cơ chế chính sách và tạo môi trường thuận lợi không những
để phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà còn thu hút các doanh nghiệp
tỉnh khác và các doanh nghiệp nước ngoài.
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá các tiềm năng thế mạnh của địa phương đi
đôi với đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; liên doanh, liên kết với các nhà
đầu tư ngoài tỉnh và các nhà đầu tư nước ngoài; chủ động xây dựng các danh mục
các chương trình, dự án để kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong nước và các nguồn
vốn ODA, FDI ...
- Vận dụng linh hoạt và thực hiện nhất quán các cơ chế chính sách khuyến
khích, hỗ trợ đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong đầu
tư, thành lập doanh nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng vv... tạo môi trường thuận
lợi, thông thoáng nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cả trong và ngoài tỉnh đầu
tư phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện.
4.4.1.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho công tác đào tạo, bao gồm:
đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ tin học, đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ; đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cho lực lượng lao
động trong các doanh nghiệp. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi lao
động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác.
4.4.1.5. Chính sách khoa học công nghệ:
- Thu thập, phổ biến sâu rộng các thông tin về khoa học, kỹ thuật, công nghệ đi
đôi với tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đời
sống.
- Tuyển dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên viên kỹ thuật.



- Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến
của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Thực hiện tốt Luật Môi trường, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi
trường, xử lý nghiêm các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
Sau khi phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã được UBND
huyện phê duyệt, UBND xã chủ trì, tổ chức thực hiện:
- Làm tốt công tác công bố, phổ biến quy hoạch cho các cấp, các ngành, các
doanh nghiệp và nhân dân biết, thực hiện.
- Khai thác sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất
thải ở các cơ sở công nghiệp, các khu dân cư tập trung, đảm bảo chất thải phải
được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.
Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất sản
xuất nông nghiệp, tái tạo lại cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng
sản sau khai thác..., nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai,
không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá, rà soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù
hợp với tình hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Quản lý, tổ chức thực hiện
theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình
thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù
hợp với tình hình thực tế.
5. Kết luận – kiến nghị
5.1 Kết luận


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 2015) Xã Chiềng Mai - huyện Mai Sơn được xây dựng trên cơ sở phân tích đánh giá
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng sử dụng
đất của xã trong thời gian qua và trên cơ sở xử lý, tổng hợp kết quả nghiên cứu, định
hướng quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, mang tính kế thừa, có căn cứ

khoa học và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn, đảm bảo thực
hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã trước mắt và lâu dài. Hiệu
quả kinh tế - xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng Mai - huyện Mai
Sơn được thể hiện:
- Là cơ sở để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và tạo điều kiện để
chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
- Là căn cứ để phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất để phân bố lại dân cư, lao động
nhằm khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư.
- Quỹ đất của xã đến năm 2020 về cơ bản được khai thác sử dụng hợp lý và có
hiệu quả hơn.
5.2 Kiến nghị


Đề nghị UBND huyện Mai Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét,
phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2015) xã Chiềng Mai để UBND xã Chiềng Mai có cơ sở thực hiện vai trò
quản lý nhà nước về đất đai; góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện nói chung và của xã nói riêng.
Để thực hiện các mục tiêu trong quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 của Xã Chiềng Mai thành hiện thực, rút ngắn khoảng cách phát triển so với
trung bình các xã trong huyện, bên cạnh sự nỗ lực và quyết tâm của nhân dân trong xã
rất cần sự quan tâm hơn nữa của tỉnh và các Sở, ngành và của huyện đối với địa
phương ở một số lĩnh vực sau:
- Bổ sung nguồn vốn cho xã để giải quyết một số vấn đề bức xúc hiện nay như xoá
đói giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã.
- Tạo điều kiện giúp xã và có các chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế, giáo dục
làm việc ở vùng khó khăn.
- Quan tâm hơn nữa giúp tỉnh xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội

như trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, đào tạo nghề cho thanh niên.
Bảng 07. Dánh sách nhóm thực tập sinh
STT
Họ và tên
Ghi chú
Các nội dung trong đợt thực tập
1
Tằng Thanh Tuyền Nhóm trưởng
2
Lường Văn Tưởng
Nhóm phó
3
Lò Văn Cường
Thành viên
4
Lò Thị Dương
Thành viên
5
Hoàng Huy Du
Thành viên
6
Chảo Cáo Dùn
Thành viên
7
Lò Văn Hùng
Thành viên
8
Thào A Linh
Thành viên
9

Lò Văn Nguyên
Thành viên
10
Lường Văn Tứ
Thành viên
11
Lò Thị Vấn
Thành viên
12
Lầu Thị Xé
Thành viên



×