Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TƯỜNG THƯỢNG, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.42 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOANÔNG LÂM
.......................

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI XÃ TƯỜNG THƯỢNG, HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Vũ Đức Toàn
Sinh viên thưc hiện

: Lò Văn Khang

Lớp

: K55 ĐH QLTN&MT

Sơn La, năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát chung
1.1.1. Các khái niệm
1.1.2. Phân loại chất thải
1.1.3. Phân loại rác thải rắn
1.2. Trên thế giới


1.3. Ở Việt Nam
PHẦN II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt tại xã Tường Thượng,
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2.3.2. Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực
nghiên cứu.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp


2.4.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt
a. Phương pháp phỏng vấn
b. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
tại khu vực nghiên cứu
2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt tại xã Tường Thượng, huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La

4.1.1.1. Thực trạng xả rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
4.1.1.2 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
4.1.1.3 Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt.
4.1.2. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người dâ
4.1.2.1. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
4.1.2.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
4.1.3. Đề xuất một số giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, nâng cao hiệu
quả bảo vệ môi trường
PHẦN V: KẾT LUẬN – TỒI TẠI – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận…………………………………………………………………….
5.2. Tồn tại……………………………………………………………………….
5.3. Kiến nghị…………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên khi ra trường, đồng thời
giúp sinh viên dần làm quen với thực tiễn chuyên môn, được sự nhất trí của
Trường Đại học Tây Bắc, Khoa Nông lâm, Bộ Môn Quản lý Tài nguyên và Môi
trường, cùng sự nhất trí của giảng viên thầy giáo Th.s Vũ Đức Toàn đã cho phép
tôi thực tập chuyên môn cuối khóa.
“ Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Tường
Thượng, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”
Trong suốt quá trình thực hiện thưc tập chuyên môn cuối khóa, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cơ

quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn xã Tường Thượng.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các cô chú anh chị cán bộ
công tác tại Uỷ ban nhân dân xã Tường Thượng đã cung cấp số liệu cho tôi thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô trong Khoa Nông lâm mà trực tiếp
là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Th.S Vũ Đức Toàn, đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ và cho nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
và hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức thực hiện chuyên đề, song do bước đầu
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ngoài thực tiễn, do trình độ của bản
thân và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót
nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp những ý kiến của quý thầy, cô
giáo và hội đồng để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày…tháng….năm 2017


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát chung của thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang có
bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra
hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa thì cuộc sống của người dân nông thôn
đang ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên gia tăng dân số cùng với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang gây sức ép lớn tới môi trường. Cùng với
đó lượng chất thải trong cuộc sống hàng ngày của người dân cũng ngày càng tăng
lên, chất thải cũng đa dạng hơn đặc biệt là rác thải sinh hoạt.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn hiện đang ở mức báo
động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của
người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý rác thải trong sinh hoạt chưa được quan
tâm và xử lý một cách có hiệu quả khiến nguồn nước, không khí bị ô nhiễm trầm

trọng. Do đó, việc thu gom, xử lý thế nào nhằm bảo vệ môi trường và phát triển
nông thôn bền vững đang là vấn đề khá nghiêm trọng đối với nhiều địa phương
hiện nay.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm gần đây, công
tác thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thực sự được coi trọng.
Nhiều thôn, xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom chất thải rắn.
Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với
quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn
rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Mặt khác, hoạt động
thu gom này không diễn ra thường xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh
mương do xã phát động. Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức
thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản.
Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng 40 55%. Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công
cộng, ao, hồ…


Đến nay, công tác quản lý rác thải khu vực nông thôn hiện nay tại các địa
phương cũng đang trong tình trạng không thống nhất, nơi do Sở Tài Nguyên và
Môi Trường quản lý, nơi lại do Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chịu
trách nhiệm. Riêng đối với rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn và rác thải làng
nghề, công tác quản lý vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, ở nông thôn, rác thải chưa
thu gom, xử lý còn khá lớn, gây ô nhiễm về môi trường, ảnh hưởng nguồn nước
sinh hoạt. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rác thảiở nước ta
còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo, việc phân công trách nhiệm
quản lý rác thải giữa các bộ, ngành còn chưa rõ ràng, nhất là quản lý rác thảiở
nông thôn.
Xã Tường thượng thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, là một xã thuần nông.
Tại xã, vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt chưa được quan tâm nhiều do điều kiện
kinh tế còn khó khăn. Vì vậy, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom đã có những
ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân và môi trường. Xuất phát từ những thực

trạng trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt tại Xã Tường Thượng, Huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La”,
nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao công tác thu gom rác thải
sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường gìn giữ sự trong lành cho môi trường xanhsạch- đẹp và nâng cao sức khỏe của cộng đồng nơi đây.


Phần 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Các khái niệm
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất (không ở dạng khí và không hòa tan
được) được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình
(Bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ hoạt
động sản xuất và hoạt động sống.
Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Chất phát sinh từ các hộ gia đình,
khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải…
Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất rác thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.


1.1.2. Phân loại chất thải
* Phân loại căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải
- chất thải rắn (kim loại, túi nilông, thủy tinh,…)
- chất thải lỏng (nước thải, dầu mỡ, ....)
- chất thải khí (khói bụi,...).
* Căn cứ vào nguồn phát sinh:
- Chất thải sinh hoạt.
- Chất thải y tế.
- Chất thải sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).
* Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường xung quanh
chất thải có:
- Chất thải có mức độ độc hại thấp (vỏ nilon, giấy vụn...)
- Chất thải nguy hại (vỏ thuốc trong nông nghiệp, pin điện tử, đồ dùng y tế,
lốp, săm, …).
1.1.3. Phân loại rác thải rắn
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại.
Rác thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp, ...
Rác thải xây dựng là các phế thải như đất, đá (do các họat động đào móng
trong xây dựng), gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, dỡ bỏ công trình
xây dựng.
Rác thải nông nghiệp do các vỏ thuốc trong quá trình sử dụng không được
thu gom xử lý.

Rác thải y tế thuốc hết hạn, bao bì thuốc, kim tiêm, các phần cơ thể sau khi
cắt bỏ, phẫu thuật, ...


1.2. Trên thế giới
Lượng chất rác thải phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội.
Mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Hiện nay, bảo
vệ môi trường, trong đó có việc quản lý rác thải là vấn đề mang tính toàn cầu.
Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết vấn đề này một cách
hiệu quả nhất.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á đã thực
hiện quản lý, chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao
về kinh tế và môi trường.
Tại các quốc gia như Ðan Mạch, Anh, Hà Lan, Ðức hay các quốc gia Nhật,
Hàn Quốc, Singapo,.... việc quản lý rác thải được thực hiện rất chặt chẽ, công tác
phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy
định này. Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ
đồ hộp,..., được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có
thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có
màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân
compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác
đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang
đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo
trọng lượng. Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định
phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà
máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra
nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng
phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản
phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm,

thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt
thép(1 tỉ tấn). Khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté,
công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới. Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai


cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô
thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác
nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước). Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản
xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là
Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700
kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác
công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn.
Rác thải là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu,
ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng
rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng
như môi trường cho chính phủ các nước. Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về
quản lý rác thải rắn" WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân
đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi
phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở
châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân
thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm, tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay,
trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức
205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Với sự vùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung cấp
năng lượng, châu Phi có thể sẽ “đóng góp” ít nhất 55% trong tổng lượng chất thải
gây ô nhiễm của thế giới vào năm 2030.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh
về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc
sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.

Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra
các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính,
đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô
thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp.


Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Blacksmith và Hội Chữ thập xanh Thụy
Sĩ tại hơn 3.000 địa điểm ở 49 quốc gia cho thấy hơn 200 triệu người trên thế giới
có nguy cơ tiếp xúc với chất thải độc hại. Nghiên cứu chỉ ra bãi phế thải điện tử
Agbobloshie ở thủ đô Accra của Ghana là nơi có mối đe doạ độc hại cao nhất với
cuộc sống con người. Agbobloshie trở thành một bãi phế thải điện tử toàn cầu,
nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường và sức khỏe nghiêm trọng.
Tại Agbobloshie, nghiên cứu cho thấy chì xuất hiện trong đất ở mức độ rất
cao, gây ra những mối nguy hiểm tiềm tàng nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi
trường cho hơn 250.000 người dân ở các vùng lân cận. Tổ chức Y tế Thế giới,
cùng với Ngân hàng Thế giới ước tính 23% số ca tử vong ở các nước đang phát
triển có nguyên do từ các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm và các yếu tố rủi ro
môi trường liên quan đến hơn 80% các bệnh thường gặp.
Dẫn một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới
và Học viện Hoạch định Môi trường Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng y tế Trung
Quốc xác nhận mỗi năm từ 350.000 - 500.000 người dân nước này chết sớm chỉ vì
ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí đã trở thành “mối đe dọa lớn thứ tư đối
với sức khỏe của người Trung Quốc”
Theo đánh giá của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng các loại chất thải ô
nhiễm nói trên có thể là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh đường hô
hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư. Ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm
do hít phải không khí bị ô nhiễm trong nhà và ngoài trời.


Bảng 1.1. Lượng rác thải phát sinh ở một số nước

Lượng phát
Tên nước

Nước thu nhập thấp
Nepal
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc
Nước thu nhập trung

GNP/Người

Dân số đô thị

(1995 USD)

hiện nay (%)

490
200
240
340
620
1.410

27,8
13,7
18,3
26,8
30,3

37,6

sinh
rác thải sinh
hoạt
(kg/người/ngày)
0,64
0,50
0,49
0,46
0,79
0,73

bình
Indonesia
980
35,4
Philippines
1.050
54,2
Thái lan
2.740
20,0
Malaysia
3.890
53,7
Nước có thu nhập cao
30.990
79,5
Hàn Quốc

9.700
81,3
Hồng Kông
22.990
95,0
(Nguồn: World Bank, 1999)[ ]

0,76
0,53
1,10
0,81
1,64
1,59
5,07

Các bãi biển trên khắp thế giới đang kêu cứu vì rác thải từ những thứ rác
tưởng chừng vô hại cho đến những loại rác của các loài động vật biển bị chết do
vướng phải lưới và ăn phải rác thải từ các bờ biển. Các bãi biển trên khắp thế giới
phải đón nhận 3 triệu kg rác mỗi ngày do con người trực tiếp hoặc gián tiếp thải
ra.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: Công nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin... Đô thị hóa và phát triển kinh tế
thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên
tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển sinh chất thải nhiều hơn
các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày;
ở các nước đang phát triển là 0,5kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các
nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạtầng tiêu


hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30-60% rác thải đô thị không

được cung cấp dịch vụ thu gom.
1.3. Ở Việt Nam
Lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh
ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các
đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh rác thảităng đồng đều hàng năm và
với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị
loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế
của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải sinh
hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu.
Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô
thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp
lẫn với rác thải sinh hoạt đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006- 2007 cho
thấy, lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt
là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng
rác thải sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.

Bảng 1.2. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo vùng địa lý
đầu năm 2007
S
TT

Lượng CTRSH
Đợn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân


đô thị phát sinh

(kg/người/ngày)

(tấn/ngày)


1 Đồng bằng sông

0,81

4.444

Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu

0,76
0,75
0,66
0,85
0,59
0,79
0,61


1.164
190
755
1.640
650
6.713
2.136

2
3
4
5
6
7
8

Long
Tổng cộng
0,73
17.692
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của địa phương)
Dẫn theo: [ />%C3%8CNHH%C3%8CNHPH%C3%81TSINHCH%E1%BA%A4TTH
%E1%BA%A2IR%E1%BA%AENSINHHO%E1%BA%A0T
%C4%90%C3%94TH%E1%BB%8A%E1%BB%9EVI%E1%BB
%86TNAM.aspx]
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát
sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương
đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng rác
thải sinh hoạt đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm

2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.
Rác thải sinh hoạt nông thôn hiện nay đang trở thành vấn đề nổi cộm nhận
được nhiều sự quan tâm, ưu tiên giải quyết của chính quyền địa phương. Lượng
rác thải từ sinh hoạt nông thôn ngày ngày phát sinh nhiều, đa dạng về thành phần
và tính chất độc hại và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Theo ước
tính, mỗi năm sinh hoạt nông thôn thải ra môi trường trên 10 triệu tấn, đa số trong
số rác thải này chưa được thu gom và xử lý đúng quy định. Cùng với các loại chất
thải khác từ trồng trọt, chăn nuôi, ảnh hưởng của chất thải từ sinh hoạt nông thôn
đến môi trường, hoạt động sản xuất và cảnh quan nông thôn ngày càng nghiêm
trọng đòi hỏi phải có các giảm pháp quản lý phù hợp.


Hiện nay, một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh
hoạt nhưng với quy mô nhỏ theo hình thức tổ, đội thu gom, phần lớn do hợp tác xã
tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên
chở về nơi tập trung rác chật hẹp, không hợp vệ sinh, chưa có biện pháp xử lý.
Hoạt động thu gom tại điạ phương không diễn ra hằng ngày mà thường theo
tuần, tháng hoặc định kỳ dọn vệ sinh của xã nên chưa đáp ứng được nhu cầu thu
gom, rác thải vẫn tràn ngập ở các đường làng, ngõ xóm, ao, hồ…
Thực trạng rác thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn không được thu gom
hợp lý không chỉ làm mất cảnh quan đường làng ngõ xóm mà còn là các nguồn
gây bệnh nguy hiểm cho chính người dân trong vùng đó.

Phần 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã Tường
Thượng, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu qủa thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu


Rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã Tường Thượng, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn
La.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn xã Tường Thượng, Huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt tại xã Tường Thượng,
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2.3.2. Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực
nghiên cứu.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, nâng
cao hiệu quả bảo vệ môi trường.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên
cứu;
- Thu thập, kế thừa có chọn lọc các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học
trước đây liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu trước đây về
rác thải sinh hoạt địa phương làm cơ sở đề xuất các nội dung nghiên cứu của đề
tài.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp điều tra thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt
Để đánh giá thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu, đề
tài sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với định lượng xả thải rác bằng
phương pháp cân.
a. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng, tiến hành theo mẫu

phiếu đã được soạn sẵn (phụ biểu 01), nhằm tìm hiểu về loại rác thải, khối lượng
và phương pháp xử lý rác thải của gia đình, ...,


- Chọn bản phỏng vấn: Sau khi khảo sát sơ bộ và tham khảo ý kiến của
UBND xã, sẽ lựa chọn bản để điều tra phỏng vấn. Bản lựa chọn để điều tra phải
đáp ứng được các tiêu chí về có đủ các loại nhóm hộ khác nhau.
- Chọn hộ phỏng vấn: Việc điều tra có sự giúp đỡ của Trưởng bản. Phiếu điều
tra được thiết kế theo dạng phỏng vấn mở (phỏng vấn bán định hướng) để người
dân có thể tham gia trực tiếp đối thoại. Công việc điều tra phỏng vấn được tiến
hành 30 hộ trong bản. Cách chọn hộ điều tra theo phương pháp phân loại hộ sau
đó lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn (chọn 10 hộ chăn nuôi, 10 hộ buôn bán, 10
hộ sinh hoạt bình thường)
b. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
Để tính toán lượng rác thải hàng ngày của khu vực nghiên cứu, đề tài sử
dụng phương pháp cân rác, đối tượng điều tra là những hộ tham gia phỏng vấn,
gồm 5 hộ gia đình trong mỗi nhóm hộ (5 hộ chăn nuôi, 5 hộ buôn bán và 5 hộ sinh
hoạt bình thường), thời gian theo dõi 5 ngày.
+ Tiến hành phát cho các hộ 2 túi màu khác nhau để phân loại rác ngay tại
nguồn và để rác thải lại để cân, gồm rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác hữu cơ là những
loại rác có nguồn gốc từ động thực vật, rác vô cơ là loại rác khác còn lại.
+ Cân rác vào giờ cố định trong ngày.
+ Thời gian theo dõi các hộ là 5 ngày.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải
trung bình của một hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tiến hành phân loại rác trong 5 ngày cùng với thu gom và cân
rác thải, sau đó cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ đã phân loại.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
tại khu vực nghiên cứu
Để điều tra và đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu

vực nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp điều tra thực địa:
- Trước hết, tiến hành khảo sát tổng thể khu vực để nắm được tình hình
chung của toàn xã và của từng bản, thông qua phỏng vấn cán bộ xã và các trưởng


bản (phụ biểu 02). Thông tin thu thập gồm tình hình chung về các nguồn phát sinh
rác thải trong bản, tình hình thu gom xử lý rác thải hiện nay của bản. Quá trình
điều tra được tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: Phỏng vấn hộ gia đình theo phiếu điều tra (phụ biểu 01). Phần này
được tiến hành đồng thời với việc điều tra thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt
+ Bước 2: Thu thập các số liệu cần thiết theo từng đối tượng (điều tra thực
tế)
Số liệu được thu thập từ lượng rác phát sinh thông qua điều tra thực địa và
quá trình phát sinh rác thải của các nhóm hộ là hộ chăn nuôi, hộ buôn bán và hộ
sinh hoạt bình thường từ đó tính toán lượng rác thải phát sinh theo từng hộ, số liệu
này được định lượng bằng phương pháp cân:
Đối với hộ buôn bán tiến hành khảo sát về thành phần rác thải, phân loại sau
đó xác định khối lượng các loại rác đã phân loại bằng cách cân từng loại rác để
biết khối lượng các loại rác thải
Đối với các hộ sinh họat bình thường tiến hành thông quá trình phỏng vấn,
chọn 5 hộ để tiến hành thu gom rác và tiến hành cân rác vào thời gian cố định để
xác định khối lượng rác thải ra là bao nhiêu (kg/ngày).
2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Phân loại theo từng đối tượng xả thải hộ buôn bán và hộ sinh hoạt bình
thường, để từ đó tính được lượng xả thải của từng đối tượng và xác định khả năng
phát sinh rác thải theo từng mức độ sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực tế tiến
hành phân tích, tổng hợp, xử lý nguồn số liệu, sau đó chọn lọc các số liệu cần thiết
để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài. Để từ đó đánh giá được hiện trạng xả rác thải và
tình trạng thu gom xử lý rác thải tại khu vực nghiên cứu.



Phần 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Tường Thượng là xã vùng III, thuộc diện bán ngập lòng hồ Thủy điện sông Đà
Hòa Bình. Từ trụ sở Uỷ ban nhân dân xã cách trung tâm huyện 14 km dọc theo
hướng nam bắc, xã có đường Quốc lộ 43 đi qua trung tâm xã, với chiều dài đi qua
địa phân xã là 6 km đường hành chính . Với tổng diện tích tự nhiên là 18.226 ha :
* Vị trí địa lý nằm trong khoảng :


- Từ 23026’ đến 23070’ vĩ độ Bắc
- Từ 184047’ đến 184091’ kinh độ Đông.
* Vị trí giáp ranh với 4 đơn vị hành chính cụ thể là :
- Phía Đông: Giáp xã Huy Tường và xã Tường Tiến - Phù Yên - Sơn La
- Phía Tây: Giáp xã Kim Bon và xã Suối Bau – Phù Yên - Sơn La
- Phía Nam: Giáp xã Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La
- Phía Bắc: Giáp xã Gia Phù và Tường Phù - Phù Yên – Sơn La
3.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Tường Thượng là xã có địa hình bị chia cắt mạnh và phức tạp mang nét
đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Độ cao trung bình 600 – 800m so với mực nước
biển. Có độ nghiêng dồn theo hướng Đông Bắc, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn,
xuôi theo dòng suối Tấc, dọc Phù Yên theo hướng Bắc – Nam chảy ra Sông Đà.
Tiếp đến là vùng núi thấp phù hợp việc làm nương rẫy, trang trại chăn nuôi. Như
vậy ngoài ý nghĩa cảnh quan, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh trong khu
vực, xã Tường Thượng còn đóng vai trò quan trong việc phòng hộ.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Địa hình, địa mạo Địa hình xã Tường Thượng có địa hình phức tạp, bị chia cắt

mạnh. Các sông suối, đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam, các
sườn núi thấp dần về phía Sông Về hướng gió: Thịnh hành 2 hướng gió chính, gió
mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió tây nam từ tháng 3 đến tháng
9, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng.
1.4. Thuỷ văn
Phù Yên có hệ thống sông suối khá dày, toàn huyện có 1.200 con suối lớn nhỏ tạo
thành 36 phễu đầu nguồn chảy vào 4 hệ thống suối chính là: Suối Tấc, Suối Sập,
Suối Chiếu, sông đà ddeuf chảy qua địa phận xã Tường Thượng. Do địa hình khu
vực có độ dốc lớn, suối ngắn, nhiều đá, nhiều ghềnh nên mùa mưa thường hay xảy
ra lũ ống, lũ quét; lượng mưa và số ngày mưa tập trung nhiều ở các tháng 6,7,8
trong năm (lượng mưa trung bình từ 1.100 đến 1.600mm).


3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
3.2.1. Dân số, lao động và việc làm
Về đơn vị hành chính toàn xã Tường Thượng có 13 bản gồm 1.305 hộ với
tổng số nhân khẩu là 5.943 nhân khẩu, với ba dân tộc anh em cùng sinh sống. Tính
đến thời điểm báo cáo dân tộc Thái chiếm 44,6% dân tộc Kinh chiếm 3,4% và dân
tộc Mường chiếm 51,9% còn 0,1% số ít dân tộc tày và dân tộc khác sinh sống,
buôn bán, tạm trú tại xã . Mật độ dân số 305 người/km 2, toàn xã có 398 hộ nghèo
và 645 hộ cận nghèo chiếm 17,6%. Người dân sống chủ yếu bằng nghề Nông- lâm
– ngư nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
3.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
Trong những năm gần đây nền kinh tế xã Tường Thượng đã từng bước đổi
mới, đời sống văn hóa, xã hội của người dân được cải thiện đáng kể. Các công
trình cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, trường học, trạm y tế...thường xuyên
được đầu tư nâng cấp sửa chữa đảm bảo cho nhu cầu cho hoạt động phát triển kinh
tế, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã.
3.2.3.1. Về sản xuất nông – lâm nghiệp
* về nông nghiệp

- Trồng trọt:
Cây lúa nước vụ đông xuân kế hoạch đề ra là 111ha, thực hiện được165ha, đạt
148,6%. So với kế hoạch, năng suất ước đạt là 50 tạ/ha, tổng sản lượng là 907,5
tấn. cơ cấu giống BC 15 thái bình, nhị ưu 63, thiên ưu, CR203, nếp 87,ên 7, LT2…
Cây trên nương gồm cây lúa nương 1,4ha, cây ngô kế hoạch đề ra là 112ha, thực
hiện được 34,28 ha, đạt 30,6% so với kế hoạch. Năng suất 32 tạ/ ha, sản lượng
109,7 tấn. Cây sắn kế hoạch đề ra laf150 ha, thực hiện được 64,68 ha, đạt 43,12%
so với kế hoạch đặt ra.
- chăn nuôi – thú y : đàn trâu kế hoạch đề ra 1700 con, thực hiện được 1374
con đạt 80,82% so với kế hoạch. Đàn bò kế hoạch 527 con thực hiện được
502 con so với kế hoạch đạt 95,25%. Lợn trên 2 tháng tuổi cả năm đề ra là
2510on, thực hiện được 2180 con đạt 86,9% so với kế hoạch. Gia cầm kế


hoạch cả năm đặt ra là 33.000 con, thực hiện 21.075 con, đạt 63.9% so với kế
hoạch. Tổng đàn chó 995 con…
 Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác kiểm soát các loại bệnh ở gia
súc, gia cầm. Trong 6 tháng đầu năm 2017 không có dịch bệnh lớn xảy
ra. Xây dụng kế hoạch tiêm phòng tụ huyết trùng, lở mồn long móng
cho trâu, bò, dịch tả cho lợn. Triển khai tiêm phòng dại cho chó được
1100 liều.
- thủy sản: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản kế hoạch cả năm đề ra là 52,2 tấn,
thực được 23 tấn đạt 44 % so với kế hoạch.
Lâm nghiệp: Củng cố, kiện toàn ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã,
tổ phòng cháy chữa cháy rừng 13/13 bản. Triển khai làm tốt công tác quản lý bảo
vệ rừng, tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô, không để xảy ra cháy
rừng trên địa bàn.
- công tác khuyến nông: tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất, hướng dẫn bà con cách phát triển và phòng trừ sâu bệnh đạo ôn
cổ bông, mô hình trông thanh long ruột đỏ phát triển tốt đang ra hoa và bói quả.

Mô hình trồng lúa hiệu ứng hàng biên đã thu hoạch đạt 65 tạ/ha. Tham mưu cho
UBND xã về chương trình khí sinh học, thụ tinh nhân tạo giống bò.
3.2.3.2. Về cơ sở hạ tầng
- Giao thông: xã Tường thượng có quốc lộ 43 đi qua khu vực xã với chiều dài
khoảng 5km. Nhưng do địa hình bị chia cắt thành 2 phần rõ ràng bởi dòng suối
tấc, nên tạo ra khoảng cách địa lý giữa 2 phần của xã, bên có quốc lộ đi qua thì
giao thông đi lại thuận tiện, còn bên kia suối tấc thì hoạt động giao thông gặp
nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, với mùa nước lòng hồ thủy điện hòa bình
ngập. làm cho cuộc sống bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- thủy lợi, công tác PCTT – TKCN: chỉ đạo các tổ thủy nông điều tiết hợp lý
nước, đảm bảo nước tưới cho vụ đông xuân, nạo vét phát dọn kênh mương được
12.040m2.
3.2.4. Giáo dục và đào tạo


Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì và ngày càng phát triển cả
về số lượng lẫn chất lượng dạy và học. duy trì phong trào thi đua Dạy tốt học tốt,
trường học thân thiện học sinh tích cực, cơ sở vật chất nhà trường tương đối ổn
định.
Toàn xã duy trì 3 bậc học, 5 đơn vị trường, 50 lớp học với tổng số 1166 học
sinh. Tính dến ngày 30/5/2017 có 05/05 đơn vị trường tổng kết năm học theo kế
hoạch đặt ra, phối hợp với ban chấp hành hội khuyến học xã tham mưu giúp
Thường trực UBND xã đề xuất khen thưởng cho 155 học sinh và 25 giáo viên dạy
giỏi kịp thời.
Xây dựng tờ trình xin UBND huyện, phòng tài chính – kế hoạch huyện bổ
sung kinh phí xây dựng tường bao, nhà vệ sinh, sân trường mâm non Tường
thượng, tổ chức đánh giá ngoài đối với trường mầm non xã Tường Thượng theo
quyết định số 421/QĐ-SGĐT ngày 20/4/2017 của sở giáo dục tỉnh Sơn La, chuẩn
bị công nhận trường chuẩn quốc gia ở mức độ 1 vào năm 2018. Hỗ trợ kinh phí tổ
chức đánh giá ngoài trường là 3.000.000 đồng.

3.2.6. Y tế, gia đình, dân số và trẻ em
Công tác y tế luôn được củng cố và được kiện tòa, có 6 cán bộ y tế xã thường
trực khám chữa bệnh cho người dân, có 13 y tế bản thực hiện tốt các chương trình
mục tiêu y tế quốc gia như chương trình chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, công tác khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2017 đã khám
và chữa bệnh cho 1814 bệnh nhân ( nội trú 17 bệnh nhân, ngoại trú 1662 bệnh
nhân), tiêm chủng định kỳ đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi là 38 cháu, trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng là 13%, khám và điều trị phụ khoa 109 bệnh nhân, công tác
phát cấp thuốc cho người nghèo đảm bảo theo đúng quy định, công tác tuyên
truyền thực hiện các mục tiêu dân số KHHGĐ luôn được duy trì.


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thực trạng xả thải rác thải sinh hoạt tại xã Tường Thượng, huyện Phù
Yên, tỉnh Sơn La
4.1.1.1. Thực trạng xả rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Tường Thượng tăng trưởng nhanh
và đạt được nhiều thành tựu quan trọng đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện hơn, nền kinh tế đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân, cùng với việc
kinh tế phát triển nhanh thì lượng lớn rác thải ngày càng đa dạng và phức tạp, sự


×