Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC

TRẦN THỊ TRINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3/ 2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ
rừng quốc gia Bù Gia Mập huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước” do Trần Thị Trinh, sinh
viên lớp PTNT Bình Phước TC04PTBX, chuyên ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

Trần Đức Luân
Giáo viên hướng dẫn

Ngày


tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm 2009

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

năm 2009

Ngày

ii

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành khắc ghi công ơn cha mẹ, cùng các anh chị đã
nuôi dưỡng và dạy bảo để tôi có được như ngày hôm nay.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Thầy Trần Đức Luân, giảng viên khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm tp
HCM đã tận tình hướng dẩn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Kính chúc BGH cùng quý thầy cô trường đại học nông lâm tp HCM, đặc biệt là
quý thầy cô trong khoa kinh tế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.

Xin cảm ơn các cô chú trong ban quản lý bảo vệ vườn quốc gia Bù Gia Mập, và
các hộ dân xung quanh Vườn đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian làm bài.
Cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới tất cả những người thân yêu đã động
viên khuyến khích trong suốt thời gian học tại trường cũng như thực tập.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Trinh

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ TRINH. Tháng 4 năm 2009. “Tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ
rừng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước”.
TRAN THI TRINH. April 2009. “Study on the forest protection and
management at Bu Gia Map National Park (Phuoc Long district, Binh Phuoc
province)”.
Khoá luận này tìm hiểu công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Bù
Gia Mập. Cụ thể là xác định các thực trạng tự nhiên của rừng, kinh tế xã hội của khu
vực điều tra và phân tích các báo cáo kết quả hoạt động của Ban quản lý vườn trong
thời gian 2005-2009.
Bên cạnh đó, đề tài còn nhận dạng những khó khăn và thuận lợi trong công tác
quản lý và bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập. Những ảnh hưởng từ các hoạt
động sinh kế của người dân xung quanh vườn, từ đó đề xuất những giải pháp để xây
dựng quản lý và bảo vệ rừng vốn rừng tốt hơn, cũng như tăng cường công tác quản lý
và bảo vệ để đạt được hiệu quả về các mặt kinh tế xã hội và môi trường.

iv



MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

VIII

Danh mục các bảng

IX

Danh mục các hình

X

Danh mục phụ lục

XI

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.3.1. Giới hạn nội dung

2

1.3.2. Phạm vi đề tài

3

1.3.3.Thời gian thực hiện

3

1.4. Cấu trúc khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5


2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13

3.2. Vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế xã

14

hội
3.2.1. Ý nghĩa kinh tế

14

3.2.2. Ý nghĩa xã hội

14

3.2.3. Ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường sinh thái

14

3.2.4. Ý nghĩa về an ninh quốc phòng

15


3.2.5 Chính sách giao khoán rừng

15

3.3. Phương pháp nghiên cứu

17

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Lịch sử hình thành vườn quốc gia Bù Gia Mập
v

18


4.2 Thực trạng tài nguyên của Vườn quốc gia

19

4.2.1 Thực trạng của vườn

19

4.2.2 Hiện trạng rừng và các loại đất đai

19

4.2.3 Tình hình tái sinh dưới các trạng thái rừng chính


21

4.3 Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý vườn quốc gia Bù Gia

22

Mập
4.3.1 Bộ máy quản lý

22

4.3.2 Chức năng nhiệm vụ

23

4.4 Đánh giá nguồn lực của vườn

25

4.5 Các hoạt động của ban quản lý vườn từ 2005 - 2008

26

4.5.1 Chương trình phục hồi rừng

26

4.5.2 Trồng rừng mới

26


4.5.3 Khoanh nuôi, bảo vệ rừng

26

4.5.4 Khoanh nuôi, làm giàu rừng

27

4.5.5 Tình hình dân sinh kinh tế

27

4.5.6 Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý bảo vệ rừng

28

và các tổ bảo vệ PCCC
4.5.7 Tình hình thực hiện 5 triệu ha rừng

31

4.5.8 Kế hoạch giao khoán từ năm 2008 - 2010

32

4.6 Kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm

33


năm 2008
và phương hướng hoạt động năm 2009
4.6.1. Khái quát về tình hình chung

34

4.6.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản
lý và bảo vệ rừng
4.6.3. Thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ

34

4.6.4. Thực hiện nhiệm vụ và phát triển rừng

36

4.6.5. Kết quả hoạt động 2008

37

4.6.6. Những tồn tại trong những năm qua

37

4.6.7. Mục tiêu và nhiệm vụ dự án trong giai đoạn 2005 –

38

2009
4.7. Những áp lực tác động lên tài nguyên rừng

vi

39


4.7.1. Tốc độ gia tăng dân số

39

4.7.2. Đốt rừng làm rây

40

4.7.3. Cháy rừng vào mùa khô

40

4.7.4. Khai thác sử dụng tài nguyên rừng chưa hợp lý

41

4.8. Đời sống của người dân nhận khoán bảo vệ rừng

42

4.8.1. Đặc điểm chung

43

4.8.2. Những khó khăn của nông hộ


44

4.9. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác QLBV và phát

44

triển rừng
4.9.1. Tăng cường công tác tuyên truyền

44

4.9.2. Tăng cường năng lực cộng đồng

45

4.9.3. Quản lý dân cư trên địa bàn

46

4.9.4. Thực hiện công tác khoán đất giao rừng

46

4.9.5. Công tác PCCC rừng

46

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận


48

5.2. Đề xuất

48

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VQG

Vườn quốc gia

QLBV

Quản lý bảo vệ

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

SX

Sản xuất

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

DTTN

Diện tích tự nhiên

DS

Dân số

KT-XH

Kinh tế xã hội

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

STT

Số thứ tự


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01: Thống kê các xã có liên quan đến vùng dự án
Bảng 02: Diện tích và năng suất bình quân sản xuất nông nghiệp
Bảng 03: Tập quán canh tác của người dân tịa 2 xã Đak Ơ và Bù Gia Mập
Bảng 04: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập
Bảng 05: Tổng hợp các hạng mục đầu tư trong chương trình phục hồi tổng hợp
Bảng 06 : Vốn và các hạng mục đầu tư của chương trình 5 triệu ha rừng
Bảng 07: Tình hình biến động dân số năm 2004 – 2008 trên địa bàn
Bảng 08:Diện tích đốt rừng làm nương rẫy hàng năm

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01. Bản đồ hiện trạng rừng Bù Gia Mập
Hình 02: Sơ đồ tổ chức quản lý của vườn quốc gia BGM
Hình 03: Cơ cấu tổ chức bảo vệ rừng
Hình 04: Cơ cấu tổ chức của hạt kiểm lâm VQG
Hình 05: Vị trí các trạm bảo vệ rừng của Vườn quốc gia
Hình 06: Số vụ vi phạm rừng từ 2004-2007
Hình 07: Tỷ lệ loại nhà ở của người dân qua điều tra
Hình 08: Các hoạt động sinh kế của hộ
Hình 09: Hội nghị cam kết bảo vệ rừng

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 2 : Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Rừng và con người tuy hai mà là một. Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ bản thân
con người, ngược lại tàn phá rừng là tự thiêu chính mình, trong giai đoạn phát triển
kinh tế như hiện nay đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế các
vấn đề sản xuất cũng như tiêu dùng. Trong đó tài nguyên rừng được đặt thành vấn đề
cấp bách mang tính thời sự cũng như nguồn TNTN khác, tài nguyên rừng là một di sản
quý giá của mỗi quốc gia và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người, ngoài
khả năng cung cấp về gỗ, củi, rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ
chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển.
Thế nhưng do chiến tranh tàn phá. Do khai thác lạm dụng trong thời gian dài, khai
hoang để lấy đất SXNN đã làm cho diện tích rừng tự nhiên của nước ta ngày càng bị
thu hẹp nhiều loại sinh vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng, lũ lụt hạn hán
thường xuyên đe dọa cuộc sống và SX của người dân.
Rừng là lá phổi xanh của nhân loại, vì vậy việc bảo vệ và phát triển rừng là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển và bảo vệ nguồn TNTN và
phát triển kinh tế bền vững, sự ra đời của nhiều nhà máy chế biến gỗ là một tín hiệu tốt
cho ngành lâm nghiệp song nó cũng là mối đe doạ nếu chúng ta khai thác chế biến
không đi đôi với tái tạo và bảo vệ diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do tình trạng
khai thác trái phép và hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy rừng gây hậu

quả nghiêm trọng làm tổn thương tài nguyên rừng, đã vậy việc gia tăng DS cũng kéo
theo nhiều nhu cầu về đất ở, đất canh tác, các loại lâm sản phục vụ đời sống từ đó dẫn
đến nạn lâm tặc, du canh du cư,… đã làm cho tấm lá chắn vốn đã bị thũng nay càng
làm bị thũng thêm.
Bù Gia Mập là một xã vùng miền núi chiếm 15% DTTN của huyện Phước Long.
Nhân dân lao động trong vùng đa số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80%
sống chủ yếu là nghề SX lương thực trên đất dốc, phát rừng làm nương rẩy, SXNN
còn lạc hậu ở dạng tự cung tự cấp nếu không có bước đột phá về đầu tư và phát triển


KT-XH thì đời sống của người dân trong vùng còn gặp khó khăn thiếu thốn. Do vậy
việc quản lý và bảo vệ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích 26.032 ha nằm trên địa bàn chính của 2 xã
Đăk Ơ và Bù Gia Mập. Trong quá trình hoạt động vườn còn kết hợp với các ban ngành
và chính quyền địa phương cộng với người dân trên địa bàn tổ chức công tác trồng và
bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác quản lý và bảo vệ phát
triển vốn rừng là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục có ý nghĩa to lớn trong quá khứ
hiện tại cũng như tương lai.
Từ thực tiễn trên kết hợp với kiến thức đã học và được sự đồng ý của giáo viên
hướng dẫn là thầy Trần Đức Luân. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu công tác
quản lý và bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình
Phước”. Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên trong
cuốn khoá luận có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm, đóng góp
để luận văn được tốt hơn.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ rừng tại vườn để thấy được những ưu

nhược điểm từ đó xây dựng giải pháp tăng cường công tác quản lý và bảo vệ
đạt hiệu quả cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng tài nguyên rừng, công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vườn
Phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng
Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng nhằm bảo
tồn tài nguyên và đa dạng sinh học của vườn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Giới thiệu nội dung
Để đạt được mục tiêu trên tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau :
Tình hình diễn biến tài nguyên rừng năm 2004 – 2008
Tìm hiểu công tác lãnh đạo, những tác động lên tài nguyên rừng.
Công tác tổ chức, phương pháp quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, công
tác khoán bảo vệ rừng.
Chi phí hàng năm cho công việc trồng và bảo vệ rừng.
2


Khảo sát ý thức của người dân trong khu vực nghiên cứu về tài nguyên rừng.
Những kết quả đạt được từ hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng.
Đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng trong thời gian tới
1.3.2 Phạm vi đề tài
Không gian: xã Đak Ơ và Bù Gia Mập (vườn quốc gia Bù Gia Mập)
Số liệu thu thập: năm 2004-2008
1.3.3 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009.
1.4 Cấu trúc khoá luận
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
“ Rừng là quý hiếm nếu ta biết khai thác và sử dụng”. Trong thời đại ngày nay
ở nước ta nói riêng điều kiện KT-XH ngày càng phát triển dân số tăng nhanh thì áp lực
về rừng là rất lớn và đáng quan tâm, nghiên cứu về rừng để tu bổ nuôi dưỡng và phát
triển rừng là cần thiết, môi trường ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, lũ lụt, hạn hán
mưa bão thường xuyên xảy ra gây hậu quả nặng nề và khôn lường cho toàn thế giới.
đây cũng là một phần do lỗi của con người đã khai thác rừng và tàn phá thiên nhiên
một cách vô tội vạ.
Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ rừng một cách có hiệu quả nhất,
nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiên cứu để tìm ra các loại gỗ quý hiếm đang ngày
càng mất dần, các loại động thực vật, các loại cây thuốc có nguy cơ tiệt chủng, để giữ
gìn và bảo tồn nguồn gen quý giá cho thế hệ mai sau.
Những kết quả mà vườn đạt được đã mang lại cho môi trường, dân sinh kinh tế
là rất lớn không thể biểu thị bằng con số, rừng còn mang lại gỗ, củi (chất đốt) và các
sản phẩm phụ khác, nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho người lao động, phục
vụ công tác du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học.
Đầu tư cho rừng là đầu tư cho tương lai, KT-XH càng phát triển thì rừng càng
quan trọng nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hơn, ưu tiên hơn về quyền và
nghĩa vụ của người tham gia nhận khoáng trồng và bảo vệ rừng, chẳng hạn như nâng
mức đầu tưcho công tác trồng chăm sóc và bảo vệ có như thế họ mới quan tâm công
tác SX bám trụ, gắn bó với rừng, bên cạnh đó công tác tuyên truyền giải thích cho

người dân hiểu về tầm quan trọng của rừng cũng hết sức cần thiết và quan trọng nhằm
mục đích chung là giữ gìn bảo vệ và nuôi dưỡng phát triển rừng ngày càng tốt hơn
đảm bảo an ninh quốc phòng và KT-XH.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy, tài nguyên rừng ở các khu bảo tồn bị áp
lực nặng nề từ con người trong các hoạt động sinh kế của họ (Võ Quý, 1994). Nghiên
cứu của Nguyễn Huỳnh Thuật (2005) cho thấy, đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Cát
Tiên cũng có nhiều thay đổi, do đó công tác bảo vệ và quản lý rừng là hết sức quan
trọng. Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Văn Lân (2000) tại vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế
4


cho thấy vai trò quan trọng rừng trong sự cải thiện đời sống của cư dân địa phương và
cũng nhấn mạnh đến sự tham gia trong quá trình bảo vệ rừng tại khu vực này.
Trao đổi với Ban quản lý, hiện có nhiều tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật trồng
rừng, bảo vệ rừng, nhưng tài liệu nghiên cứu về quản lý và bảo vệ rừng tại vườn quốc
gia Bù Gia Mập vẫn còn hạn chế.
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phạm vi ranh giới hành chính vườn quốc gia nằm ở vị trí địa lý
Hình 01. Bản đồ hiện trạng rừng Bù Gia Mập

Nguồn: Ban quản lý vườn quốc gia BGM
Từ 1208’30’’ đến 1207’30’’ vĩ độ Bắc
Từ 10703’30’’ đến 10704’30’’ kinh độ Đông trong phạm vi ranh giới
Phía Tây và Tây Bắc giáp suối Đak Huýt và ranh giới Việt Nam và Campuchia
5


Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đắc Nông theo ranh giới pháp định

Phía Nam là đường giáp các xã Đak Ơ và Bù Gia Mập
Tổng diện tích tự nhiên là 26.032 ha thuộc 2 xã Đak Ơ và Bù Gia Mập của
huyện Phước Long tỉnh Bình Phước
b. Địa hình địa thế
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trong đoạn cuối của dãy trường sơn Nam là
khu chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng thấp độ cao giảm dần theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam từ Đông sang Tây.
Theo phân vùng địa lý thì vườn Bù Gia Mập là sườn Tây Nam của cao nguyên
Bù Rang thuộc Đắc Nông ở độ cao 850-950m phía Đông Bắc của vườn do đó có địa
hình chính là Đông Bắc Tây Nam, độ cao nhất tại vườn là 738m. Ở phía Bắc giáp với
Đắc Nông độ cao thấp nhất khoảng 200m ở phía Tây Nam tại suối Đak Huýt.
Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng ( cao nguyên giả ) cho tới
dạng đồi núi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hoá là chủ yếu. có vỏ phong
hoá già tại các sườn và đỉnh đồi dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối.
Do địa hình đồi núi nên độ dốc tương đối lớn với hai cấp độ dốc khá rõ là cấp 3
( 70-150) ở phía Đông Nam và một phần Phía Tây giáp Campuchia là hai khu vực có
dạng đồi lượn sóng, chân địa hình là các dòng chảy cấp IV ( 150- 250) bao gồm phần
còn lại và có dạng như sóng địa hình của Bù Gia Mập, phân bậc độ cao có thể phân
chia như sau:
Dưới 300m so với mặt nước biển: bao gồm phía Nam và Tây Nam khu vực dọc
sông Đak Huýt và các thung lũng giữa núi.
Trên 300 – 750m so với mặt biển: bao gồm phần lớn diện tích của vườn quốc
gia, độ dốc địa hình thay đổi khá nhiều. Dạng địa hình bóc mòn – xâm thực.
c. Địa chất - thổ nhưỡng
Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trong khu vực phun trào Bazan cổ và trầm tích
Jura được nâng lên. Hai cấu trúc chính là:
Địa tầng hệ Jura điệp La Ngà là các trầm tích có nguồn gốc biển. Phân bố rộng
rãi ở khu vực Đông Nam Bộ tại vườn quốc gia Phụ thuộc điệp dưới có cấu trúc bột kết
xám xẫm hoặc xám đen phân lớp mỏng, một vài khu vực lộ ra do đứt gãy địa chất, ven
các suối Đak Huýt ( Phía Tây Nam ) và suối Đak Ca ( Phía Bắc ) Phần lớn do Bazan

cổ phủ lên chiếm 3/4 diện tích và thuộc phần Tây Bắc VQG.
6


Địa tầng hệ Neogen – Bazan cổ các hoạt động kết tạo và núi lửa tạo ra các uốn
nếp và phun trào Bazan tại VQG Bù Gia Mập thuộc tầng Bazan Plioxen muộn, Plioxen
sớm phân bố rộng rãi ở tây nguyên và một phần Đông Nam Bộ. Thành tạo cao nguyên
Bù Na – Bù Gia Mập là cao nguyên Bazan lớn thứ hai trong vùng, đây là lớp phủ
Bazan dạng vòm rất lớn mà trung tâm là cao nguyên BùRang (Đak Lăk ) bao gồm cả
VQG Bù Gia Mập.
Nhóm đất chính ở VQG Bù Gia Mập đó là đất đỏ vàng phát triển trên vỏ phong
hoá Bazan và một phần nhỏ phát triển trên đá phiến.
Trong phân vùng địa lý thổ nhưỡng đất ở Bù Gia Mập thuộc loại đất đồi cao –
núi thấp có mức độ chia cắt địa hình lớn, độ xâm thực cao, mực nước ngầm trong đất
thấp trung bình 15-20m vào mùa khô trong khu vực còn rừng thì cao hơn khoảng 1015cm.
Nhìn chung thành phần cơ giới của các nhóm đất tại VQG thuộc nhóm thịt tơi
xốp.
Tóm lại đất trong VQG Bù Gia Mập có tính chất của vùng đất Bazan đồi núi
thấp Đông Nam Bộ, với độ dinh dưỡng của đất trung bình và phụ thuộc vào lớp phủ
thực vật ở trên, trong điều kiện còn rừng nhóm đất này có độ dinh dưỡng cao nhưng
khi mất rừng độ dinh dưỡng của đất giảm mạnh bởi quá trình xói mòn, rửa trôi chất
hữu cơ, chất khoáng nhất là các khu vực đồi núi có sườn dốc lớn.
d. Khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm 24,10C. Biên độ nhiệt năm 3,80C. Nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất 22,40C. Thời kỳ nóng trên 250C trong 4 tháng 3,4,5,6
Nhiệt độ trung bình trong tháng ổn định, biên độ nhiệt giữa các tháng thấp từ
0,10C ( tháng 7, 8 ) đến 1,90C ( tháng 1, 2 ) v à tháng 12, 1, 2 là các tháng có nhiệt độ
thấp trong năm nhưng cũng không dưới 200C, nhiệt độ dưới 200C chỉ xuất hiện trong
điều kiện gió mùa Đông Bắc hoạt đông mạnh nhưng cũng kéo dài, tháng có nhiệt độ

cao là tháng 5 ( 26,20C ).
Chế độ gió mùa và chế độ khí hậu vùng núi ( thấp) và địa hình, đặc biệt là ở vị
trí sườn đón gió mùa Tây Nam của VQG hình thành chế độ mưa cao hơn khu vực
Phước Long đạt xấp xĩ 2800mm/năm hoặc cao hơn. Xu hướng lượng mưa tăng dần
theo hướng Tây Nam.
7


Đông Bắc theo độ cao tăng dần từ vùng đồng bằng thấp ở phía Nam lên vùng
bình nguyên và cao nguyên ở phía Bắc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Số
tháng mùa khô là 4 ( tháng 12,1,2,3). Lượng mưa tập trung vào mùa mưa 95,5%.
Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7.
Thủy văn
Mạng lưới trong khu vực VQG Bù Gia Mập bao gồm tả ngạn suối Đak Huýt
thuộc hệ thống cấp III và hữu ngạn suối Đak Mai, các suối thuộc hệ thống cấp II
bao gồm Đak Ca, Đak Sam, Đak Sá, Đak Me; các suối Đak Dết, Đak Ngen, Đak
Bong chảy về suối Đak Mai và một số khe ngòi thuộc hệ thống cấp I mà hầu như
chỉ có nước vào mùa khô các dòng chảy nhìn chung đều cạn hoặc có lưu lượng
nước rất thấp vào mùa khô.
Nhìn chung mực nước ngầm trong toàn khu vực đều có mực thuỷ cấp thấp mùa
mưa 8-10m, mùa khô 15-20m tuỳ vào vị trí đỉnh hoặc sườn đồi, đồi núi của khu
vực đó.
e. Tài nguyên rừng
Khu hệ thực vật rừng của VQG Bù Gia Mập mang đặc điểm của các nguồn gốc
di cư tới như sau :
Từ phía Nam lên là lượng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia và
Indonesia với họ dầu là hệ đặc trưng di cư vào Việt Nam từ kỷ đệ tam
Từ phía Tây sang Tây Nam là luồng thực vật thân thuộc với hệ thực vật Ấn Độ
- Miến Điện xâm nhập vào vùng núi phía Tây Bắc của miền Bắc Việt Nam và tràn
xuống phía Nam thuộc theo sườn tây của dãy Trường Sơn đến cao nguyên Tây nguyên

xuống cực Nam Trung Bộ với các họ cây đặc trưng hiện có ở VQG Bù Gia Mập họ Tử
Vi, họ Bàng Từ phía Tây Bắc xuống : là luồng thực vật ôn đới và Á nhiệt đới của khu
hệ thực vật Hymalia – Vân Nam – Quý Châu (Trung Quốc) với các họ đặc trưng hiện
có tại VQG Bù Gia Mập như : họ Kim Dao, họ Dẻ.
Ngoài ra với nhân tố bản địa là: Hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Quốc
xuống với các họ đặc trưng: họ Đậu, họ Ba Mảnh Vỏ.
Với 359 loài động vật hoang dã đã khảo sát và ghi được trong đợt này đã bổ sung thêm
59 loài 7 họ 1 bộ so với danh lục động vật rừng được lập khi xây dựng luận chứng khu
bảo tồn thiên nhiên Bù Gia mập năm 1997.
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
8


a. Dân tộc – Dân số
Hiện nay trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của vườn quốc gia Bù Gia Mập có
tổng số hộ 3231 hộ gia đình đang sinh sống với 14,605 nhân khẩu trong đó nam 8.010
nữ 6.595. Tỷ lệ hộ theo thành phần dân tộc : kinh (11,9%), Stiêng (52,5%), Mnông
(10,9%), Tày ( 12,5%), Nùng ( 8,6%), Dao ( 1,8%), Cao Lang ( 0,8%), Hoa (0,1%),
Chăm (0,1%), Mường (0,8%), Khơ Me ( 0,7%), Châu Mạ (0,2%), Hà Noi ( 0,1%).
Bảng 1: Dân số và mật độ dân số ở BGM
Hạng mục

Tổng

Đak Ơ

Bù Gia Mập

3231


2220

1011

14605

9862

4743

Nam ( người)

8010

5645

2365

Nữ ( người )

6595

4217

2378

Mật độ dân số ( người/km2)

24,5


36

13

599,88

246,27

253,61

Hộ gia đình( hộ)
Nhân khẩu ( người)

Diện tích xã ( km2)

Nguồn: Báo cáo thống kê dân số - dân tộc - tôn giáo của 2 xã Đak ơ và Bù Gia Mập năm 2007

Căn cứ vào niên giám thống kê huyện Phước Long năm 2003 thì tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên bình quân tại khu vực là 5,2% và tăng cơ học là 9,8%. Tỷ lệ tăng dân số cơ
học của xã Đak Ơ cao hơn xã Bù Gia Mập, đây là những lo ngại cho việc bảo tồn các
nguồn tài nguyên rừng của VQG.
Lao Động tổng số lao dộng trên địa bàn là 6.776 người, hầu hết là lao động phổ
thông không qua các trường lớp đào tạo.
b. Thực trạng kinh tế - xã hội
Phước Long là huyện vùng miền núi nên hầu hết dân cư trong vùng sống bằng
nghề canh tác nông nghiệp là chính được thể hiện qua bảng số liệu sau

9



Bảng 02: Diện tích và năng suất bình quân sản xuất nông nghiệp
Mùa vụ

STT

Xã Bù Gia Mập

Xã Đak Ơ

Diện

Sản

Diện

Sản

Tích

Lượng

Tích

Lượng

(ha)

(tấn)

(ha)


(tấn)

1.

Lúa

735

745

850

959

-

Đông xuân (1vụ)

356

338

356

159

-

Mùa rẫy


356

338

356

358

-

Mùa ruộng

23

69

138

442

2.

Hoa màu

17

26

255


487

-

Bắp

12

17

81

178

-

Cao lương

5

9

164

297

3.

Cây thực phẩm


-

Rau các loại

4

442

10

115

-

Đậu các loại

10

6

77

54

-

Dưa hấu

2


31

2

12

4.

Cây CN hàng năm

-

Lạc

1

1

9

10

-

Khoai mỳ

89

1958


296

6512

-

Mía

160

7200

3

138

-

Đậu nành

4

4

4

4

-




6

1

6

2

Nguồn: niên giám thống kê huyện Phước Long năm 2007

Đánh giá chung về canh tác của dân cư trong vùng: phương thức sản xuất độc
canh, lạc hậu, sản phẩm thô, rất bấp bênh về giá cả, trang thiết bị thủ công và vốn đầu
tư hạn chế.

10


Bảng 03: Tập quán canh tác của người dân tại 2 xã Đak Ơ và Bù Gia Mập
loại dân tộc

địa điểm

Tập quán canh tác

Dân tộc tại chỗ Mnông, + Ở tập trung thành thôn
Stiêng 58%


+ Có nhà, vườn hộ

+ Sản xuất ổn định có
rẫy, chòi rẫy ( ở theo
mùa lúa) cách nơi ở 15km
+ khai thác lâm sản

Dân di cư tự do Tày, +Ở xung quanh thôn + Có rẫy, vườn điều
Nùng, Dao (12%)

vùng đồng bào dân tộc ngay tại chổ ở, mở rộng
bản xứ không hoà nhập diện tích sản xuất ra
với cộng đồng

xung quanh

+ Tập trung thành từng + khai thác lâm sản
nhóm nhỏ 5 – 15 hộ
Dân tộc kinh và những + Ở trong thôn, hoà nhập + Kinh tế dịch vụ buôn
sân tộc khác

được với dân tộc bản xứ

bán nhỏ
+ Có vườn hộ, trang trại
cách nơi ở từ 1-3km, mở
rộng diện tích bằngcách
mua lai rẫy của đồng bào
bản xứ
+ Không có đất, vốn:

làm thuê, khai thác lâm
sản

Nguồn: phòng kỹ thuật VQG Bù Gia Mập

c. Tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác
Tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề dịch vụ khác ở nơi đây không đáng kể.
Dịch vụ nhỏ lẻ tập trung ở những hộ gia đình buôn bán dọc theo quốc lộ DT741
d. Tình hình giao thông
Xã Đak Ơ và Bù Gia Mập nằm trên trục lộ DT741 nối từ thị xã Đồng Xoài đi
qua huyện Phước Long qua xã Đak Ơ và Bù Gia Mập tới VQG dài khoảng 50km, do
vậy rất thuận tiện cho phát triển kinh tế khi các cụm dân cư được sắp xếp ổn định theo
11


quy hoạch.
Hiện tại, mật độ giao thông tương đối cao 65km/km2. Chất lượng đường nhìn
chung là xấu, chỉ có 18km trục lộ chính DT741 đi qua 2 xã Đak Ơ và Bù Gia Mập là
đường sỏi đỏ đang được nâng cấp và trải nhựa, đặc biệt đường vào các thôn, ấp chủ
yếu là đường cấp phối, đường sỏi đỏ nên trong thời gian tới cần phải được nâng cấp để
đáp ứng nhu cầu đi lại trong mùa mưa.
Trong phạm vi VQG hiện có đường DT741 chạy theo hướng Bắc – Nam, dài
khoảng 20km, bề rộng mặt đường 6m.
Có đường ranh giới phía Nam VQG, dài khoảng 27km, là đường sỏi, có bề rộng
mặt đường 4m. Trên đường ranh giới này đã có 1km đường tráng nhựa từ đường
DT741 vào tới trung tâm xã Bù Gia Mập.
e. Phúc lợi xã hội
Hầu hết các xã trong vùng đều có trạm y tế, có các trường cấp 1, cấp 2 và cấp
3. Các xã đều có mạng lưới điện thoại và bưu điện văn hoá xã. Mạng lưới điện cũng đã
đưa về phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đồng bào trong vùng.


12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.2. Các khái niệm
3.1.2.1. Rừng
Rừng là một sinh địa nó bao gồm các thành phần như điều kiện kinh tế và quần
lạc sinh vật. Quần lạc sinh địa là một khu rừng nào đó trong khoãng không gian nhất
định có sự nhất trí về tổ thần, kết cấu và tính chất các bộ phận tạo thành quần lạc sinh
địa ấy. Mối quan hệ giữa chúng là đồng nhất.
3.1.2.2. Vốn rừng
Là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, vốn rừng bao
gồm: đất rừng và quần thể động vật, thực vật rừng trên đó. Nó tạo nên một thể thống
nhất hữu cơ giữa đất rừng và quần thể cây rừng, quần thể động vật, sinh vật rừng, vốn
rừng đươc coi là một tài sản đặc biệt ( có thể tái tạo trong quá trình sản xuất ) vừa có
chức năng sản xuất vừa có chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường lại vừa là đối tượng
lao động của các đơn vị sản xuất kinh doanh nghề rừng, mặt khác vốn rứng là yếu tố
của quá trình tái sản xuất, cho nên vốn rừng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
3.1.2.3. Rừng phòng hộ
Các khu rừng bảo vệ nguồn nước, điều hoà dòng chảy, chống xoá mòn rữa trôi,
chống lũ lụt và hạn hán. Gồm các rừng đầu nguồn, sườn dốc. Tác dụng rừng phòng hộ
là giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường.
3.1.2.4. Rừng đặc dụng
Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen động vật, thực vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắm cảnh,
phục vụ nghỉ ngơi du lịch.

Rừng đặc dụng được phân thành các loại: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu rừng lịch sử văn hoá xã hội, nghiên cứu thí nghiệm. Ranh giới của khu rừng
13


đặc dụng phải xác định bằng biển báo, mốc kiên cố.
3.1.2.5. Rừng sản xuất
Rừng và đất rừng dùng để sản xuất gỗ và các lâm sản, đặc sản rừng khác rừng
sản xuất là kiểu rừng nhà nước giao cho liên hiệp công nông nghiệp, nông trường các
đơn vị vũ trang hợp tác xã và các gia đình và cá nhân sản xuất chuyên canh, thâm
canh, nông lâm kết hợp. Ngoài ra người chủ rừng phải đảm bảo cho đất được cây rừng
che phủ, đất rừng không thoái hoá rừng luôn phát triển, bảo vệ đất và môi trường đối
với việc khai thác gỗ và lâm sản, phải theo đúng quy định, quy trình để rừng có điều
kiện phục hồi tốt.
3.2. Vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế xã hội
3.2.1. Ý nghĩa kinh tế
“ Rừng là kho vàng xanh vô giá của nhân loại, gỗ của rừng là nguồn tài nguyên
khổng lồ của con người dùng vào việc sản xuất phục vụ đời sống, học tập và sinh hoạt.
gỗ cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cũi đốt cho con người.
Rừng cung cấp những lâm sản phụ rất phong phú như cánh kiến, mây, tre, …
đã và đang làm tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình ở miền núi trong tiêu dùng và xuất
khẩu.
Rừng còn là nơi lưu trữ, bảo tồn và phát triển nhiều loại cây thuốc quý, nhiều
loại thực phẩm cao cấp và nhiều loại chim, thú quý hiếm.
3.2.2. Ý nghĩa xã hội
Đất nước ta chiếm 3/4 diện tích là rừng và đất rừng là nơi còn nhiều đất hoang
hoá để khai thác và sinh sống, nhận thức được tầm quan trong vấn đề này, ngay từ đầu
năm 1966 nhà nước ta đã chủ động đưa đồng bào miền xuôi đi khai hoang xây dựng
vùng kinh tế mới đã khắc phục được khó khăn và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định
trong việc phân bố dân cư và phát triển kinh tế ở một số vùng miền núi với đặc thù lâm

nghiệp phải gắn với rừng đây là nơi phân bố các lâm trường, nông trường…. đã thu
hút được nhiều việc làm cho lao động tại địa bàn cũng như lao động ở nơi khác di cư
đến.
3.2.3. Ý nghĩa về mặt bảo vệ môi trường sinh thái
Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất, khi trời mưa to do tán cây hứng đỡ nên nước
mưa không xối xuống mặt đất, là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây lũ lụt và
có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng nhà cửa.
14


×