Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM DẦU MỎ (PDC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.38 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHẾ BIẾN
VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM DẦU MỎ (PDC)

TRẦN XUÂN THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh
sản phẩm dầu mỏ (PDC)”, do Trần Xuân Thành, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị
Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày
.

Th.s Trần Minh Huy
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sự ủng hộ và giúp đỡ của rất nhiều người
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức cần thiết

trên giảng đường đại học trong suốt bốn năm ngồi trên ghế nhà trường. Để rồi những kiến
thức đó trở thành những nền tảng vững chắc giúp cho tôi vững bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Huy – giảng viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm, đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý công ty,các cô, các chú, các anh chị ở các
phòng ban của công ty. Đặc biệt là các cô, các anh chị ở Phòng kinh doanh đã hết lòng
nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài. Xin chúc sức khỏe và hạnh phúc đến
toàn bộ cán bộ công nhân viên trong tổng công ty, kính chúc quý công ty ngày càng phát
triển lớn mạnh.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người thân, bạn bè đã giúp tôi hoàn
thành đề tài này.
TP. Hồ Chí Minh, 2009
Trần Xuân Thành


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN XUÂN THÀNH. Tháng 06 năm 2009. “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại Công Ty TNHH một Thành Viên Chế Biến và Kinh Doanh
Sản Phẩm Dầu Mỏ”.
TRẦN XUÂN THÀNH. June 2009. “Several Solutions In Order To Improve
Business Efficiency At Petrovietnam Processing And Distribution Company”.
Khóa luận này nghiên cứu và phân tích thực trạng kinh doanh của công ty PDC.
Để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, đề tài đã tiến
hành tìm hiểu và phân tích tình hình kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng tới
hiệu quả kinh doanh của công ty. Chỉ ra thành tựu và hạn chế của Công ty thông qua việc
phân tích thị trường và thực trạng kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra các
biện pháp nhằm giúp cho công ty đạt được tốc độ tăng trưởng cao và giúp công ty nâng
cao hiệu quả kinh doanh cũng cố vị thế của mình trên thị trường.



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ...................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4. Cấu trúc khóa luận .....................................................................................................3
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................4
TỔNG QUAN.......................................................................................................................4
2.1 Đặc điểm của thị trường dầu mỏ thế giới ...................................................................4
2.2. Đặc diểm của thị trường dầu mỏ Việt Nam...............................................................8
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.............................................................9
2.3.1 Quá trình phát triển của công ty.........................................................................11
2.3.2 Mục tiêu phát triển của công ty..........................................................................12
2.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ..................................................................13
2.4.1. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................13
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................................13
2.5. Tình hình nhân sự của công ty.................................................................................16
CHƯƠNG 3........................................................................................................................16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................16
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................16
3.1.1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ...............................16
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
.....................................................................................................................................26
v



3.1.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp........................30
CHƯƠNG 4........................................................................................................................30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................30
4.1 Khái quát đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên chế
biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ.............................................................................30
4.1.1 Giới thiệu sản phẩm của công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh
sản phẩm dầu mỏ.........................................................................................................30
4.1.2 Đặc điểm cung ứng sản phẩm của công ty TNHH một thành viên chế biến và
kinh doanh sản phẩm dầu mỏ......................................................................................38
4.1.3 Giá bán sản phẩm. ..............................................................................................39
4.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên chế biến và
kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. ........................................................................................40
4.2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị phần của Công ty TNHH một thành viên
chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. .................................................................40
4.2.2 Khách hàng của Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu mỏ. ..............................................................................................................45
4.2.3 Nhà cung cấp của Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản
phẩm dầu mỏ. ..............................................................................................................47
4.2.4 Đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh
sản phẩm dầu mỏ.........................................................................................................47
4.3. Đánh giá tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành
viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. .............................................................48
4.4. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành
viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. .............................................................54
4.5 Nhận xét chung về tình hình thực hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. ...................................................59
4.5.1 Thành tựu đạt được. ...........................................................................................59
4.5.2. Hạn chế còn tồn tại............................................................................................60


vi


4.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một
thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. ...................................................61
4.6.1. Nhóm nhân tố chủ quan ....................................................................................61
4.6.2. Nhóm nhân tố khách quan. ...............................................................................63
4.7. Một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ.................................65
4.7.1. Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống cung cấp, hệ thống
tồn chứa, phân phối. ....................................................................................................65
4.7.2. Phát triển thị trường. .........................................................................................71
CHƯƠNG 5........................................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................77
5.1 Kết luận.....................................................................................................................77
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................78
5.2.1. Đối với công ty..................................................................................................78
5.2.2. Đối với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam ..............................................................78
5.2.3. Đối với nhà nước...............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................80
PHỤ LỤC .............................................................................................................................1

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên


CPBH/DT

Chi phí bán hàng trên doanh thu

CPQLDN/DT

Chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu

CPSXKD/DT

Chi phí sản xuất kinh doanh trên doanh thu

DTBH&CCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTHĐTC

Doanh thu hoạt động tài chính

DTT BH&CCDV

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

GVHB/DT

Giá vốn hàng bán trên doanh thu

KD


Kinh doanh

LNBH&CCDV

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ

LNG

Lợi nhuận gộp

LNKTTT

Lợi nhuận kế toán trước thuế

LNT từ HĐKD

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

PETEC

Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư

PETECHIM

Công ty thương mại dầu khí

PETROVIETNAM Tập đoàn dầu khí Việt Nam
SAIGON PETRO

Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP.HCM


SXKD DMN

Sản xuất kinh doanh dầu mở nhờn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

VKD

Vốn kinh doanh

VLĐ


Vốn lưu động

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Giá Bán Một Số Sản Phẩm Của Công Ty PDC Tháng 05/2009.........................40
Bảng 4.2 Sản Lượng Nhập Khẩu Và Thị Phần Kinh Doanh Xăng Dầu Của Các Công Ty
Trong Ngành Giai Đoạn 2002 – 2007 ................................................................................42
Bảng 4.3 Khối Lượng Nhập Khẩu Xăng Dầu Của Các Doanh Nghiệp Đầu Mối Trong
Nước Giai Đoạn 2004-2007 ...............................................................................................44
Bảng 4.4 Tình Hình Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Một Thành
Viên Chế Biến Và Kinh Doanh Sản Phẩm Dầu Mỏ...........................................................49
Bảng 4.5 Cơ cấu doanh thu của PDC năm 2007 ................................................................50
Bảng 4.6 Cơ cấu doanh thu của PDC năm 2008 ................................................................50
Bảng 4.7. Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của PDC Năm 2007 Và 2008.................................52
Bảng 4.8 Bảng Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2007 Và 2008....................54
Bảng 4.9. Bảng Tỉ Lệ Tăng/Giảm Chi Phí Trong Doanh Thu Năm 2008 So Với Năm
2007. ...................................................................................................................................55
Bảng 4.10 Bảng Kết Quả Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2007 Và 2008.
............................................................................................................................................56
Bảng 4.11 Bảng Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Kinh Doanh Bộ Phận. .............................56
Bảng 4.12 Bảng Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động Năm 2008 So Với Năm 2007 ..58
Bảng 4.13 Bảng Dự Kiến Kết Quả Hệ Thống Tồn Chứa Phục Vụ Kinh Doanh, Kho Trung
Chuyển Quốc Tế Của PDC Đến Năm 2025. ......................................................................69
Bảng 4.14 Bảng Dự Kiến Kết Quả Đạt Được Qua Các Giai Đoạn ( Dự Kiến Đến Năm
2025)...................................................................................................................................75



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty PDC .......................................................13
Hình 4.1 Biểu Đồ Thị Phần Kinh Doanh Xăng Dầu Của Từng Đơn Vị Trong Toàn Ngành
............................................................................................................................................42
Hình 4.2 Biểu Đồ Thị Phần Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Trong Nước
............................................................................................................................................45
Hình 4.3 Biểu Đồ Cơ Cấu Doanh Thu Của PDC Năm 2007 và 2008 ...............................51
Hình 4.4 Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu Của PDC Qua Hai Năm 2007 Và 2008...........53
Hình 4.5 Tổng Sức Chứa Qua Các Giai Đoạn ...................................................................70

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các khách hàng thường xuyên của PDC
Phụ lục 2. Danh sách một số công ty cạnh tranh với Công ty TNHH một thành viên chế
biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên quý hiếm, hiện tại và trong tương lai vẫn là
nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn năng lượng
của thế giới. Trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn, dầu mỏ chiếm một vị trí quan

trọng. Các cuộc chiến tranh, xung đột chính trị hiện nay ở Trung Đông, Châu Phi, Châu
Mỹ La Tinh,… đều liên quan đến việc tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực giàu loại tài
nguyên quý hiếm này.
Dầu mỏ đã trở thành nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng chính yếu trong cuộc
sống hằng ngày của nhân loại. Chính vì vậy, dầu mỏ chiếm tầm quan trọng rất lớn trong
nền kinh tế của mọi quốc gia. Dầu mỏ được dùng làm nhiên liệu để sản xuất điện và cũng
là nhiên liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, dầu mỏ cũng được dùng trong
công nghệ hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác.
Đối với nước ta, dầu mỏ đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá tạo nên nguồn thu
lớn cho ngân sách, góp phần quan trọng vào sự phát triển đất nước.
Trải qua 33 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã vượt qua mọi
trở ngại để vươn lên trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng hàng đầu, đã đóng góp to
lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, ở những
thập kỷ cuối của thế kỷ trước, ngành Dầu khí đã góp phần tích cực vào việc đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, ở thập kỷ này – thập kỷ đầu tiên của
thế kỷ 21, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực sự đã trở thành đầu tàu kinh tế, là
động lực đẩy nhanh tiến trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong những
năm gần đây, nhờ có một nền tảng vững chắc, tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn luôn ở
mức cao, hàng năm ngành dầu khí luôn có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách quốc


gia. Đến nay, toàn Tập đoàn đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và Condensate,
trên 45 tỷ m3 khí, mang lại nguồn thu ngoại tệ trên gần 60 tỷ USD, nộp ngân sách nhà
nước trên 36 tỷ USD và tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.
Xăng dầu là một trong những sản phẩm chính yếu của của tập đoàn được chiết xuất
từ dầu mỏ và mang tính chiến lược đối với sự phát triển đất nước, kinh doanh xăng dầu ở
nước ta là một ngành đặc thù và do nhà nước quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này không nhiều và hầu hết các công ty này đều là những công ty thuộc sở hữu
nhà nước.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là giữa các công ty này không có sự cạnh

tranh mà ngược lại sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt. Do định hướng kinh tế
thị trường và chính sách của nhà nước tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở
hữu nhà nước, việc cổ phần diễn ra làm cho các công ty này trở thành các thành viên độc
lập hơn trong quyền tự quyết các vấn đề bao gồm cả việc kinh doanh vì vậy việc cạnh
tranh diễn ra là không tránh khỏi. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần có
những đề xuất những định hướng chiến lược, chính sách kinh doanh đúng đắn và phù hợp
với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả cạnh tranh của mình trên thị
trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
và tận dụng tối đa những cơ hội kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Công ty PDC là một công ty thành viên thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ. Để tăng sức cạnh
tranh với các đối thủ trên thị trường, công ty đã và đang có những định hướng kinh doanh
riêng phù hợp với phạm vi hoạt động của mình.
Với những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế, sự chấp thuận của
công ty PDC và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Minh Huy, giảng viên khoa
kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, em chọn đề tài “Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên chế biến và
kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) ”

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh và đề ra các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh
doanh sản phẩm dầu mỏ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2007 và 2008,
trên cơ sở nghiên cứu, phân tích từ đó đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công

ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ để đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên
chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xí nghiệp kinh doanh xăng dầu dầu
khí Sài Gòn (đơn vị thành viên của PDC).
Phạm vi thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2009.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1 Mở đầu
Trình bày lý do chọn đề tài. Ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và trình
bày sơ lược về sản phẩm công ty kinh doanh, nguồn nhân lực của công ty.
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp sử dụng
trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các nhân tố đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty từ đó tạo cơ sở cho
việc hình thành các ý kiến, biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị

3


Kết luận chung cho toàn bộ khóa luận và đưa ra một số kiến nghị đối với công ty
và ngành dầu khí Việt Nam.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm của thị trường dầu mỏ thế giới
Trong sự phát triển nền kinh tế thế giới, nguồn nguyên liệu đóng một vai trò không
nhỏ hay có thể nói đóng vai trò quyết định. Dầu mỏ được khai thác sử dụng từ rất sớm và
nhanh chóng trở thành nguồn nguyên liệu chính được sử dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh
vực của cuộc sống. Nền kinh tế thế giới vì thế ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ, giá dầu
biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Các nước có dầu mỏ đi cùng với việc có quyền lực và sức mạnh chi phối thị
trường. Các quốc gia sản xuất dầu trên thế giới bao gồm: Các nước thuộc nhóm OPEC
(The Organization of Petroleum Exporting Countries) – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ thế giới, thành lập năm 1960 lúc đầu bao gồm các nước Venezuela, Saudi Arabia,
Iraq, Kuwait.Quata được kết nạp năm (1961), Indonexia và Lybia (1962), Tiểu Vương
Quốc, các nước Arập thống nhất (1967), Algeria (1969), Nigeria (1971). Ecuado gia nhập
năm 1973 nhưng xin rút lui năm 1992. Gabon gia nhập năm 1975 nhưng xin rút lui năm
1994. Hiện nay khối OPEC có 7 nước thuộc khối Arập độc quyền kiểm soát và chi phối
thị trường dầu mỏ thế giới, chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu dầu của toàn thế giới, tự
do áp đặt giá dầu.
Ngày nay, nguồn cung cấp dầu mỏ không chỉ tập trung ở khu vực Trung Đông mà
còn ở nhiều nơi như Biển Bắc, ngoài khơi Angola,…. Những nước Non – OPEC (không
nằm trong khối OPEC) cũng xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường
dầu mỏ thế giới: đứng đầu là Canada, tiếp theo là Anh, Mexico, Nauy, Trung Đông, Mỹ,


Nga, Đan Mạch, Congo, Việt Nam, Peru,…Khi xảy ra biến động chính trị ở những quốc
gia dầu mỏ cũng làm cho giá dầu biến động. Chẳng hạn cuộc chiến tại Iraq hoặc những

6



xáo trộn tại Nigenia, khả năng Iran (nắm giữ 10% trữ lượng dầu thế giới) bị quốc tế áp đặt
lệnh trừng phạt về vấn đề hạt nhân, khiến cho giá dầu từ giữa năm 2005 biến động mạnh.
Với khả năng chi phối thị trường, các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên thế giới
có thể hành động như một nhóm độc quyền, có nghĩa là một vài nhóm “cấu kết với nhau”
bán một sản phẩm nhất định. Bằng cách thỏa thuận tăng vọt giá bán, khi giá bán tăng lên
thì lượng cung cũng tăng lên rất nhanh. Trong khi đó cùng với sự phát triển xã hội, nhu
cầu về dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng và cầu quốc tế đối với loại hàng hóa này
không co giãn vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào dầu và có quá ít
hàng hóa thay thế sẵn có đối với sản phẩm dầu mỏ. Do đó các nước xuất khẩu này có thể
tăng thu nhập của mình lên rất nhiều.
Trong những năm qua thị trường dầu mỏ luôn là một thị trường nóng bỏng và liên
tục biến động. Nhu cầu dầu mỏ bắt đầu tăng cao từ những năm đầu 1980, và tăng tới mức
khó kiểm soát trong những năm gần đây khi nền kinh tế Trung Quốc vùng dậy, vào năm
2008 có lúc giá dầu đã đạt mốc kỷ lục hơn 140 USD mỗi thùng. Lúc này các nước sản
xuất dầu mỏ hàng ngày chỉ việc bơm hàng triệu thùng dầu ra khỏi lòng đất rồi đem bán
thu tiền. Còn hiện nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu tiêu
thụ dầu của các nước tiêu thụ nhiều dầu trước đây, đã nhiều tháng dầu quanh quẩn ở mức
40 USD mỗi thùng.
Có quá nhiều phe phái tham gia vào thị trường dầu lửa, do đó không một ai đủ sức
mạnh để một mình xoay chuyển tình thế. Kể cả tổ chức dầu mỏ OPEC tuy đã cắt giảm sản
lượng đến 4 triệu thùng một ngày nhưng vẫn khó vực giá dầu lên.
Hiện tại nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bảo suy thoái nên
nhu cầu dầu mỏ trong năm nay dự báo vẫn tiếp tục ảm đạm. Nhưng xét về lâu dài nền
kinh tế thế giới sẽ phục hồi và dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu chính.
Thực tế chứng minh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi động lực là dầu mỏ cho
đến khi nhân loại tìm được một loại nhiên liệu khác đủ sức thay thế hoàn toàn mà chuyện
đó dường như còn xa vời.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia ít nhất trong 30 năm tới nền kinh tế thế giới
vẫn chịu chi phối lớn của thị trường dầu mỏ.



2.2. Đặc diểm của thị trường dầu mỏ Việt Nam
Nước ta là một nước xuất khẩu dầu mỏ (chiếm khoảng hơn một phần năm tổng giá
trị xuất khẩu), nền kinh tế nước ta phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thu này. Dầu mỏ khai
thác trong nước sẽ còn là một nguyên liệu chiến lược cho ngành công nghiệp hóa, lọc dầu
mới hình thành trong thời gian gần đây.
Dự trữ dầu dưới lòng đất và biển của nước ta là một bảo đảm thiết yếu đối với an
ninh năng lượng của đất nước. Trong những năm gần đây cụ thể là năm 2007, 2008 giá
nhiên liệu tăng đột biến thì nguồn thu từ dầu mỏ khai thác được trong nước có thể dùng
để trợ giá cho nguồn xăng dầu nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, trữ lượng dầu thô và khí
đốt ở nước ta đang cạn dần.
Nguồn dầu lửa và khí đốt của nước ta tập trung chủ yếu trên biển Đông. Theo số
liệu thu thập vào tháng 06/2007 thì hiện nước ta sản xuất khoảng 362 ngàn thùng dầu thô
mỗi ngày.
So với nước ta, sản lượng dầu mỏ do Trung Quốc sản xuất gấp 10,6 lần, do
Indonesia sản xuất gấp 3 lần, do Ấn Độ sản xuất gấp 2,3 lần, do Malaysia sản xuất gấp 2
lần. Trong số các nước ASEAN, nước ta đứng gần với Thái, chỉ trên Brunei và Singapore.
Bắt đầu từ khoảng năm 2004 sản lượng khai thác dầu thô của nước ta đã bắt đầu
theo đà đi xuống rõ rệt. Năm 2004 được 20,35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18,84
triệu tấn, năm 2006 còn 17,25 triệu tấn và năm 2007 ước lượng chỉ có 16,12 triệu tấn.
Nếu không tìm ra được các nguồn dầu lửa mới, và nếu không tính các nguồn khai
thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của nước ta dự báo sẽ liên tục suy
giảm và chỉ còn khoảng 3 triệu tấn vào năm 2025.
Không nằm ngoài ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ thế giới. Giá dầu ở Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng của biến động giá dầu mỏ trên thị trường.
Tuy nhiên ở nước ta giá cả dầu mỏ không phải do các doanh nghiệp tự quyết định
mà do nhà nước quản lý và điều tiết, nhà nước là người quyết định mức giá cả. Nhà nước
quyết định mức giá cả nhưng trên cơ sở chi phí mà các doanh nghiệp báo cáo.


8


Chính phủ quản lý mặt bằng giá trên thị trường năng lượng. Trong những thời
điểm nhất định chính phủ sử dụng ngân sách để trợ giá. Trong các thời điểm khác, chính
phủ có thể tạm thời thả nổi giá năng lượng.
Thị trường dầu mỏ trong nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: Nguồn dầu
thô phát hiện được của nước ta đang cạn dần. Các nguồn dầu mới tìm được ở trong những
địa bàn phức tạp, khó khai thác. Năng lực lọc dầu của nước ta vẫn chỉ chiếm một phần
nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ trong nước và vì thế trong dài hạn nước ta vẫn sẽ phải tiếp tục
dựa vào nguồn xăng dầu nhập khẩu. Trong khi đó, những vấn đề như cấu trúc thị trường
kém hiệu quả cùng với các chiến lược đầu tư đúng nhưng trong thực hiện còn nhiều
vướng mắc sẽ tiếp tục là những lực cản cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Vì vậy nghiên cứu đưa ra các chính sách để phát triển ngành dầu mỏ trong nước
biến thị trường dầu mỏ trong nước thành một thị trường mạnh góp phần vào sự phát triển
kinh tế của đất nước là một trong những việc cần được chính phủ thực hiện. Có như vậy
thì thị trường dầu mỏ trong nước nói riêng và ngành kinh tế nói chung mới ngày càng
phát triển.
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngành dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) được thành lập vào ngày
03/09/1975 trong những ngày đầu mới thành lập, ngành tiến hành hoạt động khai thác ở
vùng trũng đồng bằng Sông Hồng với sự phát hiện mỏ dầu khí ở Tiền Hải (Thái Bình).
Sau ngày thống nhất đất nước, ngành dầu khí mở rộng hoạt động trong cả nước và chủ
yếu ngoài khơi thềm lục địa phía Nam Việt Nam.
Cùng với sự mở rộng hoạt động ra cả nước ngành cũng mở rộng quy mô hoạt động
trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ các lĩnh vực truyền thống là thăm dò, khai thác và chế
biến dầu thô, PETROVIETNAM đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các
ngành như chế biến và lọc dầu, kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, dịch vụ tổng hợp dầu
khí, tư vấn thiết kế thi công các công trình dầu khí, kinh doanh trong các lĩnh vực khác…
Trên tất cả các lĩnh vực ngành dầu khí đều đạt được những thành tựu to lớn, nhiều lần

được trung ương, địa phương và các cấp khen ngợi…

9


Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) là
một công ty thành viên của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Vào 09/1995, Tổng Công Ty Dầu
Khí Việt Nam (nay là Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam) đã ra quyết định tổ chức sắp xếp lại
tổ chức của hai đơn vị thành viên là công ty Lọc Hóa Dầu và công ty Dầu Mỡ Nhờn
Vidamo thành công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, gọi tắt là PVPDC (Tên
giao dịch tiếng anh : Petrovietnam Processing And Distribution Company).
Ngày 16/02/1996, Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ ra quyết định số
196/BT thành lập công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PVPDC).
Ngày 27/04/2001, công ty PDC được sắp xếp lại tổ chức trên cơ sở sát nhập công
ty PDC với 2 đơn vị thuộc công ty PTSC (Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí) là xí
nghiệp vật tư, thiết bị và nhiên liệu Vũng Tàu và Xí Nghiệp kinh doanh sản phẩm dầu khí
Tây Ninh.
Từ năm 2007, Công ty PDC chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH
một thành viên.
Tính tới năm 2007 Công ty PDC có 09 xí nghiệp, 13 chi nhánh quản lý và kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước, và 05 ban quản lý dự án gồm: Kho xăng dầu Cù
Lao Tào, Kho xăng dầu Cần Thơ, Mở rộng và nâng cấp Nhà máy Condensate, Ban quản
lý các dự án Phía Bắc, Ban quản lý các dự án Vũng Tàu.
Tên giao dịch đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH một thành viên Chế biến và
Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC).
Tên giao dịch đối ngoại: PetroVietnam Oil Processing And Distribution Company
Limited.

Logo công ty:
Đến tháng 07/2008 tập đoàn dầu khí Việt Nam đã kiến nghị lên chính phủ cho

phép hợp nhất hai đơn vị thuộc tập đoàn là Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và
Công ty TNHH Một thành viên Chế biến và kinh doanh dầu mỏ (PDC) trở thành Tổng
10


công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)). Sở dĩ hai đơn vị này được hợp nhất lại là bởi cả hai đều
có những đặc điểm có thể hỗ trợ cho nhau và cùng có chức năng kinh doanh sản phẩm
dầu.
Đến nay PDC và Petechim đã trở thành Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil)
chính thức đi vào hoạt động vào tháng 07/2008.
Địa chỉ: Tầng 11-14 - Tòa nhà PetroVietNam số 1-5 Lê Duẩn – Phường ĐaKao –
Quận 1 – TP Hồ Chí Minh.
ĐT : (84)(08) 39106 990
Fax: (84) (08) 38991 543
Email:
Trang web công ty:
2.3.1 Quá trình phát triển của công ty
Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành, công ty PDC đã và đang phát triển
mạnh mẽ và vững chắc trên các lĩnh vực khác nhau:
a) Về tổ chức lao động
Ngày đầu thành lập, số lượng lao động của công ty gần 200 người. Đến năm 2008,
công ty đã có 810 nhân viên được biên chế tại các phòng chức năng, các xí nghiệp và các
chi nhánh của công ty.
b) Về hoạt động đầu tư xây dựng
Công ty PDC là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu với chức năng phát
triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ. Kể từ khi thành lập, công ty PDC rất chú
trọng tới công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất bao gồm các nhà máy pha chế
dầu nhờn, các căn cứ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và mạng lưới kinh doanh các sản
phẩm dầu trên phạm vi toàn quốc. Nhiều công trình đầu tư và đã đi vào hoạt động như:
Xưởng pha chế dầu Bình Chiểu, xưởng pha chế dầu nhờn Đông Hải (Hải Phòng), Tổng

kho xăng dầu Đình Vũ, các cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh và và thành phố như Hà Nội,
Hải Phòng, Thanh Hóa…Công ty cũng đã hoàn thành và đưa vào hoạt động khu thể thao
Thái Thịnh đáp ứng nhu cầu luyện tập và thi đấu thể thao cho các đơn vị trong ngành.
Ngoài những công trình đã đi vào hoạt động, công ty còn có nhiều công trình sắp đi vào
11


hoạt động như: Kho xăng dầu Cù Lao Tào – Bà Rịa, Vũng Tàu, Kho tiêu thụ sản phẩm
dầu khí Cần Thơ, Căn cứ dịch vụ tổng hợp Hải Phòng…
c) Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh xăng dầu
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu của công ty đã phát triển nhanh
chóng, chiếm trên 10% thị trường trong nước và công ty đã từng bước xây dựng được hệ
thống mạng lưới nội bộ trải dài từ Bắc vào Nam với trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí
Minh và nhiều đơn vị trực thuộc công ty đóng trên nhiều tỉnh thành từ Thái Nguyên đến
Cà Mau. Đến nay, Công ty PDC đã có hơn 1500 đại lý kinh doanh xăng dầu.
d) Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh dầu mỡ nhờn
Đến nay, công suất sản xuất của các nhà máy pha chế dầu mỡ nhờn đạt 15000
tấn/năm với các trang thiết bị máy móc hiện đại hơn và sản phẩm cũng đa dạng hơn. Các
nhà máy đã sản xuất trên 60 chuẩn loại dầu, mỡ bôi trơn, bao gồm các loại dầu động cơ,
dầu thủy lực, dầu công nghiệp, dầu máy nén, dầu phanh… Cán bộ công nhân viên
(CBCNV) trực tiếp sản xuất dầu, mỡ bôi trơn có kinh nghiệm và trình độ kĩ thuật cao.
Công ty PDC đã cung cấp vào thị trường trong nước khoảng 60000 tấn dầu bôi
trơn các loại, trong đó 65% là các loại dầu động cơ, 20% các loại dầu công nghiệp, 10%
dầu thủy lực, 5% các loại dầu khác. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành
kinh tế chủ lực như điện lực, than, khai khoáng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và
đặc biệt là khách hàng quân đội.
2.3.2 Mục tiêu phát triển của công ty
Xây dựng PDC thành tổng công ty phát triển khâu hạ nguồn haonf chỉnh của ngành
dầu khí, đừn đầu trong nước và ngang hàng với các công ty dầu khí quốc gia trong khu
vực, bao gồm chế biến , tồn trữ, vận chuyển phân phối , xuất nhập khẩu các sản phẩm dầu

khí, hóa dầu và các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, đầu tư, thương mại… Kinh doanh đa ngành
trong nước và quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2010 đứng thứ hai trên toàn quốc vè thị phần kinh doanh xăng
dầu, tiến tới đứng đầu trong toàn quốc kể từ năm 2015 và trở thành công ty có thương
hiệu mạnh và uy tín cao trong khu vực và trên thế giới.

12


2.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
2.4.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty PDC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
KIỂM SOÁT
VIÊN

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ TỔNG
GIÁM ĐỐC

Văn
Phòng
Công
Ty

Phòng
Tài
Chính
Kế
Toán


Phòng
Tổ
Chức
Nhân
Sự

Phòng
Đầu

Xây
Dựng

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Kinh
Tế
Kế
Hoạch

Phòng
Quản

Chất
Lượng
An
Toàn


Phòng
Pháp
chế

Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ
a) Hội đồng thành viên
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề lên quan đến quản lý và quyền lợi công ty. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm
trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
theo qui định tại điều lệ công ty.
b) Tổng giám đốc
Là người điều hành cao nhất của công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh
doanh sản phẩm dầu mỏ. Tổng giám đốc chỉ đạo chung toàn bộ các lĩnh vực hoạt động
13


của công ty, điều hành công ty trên cơ sở chế độ một thủ trưởng trong khuôn khổ thẩm
quyền cho phép, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của công ty, Tập đoàn Dầu Khí
Việt Nam và pháp luật nước Việt Nam.
c) Kiểm soát viên
Kiểm tra giám sát tính hợp pháp trung thực, cẩn trọng của hội đồng thành viên,
tổng giám đốc công ty và cán bộ quản lý khác trong việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở
hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty, trong việc chấp hành điều
lệ công ty và các quy định của pháp luật hiện hành.
d) Trợ lý tổng giám đốc
Hỗ trợ tổng giám đốc trong công việc điều hành công ty…
e) Văn phòng công ty
Tổ chức quản lý công tác hành chính, lễ tân, văn thư – lưu trữ theo quy định của

nhà nước, tổng công ty và công ty. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị - phương tiện và
điều kiện đi lại hội họp… Theo yêu cầu công tác của văn phòng công ty.
f) Phòng tài chính kế toán
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán. Báo cáo định kỳ theo quy định và đột
xuất theo yêu cầu của tổng giám đốc công ty.
Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán
công nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán…
g) Phòng tổ chức nhân sự
Có nhiệm vụ chăm lo phát triển nguồn lực để đảm bảo thực hiện chiếc lược phát
triển và nhiệm vụ kinh doanh của công ty, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện
sống của người lao động theo quy định của nhà nước, xây dựng nội qui lao động, qui chế
về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng cho toàn công ty…
h) Phòng đầu tư xây dựng
Quản lý tổ chức và hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng công
trình, nghiên cứu; phổ biến các văn bản pháp quy của nhà nước, Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam và công ty về đầu tư xây dựng. Đề xuất việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho
14


×