Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM Ở KÊNH NƯỚC ĐEN PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA A Q. BÌNH TÂN, TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM Ở KÊNH NƯỚC ĐEN
PHƯỜNG BÌNH HƯNG HÒA A
Q. BÌNH TÂN, TP. HCM

TRẦN XUÂN THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Do
Ô Nhiễm Kênh Nước Đen, Phường Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM” do
Trần Xuân Thủy, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________.

TS Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại UBND phường Bình Hưng Hòa A,
Q. Bình Tân và Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường thuộc Viện Môi Trường Và Tài
Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cho tôi gởi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè tôi, những người đã luôn ở bên
tôi, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn
này.

Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Xuân Thủy


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN XUÂN THỦY. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm
Kênh Nước Đen, Phường Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM ”.
TRAN XUAN THUY. July 2009. “Evaluating Damages caused by Kenh Den
canal pollution in Binh Hưng Hoa A Ward, Ho Chi Minh city”.
Khóa luận đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Nước Đen, phường Bình Hưng
Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM. Bằng cách áp dụng phương pháp liều lượng phản ứng,
phương pháp chi tiêu ngăn ngừa, phương pháp tài sản nhân lực và thông qua điều tra
60 hộ dân sống quanh khu vực kênh khóa luận đã tính tổng giá trị tổn hại do ô nhiễm
kênh gây ra đối với sức khoẻ con người, nguồn nước, giá trị đất đai trong năm 2008 là
gần 35 tỷ đồng. Đây là kết quả tính toán đối với 228 hộ dân sống xung quanh kênh.
Đề tài đi vào phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng ô nhiễm ở kênh, trên
cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, làm cho kênh Nước Đen trong
sạch hơn, giảm thiểu những tổn hại mà người dân và xã hội phải chịu do ô nhiễm kênh


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2

2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung


2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi thời gian

3

1.3.3 Phạm vi không gian

3

1.4

Cấu trúc của khoá luận

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2 Tổng quan về quận Bình Tân

4

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

4

2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.3 Tổng quan về kênh Nước Đen

9

2.4 Tổng quan về phường Bình Hưng Hòa A

10

2.4.1 Vị trí địa lý


10

2.4.2 Về yếu tố diện tích

10

2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội

10

2.5 Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn khi phát triển KT-XH
trên địa bàn phường

14

2.5.1 Thuận lợi

14

2.5.2 Khó khăn

14
v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận


15
15

3.1.1 Kiến thức chung về môi trường

15

3.1.2 Ô nhiễm môi trường nước

16

3.1.3 Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam

20

3.1.4 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế

21

3.1.5 Tiêu chuẩn về môi trường

23

3.2 Phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin


25

3.2.2 Phương pháp mô tả

25

3.2.3 Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

25

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu: Tính toán, tổng hợp số liệu, sử dụng phần mềm
excel, word.

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Mô tả hiện tượng trong khu vực

28

4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm kênh.

28

4.1.2 Nguồn gây ô nhiễm kênh

35


4.2 Tìm hiểu thái độ người dân về mức độ ô nhiễm

36

4.2.1 Trình độ học vấn

36

4.2.2 Thu nhập

37

4.2.3 Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm

38

4.2.4. Sự lựa chọn nơi ở mới

39

4.2.5 Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện môi trường

40

4.3. Xác định tổn hại do ô nhiễm kênh Nước Đen gây ra

41

4.3.1. Thiệt hại đối với sức khoẻ dân cư trong khu vực


41

4.3.2 Thiệt hại đối với nguồn nước sử dụng

45

4.3.3 Thiệt hại đối với đất đai

48

4.3.4 Tổng tổn hại do ô nhiễm ở kênh Nước Đen

49

4.4. Giải pháp cho việc giảm thiểu ô nhiễm kênh

50

4.4.1 Những giải pháp cấp bách hiện nay

50

4.4.2. Giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm kênh trong thời gian tới

51

vi



CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận

56

5.2. Kiến nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


TDTT

Thể dục thể thao

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

CN

Công nghiệp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TMDV

Thương mại và dịch vụ

XD

Xây dựng

KCN

Khu công nghiệp

BQL


Ban quản lý

KTXH

Kinh tế xã hội

XH

Xã hội

MT

Môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐT – TTTH

Điều tra thực tập tổng hợp

KV

Khu vực


CSMT

Cảnh sát môi trường

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bảng Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng
Độ Các Chất Ô Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945 – 1995).

23

Bảng 3.2. Thông Số Ô Nhiễm và Giới Hạn Cho Phép của Nước Thải Sinh Hoạt

24

Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng kênh Nước Đen

30

Bảng 4.2. Thu nhập bình quân/tháng của hộ gia đình

37

Bảng 4.3. Nhận Xét Của Người Dân Về Mức Độ Ô Nhiễm

38


Bảng 4.4. Ý Kiến Của Người Dân Về Việc Lựa Chọn Nơi Ở Mới Xa
Kênh Nước Đen

39

Bảng 4.5. Ý Kiến Của Người Dân Về Vấn Đề Chi Trả Tiền Để Cải
Thiện Môi Trường

40

Bảng 4.6. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Của Các Hộ Trong Năm

43

Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Chữa Bệnh Bình Quân Của Một Hộ Trong Năm

44

Bảng 4.8. Tỷ lệ các nguồn nước sử dụng

45

Bảng 4.9. Chi Phí Sử Dụng Nước Bình Bình Quân/Hộ

46

Bảng 4.10. Tình Hình Các Hộ Dùng Nước Giếng Sử Dụng Hệ Thống Lọc

47


Bảng 4.11. Chi Phí Sử Dụng Máy Lọc Của Một Hộ Trong Năm 2008

47

Bảng 4.12. Chi Phí Sử Dụng Bình Lọc Của Một Hộ Trong Năm 2008

48

Bảng 4.13 Chênh Lệch Giá Đất Ở 2 Khu Vực Năm 2008.

49

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Quận Bình Tân

5

Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ của trạm xử lý

13

Hình 4.1. Hình Ảnh Kênh Nước Đen Tràn Ngập Rác

29

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Ô Nhiễm Kênh


30

Hình 4.3. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị pH

31

Hình 4.4. Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị SS

31

Hình 4.5. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị BOD5

32

Hình 4.6. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị COD

32

Hình 4.7. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị N-NH4

33

Hình 4.8. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị T-Dầu

33

Hình 4.9. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị DO

34


Hình 4.10. Biểu Đồ Diễn Biến Gía Trị Coliform

34

Hình 4.11. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Nước Kênh

35

Hình 4.12. Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn Những Người Được Hỏi Trong Khu Vực

36

Hình 4.13. Thu Nhập Bình Quân/Tháng Của Những Hộ Được Phỏng Vấn

37

Hình 4.14. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Bệnh Liên Quan Đến Ô Nhiễm Kênh Nước Đen.

42

Hình 4.15 Tỷ Lệ Nguồn Nước Sử Dụng Của Các Hộ Được Điều Tra Trong
Năm 2009

46

Hình 4.16. Quy trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

55


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Bảng câu hỏi
PHỤ LỤC 2. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước thải
PHỤ LỤC 3. Nghị quyết của Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh khóa V, kỳ
họp lần thứ 6 về chuyên đề “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE” trên địa bàn
thành phố

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển mình hội nhập với thế giới, đời sống
vật chất của người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường
đang có chiều hướng xấu đi và ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến người dân.
Theo thống kê của Bộ Y tế, 2007, hàng năm cả nước có gần 200.000 người bị bệnh
ung thư và 70.000 người đã chết vì căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng chính là do môi trường sống
ngày càng xuống cấp trầm trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của đất
nước, đang có tốc độ phát triển cao về kinh tế, thương mại, dịch vụ tạo ra những toà
nhà xa hoa, lộng lẫy. Nhưng nếu nhìn tổng thể, xen lẫn với những toà nhà đó, những
con đường trải nhựa với hàng nghìn xe cộ tấp nập là những con kênh một màu đen kịt,
đầy rác rưởi. Nó phần nào đang báo động tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của nơi
được gọi là đầu tàu kinh tế của đất nước.

Theo Chi cục bảo vệ môi trường TP.Hồ Chí Minh, 2008, chất lượng nước sông
- kênh - rạch nội thành vẫn chưa được cải thiện, ngược lại có xu hướng nhiễm bẩn
ngày càng tăng. Ngoài nguyên nhân do chất thải công nghiệp, nước thải của các cơ sở
sản xuất, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là do luợng rác thải của người dân
thiếu ý thức thải trực tiếp xuống sông, kênh rạch ngày càng gia tăng. Cụ thể vào năm
2000 mỗi ngày các công nhân vệ sinh vớt được khoảng 11 tấn rác trên các con sông,
kênh, rạch nội thành, nhưng hiện nay phải vớt trên 40 tấn rác/ngày tại các sông, kênh,
rạch chính, còn rất nhiều kênh rạch nhỏ đã bị các núi rác lấp mất hoặc làm cho các
dòng chảy bị teo lại, ngưng đọng như nhiều con kênh ở khu vực các quận Bình Tân,


Ô nhiễm kênh rạch dẫn đến các bệnh như tiêu chảy, giun sán, lao phổi, viêm
xoang và nhiễm trùng đường hô hấp. Nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước
ngầm, là một trong những nguồn nước sinh hoạt chính của người dân. Ô nhiễm nước
gây nguy hại đáng kể đối với sức khỏe của con người, và là nguồn chính gây ra các
bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì thế sự can thiệp trước tiên và có hiệu quả nhất là cải tiến
điều kiện vệ sinh kênh, rạch và nguồn cung cấp nước ở thành phố nói riêng và cả nước
nói chung.
Bình Tân là một quận mới của thành phố, được thành lập vào cuối năm 2003.
Có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa khá cao. Ngược lại, hiện trạng môi trường ở
đây đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng, hầu hết những con kênh giờ chỉ còn là
những kênh thoát nước đen ngòm, đầy rác. Kênh Nước Đen ở phường Bình Hưng Hòa
A, quận Bình Tân là một trong những con kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước kênh
đen kịt, đầy rác và bốc mùi hôi thối rất khó ngửi. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức
khoẻ, tài sản, cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập của những người dân nơi đây.
Nhiều hộ dân chịu không nổi cảnh ô nhiễm trầm trọng ở đây đã mua nhà, chuyển đến
nơi khác sinh sống để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình.
Trước tình trạng trên, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh
Nước Đen ở phường Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chi Minh” nhằm
xác định tổn hại mà người dân nơi đây phải gánh chịu do ô nhiễm, từ đó đề xuất giải

pháp để giải quyết vấn nạn nói trên, nâng cao chất lượng môi trường ở khu vực này.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá tổn hại do ô nhiễm kênh Nước Đen ở phường Bình Hưng Hoà
A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu hiện trạng ô nhiễm của kênh và nguyên nhân gây ô nhiễm.

-

Lượng hoá những thiệt hại về sức khỏe, đất đai, nguồn nước do ô nhiễm kênh.

-

Đề xuất các giải pháp để hạn chế những tổn hại do ô nhiễm kênh gây ra, cải

thiện môi trường sống của người dân xung quanh kênh.
2


1.3

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Ô nhiễm kênh Nước Đen ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề như sức khỏe, đất đai,
nguồn nước, tài sản, sản xuất kinh doanh, cảnh quan v.v. Tuy nhiên, đề tài giới hạn chỉ
tính ô nhiễm ảnh hưởng và gây tổn hại đến sức khỏe, đất đai, nguồn nước sử dụng của
428 hộ dân sống gần kênh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 20/03/09 đến 20/06/09
1.3.3 Phạm vi không gian
Tổn hại do ô nhiễm được đánh giá chủ yếu ở phường Bình Hưng Hòa A,
Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Trong 228 hộ dân sống gần kênh, đề tài chọn ngẫu
nhiên 60 hộ để điều tra phỏng vấn, tỷ lệ chọn này đủ để phản ánh những tổn hại do ô
nhiễm kênh gây ra. Những hộ dân này là những hộ định cư lâu năm, đa phần kinh
doanh buôn bán với quy mô nhỏ, vừa và lớn, một số hộ làm nghề may, công chức nhà
nước. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu giúp cho việc điều
tra, phỏng vấn được thuận lợi hơn.
1.4

Cấu trúc của khoá luận

Chương 1 Nêu lý do chọn đề tài, ý nghĩa đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu có liên
quan và địa bàn nghiên cứu.
Chương 3 Giới thiệu một số khái niệm và nội dung có liên quan đến ô nhiễm nước.
Ngoài ra nêu lên các phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra.
Chương 4 Mô tả hiện trạng ô nhiễm tại kênh Nước Đen, đánh giá lượng tổn hại do ô
nhiễm gây ra đối với sức khoẻ, đất đai, tài sản và từ đó đề xuất các biện pháp hợp lý.
Chương 5 Kết luận và đưa ra các giải pháp khắc phục ô nhiễm tại địa điểm nghiên
cứu, hướng tới sự phát triển bền vững.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi tham khảo rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tổn
hại do ô nhiễm như ô nhiễm do bãi rác, kênh, nước thải công nghiệp, đồng thời còn thu
thập tài liệu từ rất nhiều nguồn nhiều lĩnh vực, như internet, sách báo, từ đề tài nghiên
cứu về đánh giá tổn hại của khóa trước, những giáo trình học tập có liên quan đến vấn
đề ô nhiễm và những phương pháp để lượng hóa ô nhiễm thành con số cụ thể. Tất cả
những tài liệu trên đều là những tư liệu quý giá để tôi hoàn thành đề tài.
2.2 Tổng quan về quận Bình Tân
Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập theo nghị định 130/NĐ-CP ngày
05/11/2003 của Chính Phủ, tách ra từ Thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị
Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây. Bao gồm 10 phường là: Bình
Hưng Hoà, Bình Hưng Hoà A, Bình Hưng Hoà B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A,
Bình Trị Đông B, Tân Tạo, Tân Tạo A, An Lạc và An Lạc A.
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của quận diễn ra khá nhanh, có
phường hầu như không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế-xã hội của
quận phát triển nhanh theo hướng đô thị.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
-

Bắc giáp huyện Hóc Môn và quận 12.

-

Nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh. Đông giáp quận Tân Phú, quận 6 và


quận 8.
-

Tây giáp huyện Bình Chánh.
Do được tách ra từ huyện Bình Chánh nên quận Bình Tân có chung quá trình

hình thành và bề dày lịch sử với huyện Bình Chánh.


Hình 2.1 Bản Đồ Quận Bình Tân

Nguồn tin: www.binhtan.hochiminhcity.gov.vn
b. Địa hình
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, được chia
làm hai vùng: Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, độ cao từ 3 - 4m, độ dốc 0 4m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hòa. Vùng thấp dạng địa
hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An Lạc.
Đất đai của quận được phân thành 3 loại chính :
- Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông
5


- Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A.
- Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới.
c. Khí tượng - thủy văn
Bình Tân có khí hậu của miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa,
mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.979 mm/năm. Mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Thời tiết có tính ổn định, ít xảy ra thiên tai.
- Nhiệt độ trung bình năm: khoảng 270C, biên độ trung bình giữa các tháng

trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của
động thực vật.
- Độ ẩm không khí: mùa mưa ẩm độ từ 82% đến 84% và mùa khô ẩm độ từ
77% đến 80%.
- Chế độ nắng và bức xạ: lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng
140kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
- Chế độ gió: Bình Tân chịu ảnh hưởng của chế độ gió lục điạ theo 3 hướng:
Đông Nam, Tây Nam và Tây.
- Thủy văn: Bình Tân không có con sông nào lớn mà đa số là hệ thống kênh
rạch nhỏ. Nguồn nước chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của 3 hệ thống sông lớn:
Nhà Bè – Soài Rạp, Vàm cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ xâm nhập mặn vào
sâu nội đồng (khoảng 40/00), mùa mưa mực nước cao nhất lên đến 1,1 m. Một số kênh
rạch hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cần có biện pháp khắc phục.
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số, xã hội
Bình Tân là quận mới thành lập, dân số năm 2003 là 265.411 người, trong đó
nữ chiếm 52,55% nam chiếm 47,45%. Đến năm 2006, theo số liệu của Cục Thống kê
thành phố, dân số của quận là 447,173 người. Như vậy, sau 3 năm thành lập, dân số đã
tăng lên gần gấp đôi.
Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, năm 2006 là 8.618
người/km2. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hoá của quận khá nhanh. Tuy nhiên, dân
6


Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn
lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài. Tôn
giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo. Trong đó
Phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo.
b. Giáo dục, y tế

Hệ thống giáo dục và y tế của quận cũng đang được cải thiện và nâng cao chất
lượng. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận hiện có 1
trường trung học chuyên nghiệp và 3 cơ sở dạy nghề. Năm 2006 trên địa bàn quận
mạng lưới y tế chỉ có 4 trạm y tế phường hiện nay quận đã và đang tập trung xây dựng
6 trạm y tế và một trung tâm y tế theo tiêu chuẩn quốc gia.
c. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Tuy là một quận mới thành lập, nhưng Bình Tân có tốc độ phát triển kinh tế và
đô thị hoá khá nhanh. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng
tỷ trọng của khu vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng và giảm dần tỷ
trọng của khu vực Nông nghiệp, thuỷ sản. Khu vực Thương mại – Dịch vụ có tỷ trọng
tương đối ổn định.
Quy mô tăng trưởng theo nhóm ngành.
-

Khu vực nông nghiệp, thuỷ sản có quy mô rất nhỏ trên địa bàn quận năm 2003.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong họat động sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản là
do tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh trên địa bàn quận những năm gần đây khiến quỹ
đất giành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
-

Khu vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng là động lực tăng trưởng

chính của kinh tế trên địa bàn quận.
-

Khu vực thương mại-dịch vụ (TM-DV) gồm các ngành thương nghiệp, khách

sạn nhà hàng, tài chính tín dụng, vận tải kho bãi, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất
động sản, khoa học công nghệ, công tác đảng, đoàn thể, quản lý nhà nước…

-

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Bình Tân theo

hướng ngày càng tăng tỷ trọng của khu vực CN-TTCN-XD và giảm dần tỷ trọng của
7


Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các
khu công nghiệp Thành Phố quản lý là khu công ngiệp Tân Tạo và khu công nghiệp
Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp
giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vố nước ngoài chuyên sản xuất giày da,
diện tích 58 ha.
-

Khu công nghiệp Tân Tạo: Được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ

tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181 ha (giai đoạn 1).
Sau đó được mở rộn thêm với diện tích 262 ha (giai đoạn II).
-

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: Được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ

Tướng Chính Phủ ngày 05/02/1997 với diện tích theo giấy phép là 207 ha.
Ngoài ra, trên quận Bình Tân còn có 4 cụm công nghiệp do quận quản lý với
tổng diện tích 31,4 ha. Tất cả 4 cụm công nghiệp trên địa bàn quận đều hình thành tự
phát do các doanh nghiệp tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước,
hệ thống nước thải.v.v. rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại để sản xuất kinh doanh
theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến đó.
d. Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Giao thông
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy
ngang qua vành ngoài của thành phố. Song song quốc lộ 1A là tuyến đường Hồng
Bàng - Hùng Vương đi các quận nội thành. Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện trạng ngành du lịch, khách sạn-nhà hàng quận Bình Tân
Hiện nay, trên địa bàn quận chưa có khu du lịch, điểm vui chơi lớn nhằm mục
đích thu hút khách du lịch từ các địa bàn khác đến tham quan. Tuy nhiên, một số hộ
dân đã phát triển hình thức câu lạc bộ câu cá ở phường Bình Hưng Hoà cũng thu hút
khách không chỉ tại địa phương mà còn từ các quận nội thành đến, góp phần tăng
doanh thu ngành. Ngoài ra, quận cũng quan tâm chỉnh trang và phát triển dịch vụ ở các
8


Trong xu thế phát triển đô thị, hoạt động ngành khách sạn - nhà hàng cũng sôi
động hơn. Việc phát triển khách sạn - nhà hàng thời gian qua tập trung chủ yếu dọc
theo tuyến đường Kinh Dương Vương và các khu quy hoạch dân cư được duyệt chủ
yếu do khu vực tư nhân đầu tư.
Hoạt động văn hoá thông tin
Văn hóa thông tin là ngành có chức năng phục vụ nhu cầu về đời sống văn hoá
tinh thần của người dân, đồng thời tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân.
Trên địa bàn có 1 trung tâm văn hoá thông tin - thể dục thể thao, có 1 thư viện
với trên 11 ngàn bản sách, trong năm 2003 được bổ sung thêm 600 bản.
Hoạt động bảo tồn, bảo tàng: trên địa bàn quận có nhiều di tích cách mạng, kiến
trúc nghệ thuật. Đã được ngành chức năng lập hồ sơ khoa học, phân loại và xếp hạng.
Hoạt động thể dục thể thao
Trên địa bàn quận có 1 sân bóng đá quận, 1 sân bóng đá phường, 1 nhà luyện
tập đa năng. Là nền tảng cơ sở vật chất cho phát triển phong trào.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng thời gian qua vẫn duy trì, hiện quận có

4 đội bóng đá, 2 đội bóng chuyền, 2 đội bóng bàn và các phường còn có 4 đội bóng đá,
8 đội bóng chuyền.
Công tác xã hội hoá TDTT bắt đầu hình thành, các điểm hoạt động TDTT trên
địa bàn quận do tư nhân đầu tư quản lý bao gồm: 11 sân tennis ở khu dân cư Bình Trị
Đông diện tích 5.500m2, khu thể thao tư nhân phường Bình Hưng Hoà diện tích
10.000m2, khu giải trí Quê Hương (Bình Hưng Hoà) diện tích 1.200m2.
2.3 Tổng quan về kênh Nước Đen
Kênh Nước Đen ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân chảy từ Đông
sang Tây qua quận Tân Bình và Bình Chánh, bắt đầu ở đường Độc Lập và kết thúc ở
hợp lưu với kênh 19-5. Phần chính của kênh dài hơn 4km. Hiện nay kênh tiếp nhận
nước thải của khoảng 120.000 dân (785 ha), đến năm 2010 sẽ tăng lên 160.000 người.
Ngoài ra trong khu vực này còn có các xí nghiệp dệt nhuộm, chế biến thủy sản và sản
xuất giấy thải vào kênh một lượng lớn nước thải công nghiệp, phần lớn là không qua
xử lý. Các chất ô nhiễm này làm cho kênh ở trong tình trạng kỵ khí và bốc mùi hôi.
9


2.4 Tổng quan về phường Bình Hưng Hòa A
2.4.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của phường Bình Hưng Hòa A nằm ở phía Tây Bắc, quận Bình
Tân.
Phía Đông giáp phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.
Phía Đông Bắc giáp phường Tân Quý, quận Tân Phú.
Phía Đông Nam giáp phường Phú Thạnh, quận Tân Phú.
Phía Tây giáp phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
Phía Nam giáp phường Bình Trị Đông và Bình Trị Đông A, quận Bình Tân.
Phía Bắc giáp phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
2.4.2 Về yếu tố diện tích
Phường Bình Hưng Hòa A có diện tích tự nhiên là 465,02 ha. Trong đó diện
tích đất chuyên dùng là: 120,063 ha, diện tích đất khác (đất nghĩa trang) là: 26,99 ha,

đất giao thông, thủy lợi khác là 28,39 ha và đất ở chiếm diện tích:323,04 ha.
2.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số
Trên địa bàn phường Bình Hưng Hoà A có 93.787 nhân khẩu với 17.005 hộ, (
trong đó có 48.112 nữ và 72.495 người từ 14 tuổi trở lên ).
Phường Bình Hưng Hòa A là địa bàn đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh,
có nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dân cư mới đang
hình thành do dân từ các nơi khác về nhập cư. Địa bàn dân cư được chia làm 27 khu
phố với 372 tổ dân phố được củng cố kiện toàn sau khi chia tách khu phố. Dân tộc
kinh chiếm phần lớn trong phường (89.69%).
b. Giáo dục
Toàn phường có 35 nhóm lớp Mầm non tư thục, trong đó có 22 nhóm lớp hoạt
động có giấy chứng nhận. Qua công tác kiểm tra, phát hiện 13 nhóm lớp hoạt động
không phép. UBND phường ra quyết định xử phạt 13 trường hợp với số tiền 6.400.000
đồng, 10 trường hợp lập biên bản nhắc nhở và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép, yêu
cầu 3 nhóm lớp ngưng hoạt động.
Tổ chức điều tra trẻ ra lớp năm học 2007-2008: độ tuổi mầm non là 754 em, độ
10


UBND phường đẩy mạnh chủ trương “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường trong
năm học 2008-2009”. Đã có 817 trẻ nhập học lớp 1 tại các trường của quận, 467 trẻ tại
các quận khác, đạt 100% so với số trẻ em đến độ tuổi đến trường.
Công tác phổ cập giáo dục: vận động được 1.463 học sinh bậc trung học cơ sở
(đạt 95%), bậc trung học phổ thông được 1.017 học sinh , đạt 84,58%.
Công tác xóa mù chữ: điều tra đối tượng xóa mù chữ cho 7.117 người, đạt
99,41%.
c. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong năm UBND phường đã tổ chức khám và chữa bệnh cho 20.727 lượt
người, trong đó có 3.687 trẻ em. Thực hiện tuyên truyền và triển khai chiến dịch diệt

lăng quăng, phòng chống sốt xuất huyết, dịch cúm gia cầm, heo tai xanh được 3 đợt.
Triển khai 258 đợt phun thuốc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt thực hiện
việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn phường, cấp 49 giấy
chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhìn chung, công tác chăm lo sức khỏe cho cộng đồng được quan tâm, kế
hoạch hóa gia đình được tập trung thực hiện, tỷ lệ đạt được tốt hơn so với cùng kì, tỉ lệ
gia tăng dân số tự nhiên 0.9%, đạt chỉ tiêu kế hoạch (tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng 3.09%,
vận động 3.127 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai
hiện đại.
d. Giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo
Thực hiện hỗ trợ Quỹ 156 cho 17 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa
bàn với tổng số tiền 210.000.000 đồng.
Tổng số vốn đã hỗ trợ cho các hộ nghèo trên địa bàn phường vay trong năm
2008 là 877 triệu đồng từ nguồn quỹ Xóa đói giảm nghèo, quỹ Ngân hàng Chính sách
xã hội), trong đó có 29 hộ vay từ nguồn vốn XĐGN của phường với tổng số tiền là
225.000.000 đồng. Kết quả đạt được có 45/45 hộ thoát nghèo, thu hồi vốn đến hạn của
9 hộ với tổng số tiền 177.155.000 đồng. Hiện phường còn 6 hộ nghèo có thu nhập dưới
6.000.000 đồng/người/năm. Qua khảo sát, trên địa bàn phường có 1.427 hộ nghèo có
thu nhập bình quân dưới 12.000.000 đồng/người/năm.
Thống kê số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu cần việc làm nhưng chưa
11


e. Lĩnh vực quản lý đô thị – tài nguyên môi trường
Quản lý đô thị
Tình hình quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng từng bước được quản lý
chặt chẽ. Trong năm 2008 có 21 trường hợp xây dựng trái phép, sửa chữa sai phép có
61 trường hợp (trong đó 4 trường hợp quận cấp giấy phép), giảm 26 trường hợp so với
năm 2007. Hiện nay gần 50% dân được cấp nước sạch để sinh hoạt và dự kiến phủ kín
90% trên toàn địa bàn trong năm 2009.

Nhân dân đã đóng góp thực hiện các dự án làm đường với tổng diện tích đất
nhân dân đã hiến là gần 9.000 m2 với trị giá khoảng 10 tỷ đồng.
Quản lý tài nguyên và môi trường
Trong năm 2008, phòng tài nguyên môi trường đã tiến hành xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường, kiểm tra 185 đơn vị, phát hiện 65 đơn vị hoạt động sản xuất gây ô
nhiễm môi trường, đề xuất UBND quận xử phạt vi phạm hành chính đối với 48 đơn vị
với số tiền phạt trên 1 tỷ đồng. UBND phường xử phạt vi phạm hành chính 17 đơn vị
với tổng số tiền là 8.250.000 đồng, 15 đơn vị chấp hành đóng phạt với tổng số tiền là
5.750.000 đồng. Phối hợp thanh tra xây dựng quận tổ chức cưỡng chế 56 cơ sở tại khu
phố 1,3,6. Phường cưỡng chế 3 cơ sở. Toàn phường có gần 90% hộ dân đăng kí hợp
đồng tham gia dịch vụ thu gom rác dân lập. Công tác cải cách hành chính trong công
tác quản lý tài nguyên - môi trường của phường tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên,
chất lượng môi trường sống chưa được cải thiện nhiều, tình hình ô nhiễm rác, nước
thải, ô nhiễm kênh trong một số điểm khu dân cư còn gây bức xúc trong nhân dân,
nước sạch cung cấp cho người dân còn chậm.
f. Tình hình các cơ sở sản xuất trong khu vực
Trong địa bàn phường có gần 1.000 cơ sở sản xuất bao gồm nhiều cơ sở tái chế
phế liệu, đốt phôi chì .v.v, trong đó có 475 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể, chủ yếu
là dệt, nhuộm. Nhiều cơ sở không vận hành hệ thống xử lý khói bụi, nước thải, nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
g. Tình hình dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị trên địa bàn phường
Năm 2003, trên địa bàn phường một trạm xử lý nước thải bằng công nghệ hồ
12


Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ của trạm xử lý

Nguồn tin: www2.btcctb.org
Mục tiêu
Cải thiện chất lượng nước kênh Đen theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 loại B.

Đánh giá hệ thống và khả năng nhân rộng của nó.
Củng cố năng lực của các thể chế liên quan đến công tác xử lý nước thải và tiến hành
nghiên cứu với các trường đại học trong nước.
Giữ một khoảng không gian xanh như đã đề xuất trong qui hoạch tổng thể của thành
phố.
Tuy trạm xử lý đã được đưa vào hoạt động 5 năm nhưng chất lượng kênh Nước
Đen vẫn chưa được cải thiện nhiều. Cần phải quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm để
thực hiện có hiệu quả việc cải thiện chất lượng kênh.
13


2.5 Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn khi phát triển KT-XH trên địa
bàn phường
2.5.1 Thuận lợi
Nhìn chung tình hình trong nước có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế
và xã hội của phường. Nhiều cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành
đang đi vào cuộc sống, đã và đang tạo môi trường thuận lợi và là động lực phát triển
cho các ngành nghề và các thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy được thế mạnh
của từng ngành, chất lượng tăng trưởng kinh tế có những cải thiện là điều kiện làm nền
tảng cho sự tăng trưởng kinh tế của phường.
Các chương trình đã đầu tư kinh phí để thực hiện đang từng bước phát huy hiệu
quả.
Công tác cải cách hành chính đươc Ủy ban nhân dân quận hỗ trợ nên đã bắt đầu
đi vào nề nếp.
2.5.2 Khó khăn
Tốc độ gia tăng dân số cơ học tiếp tục gây áp lực lớn cho đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và xã hội, trong đó có cả việc phát sinh những bất cập trong công tác
quản lý Nhà nước. Công tác quản lý đô thị có nhiều chuyển biến nhưng so với yêu cầu
tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vẫn chưa được đáp

ứng đầy đủ.
Nguồn nhân lực hiện có của phường tuy nhiều nhưng không phát huy được hiệu
quả tối đa, vẫn chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khối lượng công việc ngày
càng tăng đối với phường.
Tình hình ô nhiễm môi trường trong thời gian qua tuy đã được Ủy ban nhân dân
quận chỉ đạo xử lý một cách nghiêm túc, chặt chẽ nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt
để. Đồng thời các yếu tố về cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường vẫn còn yếu kém, chưa
đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

14


×