Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI XÃ THỐNG NHẤT HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2003 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.1 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TẠI XÃ THỐNG NHẤT -HUYỆN BÙ ĐĂNG -TỈNH
BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2003- 2008

TRIỆU THỊ THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TẠI XÃ THỐNG NHẤT -HUYỆN BÙ ĐĂNG -TỈNH
BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2003- 2008

TRIỆU THỊ THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 04/2009
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế ,trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tình Hình Chuyển Đổi
Cơ Cấu Cây Trồng Tại xã Thống Nhất - Huyện Bù Đăng - Tỉnh Bình
Phước
Giai Đoạn 2003-2008 ”do Triệu Thị Thảo , sinh viên khóa 2005-2009 ,
ngành
Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

NGUYỄN NGỌC THÙY
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


năm 2009

Ngày

ii

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ ,những người có công sinh thành ,nuôi dưỡng
và tạo điều kiện tốt nhất cho con có được ngày hôm nay .
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường cùng toàn thể thầy cô đặc biệt là quý thầy cô Khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường .
Thầy Nguyễn Ngọc Thùy đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp .
Các cô chú ,anh chị ở UBND xã Thống Nhất đã giúp đỡ ,tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành khóa luận .
Bà con nông dân đã cung cấp cho tôi nhưng thông tin quý báu .
Những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp .
Nhân đây em xin bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Ngọc
Thùy ,cùng các thây cô và xin kính chúc quý thầy cô lời chúc sức khỏe ,hạnh phúc và
thành đạt trong mọi lĩnh vực công tác .

Sinh viên

Triệu Thị Thảo

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRIỆU THỊ THẢO .Tháng 05 năm 2009 “ Tìm hiểu Tình Hình Chuyển Đổi Cơ
Cấu Cây Trồng Tại Xã Thống Nhất –huyện Bù Đăng- Tỉnh Bình Phước ,Giai
Đoạn 2003-2008 ”.
TRIEU THI THAO. APRIL 2009. Exploring the Crops Conversion Process in
Thong Nhat Commune, Bu Dang Districst – Binh Phuoc Province.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng chuyển đổi cây trồng và tình hình sản xuất của
bà con nông dân tại xã Thống Nhất –huyện Bù Đăng –tỉnh Bình Phước ,giai đoạn
2003-2008 . Bằng phương pháp phân tích ,so sánh số liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu
thập được trong 5 năm nhằm xác định được những cây trồng co hiệu quả kinh tế cao
và có khả năng phát triển . Từ đó đề ra một số giải pháp phát triển và chuyển đổi cơ
cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương .
Qua đó ,nội dung của khóa luận góp phần định hướng cho sự chuyển đổi cây trồng
và đầu tư trong sản xuất của xã trong tương lai ,giúp người dân tiếp thu và áp dụng
kỹ thuật mới vào sản xuất . Đồng thời đưa ra những kết luận trong việc chuyển đổi
cây trồng ,đầu tư trong sản xuất và đề xuất một số kiến nghị phù hợp với điều kiện tại
địa phương nhằm giảm sự rủi ro cho bà con nông dân .

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ
iii

MỤC LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
CHƯƠNG I
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
4
1.2.1. Mục tiêu chung
4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phạm vi nghiên cứu
4
1.5. Cấu trúc khóa luận
4
CHƯƠNG II
6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6
2.1. Cơ sở lý luận
6

2.1.1. Một số khái niêm về nông thôn
6
2.1.2. Một số khái niệm khác
8
2.2. Phương pháp nghiên cứu
10
2.2.1. Phương pháp xử lý số
10
2.2.2. Một số chỉ tiêu tính toán
10
CHƯƠNG III
13
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN XÃ THỐNG NHẤT
13
3.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
13
3.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
14
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên
14
3.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
19
3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
21
3.2.4. Thực trạng phát triển của các lĩnh vực xã hội
24
3.3. Tình hình đời sống - kinh tế của người dân
27
3.4. Thành phần kinh tế xã Thống Nhất
28

3.5. Diện tích đất nông nghiệp
29
CHƯƠNG IV
30
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
30
4.1. Lịch sử chuyển đổi cơ cấu cây trồng
30
4.2. Đánh giá chung về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Thống Nhất 31
4.2.1. Vài nét chung về kinh tế -nông nghiệp xã Thống Nhất
31
4.2.2 Mùa thu hoạch nông sản
34
4.2.3. Những cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiêp
35
4.2.4. Các thông tin về mẫu điều tra
36
4.3. Khả năng sử dụng phương tiện sinh hoạt và nhà ở
42
4.4. Thực trạng của chuyển đổi cây trồng năm từ 2003-2008
43
4.4.1. Cơ cấu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn Xã
43
v


4.4.2. Diện tích đât canh tác
46
4.4.3. Tỷ lệ các hộ chuyển đổi cây trồng
46

4.5. Nhu cầu vốn vay của nông hộ
47
4.5.1. Nguồn vay tín dụng của nông hộ
48
4.5.2. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
49
4.6. Tính toán kết quả, hiệu quả một số cây trồng chính năm 2008
53
4.6.1. Cây Điều
53
4.6.2. Cây cà phê
55
4.6.3. Cây mì
56
4.6.4.Tổng hợp kết quả sản xuất các loại cây trồng chính của Xã
57
4.6.5. Tình hình lâm nghiệp
58
4.7 Nhu cầu của nông hộ
58
4.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
60
4.9. Một số định hướng và giải pháp trong viêc chuyển đổi và phát triển cơ cấu cây
trồng ơ Thống Nhất
61
CHƯƠNG V
69
KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ
69
5.1. Kết luận

69
5.2. Đề nghị
70
TÀI LỆU THAM KHẢO
72
DANH SÁCH CÁC HỘ ĐIỀU TRA
73
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT CỦA NÔNG
75

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX

: Chi phí sản xuất

DT

: Doanh thu

LN

: Lợi nhuận

TN

: Thu nhập


TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

TCP

: Tổng chi phí

BVTV

: bảo vệ thực vật

UBND

: Uỷ ban nhân dân

TSLN

: Tỷ suất lợi nhuận

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

DTTN

: Diện tích tự nhiên

QLRPH


: Quản lý rừng phòng hộ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

THCS

: Trung học cơ sở

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất

17

Bảng 3.2. Bảng phân loại đất xã Thống Nhất

18

Bảng 3.3. Diễn biến dân số

20

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

29


Bảng 4.1. Diễn biến chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thống Nhất.

31

Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế nông hộ

33

Bảng 4.3. Lịch thời vụ

34

Bảng 4.4. Số nhân khẩu trong nông hộ

37

Bảng 4.5. Cơ cấu độ tuổi chủ hộ

37

Bảng 4.6. Trình độ học vấn của chủ hộ

38

Bảng 4.8 Độ tuổi hộ điều tra

41

Bảng 4.9. Cơ cấu nghề nghiệp


41

Bảng 4.11 Tình trạng nhà ơ của người dân

43

Bảng 4.12. Biến động diện tích cây trồng trên địa bàn xã từ năm 2003-2008

44

Bảng 4.13. Quy mô diện tích đất

46

Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ chuyển đổi cây trồng

46

Bảng 4.15. Nguyên nhân của sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng

47

Bảng 4.16. Phân loại nhóm hộ điều tra

48

Bảng 4.17. Nguồn vốn tín dụng

48


Bảng 4.18. Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

49

Bảng 4.19. Mức thu nhập bình quân 1 người /1 tháng

51

Bảng 4.20. Mức chi tiêu Sinh Hoạt bình quân 1 người /1 tháng

51

Bảng 4.21 Kết quả -hiệu suất canh tác 1ha điều ở xã Thông Nhất

53

Bảng 4.22. Kết quả, hiệu quả canh tác 1 ha Cà phê ở xã Thống Nhất năm 2008

55

Bảng 4.23. Kết quả, hiệu quả canh tác 1 ha khoai mì ở xã Thông Nhất

56

Bảng 4.24. Tổng hợp kết quả, hiệu quả một số cây lâu năm của Xã Thông Nhất tính
trên 1 ha

57


Bảng 4.25. Bảng xếp hạng các nhu cầu của nông hộ điều tra

58

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Chu trình tổ chức sản xuất của nông hộ

7

Hình 3.1. Cơ cấu thành phần kinh tế

29

Hình 4.2. Cơ cấu tỉ lệ học vấn của chủ hộ

39

Hình 4.3. Cơ cấu tỉ lệ học vấn của nhân khẩu trong hộ được điều tra

40

Hình 4.4. Biến động diện tích cây trồng tại xã Thống Nhất tư năm 2003-2008

45

Hình 4.5. Tổng thu nhập của một hộ


50

ix


CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp – vì vậy sản xuất nông nghiệp là nền tảng, là
cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa (CNH) hiện đại hóa (HĐH) đất
nước, trong đó kinh tế nông thôn có vị trí quan trọng. Hiện nay, nông thôn có lực
lượng lao động chiếm 70% dân số ở nông thôn, đó là nguồn lực cung cấp cho các
ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, nông nghiệp có vai
trò hết sức quan trọng về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái.
Đặc biệt là cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, công
nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp góp phần phát triển công nghiệp trong nước. Đồng
thời, nông nghiệp còn có vai trò cung cấp nông sản hàng hóa cho xuất khẩu nhằm thu
ngoại tệ và trao đổi dây truyền máy móc, vật tư kỹ thuật tạo điều kiện cho tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, với tốc độ gia tăng dân số như cao, đòi hỏi
nông nghiệp phải có sự tăng trưởng nhanh, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ngày
càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô
lớn, chất lượng ngày càng cao kết hợp với mở rộng thị trường tiêu thụ nông thôn.
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, mở ra nhiều triển vọng cho thị trường nông
sản của nước ta, cũng như tạo cơ hội về thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ
năng quản lý… là những điều kiện để nâng cao sản xuất. Tuy nhiên, hội nhập cũng là
thách thức lớn cho nông nghiệp nước ta, nhất là những biến động về giá cả, sự cạnh
tranh về thị trường nông sản.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động đến nông
nghiệp – nông dân – nông thôn. Khoa học kỹ thuật trực tiếp nâng cao năng suất cây

trồng, lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu nông nghiệp. Tuy
nhiên, phải nhìn nhận rằng nguồn lao động nông thôn dồi dào về số lượng, nhưng về
trình độ và sự tiếp nhận KHKT của đa số nông dân còn thấp cộng với những tác động


của cơ chế kinh tế thị trường, nên cơ cấu sản xuất còn đơn giản chưa đạt hiệu quả,
năng suất khai thác từ đất đai và năng suất lao động còn thấp. Vì vậy, phát triển nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phù hợp là vấn đề đang được các cấp lãnh
đạo và người dân đặc biệt quan tâm.
Trong Đại hội X -Đảng đã khẳng định: cần đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp,
nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của vùng. Thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, đưa nhanh tiến bộ Khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp,
đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng, tỉnh Bình Phước đã đẩy nhanh tiến độ
quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế của từng
vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và có hiệu quả. Áp dụng các giống và quy
trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao, hoàn thành hệ thống tưới tiêu, đẩy
nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất .Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và
giống phù hợp với điều kiện và tiềm năng của từng huyện. Trong đó, Bù Đăng là một
huyện được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu rất thích hợp cho phát triển nông
nghiệp đặc biệt là các loại cây công nghiệp như: Điều, cà phê, cao su, tiêu … Trong
những năm qua cũng nhờ các loại cây này đã giúp cho đời sống kinh tế nông dân
được nâng cao và sung túc hơn. Thế nhưng giá nông sản luôn có sự biến động, mỗi
khi có một cây trồng nào mới nổi lên có thu nhập cao hơn, chẳng hạn như cây Cao su
thì bà con nông dân dễ dàng “xóa sổ” vườn cây cũ để trồng mới lại những cây trồng
khác, mặc dù biết rằng việc thay đổi này rất tốn kém và còn gặp nhiều khó khăn. Mặt
khác, giá cả nông sản trên thị trường luôn biến động, giá các loại vật tư phục vụ nông
nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật….lại tăng vọt, những năm qua đã tạo
nên một tâm lý lo âu đối với nông dân. Do vậy một số nơi trong đó có xã Thống Nhất

của huyện Bù Đăng người dân có xu hướng “chuyển đổi cây trồng theo phong trào”,
chạy theo giá thị trường. Trước năm 1995 giá hạt điều rất thấp, giá cà phê lên cao dẫn
đến người dân thay cây điều bằng cây cà phê. Nhưng đến năm 1997 giá hạt điều tăng
và tương đối ổn định, giá cà phê lại giảm đến mức kỷ lục (4.500đ/kg – 5.000đ/ kg)
gây ra tâm lý hoang mang chán nản đối với nông dân và thế là bà con nông dân lại
chặt bỏ cây cà phê để tiếp tục trồng cây điều ghép và cây tiêu. Trong 2 năm trở lại đây
2


giá mủ cao su liên tục tăng và nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ thứ vàng trắng này, vì
thế một diện tích điều không nhỏ lại bị khai tử để nhường chỗ cho cây caosu. Tình
trạng phá điều trồng cao su ngày càng phổ biến ở Bình Phước nói chung và ở xã
Thống Nhất huyện Bù Đăng nói riêng . .
Hiện nay theo xu hướng nông dân chạy theo thị trường và đổ xô trồng các loại
cây có giá trị kinh tế cao trong một thời điểm nào đó trên thị trường, tình trạng này sẽ
gây ra sự mất cân bằng Cung – Cầu trên thị trường nông sản, khiến cho giá các mặt
hàng nông sản biến động mạnh hơn. Cứ theo đà chạy theo thị trường, theo phong trào
trồng và chặt cây của nông dân hiện nay sẽ làm cho cuộc sống của bà con nông dân
khó khăn lại càng thêm khó khăn như: thu nhập bấp bênh, thiếu vốn đầu tư, năng xuất
và chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao, sức cạnh tranh còn kém cũng như tiếp cận
thiết bị khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Trong xu thế kinh tế thị trường hiện nay,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng là vấn đề cần thiết và đúng hướng nhưng cần phải
chuyển đổi một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện của địa phương, tránh tình trạng
nóng vội và chuyển đổi ồ ạt. Để đảm bảo được cơ cấu cây trồng chuyển đổi một cách
hợp lý và có hiệu quả, thì cần có sự quản lý thị trường tiêu thụ và ổn định giá các mặt
hàng nông sản.
Trên thực tế, tình hình diện tích đất và rừng ở địa bàn xã Thống Nhất ngày càng
thu hẹp, dân cư ngày càng đông đúc nên đời sống bà con nông dân lại càng khó khăn
hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu tình hình chuyển đổi cây trồng, đồng thời đánh giá ảnh
hưởng của sự chuyển đổi đối với đời sống của người dân trên địa bàn là cần thiết, từ

đó xây dựng cơ sở đề xuất những biện pháp tích cực nhằm ổn định và nâng cao đời
sống của người dân trên địa bàn.
Chính vì vậy, Khóa luận “Tìm hiểu Tình hình Chuyển đổi Cơ cấu Cây trồng
tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2003-2008” được
thực hiện.

3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã Thống Nhất, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước và ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đối với người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhận dạng điều kiện tự nhiên của xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng và đánh giá
thực trạng đời sống, sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình người dân đang sinh sống
trên địa bàn nghiên cứu.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa
bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu lịch sử qúa trình chuyển đổi cây trồng và các nguyên nhân của sự
chuyển đổi.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và đánh giá tác động của quá
trình chuyển đổi đối với hộ dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ dân sản xuất nông nghiệp ở xã Thống Nhất.
- Tập trung nghiên cứu tình hình chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã, đánh giá
kết quả, hiệu quả kinh tế của sự chuyển đổi.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi thời gian:thời gian thực hiện từ 14/ 1 đến 14/ 3/ 2009.

1.5. Cấu trúc khóa luận
* Cấu trúc của khóa luận có 5 phần chính bố cục theo các chương sau:
- Chương I: Phần mở đầu
Đặt vấn đề (sự cần thiết, lý do chọn đề tài, mục đích …) mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu của khóa luận.
- Chương II: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .
Từ hoàn cảnh thực tế của địa phương, cũng như những thuật lợi và khó khăn mà
địa phương đang gặp phải để xây dựng nội dung và phương pháp nghiên cứu cho phù
hợp. Phương pháp sử dụng mang tính chất tổng hợp nhằm thu nhập thông tin sơ cấp,
thứ cấp phục vụ cho nhận xét, đánh giá và kết luận của khóa luận.
4


- Chương III: Tổng quan về địa bàn Xã Thống Nhất
Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa bàn nghiên cứu,
từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn của vùng nghiên cứu.
-Chương IV: Kết quả của nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả nghiên cứu về thực trạng đời sống kinh tế – xã hội qua
đó nêu ra những giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho bà con nông dân ở địa bàn
nghiên cứu từ những thông tin thu thập và quá trình phân tích, xử lý số liệu.
- Chương V: Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu, đưa ra những kiến
nghị hợp lý đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

5


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niêm về nông thôn
a)Khái niệm về kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở và được xã hội thừa nhận, hộ nông dân là tế
bào cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp – nông thôn và cũng là tế bào cơ sở của nền
kinh tế quốc dân.
b) Đặc diểm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ, hộ có đầy đủ các yếu tố và tư liệu
phục vụ sản xuất, các nguồn lực có sẵn của nông hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ
thuât, công cụ .v.v. các sản phẩm được họ tạo ra để cung cấp cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên do sản xuất quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ không
lớn, chất lượng sản phẩm làm ra không cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng, các sản phẩm làm ra sẽ được dùng dể đáp ứng
cho nhu cầu của gia đình, nếu dư sẽ dùng để cung cấp cho thị trường bằng các hình
thức trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có các hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị
trường, hoạt động sản xuất chính của nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi. Tính chất tự
cung, tự túc là một điển hình khá rõ về đặc điểm này của phần lớn tiểu nông ở nước
ta, song hộ cũng đã có những nỗ lực trong đầu tư thâm canh để tối ưu hóa sản lượng,
đáp ứng nhu cầu hàng hóa nông sản cho xã hội và tối ưu hóa lợi nhuận trong sản
xuất kinh doanh, nhằm tích lũy vốn mở rộng.

6


Hình 2.1.Chu trình tổ chức sản xuất của nông hộ
Lao
động
Đất đai
Vốn
Kỹ
thuật


Nông
Sản
Phẩm

Tổ chức và quản
lý sản xuất

Tái
sản

Nhu yếu khác

xuất
Tích lũy

Nông
Sản
Hàng
Hóa

Tiêu
dùng
Gia đình

dự trữ

Nguồn: Nguyễn Văn Năm – kinh tế phát triển nông nghiệp
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp
nước ta. Tuy nhiên về quy mô sản xuất thiếu vốn nên nông hộ nông dân thường đầu tư

sản xuất thấp, họ thường chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn, trồng nhiều loại
cây, con khác nhau trong cùng một thời kỳ, bởi vậy sản phẩm của họ luôn đa dạng
nhưng số lượng không nhiều. Mặt khác kế hoạch chi dùng của hộ phần lớn chưa hợp
lý, không khoa học nên gây lãng phí đã tạo ra tình trạng thiếu vốn sản xuất, đã khó
khăn lại càng khó khăn hơn. Từ đó cho thấy muốn khuyến khích nông dân sản xuất
cần phải kết hợp vốn tín dụng cho vay và chuyển giao tiến bộ kỹ thuât đến nông hộ.
c) Vai trò của kinh tế hộ
Tuy hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng xuất chưa cao, hiệu quả
kinh tế còn thấp … nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong
sản xuất nông nghiệp. Họ đã sử dụng các điều kiện có sẵn để sản xuất ổn định cuộc
sống, góp phần giải quyết được số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Hộ nông dân và xã hội nông thôn là ngồn cung cấp nguyên liệu hàng hóa dịch
vụ, là cầu nối cho các doanh nghiêp sản xuất lớn đến với người tiêu dùng. Ngoài ra
còn là nguồn cung cấp lao động dồi dào để phát triển các ngành nghề ở nông thôn nói
7


riêng và đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nói chung.
Quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công tác quản lý đơn giản so với
các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ rất phù hợp với những nông hộ ít vốn,
chưa có kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế.
d) Định hướng phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để kích thích tăng nhanh sản xuất hàng
hóa nông sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì Nhà nước, Trung Ương , địa
phương và các cơ quan hữu quan đưa ra những định hướng chiến lược và giải pháp
cho phát triển nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết, đối với kinh tế hộ nó bao
gồm những khía cạnh:
- Tạo điều kiện đầu ra, đầu vào và phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa
sản phẩm.

- Đưa nhanh tiến bộ kỹ thuât & công nghệ mới vào sản xuất của nông hộ.
- Hoàn thiện quy mô, quy trình chế biến nông –lâm –thủy sản.
- Mở rộng quy mô kinh tế nông hộ thành trang trại.
- Vận động đóng góp của kinh tế hộ để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn .
2.1.2. Một số khái niệm khác
a) Khái niệm về nông nghiệp – nông thôn
- Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc
dân.
- Nông nghiệp là tên chung chỉ những nghề sản xuất lấy đất đai, mặt nước, đồng
cỏ, quy trình sinh học… làm đối tượng và tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Nông dân là kái niệm chỉ về thân phận hay nghề nghiệp của một nhóm dân cư
trong xã hội, phân biêt với công nhân, trí thức. Nông dân theo khái niệm nay thường
có 02 tiêu chí phân biệt:
1) Nghề nghiệp chính là trồng trọt và chăn nuôi
2) Sinh sống ở nông thôn.
- Nông thôn là khái niệm chỉ vùng, khu vực hành chính, phân biệt với thành phố
, thị xã. Nông thôn là khu vực, lãnh thổ rộng lớn nằm ngoài thành thị.

8


Nông nghiệp - nông dân - nông thôn giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng đất nước, góp một phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - kinh
tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Để nâng cao đời
sống cho người dân ở nông thôn và tạo điều kiện cho nông dân có một nền kinh tế ổn
định và phát triển, cần đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn và năng xuất - chất lượng – hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội hiên đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn

định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được
bảo vệ. Hê thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và những chính sách đúng đắn
trong phát triển nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư hầu hết các vùng
nông thôn ngày càng được cải thiện. Nền kinh tế hộ phát triển ngày càng vững mạnh,
đó là nhờ sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng
công nghiệp dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất liên tục được đổi
mới, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp được sử dụng công nghệ mới và kỹ thuật
tiên tiến, tạo ra giá trị thu nhập cao.
b) Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển đồi cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng được hiểu là mối quan hệ, là mật độ hay tỉ lệ về số lượng và
chất lượng của các loại cây trồng được trồng trên cùng một diên tích đất canh tác của
nông hộ, và đây chính là nguồn thu nhập chính của nông hộ ở nông thôn. Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng là chuyển từ những cây trồng có năng suất thấp sang cây trồng có
năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng có ý nghĩa thiết
thực là góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển đa dạng, năng động phát huy đươc những
tiềm năng của vùng. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu cây trồng là chuyển
giao giống cây trồng mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng
hóa các loại cây trồng.

9


2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp điều tra không toàn bộ, chỉ tiến
hành điều tra một số mẫu được chọn ngẫu nhiên trong tổng thể đối tượng nghiên cứu
sau đó suy rộng ra tổng thể. Trong phạm vi đề tài, tôi tiến hành điều tra 50 hộ ngẫu
nhiên trong 3 thôn, thôn 3, Thôn 4, Thôn11 trên địa bàn xã Thống Nhất bằng cách sử
dụng bảng câu hỏi .

b) Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập với mục đích làm sâu hơn cho đề tài. Sử dụng
phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) là bước phác thảo sự nhận xét chung
về địa bàn nghiên cứu thông qua việc thu thập số liệu thông tin thứ cấp thông qua
UBND Xã Thống Nhất, các báo cáo, thống kê, Internet, kết hợp quan sát thực địa,
phỏng vấn người am hiểu trên địa bàn nghiên cứu .
c) Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế hộ của
người dân ở xã Thống Nhất. Sử dụng phương pháp để nghiên cứu, phát hiện thực
trạng của vùng khảo sát. Ngòai ra, còn được dùng để thẩm định và kiểm tra các loại
thông tin thu được, cũng như các nhu cầu và giải pháp thực hiện do người dân đề ra.
2.2.1. Phương pháp xử lý số
a)

Phương pháp mô tả

Sử dụng bảng hỏi và phương pháp RRA để thu thập thông tin ở cấp cơ sở sau đó
phân tích có đánh giá và có nhận xét. Trên cơ sở này để mô tả đặc điểm, thực trạng sử
dụng tài nguyên của nông hộ trong sản xuất kinh doanh gắn với các hộ nông dân đang
áp dụng trên địa bàn nghiên cứu .
b) Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng
Excel để tổng hợp, phân tích số liệu, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu.
2.2.2. Một số chỉ tiêu tính toán
Gía trị sản lượng =Giá bán*sản lượng
Chi phí sản xuất (CPSX): Là chỉ tiêu phản ánh tòan bộ khoản chi phí bỏ ra đầu
tư vào quá trình sản xuất (chi phí vật chất) và phần lao động .
10



CPSX = chi phí vậtchất + chi phí lao động
- Doanh thu: được tính bằng số tiền trong việc bán các sản phẩm
-

Tổng chi phí:
Tổng chi phí =chi phí vật chất +chi phí lao động.

Chi phí vật chất gồm: cây giống, phân bón, thuốc BVTV …..hay là tư liệu sản
xuất.
Chi phí lao động: là lương lao động để làm ra khối lượng vật chất đó bao gồm
cả lao động nhà và lao động làm thuê.
- Lợi nhuận (LN): là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí sản xuất
-

Thu nhập (TN): là phần lợi nhuận cộng với công nhà bỏ ra, nó phản ánh quá

trình đầu tư của nông hộ vào quá trình sản xuất. Chỉ tiêu thu nhập của nông hộ là tổng
của các nguồn thu của từng người trong cùng một hộ.
Thu nhập = Lợi nhuận + Công lao động nhà
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất.
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí
Tỉ suất này cho biết 1 đồng chi phí sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ suất
này càng cao thì càng có hiệu quả.
Tỉ suất thu nhập = Thu nhập /Chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí sản xuất bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng
thu nhập.

11



12


CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN XÃ THỐNG NHẤT
3.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Nhiều nghiên cứu đánh giá về tình hình sản xuất cây trồng đã được thực hiện tại xã
Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
như Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã Thống Nhất – huyện Bù Đăng – tỉnh
Bình Phước năm 2003 – 2010: mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, quy hoạch phát triển các ngành công
nghiệp –nông nghiệp và dịch vụ đến năm 2015. Từ đó đề ra một số định hướng phát
triển kinh tế- xã hội của xã đến năm 2020.
Tài liệu thống kê về tình hình trồng trọt và chăn nuôi của xã Thống Nhất - huyện
Bù Đăng – tỉnh Bình Phước 2003 – 2008 đã thống kê tình hình chuyển đổi cây trồng
và sự biến động về diện tích các loại cây trồng của xã qua từng năm; đồng thời, đề ra
những phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng hợp lý
trong tương lai.
Kỷ yếu “Bù Đăng 30 năm xây dựng và phát triển” đã giới thiệu tóm lược toàn
cảnh sự chuyển mình vươn lên từ miền đất nghèo khó, lạc hậu để trở thành một vùng
khá trù phú và văn minh như ngày nay. Kết quả tổng hợp khảo sát đời sống kinh tế văn hóa – xã hội ở khu dân cư đã đánh giá được tình hình đời sống và sản xuất của
người dân trên địa bàn, đồng thời đánh giá được tình hình kinh tế của những hộ dân
trên địa bàn xã.
Các báo cáo kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ của xã Thống Nhất 2000-2003 đã
được tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế về nông nghiệp-công nghiệp, các chỉ tiêu về kinh tế
- xã hội trong giai đoạn 2000-2004.
Từ những nguồn số liệu này sẽ tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu của ngành nông
nghiệp năm 2003-2008. Qua đó cho phép đánh giá tổng quát về thực trạng sản xuất
nông nghiệp của xã, đồng thời tìm hiểu về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

13


trong vòng 5 năm qua. Đưa ra nhận định những lợi thế và tiềm năng phát triển các
loại cây trồng để định hướng phát triển và chuyển đổi phù hợp trong tương lai.
Qua đánh giá của địa phương cho ta thấy cần đẩy mạnh công tác khuyến nông,
hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác cây trồng bền vững và đạt hiệu quả
cao. Đồng thời đưa các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, cơ chế chính sách tổ chức sản
xuất và có bước đi phù hợp để đảm bảo phát triển vững chắc, tránh tư tưởng chủ quan
nóng vội, phát triển theo phong trào. Đồng thời xây dựng giải pháp hỗ trợ cho nông
dân (người nghèo, dân tộc thiểu số), đưa KHKT vào sản xuất như: hỗ trợ vốn, cây con
giống cho người dân trên địa bàn là cần thiết.
3.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Thống Nhất là một xã miền núi thuộc huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước, nằm
ở phía Đông Nam của huyện, có diện tích tự nhiên 9.300ha cách thị trấn Đức Phong
khoảng 24km về phía Đông Nam. Hành chính xã bao gồm 12 thôn, từ thôn 1  thôn
12. năm 2003 toàn xã có 10.289 khẩu – 2.294 hộ
- Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp: xã Phước Sơn - huyện Bù Đăng
+ Phía Nam giáp: xã Đăng Hà - huyện Bù Đăng
+ Phía Tây giáp: xã Nghĩa Bình - huyện Bù Đăng
+ Phía Đông giáp: xã Phước Cát 1 – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng.
Vị trí địa lý xã Thống Nhất cho thấy một số lợi thế và hạn chế: xã Thống Nhất
nằm trải dài theo quốc lộ 20C là một quốc lộ quan trọng của cả nước, nối liền các tỉnh
phía Bắc qua Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ. Mặt khác xã Thống Nhất là nơi xây
dựng trung tâm cụm xã Thống Nhất - Đăng Hà nên có những điều kiện thuận lợi để
xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như: điện, đường, trường, trạm …tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng như

văn hóa – xã hội.
Tuy vậy, Thống Nhất là một xã miền núi xa các trung tâm kinh tế và thành phố
lớn, vì vậy ít có cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm phát triển đó. Điều

14


đó là một trở ngại không nhỏ trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng đất nói
riêng.
b) Địa hình – địa chất
* Địa hình: Thống Nhất có địa hình dốc và chia cắt, chủ yếu là địa hình đồi lượn
sóng chia cắt mạnh, độ dốc >150. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ Đông sáng
Tây. Cao trình cao nhất ở phía Đông – Bắc khoảng 300m, cao trình thấp nhất ở phía
Tây Nam khoảng 200m.
* Địa chất: xã Thống Nhất tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ, trong đó
hầu hết là đá bazan.
Đặc điểm chung của đá bazan là hằm lượng ôxit sắt cao (10-11%); ôxit Mangan
từ 7 – 10%; ôxit Canxi 8 – 10%; ôxit Photphor từ 0.5 – 0.8%; hàm lượng Natri cao
hơn Kali. Vì vậy các đá bazan có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát
triển một lớp vỏ phong hóa dày trung bình 20 – 30m và có màu nâu đỏ rực rỡ. Các đất
hình thành trên đá bazan là nhóm đất màu đỏ vàng (Perralsols), các đất này có chất
lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn có đá phiến sét có diện tích khoảng 2.130 ha, chiếm
23% diện tích tự nhiên. Nó hình thành ra đất vàng đỏ, chất lượng đất không cao, tầng
đất thường mỏng, địa hình dốc.
c) Khí hậu
- Xã Thống Nhất cũng như huyện Bù Đăng – mang đặc điểm chung của khí hậu
vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nền nhiệt độ cao quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh thuận lợi cho viêc
phát triển kinh tế chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng

nhiệt đới rất điển hình.
+ Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình trong năm 25,8 – 26,20C
+ Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 330C (31,7 – 32,20C )
+ Nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới (21,5 - 220C )
-

Lượng mưa:

Lượng mưa ở Thống Nhất tương đối cao và phân thành 02 mùa rõ rệt. Bù Đăng
nằm trong vành đai có lượng mưa cao nhất vùng Đông nam bộ, lượng mưa bình quân

15


×