Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VỀ KHÓI BỤI ĐỐI VỚI NHÀ MÁY XI MĂNG LONG THỌ THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
VỀ KHÓI BỤI ĐỐI VỚI NHÀ MÁY XI MĂNG
LONG THỌ THÀNH PHỐ HUẾ

VÕ THỊ TUYẾT TRINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGHÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Và
Đề Xuất Chính Sách Về Khói Bụi Đối Với Nhà Máy Xi Măng Long Thọ, Thành Phố
Huế” do Võ Thị Tuyết Trinh, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Ths. Đặng Lê Hoa
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Lê Hoa, là người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô trong tổ bộ môn Tài Nguyên
Môi Trường đã giúp em trong việc hoàn thành luận văn cũng như trong suốt khoá học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh Tế cùng các thầy cô trong
trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dìu dắt, dạy dỗ em trong gần 4
năm học vừa qua.
Em xin trân trọng cảm ơn: UBND xã Thuỷ Biều Thành phố Huế, Trạm Y Tế xã
thuỷ Biều Thành phố Huế, bà con xã Thuỷ Biều Thành phố Huế, Sở tài nguyên và môi
trường Thành phố Huế, Trung tâm quan trắc môi trường Thành phố Huế, Nhà máy xi
măng Long và các phòng ban có liên quan đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thu thập

các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài!
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Tuyết Trinh


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ TUYẾT TRINH. Tháng 07 năm 2009. “Đánh giá tổn hại và đề xuất
chính sách về khói bụi đối với nhà máy xi măng Long Thọ xã Thuỷ Biều, Thành
phố Huế”.
VO THI TUYET TRINH. July 2009. “Evaluating The Damage and
Suggesting Policies about Smoke and Dusty for The Long Tho Cement Company
in Thuy Bieu Commune, Hue City”.
Khóa luận đánh giá tổn hại do ô nhiễm khói bụi từ Nhà Máy Xi Măng Long
Thọ thuộc xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế. Bằng cách áp dụng phương pháp giá thị
trường, phương pháp tài sản nguồn nhân lực, khóa luận đã tính tổng giá trị tổn hại do ô
nhiễm khói bụi gây ra đối với sức khoẻ con người, giá trị đất đai, trồng trọt và nhà cửa
trong năm 2008 là hơn 66 tỷ đồng. Đây là kết quả tính toán trên ba thôn Trường Đá,
Long Thọ và Đông Phước 2 thuộc xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế nằm trong khu vực
gần Nhà Máy xi măng Long Thọ. Đồng thời đề tài cũng đề xuất một vài chính sách đối
với các nhà làm chính sách nơi đây nhằm cải thiện môi trường khu vực quanh nhà máy
như: quy định tiêu chuẩn và quy định công nghệ, một vài biện pháp đối với nhà máy
như là: các biện pháp giáo dục công nhân trong nhà máy và các biện pháp quản lý của
nhà máy.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ


iii

NỘI DUNG TÓM TẮT

iv

MỤC LỤC

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1


U

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

4

1.2.1.

Mục tiêu chung

4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

4

Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.

1.3.1.


Nội dung nghiên cứu

4

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

4

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Bố cục đề tài

4

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về xã Thuỷ Biều

6

2.2.1. Vị trí địa lý


6

2.2.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu

7

2.2.3. Điều kiện địa hình, đất đai

8

2.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội

10

2.2.5. Kết cấu hạ tầng

12

2.3.Tổng quan về nhà máy xi măng Long Thọ

13

2.3.1. Giới thiệu sơ lược

13

2.3.2. Lịch sử hình thành nhà máy

13
v



2.3.3. Địa điểm sản xuất

13

2.3.4. Công nghệ sản xuất

14

2.3.5. Kết quả sản xuất của nhà máy

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

17
17

3.1.1. Sự ô nhiễm môi trường không khí

17

3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy xi măng Long Thọ

18

3.1.3. Tác động của khí thải


22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

24

3.2.2. Phương pháp mô tả

24

3.2.3. Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

24

3.2.4. Phương pháp chênh lệch giá

25

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.

25

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả hiện trạng môi trường trong khu vực nghiên cứu

26

26

4.1.1. Hiện trạng ô nhiễm khói bụi

26

4.1.2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

30

4.2. Mức độ hiểu biết về ô nhiễm của người dân

35

4.2.1. Nghề nghiệp

35

4.2.2. Thu nhập

36

4.2.3. Trình độ học vấn

37

4.2.5. Nhận xét của người dân về tác động của ô nhiễm khói bụi

39


4.2.6. Sự lựa chọn nơi ở mới

39

4.3. Những ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan do nhà máy gây ra

40

4.4. Ước tính mức thiệt hại do ô nhiễm khói bụi gây ra

41

4.4.1. Thiệt hại đối với sức khoẻ người dân trong khu vực

41

4.4.2. Thiệt hại đối với giá trị đất đai

45

4.4.3. Thiệt hại đối với trồng trọt

47

4.4.4. Thiệt hại đối với nhà cửa

48
vi



4.4.5. Xác định tổng tổn hại trong năm 2008 do ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xi
măng Long Thọ gây ra.

50

4.5. Đề xuất các chính sách về khói bụi

50

4.5.1. Quy định tiêu chuẩn

50

4.5.2. Quy định công nghệ

51

4.5.3. Đề tài đề xuất một số biện pháp đối với nhà máy

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Đề nghị


54

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp Tác Xã

KV1

Khu vực 1

KV2

Khu vực 2

NC

Nghiên cứu.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCXD

Tiêu chuẩn xác định

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT Huế

Thừa Thiên Huế

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất năm 2005

9

Bảng 2.2 Diện Tích và Năng Suất của Một Số Cây Trồng Chính từ năm 2008

11

Bảng 2.3 Năng Suất và Số Lượng Một Số Vật Nuôi Chính từ năm 2002 - 2008


11

Bảng 2.4 Nguyên Liệu Đầu Vào

14

Bảng 3.1: Chất Lượng Không Khí Khu Vực Nhà Máy

19

Bảng 3.2: Kết Quả Quan Trắc, Phân Tích Môi Trường Không Khí Xung Quanh Nhà
Máy Xi Măng Long Thọ

20

Bảng 3.3 Chất Lượng Không Khí Phân Xưởng Quanh Nhà Máy

21

Bảng 4.1. Nhận Xét của Người Dân Về Mức Độ Ô Nhiễm Khói Bụi

38

Bảng 4.2 Ảnh Hưởng của Khói Bụi

39

Bảng 4.3 Ý Kiến của Các Hộ Về Sự Lựa Chọn Nơi Ở Mới


40

Bảng 4.4 Tỷ Lệ Trẻ Em Mắc Các Chứng Bệnh 4 Tháng Cuối Năm 2008

42

Bảng 4.5 Tỷ Lệ Trẻ Em Mắc Các Chứng Bệnh 2 Tháng Đầu Năm 2009

43

Bảng 4.6 Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của Các Hộ Đi Viện Toàn Khu Vực NC Năm 2008
43
Bảng 4.7 Tổng Hợp Chi Phí Bệnh của Những Hộ Điều Trị tại Nhà Năm 2008

45

Bảng 4.8 Chênh Lệch Giá Đất Ở 2 Khu Vực Năm 2008

46

Bảng 4.9 Tổng Thiệt Hại Giá Trị Đất Đai của Khu Vực Nghiên Cứu năm 2008

47

Bảng 4.10 Sản Lượng Thu Hoạch Từ Trồng Trọt của Hộ Năm 2008

48

Bảng 4.11 Tổng Thiệt Hại Đối Với Trồng Trọt của Khu Vực Năm 2008


48

Bảng 4.12 Tổng Thiệt Hại Nhà Cửa

49

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ xã Thuỷ Biều

7

Hình 2.2 Sơ Đồ Sản Xuất Xi Măng

15

Hình 4.1 Hình Ảnh Cây Cối Bị Bụi Bám Vào Lá

26

Hình 4.2 Hình Ảnh Cây Cối Được Phủ Một Lớp Bụi Vôi Trắng Xoá

27

Hình 4.3 Hình Ảnh Ống Khói Đang Nhả Khói Bụi

28


Hình 4.4 Hình Ảnh Mỏ Than Đá Đã Khai Thác Nhưng Không Lấp Kỹ

29

Hình 4.5 Nhận Xét Của Hộ Dân trong Mẫu Điều Tra về Tình Hình Ô Nhiễm Khói Bụi
29
Hình 4.6. Sơ Đồ Công Nghệ Sản Xuất Xi Măng

31

Hình 4.7 Hình Ảnh Ống Khói Lò Đứng

32

Hình 4.8 Hệ Thống Hút Khói Bụi Lò Nung Clinker

34

Hình 4.9 Biểu Đồ Biểu Hiện Nghề Nghiệp Của Người Dân Khu Vực Nghiên Cứu

35

Hình 4.10 Thu Nhập Bình Quân/Tháng của Các Hộ Dân Điều Tra Năm 2008

36

Hình 4.9 Trình Độ Học Vấn Các Hộ Điều Tra

38


Hình 4.10 Các Bệnh Chính Liên Quan Đến Ô Nhiễm Khói Bụi Trong khu Vực

42

Hình 4.11 Một Vết Nức Lớn Trên Tường Nhà Bà Võ Thị Lành Thôn Trường Đá

49

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 2. BẢNG TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHÍ THẢI

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ được đặt ra nhằm không ngừng nâng
cao mức sống của nhân loại nói chung và của nhân dân trong từng quốc gia nói riêng.
Với sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật, hoạt động kinh tế đã sản xuất ra ngày
càng nhiều loại sản phẩm chất lượng cao. Cường độ, quy mô các hoạt động kinh tế
đang được nâng cao, mở rộng, trở thành hệ thống bao quát nhiều mặt của xã hội. Tuy
nhiên, hệ thống này không thể hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ mật thiết với các
hệ thống khác, trong đó có hệ thống môi trường. Chính vì sự phát triển như vậy hệ

thống môi trường đã và đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như:
hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzôn, ô nhiễm nguồn nước, v.v. Trước tình hình bức
xúc như vậy, con người đang tìm mọi giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất nhằm giảm
thiểu các tác động đến môi trường, phục vụ quá trình phát triển bền vững.
Các hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm. Các loại rác thải, chất thải rắn, nước thải, khí thải, v.v từ các xí nghiệp, nhà
máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh thải ra môi trường ngày càng nhiều, gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ dân cư, cảnh quan du lịch, v.v.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi
rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai
thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi
trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí
độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có khoảng 20 tỉ tấn cacbon điôxít, 1,53 triệu
tấn SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban,
600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.
1


Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và sương mù, gây nhiều
bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và
những cánh đồng lớn.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như:
CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan
trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà
kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng
bình lưu là 3%, vv.
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì
trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có
nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc

đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái
Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái
Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí
hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ
tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục
hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC
là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số
loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn
trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho
lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các
sinh vật sống trên mặt đất.
Cùng với khí thải của các hoạt động sản xuất khác, khói bụi Xi Măng là một
loại khí thải đặc biệt có độc tố cao.
Vật liệu xây dựng là mặt hàng có nhu cầu khá lớn ở nước ta hiện nay do dân
số ngày càng gia tăng, mức sống của dân cư được nâng cao hơn đòi hỏi phải xây dựng
thêm nhà ở, công ty, xí nghiệp, vv. Vì vậy vật liệu xây dựng đã được nhiều nhà đầu tư
để ý tới trong đó có Xi Măng.
2


Nhà máy Xi Măng Long Thọ đã đươc xây dựng 13 năm nay nhưng vấn đề khói
bụi lại không được nhà máy quan tâm.
Một nhà máy ximăng ngay trước chùa Thiên Mụ, bên cạnh dòng sông Hương
thơ mộng, không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân mà còn gây
ô nhiễm môi trường và phá hỏng cảnh quan nơi này. Bụi và khói từ nhà máy xả ra liên
miên cả ngày lẫn đêm, bụi đường mù mịt, hầu hết cây cối, vườn tược, đất đai, nhà cửa
của cả vùng đều trong cảnh "đội tóc bạc", trắng xóa toàn bụi vôi, có nơi đóng một lớp
rất dày, rau trồng ra đã không phát triển được vì bụi trắng toát đầy thân mà có thì bán

cũng không ai mua; còn bưởi, thanh trà, xoài, mít, ổi, vv cây nào trồng lên cũng không
có trái.
Không chỉ khói bụi, tiếng nổ mìn từ hầm đá diễn ra đều đặn hằng ngày cũng
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân đặc biệt là trẻ nhỏ. Cứ mỗi lần tiếng nổ
mìn cất lên là những đứa trẻ trong vùng lân cận đều bị giật mình khóc.
Theo ông Tôn Thất Đào - chủ tịch UBND xã Thủy Biều: "Có ít nhất 300 hộ
thuộc các thôn Long Thọ, Đông Phước 2 và Trường Đá bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình
trạng khói, bụi và tiếng động do mìn nổ của nhà máy. Cũng theo nhận xét của người
dân xóm hầm: “trong vùng chỉ có 51 hộ mà đã có tới 16 hộ có người thân bị bệnh ung
thư trong đó có 11 người đã bị tử vong, số còn lại đang chờ chết”.
Hiện nay trên địa bàn cả nước ta có khoảng 50 cơ sở sản xuất xi măng lò đứng
sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị quy mô công suất 4 - 8 vạn tấn/năm nhập của
Trung Quốc đang hoạt động. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống điện tử, tự động hóa
trong các dây chuyền của Trung Quốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm rất khó khắc phục.
Nhà máy Xi Măng Long Thọ hiện đang sản xuất bằng công nghệ này đã và đang gây
rất nhiều tác động có hại tới người dân xung quanh và cảnh quan môi trường. Cụ thể là
“trong khuôn viên nhà máy nồng độ bụi cao gấp 20 đến 30 lần so với tiêu chuẩn cho
phép (TCCP) đối với khu vực sản xuất, ở khoảng cách 200m ngoài nhà máy nồng độ
bụi vẫn cao gấp 1.5 lần TCCP đối với khu vực sản xuất và gấp 30 lần đối với khu vực
dân cư” (sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh TT Huế).
Trước thực trạng trên và để góp phần nghiên cứu đề ra giải pháp làm sạch môi
trường trong quá trình sản xuất xi măng, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá tổn hại và đề
3


xuất chính sách về khói bụi đối với nhà máy xi măng Long Thọ thuộc xã Thuỷ
Biều, Thành phố Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại và đề xuất chính sách về khói bụi đối với nhà máy xi măng

Long Thọ- Huế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích tình hình ô nhiễm trong khu vực

-

Đánh giá tổn hại kinh tế về khói bụi đối với sức khỏe, đất đai, nhà cửa, sản suất
nông nghiệp của dân cư khu vực lân cận.

-

Nêu lên những ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan do nhà máy này gây ra.

-

Đề xuất chính sách về khói bụi đối với nhà máy xi măng Long Thọ: quy định
công nghệ, qui định tiêu chuẩn, v.v.

Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xi măng Long Thọ dẫn đến rất nhiều tổn hại như
nuôi trồng thủy hải sản, cảnh quan, sức khỏe, trồng trọt, nguồn nước, v.v. Ở đây đề tài
giới hạn chỉ tính ô nhiễm khói bụi làm ảnh hưởng và gây tổn hại đối với sức khỏe, giá
trị đất đai, trồng trọt và nhà cửa.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn được chọn là xã Thủy Biều, Thành phố Huế do đây là khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề của ô nhiễm khói bụi từ nhà máy xi măng Long Thọ.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 80 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ
nhà máy xi măng Long Thọ.
1.4. Bố cục đề tài
Luận văn gồm có 5 chương
Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý
nghĩa của đề tài nghiên cứu.

4


Chương 2: Giới thiệu tổng quan về xã Thuỷ Biều như vị trí địa lý, khí hậu, điều
kiện tự nhiên và xã hội, v.v. và giới thiệu tổng quan về Nhà máy xi măng Long Thọ
thuộc xã Thuỷ Biều Thành phố Huế.
Chương 3: Trình bày các cơ sở lý luận có liên quan đến khí thải công nghiệp:
khái niệm, nội dung có liên quan đến khí thải, đến ô nhiễm không khí.
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài như phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận: phản ánh thực trạng khói bụi tại
xã Thuỷ Biều thành phố Huế, đánh giá tổn hại về sức khoẻ, giá trị đất đai, trồng trọt và
nhà cửa, các chính sách về khói bụi được đề xuất.
Chương 5: Trình bày các kết quả chính mà đề tài đã đạt đựơc. Trong quá trình
thực hiện nghiên cứu phần kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải
pháp khắc phục ô nhiễm.

5


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN


Trong phần này, đề tài chủ yếu trình bày các tài liệu nghiên cứu có liên quan,
đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, và mô tả sơ lược về Nhà máy Xi Măng Long Thọ.
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở chương I, tài liệu nghiên cứu của đề tài
được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ hệ thống internet bao
gồm các lĩnh vực về môi trường, về đất đai, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và các công cụ chính sách. Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trước
và các bài giảng của thầy cô có liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng được tham khảo.
Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc
người thực hiện phải có là nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại
địa bàn. Trong phạm vi giới hạn của đề tài này, những đặc điểm của khu vực nghiên
cứu đi từ khái quát đến cụ thể có thể được trình bày như sau.
2.2. Tổng quan về xã Thuỷ Biều
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Thuỷ Biều là một trong những xã thuộc vùng ven Thành phố Huế, nằm bên
bờ sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6km về phía Tây Nam. Xã
Thuỷ Biều có phía Đông giáp xã Thuỷ Xuân, phía Tây giáp xã Hương Hồ, phía Nam
giáp xã Thuỷ Bằng và phía Bắc giáp xã Hương Long. Trong xã có 6 thôn đó là: thôn
Trường Đá, thôn Long thọ, thôn Đông Phước I, thôn Đông Phước II, thôn Trung
Thượng và thôn Lương Quán. Sau đây là bản đồ của xã mô tả rõ hơn vị trí địa lí của xã
Thuỷ Biều Thành phố Huế.

6


Hình 2.1. Bản đồ xã Thuỷ Biều

Nguồn tin: UBND xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế
2.2.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Xã Thuỷ Biều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa.

Nhiệt độ và giờ nắng: nhiệt độ trung bình/năm là 24 – 25,20C, số ngày nhiệt độ
dưới 150C không nhiều. Tổng nhiệt độ 8.700 – 9.0000C/năm. Số giờ nắng > 1.900
giờ/năm.
Lượng mưa: xã Thuỷ Biều có lượng mưa hàng năm biến động từ 2.600 –
2.800mm, số ngày mưa trung bình từ 140 – 150 ngày/năm. Tuy nhiên do chế độ mưa
theo mùa, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên cũng gây bất
lợi cho việc phát triển cây ăn quả. Lượng mưa ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả, chất
lượng quả và sự phát triển sâu bệnh hại.
Ở Thuỷ Biều có mùa mưa và mùa ít mưa:
Mùa ít mưa nói chung từ tháng 1 đến tháng 8, chiếm tỷ trọng từ 25 – 28% tổng
lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa lại trùng với thời kì khô nóng có gió Tây Nam nên
7


thường gây ra hiện tượng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cây ăn quả
phát triển trong giai đoạn mạnh (từ tháng 5 đến tháng 8). Mặc dù có sông Hương bao
quanh, nhưng xã Thuỷ Biều vẫn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Mùa mưa: tổng lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào 4 tháng từ tháng 9
tới tháng 12, chiếm khoảng 70 – 75% so với tổng lượng mưa; đặc biệt từ tháng 10 và
11 chiếm từ 47 – 60% so với lượng mưa cả năm.
Ẩm độ không khí: thấp vào mùa hè, cao vào mùa đông. Độ ẩm không khí đạt
bình quân 85%/năm.
Lũ lụt: do được bao bọc bởi con sông Hương nên chịu ảnh hưởng nặng nề của các
trân lũ lụt, ngoại trừ những vùng cao như thôn Trường Đá và Long Thọ các thôn còn
lại đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Các trận lũ lụt thường xảy ra từ tháng 10 tới tháng
11 dương lịch trong năm, thời gian nước ngâm trong vườn tuỳ theo từng cơn lũ lụt,
thông thường nước ngâm từ 1 đến 3 ngày, có trường hợp đặc biệt 5 ngày (năm 1999).
Do địa hình thấp và gần sông nên thôn Lương Quán là vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt
nặng nhất. Các đợt lụt đều mang phù sa vào cho các vườn cây ăn quả, có vườn được
bồi lớp phù sa dày 0,5 – 0,8m sau trận lụt lớn nhất năm 1999. Đây là một trong những

thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả trong vùng.
Bão: bị ảnh hưởng của các cơn bão như những vùng khác ở khu vực đồng bằng.
Ngoại trừ cơn bão năm 1985, cho đến nay sự thiệt hại do bão gây ra là không đáng kể.
2.2.3. Điều kiện địa hình, đất đai
Xã Thuỷ Biều nằm trên lưu vực sông Hương, địa hình tương đối bằng phẳng,
nhìn tổng thể Thuỷ Biều như một bán đảo, địa hình thoải dần từ Đông sang Tây. Vùng
đồi thấp chiếm khoảng 20% diện tích toàn xã và nằm về phía Đông của xã, còn lại là
vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.
a) Hiện trạng sử dụng đất đai ở xã Thuỷ Biều
Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 31,5% trong khi đó diện tích đất phi nông
nghiệp chiếm gần 67%, thể hiện một xã vùng ven thành phố Huế. Trong đất ở 200,6 ha
thì có 134,9 ha trồng cây ăn quả trong vườn nhà, cho nên có thể nói đất nông nghiệp
được nâng lên 342 ha thay vì 207 ha. Tuy vậy với cơn lốc đô thị hoá như hiện nay thì
đất nông nghiệp vẫn có nguy cơ thu hẹp dần, nhất là đất trồng cây đặc sản Thanh Trà
là đều có thể xảy ra nếu như chúng ta không có giải pháp đúng đắn.
8


Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất năm 2005
TT

Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tổng diện tích tự nhiên

657,30

1


Đất nông nghiệp

207,29

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

199,94

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

192,98

Đất trồng lúa

91,00

Đất trồng cây hàng năm khác

101,98

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

6,96


1.2

Đất lâm nghiệp

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

2

Đất phi nông nghiệp

439,90

2.1

Đất ở

200,60

2.2

Đất chuyên dùng

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.4


Đất nghĩa trang

65,34

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

83,20

3

Đất chưa sử dụng

10,11

7,35

85,18
5,58

Nguồn tin: HTX xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế
b) Thổ nhưỡng
Đất của xã gồm 3 loại đất chính: đất phù sa được bồi, đất đỏ vàng và đất biến
đổi.
Đất phù sa được bồi: ước tính khoảng 325 ha.
Thành phần cơ giới của loại đất này có phần lớn là đất thịt nhẹ. Riêng phần bãi bồi sát
sông Hương ở thôn Lương Quán là 25 ha có thành phần cơ giới là cát pha. Đất phù sa
được bồi có độ dày tầng đất > 100 cm. Đất này được phân bố dọc theo con sông

Hương. Các thôn: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước nằm dọc theo con sông
Hương này nên là loại đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát
triển, đặc biệt là cây ăn quả, trong đó có cây đặc sản là Thanh Trà.
Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét: ước tính khoảng 150 ha.
9


Thành phần cơ giới của loại đất này là đất thịt nhẹ. Đất có độ dày tầng đất < 30 cm.
Đất phân bố chủ yếu ở 2 thôn: thôn Trường Đá và thôn Long Thọ.
Đất biến đổi do trồng lúa: diện tích khoảng 91 ha nằm giữa 2 vùng đất ở trên.
Thành phần cơ giới của loại đất này là đất thịt nhẹ, có độ dày tầng đất > 100 cm.
c) Một số chỉ tiêu nông hoá
Đất ở 2 thôn Long Thọ và Trường Đá là đất ít chua (có độ PH lần lượt là 6,7 và
6,28) còn lại những vùng đất khác đều thuộc nhóm đất chua và đất chua vừa. Hàm
lượng mùn trong đất dao động từ 1,1 - 2,29%. Hàm lượng mùn cao nhất ở thôn Đông
Phước là 2,29 và 2,19%, hàm lượng mùn đất mặt cao hơn tầng sâu, hàm lượng lân
trong đất nhìn chung thuộc nhóm trung bình về lân tổng số cũng như lân dễ tiêu, hàm
lượng đạm và kali trong đất đều thuộc nhóm nghèo.
d) Nguồn nước và nước ngầm
Nguồn nước rất dồi dào từ sông Hương bao quanh xã và các con Hói nhỏ chủ
yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Nước ngầm sâu > 4 m là nguồn nước chủ yếu
cho sinh hoạt.
2.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số lao động
Xã Thuỷ Biều có 9.926 người trong đó có 5.356 nữ. Tỷ lệ tăng dân số năm
2008 vừa qua là 1,026%. Toàn xã có 1.875 hộ, trong đó: có 438 hộ (chiếm 23,25%
tổng số hộ) là hộ nông nghiệp, có 799 hộ có vườn cây ăn quả. Thu nhập bình quân trên
đầu người của xã ước tính khoảng 4.000.000 đồng/năm.
b) Sản xuất nông nghiệp
Xã Thuỷ Biều có một Hợp tác xã sản xuất Nông Nghiệp Thuỷ Biều. Toàn xã có

438 hộ xã viên, trong đó có số khẩu là 2.590 khẩu, trung bình có 5,9 khẩu/hộ. Số lao
động là 751 lao động, trung bình 1,7 lao động/hộ. Thu nhập bình quân trên hộ sản xuất
nông nghiệp là 1.278.984 đồng/tháng. Nguồn thu chủ yếu từ vườn cây ăn quả, lúa màu
và chăn nuôi lợn.
Ngành trồng trọt
Cây ăn quả cho giá trị lớn nhất trong số các cây trồng sản xuất nông nghiệp của
xã, tiếp đến là hoa huệ, hoa kèn. Vì thế cây ăn quả và các loại hoa cần được phát triển
ở xã Thuỷ Biều.
10


Bảng 2.2 Diện Tích và Năng Suất của Một Số Cây Trồng Chính từ năm 2008
Giá trị
Chủng loại

Diện Tích

Năng Suất

(ha)

(tạ/ha)

Sản

Giá trị/ha

tổng sản

Lượng


(triệu

lượng

(tấn)

đồng)

(triệu
đồng)

Lúa

132

50

664

22

2.961

Lạc

40

22


88

29

1.188

15

80

1.200

Đậu xanh

30

30

450

Sắn

10

18

180

Rau, Dưa


10

15

150

5

8

40

71

84

6.000

Hoa huệ, hoa
kèn


Cây ăn quả
Tổng

181

6.822.388
Nguồn tin: HTX Nông Nghiệp Thuỷ Biều, Thành phố Huế


Ngành chăn nuôi
Bảng 2.3 Năng Suất và Số Lượng Một Số Vật Nuôi Chính từ năm 2002 - 2008
Danh mục

ĐVT

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Lợn thịt

Tấn

200

200

160


300

140

180

140

Lợn nái

Con

60

60

60

60

20

20c

40c

Gia cầm

Tấn


54

64,8

32,4

Trâu

Con

20

12

12

12

10

17



Con

100

150


151

152

100

120

150



Triệu đồng

200

250

378

400

400

400

100

Tổng giá trị


Triệu đồng

3.828

3.523

3.490

3.155

2.286

4.416

Nguồn tin: HTX Nông nghiệp Thuỷ Biều, Thành phố Huế
Nghành chăn nuôi trong xã có xu hướng giảm dần trong những năm trở lại đây,
cụ thể là nuôi lợn thịt giảm từ 2.200 con xuống 1.400 con, lợn nái giảm từ 60 con
11


xuống còn 40 con, nuôi gia cầm 4 năm gần đây không có sản lượng do dịch cúm gia
cầm nên xã đã ngăn cấm không cho người dân trong xã chăn nuôi gia cầm.
Do dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh và dịch cúm gia cầm phát triển nên
tình hình chăn nuôi những năm trở lại đây xấu đi. Cụ thể năm 2008:
Tổng đàn lợn chỉ còn 1.440 con/2500 con. Trọng lượng xuất chuồng
100kg/con, giá cả bình quân 28.000 đồng/kg.
Tổng giá trị chăn nuôi là 140.000 * 28.000 = 4.032 triệu đồng.
Tình hình lợn thịt giảm kéo theo lợn nái cũng giảm, số lợn còn lại 40/60 con,
giá trị sản lượng 133 triệu đồng.
Cá nước ngọt

Để khắc phục hiện tượng gia súc gia cầm trì trệ một số bà con đã mạnh dạn
nuôi cá nước ngọt. Diện tích các hồ thực tế đưa vào sử dụng là 4,5 ha, chủ yếu là cá
nước ngọt như: mè, trắm, chim trắng, rô phi. Tuy nhiên do những trận lũ đầu tháng
11/2007, một lượng giống lớn bà con thả đã bị thất thoát. Do đó dự thu năm 2008 về
cá nước ngọt chỉ còn 100 triệu, bằng 30% so với mọi năm.
Đàn bò: 150 con chủ yếu nuôi phân tán, hộ nuôi nhiều 20 con. Vì đồng cỏ bị
hạn chế với phương thức chăn thả là chủ yếu, do đó việc vỗ béo bò đang còn cầm
chừng, mức độ phát triển còn chậm.
2.2.5. Kết cấu hạ tầng
a) Giao thông
Hệ thống giao thông của xã thuận lợi, gồm trục lộ chính nối liền với thành phố
Huế, các đường liên thôn là những đường bê tông nhỏ. Toàn xã có 2,5 km đường
nhựa, 64 tuyến đường bê tông hoá với tổng chiều dài là 21,5 km. Ngoài ra, sông
Hương còn là mạch giao thông đường thuỷ nối liền Thuỷ Biều với các vùng khác.
b) Thuỷ lợi
Toàn xã có 4 km mương bê tông (tổng số 6,5 km), một trạm bơm điện sử dụng
2 mô tơ có công suất 33 KVA. Nguồn nước sinh hoạt gồm 2 nguồn: nước máy và
giếng khoan (bình quân 3 hộ có 1 giếng khoan + 1 giếng đào). Với hệ thống thuỷ lợi
như vậy Thuỷ Biều có thể chủ động tưới cho diện tích lúa nước trong 2 vụ, nhưng
vườn cây ăn quả hầu như chưa được chú ý tới.
c) Kết cấu hạ tầng khác
12


Các di tích lịch sử như Hổ Quyền, Điện Voi Ré, Thành Lồi và danh lam thắng
cảnh Đồi Vọng Cảnh nằm trong khuôn viên quản lý của xã Thuỷ Biều, đây là điều
kiện thuận lợi để xã phát triển nền kinh tế thông qua dịch vụ du lịch.
Nhà máy xi măng Long Thọ thuộc thôn Long Thọ sản xuất hàng năm khoảng
150.000 tấn xi măng các loại, lượng bụi thải ra rất lớn và vượt ngưỡng cho phép 100–
400 mg/m3 không khí đã gây nhiễm bẩn khắp vùng.

Trong địa bàn xã còn có Nhà máy nước Vạn Niên cung cấp nước sinh hoạt cho
cả thành phố Huế.
2.3.Tổng quan về nhà máy xi măng Long Thọ
2.3.1. Giới thiệu sơ lược
Tên nhà máy: nhà máy xi măng Long Thọ.
Chủ đầu tư: công ty sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ.
Địa điểm nhà máy: thôn Trường Đá, xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế.
Lĩnh vực hoạt động: nhà máy xi măng Long Thọ công suất 82.000 tấn/năm sản
xuất hai loại xi măng PC30 và PC40
Công nghệ sản xuất theo phương pháp bán khô trên dây chuyền thiết bị lò đứng
cơ giới hoá công suất 240 – 260 tấn Clinker/ngày đêm nhập của Trung Quốc.
Vốn đầu tư: 50.307.529.000 đ.
2.3.2. Lịch sử hình thành nhà máy
Nhà máy xi măng Long Thọ được thành lập vào năm 1902, sản xuất với công
suất nhỏ 5000 tấn/năm. Tình hình đất nước ta ngày càng phát triển, vật liệu xây dựng
là mặt hàng trở nên có giá trị nên năm 1995 nhà máy đã đầu tư thay đổi công nghệ sản
xuất cũng như nhân lực trong nhà máy nhưng vẫn còn sử dụng những máy móc của
công nghệ cũ còn chạy được, công suất hàng năm lên tới 82.000 tấn nhưng khi đi vào
hoạt động nhà máy đã sản xuất vượt công suất đã thiết kế 150.000 tấn/năm, cho nên
thiết bị máy móc đã có nhiều hư hỏng khó thay thế. Dẫn đến vấn đề ô nhiễm ngày
càng trầm trọng thêm.
2.3.3. Địa điểm sản xuất
a) Vị trí
Nhà máy xi măng Long Thọ nằm trên tuyến đường Bùi Thị Xuân của thôn
Long Thọ, thành phố Huế. Phía Bắc giáp sông Hương, phía Nam giáp mỏ đá và mỏ sét
13


Long Thọ, phía Đông giáp đồi Long Thọ và phía Tây là ruộng trồng lúa nước. Địa
hình nhà máy tương đối bằng phẳng, cách thành phố Huế khoảng 5 km. Tổng diện tích

mặt bằng khu vực sản xuất của nhà máy là 2 ha. Các khu dân cư tiếp giáp ngay hàng
rào của Công ty, bởi vậy đây là điểm rất nhạy cảm về môi trường.
b) Địa hình
Xí nghiệp: địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông sang Tây. Khu vực
xây dựng có diện tích 2 ha, là khu đất trống chạy dọc theo hướng Đông – Tây của xí
nghiệp xi măng hiện có.
Mỏ đá: mỏ đá Long Thọ nằm ở phía Nam, cách nhà máy 1 km, đã được khai
thác từ thời Pháp thuộc. Mỏ được khai thác ngầm theo phương pháp mở giếng, cắt
tầng, khoan bằng khí nén. Khai thác mỏ theo hướng Tây – Bắc.
Mỏ sét Long Thọ: nằm cạnh mỏ đá Long Thọ, cách nhà máy 1 km, trữ lượng 25
triệu m3, tầng phủ mỏng, chiều dày vỉa rất lớn (10,5 – 16,5m). Khai thác dễ dàng bằng
cơ giới. Địa hình bằng phẳng, phần lớn mỏ sét chính là tầng phủ của mỏ đá.
2.3.4. Công nghệ sản xuất
a) Nguyên liệu đầu vào
Bảng 2.4 Nguyên Liệu Đầu Vào
Khối

Thành phần hoá học

lượng
yêu cầu

Nguyên liệu
CaO

SiO2

Al2O3

Fe2O3


MgO

SO3

MKN

hàng
năm
(tấn)

Đá vôi

49,33

5,01

0,13

0,29

2,47

-

Sét L.Thọ

2,24

68,70


13,99

6,70

1,5

-

4,07

14,592

laterit

0,85

27,23

12,41

47,43

1,00

-

10,54

6,144


31,64

3,04

0,09

0,06

0,60

42,78

20,79

4,100

2,32

57,50

27,48

7,65

1,00

0,95

Thạch cao

Than cám 4A

41,53 102,150

16,128

Nguồn tin: Sở Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường Thành phố Huế
b) Sơ đồ sản xuất
14


×