CÁCH MẠNG 4.0. BƯỚC PHÁT TRIỂN HỘI
NHẬP CỦA NƯỚC VIỆT NAM
I.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG CÁCH MẠNG 4.0
1. KHÁI NIỆM
Trong những ngày qua, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến
nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc
"đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc
cách mạng này nên được hiểu như thế nào?
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức
năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh
để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy
trình bên trong.
Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch
điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách
mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ
cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới
giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện
"không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước
đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn
bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra
trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI),
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược,
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu
mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ,
châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp
4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Kỷ nguyên Smarphone
Cách đây 10 năm, điện thoại di động được sử dụng chủ yếu chỉ để gọi và gửi tin
nhắn. Ngày nay, việc sử dụng điện thoại di động trở nên tài tình hơn bao giờ hết.
Smartphone làm được nhiều thứ: chụp những bức ảnh có độ phân giải cao, những
video hoàn hảo, các trình duyệt mạng để chơi các game đồ họa chuyên nghiệp,
theo dõi chuyển động của bạn... Thật bất ngờ khi thiết bị nhỏ này có thể xử lý
nhiều nhiệm vụ để tạo nên một mạng lưới giao tiếp hoàn hảo.
Sự ra đời của điện thoại thông minh đã đơn giản hóa cuộc sống của con người. Giờ
đây, mọi người kết nối với những người thân yêu của họ thường xuyên hơn và dễ
dàng hơn thông qua các cuộc gọi video và dịch vụ tin nhắn tức thời. Các tác vụ
như tạo trang trình chiếu, đọc mail và xử lý dữ liệu giờ đây không cần đến chiếc
máy tính cá nhân cồng kềnh nữa. Ngoài ra, sự bùng nổ của thương mại điện tử và
các công ty online tỷ lệ thuận với sự tiến bộ nhanh chóng của smartphone.
Khoa học robot và Trí tuệ nhân tạo.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã biến trí tuệ nhân tạo (AI) và robot từ khoa học
viễn tưởng thành hiện thực. Mặc dù chúng ta không có những con robot trông
không khác gì con người như được mô tả trong dòng phim viễn tưởng, nhưng
những cỗ máy thông minh giờ đây đã trở thành một phần không thể thay thế trong
cuộc sống.
Hãy suy nghĩ về những chiếc máy bay tiên tiến có khả năng giám sát, theo dõi và
đưa ra các biện pháp tấn công, hãy nghĩ về các dây chuyền lắp ráp tự động trong
các nhà máy công nghiệp có thể tự sản xuất và đóng gói hàng hóa.
Những bộ máy tinh vi có khả năng làm việc với rất ít sự can thiệp của con người
cũng có thể coi là những con robot. Những chiếc xe tự lái cũng là một ví dụ khác
về AI và robot. Cùng với gã khổng lồ Google, Tesla và BMW đã tham gia vào việc
sản xuất những chiếc xe không người lái. Sớm thôi, thậm chí là sớm hơn cả mong
đợi, chúng ta sẽ được tận mắt chứng kiến những chiếc xe tự lái di chuyển trên
đường phố.
Cho Robotics và AI là những nhân tố rất tích cực, nhưng cũng còn không ít người
đang lo ngại về nó. Một số cho rằng việc phát triển robot và AI sẽ dẫn đến tình
trạng thất nghiệp hàng loạt – chúng ta đã thấy các công nhân nhà máy mất việc như
thế nào khi dây chuyền lắp ráp tự động được giới thiệu.
Giờ đây với chiếc xe không người lái, những phần mềm định vị và trò chuyện
thông minh, có thể lái xe cũng như đại lý hỗ trợ khách hàng sẽ không tránh khỏi
nguy cơ mất việc.
3. Big Data – Dữ liệu lớn
Hiểu theo cách đơn giản nhất, việc phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big Data) có thể
giúp mọi người cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, giúp hỗ trợ ra quyết định,
hoặc thậm chí là làm thay con người một số công việc. Ví dụ, việc tiếp cận được
thông tin về hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, sở thích của một cá nhân có thể giúp
các công ty biết được cá nhân đó đang có nhu cầu cho loại sản phẩm nào và sẽ có
chương trình quảng cáo tự động phù hợp cho cá nhân đó.
Trong tương lai, chiếc tủ lạnh nhà bạn hoàn toàn có thể theo dõi thói quen tiêu
dùng của bạn và tự động đặt hàng khi một loại hàng hóa nào đó trong tủ lạnh của
bạn đã gần hết. Hoặc chiếc TV nhà bạn có thể biết được sở thích về phim ảnh hoặc
các chương trình giải trí của bạn để giới thiệu cho bạn chương trình phù hợp.
4. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử sẽ tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó xóa đi các
rào cản thương mại giữa các cá nhân từ các quốc gia khác nhau. Thông tin của một
doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng có được từ các công cụ tìm kiếm hữu dụng,
giúp hai cá nhân hoặc hai tổ chức có thể trao đổi hàng hóa với nhau mà thậm chí
không cần phải có một cuộc gặp gỡ trực tiếp nào cả.
Thương mại điện tử phá vỡ ranh giới giữa các quốc gia, tối giản hóa quan hệ buôn
bán chỉ còn là người mua và người bán mà không qua bất kỳ trung gian nào.
Nhưng nếu một quốc gia không nắm bắt đươc những tiến bộ công nghệ trong
thương mại mà Internet mang lại, quốc gia đó có thể phải chịu tác động không nhỏ
bởi những hệ quả mà thương mại điện tử gây ra cho thương mại truyền thống.
5. Năng lượng sạch
Việc sử dụng năng lượng hóa thạch quá mức đang đưa hành tinh của chúng ta đến
gần bờ vực thảm khốc. Tuy nhiên, cách mạng công nghệ đang giúp chúng ta đối
phó với vấn đề này bằng cách phát triển nguồn năng lượng sạch. Sự phát triển của
lĩnh vực công nghệ năng lượng mặt trời đã làm giảm chi phí cho việc sử dụng năng
lượng mặt trời một cách rõ rệt.
Năng lượng điện gió cũng đạt được khá nhiều thành tựu trong những năm gần đây.
Vì vậy trong tương lai gần, cách mạng công nghệ có thể giúp chúng ta giảm bớt sự
phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và nắm bắt các giải pháp năng lượng xanh và
sạch.
6. Thực tế ảo
Bạn có nhớ game Pokemon Go không? Đó là một trong những ví dụ đầu tiên về
công nghệ thực tế ảo. Những ông trùm công nghệ như Google, Facebook và Nokia
đang chi một khoản khổng lồ để khách hàng có thể có những trải nghiệm VR tốt
nhất.
Tuy nhiên, VR không chỉ là trải nghiệm đa phương tiện với hình thức nhập vai.
Trong vài năm tới, với đà phát triển mạnh mẽ, VR có thể được con người sử dụng
để giao tiếp bằng hình ảnh ba chiều cũng như sử dụng với các mục đích hữu ích
khác.
7. Phát triển hệ thống giáo dục
Vẫn còn một phần không nhỏ trong dân số toàn cầu chưa tiếp cận được với hệ
thống giáo dục chất lượng. Với sự giúp đỡ của Internet, bất cứ ai trên hành tinh này
cũng có thể tiếp cận với hệ thống giáo dục từ cơ bản đến nâng cao.
Các cơ sở giáo dục ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi hình bài giảng và xuất
bản các tài liệu đó trên Internet để mọi người có thể theo dõi. Với hệ thống Internet
và smartphone linh hoạt, mơ ước về một nền giáo dục toàn cầu sẽ không còn là xa
vời nữa.
8. Ô tô bay
Nghe như một hình ảnh trong phim viễn tưởng? Nhưng những chiếc xe bay có thể
sẽ thực sự hiện diện trong cuộc sống thường ngày ở tương lai không xa. Amazon
đã bắt đầu vận chuyển hàng hóa với sự giúp đỡ của hạm đội bay không người lái
của họ, và Google đang hoạt động rất tích cực để sản xuất những chiếc máy bay
không người lái cho riêng mình.
Một vài công ty mới thành lập cũng đang nghiên cứu sản xuất những chiếc xe bay.
Một chiếc xe bay hữu dụng trong rất nhiều tình huống và dĩ nhiên – có thể chở
người. Đã xuất hiện một số ít các loại xe bay đầu tiên: Terrafugia với TF-X; Pal-V
với Pal-V1; Trung tâm Công nghệ và Giáo dục của người bản địa (I-TEC) với
Maverick LSA "Flying Car"; và cuối cùng là AeroMobil s.r.o. với AeroMobil 3.0.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong số những công nghệ tuyệt vời mà chúng ta sẽ đạt
được trong những năm tới. Tương lai là không thể đoán trước và khả năng của con
người là vô hạn. Tiếp theo là gì? Mọi thứ đều có thể!
Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc
biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân
tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu
lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm
trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác
nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức,
lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn.
Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ
có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn
đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu
chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp
4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con
người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không
được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.
Ngày 05/ 05/2017 trả lời trên zing vn Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo ra nguy cơ mất lao động hàng loạt song sẽ
mang tới nhiều ngành nghề mới, cơ hội mới.
"Lạc quan nhìn lại các cuộc cách mạng trong quá khứ, bao giờ cũng có những lao
động, ngành nghề mất đi, nhưng cũng sẽ sản sinh ra lao động, ngành nghề mới",
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại sự kiện Đối thoại chính sách cao cấp về
phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số sáng nay, trong khuôn khổ Hội nghị
các quan chức cao cấp APEC lần thứ 2 (SOM 2) ở Hà Nội.
Phó thủ tướng cho rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số
không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một
chân trời kết nối giữa con người với con người.
"Quan trọng là nắm bắt được cơ hội. Không chỉ có ngành nghề mới, việc làm mới
mà còn là phương thức cung cấp, tổ chức lao động mới", ông Vũ Đức Đam nhấn
mạnh.
Một mặt, phó thủ tướng đánh giá các nước trong APEC đã có những bước rất chủ
động liên quan tới cuộc cách mạng này như triển khai các chương trình sáng kiến
về chuỗi giá trị, chương trình sản xuất tại Trung Quốc, sản xuất sáng tạo 3.0 của
Hàn Quốc…
Mặt khác, ông nhận định vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải thay đổi căn bản, không
chỉ đổi mới trên phương diện đào tạo ngành nghề hay giáo dục ở bậc đại học, mà
cần thay đổi từ giáo dục bậc phổ thông, mẫu giáo. Ông nhấn mạnh yêu cầu đặc biệt
hiện nay là giáo dục ý thức và kỹ năng của một công dân toàn cầu.
Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là
một trong các hoạt động của SOM 2 diễn ra từ ngày 11-15/5 tại Hà Nội.
Đối thoại tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: Tương lai việc làm trong kỷ nguyên số
hoá; những hàm ý chính sách dành cho thị trường lao động, các yêu cầu về giáo
dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mới; và an sinh xã hội trong
kỷ nguyên số.
Sự kiện thu hút sự tham dự của bộ trưởng các bộ phụ trách lao động và việc làm;
đại diện các bộ giáo dục và đào tạo; các nhà hoạch định chính sách và các bên có
liên quan trong nước và khu vực đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Ngày 17/07/2018 Trả lời báo chí gần đây, Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh
một lần nữa khẳng định quyết tâm bắt kịp sự làn sóng công nghiệp 4.0.
Bộ trưởng nói công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Nhiều quốc gia đã lựa chọn được cách tiếp cận riêng mình. Ví dụ như Đức là
Industrie 4.0, Mỹ là Liên minh Internet công nghiệp, Nhật Bản là Xã hội 5.0. Với
những đất nước ngay sát Việt Nam như Trung Quốc cũng có chiến lược Made in
China 2025 hay Thái Lan chọn hướng đi là Thailand 4.0...
"Dù từ cách tiếp cận nào, các quốc gia đều phải dựa vào nền tảng là sự phát triển
của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo", Bộ trưởng nói.
Việt Nam, tất nhiên trong dòng chảy của công nghệ, những tác động ở hai mặt tốt –
xấu là hoàn toàn không tránh khỏi. Ở góc độ cơ hội, công nghiệp 4.0 tạo cơ hội cho
nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh,... giúp tăng năng suất lao động, tiết
kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất thì ngược lại, cuộc cách mạng này cũng đòi
hỏi rất nhiều thứ.
Bộ trưởng Ngọc Anh chỉ rõ đó là thách thức đổi mới, xây dựng hành lang pháp lý
chặt chẽ cho kinh tế số, mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh không bị cản trở.
Nguồn nhân lực chất lượng chưa tương xứng, là vấn đề bấy lâu nay, lại trở nên
nhức nhối, cấp bách hơn bao giờ hết...Bởi những đòi hỏi này, nếu không được đáp
ứng, có thể, Việt Nam sẽ tuột mất cơ hội thay đổi, trở nên tụt hậu so với các quốc
gia khác.
Tất nhiên, trong thời gian qua, đất nước cũng đã có những chuyển đổi mạnh mẽ,
tạo nền tảng cho cách mạng 4.0, theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh. Ông nói rằng
trong 10 năm qua, nhìn về bức tranh kinh tế số, đã quan sát được nhiều con số tiến
triển ấn tượng về cả hạ tầng kết nối số lẫn thị trường kinh doanh.
Đơn cử, năm 2007, số người dùng Internet trong nước là 17,7 triệu người thì đến
năm 2017, con số này đã tăng thành 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Việt Nam hiện là
quốc gia xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng Internet đông nhất thế
giới.
Bên cạnh đó, quy mô thị trường công nghệ thông tin hiện đạt trên 64 tỷ USD, riêng
di động là 6,1 tỷ USD, xuất khẩu là 60 tỷ USD, "phản ánh tăng trưởng không
ngừng" – Bộ trưởng nói và cho biết các doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel,
VNPT Technology, CMC.. cũng liên tục nâng cấp công nghệ, cùng với đó là sự
xuất hiện hàng loạt của các startup công nghệ cao trong thời gian qua.
Từ đánh giá quốc tế về mức độ sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Diễn
đàn Kinh tế thế giới, Bộ trưởng Ngọc Anh chỉ ra Việt Nam đang xếp thứ 48/100 về
cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về các yếu tố dẫn dắt sản xuất.
"Như vậy, đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm sơ khởi
nhưng khá gần với nhóm tiềm năng cao", Bộ trưởng nói và nhấn mạnh điều này
đồng nghĩa đất nước có nhiều dư địa để tập trung phát triển trong thời gian tới.
Bộ trưởng cho biết Bộ KH&CN đang được giao là cơ quan đầu mối để phối hợp
cùng các Bộ, ngành trong việc nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị
về chủ trương, chính sách chủ động tham gia vào cách mạng 4.0 và Nghị quyết về
chương trình hành động của Chính phủ để cụ thể hoá các nội dung và triển khai
thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nói rằng để ứng phó cũng như nắm bắt làn sóng 4.0,
Việt Nam đang và sẽ kiên trì thực hiện việc phát triển khoa học, đổi mới công
nghệ, đổi mới sáng tạo để cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở
thành một trong ba đột phá chiến lược, là đòn bẩy của tái cơ cấu kinh tế giúp đất
nước phát triển.
Những khó khăn Việt Nam gặp phải trong cách mạng 4.0
Dưới góc nhìn của các chuyên gia công nghệ Việt Nam đang có cơ hội lớn với cách
mạng công nghiệp 4.0 nhưng khó khăn nhiều hơn so với các nước đang phát triển
Cách mạng Công nghiệp lần 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra tại các nước phát triển, ở
Việt Nam, nó vẫn còn nằm ở dạng khái niệm, cơ hội lẫn thách thức cho cả doanh
nghiệp, người lao động cho đến kiến trúc thượng tầng.
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế
Giới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang được hình thành từ cách mạng 3.0 và có
tốc độ nhanh hơn nhiều so với những gì nhân loại từng thấy.
"Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và sinh học", Klaus Schwab định nghĩa.
CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu
Á. Việt Nam xuất phát sau, nhưng có gần đủ điều kiện để thực hiện cách mạng.
Theo ông Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch Công ty NBN Media, doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội cực lớn trước CMCN 4.0 này. Việt Nam có thể nhân đó vươn lên và
trở thành một nước có những thành công đáng kể nếu DN nhìn nhận đúng, hành xử
tích cực và chính phủ hỗ trợ tốt, đủ mức và đúng hướng.
"Tôi đã đến nhiều công ty, nhà máy của Việt Nam và Đài Loan, tham quan, trò
chuyện với nhiều doanh nhân và thấy Đài Loan đã đi rất xa trước chúng ta trong
CMCN 4.0 này", ông Ngọc cho biết. Hầu hết doanh nghiệp Đài Loan đều hiểu sâu
sắc về 4.0. Các hội đoàn của họ có thực chất và rất mạnh".
Chuyên gia này lấy ví dụ một công ty ở Đài Trung là Hiwi, doanh thu cỡ tỷ USD,
vốn chỉ là công ty cơ khí song đã đầu tư chế tạo thành công các cánh tay robot ứng
dụng trong y khoa như sản xuất vắc-xin, dược, phẫu thuật.
Trao đổi với Zing.vn, ông Bùi Hải An, sáng lập kiêm điều hành công ty Silicon
Straits, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cao cho các đối tác trong khu vực
Đông Nam Á, bày tỏ sự hoài nghi về khả năng Việt Nam sẽ làm được cách mạng
4.0 tại thời điểm này.
Theo ông An, những yếu tố cần có để "làm cách mạng" bao gồm cơ cấu nền kinh
tế, chiến lược quốc gia, định hướng kinh doanh của các công ty trụ cột của kinh tế,
nhân lực chất lượng cao ... thì "cái nào Việt Nam cũng không có hoặc đang nửa
vời".
"Chúng ta tạo ra sự nhận thức, phòng bị là tốt, nhưng đừng tạo kỳ vọng quá nhiều
về CMCN 4.0", người từng thuyết trình trước Cựu Tổng thống Mỹ Obama cuối
2016 tại TP.HCM nhận định.
Ông An cho rằng Việt Nam sẽ có Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhưng không phải
muốn tự nhiên mà có, mà sẽ bị cuốn theo bởi các nền kinh tế, thị trường đang nhập
thô sản phẩm, nhiên liệu cho đến công nghệ từ Việt Nam.
Những định nghĩa về CMCN 4.0 luôn đi kèm với những mặt trái. Điều dễ thấy
nhất đó chính là tình trạng thiếu việc làm khi robot, trí tuệ nhân tạo làm thay con
người trong một số ngành nghề.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng ở giai đoạn đầu tiên, giới công
chức và lao động bậc cao nói chung sẽ bị đe doạ. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động
giá rẻ, nhưng có thể sẽ chậm hơn. Kéo theo đó là việc các chính phủ phải tái cơ cấu
lại nền kinh tế để phù hợp với thực tiễn mới.
Nói với Zing.vn, ông Hải An cho rằng những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi
CMCN 4.0 sẽ là những lao động ít kỹ năng. Nhưng cũng tuỳ ngành mà mức độ ảnh
hưởng bởi CMCN 4.0 đến đâu. Ngành dệt may, nhập liệu có thể bị "cách mạng
hoá" sớm, nhưng ngành xây dựng có thể còn xa.
Cách dễ hiểu nhất với người lao động là hãy tự đặt câu hỏi "Ngành nghề của mình
có dễ bị tự động hoá hay không". Nếu có, bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị đẩy ra
đường nếu CMCN 4.0 diễn ra thành công.
Về nguồn Lao động tại Việt Nam
Theo dự báo chung, tình hình kinh tế năm 2018 tiếp tục thuận lợi, hứa hẹn sẽ có
những khởi sắc, dự báo tăng trưởng kinh tế từ 6,5-6,7%. Khả năng duy trì và tạo
việc làm sẽ tốt. Trong năm tới, chỉ có các ngành như khai khoáng, lâm nghiệp có
số việc làm giảm, nhìn chung những ngành khác số việc làm tăng nhẹ.
Lao động hiện nay của chúng ta mới chỉ tập trung vào các phân khúc lao động phổ
thông, lao động bậc thấp và bậc trung. Do đó, ở từng nhóm ngành cụ thể vẫn thiếu
hụt lao động chất lượng cao, bản thân các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh gay
gắt để thu hút lao động. Đơn cử như những ngành liên quan đến công nghệ thông
tin, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ xanh, công nghệ tái tạo vẫn đang
“khát’ nhân lực ở phân khúc cao. Theo như dự báo, trong vòng 5 năm tới, nước ta
sẽ thiếu hụt lượng lớn lao động về CNTT, chuyên viên cấp cao khi nguồn nhân lực
trong nước mới chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu của thị trường.
Trong 1 số lĩnh vực như tài chính ngân hàng, kiểm toán, nhà hàng khách sạn,
chúng ta cũng vẫn đang rất thiếu đội ngũ chuyên viên cấp cao, CEO, nhà quản lý,
phải thuê lao động nước ngoài. Một số ngành nghề hiện nay có nhu cầu lớn nhưng
các trường trong nước lại chưa thể đào tạo như tự động hóa về máy học, xử lý số
lớn… Việt Nam cũng đã đưa ra chính sách để thu hút nhà khoa học, chuyên gia cấp
cao là Việt kiều về làm việc, tuy nhiên số này chưa nhiều.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, chất lượng lao động là yếu tố quan trọng để
phát triển kinh tế xã hội . Nhưn hiện nay nhu cầu tuyển dụng vẫn rất lớn song khả
năng đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp còn rất khó khăn
Xét về năng suất lao động hiện nay của ta trong khu vực Đông Nam Á vẫn còn khá
thấp. Chỉ ngang ngửa với Lào, Campuchia, nhưng vẫn kém xa Thái Lan…
Nếu nói lao động Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay
chưa, thì quả thực số đông lao động đã đáp ứng được. Sở dĩ như vậy vì, đa số các
doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài hiện nay đang sử dụng các công nghệ chưa
phải là cao. Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cũng mới chỉ đưa công
nghệ về lắp ráp, các công đoạn sử dụng lao động trình độ thấp.
Nhưng chúng ta đang hy vọng lao động sẽ chuyển sang những phân khúc cao hơn,
để có mức lương tốt hơn nữa. Cái đó chúng ta vẫn rất khó khăn, hiện nay chỉ có
khoảng hơn 23-25 % lao động có bằng cấp, còn lại hơn 75% là lao động chưa có
bằng cấp chứng chỉ, lao động có trình độ thấp.
Nhìn chung về mặt kỹ thuật, các lao động đã qua đào tạo của ta có thể đáp ứng
được. Song các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản
biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ… của lao động Việt Nam vẫn còn khá yếu. Lao
động của ta nhiều khi vẫn được đánh giá là nhanh, sáng tạo, nhưng lại không tuân
thủ, hay phá vỡ những yêu cầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, có những kỹ năng quan trọng như về toán học,
kỹ thuật, công nghệ và nghiên cứu, nhưng những cái đó, các cơ sở giáo dục vẫn
chưa thể cập nhật, trang bị đầy đủ cho người học để sẵn sàng khi tham gia vào thị
trường lao động.
Trước những thách thức không nhỏ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, mà
một biểu hiện dễ thấy là hiện tượng sa thải lao động trên 35 tuổi tại một số công
ty. Chúng ta cần phải làm sao để để tạo ra công việc ổn định cho NLĐ
Ở đây cần nhìn một cách khách quan, các cơ sở sản xuất tập trung vào sản xuất, lợi
nhuận, họ trang bị máy móc, thiết bị để tối ưu hóa lợi nhuận.
Cũng có hiện tượng một số doanh nghiệp tìm cách thay thế lao động tương đối lớn
tuổi làm ở những công đoạn thấp như lắp ráp, may mặc… yêu cầu nhanh tay,
nhanh mắt, sức khỏe tốt. Để ứng phó với tình hình này, các cơ quan quản lý nhà
nước phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp. Chủ sử dụng
lao động cũng cần có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao động, hỗ trợ họ
trong việc nâng cao tay nghề, đào tạo lại. Hơn hết, bản thân người lao động cần
phải chuẩn bị, có ý thức học tập để có thể bắt kịp những thay đổi của thị trường.
Trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay, người lao động
không nhất thiết phải làm việc tại 1 chỗ cả đời, cái chính là làm sao để khi nghỉ
việc chỗ này, có thể làm tại chỗ khác. Muốn vậy, ta cần đẩy mạnh hoạt động và sự
liên kết của các trung tâm giới thiệu việc làm, thực hiện có hiệu quả công tác dự
báo thị trường lao động để người dân tiếp cận thông tin tuyển dụng dễ dàng.
Năm 2018 là năm sẽ tạo ra nhiều đột phá trong công tác đào tạo nghề do vậy giáo
dục phải găn liền với thực tế
Hiện nay, nhiều chỗ nhà tuyển dụng tìm không ra người, nhưng vẫn còn hàng ngàn
lao động thất nghiệp. Vấn đề ở đây là việc đào tạo nghề của ta hiện vẫn đang thiếu
cả về chất lượng và số lượng.
Thứ nhất do ta đào tạo chưa đủ theo yêu cầu thực tế của thị trường. Tiếp theo nữa,
tốc độ chuyển động của công nghệ hiện nay rất nhanh, nhưng việc thay đổi chương
trình đào tạo tại các trường lại rất chậm, chưa theo kịp do những đỏi hỏi về cơ sở
vật chất, giáo viên…
Những báo cáo gần đây cũng cho thấy những khoảng cách rõ rệt giữa đào tạo và
nhu cầu thực tế. Nhiều sinh viên ra trường chưa làm được việc ngay, có những vị
trí có hàng chục ứng cử viên mới chọn được 1 người. Khi chọn được rồi, các doanh
nghiệp cũng phải mất từ 3-6 tháng để đào tạo lại, đào tạo bổ sung thì các em mới
làm việc được.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường nghề đang đẩy mạnh liên kết với các
doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả, sự liên kết phải dựa trên nhu cầu, lợi ích, sự
sẵn sàng hợp tác từ cả 2 phía.
Bên cạnh đó, ngay từ khâu hướng nghiệp, phân luồng tại các trường phổ thông
cũng cần thực hiện hiệu quả, nghiêm túc. Vấn đề là làm thế nào để hệ thống giáo
dục phải mở ra các cơ hội cho tất cả mọi người để phát triển sở trường của người
học.
Có rất nhiều con đường để lựa chọn, vì thế cần lựa chọn con đường tốt nhất.
Chúng ta nói nhiều đến chuyện liên thông. Liên thông là tốt, nhưng liên thông bằng
con đường nào, ở đâu, đảm bảo mọi con đường đều được tiến thân, mọi con đường
đều được vinh danh, được sống tốt bằng năng lực, sở trường.
Như vậy, giáo dục đào tạo cần thay đổi để học sinh có điều kiện học đi đôi với
hành, sẵn sàng làm việc ngay sau khi ra trường, không có chuyện học xa rời thực
tiễn.
Nhìn chung để hội nhập với cách mạng 4.0 chúng ta cần sẵn sang chuẩn bị cả tinh
thần và trí lực , luôn luôn nắm bắt cơ hội để phát triển kinh tế xã hội