Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng công trình xử lý điểm đen từ km 192+300 đến km 193+250 trên Quốc lộ 3 .Đoạn qua thị trấn Nà Phặc huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG ĐỨC THỊNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN TỪ KM
192+300 ĐẾN KM 193+250 TRÊN QUỐC LỘ 3. ĐOẠN QUA THỊ
TRẤN NÀ PHẶC, HUYỆN NGÂN SƠN,TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2013 -2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG ĐỨC THỊNH


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN TỪ KM
192+300 ĐẾN KM 193+250 TRÊN QUỐC LỘ 3. ĐOẠN QUA THỊ
TRẤN NÀ PHẶC, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Lớp
: K45-QLĐĐ - N02
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khóa học
: 2013 -2017
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốtnghiệp đại học được hoàn thành tại trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên. Có được khoá luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa
Quản Lý Tài Nguyên, đặc biệt là Th.S Nguyễn Ngọc Anh đã trực tiếp hướng
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá

trình thực hiện khoá luận, nghiên cứu và hoàn thành đề tài:“Đánh giá công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng công trình xử lý
điểm đen từ km 192+300 đến km 193+250trên Quốc lộ 3 .Đoạn qua thị trấn
Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo - các nhà khoa khoa học đã
trực tiếp giảng dậy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản
lý đất đai cho bản thân emtrong những năm tháng qua. Xin gửi tới phòng
TN&MT huyện Ngân Sơn, UBND Thị trấn Nà Phặc lời cảm tạ sâu sắc vì đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như
những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài.Có thể khẳng định rằng
sự thành công của khoá luận này, trước hết thuộc về công lao của nhà trường,
cơ quan và xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm động viên, khuyến khích cũng như
sự thông cảm sâu sắc của gia đình,bạn bè. Nhân đây em xin được bầy tỏ lòng
biết ơn sâu sắc.
Em rất mong nhận đực sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà
khoa học, độc giả và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nông Đức Thịnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng điều tra tình hình dân số và lao động thị trấn
Nà Phặc 2016 ........................................................................................ 29
Bảng 4.2: Tổng hợp các đối tượng và điều được kiện bồi thường ................. 31
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả về dân số trong độ tuổi lao đọng khu vực GPMB

............................................................................................................... 32
Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích đất phải thu hồi tại dự án................................. 35
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả bồi thường đất ở tại dự án ................................. 36
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả bồi thường đất nông nghiệp tại dự án ............... 37
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả bồi thường cây cối, hoa màu và sản lượng cá ... 39
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả bồi thường nhà ở, vật kiến trúc ......................... 40
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hỗ trợ về diện tích đất nông nghiệp thu hồi ...... 41
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả hỗ trợ di chuyển nhà ở, mộ mả ........................ 42
Bảng 4.11: Kết quả hỗ trợ tái định cư với các hộ gia đình. ............................ 43
Bảng 4.12: Tổng hợp kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng. .............. 44
Bảng 4.13: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ .... 45
Bảng 4.14: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các gia đình.... 46
Bảng 4.15: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất ................... 47


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ thị địa giới hành chính thị trấn Nà Phặc .................................................. 25
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động khu vực GPMB ............................................. 32
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đất bị thu hồi tại dự án ...................................................... 36
Hình 4.4: Biểu đồ thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất ................................................. 48


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BT&GPMB : Bồi thường và giải phóng mặt bằng
GCNQSDĐ


: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

QĐ-CT

: Quyết định chủ tịch

QĐ-UBND

: Quyết định uỷ ban nhân dân

TN & MT

: Tài nguyên và môi trường

TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
UBND

: Ủy ban nhân dân



v

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1:MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 12
2.3. Công tác BT&GPMB ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.......... 13
Phần 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân
Sơn - tỉnh Bắc Cạn .......................................................................................... 25
4.2. Đánh giá kết quả công tác BT&GPMB của dự án xây dựng công trình xử
lý điểm đen từ km 192+300 đến 193+250 trên Quốc lộ 3. Đoạn qua thị trấn
Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ....................................................... 33

4.2.2.1. Tổng diện tích đất thu hồi tại dự án ................................................... 35


vi

4.2.2.2. Kết quả đất bồi thường đất phi nông nghiệp ..................................... 36
4.2.2.3. Kết quả bồi thường về đất Nông nghiệp ............................................ 37
4.2.3.1. Kết quả bồi thường cây cối, hoa màu, sản lượng cá ......................... 38
4.2.3.2. Kết quả bồi thường về tài sản, công trình, vật kiến trúc ................... 39
4.2.4.1. Kết quả hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tại dự án ..... 41
4.2.4.2. Kết quả hỗ trợ tháo dỡ di chuyển nhà ở và mộ mả ............................ 42
4.2.4.3. Kết quả hỗ trợ tái định cư .................................................................. 42
4.3. Đánh giá tác động của dự án đối với các hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi
đất .................................................................................................................... 45
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
PHỤ LỤC ............................................................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN .........................
PHỤ LỤC 2:Giá đất và hệ số K của đất ở đô thị tại Thị trấn Nà Phặc khu vực
GPMB..................................................................................................................
PHỤ LỤC 3: Giá đất và hệ số k của đất nông nghiệp tại thị trấn Nà Phặc khu
vực GPMB...........................................................................................................


1

Phần 1:
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia và không
thể thay thế được trong đời sống, trong quá trình sản xuất của con người.
Trước nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng với áp lực về sự gia tăng dân số
làm cho diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời quá trình đô thị hoá
diễn ra mạnh làm cho đất đai ngày càng có giá trị kinh tế cao và nhu cầu về
mặt bằng lớnphục cho sản xuất, kinh doanh. Để có mặt bằng thực hiện các dự
án chúng ta phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai. Chính vì vậy
công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), là một trong những điều kiện đầu tiên
quyết định sự phát triển, tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về
đất đai.
Trong những năm qua công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư trên cả nước đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần
vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền, khu vực. Tuy nhiên do
nhiều nguyên nhân khác nhau, những tồn tại, bất cập trong việc thực hiện
chính sách này đã và đang làm hạn chế hiệu quả đầu tư của các dự án, tình
hình bất ổn định về trật tự xã hội đang xảy ra ở nhiều địa phương. Đặc biệt là
tình trạng khiếu kiện đối với lĩnh vực đất đai đang có chiều hướng gia tăng,
trong đó nội dung khiếu kiện chủ yếu là từ chính sách thu hồi đất, giá bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi thường, và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất được nhiều người quan tâm hơn cả vì trên
thực tế có nhiều vướng mắc trong công tác này đang gây bức xúc trong dư
luận, xã hội, ảnh hưởng xấu đến ổn định sản xuất, đời sống của nhân dân
nhiều nơi, làm chậm tiến độ triển khai dự án đầu tư và gây lãng phí đất đai.


2

Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ và tái định cư là vấn
đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội

tới mỗi người dân và cộng đồng dân cư. Giải quyết không tốt, không thỏa
đáng quyền của người bị thu hồi đất sẽ dễ gây ra những khiếu kiện, đặc biệt
những khiếu kiện tập thể, làm mất ổn định xã hội… Điều đó cũng ảnh hưởng
đến tiến độ thi công các công trình xây dựng và các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhiều công trình phải “treo” nhiều năm thậm chí hàng
chục năm vì không giải phóng được mặt bằng.Cũng từ các tiêu cực xã hội nảy
sinh, chất lượng công trình giảm sút, giá thành đội lên, các khoản tiền bồi
thường của người dân không còn nguyên vẹn.
Trên địa bàn huyện Ngân Sơntrong những năm gần đây đã diễn ra
nhiều dự án giải phóng mặt bằng thu được nhiều kết quả,đồng thời cũng bộc
lộ nhiều vấn đề khó khăn phức tạp liên quan đến kinh tế, chính trị - xã hội. Do
vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ về cơ sở lý luận, tìm giải pháp tháo
gỡ trong cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoaQuản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo Ths. Nguyễn Ngọc Anh, em đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây
dựng công trình xử lý điểm đen từ km 192+300 đến km 193+250 trên Quốc
lộ 3. Đoạn qua thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn,tỉnh Bắc Kạn.”
1.2. Mục tiêu đề tài
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tin
̀ h hin
̀ h vi ệc thực hi ện chiń h sách bồ i thường , hỗ trơ ̣ khi
Nhà nước thu hồ i đấ t.


3

1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

(GPMB) của dự án xây dựng công trình xử lý điểm đen từ km 192+300 đến
km 193+250 trên quốc lộ 3.Đoạn qua thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn,tỉnh
Bắc Kạn.
- Đánh giá được ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng đến đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại trong công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án.
- Rút ra được một số bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm chắc Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư, văn bản luật và dưới
luật, các Quyết định có liên quan đến GPMB.
- Điều tra thu thập kết quả của việc GPMB từ đó phân tích và nhận xét.
- Tài liệu, số liệu đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
- Đề xuất các giải pháp trên cơ sở các văn bản pháp quy và những bài
học kinh nghiệm đã thu được.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Đề tài này giúp sinh viên củng cố và hoànthiện kiến thức đã học trong
nhà trường, áp dụng vào thực tế công việc. Qua đó biết cách thu thập, tổng hợp,
xử lý số liệu và biết cách trình bày một báo cáo khoa học hoàn chỉnh.
- Nắm chắc các quyết định về bồi thường giải phóng mặt bằng bằngviệc
áp dụngkinh nghiệm thực tế trong công việc.


4

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Ý nghĩa trong học tập: Việc hoàn thành đề tài sẽ là cơ sở giúp cho
sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học, đồng thời là cơ sở để sinh

viên bước đầu tiếp cận với thực tế công tác đền bù GPMB.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Thông qua quá trình nghiên cứu giúp sinh
viên nắm được những thuận lợi và khó khăn để từ đó đề ra các giải pháp góp
phần thúc đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB.


5

Phần 2:
TỔNG QUAN TÀILIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.1.1.1. Bồi thường
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng. (Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai
2013) [19].
Khái niệm bồi thường này chỉ nói đến bồi thường đất, mà chúng ta còn
phải đề cập đến bồi thường về tài sản trên đất. Như vậy, theo nghĩarộng thì “Bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyềnsử dụng
đất và tài sản trên đất đối với diện tích đất bị thu hồi và tài sản cótrên diện tích
đất đó cho người bị thu hồi đất”(Nguyễn Khắc Thái Sơn,2015) [10].
2.1.1.2. Hỗ trợ
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người
có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. (Khoản 14 Điều 3
Luật Đất đai 2013) [9].
2.1.1.3. Tái định cư
Pháp luật đất đai chưa quy định khái niệm về tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.Tuy nhiên, qua những nội dung quy định về tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất thì chúng ta có thể hiểu: Tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước bố trí đất ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà

nước thu hồi đất đang ở để giao cho người khác sử dụng. (Nguyễn Khắc Thái
Sơn, 2015) [10].
Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau


6

-Bồi thường bằng nhà ở.
-Bồi thường bằng giao đất ở mới.
-Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
2.1.1.4. Đặc điểm của công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì
trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này
mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày
nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có
giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BT&GPMB liên quan đến lợi ích
của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội.Ở các địa phương khác nhau thì
công tác BT&GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau.Chính vì vậy, công
tác BT&GPMB mang tính đa dạng và phức tạp.
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện TN-KT-XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội
thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư khác nhau,
ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng
đó. Do đó, công tác BT&GPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm
riêng biệt.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống KT-XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu
sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng

chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là
phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng
đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công
tác định giá bồi thường [11].


7

2.1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằ ng
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều yếu tố tác
động, các yếu tố này có thể phần nào thúc đẩ y công tác GPMB di ễn ra thuận
lợi hoặc có thể gây cản trở tiến độ bồi thường GPMB, đó là những yếu tố sau:
- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tác động của công tác cho thuê đất, giao đất.
- Đăng kí đất đai lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử
dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai và tổ chức
thực hiện.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và
sử dụng đất đai.[1]
2.1.2. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất
Thực chất của việc GPMB là chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyểnmụcđích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước để phục vụ vào
mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Theo Luật Đất đai 2013 [9] quy định như sau:
Điều 61. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh Nhà nước thu
hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:
1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
2. Xây dựng căn cứ quân sự;
3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc

biệt về quốc phòng, an ninh;
4. Xây dựng ga, cảng quân sự;
5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa,
thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;


8

7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an
dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an quản lý.
Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì l ợi ích quốc gia,
công cộng Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư mà phải thu hồi đất
2. Thực hiện các dư ̣ án do Th ủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết
định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:
a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA);
b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp
hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp quốc gia;

c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống
dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý
chất thải;
3. Thực hiện các dư ̣ án do H ội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà
phải thu hồi đất bao gồm:


9

a) Dư ̣ án xây d ựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công
trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dư ̣ án xây d ựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao
thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng
đô thị, công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dư ̣ án xây d ựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng
dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí
phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dư ̣ án xây d ựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh
trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến
nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép,
trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than
bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác
tận thu khoáng sản.
Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự

nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp
luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác,
giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà


10

nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm
hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được
gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên
tai khác đe dọa tính mạng con người.
2.1.3. Đối tượng và điều kiện được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.3.1. Đối tượng được đền bù theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân trong
nước, ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đang sử
dụng đất bị Nhà nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được đền bù
thiệt hại về đất khi bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng,
lợi ích công cộng phải là người có đủ điều kiện được đền bù thiệt hại về đất.
Người được đền bù thi ệt hại về tài sản trên đất phải là người sử dụng hợp
pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.

2.1.3.2. Điều kiện được đền bù thiệt hại
* Điều kiện được đền bù thi ệt hại về đất. Theo quy định của Luật Đất
đai 2013[17] người bị Nhà nước thu hồi được đền bù ph ải có một trong các
điều kiện sau:
- Có GCN quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có quyền theo quy định
của pháp luật đất đai.


11

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩ u thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
làm muối, tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn ở miề n núi, hải đảo
nay được UBND xã, phường xác nhận là người sử dụng đất ổn định không có
tranh chấp.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định thi hành
án của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Nhà nước có thẩ m
quyền đã được thi hành.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà trước đây cơ quan Nhà nước đã
có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân
vẫn chưa sử dụng.
* Điều kiện được đền bù tài s ản trên đất. Khi thu hồi đất, ngoài việc
được đền bù trên đất thì người bị thu hồi sẽ được đền bù về đất, đền bù về tài
sản trên đất theo những nguyên tắc và điều kiện sau:
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị
thiệt hại thì được bồi thường.
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất
đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy t ừng trường hợp cụ thể

được bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản.
- Nhà, công trình gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩ m quyền
cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất
được công bố thì không được bồi thường.
- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước
thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được đền bù thiệt hại theo giá hiện có của tài sản.


12

2.2.Cơ sở pháp lý
2.2.1.Các văn bản pháp quy của Nhà nước về bồi thường GPMB
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2013ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15tháng 05 năm 2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm2014 của Chính
phủ quy định về giá đất.
- Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của chính
phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực
hiện việc sử dụng đất, trình tự bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ
TN&MT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh
bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ
TN&MT quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
2.2.2. Các văn bản của địa phương về BT&GPMB
- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định về một số nội dung cụ thể
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


13

- Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định một số nội dung về bồi
thường,hố trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 27/2014/QĐ-UBNDngày 22 tháng 12 năm 2014 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành giá đấtđịnh kỳ 05 năm (2015-2019)
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 601/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 04 năm 2011 về
việc ban hành bảng đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối với cây
trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định 2488/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành đơn giá nhà ở,công trình phục vụ sinh
hoạt của hộ gia đình cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn.
2.3. Công tác BT&GPMB ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Công tác BT&GPMB ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới và trong khu vực, vẫn đề bồi thường, GPMB và tái định
cư cho người bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất là vẫn đề được các quốc
gia, tổ chức ngân hàng quốc tế quan tâm, hỗ trợ. Nó được tiến hành trên cơ sở
pháp lý nghiêm ngặt, theo đứng các trình tự, thủ tục chuẩn mực thông qua

việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát quy hoạch đồng bộ. Ở mỗi nước do chế độ
sở hữu đất đai khác nhau, do đó chính sách bồi thường GPMB và tái định cư
ở các nước cũng khác nhau. Dưới đây là một số chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.
2.3.1.1. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, mặc dù đất đai là sở hữu tư nhân nhưng trong
nhiềutrường hợp, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân. Các trường
hợp đó là: thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh; dự án


14

đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng
trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng
trường học, thư viện, bảo tàng; dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng
trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương
thức tham vấn và cưỡng chế. Phương thức tham vấn được thực hiện thông qua
việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương
án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp tham vấn bị thất bại, Nhà nước
phải sử dụng phương thức cưỡng chế. Theo thống kê của Cục Chính sách đất
đai Hàn Quốc, ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi
đất thực hiện theo phương thức tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi
đất phải sử dụng phương thức cưỡng chế.
Tổ chức Nhà ở Quốc gia (một tổ chức xã hội đứng ra bảo đảm trách
nhiệm cung cấp nhà ở tại đô thị, hoạt động như một nhà đầu tư độc lập) được
phép thu hồi đất theo quy hoạch để thực hiện các dự án xây nhà ở.
Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắc sau:
-Thứ nhất: việc bồi thường do chủ dự án thực hiện.
- Thứ hai: chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và

cá nhân liên quan trước khi tiến hành xây dựng các công trình công cộng.
-Thứ ba: thực hiện bồi thường cho chủ đất phải bằng tiền mặt, sau đó
mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội.
-Thứ tư: thực hiện bồi thường áp dụng cho từng cá nhân.
Về thời điểm xác định giá bồi thường, đối với trường hợp thu hồi đất
thông qua hình thức tham vấn thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời
điểm các bên đạt được thỏa thuận đồng thuận về phương án bồi thường. Đối
với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức cưỡng chế thì thời điểm xác


15

định giá bồi thường là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết
định cưỡng chế.
Việc xác định giá bồi thường không phải do chủ dự án thực hiện mà
giao cho ít nhất hai cơ quan định giá độc lập (hoạt động theo hình thức doanh
nghiệp hoặc công ty cổ phần) thực hiện. Trường hợp chủ đất yêu cầu xác định
lại giá bồi thường thì chủ dự án lựa chọn thêm một tổ chức tư vấn định giá đất
thứ ba. Nếu giá trị định giá cao nhất và thấp nhất chênh lệch 10% hoặc nhiều
hơn, sẽ phải có chuyên gia định giá khác thực hiện tiếp việc định giá, và từ
đó, mức bồi thường sẽ được tính toán lại. Giá đất được lựa chọn làm căn cứ
xác định bồi thường là giá trung bình cộng của kết quả định giá của hai hoặc
ba cơ quan dịch vụ tư vấn về giá đất độc lập được chủ thực hiện dự án thuê
định giá.
Đối với đất nông nghiệp, nếu bị thu hồi trước khi thu hoạch hoa màu,
giá trị hoa màu đó sẽ được bồi thường. Khoản bồi thường được tính dựa trên
số hoa màu thực tế được trồng tại thời điểm dự án được công bố và đủ để hỗ
trợ người nông dân phục hồi lại việc sản xuất của mình. Khoản bồi thường
được tính bằng 2 lần tổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp.[19]
2.3.1.2 Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu nên lợi ích công là điều
kiện tiền đề để áp dụng quyền thu hồi đất một cách hợp pháp. Việc thu hồi đất
được thực hiện chặt chẽ để tránh sự lạm quyền của chính quyền địa phương.
Phạm vi đất bị thu hồi phục vụ cho lợi ích công gồm: đất phục vụ cho quân sự
- Quốc phòng; các cơ quan nhà nước và các cơ quan nghiên cứu sự nghiệp;
công trình giao thông, năng lượng; kết cấu hạ tầng công cộng; công trình công
ích và phúc lợi xã hội, công trình trọng điểm quốc gia, bảo vệ môi trường sinh
thái và phục vụ cho các lợi ích công cộng khác theo quy định của pháp luật.


16

- Trình tự, thủ tục thu hồi đấtgồm 4 bước:
+ B1: Khảo sát về các điều kiện thu hồi đất (dân số nông nghiệp, đất
canh tác trên thu nhập đầu người, tổng sản lượng hàng năm, diện tích đất, loại
đất và vấn đề sở hữu của khu vực bị ảnh hưởng).
+ B2: Xây dựng dự thảo kế hoạch thu hồi đất.
+ B3: Cơ quan quản lý đất đai báo cáo với chính quyền địa phương, trình
kế hoạch thu hồi đất và các tài liệu khác lên cấp cao hơn để kiểm tra, phê duyệt.
+ B4: Thông báo, công bố dự án sau khi dự án được phê duyệt. Việc
công bố phải được thực hiện kịp thời, cụ thể về kế hoạch thu hồi và bồi
thường. Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông báo và giải thích các
vấn đề có liên quan. Sau ngày thông báo, các tài sản trong khu vực dự án sẽ
không được cải tạo, mở rộng.
- Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất:Chỉ có Chính phủ và chính quyền
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất.
Công tác quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho Cục Quản lý tài nguyên
đất đai tại các địa phương thực hiện. Chủ thể được nhận khu đất sau khi được
thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng khu đất đó (thông
thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải tỏa).

- Bồi thường khi thu hồi đất:Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất
được xác định là phải bảo đảm cho người bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc
cao hơn so với nơi ở cũ. Bồi thường khi thu hồi đất không căn cứ giá thị
trường, mà phụ thuộc vào mục đích sử dụng ban đầu của khu đất bị thu hồi,
cụ thể là:
+ Đối với đất nông nghiệp: Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ
cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước
đây rồi nhân với một hệ số do nhà nước quy định. Mức bồi thường được tính
bằng 6 đến 10 lần giá trị sản lượng hàng năm trung bình của ba năm trước khi


17

thu hồi. Trợ cấp tái định cư được tính bằng 4 đến 6 lần giá trị sản lượng hàng
năm trung bình. Bồi thường về hoa màu và các công trình hiện có sẽ do chính
quyền địa phương quyết định. Trong trường hợp mức bồi thường không đủ để
duy trì mức sống ban đầu, thì có thể tăng thêm, tuy nhiên, tổng mức bồi
thường không vượt quá 30 lần giá trị sản lượng trung bình của 3 năm trước
khi thực hiện thu hồi nếu như các quy định trong luật không đủ duy trì mức
sống hiện tại của người nông dân.
+ Đối với đất ở: Số tiền bồi thường được xác định bao gồm: giá cả xây
dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; giá đất
tiêu chuẩn và trợ cấp về giá. Giá xây dựng nhà mới được xác định là khoảng
cách chênh lệch giữa giá trị còn lại của nhà cũ và chi phí xây dựng lại nhà
mới. Còn giá đất tiêu chuẩn do Nhà nước quyết định, căn cứ theo giá đất
trong cùng khu vực. Việc trợ cấp về giá cũng do chính quyền xác định. Khoản
tiền bồi thường này được tính theo mét vuông, cộng lại và nhân với diện tích
xây dựng của nhà ở. Trường hợp Nhà nước có nhà ở tái định cư thì người
được bồi thường sẽ được phân nhà với diện tích tương đương số tiền họ đã
nhận được bồi thường.[19]

2.3.1.3 Singapore
ỞSingapore,Nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi giao hoặc cho các công
ty, nhà đầu tư thuê đất. Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép bởi Chính
phủ và các thành viên trong Nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham
khảo ý kiến cộng đồng
Mức bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất được xác định căn cứ vào giá
trị thực tế của bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ. di chuyển chỗ
ở hợp lý; chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng nhà ở mới… Trường hợp
người bị thu hồi đất không tán thành với phương án bồi thường thiệt hại do


×